BỘ TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 104/2004/TTLT-BTC-BXD
|
Hà Nội , ngày 08 tháng 11 năm 2004
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG SỐ 104/2004/TTLT-BTC-BXD
NGÀY 8 THÁNG 11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ THẨM QUYỀN
QUYẾT ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM DÂN CƯ
NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định
số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây
dựng;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/ NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2003
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
Căn cứ Chỉ thị số 04/2004/ CT-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2004 của
Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý cấp nước và tiêu thụ nước sạch;
Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng hướng dẫn nguyên tắc,
phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các
khu đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn như sau:
I - NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH
Giá tiêu thụ nước
sạch được xác định trên các nguyên tắc sau:
1. Giá tiêu thụ nước
sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí của giá thành toàn bộ và lợi
nhuận định mức hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ để các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước sạch duy trì và phát triển. Giá tiêu thụ
nước sạch có tác dụng khuyến khích đơn vị cấp nước sạch nâng cao chất lượng về
nước sạch, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phấn đấu
giảm chi phí, giảm thất thoát nước; có tác dụng khuyến khích khách hàng sử dụng
nước tiết kiệm.
2. Giá tiêu thụ nước
sạch được xác định theo khối lượng tiêu thụ và mục đích sử dụng nước như: nước
dùng cho sinh hoạt của dân cư, cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp, nước dùng
cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng nước, nguồn
nước và điều kiện sản xuất nước của từng địa phương, khu vực; giá tiêu thụ nước
sạch được quy định không phân biệt theo thành phần kinh tế, người Việt Nam hay
người nước ngoài sống tại Việt Nam.
3. Giá tiêu thụ nước
sạch được quy định thống nhất về nguyên tắc, phương pháp xác định giá. Các mức
giá tiêu thụ nước sạch được xem xét điều chỉnh khi có biến động về chi phí sản
xuất nước sạch, sự thay đổi về chế độ, chính sách có liên quan của Nhà nước.
Giá tiêu thụ nước
sạch sinh hoạt do Nhà nước chỉ đạo theo khung giá phù hợp với địa phương, khu vực.
II - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH TOÀN BỘ VÀ GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH
1. Phương pháp xác định giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch:
Giá thành toàn bộ của
sản phẩm nước sạch bao gồm các chi phí sau:
STT
|
Nội dung chi phí
|
Ký hiệu
|
1
2
3
4
|
Chi phí vật tư
trực tiếp
Chi phí nhân
công trực tiếp
Chi phí sản xuất
chung
Cộng giá
thành sản xuất (1+2+3)
|
Cvt
CNC
CSXC
CP
|
5
6
|
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí bán hàng
|
Cq
Cưb
|
|
Giá thành
toàn bộ (4+5+6)
|
GTtb
|
Nội dung từng khoản
chi phí trên được xác định như sau:
a. Chi phí vật tư
trực tiếp là chi phí nguyên nhiên vật liệu, động lực sử dụng trực tiếp tạo ra sản
phẩm như: tiền nước thô (đối với các doanh nghiệp phải mua nước thô), điện,
phèn, clo và các vật liêu phụ cho công tác xử lý nước.
Chi phí vật tư trực
tiếp được xác định bằng tổng khối lượng vật tư sử dụng nhân (x) với giá vật tư
tương ứng:
- Khối lượng vật
tư chủ yếu sử dụng xác định theo định mức sản xuất nước sạch do Bộ Xây dựng ban
hành;
- Giá vật tư là
giá mua thực tế theo giá do Nhà nước quy định hoặc thông báo và giá thị trường
hợp lý tại thời điểm tính toán (đối với những vật tư không thuộc danh mục giá
do Nhà nước quy định hoặc thông báo).
b. Chi phí nhân
công trực tiếp là các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như:
tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất
nước:
- Chi phí tiền
lương, tiền công được xác định bằng số lượng ngày công theo định mức sản xuất
nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành nhân (x) với đơn giá ngày công tương ứng (đơn
giá ngày công bao gồm: tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương theo quy định
của Nhà nước);
- Chi phí tiền ăn
giữa ca( nếu có) cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp theo quy định hiện hành;
- Chi phí bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
c. Chi phí sản xuất
chung là các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh
của doanh nghiệp như: khấu hao tài sản cố định; tiền lương, phụ cấp lương, tiền
ăn giữa ca( nếu có) trả cho nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu, công cụ, dụng
cụ dùng cho phân xưởng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của
cán bộ nhân viên phân xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền
khác.
Riêng chi phí khấu
hao tài sản cố định (TSCĐ) được tính toán theo nguyên tắc sau:
- Đối với những
TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn tự bổ sung của
doanh nghiệp: thực hiện việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo quy định
của Bộ Tài chính và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
- Đối với những
TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay: việc trích khấu hao TSCĐ được tính trên
cơ sở thời hạn vay vốn đầu tư của dự án cấp nước.
đ. Chi phí quản lý
doanh nghiệp là các chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các
khoản chi phí có tính chất chung của toàn doanh nghiệp như: khấu hao TSCĐ phục
vụ bộ máy quản lý và điều hành trong doanh nghiệp (theo nguyên tắc như ở mục
chi phí sản xuất chung); chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền
ăn giữa ca( nếu có) trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban;
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh
nghiệp; chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, các khoản thuế, phí và lệ phí,
chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp; các chi phí khác chung
cho toàn doanh nghiệp như: chi trả lãi vay, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân, giao dịch, trích nộp cấp
trên, chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến,
cải tiến, chi bảo vệ môi trường, chi phí giáo dục, đào tạo, chi y tế cho người
lao động của doanh nghiệp, chi phí cho lao động nữ, các khoản chi phí khác theo
chế độ quy định hiện hành.
d. Chi phí bán hàng
là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ như: khấu
hao đường ống nước từ nơi sản xuất đến các hộ tiêu thụ, tiền lương, các khoản
phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca( nếu có), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh
phí công đoàn của nhân viên bán hàng; chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ mua
ngoài, các khoản chi phí khác theo chế độ quy định hiện hành.
2 . Giá tiêu thụ nước sạch
2.1. Sản lượng nước
thương phẩm:
Sản lượng nước
thương phẩm được xác định như sau:
SLtp =S Lsx - KLhh
Trong đó:
- SLtp là sản lượng
nước thương phẩm ( đơn vị tính m3/ năm);
- SLsx là sản lượng
nước sản xuất được tính theo kế hoạch khai thác trong năm của từng nhà máy nước
do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận( đơn vị
tính m3/năm);
- KLhh là khối lượng
nước hao hụt, thất thoát, thất thu so với sản lượng nước sản xuất (đơn vị tính
m3); sản lượng nước hao hụt được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với sản
lượng nước sản xuất, tuỳ theo từng điều kiện thực tế về thực trạng kỹ thuật và
trình độ quản lý trong quá trình sản xuất và phân phối của mỗi địa phương mà có
tỷ lệ hao hụt khác nhau. Tỷ lệ nước hao hụt cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quy định và được đưa vào mức khoán trong giá
tiêu thụ nước sạch với tỷ lệ sau:
a. Đối với toàn bộ
mạng cấp nước để tiêu thụ đã đưa vào sử dụng dưới 10 năm thì tỷ lệ hao hụt tối
đa không vượt quá 25%.
b. Đối với toàn bộ
mạng cấp nước để tiêu thụ đã đưa vào sử dụng từ 10 năm trở lên, thì tỷ lệ hao hụt
tối đa không vượt quá 35%.
Trường hợp mạng
tiêu thụ cấp nước được đưa vào sử dụng có thời gian xen lẫn ở điểm a, b nêu
trên thì tỷ lệ hao hụt tối đa không vượt quá 30%.
Tỷ lệ hao hụt này
phải được theo dõi và điều chỉnh hàng năm theo hướng giảm dần để đạt được tỷ lệ
hao hụt ở mức thấp nhất. Trường hợp đặc thù, tỷ lệ hao hụt nước do Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất
của Bộ Xây dựng.
2.2. Giá tiêu thụ
nước sạch bình quân
Giá tiêu thụ nước
sạch bình quân (chưa có thuế giá trị gia tăng) được xác định theo công thức
sau:
GTtb
Gttbq = ( 1 + Pđm)
SLtp
Trong đó:
- Gttbq là giá
tiêu thụ bình quân (đơn vị tính: đồng/m3).
- GTtb là giá
thành toàn bộ nước sạch (đơn vị tính: đồng/năm).
- SLtp là sản lượng
nước thương phẩm (đơn vị tính: m3/năm).
- Pđm là lợi nhuận
định mức được quy định tỷ lệ là 3% trên
giá thành toàn bộ
nước sạch.
2. 3. Giá tiêu thụ
nước sạch cho từng mục đích sử dụng:
Căn cứ vào giá
tiêu thụ nước sạch bình quân đã xác định, căn cứ vào khung giá tiêu thụ nước sạch
sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính và căn cứ vào cơ cấu đối tượng tiêu thụ
nước sạch ở địa phương để xác định hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch cho phù hợp,
theo nguyên tắc tổng các mức giá nước bình quân gia quyền cho các đối tượng bằng
mức giá nước tiêu thụ bình quân.
Hệ số tính giá
tiêu thụ nước sạch được xác định theo bảng sau:
Mục đích sử dụng nước
|
Lượng nước sạch sử dụng/ tháng
|
Hệ số tính giá
tối đa so với giá bình quân
|
Mức
|
Ký hiệu
|
Sinh hoạt các hộ
dân cư
|
- Mức 10 m3
đầu tiên (hộ/tháng)
- Từ trên 10 m3
- 20 m3 (hộ/ tháng)
- Từ trên 20 m3
- 30 m3 (hộ/tháng)
-Trên 30 m3
(hộ tháng)
|
SH1
SH2
SH3
SH4
|
0,8
1,0
1,2
2,0
|
Cơ quan hành
chính
|
Theo thực tế sử
dụng
|
HC
|
1,0
|
Đơn vị sự nghiệp
|
Theo thực tế sử
dụng
|
SN
|
1,2
|
Phục vụ mục đích
công cộng
|
Theo thực tế sử
dụng
|
CC
|
1,0
|
Hoạt động sản xuất
vật chất
|
Theo thực tế sử
dụng
|
SX
|
1,5
|
Kinh doanh dịch
vụ
|
Theo thực tế sử
dụng
|
DV
|
3,0
|
Bình quân tổng sản
lượng nước thương phẩm
|
|
1,0
|
Trường hợp xác định
được số lượng người sử dụng nước sịnh hoạt trong một hộ gia đình (kể cả nhà ở tập
thể) thì có thể áp dụng tính hệ số giá theo định mức sử dụng nước theo (m3/
người/ tháng) như sau:
- Mức 2,5 m3/người/tháng
SH1 0,8
- Trên 2,5 m3
- 5 m3/người/tháng SH2 1,0
- Trên 5 m3
- 7,5 m3/người/tháng SH3 1,2
- Trên 7,5 m3/người/tháng
SH4 2,0
Trường hợp những
nơi có nguồn nước và công suất cấp nước dư thừa so với tiêu dùng thì có thể
chưa thực hiện mức giá lũy tiến, nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nước
sạch, an toàn vệ sinh; mặt khác, cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp cấp nước
phát triển mạng phân phối nước, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đối với hộ dân cư
tiêu thụ nước sạch mà chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước tiêu thụ thì tạm thời
áp dụng mức thu khoán theo mức tiêu thụ cho một hộ dân cư sử dụng là 16 m3/
tháng theo giá tiêu thụ ở mức SH2.
Trường hợp đặc biệt
đối với địa phương có sản lượng nước sản xuất ra tiêu thụ chủ yếu cho sinh hoạt
các hộ dân cư mà khi tính giá tiêu thụ nước sạch không thoả mãn hệ số tính giá
tối đa theo quy định thì được phép điều chỉnh hệ số tính giá vượt hệ số tối đa
áp dụng cho SH1 đầu tiên, để bảo đảm hệ số giá tiêu thụ nước sạch bình quân bằng
1.
Đối với các đối tượng
sử dụng nước sạch khác như: cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động
sản xuất, kinh doanh dịch vụ..... giá tiêu thụ nước sạch do doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh nước sạch quy định, nhưng không vượt hệ số tính giá tối đa quy định
tại Thông tư này. Căn cứ bảng hệ số tính giá tối đa so với giá bình quân, tuỳ
theo đặc điểm tiêu thụ nước sạch, tỷ lệ sử dụng nước sạch giữa các mục đích
khác nhau tại địa phương mà xác định hệ số tính giá cho phù hợp.
III - THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH VÀ QUẢN LÝ GIÁ TIÊU
THỤ NƯỚC SẠCH
1. Bộ Tài chính
quy định khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt áp dụng trong cả nước, phù hợp
với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ nước sạch tại các địa phương, khu vực.
2. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giá tiêu thụ nước sạch
sinh hoạt tại địa phương, phù hợp với khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định
của Bộ Tài chính. Trường hợp đặc thù, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương được quyết định giá tiêu thụ nước sạch tăng thêm 20% mức tối đa của
khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, trường hợp tăng thêm trên 20% mức tối
đa của khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt phải có ý kiến thống nhất của Bộ
Tài chính.
3. Giám đốc doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch căn cứ nội dung Thông tư này có trách nhiệm
lập và trình phương án giá tiêu thụ nước sạch để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương xem xét quyết định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt tại địa
phương sau khi có ý kiến của Sở quản lý chuyên ngành và ý kiến thẩm định của Sở
Tài chính;
Căn cứ phương án giá
tiêu thụ nước sạch và giá nước sạch sinh hoạt do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
quy định, giám đốc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch quy định giá tiêu
thụ nước sạch cho các đối tượng khác bảo đảm nguyên tắc không vượt hệ số tính
giá tối đa của Thông tư này.
Trường hợp khách
hàng không chấp nhận mức giá tiêu thụ nước sạch do doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh nước sạch quy định thì một trong hai bên (hoặc cả hai bên) có quyền yêu cầu
tổ chức hiệp thương giá theo quy định hiện hành.
IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tài chính và
Bộ Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất thực hiện kiểm tra việc xây dựng, ban hành và
quản lý giá tiêu thụ nước sạch theo nội dung tại Thông tư này.
2. Sở Tài chính chủ
trì phối hợp với Sở Xây dựng (hoặc Sở Giao thông Công chính) và các sở có liên
quan kiểm tra việc chấp hành thực hiện quyết định giá tiêu thụ nước sạch sinh
hoạt, kiểm tra việc xây dựng, quyết định và thực hiện giá tiêu thụ nước sạch áp
dụng cho các đối tượng sử dụng nước tại địa phương; đồng thời tổng hợp báo cáo
Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.
3. Các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh nước sạch phải có kế hoạch phát triển nguồn và mạng phân
phối nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; đồng
thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình tiêu thụ nước sạch, thu tiền
nước đúng giá và phù hợp với từng đối tượng; kịp thời có biện pháp khắc phục
tình trạng thất thoát nước và chống thất thu tiền nước.
4. Tuỳ theo tình
hình thực tế của việc sản xuất và tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công
nghiệp, cụm dân cư nông thôn trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ
Xây dựng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch
cho phù hợp.
Thông tư này có hiệu
lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số
03/1999/TTLB/BXD-BVGCP, ngày 16/6/1999 của Bộ Xây dựng và Ban vật giá Chính phủ.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài
chính, Bộ Xây dựng để xem xét, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp.
Đinh
Tiến Dũng
(Đã
ký)
|
Trần
Văn Tá
(Đã
ký)
|