BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
76/2002/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2002
|
THÔNG TƯ
CỦA
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 76/2002/TT-BTC NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ
TÀI CHÍNH KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Thi hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP
ngày 19 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành
Công ty cổ phần (sau đây viết tắt là Nghị định số 64/2002/NĐ-CP); Bộ Tài chính
hướng dẫn những vấn đề về tài chính như sau:
Phần thứ nhất:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này
là các doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp Nhà nước quy
định tại Điều 2 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và thực hiện cổ phần hoá theo Nghị
định này.
Những doanh nghiệp thuộc Mục III,
Phần A, Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng công ty Nhà
nước ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng
Chính phủ thì không thuộc đối tượng cổ phần hoá.
2. Một số từ ngữ trong Thông tư này
được hiểu như sau:
2.1 "Đơn vị phụ thuộc của doanh
nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập" là đơn vị phụ thuộc của doanh
nghiệp đã có đủ điều kiện tổ chức hạch toán kế toán, thống kê hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị đến kết quả cuối cùng và thực hiện chế độ báo cáo
tài chính theo chế độ Nhà nước quy định.
2.2 "Tiền thu về bán phần vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp" là số tiền thu được khi bán cổ phần thuộc vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp, không bao gồm giá trị ưu đãi cho người lao động và
người sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến hàng nông,
lâm, thuỷ sản.
2.3 "Thời điểm doanh nghiệp
Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp" là thời
điểm Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Tuỳ theo quy mô vốn và điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp, khi xác định phương án cổ phần hoá các doanh nghiệp
Nhà nước có thể lựa chọn và áp dụng một trong những hình thức cổ phần hoá quy
định tại Điều 3 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP .
Trong đó trường hợp doanh nghiệp
thực hiện cổ phần hoá theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số
64/2002/NĐ-CP: "Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành
cổ phiếu thu hút thêm vốn" thì giá trị cổ phần của Nhà nước góp vào Công
ty được xác định bằng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ
(-) chi phí cổ phần hoá, giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp
(bao gồm cả giá trị cổ phần bán trả chậm cho người nghèo) và người sản xuất,
cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
4. Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi
phối (trên 50% vốn điều lệ) của doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động trong những
ngành nghề và có các điều kiện như quy định tại điểm 1 mục II của Tiêu chí,
danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng Công ty Nhà nước ban hành kèm
theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Doanh nghiệp thành viên của Tổng
Công ty Nhà nước sau khi cổ phần hoá mà Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ thì
vẫn là thành viên của Tổng Công ty, nhưng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và
không phải nộp kinh phí cấp trên. Tổng Công ty chỉ được quyền chuyển nhượng phần
vốn Nhà nước góp tại công ty cổ phần trên cơ sở đảm bảo các qui định của pháp
luật và Điều lệ công ty.
6. Khi nhận được quyết định thực
hiện cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp phải khẩn trương thực hiện
thanh quyết toán thuế, xử lý tồn tại về tài chính của doanh nghiệp và triển
khai thực hiện các bước để cổ phần hoá. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp
và cơ quan Thuế có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp thực hiện ngay việc
thanh quyết toán và xử lý những tồn tại về tài chính của doanh nghiệp theo chế
độ Nhà nước đã quy định.
Phần thứ
hai:
NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI VỀ CHÍNH
KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SANG CÔNG TY CỔ PHẦN
I. KIỂM KÊ VÀ
PHÂN LOẠI TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Khi nhận được quyết định thực hiện
cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm
kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng ở thời điểm lập báo
cáo quyết toán tài chính của quý gần nhất trước ngày ra quyết định cổ phần hoá:
1. Kiểm kê xác định đúng số lượng
và chất lượng của tài sản thực tế hiện có doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng
tại thời điểm kiểm kê. Xác định tài sản thừa thiếu so với sổ sách kế toán, phân
tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu.
2. Phân loại tài sản đã kiểm kê
theo các nhóm sau:
2.1 Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu
sử dụng.
2.2 Tài sản doanh nghiệp không cần
dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý, tài sản không có khả năng phục hồi
cho quá trình sản xuất kinh doanh.
2.3 Tài sản hình thành từ quỹ khen
thưởng, phúc lợi (nếu có).
2.4 Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng
hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán hộ, nhận ký gửi.
3. Đối chiếu xác nhận và phân loại
các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối với từng loại công nợ theo quy định
sau:
3.1 Nợ phải trả, trong đó:
a. Các khoản nợ phải trả đã quá hạn
trả.
b. Các khoản nợ phải trả nhưng không
phải trả là khoản nợ mà chủ nợ không còn tồn tại để đòi (doanh nghiệp đã giải
thể, phá sản, chủ nợ đã chết) hoặc chủ nợ không đến đối chiếu đòi nợ mặc dù
doanh nghiệp đã có văn bản yêu cầu chủ nợ hoặc đã thông báo trên phương tiện thông
tin đại chúng.
3.2 Nợ phải thu, trong đó: nợ phải
thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Phân tích rõ
từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm nợ phải thu quá hạn hoặc
chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức
đã giải thể, phá sản hoặc đã ngừng hoạt động không có khả năng chi trả.
- Khách nợ là cá nhân đã chết, mất
tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theo phán quyết của Toà án
không có khả năng chi trả. Khách nợ đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ,
xét xử nhưng có đủ căn cứ chứng minh là nợ không có khả năng thu hồi.
- Các khoản nợ phải thu của các khách
nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp
luật.
- Các khoản nợ phải thu mà dự toán
chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu.
- Các khoản nợ phải thu đã quá thời
hạn thanh toán từ 3 năm trở lên mà khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng
kinh doanh thua lỗ hoặc quá khó khăn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp
đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫn không thu được nợ.
4. Tổ chức đánh giá và xác định giá
trị tài sản của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.
5. Kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số
dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần
hoá.
II. XỬ LÝ NHỮNG
VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH TRƯỚC KHI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
1. Xử lý tài sản
Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân
loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 9 của Nghị định
số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
1.1 Đối với tài sản thừa, thiếu trong
kiểm kê thì doanh nghiệp phải phân tích làm rõ nguyên nhân tài sản thừa, thiếu
và xử lý như sau:
- Đối với tài sản thiếu phải xác
định mức độ trách nhiệm đền bù của tổ chức, cá nhân kèm theo các biện pháp xử lý
hành chính theo các quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản
đền bù trách nhiệm, doanh nghiệp hạch toán vào kết quả kinh doanh.
- Đối với tài sản thừa nếu không
xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì hạch toán vào kết quả
kinh doanh.
1.2 Đối với những tài sản doanh nghiệp
không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý thì xử lý như sau:
a. Doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan
có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác quản lý và sử dụng cụ thể:
- Nếu điều chuyển cho các đơn vị
trong ngành thuộc Bộ thì Bộ quản lý ngành quyết định; chuyển cho đơn vị thuộc tỉnh,
thành phố quản lý thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định.
- Nếu điều chuyển cho các đơn vị
ngoài ngành, ngoài địa phương thì Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản
theo quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ
phần hoá và doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chỉnh tăng, giảm vốn theo giá
trị tài sản ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp cổ phần hoá.
b. Trường hợp không có đơn vị tiếp
nhận tài sản thì doanh nghiệp chủ động tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản
theo chế độ Nhà nước đã quy định. Việc nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua
phương thức đấu giá công khai theo qui định hiện hành của Nhà nước. Doanh
nghiệp phải tổ chức Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản do Giám đốc doanh
nghiệp làm Chủ tịch.
Các khoản thu và chi phí cho hoạt
động thanh lý, nhượng bán tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn này được
hạch toán vào thu nhập và chi phí bất thường của doanh nghiệp theo chế độ của
Nhà nước quy định.
c. Trường hợp đến thời điểm định
giá mà vẫn chưa kịp xử lý tài sản thì giá trị của tài sản không cần dùng được loại
trừ, không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Doanh nghiệp có trách
nhiệm tiếp tục theo dõi và xử lý trong thời gian chưa chính thức chuyển thành
công ty cổ phần.
1.3 Đối với tài sản là công trình
phúc lợi như: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá, nhà ở của cán bộ công nhân viên
được đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi, khen thưởng thì không tính vào giá trị
doanh nghiệp để cổ phần hoá mà chuyển giao cho tập thể người lao động quản lý
và sử dụng thông qua tổ chức công đoàn.
Riêng nhà ở của cán bộ công nhân
viên (kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước) thì doanh nghiệp có trách
nhiệm tập hợp hồ sơ và làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của
địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
1.4 Tài sản được đầu tư bằng nguồn
Quỹ khen thưởng, Quỹ phức lợi của doanh nghiệp nhưng đang dùng trong sản xuất
kinh doanh thì được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo giá trị tài
sản đánh giá lại. Phần giá trị tài sản này được chuyển thành cổ phần thuộc sở
hữu của người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại
thời điểm cổ phần hoá và được chia theo thời gian thực tế đã làm việc của từng
người tại doanh nghiệp.
2. Xử lý nợ phải thu khó đòi
Các khoản nợ phải thu khó đòi được
xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
2.1 Đối với những khoản nợ phải thu
không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp phải đưa ra các bằng chứng cụ thể để
chứng minh như:
- Các căn cứ chứng minh doanh nghiệp
hoặc tổ chức đã ngừng hoạt động nhưng không có khả năng thanh toán nợ.
- Đối với doanh nghiệp đã giải thể,
phá sản phải có quyết định giải thể của cơ quan quyết định thành lập hoặc quyết
định của Toà án xử lý đối với đơn vị phá sản.
- Giấy xác nhận của chính quyền địa
phương đối với khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, không có tài sản thừa kế
để trả nợ hoặc đang thi hành án, đang bị truy tố, giam giữ, xét xử không có khả
năng trả nợ.
- Lệnh truy nã hoặc xác nhận của
cơ quan pháp luật đối với khách nợ là cá nhân đã bỏ trốn.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền
về xử lý xoá nợ không thu hồi được của doanh nghiệp.
- Đối với những khoản nợ phải thu
đã phát sinh trên 3 năm mà khách nợ vẫn còn tồn tại nhưng không có khả năng trả
nợ, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng không thu hồi được thì doanh
nghiệp phải đưa ra các bằng chứng như: Biên bản đối chiếu công nợ với khách nợ,
công văn đòi nợ, công văn đề nghị Toà án thực hiện phá sản theo Luật định.
Các khoản nợ phải thu có đủ căn cứ
chứng minh là không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp xử lý theo quy định tại
khoản 1,2,3 Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP .
2.2 Đối với các khoản nợ phải thu
quá hạn khác thì doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ hoặc bán cho các tổ chức kinh
tế có chức năng mua bán nợ theo giá thoả thuận, không được trực tiếp bán nợ cho
khách nợ. Khoản tổn thất từ việc bán nợ được xử lý theo quy định tại khoản 1
Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP .
2.3 Trong thời gian chưa chính thức
chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm tiếp tục theo dõi
và tổ chức thu hồi các khoản công nợ đã được loại trừ không tính vào giá trị
doanh nghiệp cổ phần hoá.
3. Xử lý các khoản nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả được xử lý
theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
3.1 Đối với các khoản nợ phải trả
nhưng không phải trả được hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp.
3.2 Đối với các khoản nợ thuế và
các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước: Sau khi xử lý các khoản nợ phải thu theo
quy định tại mục 2 nói trên mà doanh nghiệp vẫn không có khả năng thanh toán nợ
thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước thì căn cứ vào thực trạng tài chính
và nguyên nhân của các khoản nợ đọng, doanh nghiệp lập hồ sơ báo cáo Cục thuế
để kiểm tra trước khi trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định áp dụng các biện
pháp khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ vốn đầu tư hoặc xoá nợ đọng thuế và các khoản
phải nộp Ngân sách tối đa bằng số lỗ luỹ kế đến thời điểm định giá. Trình tự,
thủ tục theo hướng dẫn tại Phần B, Mục IV Thông tư số 32/2002/TT-BTC ngày 10/04/2002
của Bộ Tài chính về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản
phải nộp Ngân sách Nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan.
3.3 Đối với các khoản nợ đọng vay
Ngân hàng Thương mại Nhà nước: Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không cân
đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thì Tổng giám đốc Ngân hàng
Thương mại Nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được khoanh, giãn các
khoản nợ quá hạn có đến thời điểm Quyết định cổ phần hoá trong thời hạn 3 đến 5
năm. Trường hợp các doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì
được xoá nợ lãi vay bao gồm cả lãi đã nhập gốc với mức không vượt quá số lỗ còn
lại.
Doanh nghiệp cổ phần hoá chủ động
phối hợp với Ngân hàng chủ nợ và các tổ chức có chức năng mua bán nợ để xử lý
phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng mua hay bán lại nợ hoặc chuyển nợ thành
vốn góp của ngân hàng vào doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định của pháp luật
về tỷ lệ vốn góp.
3.4 Đối với các khoản nợ phải trả
nước ngoài quá hạn có bảo lãnh thì doanh nghiệp và người bảo lãnh phải đàm phán
với chủ nợ để xoá lãi, khoanh nợ hoặc giảm nợ gốc và bố trí nguồn để trả nợ.
Trường hợp doanh nghiệp không bố trí được nguồn trả nợ thì người bảo lãnh có
trách nhiệm bố trí nguồn để trả nợ theo kỳ hạn đã cam kết cho doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người bảo lãnh hoặc chuyển thành vốn của
người bảo lãnh góp vào Công ty cổ phần.
3.5 Đối với khoản nợ BHXH, nợ cán
bộ công nhân viên: Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi cổ
phần hoá để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
3.6 Việc chuyển nợ phải trả thành
vốn góp cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hoá phải đảm bảo yêu cầu sau:
Đước thực hiện thông qua kết quả
đấu giá bán cổ phần.
Trường hợp chủ nợ không có điều kiện
trực tiếp tham gia đấu giá thì doanh nghiệp và chủ nợ ký thoả thuận về giá chuyển
đổi nợ thành vốn góp cổ phần trước khi đấu giá và đây là giá chủ nợ tham gia
đấu giá. Trường hợp các bên tham gia có giá đấu bằng nhau thì chủ nợ được quyền
ưu tiên thực hiện chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo giá đã thoả thuận. Riêng
việc chuyển nợ phải trả người lao động trong doanh nghiệp thành cổ phần thì
thực hiện theo giá "sàn" quy định tại Điều 21 Nghị định số
64/2002/NĐ-CP .
b. Tuân thủ các quy định của Nhà
nước về quyền mua cổ phần lần đầu và quyền nắm giữ cổ phần chi phối của Nhà nước
tại các doanh nghiệp.
4. Các khoản dự phòng và lãi chưa
phân phối
Trước khi xác định giá trị doanh
nghiệp, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi,
dự phòng giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá, dự phòng trợ cấp mất việc làm,
dự phòng tài chính...và các khoản lãi chưa phân phối được xử lý theo quy định
sau:
a. Số dư về dự phòng giảm giá hàng
tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán (sau khi bù đắp tổn thất về
giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán và xử lý công nợ khó đòi tại thời
điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định) được hoàn
nhập vào thu nhập của doanh nghiệp.
b. Số dư về chênh lệch tỷ giá được
xử lý như sau:
- Đối với giá trị công trình xây
dựng cơ bản dở dang nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá thì sau khi bù trừ giữa số
tăng, số giảm phải tính vào giá trị công trình khi xác định giá trị doanh nghiệp.
- Đối với chênh lệch tỷ giá của các
nghiệp vụ ngoại tệ khác, sau khi bù trừ giữa số tăng và số giảm thì hạch toán
vào chi phí, thu nhập tài chính của doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định.
c. Số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất
việc làm: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được giữ lại để giải quyết chính
sách lao động dôi dư theo chế độ hiện hành. Nếu không có nhu cầu sử dụng hoặc
sử dụng không hết thì phải hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp.
d. Số dư Quỹ dự phòng tài chính:
Quỹ dự phòng tài chính được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất về tài
sản và bù lỗ (nếu có) của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đến thời điểm
xác định giá trị doanh nghiệp. Số còn lại, hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của
doanh nghiệp.
e. Trường hợp doanh nghiệp còn số
lỗ luỹ kế của các năm trước thì được dùng thu nhập trước thuế có đến thời điểm
cổ phần hoá để bù đắp trước khi thực hiện các biện pháp xoá nợ đối với các khoản
nợ thuế, phải nộp Ngân sách và các khoản nợ đọng vay Ngân hàng Thương mại Nhà
nước. Các khoản thu nhập sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối
theo quy định hiện hành.
5. Tài sản góp vốn liên doanh với
nước ngoài.
Tài sản góp vốn liên doanh với nước
ngoài được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong
đó:
5.1 Trường hợp doanh nghiệp cổ phần
hoá có kế thừa các hoạt động liên doanh thì phải tính giá trị tài sản góp vốn
liên doanh vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
5.2 Trường hợp các doanh nghiệp cổ
phần hoá không kế thừa các hoạt động liên doanh thì lập hồ sơ báo cáo cơ quan có
thẩm quyền quyết định cổ phần hoá để xem xét, quyết định và xử lý tài sản góp
vốn liên doanh như sau:
+ Thoả thuận để mua hoặc bán lại
vốn góp liên doanh.
+ Thoả thuận với đối tác góp vốn
liên doanh với doanh nghiệp để chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác theo
Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện
cổ phần hoá và đối tác nước ngoài thống nhất chấm dứt hợp đồng liên doanh thì
xử lý theo quy định tại Thông tư số 22/2002/TT-BTC ngày 11/3/2002 của Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với doanh nghiệp nhà
nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động.
6. Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng
và Quỹ phúc lợi: được chia cho người lao động có tên trong danh sách thường
xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá để mua cổ phần.
Phương thức chia do Giám đốc doanh nghiệp sau khi thoả thuận với tổ chức công
đoàn quyết định tuỳ theo mức độ đóng góp của từng người lao động. Người lao
động không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập này.
Trường hợp trước khi cổ phần hoá,
doanh nghiệp đã chi quá nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi thì được xử lý như một
khoản phải thu tồn đọng. Cụ thể:
- Đối với khoản chi cho người lao
động còn đang làm việc trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá thì được giảm
trừ vào phần giá trị tài sản dùng để chia cổ phần cho người lao động trong doanh
nghiệp theo quy định tại tiết 1.4 điểm 1 Mục II Thông tư này (nếu có); Phần còn
thiếu doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi của người lao động trước khi thực
hiện chính sách ưu đãi giảm giá bán cổ phần hoặc trợ cấp thôi việc, mất việc.
- Đối với các khoản chi vượt Quỹ
khen thưởng, phúc lợi do phải hạch toán các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh bị xuất toán, các khoản chi biếu, tặng; các khoản chi bổ sung lương, thưởng,
phúc lợi cho người lao động đã nghỉ việc, thôi việc trước thời điểm xác định
giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan tài chính doanh nghiệp,
cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp để xem xét, xử lý như 1 khoản nợ không
có khả năng thu hồi.
III. XỬ LÝ TÀI
CHÍNH TỪ THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ĐẾN THỜI ĐIỂM DOANH NGHIỆP CHÍNH
THỨC CHUYỂN SANG CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Căn cứ vào quyết định công bố
giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp phải điều chỉnh sổ kế toán
và bảng cân đối kế toán theo chế độ kế toán Nhà nước quy định, đồng thời có
trách nhiệm tiếp tục theo dõi và xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi
xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá; hạch toán đầy đủ các khoản chi phí
liên quan đến việc thực hiện cổ phần hoá phát sinh trong kỳ.
2. Đến thời điểm công ty cổ phần
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải chủ động lập báo
cáo tài chính, tiếp tục xử lý những vấn đề về tài chính theo qui định tại Mục II
Thông tư này và thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế để xác định lại giá
trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá và thực hiện bàn giao
giữa doanh nghiệp Nhà nước với công ty cổ phần.
3. Khoản chênh lệch giữa giá trị
thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần
với giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
được xử lý như sau:
a. Trường hợp có chênh lệch tăng
thì nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cùng cấp.
b. Trường hợp có chênh lệch giảm
thì doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm để xử lý như sau:
- Xử lý bồi thường vật chất theo
quy định hiện hành đối với phần chênh lệch giảm thuộc trách nhiệm cá nhân, tập thể.
- Toàn bộ khoản chênh lệch giảm sau
khi bồi thường vật chất (nếu có) thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần
hoá quyết định giảm giá trị doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan quản lý Quỹ
hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cùng cấp bổ sung vốn để đảm
bảo tỷ lệ cổ phần Nhà nước cần thiết nắm giữ trong cơ cấu vốn điều lệ của Công
ty cổ phần.
4. Đối với các khoản nợ và tài sản
được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp:
a. Trong giai đoạn chưa chính thức
chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp tục
theo dõi và tổ chức thu hồi công nợ, thanh lý, nhượng bán tài sản nói trên (bao
gồm cả việc bán lại cho các tổ chức có chức năng kinh doanh mua bán nợ và tài
sản tồn đọng) và nộp toàn bộ số tiền thu được về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước .
b. Trường hợp đến thời điểm doanh
nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần vẫn chưa xử lý xong các khoản nợ
và tài sản trên thì cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét, quyết định chuyển
giao việc xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị
doanh nghiệp cổ phần hoá cho doanh nghiệp khác hoặc uỷ quyền cho công ty tiếp
tục bảo quản và xử lý. Công ty cổ phần được hưởng 10% tổng số tiền thu được từ
việc nhượng bán, thanh lý tài sản và thu hồi công nợ để bù đắp chi phí và có
trách nhiệm nộp số thu còn lại về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước.
Công ty cổ phần phải tổ chức thanh
lý, nhượng bán tài sản này trong thời hạn 6 tháng, nếu quá thời hạn trên phải
báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để xử lý. Nếu Công ty cổ phần có nhu cầu
sử dụng thì báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để thuê hoặc mua theo giá
thị trường.
IV. BÁN CỔ PHẦN
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây
dựng phương án bán cổ phần theo trình tự ưu tiên và cơ cấu cổ phần được quy định
tại Điều 23 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
1.1 Phương án bán cổ phần theo giá
ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến
hàng nông, lâm, thuỷ sản được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 96/2001/TT-BTC
ngày 23/11/2001 của Bộ Tài chính. Trong đó, phương án bán cổ phần theo giá ưu
đãi cho người sản xuất và cung cấp thuỷ sản được xác định trên cơ sở diện tích
nuôi thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản cung cấp cho doanh nghiệp chế biến thực hiện
cổ phần hoá và tổng giá trị cổ phần bán theo giá ưu đãi.
1.2 Căn cứ vào số lượng cổ phần thực
tế bán ra bên ngoài và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tiếp thu công nghệ
mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường; doanh nghiệp cổ phần hoá tính
toán số cổ phần bán ra bên ngoài để xây dựng phương án bán cổ phần lần đầu trình
cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Số lượng cổ phần tối thiểu dự kiến bán ra
bên ngoài được xác định theo công thức sau:
Số
lượng cổ phần tối thiểu dự kiến bán ra bên ngoài
|
=
|
Tổng
số cổ phần của công ty (tương ứng với vốn điều lệ)
|
-
|
Số
lượng cổ phần Nhà nước tham gia tại công ty cổ phần
|
-
|
Số
lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho NLĐ trong DN
|
-
|
Số
lượng cổ phần dự kiến bán cho người SX và cung cấp NL
|
x
|
30%
|
Những doanh nghiệp cổ phần hoá có
tình hình tài chính phù hợp với điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán
thì phương án bán cổ phần ra bên ngoài phải đảm bảo các điều kiện để niêm yết
trên thị trường chứng khoán theo quy định của Pháp luật về chứng khoán.
1.3 Ngoài số cổ phần được mua theo
giá ưu đãi, người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được quyền đăng ký
mua số cổ phần còn lại (sau khi đã xác định số lượng cổ phần bán ra bên ngoài)
theo giá sàn.
Trường hợp người lao động trong doanh
nghiệp cổ phần hóa đăng ký mua không hết thì doanh nghiệp phải kịp thời điều
chỉnh phương án bán cổ phần, bổ sung số lượng cổ phần bán ra bên ngoài.
2. Việc bán cổ
phần lần đầu của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa được thực hiện theo quy
định tại Điều 24 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP .
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa
có số lượng cổ phần bán ra bên ngoài với mệnh giá cổ phiếu dưới 500 triệu đồng
hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa ở vùng sâu, vùng xa có khó khăn trong việc bán
thông qua các tổ chức tài chính trung gian hoặc dự kiến chi phí cho việc tổ chức
bán cổ phần của tổ chức trung gian vượt quá mức hoa hồng cho phép thì cơ quan
quyết định cổ phần hóa giao cho doanh nghiệp tổ chức bán cổ phần ra bên ngoài
theo hình thức đấu giá.
V. QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ BÁN CỔ PHẦN
1. Tiền thu từ bán cổ phần thuộc
phần vốn Nhà nước (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần do thực hiện đấu giá) tại
doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa từ ngày 05/7/2002 trở đi được quản lý và sử
dụng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và Quy chế quản lý,
sử dụng tiền thu, tiền bán cổ phần của Bộ Tài chính. Tiền thu từ bán phần vốn
Nhà nước tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trước ngày 05/7/2002 được
quản lý, sử dụng theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999
của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 09/6/2000 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
2. Tiền thu từ bán cổ phần do doanh
nghiệp phát hành để huy động thêm vốn được để lại công ty cổ phần và quản lý sử
dụng theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ
phần.
VI. CHI PHÍ
CỔ PHẦN HÓA
1. Chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà nước bao gồm:
- Chi phí in tài liệu, tập huấn nghiệp
vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí kiểm kê, xác định giá trị
tài sản;
- Chi phí cho việc lập phương án
cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần;
- Tiền thuê tư vấn, kiểm toán (nếu
có);
- Chi phí cho Đại hội CNVC doanh
nghiệp bất thường để triển khai cổ phần hóa;
- Chi phí cho các hoạt động tuyên
truyền thực hiện cáo bạch các thông tin về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí cho việc tổ chức bán cổ
phần (bao gồm cả chi phí cho hoạt động đấu giá);
- Chi phí cho Đại hội cổ đông lần
đầu;
- Các chi phí khác có liên quan đến
cổ phần hóa doanh nghiệp.
2. Mức chi phí tối đa cho việc thực
hiện chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần được xác định như sau:
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế
dưới 5 tỷ đồng được chi không quá 100 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế
từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng được chi không quá 150 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế
trên 10 tỷ - 20 tỷ đồng được chi không quá 200 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế
trên 20 tỷ - 30 tỷ đồng được chi không quá 250 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế
trên 30 tỷ - 40 tỷ đồng được chi không quá 350 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế
trên 40 tỷ - 50 tỷ đồng được chi không quá 400 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế
trên 50 tỷ - 60 tỷ đồng được chi không quá 450 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế
trên 60 tỷ đồng được chi không quá 500 triệu đồng;
Giám đốc doanh nghiệp thực hiện cổ
phần hóa quyết định các chi phí thực tế cần thiết phục vụ quá trình cổ phần hóa
theo nguyên tắc hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm và có đầy đủ chứng từ. Trường hợp doanh
nghiệp chi vượt mức khống chế trên thì phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết
định.
Kết thúc quá trình cổ phần hoá, doanh
nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán chi phí cổ phần hoá với cơ quan
quyết định cổ phần hoá. Tổng số chi phí cổ phần hoá được trừ (-) vào tiền thu
từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
VII. BÀN GIAO
TÀI SẢN, TIỀN VỐN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Hồ sơ bàn giao tài sản, tiền vốn
bao gồm:
- Báo cáo tài chính tại thời điểm
doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần và báo cáo quyết toán thuế.
- Quyết định giá trị doanh nghiệp
tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm
quyền.
- Biên bản bàn giao tài sản, tiền
vốn được lập tại thời điểm bàn giao.
2. Biên bản bàn giao phải có đầy
đủ chữ ký của đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá, đại diện doanh nghiệp Nhà
nước (gồm: Giám đốc, kế toán trưởng), đại diện của công ty cổ phần (Hội đồng
quản trị, giám đốc, kế toán trưởng) và đại diện của tổ chức công đoàn trong
công ty. Biên bản bàn giao giữa 2 bên phải thể hiện rõ:
- Tình hình tài sản, tiền vốn, lao
động có tại thời điểm chuyển giao.
- Quyền lợi và nghĩa vụ công ty cổ
phần được tiếp tục kế thừa.
- Những tồn tại công ty cổ phần có
trách nhiệm tiếp tục giải quyết (bao gồm cả việc tiếp tục theo dõi, thu hồi công
nợ, tài sản đã được loại trừ, thu hồi tiền bán cổ phần trả chậm...).
VIII. CHẾ ĐỘ
ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHUYỂN THÀNH CÔNG TY
CỔ PHẦN.
1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước
chuyển thành Công ty cổ phần
Chế độ ưu đãi với doanh nghiệp Nhà
nước chuyển thành Công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định
số 64/2002/NĐ-CP và hướng dẫn của các Bộ, ngành. Trong đó:
1.1 Các doanh nghiệp Nhà nước thực
hiện cổ phần hoá được hưởng ưu đãi về thuế theo mức quy định tại Điều 18 và Điều
21 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 đối với
doanh nghiệp thành lập mới.
Căn cứ vào điều kiện của doanh nghiệp
và các tiêu chuẩn để xác định miễn giảm thuế, doanh nghiệp chủ động xác định và
đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện chính sách ưu đãi về thuế. Đồng thời phải
gửi kèm bản sao quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá và giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh để cơ quan thuế có căn cứ xác định mức ưu đãi.
1.2 Công ty cổ phần có trách nhiệm
quản lý, duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật được doanh nghiệp
Nhà nước chuyển giao để bảo đảm phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ
phần. Trường hợp người lao động không có nhu cầu sử dụng và công ty cổ phần có
nhu cầu sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thì Công ty cổ phần mua lại
hoặc bán cho các đối tượng khác, số tiền thu được chuyển về Quỹ phúc lợi của
công ty.
2. Đối với người lao động trong doanh
nghiệp
Chế độ ưu đãi đối với người lao động
trong doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số
64/2002/NĐ-CP , trong đó:
2.1 Người lao động có tên trong danh
sách thường xuyên của doanh nghiệp cổ phần hoá tại thời điểm quyết định cổ phần
hoá, cứ mỗi năm làm việc cho Nhà nước thì được Nhà nước bán tối đa 10 cổ phần
(mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với mệnh giá.
Theo quy định này thì khi mua mỗi cổ phần ưu đãi, người lao động chỉ phải trả
70.000 đồng, còn 30.000 đồng là giá trị ưu đãi của Nhà nước cho người lao động.
2.2 Người lao động nghèo trong doanh
nghiệp cổ phần hoá được mua cổ phần hoá với giá ưu đãi theo phương thức trả góp
trong 10 năm, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp
theo không phải trả lãi suất. Tổng số cổ phần bán cho người lao động nghèo theo
phương thức trả góp tối đa không quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán ưu đãi
cho người lao động trong doanh nghiệp.
2.3 Tổng giá trị ưu đãi cho người
lao động, ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp
chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản và giá trị cổ phần ưu đãi bán chịu cho người
lao động nghèo được trừ vào vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và không vượt quá giá
trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi đã trừ phần vốn Nhà nước
cần nắm giữ và chi phí cổ phần hoá.
Việc bán cổ phần ưu đãi cho người
sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ
sản chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện xong phương án bán cổ phần ưu đãi cho
người lao động trong doanh nghiệp.
(Phương pháp xác định số lượng cổ
phần bán ưu đãi cho người lao động, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu trong
doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá theo Phụ lục đính kèm).
Công ty cổ phần có trách nhiệm theo
dõi và tổ chức thu hồi giá trị cổ phần mua trả chậm và kịp thời nộp về Quỹ hỗ
trợ, sắp xếp và cổ phần doanh nghiệp Nhà nước.
2.4 Cổ phiếu của cổ phần bán theo
giá ưu đãi là cổ phiếu có ghi tên, người sở hữu chỉ được chuyển nhượng cổ phiếu
này sau 3 năm kể từ khi mua. Đối với cổ phần bán theo phương thức trả góp cho
người nghèo thì người sử hữu cổ phiếu chỉ được bán sau khi đã trả hết nợ cho
Nhà nước. Trường hợp người sở hữu cổ phiếu có nhu cầu chuyển nhượng trước thời
hạn trên thì phải được Hội đồng quản trị chấp thuận. Công ty cổ phần ưu tiên
mua lại số cổ phần này theo giá thị trường và hạch toán vào nguồn cổ phiếu ngân
quỹ để quản lý và sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.
2.5 Người lao động được tuyển dụng
trước ngày 21/04/1998 bị mất việc, nghỉ hưu sớm tại thời điểm cổ phần hoá hoặc trong
12 tháng sau khi doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì được
hưởng trợ cấp theo qui định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của
Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà
nước, Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và do Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ
doanh nghiệp thanh toán.
Người lao động bị thôi việc, mất
việc không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp theo qui định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP
và các văn bản trên thì được hưởng trợ cấp theo qui định của Bộ Luật lao động
và được quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ thanh toán như qui định tại khoản 5 và
khoản 6 Điều 27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc
chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Phần thứ
ba:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Doanh nghiệp được chủ động xử
lý tài chính theo chế độ tài chính hiện hành và những điểm hướng dẫn trong Thông
tư này trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Cơ quan quyết định cổ phần hoá
có trách nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá xử lý những tồn
tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Cơ quan tài chính doanh nghiệp
cùng cấp có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra doanh nghiệp xử lý những vấn đề tài
chính đối với doanh nghiệp cổ phần hoá theo đúng qui định của Nhà nước. Nếu có
vướng mắc, phản ánh kịp thời cho cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
4. Thông tư này thay thế Thông tư
số 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày 4/7/2002.
Các văn bản hướng dẫn về các vấn
đề xử lý tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần trái với
Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện cổ
phần hoá phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
PHỤ LỤC
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN BÁN ƯU ĐÃI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG,
NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HOÁ.
(Ban hành kèm Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002)
I. PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ CỔ PHẦN BÁN ƯU ĐÃI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
- Gọi S1 là số lượng cổ
phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức tối đa;
- Gọi S2 là số lượng cổ
phần thực tế được phép bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (xác định
theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp).
- Gọi T là tổng thời gian làm việc
trong khu vực Nhà nước của toàn bộ lao động trong danh sách thường xuyên của
doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
- Gọi G1 là tổng giá trị
ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức tối đa; G2 là
tổng giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động xác định theo giá trị thực tế phần
vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi C1 là giá trị cổ
phần bán trả chậm cho người lao động nghèo tính theo mức tối đa; C2 là
giá trị cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo xác định lại theo giá trị
thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi H là giá trị thực tế phần vốn
Nhà nước còn lại sau khi trừ đi chi phí cổ phần hoá và giá trị vốn Nhà nước cần
thiết nắm giữ tại công ty cổ phần.
Số lượng cổ phần bán ưu đãi và giá
trị ưu đãi cho người lao động và người cung cấp nguyên liệu xác định như sau:
1. Số lượng cổ phần bán ưu đãi tối
đa là:
S1 = T x 10 cổ phần
2. Giá trị ưu đãi tối đa là:
G1= S1 x 30.000
(đồng)
3. Giá trị bán chậm trả tối đa
là:
C1 = S1 x 20%
x 70.000 (đồng)
- Trường hợp G1 +C1
Ê H thì người lao động được mua cổ phần ưu đãi và cổ phần chậm trả theo mức
tối đa tính trên.
- Trường hợp G1 +C1
> H thì phải tính lại số lượng cổ phần bán ưu đãi, giá trị ưu đãi và giá
trị trả chậm của người lao động như sau:
1. Số lượng cổ phần được phép
bán ưu đãi:
S1 =
|
H
--------- x S1
|
|
G1 + C1
|
2. Giá trị ưu đãi thực tế cho người
lao động:
G2 =
|
H
--------- x G1
|
|
G1 +C1
|
3. Giá trị cổ phần chậm trả thực
tế:
C2 =
|
H
--------- x C1
|
|
G1 + C1
|
II. PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BÁN CHO NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU CHO
CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN HÀNG NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN.
- Gọi K là mức khống chế tổng giá
trị cổ phần ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu. Thì K = 10% giá
trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi G3 là giá trị ưu
đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.
G3 = 30% K
- Gọi S3 là số lượng cổ
phần bán ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.
Phương pháp xác định:
a.
Trường hợp H - (G1 + C1) ³ G3 thì số lượng cổ phần
bán ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu được xác định như sau:
S3 =
|
G3
---------
|
|
30.000đ
|
b. Trường hợp H - (G1 +
C1) < G3 thì giá trị ưu đãi cho người trồng và cung cấp
nguyên liệu là:
H - (G1 + C1)
Số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người
trồng và cung cấp nguyên liệu là:
S3 =
|
H - (G1 + C1)
----------------
|
|
30.000đ
|