BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/CTrPH-BNNPTNT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 01 năm 2024
|
CHƯƠNG TRÌNH
PHỐI
HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG, GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI TRONG NGÀNH GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỮA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO, GIAI ĐOẠN 2024-2029
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 27/11/2019;
Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày
24/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi
ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”;
Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/6/2022 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn;
Căn cứ nhu cầu hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giáo dục
và Đào tạo (sau đây gọi tắt là hai Bên) thống nhất ban hành Chương trình phối hợp
về phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong ngành Giáo dục và Đào tạo, giai
đoạn 2024-2029 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tăng cường phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, năng lực về
phòng chống thiên tai cho học sinh và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
các cấp, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai;
b) Phát huy tính chủ động, linh hoạt sáng tạo và
tăng cường nguồn lực của mỗi Bên góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết
định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án
“Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến
năm 2030” (sau đây gọi là Đề án 553).
2. Yêu cầu
a) Phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi
Bên; bám sát nội dung của Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” và các chương trình, đề án, dự án
liên quan;
b) Chương trình phối hợp phải được cụ thể hóa bằng
kế hoạch và chỉ đạo thực hiện thường xuyên với hình thức đa dạng, phong phú, đảm
bảo thiết thực, hiệu quả;
c) Định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện
Chương trình phối hợp, kịp thời điều chỉnh và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù
hợp với yêu cầu thực hiện.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực, chất
lượng, hiệu quả giáo dục về phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với
biến đổi khí hậu; góp phần nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai cho học
sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và cộng đồng; từng bước xây dựng
Nhà trường, cộng đồng an toàn trước thiên tai.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Từ năm 2024-2026: Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn từ trung ương đến địa phương; chuẩn hóa chương trình, hệ thống
tài liệu hướng dẫn tích hợp, lồng ghép kiến thức phòng chống thiên tai vào chương
trình giảng dạy các cấp; xây dựng nội dung hướng dẫn giáo sinh các cơ sở giáo dục
có đào tạo giáo viên về tích hợp, lồng ghép nội dung phòng chống, giảm nhẹ rủi
ro thiên tai phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo.
b) Đến năm 2029:
- 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở
Giáo dục và Đào tạo) ban hành chỉ đạo việc tích hợp, lồng ghép một số nội dung
phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai với một số môn học để đưa vào chương
trình giáo dục, chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông;
- 90% các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai tích
hợp nội dung phòng, chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học; thí điểm
một số cơ sở giáo dục Đại học khối ngành Sư phạm, cơ sở có đào tạo giáo viên thực
hiện tích hợp, lồng ghép nội dung phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương
trình giảng dạy;
- 100% lực lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
các cấp phụ trách về phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai được đào tạo, tập
huấn, phổ biến kỹ năng về phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, đặc biệt là với
các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn;
- 100% các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch phòng
chống thiên tai;
- Phấn đấu 50% học sinh cấp tiểu học, 70% học sinh
cấp trung học cơ sở, 100% học sinh cấp trung học phổ thông được tập huấn, tham
gia các hoạt động về nâng cao nhận thức thức và kỹ năng phòng chống, giảm nhẹ rủi
ro thiên tai.
III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Chương trình phối hợp này được áp dụng đối với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
IV. NỘI DUNG PHỐI HỢP
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản
chỉ đạo, tài liệu hướng dẫn về việc về tích hợp, lồng ghép kiến thức phòng chống,
giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các môn học
a) Rà soát, xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về
công tác phòng, chống thiên tai trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
b) Xây dựng và thống nhất hướng dẫn các nội dung
phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cần lồng ghép trong các môn học giúp các
cấp quản lý, các cơ sở giáo dục các cấp triển khai thực hiện một cách bài bản,
khoa học và hiệu quả.
c) Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn lồng ghép vào môn
học kiến thức phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các cấp học phổ thông
và các cơ sở đào tạo chuyên biệt.
d) Xây dựng các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn học
sinh phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai từng
địa phương.
e) Biên soạn, chuẩn hóa bộ tài liệu hướng dẫn tổ chức
các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong trường học về phòng chống thiên
tai như: Rung chuông vàng, vẽ tranh, các hoạt động thể thao... và một số cuộc
thi cho học sinh, phụ huynh và giáo viên tham gia.
g) Xây dựng Đề án “Tích hợp, lồng ghép kiến thức về
biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào chương trình giáo dục phổ
thông”.
2. Tổ chức tập huấn, các hoạt động
ngoại khóa về lồng ghép nội dung phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào hoạt
động giảng dạy
a) Tổ chức các khóa/lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao
nhận thức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ về lồng ghép nội dung phòng chống, giảm
nhẹ rủi ro thiên tai theo bộ tài liệu chuẩn.
b) Thực hiện thí điểm tích hợp, lồng ghép nội dung phòng
chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương trình giảng dạy tại một số trường Đại
học khối ngành Sư phạm, trường đại học có đào tạo giáo viên.
c) Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm
tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai trong ngành Giáo dục và Đào tạo
nhân dịp kỷ niệm Ngày Truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam, Ngày Quốc tế
giảm nhẹ rủi ro thiên tai...
3. Xây dựng cơ sở vật chất phục
vụ việc dạy và học an toàn trước thiên tai
Thực hiện xây dựng thí điểm mô hình trường/lớp học
an toàn, thích ứng với thiên tai cho một số địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng
bởi thiên tai, kết hợp làm nơi tránh trú, di dời an toàn cho cộng đồng.
4. Một số nhiệm vụ khác
a) Xây dựng và bổ sung tiêu chuẩn “Trường học an
toàn trước thiên tai” trong các tiêu chuẩn Trường học an toàn.
b) Tham gia các chương trình, khung hành động, cam
kết, sáng kiến quốc tế về trường học an toàn trước thiên tai trong khu vực và
toàn cầu.
c) Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,
công nghệ và môi trường liên quan đến phòng chống thiên tai.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các nhiệm vụ chung
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo
dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương
trình phối hợp này.
b) Định kỳ hàng năm, căn cứ vào các nội dung phối hợp,
hai Bên giao các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng
kế hoạch triển khai cụ thể.
c) Hai Bên chủ động chỉ đạo, hướng dẫn Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố triển khai
thực hiện Chương trình phối hợp này phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa
phương.
d) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng mô
hình về công tác phòng chống thiên tai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi
Bên.
đ) Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện của Chương
trình phối hợp; đề xuất bổ sung nội dung Chương trình phối hợp cho phù hợp với
tình hình thực tiễn.
e) Chia sẻ, hỗ trợ thông tin về phòng chống thiên
tai phục vụ chỉ đạo, triển khai Chương trình phối hợp.
2. Các nhiệm vụ cụ thể
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Giao Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai
là cơ quan đầu mối tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo hai Bên trong việc đôn đốc,
kiểm tra và thực hiện chương trình phối hợp;
- Tổng hợp kết quả thực hiện chung theo Đề án 553,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Đề xuất bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách,
các chương trình, dự án liên quan cho việc thực hiện các nội dung phối hợp nêu
trên;
- Phối hợp thẩm định, xây dựng tài liệu, đảm bảo
tuân theo các quy định về phòng, chống thiên tai;
- Tổ chức tập huấn, các cuộc thi, hội diễn, văn nghệ,
triển lãm, phát động các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa gắn với phòng, chống giảm
nhẹ rủi ro thiên tai.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Giao Vụ Cơ sở vật chất là cơ quan đầu mối tham
mưu, giúp việc cho lãnh đạo hai Bên trong việc đôn đốc, kiểm tra và thực hiện Chương
trình phối hợp;
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, chính sách, hướng dẫn
về tích hợp, lồng ghép kiến thức phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương
trình giảng dạy cấp phổ thông và thí điểm một số cơ sở đào tạo Đại học khối
ngành Sư phạm, trường đại học có đào tạo giáo viên;
- Chủ trì xây dựng, chuẩn hóa hệ thống tài liệu,
khung chương trình hướng dẫn thống nhất việc tích hợp, lồng ghép kiến thức
phòng, chống thiên tai vào giảng dạy;
- Phối hợp tổ chức các cuộc thi, hội diễn, văn nghệ,
triển lãm, phát động các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa gắn với phòng, chống,
giảm nhẹ rủi ro thiên tai;
- Đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
các điểm trường cơ sở phục vụ việc nâng cao năng lực cho học sinh và giáo viên
về phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
(Nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục kèm theo Chương
trình phối hợp này).
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí tổ chức thực hiện Chương trình này do
các Bên tự đảm bảo từ nguồn ngân sách theo quy định.
2. Huy động hỗ trợ từ Văn phòng đối tác giảm nhẹ rủi
ro thiên tai; nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức quốc tế; Quỹ Phòng, chống
thiên tai cấp tỉnh; các nhà hảo tâm; doanh nghiệp.
VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Chương trình phối hợp công tác này có hiệu lực kể
từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng
mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản
lý đê điều và phòng, chống thiên tai) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Cơ sở vật
chất) để xem xét, giải quyết./.
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PTNT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Hiệp
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Ngọc Thưởng
|
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTgCP Trần Lưu Quang (để b/c);
- PTTgCP Trần Hồng Hà (đe b/c);
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Lãnh đạo Bộ GD&ĐT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, đơn vị liên quan (để thực hiện);
- UBND các tỉnh/thành phố (để phối hợp);
- Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- Lưu VT, Vụ CSVC (Bộ GD&ĐT), Cục Quản lý đê điều và PCTT (Bộ
NN&PTNT).
|
|
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP
VỀ PHÒNG CHỐNG, GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, GIAI
ĐOẠN 2024-2029
(Ban hành kèm theo Chương trình phối hợp số 01/CTrPH-BNNPTNT-BGDĐT ngày 05
tháng 01 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Giáo dục và & ĐT)
Nội dung công
việc
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
Dự kiến nguồn vốn
|
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, tài liệu
hướng dẫn về việc về tích hợp, lồng ghép kiến thức PCTT vào các môn học
|
|
Rà soát, xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về
công tác phòng, chống thiên tai trong ngành Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT
|
Năm 2024
|
|
Xây dựng khung chương trình, hướng dẫn thống nhất
các môn học cần thực hiện lồng ghép nội dung PCTT, giúp cơ sở giáo dục và đào
tạo các cấp thực hiện một cách bài bản, khoa học.
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các cơ quan liên quan
|
Năm 2024- 2025
|
|
Xây dựng, chuẩn hóa bộ tài liệu hướng dẫn lồng
ghép kiến thức phòng, chống thiên tai các cấp học phổ thông và các cơ sở giáo
dục chuyên biệt.
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các cơ quan liên quan
|
Năm 2024- 2025
|
Hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế, nguồn vốn hợp pháp khác
|
Xây dựng các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn học sinh
phòng, chống thiên tai phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm thiên tai từng địa
phương.
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các cơ quan liên quan
|
Rà soát, cập nhật
hàng năm
|
Hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế, nguồn vốn hợp pháp khác
|
Biên soạn, chuẩn hóa bộ tài liệu hướng dẫn quy
trình tổ chức các hoạt động hoạt động trải nghiệm trong trường học về phòng,
chống thiên tai như: Rung chuông vàng, vẽ tranh, các hoạt động thể thao, ...
và một số cuộc thi cho học sinh, phụ huynh và giáo viên tham gia.
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các cơ quan liên quan
|
Năm 2024- 2025
|
Hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế, các nguồn vốn hợp pháp khác
|
Xây dựng Đề án “Tích hợp, lồng ghép kiến thức về
biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào chương trình môn học các cấp
giáo dục phổ thông”.
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các cơ quan liên quan
|
Năm 2024- 2026
|
Hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế, các nguồn vốn hợp pháp khác
|
2. Tổ chức tập huấn, các hoạt động ngoại khóa
về lồng ghép nội dung phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào hoạt động giảng
dạy
|
|
Tổ chức các khóa/lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao
nhận thức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về lồng ghép nội dung phòng,
chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai theo bộ tài liệu chuẩn.
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các cơ sở giáo dục và đào tạo
|
Từ năm 2025 trở đi
|
Đề án 553 và các
nguồn vốn hợp pháp khác
|
Thực hiện thí điểm tích hợp, lồng ghép nội dung
phòng, chống thiên tai vào chương trình giảng dạy tại một số trường Đại học
khối ngành Sư phạm, trường đại học có đào tạo giáo viên.
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các cơ sở giáo dục và đào tạo
|
Năm 2025
|
Đề án 553 và các
nguồn vốn hợp pháp khác
|
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tuyên truyền
về công tác phòng, chống thiên tai trong ngành Giáo dục và Đào tạo nhân dịp kỷ
niệm Ngày Truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam, Ngày Quốc tế giảm nhẹ
rủi ro thiên tai...
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo
|
Hàng năm
|
Huy động các nguồn
vốn
|
3. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và
học an toàn trước thiên tai
|
|
Thực hiện xây dựng thí điểm mô hình trường/lớp học
an toàn, thích ứng với thiên tai cho một số địa phương thường xuyên chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi thiên tai, kết hợp làm nơi tránh trú, di dời an toàn cho cộng
đồng.
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT; Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các Bộ, ngành, cơ
quan, đơn vị, tổ chức liên quan
|
Hàng năm
|
Hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế, các nguồn kinh phí hợp pháp khác
|
4. Các nhiệm vụ khác
|
|
Xây dựng và bổ sung tiêu chuẩn “Trường học an
toàn trước thiên tai” trong các tiêu chuẩn Trường học an toàn.
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các cơ sở giáo dục và đào tạo
|
Năm 2025
|
Hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế, và các nguồn kinh phí hợp pháp khác
|
Tham gia các chương trình, khung hành động, cam kết,
sáng kiến quốc tế về trường học an toàn trước thiên tai trong khu vực và toàn
cầu.
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT; Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các Bộ, ngành, cơ
quan, đơn vị, tổ chức liên quan
|
Hàng năm
|
Hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác
|
Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công
nghệ và môi trường liên quan đến phòng, chống thiên tai.
|
Bộ Nông nghiệp và
PTNT; Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các Bộ, ngành, cơ
quan, đơn vị, tổ chức liên quan
|
Hàng năm
|
Hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác
|