Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 63/2011/TT-BTC quy định áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên

Số hiệu: 63/2011/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 13/05/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/2011/TT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2011

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐỦ ĐIỀU KIỆN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 698/VPCP-KTTH ngày 30/01/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành chế độ ưu tiên thủ tục hải quan;
Bộ Tài chính quy định cụ thể áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan đối với một số doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.

2. Ngoài các ưu tiên được hưởng theo quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp còn được hưởng các ưu tiên khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp ưu tiên) được hưởng chế độ ưu tiên quy định tại Thông tư này ở tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc, cả trong giai đoạn làm thủ tục thông quan hàng hóa và giai đoạn kiểm tra sau thông quan.

4. Khi được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên thì tất cả hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu (trừ hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 điều 3, Thông tư này), mua bán ở nội địa của doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu tiên.

Điều 2. Thời hạn thực hiện thí điểm

Thời hạn thực hiện thí điểm chế độ ưu tiên là 02 (hai) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Hết thời hạn thí điểm, Tổng cục Hải quan tổng kết đánh giá việc thực hiện, báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ thực hiện ổn định, lâu dài.

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Điều 3. Các loại doanh nghiệp ưu tiên

Doanh nghiệp ưu tiên gồm ba loại:

1. Doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu, nhập khẩu tất cả các mặt hàng, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu mua, bán ở nội địa).

2. Doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu hàng hóa là thủy sản, nông sản, dầu thô có xuất xứ thuần túy Việt Nam.

3. Doanh nghiệp được ưu tiên trong nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao được Nhà nước khuyến khích đầu tư, có yêu cầu đặc biệt về quy trình sản xuất và quản lý sản phẩm.

Điều 4. Điều kiện doanh nghiệp ưu tiên

Doanh nghiệp ưu tiên phải là doanh nghiệp có độ rủi ro thấp nhất, đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có quá trình tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về thương mại, đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu (dưới đây gọi chung là pháp luật) hoặc đã có sai phạm nhưng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức thấp như quy định cụ thể tại điều 5 Thông tư này; cơ quan hải quan có niềm tin vào sự tuân thủ pháp luật trong tương lai của doanh nghiệp theo quy định cụ thể tại điều 6 Thông tư này.

2. Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định cụ thể tại điều 7 Thông tư này.

3. Thực hiện chế độ kế toán minh bạch theo quy định cụ thể tại điều 8 Thông tư này.

4. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

5. Thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

7. Tự nguyện đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên theo các quy định cụ thể tại điều 9 Thông tư này.

Điều 5. Điều kiện về quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có quá trình tuân thủ pháp luật là doanh nghiệp chưa bị cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước khác quy định tại khoản 3 điều này xử lý vi phạm pháp luật; hoặc, trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều này, có không quá 03 (ba) lần bị các cơ quan nói trên xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt mỗi lần không quá 20 triệu đồng, không kèm theo các hình thức phạt bổ sung (như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; buộc tiêu hủy, buộc đưa hàng hóa ra khỏi Việt Nam; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm).

2. Thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là 36 (ba mươi sáu) tháng trở về trước, kể từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được văn bản của doanh nghiệp đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 3, nếu thời gian hoạt động chưa đủ 36 tháng (nhưng không ít hơn 12 tháng), đáp ứng quy định tại điều 4 và khoản 1 điều này thì cũng thuộc diện được xem xét công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

3. Các cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp:

3.1. Cơ quan xác nhận việc tuân thủ pháp luật hải quan (bao gồm cả việc chấp hành pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu) là Tổng cục Hải quan.

3.2. Các cơ quan có thẩm quyền khác xác nhận việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp theo đề nghị của Tổng cục Hải quan, gồm:

- Cơ quan xác nhận việc tuân thủ pháp luật về thuế nội địa và hiệu quả kinh doanh là Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đăng ký, thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế nội địa.

- Cơ quan xác nhận việc tuân thủ pháp luật doanh nghiệp là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố, hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc có cơ sở sản xuất.

- Cơ quan xác nhận việc tuân thủ pháp luật thương mại là Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở và có cơ sở sản xuất kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh ở nhiều tỉnh, thành phố thì phải có xác nhận của Chi cục quản lý thị trường tại tất cả các tỉnh, thành phố đó.

Điều 6. Điều kiện về độ tin cậy

1. Cơ quan hải quan có thể tin tưởng vào sự tuân thủ pháp luật trong tương lai của doanh nghiệp.

2. Đối với những doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại điều 4, điều 5 Thông tư này, nhưng cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở để tin tưởng sự tuân thủ pháp luật trong tương lai của doanh nghiệp thì chưa đưa vào diện áp dụng thí điểm này.

Điều 7. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1, điều 3 Thông tư này: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu đạt 500 triệu USD/01 năm.

2. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 2, điều 3 Thông tư này: Kim ngạch xuất khẩu đạt tối thiểu 100 triệu USD/01 năm.

3. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 3, điều 3 Thông tư này: Giao Tổng cục Hải quan xác định kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể cho phù hợp với đặc thù công nghệ sản xuất, quản lý đối với từng loại mặt hàng.

Điều 8. Điều kiện về chế độ kế toán minh bạch

Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán minh bạch là doanh nghiệp được cơ quan quản lý thuế nơi doanh nghiệp đăng ký, nộp thuế nội địa xác nhận, đánh giá là:

1. Áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam.

2. Có chế độ kiểm soát tài chính nội bộ.

3. Có hệ thống sổ, chứng từ kế toán đầy đủ, rõ ràng.

4. Báo cáo tài chính đầy đủ, chính xác, trung thực.

5. Lưu trữ đầy đủ, khoa học các sổ, chứng từ kế toán và các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu.

6. Thực hiện tốt chế độ tài chính, kế toán.

Điều 9. Tự nguyện đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên

Doanh nghiệp có nguyện vọng được áp dụng chế độ ưu tiên phải có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan xét, công nhận là doanh nghiệp ưu tiên và cam kết tuân thủ tốt các quy định của pháp luật.

Chương 3.

QUY TRÌNH XÉT CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Điều 10. Thủ tục thông báo áp dụng chế độ ưu tiên

Trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin về doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo tới từng doanh nghiệp cụ thể về chủ trương, các quy định tại Thông tư này để doanh nghiệp đối chiếu, tự đánh giá điều kiện của doanh nghiệp, quyết định việc đề nghị tham gia.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị công nhận là doanh nghiệp ưu tiên

Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên gồm:

1. Văn bản đề nghị: 01 bản chính, (theo mẫu 01/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Các tài liệu, chứng từ tự chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này, gồm:

2.1. Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất: 01 bản chính.

Thời gian thống kê là trọn năm, từ ngày 01/01 đến 31/12 của năm. Đối với năm đang thực hiện: nếu mới thực hiện được từ 6 tháng trở xuống thì lấy số liệu của 3 năm trước; nếu đã thực hiện trên 6 tháng thì lấy số liệu các tháng đã thực hiện và dự tính số liệu cả năm (theo mẫu 02/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này).

2.2. Báo cáo tài chính chấp hành pháp luật 03 năm gần nhất (nếu bị xử lý vi phạm thì nêu rõ số lần, hành vi, hình thức xử phạt, mức xử phạt, cấp xử phạt, tình hình chấp hành quyết định xử phạt): Nộp 01 bản chính.

2.4. Bản kết luận kiểm toán, thanh tra gần nhất (không quá 01 năm, nếu có): Nộp 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp, xuất trình bản chính.

Điều 12. Thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên

1. Cơ quan thẩm định: Tổng cục Hải quan.

2. Hình thức thẩm định:

2.1. Tổ chức kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; hoặc nghiên cứu kết luận của kiểm toán hoặc thanh tra gần nhất (nêu ở điểm 2.4, khoản 2, điều 11 Thông tư này), nếu đã đủ để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thì sử dụng kết luận đó thay cho việc kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp.

2.2. Tổng cục Hải quan có văn bản gửi các cơ quan nêu tại khoản 3, điều 5 nhận xét, đánh giá về sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật thực hiện theo quy định tại khoản 2, điều 5 Thông tư này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Tổng cục Hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước nói trên có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về đề nghị của Tổng cục Hải quan.

3. Nội dung thẩm định:

3.1. Căn cứ hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên của doanh nghiệp; ý kiến đánh giá, nhận xét của các cơ quan quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 điều 5 Thông tư này; kết quả kiểm tra sau thông quan hoặc kết luận thanh tra/kiểm toán và các thông tin khác thu thập được, đối chiếu với các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên quy định từ điều 3 đến điều 9, chương II của Thông tư này, Tổng cục Hải quan nhận xét, đánh giá về việc đánh giá các điều kiện của doanh nghiệp. Nếu đủ điều kiện thì thông báo cho doanh nghiệp để hai bên tiến hành thảo luận nội dung cụ thể của bản ghi nhớ về việc xét, công nhận doanh nghiệp ưu tiên (theo mẫu 03/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này).

3.2. Kiểm tra (kể cả trường hợp chấp nhận kết quả kiểm toán/thanh tra) về hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.

4. Nội dung bản ghi nhớ: Bản ghi nhớ ngoài các nội dung khác tùy theo đặc điểm, tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail của doanh nghiệp;

- Những ưu tiên dành cho doanh nghiệp;

- Trách nhiệm của doanh nghiệp;

- Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan;

- Thống nhất về xác định mã số các mặt hàng doanh nghiệp đã xuất khẩu, nhập khẩu. Mã số hàng hóa đã được hai bên thống nhất là căn cứ để doanh nghiệp khai hải quan khi làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa. Nếu sau này phát hiện mã số đã thống nhất không đúng thì Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính điều chỉnh để áp dụng cho các lô hàng phát sinh sau thời điểm điều chỉnh đó;

- Đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên;

- Cam kết thực hiện.

5. Thời hạn thẩm định không quá 45 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên thì Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết.

Điều 13. Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên

1. Người quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2. Thời hạn ban hành quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định.

3. Mẫu Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu 04/DNUT).

Điều 14. Đánh giá lại, gia hạn

1. Thời hạn doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu tiên lần đầu là 12 tháng, kể từ ngày Tổng cục Hải quan ký Quyết định áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp. Sau thời hạn này, Tổng cục Hải quan thực hiện đánh giá lại, nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng các điều kiện quy định thì tiếp tục được gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên.

2. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm: Tình hình đáp ứng các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên và tình hình thực hiện trách nhiệm của mỗi bên. Nếu xét thấy cần thiết, Tổng cục Hải quan tổ chức lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước liên quan quy định tại khoản 3, điều 5 Thông tư này.

3. Nếu kết quả đánh giá lại doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện quy định, có nguyện vọng tiếp tục được áp dụng chế độ ưu tiên thì Tổng cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp trong thời hạn 36 (ba mươi sáu) tháng tiếp theo theo mẫu 05/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này).

4. Việc đánh giá lại các lần sau, cứ 36 tháng một lần, hai bên tổ chức đánh giá lại việc thực hiện. Nội dung đánh giá lại, xử lý kết quả đánh giá thực hiện như khoản 2, khoản 3, điều này.

5. Nếu doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên thì Tổng cục Hải quan ra quyết định đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.

Điều 15. Cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp ưu tiên

1. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ưu tiên, tránh nhận thức khác nhau dẫn đến cách áp dụng khác nhau, thống nhất đầu mối quản lý doanh nghiệp ưu tiên là cơ quan Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan).

2. Để việc nhận xét, đánh giá đối với doanh nghiệp được đầy đủ, chính xác, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương liên quan cung cấp thông tin, nhận xét, đánh giá về quá trình chấp hành pháp luật, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

3. Các cơ quan khác thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan có thông tin, đề xuất liên quan đến việc chấp hành pháp luật, thông quan hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa và dịch vụ mua ở nội địa của doanh nghiệp ưu tiên thì báo cáo Tổng cục Hải quan để xem xét, quyết định.

Chương 4.

CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐỦ ĐIỀU KIỆN

Điều 16. Các ưu tiên trong giai đoạn thông quan

Các ưu tiên trong giai đoạn thông quan là: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng):

1. Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan (bao gồm cả hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) là việc cơ quan hải quan chỉ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ (về hình thức) của hồ sơ, chưa kiểm tra chi tiết nội dung. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan hải quan về tính hợp pháp, hợp lệ, nội dung hồ sơ.

2. Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm miễn kiểm tra thủ công và miễn kiểm tra bằng máy móc, thiết bị.

Điều 17. Các ưu tiên trong giai đoạn sau thông quan

Trong thời gian doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng và trường hợp kiểm tra để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật).

1. Không kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp là cơ quan hải quan không ban hành quyết định, không thành lập đoàn kiểm tra tới trụ sở doanh nghiệp kiểm tra. Trong trường hợp được cơ quan hải quan thông báo những sai sót của doanh nghiệp hoặc những vấn đề cần được làm rõ thì doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra lại, giải trình với cơ quan hải quan. Hình thức giải trình, địa điểm giải trình theo quy định tại điều 145, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.

2. Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp ưu tiên: Thời hạn kiểm tra ít nhất 05 năm mới kiểm tra một lần.

Điều 18. Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử

1. Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, hồ sơ điện tử được miễn kiểm tra và được phản hồi 24/24h/ngày 7/7 ngày/tuần.

2. Trường hợp có lý do chính đáng, hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên được thông quan bằng hồ sơ đơn giản gồm: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại và giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (nếu có). Các chứng từ khác được doanh nghiệp nộp bổ sung trong thời hạn 30 ngày theo quy định tại điều 9, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.

3. Tờ khai hải quan điện tử của doanh nghiệp ưu tiên được hệ thống đăng ký tờ khai của cơ quan hải quan nhận dạng để tự động áp dụng chế độ ưu tiên.

Điều 19. Ưu tiên nộp thuế, phí hải quan

1. Doanh nghiệp (nếu có nhu cầu) được thực hiện nộp phí, lệ phí hải quan định kỳ mỗi tháng một lần, vào một ngày nhất định do doanh nghiệp đăng ký với Tổng cục Hải quan.

2. Doanh nghiệp (nếu có nhu cầu) được thực hiện nộp thuế cho cơ quan hải quan định kỳ mỗi tháng một lần, vào một ngày nhất định do doanh nghiệp đề nghị đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu còn trong thời hạn ân hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật.

3. Nộp thuế, phí qua ngân hàng thực hiện theo quy định tại điều 3, Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ.

Điều 20. Áp dụng chế độ hoàn thuế trước, thanh khoản trước, kiểm tra sau

1. Việc hoàn thuế trước, kiểm tra sau thực hiện theo quy định tại điều 60 Luật Quản lý thuế; điều 30 Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; khoản 21, điều 1, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP .

2. Doanh nghiệp ưu tiên được áp dụng chế độ thanh khoản trước, kiểm tra sau theo quy định tại khoản 1 điều này đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thuộc loại hình chế xuất, gia công.

Điều 21. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan

Việc sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện theo quy định tại điều 12 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.

Điều 22. Khai hải quan một lần

1. Việc khai hải quan một lần và thời hạn thanh khoản tờ khai một lần thực hiện theo quy định tại điều 9, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.

2. Doanh nghiệp ưu tiên được khai hải quan một lần dưới hai hình thức:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, qua cửa khẩu thì thực hiện khai hải quan trước; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sau.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ; nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp mua từ kho ngoại quan được thực hiện nhập khẩu hàng hóa trước (có sự giám sát, vào sổ theo dõi của hải quan kho ngoại quan), khai hải quan sau.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN, DOANH NGHIỆP

Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan

1. Cơ quan hải quan dành cho doanh nghiệp ưu tiên các ưu tiên quy định từ điều 16 đến điều 22, chương IV Thông tư này, trừ trường hợp phát hiện doanh nghiệp có một trong các vi phạm sau đây:

1.1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

1.2. Có căn cứ khẳng định doanh nghiệp khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, trị giá, xuất xứ … hàng hóa dẫn đến khai sai về thuế (giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, làm phát sinh hoặc tăng số thuế được miễn) từ 50 (năm mươi) triệu đồng trở lên thì quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp. Sau khi xem xét, xử lý vi phạm, nếu doanh nghiệp bị xử phạt tới mức làm cho doanh nghiệp không còn đáp ứng điều kiện tuân thủ pháp luật hải quan thì quyết định đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp và thu hồi Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên, đồng thời thông báo đến các cơ quan có liên quan tại khoản 3 điều 5 Thông tư này.

- Cấp có thẩm quyền quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp là Tổng cục Hải quan. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan nếu phát hiện doanh nghiệp có vi phạm thì báo cáo Tổng cục Hải quan để xem xét, quyết định đình chỉ/ tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên (mẫu 06/DNUT), Quyết định hủy Quyết định đình chỉ/tạm đình chỉ (mẫu 07 ban hành kèm theo Thông tư này).

- Khi Tổng cục Hải quan chưa ban hành quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn được áp dụng chế độ ưu tiên.

2. Thường xuyên thu thập, phân tích tình hình hoạt động, số liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật, phát hiện sớm các sai sót để kịp thời khắc phục.

Tổng cục Hải quan tổ chức một bộ phận chuyên phối hợp với doanh nghiệp để tiếp nhận, thu thập thông tin, phân tích tình hình hoạt động, số liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có sai sót hoặc phát hiện vấn đề cần được làm rõ thì thông báo cho doanh nghiệp biết để tự kiểm tra lại:

- Nếu doanh nghiệp công nhận phát hiện của cơ quan hải quan là đúng thì yêu cầu doanh nghiệp tự khắc phục (khai bổ sung; bổ sung chứng từ; nộp thuế bổ sung …).

- Nếu doanh nghiệp cho rằng phát hiện của cơ quan hải quan là không đúng hoặc trường hợp có vấn đề cơ quan hải quan còn chưa rõ thì đề nghị doanh nghiệp có văn bản (kèm chứng từ, tài liệu chứng minh) giải trình. Nếu giải trình của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp có đủ căn cứ pháp luật, chứng cứ chứng minh doanh nghiệp không có sai sót hoặc giải trình rõ vấn đề cơ quan hải quan nêu ra thì cơ quan chấp nhận giải trình của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không giải trình hoặc không giải trình được thì cùng doanh nghiệp kiểm tra lại vấn đề và cơ quan hải quan căn cứ vào quy định của pháp luật kết luận, xử lý.

3. Sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp về tư vấn chính sách, pháp luật.

Các hình thức tư vấn gồm:

- Tư vấn bằng văn bản: Cơ quan hải quan có văn bản trả lời vấn đề doanh nghiệp cần tư vấn.

- Tư vấn trực tiếp: Công chức hải quan được phân công có trách nhiệm tiếp nhận và đáp ứng các yêu cầu tư vấn của doanh nghiệp. Nếu vấn đề doanh nghiệp cần tư vấn không thuộc lĩnh vực chuyên môn hoặc ngoài khả năng của mình thì đề nghị cấp trên trả lời doanh nghiệp bằng văn bản.

Điều 24. Trách nhiệm của doanh nghiệp ưu tiên

1. Tuân thủ tốt pháp luật.

2. Thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra, phát hiện, khắc phục sai sót. Trường hợp phát sinh mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu mới chưa được hai bên thống nhất mã số thì doanh nghiệp đề xuất mã số mặt hàng, thông báo cho Tổng cục Hải quan để xem xét, thống nhất.

3. Định kỳ cung cấp tình hình, số liệu về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan.

- Mỗi quý 01 (một) lần, vào tuần đầu quý, doanh nghiệp cung cấp cho Tổng cục Hải quan tình hình, số liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của quý trước (theo mẫu 08a/DNUT, 08b/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này).

- Hình thức cung cấp: Qua mạng vi tính được kết nối giữa Tổng cục Hải quan và doanh nghiệp.

4. Sẵn sàng làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

Khi được Tổng cục Hải quan thông báo những sai sót hoặc những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ hải quan, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra lại, trả lời, giải trình đầy đủ, kịp thời những vấn đề cơ quan hải quan thông báo.

5. Hợp tác tốt với cơ quan Hải quan trong trường hợp cơ quan Hải quan kiểm tra.

Trong trường hợp cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đề nghị cơ quan hải quan đến làm việc về những vấn đề chưa rõ, doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác đầy đủ với đoàn kiểm tra; những vấn đề có ý kiến khác nhau thì cùng tìm phương án giải quyết phù hợp quy định của pháp luật.

6. Trước khi thực hiện chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp ưu tiên có trách nhiệm thông báo cho Tổng cục Hải quan, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp về đại lý làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và cam kết về sự tuân thủ pháp luật của đại lý. Trường hợp thay đổi đại lý thì cần phải thông báo cho cơ quan hải quan nói trên biết. Doanh nghiệp ưu tiên phải thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của đại lý để phát hiện sai sót (nếu có) và thông báo ngay cho cơ quan Hải quan.

Chương 6.

XỬ LÝ VI PHẠM; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 25. Xử lý vi phạm

1. Doanh nghiệp ưu tiên nếu vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng chế độ ưu tiên này để vi phạm chính sách, pháp luật; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Khiếu nại, tố cáo

1. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại; mọi công dân có quyền tố cáo những vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện Thông tư này.

2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 7.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện; sau thời gian thí điểm, tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện, xây dựng chế độ để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành.

2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các quy định tại Thông tư này.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Nơi nhận:
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- Viện KSNDTC, TANDTC;
- Văn phòng TW Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng,
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TCHQ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Mẫu 01/DNUT

Tên công ty …..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

V/v đề nghị áp dụng
chế độ ưu tiên

….., ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

Tên công ty: ..........................................................................................................................

Mã số thuế: ..........................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................

Số ĐT: ……………………………..; số FAX: .............................................................................

E-mail: .................................................................................................................................

Giấy phép thành lập số: ….; ngày cấp: ……………; cơ quan cấp: .............................................

Giấy chứng nhận đăng ký KD số: …..; ngày cấp: ….; cơ quan cấp: ..........................................

Ngành nghề KD: ....................................................................................................................

Loại hình KD XK, NK: .............................................................................................................

Mặt hàng KD XK, NK: ............................................................................................................

Căn cứ điều kiện doanh nghiệp ưu tiên quy định tại các điều ……… Thông tư số …/…/TT-BTC ngày … tháng … năm … của Bộ Tài chính quy định thí điểm áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp đủ điều kiện; Công ty …………………. đã tự đánh giá, đối chiếu với quy định trên đây, nhận thấy có đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

Công ty …………… xin đảm bảo và chịu trách nhiệm trước pháp luật là những tài liệu gửi kèm công văn này là trung thực, chính xác, cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và của Thông tư số …/…/TT-BTC.

Đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định công nhận Công ty ……….. là doanh nghiệp ưu tiên.

Tài liệu gửi kèm:

- Bản thống kê số liệu XK, NK (03 năm gần nhất).

- Báo cáo tình hình chấp hành pháp luật (03 năm gần nhất).

- Báo cáo tài chính (03 năm gần nhất).

- Bản kết luận kiểm toán / thanh tra năm …

Nơi nhận:
- Tổng cục Hải quan;
- Lưu: …

GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

Mẫu 02/DNUT

Tên Công ty: …………..
Mã số thuế: ……………

BÁO CÁO TÌNH HÌNH, THỐNG KÊ SỐ LIỆU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 03 NĂM
(Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ...)

I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1) Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chính:

2) Đại lý làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp (tên, địa chỉ):

3) Các hình thức thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

4) Các ngân hàng thanh toán, tên, số hiệu tài khoản tại ngân hàng:

5) Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp áp dụng:

6) Áp dụng chế độ kiểm soát tài chính nội bộ: Có: □, chưa: □

7) Tình hình chấp hành quy định của pháp luật về kế toán (03 năm gần nhất)

8) Tình hình chấp hành pháp luật (03 năm gần nhất) theo quy định tại điều … Thông tư …/…./TT-BTC.

II. THỐNG KÊ SỐ LIỆU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Số TT

Năm báo cáo

Số liệu hàng hóa XK

Số liệu hàng hóa NK

Số tiền thuế đã nộp

Tổng số tiền thuế đã nộp

Lợi nhuận sau thuế

Ghi chú

Tên hàng chính

Xuất xứ

Kim ngạch (USD)

Tên hàng chính

Kim ngạch (USD)

Thuế XK

Thuế NK

Thuế GTGT

Thuế TTĐB

Thuế thu nhập DN

1

20 …

2

20 …

3

20 …


Người lập
(ký, ghi rõ họ tên)

…, ngày … tháng … năm …
Giám đốc
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu 03/DNUT

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../BGN/TCHQ-DN

BẢN GHI NHỚ

Về việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên

Ngày … tháng … năm … tại ………………… Đại diện Tổng cục Hải quan (bên A) và đại diện Công ty … (bên B) trong văn bản này gọi tắt là Hai bên; đã thảo luận và thống nhất như sau:

Bên A: Tổng cục Hải quan.

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Điện thoại Cố định: …………………..; số FAX: .........................................................................

E-Mail: .................................................................................................................................

Đại diện: Ông …………………, chức vụ: ..................................................................................

Bên B: Công ty …

Địa chỉ: ……………………….. mã số thuế: ..............................................................................

Điện thoại cố định: ………….; FAX: ……………….., E-Mail: ......................................................

Giấy phép thành lập số: …………..; ngày cấp: ………………; nơi cấp: ......................................

Giấy phép kinh doanh số: …………..; ngày cấp: ………………; nơi cấp: ....................................

Đại diện: Ông (bà): ………………….; chức vụ: .........................................................................

Số CMND/hộ chiếu: ………………… ngày cấp: ………………; cơ quan cấp ...............................

Giấy ủy quyền (nếu có) số: ……………, ngày ………., do Ông: …………………………………. chức vụ: ………………… ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên.

Căn cứ Thông tư số /…/TT-BTC ngày … tháng … năm … của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện (sau đây gọi tắt là Thông tư), hồ sơ đề nghị công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, kết quả thẩm định doanh nghiệp ưu tiên, Hai bên đã thảo luận và thống nhất như sau:

Điều 1. Bên A công nhận bên B đủ điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư.

Điều 2. Bên A dành cho bên B được hưởng các ưu tiên quy định tại các điều ….. Thông tư.

Điều 3. Bên A cam kết thực hiện các trách nhiệm quy định tại điều … Thông tư.

Điều 4. Bên B cam kết thực hiện các trách nhiệm quy định tại điều … Thông tư.

Điều 5. Trong các trường hợp quy định tại điều … của Thông tư hoặc khi bên B đề nghị không tiếp tục áp dụng chế độ ưu tiên, bên A có quyền quyết định tạm đình chỉ/ đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với bên B.

Điều 6. Hai bên thống nhất về xác định mã số các mặt hàng Công ty đã xuất khẩu, nhập khẩu (theo phụ lục kèm bản ghi nhớ này). Mã số hàng hóa đã được hai bên thống nhất là căn cứ để Công ty khai hải quan khi làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa. Nếu sau này Công ty xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng mới thì Công ty có trách nhiệm thông báo cho bên A để Hai bên thống nhất mã số mặt hàng trước khi Công ty làm thủ tục hải quan.

Điều 7. Thời hạn thực hiện chế độ ưu tiên là … năm kể từ ngày Tổng cục Hải quan quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên. Sau thời hạn này, Hai bên đánh giá lại để xem xét việc tiếp tục áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại điều …. Thông tư.

Điều 8.

Bên A: Đơn vị thường trực là ……………………… , số điện thoại ............................................ ,
số FAX …………………….., E-Mail .........................................................................................

Bên B: Đơn vị thường trực là …………………….., số điện thoại……………………………….., số FAX: ………………….., E-Mail .............................................................................................................................................

Đơn vị thường trực là đơn vị đầu mối để Hai bên liên hệ giải quyết những vấn đề phát sinh.

Điều 9. Việc cung cấp, trao đổi thông tin giữa Hai bên được thực hiện bằng đường điện tử. Trường hợp cần thiết phải có hồ sơ giấy thì bên A thông báo để bên B thực hiện.

Điều 10. Hai bên cam kết thực hiện đúng các quy định tại Thông tư và thống nhất tại bản ghi nhớ này. Bản ghi nhớ này là cơ sở để Tổng cục Hải quan quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty ......................

Bản ghi nhớ này được làm thành hai bản chính, Tổng cục Hải quan giữ 01 bản, Công ty giữ 01 bản và đều có giá trị như nhau.

ĐẠI DIỆN TỔNG CỤC HẢI QUAN
(ghi rõ họ tên, chức vụ, ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CÔNG TY
(ghi rõ họ tên, chức vụ, ký tên, đóng dấu)

Mẫu 04/DNUT

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Thông tư số /…/TT-BTC ngày … tháng … năm … của Bộ Tài chính quy định áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện;

Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Bản ghi nhớ ngày … tháng … năm … giữa Tổng cục Hải quan và Công ty .................... ;

Xét hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên ……………………………. kèm theo văn bản số ……….. của Công ty ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận Công ty ……………… là doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư số …/20 .../TT-BTC ngày … tháng … năm … của Bộ Tài chính về thí điểm áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện.

Mã số thuế: ..........................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................

Điều 2. Công ty ………….. được áp dụng chế độ ưu tiên quy định tại điều ….. Thông tư …../20…/TT-BTC ngày … tháng … năm … của Bộ Tài chính.

Điều 3. Công ty …………. có trách nhiệm thực hiện các quy định tại điều … Thông tư ………/20…/TT-BTC ngày … tháng … năm … của Bộ Tài chính.

Điều 4. Thời hạn áp dụng chế độ ưu tiên là 12 tháng kể từ ngày ký Quyết định này. Sau thời hạn này, Tổng cục Hải quan thực hiện đánh giá lại để xem xét gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên đối với Công ty.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 6. Công ty ….., Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Công ty ……….. (để thực hiện);
- Lãnh đạo Tổng cục (để chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc Tổng cục (để thực hiện);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (để thực hiện).
- Lưu: VT, KTSTQ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

Mẫu 05/DNUT

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Thông tư số .../…/TT-BTC ngày … tháng … năm … của Bộ Tài chính quy định áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện;

Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét Tờ trình số … ngày … của Cục Kiểm tra sau thông quan về việc gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên đối với Công ty ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với công ty ……………………………………… kể từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …

Mã số thuế: ..........................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Công ty ….., Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Công ty ……….. (để thực hiện);
- Lãnh đạo Tổng cục (để chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc Tổng cục (để thực hiện);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (để thực hiện).
- Lưu: VT, KTSTQ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

Mẫu 06/DNUT

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ/tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Thông tư số .../…/TT-BTC ngày … tháng … năm … của Bộ Tài chính quy định áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện;

Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét Tờ trình số … ngày … của Cục Kiểm tra sau thông quan về việc đình chỉ/ tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với Công ty ............................................................................................................................................ ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ/Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với công ty ………………………………………............................................................................................

Mã số thuế: ..........................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Công ty ….., Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Công ty ……….. (để thực hiện);
- Lãnh đạo Tổng cục (để chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc Tổng cục (để thực hiện);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, KTSTQ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

Mẫu 07/DNUT

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hủy Quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Thông tư số .../…/TT-BTC ngày … tháng … năm … của Bộ Tài chính quy định áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện;

Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét Tờ trình số … ngày … của Cục Kiểm tra sau thông quan về việc hủy Quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với Công ty ............................................................................................................................... ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hủy Quyết định số …/QĐ-TCHQ ngày … tháng … năm … của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với Công ty ………………………………………

Mã số thuế: ..........................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................................

Điều 2. Công ty ………….. được tiếp tục áp dụng chế độ ưu tiên theo Quyết định số …./QĐ-TCHQ ngày … tháng … năm … của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Công ty ….., Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Công ty ……….. (để thực hiện);
- Lãnh đạo Tổng cục (để chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc Tổng cục (để thực hiện);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (để thực hiện).
- Lưu: VT, KTSTQ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

Mẫu 08a/DNUT

Tên Công ty: …………..
Mã số thuế: ……………

BÁO CÁO SỐ LIỆU, TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU QUÝ … NĂM …

I. THỐNG KÊ SỐ LIỆU XUẤT KHẨU

(Theo từng loại hình xuất khẩu)

Số TT

Số, ngày, tháng, năm tờ khai

Tên hàng hóa

Mã số

Thuế suất

Trị giá (USD)

Xuất xứ

Số tiền thuế XK

Số tiền thuế GTGT

Số tiền thuế TTĐB (nếu có)

Tổng số tiền thuế các loại

Đơn vị hải quan làm thủ tục

Ghi chú

Tổng số

-

-

-

-

-

-

II. TÌNH HÌNH

1) Tình hình chấp hành pháp luật:

2) Các vướng mắc, kiến nghị:


Người lập
(Ký, ghi rõ họ, tên)

…, ngày … tháng … năm ...
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

MẫU 08b/DNUT

Tên Công ty: …………..
Mã số thuế: ……………

BÁO CÁO SỐ LIỆU, TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU QUÝ … NĂM …

I. THỐNG KÊ SỐ LIỆU NHẬP KHẨU

(Theo từng loại hình nhập khẩu)

Số TT

Số, ngày, tháng, năm tờ khai

Tên hàng hóa

Mã số

Thuế suất

Trị giá (USD)

Xuất xứ

Số tiền thuế NK

Số tiền thuế GTGT

Số tiền thuế TTĐB (nếu có)

Tổng số tiền thuế các loại

Đơn vị hải quan làm thủ tục

Ghi chú

Tổng số

-

-

-

-

-

-

II. TÌNH HÌNH

1) Tình hình chấp hành pháp luật:

2) Các vướng mắc, kiến nghị:


Người lập
(Ký, ghi rõ họ, tên)

…, ngày … tháng … năm ...
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 63/2011/TT-BTC

Hanoi, May 13, 2011

 

CIRCULAR

PROVIDING THE PILOT APPLICATION OF THE PRIORITY REGIME IN THE STATE MANAGEMENT OF CUSTOMS TO ELIGIBLE BUSINESSES

Pursuant to June 29, 2001 Customs Law No. 29/2001/QH10 and June 14, 2005 Law No. 42/2005/QH11 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;

Pursuant to November 29, 2006 Law No. 78/2006/QH10 on Tax Administration;

Pursuant to the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, detailing a number of articles of the Customs Law on customs procedures, inspection and supervision;

Pursuant to the Government’s Decree No. 85/2007/ND-CP of May 25, 2007, detailing a number of articles of the Law on Tax Administration, and Decree No. 106/2010/ND-CP of October 28, 2010, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 85/2007/ND-CP;

Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

In implementing the Prime Minister’s directions in the Government Office’s Official Letter No. 698/VPCP-KTTH of January 30, 2011, promulgating the priority regime in customs procedures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Subjects and scope of application

1. To apply on a pilot basis the priority regime in the state management of customs to a number of businesses satisfying the conditions specified in this Circular.

2. Apart from the priorities they are entitled to under this Circular, eligible businesses may also enjoy other priorities in the state management of customs as provided by law for their exports and imports.

3. Businesses eligible for the priority regime in the state management of customs (below referred to as prioritized businesses) may enjoy priorities provided in this Circular at all customs offices nationwide, even at the stage of carrying out procedures for customs clearance for goods and the stage of post-customs clearance examination.

4. Once a business is recognized as a prioritized one, all of its goods or services (except imported goods of businesses specified in Clause 2, Article 3 of this Circular) which are exported, imported or domestically purchased and sold will enjoy the priority regime.

Article 2. Duration of pilot application

The duration of pilot application of the priority regime is 2 (two) years from the effective date of this Circular. Upon the expiration of this duration, the General Department of Customs shall review and appraise the application and report it to the Ministry of Finance for proposal on this regime to the Prime Minister for promulgation for stable and long-term application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CONDITIONS ON PRIORITIZED BUSINESSES

Article 3. Types of prioritized businesses

Prioritized businesses are divided into three types:

1. Businesses eligible for priorities in export and import of all goods items and in all forms of export and import (including also exported, imported or domestically purchased and sold goods and services).

2. Businesses eligible for priorities in export of fisheries products, farm produce and crude oil purely originating in Vietnam.

3. Businesses eligible for priorities in import of goods for production and export of hi-tech products in which investment is encouraged and which are subject to special requirements on production process and product management.

Article 4. Conditions on prioritized businesses

Prioritized businesses must have the lowest risk level and fully satisfy the following conditions:

1. Having a record of the observance of the customs, tax, commercial, investment and enterprise laws (below collectively referred to as laws) in their export and import activities, or having been administratively sanctioned for their violations at the lowest sanctioning level as specified in Article 5 of this Circular; and customs offices are confident of these businesses’ law observance in the future as specified in Article 6 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Practicing a transparent accounting regime as specified in Article 8 of this Circular.

4. Conducting efficient business operations.

5. Making via-bank payments for all of their exported or imported goods.

6. Carrying out e-customs procedures.

7. Requesting to be recognized as prioritized businesses as specified in Article 9 of this Circular.

Article 5. Condition of law observance by businesses

1. A business having a record of the law observance means the one which has never been handled by customs offices and other state management agencies defined in Clause 3 of this Article for any violations; or one which, during the period specified in Clause 2 of this Article, has been handled for not more than 3 (three) times by the aforesaid agencies for administrative violations carrying a fine not exceeding VND 20 million each time without any additional sanction (deprivation of the right to use permits or practice licenses; confiscation of material evidence and means involved in violations; forcible destruction or transportation out of Vietnam of goods; forcible payment of money amounts equal to the value of material evidence involved in violations).

2. The period for assessment of a business’s law observance is 36 (thirty six) months up to the date on which the General Department of Customs receives the business’s written request for being recognized as a prioritized business.

Businesses specified in Clauses 2 and 3, Article 3, which have operated for between over 12 months and under 36 months and satisfy the conditions specified in Article 4 and Clause 1 of this Article, may also be considered for being recognized as prioritized ones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.1. The agency competent to certify the observance of the customs law (including the observance of the tax law regarding exports and imports) is the General Department of Customs.

3.2. Other agencies competent to certify businesses’ law observance at the request of the General Department of Customs include:

- Agencies certifying the observance of domestic tax laws and the business efficiency are district-level Tax Departments with which businesses have registered and perform the obligation to pay domestic taxes.

- Agencies certifying the observance of the enterprise law are provincial- level Planning and Investment Departments or management boards of industrial parks or economic zones of localities in which businesses are located or have their production establishments.

- Agencies certifying the observance of the commercial law are provincial- level Market Control Sub-Departments of localities in which businesses are located and have their production or business establishments. For a business having offices and production or business establishments located in many provinces or cities, the Market Control Sub-Departments of all of these provinces or cities shall make such certification.

Article 6. Condition of reliability

1. Customs offices can believe in businesses’ law observance in the future.

2. If customs offices do not have sufficient grounds to believe in the future observance of law by businesses which satisfy the conditions specified in Articles 4 and 5 of this Circular, these businesses are ineligible for the pilot application.

Article 7. Condition of export and import turnover

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For businesses specified in Clause 2, Article 3 of this Circular, the export turnover must be at least USD 100 million/year.

3. For businesses specified in Clause 3, Article 3 of this Circular, the General Department of Customs shall determine a specific export or import turnover appropriate to the characteristics of production and management technologies applied to each goods item.

Article 8. Condition of transparent accounting regime

A business practicing a transparent accounting regime is the one certified and evaluated by a tax administration agency with which it has registered for payment of domestic taxes as:

1. Having applied Vietnamese accounting standards.

2. Having applied an internal finance control regime.

3. Having a sufficient and clear system of accounting books and documents.

4. Having made adequate, accurate and truthful financial statements.

5. Having sufficiently and scientifically archived accounting books and documents and documents related to exported or imported goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Requests for being recognized as prioritized businesses

Businesses wishing to enjoy priorities shall request in writing the General Department of Customs to consider and recognize them as prioritized businesses and commit to properly complying with law.

Chapter III

PROCESS OF CONSIDERATION AND RECOGNITION OF PRIORITIZED BUSINESSES

Article 10. Procedures for notifying the application of the priority regime

After collecting and analyzing information on businesses, the General Department of Customs shall notify in writing the policies and the provisions of this Circular to each business for the latter to self-evaluate and compare its own conditions with the specified conditions and decide to request for application of the priority regime.

Article 11. Dossiers of request for recognition of prioritized businesses

A dossier of request for recognition of a prioritized business:

1. A written request: 1 original (made according to form 01/DNUT provided in this Circular).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. A report on export and import statistics of the business in the last 3 years: 1 original.

A statistical period lasts from January 1 to December 31 of a year. For the current year of operation, if 6 months or less have elapsed, figures of the last 3 years are required; if more than 6 months have elapsed, figures of these months are required together with projected figures for the whole year (according to form 02/DNUT provided in this Circular).

2.2. Annual financial statements for the last 3 years: To submit 1 copy of each statement certified by the business and produce the original thereof.

2.3. A report on the business’s law observance in the last 3 years (in case the business has been handled for violations, number of handling times, acts of violation, sanctioning forms and levels, sanctioning authorities and execution of sanctioning decisions must be clearly indicated): To submit 1 original.

2.4. Written conclusions on the latest audit or inspection (conducted within 1 year, if any): To submit one copy certified by the business and produce the original thereof.

Article 12. Assessment of conditions on prioritized businesses

1. The assessing agency: the General Department of Customs

2. Form of assessment:

2.1. Organizing post-customs clearance examination at the offices of businesses under law to evaluate businesses’ law observance; or studying the latest audit or inspection conclusions (as specified at Point 2.4, Clause

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2. The General Department of Customs shall request in writing the agencies specified in Clause 3, Article 5 to comment and evaluate the law observance by businesses in their respective fields of state management.

The time limit for law observance evaluation is specified in Clause 2, Article 5 of this Circular. Within 10 working days after receiving a written request of the General Department of Customs, these state management agencies shall issue a written reply.

3. Contents of assessment:

3.1. Based on a business’s dossier of request for being recognized as a prioritized business; evaluations and comments of the state management agencies specified in Clause 3, Article 5 of this Circular; results of post- customs clearance examination or inspection/audit conclusions and other collected information, the General Department of Customs shall comment and evaluate the satisfaction of the conditions on prioritized businesses specified in Articles 3 thru 9 by the requesting business. In case of satisfaction of the conditions, it shall notify such to the requesting business for discussion on specific contents of a memorandum on consideration and recognition of a prioritized business (made according to form 03/DNUT provided in this Circular).

3.2. Checking (even in case of acceptance of audit/inspection results) of the business’s technical infrastructure for information technology application to meet the need for e-data exchange between the business and customs offices.

4. Contents of the memorandum: In addition to contents required depending on the characteristics and practical operation of the business, the memorandum must contain the following principal details:

- Name, address, telephone and facsimile numbers and email address of the business;

- Priorities for the business;

- Responsibilities of the business;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Agreement on identification of headings of goods items exported or imported by the business. Goods headings agreed upon by the two parties will serve as a basis for the business to make customs declaration upon carrying out export or import procedures. Should any agreed goods heading be subsequently detected to be incorrect, the General Department of Customs shall report such to the Ministry of Finance for adjustment and application to goods consignments arising after the time of adjustment;

- Termination of application of the priority regime;

- Commitments.

5. The time limit for assessment is 45 days after the General Department of Customs receives a business’s dossier of request. In case such business is not recognized as a prioritized business, the General Department of Customs shall notify such in writing to the business.

Article 13. Decisions on recognition of prioritized businesses

1. The General Director of Customs shall decide on recognition of prioritized businesses.

2. The time limit for issuing a decision on recognition of a prioritized business is 15 working days after the assessment is completed.

3. The form of decisions on recognition of prioritized businesses is provided in this Circular (form No. 04/DNUT).

Article 14. Revaluation and extension

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Principal contents which must be considered and evaluated include the satisfaction of the conditions on prioritized businesses and the discharge of responsibilities by parties. If finding it necessary, the General Department of Customs may gather comments of related state management agencies specified in Clause 3, Article 5 of this Circular.

3. If results of the revaluation show that the business still satisfies the specified conditions and wishes to continue enjoying the priority regime, the General Department of Customs shall issue a decision to extend the duration of application of the priority regime to the business for subsequent 36 (thirty-six) months (made according to form No. 05/DNUT provided in this Circular).

4. The subsequent revaluations shall be conducted by the revaluating parties once every 36 months. Contents of revaluation and handling of revaluation results comply with Clauses 2 and 3 of this Article.

5. If the business no longer satisfies the conditions on prioritized businesses, the General Department of Customs shall decide to terminate the application of the priority regime to this business.

Article 15. Customs offices managing prioritized businesses

1. In order to create favorable conditions for prioritized businesses and avoid different ways of understanding and application, prioritized businesses shall be uniformly managed by the Post-Customs Clearance Examination Department of the General Department of Customs.

2. To assure adequate and accurate comments on and evaluation of businesses, the General Department of Customs requests related local customs departments to provide information and give comments on and evaluation of these businesses’ law observance and export and import activities.

3. Other agencies attached to or under the General Department of Customs that have information and recommendation related to the law observance, customs clearance of goods, post-customs clearance examination, inspection, handling of violations regarding exported or imported goods or domestically purchased goods or services of prioritized businesses shall report them to the General Department of Customs for consideration and decision.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Priorities at the stage of customs clearance

Priorities at the stage of customs clearance include exemption from detailed examination of customs dossiers and exemption from physical inspection of goods (except cases showing clear signs of violation):

1. Exemption from detailed examination of customs dossiers (including paper dossiers and electronic dossiers) means that customs offices receive dossiers and only examine the completeness, legality and validity (of the presentation) of these dossiers and do not examine their contents in detail. Businesses shall take responsibility before law and customs offices for the legality, validity and contents of their dossiers.

2. Exemption from physical inspection of goods means exemption from manual inspection and inspection by machines and equipment.

Article 17. Priorities at the post-customs clearance stage

During the time of application of the priority regime to businesses, customs offices shall not conduct post-customs clearance inspection at the offices of these businesses (except cases showing clear signs of violation and cases of inspection for evaluation of their law observance under regulations).

1. No post-customs clearance inspection at offices of businesses means that customs offices do not issue inspection decisions or set up inspection teams to conduct inspection at the offices of businesses. When being notified by customs offices of their errors or matters which must be clarified, businesses shall review these errors or matters and give explanations to customs offices. Form and places of making explanations are specified in Article 145 of the Ministry of Finance’s Circular No. 194/2010/TT-BTC of December 6, 2010.

2. Planned inspection to evaluate the law observance by prioritized businesses shall be conducted once every 5 years.

Article 18. Application of e-customs procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In case there is a plausible reason, goods of a prioritized business may be entitled to customs clearance with a simple dossier consisting of a customs declaration, commercial invoices and import or export permit (if any).

Other documents may be additionally submitted by the business within 30 days under Article 9 of the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005.

3. E-customs declarations of prioritized businesses shall be identified by declaration registration systems of customs offices for automatic application of the priority regime.

Article 19. Priority in payment of duties and customs charges

1. If wishing to pay customs charges and fees only once a month on a given day, businesses may register for payment on such day with the General Department of Customs.

2. If wishing to pay duties to customs offices only once a month on a given day, businesses may ask for permission to pay on such day for export or import consignments within the duty payment grace period as provided by law.

3. Via-bank payment of duties and charges must comply with Article 3 of the Government’s Decree No. 87/2010/ND-CP of August 13, 2010.

Article 20. Application of the regime of duty refund and liquidation first and inspection later

1. Duty refund first and inspection later comply with Article 60 of the Law on Tax Administration; Article 30 of the Government’s Decree No. 85/2007/ND-CP of May 25, 2007, detailing a number of articles of the Law on Tax Administration; Clause 21, Article 1 of the Government’s Decree No. 106/2010/ND-CP of October 28, 2010, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 85/2007/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Modification of customs declarations and making of additional declarations in customs dossiers

The modification of customs declarations and making of additional declarations in customs dossiers comply with Article 12 of the Ministry of Finance’s Circular No. 194/2010/TT-BTC of December 6, 2010.

Article 22. Single customs declaration

1. Single customs declaration and time limit for liquidation of single customs declarations comply with Article 9 of the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005.

2. Prioritized businesses may make single customs declarations in either of the following forms:

- For goods exported or imported across the border or through border gates, customs declaration shall be made first, exportation or importation later.

- For goods imported on the spot; and materials, components and spare parts purchased from bonded warehouses for production, importation shall be conducted first (supervised and recorded in monitoring books by customs offices of bonded warehouses), customs declaration later.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF CUSTOMS OFFICES AND BUSINESSES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To give to a prioritized business the priorities specified in Articles 16 thru 22, Chapter IV of this Circular, unless they detect any of the following violations of this business:

1.1. Exporting or importing goods on the list of those banned from export or import under law.

1.2. In case of having a ground to believe that the business has erroneously declared the goods name, heading, quantity, weight, value or origin, leading to wrongful duty declaration (reduction of payable duty amount, increase in refundable duty amount, giving rise to or increase in exempted duty amount) with an error of VND 50 (fifty) million or more, customs offices shall decide to suspend the application of the priority regime to the business. After examining and handling the violation, if the business is sanctioned so severely that it can no longer satisfy the condition of observance of the customs law, customs offices shall decide to terminate the application of the priority regime to the business, revoke the decision on recognition of the prioritized business, and concurrently notify such to related agencies specified in Clause 3, Article 5 of this Circular.

- The General Department of Customs is competent to decide to suspend or terminate the application of the priority regime to businesses. Upon detecting any violations of businesses, the units attached to and under the General Department of Customs shall report them to the General Department of Customs for consideration and decision on termination or suspension of application of the priority regime (according to form No.06/DNUT), or for decision on revocation of decisions on termination or suspension (according to form No. 07 provided in this Circular).

- Pending the issuance by the General Department of Customs of decisions on suspension or termination of application of the priority regime to businesses, these businesses may still enjoy the priority regime.

2. To regularly analyze export or import operations and collect figures of exported or imported goods of businesses so as to help them raise their law observance capability and early detect errors for timely remedying.

The General Department of Customs shall organize a specialized section to coordinate with businesses in receiving and collecting information and analyzing export or import operations and figures of exported or imported goods of businesses. In case it detects errors of businesses or matters which must be clarified, it shall notify such to businesses for self-checking:

- If businesses admit that detections of customs offices are correct, they are required to take remedies (additional declaration; addition of documents; additional duty payment).

- If businesses believe that detections of customs offices are incorrect or there is a matter which remains unclear to customs offices, they are required to make written explanations (enclosed with proof documents). If explanations made by businesses show that they have sufficient legal grounds or evidence to prove that they have made no error or clearly explained matters raised by customs offices, customs offices shall accept explanations of businesses. If businesses fail to or cannot make explanations, customs offices shall work with businesses in re-examining the matters and make conclusions on or handle the matters under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Forms of consultancy include:

- Written consultancy: Customs offices shall issue written replies to businesses on matters raised by the latter for consultancy.

- Oral consultancy: Assigned customs officers shall receive consultancy requests of businesses and orally give consultancy. If matters raised by businesses for consultancy fall beyond these officers’ professional fields or capability, they shall request their superiors to issue written replies to businesses.

Article 24. Responsibilities of prioritized businesses

1. To properly observe the law.

2. To regularly conduct self-checking to detect and remedy errors. When having a new export or import goods item of which the two parties have not reached agreement on its identification number, businesses shall propose a goods identification number and notify it to the General Department of Customs for consideration and approval.

3. To periodically report on their export or import operations and provide figures of exported or imported goods to customs offices.

- Quarterly, in the first week of the quarter, businesses shall report on their export or import operations and provide figures of exported or imported goods in the previous quarter (according to forms No. 08a/DNUT and 08b/DNUT provided in this Circular) to the General Department of Customs.

- Reporting and provision of information shall be made through the computer network connected between them and the General Department of Customs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When being notified by the General Department of Customs of errors or unclear matters in their customs dossiers, they shall re-check, reply and explain notified errors or matters in an adequate and prompt manner.

5. To actively coordinate with customs offices in case of customs inspection

In case customs offices conduct examination at the offices of businesses or businesses request customs offices to come and work on unclear matters, businesses shall create favorable conditions for and comprehensively coordinate with examination teams. For matters on which remain divergent opinions, they shall coordinate with customs offices in finding lawful solutions.

6. Before enjoying the priority regime provided in this Circular, to notify the General Department of Customs and district-level Customs Departments with which procedures for their exported or imported goods are carried out of agents carrying out customs procedures for their exported or imported goods and guarantee the law observance by these agents. In case of change of an agent, they shall notify such to those customs offices. They shall regularly examine the law observance by their agents and promptly notify detected errors (if any) to customs offices.

Chapter VI

HANDLING OF VIOLATIONS; COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 25. Handling of violations

1. Prioritized businesses committing law violations shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled under law.

2. Organizations and individuals are strictly prohibited from taking advantage of this priority regime to violate policies and laws. Violators shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. All individuals and organizations may complain about, and all citizens may denounce law violations in the course of implementation of this Circular.

2. The lodging and settlement of complaints and denunciations comply with the law on complaints and denunciations.

Chapter VII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 27. Implementation responsibility

1. Pursuant to this Circular, the General Director of Customs shall direct and guide customs offices in implementing this Circular; and after the period of pilot implementation, review and appraise the implementation and elaborate the priority regime for submission by the Ministry of Finance to the Prime Minister for promulgation.

2. The General Department of Customs shall closely coordinate with related agencies and units in assuring proper and effective implementation of this Circular.

Article 28. Effect

This Circular takes effect 45 days after the date of its signing.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

 

* All the forms provided in this Circular are not printed herein.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 63/2011/TT-BTC ngày 13/05/2011 quy định về áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.338

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.113.197
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!