Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 32/2018/TT-BLĐTBXH hỗ trợ đào tạo nghề lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ

Số hiệu: 32/2018/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 26/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Miễn chi phí đào tạo nghề cho NLĐ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 26/12/2018, Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 32/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, NLĐ có đủ điều kiện tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018, được DN cử tham gia các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng, thì được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo.

Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo do doanh nghiệp lựa chọn trên cơ sở ngành, nghề ĐKKD của doanh nghiệp và có trong danh mục ngành nghề được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Doanh nghiệp được lựa chọn cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc TW nơi doanh nghiệp hoạt động, có ngành nghề đào tạo quy định trên để cử NLĐ tham gia các khóa đào tạo nghề.

Xem thêm nội dung chi tiết tại Thông tư 32/2018/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực kể từ ngày 08/02/2019).

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2018/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-Ttg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: điều kiện đối với lao động được hỗ trợ đào tạo nghề; ngành nghề được hỗ trợ đào tạo; quy trình, hình thức tổ chức đào tạo; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp); doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Điều kiện đối với lao động được hỗ trợ đào tạo nghề

1. Người lao động có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, được doanh nghiệp cử tham gia các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng, thì được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo.

2. Trong số các đối tượng nêu tại Khoản 1 của Điều này, ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động ở các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Điều 4. Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo

1. Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng do doanh nghiệp lựa chọn, xác định trên cơ sở ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và có trong danh mục ngành nghề được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-Ttg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

2. Doanh nghiệp được lựa chọn cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp hoạt động, có ngành nghề đào tạo quy định tại Khoản 1 của Điều này để cử người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề.

Điều 5. Quy trình, hình thức tổ chức đào tạo

1. Doanh nghiệp cử một người lao động hoặc nhiều người lao động của doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo nghề bằng văn bản, trong đó ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, thời gian làm việc tại doanh nghiệp, số sổ bảo hiểm xã hội, ngành, nghề cần đào tạo, hình thức đào tạo, dự kiến thời gian tham gia khóa đào tạo đối với từng người lao động, gửi cơ sở đào tạo nghề nghiệp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.

2. Cơ sở đào tạo nghề nghiệp tiếp nhận văn bản của doanh nghiệp, thực hiện công tác tuyển sinh, nhập học đối với lao động của doanh nghiệp như đối với người học của cơ sở đào tạo nghề nghiệp vào học trình độ sơ cấp theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH) hoặc vào học chương trình đào tạo dưới 3 tháng theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên (sau đây gọi tắt là Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH).

3. Người lao động của doanh nghiệp cử tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng được tổ chức học theo lớp riêng hoặc học hòa nhập cùng với người học của cơ sở đào tạo nghề nghiệp, do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quyết định và thông báo cho doanh nghiệp, người học trước khi khai giảng khóa học ít nhất 10 ngày làm việc.

4. Cơ sở đào tạo nghề nghiệp tổ chức đào tạo đối với lao động của doanh nghiệp cử tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH theo đúng ngành nghề, nội dung đào tạo do doanh nghiệp lựa chọn.

Trường hợp người lao động của doanh nghiệp được cử tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp theo hình thức vừa làm vừa học thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan

1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với bộ, ngành trung ương, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Thông tư này. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện trong báo cáo tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp hàng năm.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của địa phương; các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này.

b) Bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này.

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

3. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này.

b) Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này.

c) Tổng hợp kế hoạch và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp của các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn theo quy định hiện hành.

d) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp của các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện trong báo cáo giáo dục nghề nghiệp hàng năm gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Thông tin, phổ biến chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định của phát luật và hướng dẫn tại Thông tư này.

b) Hàng năm, đề xuất kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động với các nội dung chủ yếu: Đánh giá kết quả hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp năm trước (nếu có); dự kiến kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; dự kiến số lượng lao động cần đào tạo, ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và các nội dung khác có liên quan.

c) Lựa chọn ngành nghề đào tạo, cơ sở đào tạo nghề nghiệp và cử người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tham gia khóa đào tạo nghề theo quy định tại Thông tư này. Chịu trách nhiệm về việc lựa chọn, đề xuất việc cử người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tham gia khóa đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.

d) Chi trả tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động và các chi phí khác (nếu có) theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động khi cử tham gia các khóa đào tạo nghề.

đ) Tham gia giám sát việc tổ chức đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề nghiệp đối với người lao động do doanh nghiệp cử đi học và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong báo cáo hàng năm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Bộ luật Lao động.

5. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo nghề nghiệp

a) Hằng năm lập kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

b) Hướng dẫn người lao động làm việc trong doanh nghiệp về hồ sơ tuyển sinh, quản lý đào tạo. Tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

c) Thông báo cho doanh nghiệp tình hình và kết quả học tập của người lao động do doanh nghiệp cử khi kết thúc khóa đào tạo nghề.

d) Báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp trong báo cáo tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. Trách nhiệm của người học là lao động đang làm việc trong doanh nghiệp

a) Tìm hiểu và có quyền yêu cầu doanh nghiệp phổ biến, hướng dẫn để nắm được các chính sách, quy định về hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và yêu cầu đào tạo, phát triển nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Thực hiện quyền lựa chọn, đề xuất với doanh nghiệp về ngành nghề đào tạo, cơ sở đào tạo nghề nghiệp, địa điểm đào tạo, hình thức đào tạo, thời gian tham gia khóa đào tạo và các hỗ trợ cần thiết khác khi tham gia khóa đào tạo nghề phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của doanh nghiệp.

c) Kê khai đúng, đầy đủ về bản thân và chịu trách nhiệm về những nội dung đã kê khai trong hồ sơ nhập học. Tham gia đầy đủ theo chương trình đào tạo của khóa học. Chấp hành các quy định của lớp học, của cơ sở đào tạo nghề nghiệp.

d) Báo cáo kết quả tham gia khóa đào tạo nghề và chấp hành sự phân công của doanh nghiệp sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị có liên quan;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TCGDNN (30 bản).

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 32/2018/TT-BLDTBXH

Hanoi, December 26, 2018

 

CIRCULAR

ON GUIDELINES FOR VOCATIONAL TRAINING ASSISTANCE FOR EMPLOYEES IN SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES

Pursuant to Law on Vocational Education dated November 21, 2014;

Pursuant to the Law on Assistance for Small and Medium-Sized Enterprises dated June 12, 2017;

Pursuant to Government's Decree No. 48/2015/ND-CP dated May 15, 2015 on guidelines for Law on Vocational Education;

Pursuant to Government's Decree No. 39/2018/ND-CP dated March 11, 2018 on guidelines for Law on Assistance for Small and Medium-Sized Enterprises;

Pursuant to Government's Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to Decision No. 46/2015/QD-TTg dated September 28, 2015 of the Prime Minister on assistance policies for elementary-level training and training under 3 months;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on guidelines for vocational training assistance for employees in small and medium-sized enterprises (hereinafter referred to as SMEs).

Article 1. Scope

This Circular provides guidelines for vocational training assistance at elementary level, training for under 3 months for employees in SMEs, including: eligibility requirements for employees receiving vocational training assistance; eligible vocations under assistance scheme; training process and methods; responsibilities of related agencies, units and individuals.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to employees working for SMEs; junior colleges, post-secondary schools, vocational education centers and other institutions which register vocational education activities (hereinafter referred to as vocational training institutions); SMEs prescribed in Clause 1 Article 4 of the Law on Assistance for Small and Medium-Sized Enterprises (hereinafter referred to as enterprises); related agencies, units and individuals.

Article 3. Eligibility requirements for employees receiving vocational training assistance

1. An employee who meets eligibility requirements prescribed in Clause 2 Article 14 of Decree No. 39/2018/ND-CP dated March 11, 2018 on guidelines for the Law on Assistance for SMEs and is sent by the enterprise to attend vocational training courses at elementary level or for under 3 months, may receive 100% of course fee subsidy.

2. Among the employees prescribed in Clause 1 of this Article, those who fall under the following cases will be given priority over vocational training assistance: people with meritorious services to the revolution, disabled people, ethnics, members of poor households, near poor households, members of households whose agricultural land or business land is appropriated, and employees who work for enterprises operating in rural areas, mountainous areas, ethnic minority areas and enterprises whose owners are females.

Article 4. Eligible vocations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The enterprise may choose a vocational training institution in the central-affiliated city or province where it has operated which has training vocations prescribed in Clause 1 of this Article to send its employees to attend vocational training courses.

Article 5. Training process and methods

1. The enterprise sends an employee or employees to attend vocational training courses together with a document, specifying full name, date of birth, working time, number of social insurance book, expected vocations, training method, expected time of training for each employee, and send it to the vocational training institution and Department of Labor, War Invalids and Social Affairs where the enterprise has operated.

2. After the vocational training institution receives the document from the enterprise, it shall enroll or admit the employee(s) of the enterprise as the same as trainees to attend courses at elementary level as prescribed in Circular No. 42/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on training at elementary level (hereinafter referred to as Circular No. 42/2015/TT-BLDTBXH) or to attend courses under 3 months as prescribed in Circular No. 43/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on continuing form of training (hereinafter referred to as Circular No. 43/2015/TT-BLDTBXH).

3. Employees of the enterprise sent to attend a training course at elementary level or under 3 months may be arranged to attend a separate course or jointly attend with trainees of the vocational training institution, subject to decision of the head of the vocational training institution. The vocational training institution shall notify the enterprise and the trainees at least 10 working days before the start of the course.

4. The vocational training institution organizes training for employees of enterprises to attend training courses at elementary level as prescribed in Circular No. 42/2015/TT-BLDTBXH or training courses under 3 months in accordance with Circular No. 43/2015/TT-BLDTBXH according to the vocations and training skills chosen by the enterprise.

If the employee of enterprise is sent to attend an in-service training course at elementary level, provisions of Circular No. 31/2017/TT-BLDTBXH dated December 28, 2017 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on training at college, secondary, elementary level in in-service training form.

Article 6. Responsibilities of related agencies, units and individuals

1. General Department of Vocational Education shall assist the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to take charge and cooperate with ministries or central agencies and local governments in directing and guiding provisions in this Circular. Inspect and evaluate implementation of policies for vocational training assistance for employees in enterprises as prescribed and consolidate the reports on performance of annual vocational enrollment and training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Direct Departments, agencies and units; vocational training institutions, enterprises of cities or provinces to implement this Circular.

b) Set aside budget for policies for vocational training assistance for employees in enterprises in accordance with laws and regulations and guidelines in this Circular.

c) Inspect and evaluate the implementation of policies for vocational training assistance for employees in enterprises and consolidate the reports on performance and then send them o the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance, and the Ministry of Planning and Investment as prescribed.

3. Responsibilities of Department of Labor, War Invalids and Social Affairs

a) Advise People’s Committee of central-affiliated city or province to initiate policies for vocational training assistance for employees in enterprises as prescribed in this Circular.

b) Guide enterprises and vocational training institutions in the province or city to implement policies for vocational training assistance for employees in enterprises as prescribed in this Circular.

c) Consolidate plans and performance of policies for vocational training assistance for employees in enterprises of vocational training institutions in the province or city in accordance with applicable regulations and laws.

d) Inspect, supervise and evaluate implementation of policies for vocational training assistance for employees in enterprises of vocational training institutions, enterprises in the province or city and consolidate the annual reports on performance of vocational education institutions and send them to General Department of Vocational Education, People’s Committee of central-affiliated city and province.

4. Responsibilities of SMEs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Annually, propose plans for vocational training assistance for employees in enterprises, under guidelines of Department of Labor, War Invalids and Social Affairs where the enterprises have operated, at least containing: evaluation of performance of vocational training assistance in the previous year (if any); intended plan for business development of enterprise; expected number of employees to be trained, vocations and training methods and other matters.

c) Choose vocations, vocational training institutions and send employees in the enterprise to attend vocational training courses as prescribed in this Circular. Take responsibility for choosing, proposing employees in the enterprise to attend vocational training courses as per the law.

d) Pay salaries, contributions to the insurance fund, health insurance fund to the trainees while they are attending courses as prescribed in Clause 3 Article 62 of the Labor Code and other costs (if any) as prescribed in Article 144 of the Labor Code. The enterprise shall reach agreement with the employee on other-related costs.

dd) Supervise the vocational training of vocational training institutions provided for employees sent by the enterprise and consolidate the reports on performance of policies for vocational training assistance in the annual report and send it to Department of Labor, War Invalids and Social Affairs where the enterprise has operated as prescribed in Clause 2 Article 60 of the Labor Code.

5. Responsibilities of vocational training institutions

a) Prepare annual plans for implementation of policies for vocational training assistance for employees in enterprises under guidelines of Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of central-affiliated cities or provinces

b) Provide employees in enterprises with guidance on enrollment applications, training administration. Provide vocational training courses at elementary level or under 3 months for employees in enterprises as prescribed in Article 5 of this Circular.

c) Notify enterprises of performance of trainees who are sent by the enterprises to attend the vocational training courses.

d) Send reports on vocational training courses for employees in enterprises in reports on enrollment and vocational training as prescribed to Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of central-affiliated cities or provinces.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Learn about and request the enterprise to provide employees with guidelines for policies and regulations on vocational training assistance for employees in enterprises and human resource training and development for enterprises.

b) Choose and propose enterprises vocations, vocational training institutions, training locations, training methods, training duration and other necessities when attending vocational training courses in accordance with laws and regulations and regulations of enterprises.

c) Properly and fully declare information about trainees and take responsibility for declared information in the admission applications. Fully participate in training programs of the course. Observe regulations of the class, of the vocational training institution.

d) Report trainees’ performance in the training course and observance of the enterprise’s assignment after the completion of the vocational training course.

Article 7. Entry in force

1. This Circular comes into force as of February 8, 2019.

2. The difficulties that arise during the implementation must be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.171

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.91.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!