ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 184/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 8
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2019 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Năm học 2018 - 2019, được sự quan tâm
chỉ đạo của các cấp, các ngành, công tác y tế trường học trên địa bàn thành phố
Hà Nội thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: các đơn vị trường học triển khai lập
hồ sơ quản lý sức khỏe và tổ chức khám sức khỏe theo chuyên khoa cho học sinh,
các hoạt động chăm sóc mắt học đường, nha học đường được đẩy mạnh, công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe được tăng cường, đặc biệt
hoạt động vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh, vệ
sinh an toàn thực phẩm trong trường học và các cơ sở giáo dục được đảm bảo
(không xảy ra dịch bệnh lớn và ngộ độc thực phẩm trong trường học)...Thực hiện
Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học;
Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 16/4/2018 của UBND Thành phố triển
khai Kế hoạch số 73-KH/TU của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới”, để tiếp tục thực hiện tốt công tác
chăm sóc sức khỏe học sinh góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
nhân dân Thủ đô UBND Thành phố triển khai Kế hoạch công tác Y tế trường học năm
học 2019 - 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Tiếp tục củng cố nhân lực và cơ sở
vật chất cho công tác y tế trường học
2. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm
sóc sức khỏe cho học sinh. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời
và dự phòng các bệnh thường gặp cho học sinh.
3. Thực hiện việc giám sát phát hiện
sớm dịch bệnh trong trường học và các cơ sở giáo dục để xử lý kịp thời, triệt để.
Kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm không để xảy ra ngộ độc
thực phẩm trong trường học và các cơ sở giáo dục.
II. CHỈ TIÊU
1. 100% trường học và các cơ sở giáo
dục có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, thuận tiện công tác sơ cấp cứu và
chăm sóc sức khỏe học sinh; phấn đấu 100% trường học có cán bộ y tế trình độ từ
y sỹ trung cấp trở lên theo quy định tại Thông tư liên tịch
số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2. 100% trường mầm non, phổ thông tổ
chức kiểm tra, khám sức khỏe theo chuyên khoa cho học sinh. 100% các trường hợp mắc bệnh được thông báo cho gia đình để phối hợp chuyển tuyến điều trị.
3. 100% trường học đảm bảo vệ sinh
môi trường, cung cấp đủ nước ăn uống, sinh hoạt cho học sinh, giáo viên; 100%
có nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh, an toàn, thân thiện và sử dụng tốt; duy trì kiểm
tra các điều kiện vệ sinh tại các đơn vị trường học.
4. 100% quận, huyện, thị xã triển
khai mô hình điểm về truyền thông nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong
trường học, góp phần từng bước giảm tỷ lệ mắc tật khúc xạ, gù vẹo cột sống, bệnh
răng miệng, giun sán, hen phế quản... và các yếu tố nguy cơ của sức khỏe trong
trường học. Theo dõi đánh giá tình trạng dinh dưỡng, phối hợp triển khai Chương trình Sữa học đường, bữa ăn học đường cấp mầm non,
tiểu học. 100% các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tổ chức truyền
thông giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS
cho học sinh.
5. Không để xảy ra dịch bệnh lớn, ngộ
độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố.
6. 100% học sinh, sinh viên tham gia
Bảo hiểm Y tế.
III. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
1. Ban Chỉ đạo Y tế trường học các cấp
xây dựng Kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện.
2. Đào tạo bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế trường học.
Quan tâm tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho nhân viên y tế tham gia các
khóa đào tạo đạt chuẩn y sỹ trung cấp.
3. Đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị y tế, thuốc thiết yếu, các điều kiện cần thiết khác để triển khai hoạt động
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của học sinh theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
4. Tăng cường hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe cho học sinh, sinh viên tập trung tuyên
truyền về phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, các bệnh thường gặp ở lứa
tuổi học sinh. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, kỹ năng phòng chống
xâm hại trẻ em.
5. Triển khai nội dung chăm sóc sức
khỏe cho học sinh, sinh viên: khám sức khỏe theo chuyên khoa, sơ cấp cứu ban đầu,
nha học đường, phòng chống các bệnh về mắt, gù vẹo cột sống...,
thông báo các trường hợp mắc bệnh cho gia đình để phối hợp
chuyển tuyến điều trị.
6. Tiếp tục củng cố và nhân rộng mô
hình điểm liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe học sinh như: phòng chống
các bệnh mắt học đường, nha học đường, tăng cường các điều kiện đảm bảo an toàn
cho học sinh. Đẩy mạnh hoạt động phòng chống tai nạn thương tích học đường, xây
dựng trường học an toàn đặc biệt là phòng tai nạn ngã cao, đuối nước, giao
thông, cháy nổ.... Lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường với các
hoạt động khác như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống
thiếu Vitamin A, cải thiện tình trạng dinh dưỡng học sinh, phòng chống dịch bệnh...
7. Tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp
cơ sở hạ tầng các trường học theo chuẩn: Phòng học, các
phòng chức năng, bàn ghế, bảng, đồ dùng trang thiết bị ; dạy và học; đảm bảo vệ
sinh môi trường trong trường học, hệ thống cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh đạt
chuẩn theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Tổ chức các hoạt động điều tra,
đánh giá về công tác y tế học đường trong các trường học.
9. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công
tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học: bếp ăn bán trú, căng tin, cơ sở
cung cấp suất ăn cho học sinh, nước uống cho học sinh, các hàng, quán bán thực
phẩm khu vực xung quanh các trường học. Phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú cho học
sinh đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm: từng bước triển khai áp dụng phần mềm
xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng tại các trường Tiểu học bán trú; chương
trình Sữa học đường nâng cao tầm vóc trẻ mẫu giáo, tiểu học.
10. Tổ chức và đảm bảo công tác y tế
cho các kỳ thi.
11. Đưa công tác y tế trường học vào
chỉ tiêu đánh giá thi đua hàng năm của các cơ sở giáo dục và các cấp quản lý
giáo dục. :
IV. PHÂN CÔNG THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế (cơ quan thường trực)
- Chủ động phối hợp các Sở, ngành
liên quan tổ chức, triển khai có hiệu quả kế hoạch công tác y tế trường học
trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo xây
dựng Kế hoạch liên ngành về công tác y tế trường học; triển khai và duy trì các
mô hình điểm góp phần nâng cao sức khỏe học sinh và phòng chống bệnh tật trong
trường học.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán
bộ y tế trường học về chuyên môn nghiệp vụ y tế trong trường học.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở Y
tế tổ chức tốt hoạt động khám sức khỏe theo chuyên khoa cho học sinh; làm tốt
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh và các bệnh thường gặp
cho học sinh tại trường; duy trì và mở rộng các mô hình điểm
về nha học đường, mắt học đường, xây, dựng trường học an toàn, lồng ghép các hoạt
động chăm sóc sức khỏe trong trường học như: tiêm chủng mở rộng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng học sinh, phòng chống thiếu Vitamin A, phòng chống dịch bệnh...
- Hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ và kiểm
tra, đánh giá các trường về các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo công tác vệ
sinh học đường; hướng dẫn công tác phòng chống dịch và bệnh tật học đường, vệ
sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng trong trường học.
- Tổ chức điều tra, đánh giá về vệ
sinh học đường, tình trạng dinh dưỡng tại các trường học; điều tra kiến thức,
thực hành vệ sinh phòng chống dịch bệnh học đường của học sinh.
- Phối hợp các Sở, ngành kiểm tra,
giám sát công tác y tế trường học trên địa bàn Thành phố, chú trọng công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm tại các trường; có tổ chức bán trú cho học sinh.
- Tổ chức đảm bảo công tác y tế phục
vụ các kỳ thi.
- Thường trực tổng hợp kết quả hoạt động
y tế trường học báo cáo UBND Thành phố, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo việc củng cố và tăng cường
hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường học.
- Phối hợp Sở Nội
vụ hướng dẫn các quận, huyện, thị xã bố trí nhân lực phụ trách
công tác y tế học đường theo quy định. Đảm bảo chế độ và tạo điều kiện làm việc
thuận lợi để cán bộ y tế trường học thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Chỉ đạo các trường bố trí diện tích
cho phòng y tế nhà trường, bổ sung trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu theo
quy định.
- Chỉ đạo triển khai các nội dung chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tại trường học (khám sức khỏe chuyên khoa, sơ
cấp cứu ban đầu, phòng chống các bệnh về mắt, hen phế quản học đường, gù vẹo cột
sống, nha học đường: phòng chống tai nạn thương tích xây dựng trường học an
toàn...đặc biệt chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận,
huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện nghiêm túc công tác
phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng trong nhà trường theo hướng dẫn của ngành Y
tế). Đưa y tế trường học vào các chỉ tiêu thi đua của
ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
giáo dục sức khỏe cho học sinh thông qua các hoạt động giảng dạy chính khóa,
ngoại khóa. Sắp xếp lịch học tập vui chơi giải trí, luyện
tập thể thao hợp lý, hợp vệ sinh, phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và giới tính.
- Phối hợp Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và UBND các quận huyện, thị xã xây dựng và triển
khai kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo theo quy định phục
vụ công tác dạy và học cũng như công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học
sinh.
- Phối hợp Bảo
hiểm xã hội thành phố Hà Nội thực hiện tốt Bảo hiểm Y tế học
sinh tại các trường trực thuộc; xã hội hóa, huy động cộng
đồng và các tổ chức phi chính phủ tham gia công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
- Tham gia các đoàn liên ngành kiểm
tra, giám sát hoạt động y tế trường học
- Tổng hợp kết
quả hoạt động y tế trường học của ngành báo cáo UBND Thành phố, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Y tế.
3. Sở Nội vụ
Chủ trì phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện,
thị xã hướng dẫn các đơn vị bố trí nhân lực tham gia công tác y tế trường học tại
các trường học và các cơ sở giáo dục theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Đề xuất và bố trí kinh phí đảm bảo
thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định.
- Hướng dẫn các Sở, ngành, UBND các
quận, huyện, thị xã xây dựng dự toán kinh phí và sử dụng kinh phí cho công tác
y tế trường học đúng quy định.
5. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
- Tăng cường tuyên truyền vận động học
sinh tham gia Bảo hiểm Y tế; Hướng dẫn và phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ sở giáo dục, phụ huynh và học sinh trong việc thực hiện Bảo hiểm Y tế.
- Đảm bảo quyền lợi cho học sinh tham
gia Bảo hiểm Y tế. Hướng dẫn và tạo điều kiện đảm bảo cấp đầy đủ, kịp thời kinh
phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tại các cơ sở giáo dục. Hướng dẫn
các cơ sở giáo dục sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tại
trường học. Quản lý tốt hoạt động Bảo hiểm Y tế học sinh.
6. Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội
Phối hợp chỉ đạo các hoạt động tuyên
truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh
hoạt câu lạc bộ; đẩy mạnh phong trào học sinh tham gia công tác chữ thập đỏ.
7. UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng và triển khai kế hoạch
công tác y tế trường học trên địa bàn.
- Chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp Phòng
Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND quận, huyện, thị xã trong việc bố trí cán bộ
làm công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo đúng quy
định.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị cho các trường theo phân cấp quản lý, tập trung đầu tư xây mới, cải tạo, sửa
chữa các công trình cấp nước, nhà vệ sinh trường học, bếp ăn đảm bảo các quy định
vệ sinh và an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
- Chỉ đạo triển khai có hiệu quả hoạt
động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trên địa bàn (từ học sinh mẫu giáo
đến trung học phổ thông).
- Chỉ đạo các cơ
sở giáo dục trực thuộc vận động học sinh tham gia Bảo hiểm
Y tế đạt tỷ lệ 100%.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế (là cơ quan
thường trực) phối hợp Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Bệnh viện đa khoa
trên địa bàn triển khai các hoạt động chuyên môn: tập huấn
chuyên môn cho cán bộ y tế học đường, triển khai các chương trình y tế trong
trường học, khám sức khỏe theo chuyên khoa cho học sinh hàng năm; giám sát phát
hiện sớm dịch bệnh trong trường học và các cơ sở giáo dục để xử lý kịp thời,
triệt để.
- Định kỳ kiểm tra công tác vệ sinh trường học, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và thực
hiện quy chế chuyên môn y tế tại các trường Mầm non, Phổ thông, Trung tâm giáo
dục thường xuyên, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn; các cơ sở
cung cấp suất ăn, nước uống cho học sinh; các hàng, quán bán thực phẩm khu vực
xung quanh các trường học.
- Bố trí kinh phí hỗ trợ cho các hoạt
động chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định.
- Định kỳ (theo kỳ học) báo cáo kết
quả hoạt động y tế trường học gửi Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ
Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
V. KINH PHÍ
1. Kinh phí cho hoạt động của chương
trình cấp Thành phố: Từ nguồn kinh phí phòng bệnh của Thành phố.
2. Kinh phí hoạt động của chương
trình cấp quận, huyện, thị xã: Do UBND các quận, huyện, thị xã bố trí, đồng thời
huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học
sinh.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các
Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện,
thị xã triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch trên, báo cáo UBND Thành phố
kết quả triển khai thực hiện (qua Sở Y tế để tổng hợp báo
cáo).
Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy
(để báo cáo);
- Bộ: YT, GD&ĐT (để báo cáo);
- Thường trực Thành ủy (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND
Thành phố (để báo cáo);
- Thường trực HĐND Thành phố (để báo cáo);
- Các Phó Chủ tịch UBND
Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP: Đ.H. Giang, V.T. Anh; Phòng KGVX, KT,
TKBT, TH;
- Lưu VT, KGVXAN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý
|