Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 156/2007/TT-BTC chế độ tài chính doanh nghiệp bảo hiểm môi giới bảo hiểm hướng dẫn Nghị định 46/2007/NĐ-CP

Số hiệu: 156/2007/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 20/12/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 156/2007/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 46/2007/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000;
Căn cứ Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7195/VPCP-KTTH ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau
:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về tài chính có liên quan.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện chế độ quản lý tài chính của doanh nghiệp.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật về tài chính có liên quan và có biện pháp xử lý nghiêm đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật.

II. VỐN ĐIỀU LỆ

1. Các quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (“Nghị định số 46/2007/NĐ-CP”).

2. Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, số tiền tại tài khoản phong toả của ngân hàng theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (“Nghị định số 45/2007/NĐ-CP”) được chuyển thành vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và được sử dụng theo các quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. 

3. Vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn điều lệ do chủ sở hữu thực góp vào doanh nghiệp.

4. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.  

5. Vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp như sau:

5.1. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thấp hơn mức vốn pháp định thì doanh nghiệp phải bổ sung vốn điều lệ để bảo đảm nguồn vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn pháp định.

5.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có mức vốn điều lệ đã góp bằng mức vốn pháp định được kinh doanh bảo hiểm gốc các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm vệ tinh. Để kinh doanh một hoặc tất cả các loại hình bảo hiểm này, doanh nghiệp phải bổ sung vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định là 100 tỷ đồng Việt Nam.

5.3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm kinh doanh đồng thời cả môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm thì phải bổ sung vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định là 4 tỷ đồng Việt Nam.

5.4. Doanh nghiệp bảo hiểm có mức vốn điều lệ đã góp bằng mức vốn pháp định được mở tối đa 20 chi nhánh và văn phòng đại diện. Đối với mỗi chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tăng thêm doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung vốn điều lệ đã góp là 10 tỷ đồng.

6. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định số 46/2007/NĐ-CP có hiệu lực, các quy định về vốn điều lệ bổ sung cụ thể như sau:

6.1. Trường hợp doanh nghiệp không thay đổi nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động thì thực hiện các quy định về bổ sung vốn điều lệ đã góp tại khoản 5 Mục II Thông tư này trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định số 46/2007/NĐ-CP có hiệu lực.

6.2. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động thì phải thực hiện ngay các quy định về vốn điều lệ đã góp bổ sung tại khoản 5 Mục II Thông tư này.

7. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có số vốn điều lệ đã góp thấp hơn mức vốn điều lệ đã góp quy định tại Thông tư này phải lập và gửi Bộ Tài chính kế hoạch bổ sung vốn điều lệ theo khoản 6 Mục II Thông tư này và phải thực hiện theo kế hoạch bổ sung vốn đã gửi Bộ Tài chính.

III. DỰ  PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

1. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

2.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.

2.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn và đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo hướng dẫn tại điểm 2.4 khoản 2 Mục III Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thì phải bảo đảm cho kết quả dự phòng nghiệp vụ cao hơn và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.

2.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.

2.4. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:

2.4.1. Dự phòng phí chưa được hưởng:

a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:

+ Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không: bằng 25% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

+ Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ bảo hiểm này. 

b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:

+ Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều giữa các tháng trong quý, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:

Dự phòng phí chưa được hưởng

=

Phí bảo hiểm giữ lại

X

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 được tính như sau:

Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2007:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Năm

Quý

2008

I

1/8

II

3/8

III

5/8

IV

7/8

Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 8. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 được tính như sau:  

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Năm

Quý

2008

I

1/16

II

3/16

III

5/16

IV

7/16

2009

I

9/16

II

11/16

III

13/16

IV

15/16

+ Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều trong tháng, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:

Dự phòng phí chưa được hưởng

=

Phí bảo hiểm giữ lại

X

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 được tính như sau:

Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2007:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

Tỷ lệ phí bảo hiểmchưa được hưởng

Năm

Tháng

2008

1

1/24

2

3/24

3

5/24

4

7/24

5

9/24

6

11/24

7

13/24

8

15/24

9

17/24

10

19/24

11

21/24

12

23/24

Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 24. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 được tính như sau:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

Năm

Tháng

2008

1

1/48

2

3/48

3

5/48

4

7/48

5

9/48

6

11/48

7

13/48

8

15/48

9

17/48

10

19/48

11

21/48

12

23/48

2009

1

25/48

2

27/48

3

29/48

4

31/48

5

33/48

6

35/48

7

37/48

8

39/48

9

41/48

10

43/48

11

45/48

12

47/48

c) Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:

Dự phòng phí chưa được hưởng

 

Phí bảo hiểm giữ lại X Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm

=

---------------------------------------------------------------

 

Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm

2.4.2 Dự phòng bồi thường:  

a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường: Theo phương pháp này, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập 2 loại dự phòng:

+ Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo phương pháp ước tính số tiền bồi thường cho từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

+ Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo công thức sau:


Dự phòng BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi BT cho năm TC hiện tại

 

Tổng số tiền BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi BT của 3 năm TC trước liên tiếp

 

Số tiền BT phát sinh của năm TC hiện tại

 

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của năm TC hiện tại

 

Thời gian chậm yêu cầu đòi BT bình quân của năm TC hiện tại

=

--------------------------

x

x

----------------------

x

--------------------

 

Tổng số tiền BT phát sinh của 3 năm TC trước liên tiếp

 

 

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của năm TC trước

 

Thời gian chậm yêu cầu đòi BT bình quân của năm TC trước

Trong đó:

Số tiền bồi thường phát sinh của một năm tài chính bao gồm số tiền bồi thường thực trả trong năm cộng với dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết tại thời điểm cuối năm.

 Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn thất xảy ra tới khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường (tính bằng số ngày).

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường:

Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm dự đoán số tiền doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải bồi thường trong tương lai. Để tính toán dự phòng bồi thường theo phương pháp này, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ cần phân tích các dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm tuân theo các quy luật ổn định và không có sự bất thường.

Ví dụ: Tính dự phòng bồi thường theo phương pháp hệ số phát sinh bồi thường cho một nghiệp vụ bảo hiểm nhất định tại thời điểm 31/12/2007:

+ Bước 1: Thống kê toàn bộ các khoản thanh toán bồi thường thực trả tới thời điểm 31/12/2007 phân theo năm xảy ra tổn thất và năm bồi thường theo bảng sau (số liệu chỉ mang tính minh họa):

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra tổn thất

Năm bồi thường

1

2

3

4

5

6

7

8

2000

5.445

3.157

2.450

1.412

600

352

431

185

2001

5.847

3.486

1.366

848

1.045

1.054

369

 

2002

5.981

4.854

1.948

2.554

1.680

489

 

 

2003

7.835

4.453

3.888

3.335

2.088

 

 

 

2004

9.763

6.517

3.563

3.984

 

 

 

 

2005

10.745

6.184

4.549

 

 

 

 

 

2006

14.137

8.116

 

 

 

 

 

 

2007

15.162

 

 

 

 

 

 

 

Theo bảng thống kê bồi thường nêu trên (dòng 2000):

Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2000 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2000 là 5.445 triệu đồng.

Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2001 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2000 là 3.157 triệu đồng.

Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2002 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2000 là 2.450 triệu đồng.

Việc thống kê số tiền bồi thường trong các năm tiếp theo cho các tổn thất xảy ra trong năm 2000 được tiến hành tương tự như trên cho tới khi không còn khoản tiền bồi thường nào phát sinh thêm nữa. Ở ví dụ này, sau năm 2007 (năm bồi thường thứ 8) không còn khoản tiền bồi thường nào phải thanh toán cho các tổn thất xảy ra trong năm 2000.

Việc thống kê số tiền bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong năm 2001, 2002,...., 2007 được thực hiện tương tự như năm 2000. Số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường sẽ tùy thuộc vào độ dài thời gian từ khi tổn thất xảy ra tới khi tổn thất được bồi thường hết. Thông thường, các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm có số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường nhiều hơn là các nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm tài sản...

+ Bước 2: Chuyển bảng thống kê số liệu bồi thường theo từng năm đã lập ở trên thành bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế, trong đó số liệu bồi thường luỹ kế của mỗi năm là tổng các khoản bồi thường thực trả của năm đó và các năm trước đó.  

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra tổn thất

Năm bồi thường

1

2

3

4

5

6

7

8

2000

5.445

8.602

11.052

12.464

13.064

13.416

13.847

14.032

2001

5.847

9.333

10.699

11.547

12.592

13.646

14.015

 

2002

5.981

10.835

12.783

15.337

17.017

17.506

 

 

2003

7.835

12.288

16.176

19.511

21.599

 

 

 

2004

9.763

16.280

19.843

23.827

 

 

 

 

2005

10.745

16.929

21.478

 

 

 

 

 

2006

14.137

22.253

 

 

 

 

 

 

2007

15.162

 

 

 

 

 

 

 

Theo bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế nêu trên (dòng năm 2000):

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2000 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2000 là 5.445 triệu đồng.

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2001 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2000 là 3.157 triệu đồng + 5.445 triệu đồng = 8.602 triệu đồng.

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2002 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2000 là 2.450 triệu đồng + 8.602 triệu đồng = 11.052 triệu đồng.

+ Bước 3: Tính hệ số phát sinh bồi thường qua các năm bằng cách chia số liệu bồi thường luỹ kế của năm sau cho năm trước đó.

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra tổn thất

Hệ số phát sinh bồi thường

2/1

3/2

4/3

5/4

6/5

7/6

8/7

2000

1.580

1.285

1.128

1.048

1.027

1.032

1.013

2001

1.596

1.146

1.079

1.090

1.084

1.027

 

2002

1.812

1.180

1.200

1.110

1.029

 

 

2003

1.568

1.316

1.206

1.107

 

 

 

2004

1.668

1.219

1.201

 

 

 

 

2005

1.576

1.269

 

 

 

 

 

2006

1.574

 

 

 

 

 

 

Hệ số phát sinh BT bình quân

1.625

1.236

1.163

1.089

1.047

1.030

1.013

Sau đó tính hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2, từ năm thứ 2 qua năm thứ 3, từ năm thứ 3 qua năm thứ 4....bằng cách tính giá trị trung bình của hệ số phát sinh bồi thường của từng cột trong bảng trên.

+ Bước 4: Sử dụng hệ số phát sinh bồi thường bình quân tính được ở bước 3 để ước tính số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong các năm 2000, 2001,..., 2007 (phần in đậm trong bảng dưới đây):

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra tổn thất

Năm bồi thường

1

2

3

4

5

6

7

8

2000

5.445

8.602

11.052

12.464

13.064

13.416

13.847

14.032

2001

5.847

9.333

10.699

11.547

12.592

13.646

14.015

14.197

2002

5.981

10.835

12.783

15.337

17.017

17.506

18.031

18.266

2003

7.835

12.288

16.176

19.511

21.599

22.614

23.293

23.595

2004

9.763

16.280

19.843

23.827

25.948

27.167

27.982

28.346

2005

10.745

16.929

21.478

24.979

27.202

28.481

29.335

29.716

2006

14.137

22.253

27.505

31.988

34.835

36.472

37.566

38.055

2007

15.162

24.638

30.453

35.417

38.569

40.382

41.593

42.134

Theo bảng trên (dòng năm 2007):

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2008 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2007 là 15.162 triệu đồng x 1,625 = 24.638 triệu đồng (1,625 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2).

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2009 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2007 là 24.638 triệu đồng x 1,236 = 30.453 triệu đồng (1,236 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 2 qua năm thứ 3).

Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2010 (năm bồi thường thứ 4) cho các tổn thất xảy ra trong năm 2007 là 30.453 triệu đồng x 1,163 = 35.417 triệu đồng (1,163 là hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 3 qua năm thứ 4).

Số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong năm 2006, 2005,....,2000 tính tương tự như năm 2007.

+ Bước 5: Ước tính dự phòng bồi thường:

Dự phòng bồi thường tại thời điểm 31/12/2007 được ước tính bằng cách lấy tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 2000, 2001,..., 2007 trừ đi tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất đó tính tới ngày 31/12/2007, trong đó:  

Tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 2000, 2001,..., 2007 chính là số tiền bồi thường luỹ kế ở năm bồi thường thứ 8 của bảng trên.

Tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 2000, 2001,..., 2007 tính tới thời điểm 31/12/2007 chính là số tiền bồi thường luỹ kế nằm dọc theo đường chéo của bảng trên.

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra tổn thất

 Năm bồi thường

Tính toán dự phòng BT tại 31/12/2007

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng số tiền ước tính phải BT

Tổng số tiền đã BT tới ngày 31/12/07

Dự phòng bồi thường ước tính

2000

 

 

 

 

 

 

 

14.032

14.032

14.032

0

2001

 

 

 

 

 

 

14.015

14.197

14.197

14.015

182

2002

 

 

 

 

 

17.506

 

18.266

18.266

17.506

760

2003

 

 

 

 

21.599

 

 

23.595

23.595

21.599

1.996

2004

 

 

 

23.827

 

 

 

28.346

28.346

23.827

4.519

2005

 

 

21.478

 

 

 

 

29.716

29.716

21.478

8.238

2006

 

22.253

 

 

 

 

 

38.055

38.055

22.253

15.802

2007

15.162

 

 

 

 

 

 

42.134

42.134

15.162

26.972

TỔNG CỘNG

208.341

149.872

58.469

Như vậy, với số liệu thống kê bồi thường như trên, dự phòng bồi thường ước tính của nghiệp vụ bảo hiểm mà ta đang nghiên cứu tại thời điểm 31/12/2007 là 58.469 triệu đồng.

2.4.3. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: 

Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm được áp dụng theo tỷ lệ từ 3% đến 5% phí thực giữ lại.

3.  Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

3.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp xác nhận.

3.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được phép lựa chọn và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại điểm 3.4 khoản 3 Mục III Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thì phải bảo đảm cho kết quả dự phòng nghiệp vụ cao hơn và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.  

3.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không được phép thay đổi phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp thay đổi phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.

3.4. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ:

3.4.1. Dự phòng toán học:

a) Phương pháp trích lập: theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh dùng để tính dự phòng không được cao hơn 90% phí bảo hiểm thực tế thu được.

 b) Nguyên tắc tính dự phòng: dự phòng toán học theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh Zillmer 3% số tiền bảo hiểm tính theo nguyên tắc sau:

Dự phòng toán học

=

Giá trị hiện tại của tổng số tiền bảo hiểm sẽ phải trả trong tương lai

-

Giá trị hiện tại của tổng số phí bảo hiểm thuần điều chỉnh Zillmer 3% số tiền bảo hiểm sẽ thu trong tương lai

c) Cơ sở tính dự phòng: doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ sử dụng các cơ sở sau đây để tính dự phòng toán học:

+ Bảng tỷ lệ tử vong quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980).

+ Lãi suất kỹ thuật tối đa bằng 80% lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng.

d) Dự phòng toán học được coi là bằng 0 trong trường hợp tính theo phương pháp và cơ sở nêu trên cho ra kết quả là số âm.

3.4.2. Dự phòng phí chưa được hưởng: được áp dụng như đối các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ.

3.4.3. Dự phòng bồi thường: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

3.4.4. Dự phòng chia lãi: chỉ áp dụng với những hợp đồng có lãi chia được tích lũy qua các năm hợp đồng bảo hiểm và được tính theo công thức sau:

Dự phòng chia lãi

=

Tổng lãi công bố chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính

+

Giá trị tích lũy của lãi đã công bố chia cho chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước nhưng chưa chi trả

3.4.5. Dự phòng bảo đảm cân đối: được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm.

IV. ĐẦU TƯ VỐN

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện đầu tư vốn theo quy định tại Mục 3, Chương II Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.

2. Phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tương ứng với mức vốn pháp định của doanh nghiệp chỉ được đầu tư tại Việt Nam và không được sử dụng để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng.

3. Phần vốn chủ sở hữu tương ứng với biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đầu tư theo quy định đối với đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ quy định tại Điều 14 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP và không được sử dụng để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng.

4. Mọi khoản đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài và phải thực hiện dưới tên của doanh nghiệp đó và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi tiến hành.

5. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hạch toán tách bạch các khoản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ và bảo đảm việc ghi nhận các tài sản đầu tư được thực hiện một cách nhất quán.

V. KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP .

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.

3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu:

3.1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là số lớn hơn của các kết quả tính toán sau:

+ 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;

+ 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.

Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm không đáp ứng điều kiện về nhượng tái bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính thì biên khả năng thanh toán tối thiểu được tính bằng 100% số phí bảo hiểm gốc của những hợp đồng bảo hiểm đó.

3.2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

3.2.1. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

3.2.2. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 5 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

Số tiền bảo hiểm chịu rủi ro là phần chênh lệch giữa tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và tổng dự phòng nghiệp vụ.

4. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng thanh toán được xác định như sau:

4.1. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán:

4.1.1. Các khoản tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, trái phiếu chính phủ.

4.1.2. Các tài sản tương ứng với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.

4.2. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán:

4.2.1. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm;

4.2.2. Tài sản tương ứng với quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có);

4.2.3. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng;

4.2.4. Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính;

4.2.5. Chi phí trả trước, cho vay không có bảo lãnh, các khoản tạm ứng, trang thiết bị và đồ dùng văn phòng, các khoản phải thu nội bộ;

4.2.6. Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn trên 2 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật;

4.2.7. Các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng.

4.3. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán:

4.3.1.Các tài sản đầu tư:

a) Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh: loại trừ 1% giá trị hạch toán;

b) Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh: loại trừ 3% giá trị hạch toán;

c) Cổ phiếu được niêm yết: loại trừ 15% giá trị hạch toán;

d) Cổ phiếu không được niêm yết: loại trừ 20% giá trị hạch toán;

đ) Đầu tư trực tiếp vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng: loại trừ 8% giá trị hạch toán;

e) Đầu tư trực tiếp vào bất động sản để cho thuê, các khoản cho vay thương mại có bảo lãnh: loại trừ 15% giá trị hạch toán;

g) Vốn góp vào các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp bảo hiểm: loại trừ 20% giá trị hạch toán.

4.3.2. Các khoản phải thu:

a) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 90 ngày đến dưới 1 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật: loại trừ 30%;

b) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật: loại trừ 50%.

4.3.3. Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính và hàng tồn kho: loại trừ 25% giá trị hạch toán.

4.3.4. Tài sản khác: loại trừ 15% giá trị hạch toán.

VI.  DOANH THU, CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

1.  Doanh thu:

1.1. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các khoản thu theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP , bao gồm:

1.1.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Thu phí bảo hiểm gốc; thu phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%; thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập sau khi đã trừ đi các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm; giảm phí bảo hiểm; phí nhượng tái bảo hiểm; hoàn phí nhận tái bảo hiểm; giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

1.1.2. Doanh thu hoạt động tài chính: Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; thu lãi trên số tiền ký quỹ; thu cho thuê tài sản và các khoản thu hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật.

1.1.3. Thu nhập hoạt động khác: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Nguyên tắc xác định doanh thu:

1.2.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ được xác định theo nguyên tắc sau:

- Doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán khoản thu phí bảo hiểm gốc vào thu nhập khi phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm theo quy định tại Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cụ thể như sau:

+ Doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hoặc có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm.

 + Doanh nghiệp bảo hiểm có thoả thuận cho bên mua bảo hiểm được nợ phí bảo hiểm. Trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải hạch toán vào thu nhập khoản tiền cho bên mua bảo hiểm nợ mặc dù bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm.

+ Doanh nghiệp thoả thuận với bên mua bảo hiểm việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập tương ứng với kỳ hoặc các kỳ phí bảo hiểm đã phát sinh, không hạch toán vào thu nhập phần phí bảo hiểm chưa đến kỳ bên mua bảo hiểm phải nộp phí theo như đã thoả thuận.

+ Trường hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm.

- Doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán thu phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm khi bản thanh toán về tái bảo hiểm được xác nhận. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận với bên nhượng tái bảo hiểm việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ thì sẽ hạch toán vào thu nhập tương ứng với kỳ hoặc các kỳ phí nhận tái bảo hiểm đã phát sinh, không hạch toán vào thu nhập phần phí bảo hiểm chưa đến kỳ bên nhượng tái bảo hiểm phải thanh toán theo như đã thoả thuận.

- Đối với các khoản thu còn lại: doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với các khoản phải chi để giảm thu: doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán vào giảm thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận của các bên, không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền.

1.2.2. Doanh thu hoạt động tài chính là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.

1.2.3. Thu nhập hoạt động khác là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ sau khi đã trừ các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp thuận thanh toán, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Chi phí:

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP , bao gồm:

2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

2.1.1 Chi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm gốc (chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ), hợp đồng tái bảo hiểm sau khi đã trừ đi các khoản phải thu để giảm chi như thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%;

2.1.2. Trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Mục III Thông tư này;

2.1.3. Chi hoa hồng bảo hiểm, hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định tại điểm 6 Mục V Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ;

2.1.4 Chi giám định tổn thất theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ;

2.1.5. Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

2.1.6 Chi xử lý hàng tổn thất đã được giải quyết bồi thường 100%;

2.1.7. Chi quản lý đại lý bảo hiểm như chi đào tạo, tuyển dụng đại lý; chi khen thưởng đại lý và các khoản chi phí khác theo thoả thuận tại hợp đồng đại lý;

2.1.8. Chi đề phòng, hạn chế tổn thất, mức chi không quá 2% số phí bảo hiểm thực tế thu trong năm tài chính để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại Khoản 2, Điều 25 Nghị định 45/2007/NĐ-CP ;

2.1.9. Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm bao gồm các khoản chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra, thẩm định về đối tượng bảo hiểm;

2.1.10. Trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thu được hàng năm đóng góp kinh phí cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy; trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực thu hàng năm để đóng góp vào quỹ tuyên truyền và bảo đảm an toàn giao thông; các khoản trích kinh phí về nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật;

2.1.11. Các khoản chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Chi phí hoạt động tài chính là số phải chi trong năm tài chính bao gồm:

2.2.1. Chi phí cho hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ;

2.2.2. Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

2.2.3. Chi phí cho thuê tài sản;

2.2.4. Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;

2.2.5. Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

2.3. Chi phí hoạt động khác là số phải chi trong năm tài chính bao gồm:

2.3.1. Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

2.3.2. Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;

2.3.3. Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

3. Các quy định khác về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngoài các quy định tại điểm 1 và 2 nêu trên, các khoản doanh thu, chi phí khác của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật.

VII. DOANH THU, CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

1. Doanh thu:

Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại Điều 24 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP , bao gồm:

1.1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ đi khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm.

1.2. Doanh thu hoạt động tài chính: thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay; thu cho thuê tài sản và các khoản thu hoạt động tài chính khác theo qui định của pháp luật.

1.3. Thu nhập hoạt động khác: thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được.

2. Chi phí

2.1. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại Điều 25 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP , bao gồm:

2.1.1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm: chi hoạt động môi giới bảo hiểm; chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

2.1.2. Chi phí hoạt động tài chính: chi phí cho thuê tài sản; chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;

2.1.3. Chi phí hoạt động khác: chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được.

2.2. Các khoản chi của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ.

3. Ngoài các quy định tại khoản 1 và 2 nêu trên, các khoản doanh thu, chi phí khác của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật.

VIII. TÁCH QUỸ VÀ PHÂN CHIA THẶNG DƯ TRONG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1. Tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng:

1.1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải tách và hạch toán riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm (sau đây gọi tắt là quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng).

1.2. Quỹ chủ hợp đồng được tiếp tục chia tách thành quỹ chủ hợp đồng không tham gia chia lãi, quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi. Tùy theo yêu cầu của Bộ Tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, các quỹ chủ hợp đồng này có thể được tiếp tục tách chi tiết hơn. 

1.3. Việc tách tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của từng quỹ phải bảo đảm công bằng, hợp lý, khách quan.

1.4. Tài sản hình thành từ các quỹ chủ hợp đồng được dùng để đáp ứng các trách nhiệm và chi phí liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng để chi trả các khoản tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

1.5. Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ nào thì sẽ được ghi nhận riêng cho quỹ đó. Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ phải được tập hợp và phân bổ cho từng quỹ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý. Doanh nghiệp xác định và phải đăng ký với Bộ Tài chính các nguyên tắc phân bổ trước khi áp dụng. Mọi thay đổi đối với các nguyên tắc này phải được Bộ Tài chính chấp thuận.

1.6. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thực hiện báo cáo việc  tách và duy trì quỹ chủ hữu và quỹ chủ hợp đồng theo quy định của pháp luật. 

2. Bảo đảm khả năng thanh toán của quỹ chủ hợp đồng:

2.1. Trong suốt thời gian hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải bảo đảm khả năng thanh toán cho từng quỹ chủ hợp đồng. Trường hợp quỹ chủ hợp đồng bị thâm hụt (giá trị tài sản thấp hơn mức trách nhiệm), doanh nghiệp phải có trách nhiệm bổ sung từ quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng đó phần thâm hụt. Khi quỹ chủ hợp đồng đó có thặng dư (là phần chênh lệch dương giữa tài sản và trách nhiệm của quỹ) thì doanh nghiệp có thể được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã bổ sung trước đây với điều kiện việc hoàn lại đó không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của quỹ chủ hợp đồng đó. Các giao dịch này phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm xác nhận.

2.2. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ duy trì nhiều quỹ chủ hợp đồng thì doanh nghiệp không được sử dụng thặng dư của quỹ chủ hợp đồng này để bổ sung cho quỹ chủ hợp đồng khác bị thâm hụt.

2.3. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải ghi nhận bằng văn bản mọi giao dịch liên quan đến khoản bổ sung thâm hụt từ quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng và hoàn trả từ quỹ chủ hợp đồng về quỹ chủ sở hữu.

3. Phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ:

3.1. Trường hợp quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi có thặng dư vào thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ thặng dư để phân chia cho các chủ hợp đồng bảo hiểm của quỹ chủ hợp đồng đó và chủ sở hữu sau khi có ý kiến phê chuẩn của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp. Thặng dư quỹ chủ hợp đồng để lại chưa chia nhằm mục đích bảo đảm ổn định các khoản chia thặng dư trong tương lai.

3.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được lựa chọn phương pháp phân chia thặng dư quỹ chủ hợp đồng dưới hình thức trả tiền mặt cho chủ hợp đồng, trả bảo tức tích lũy hoặc gia tăng số tiền bảo hiểm trình Bộ Tài chính chấp thuận. Phương pháp phân chia thặng dư quỹ chủ hợp đồng phải bảo đảm chủ hợp đồng bảo hiểm nhận được không thấp hơn 70% tổng số lãi thu được và sự công bằng giữa các chủ hợp đồng.

IX. LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

1. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định tại chương V Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật sau khi đáp ứng được các quy định về khả năng thanh toán. 

X. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH, KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM,  DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

1. Công tác quản trị tài chính của công ty cổ phần bảo hiểm, công ty cổ phần môi giới bảo hiểm phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

1.1. Cơ cấu vốn điều lệ:

1.1.1.  Một cổ đông là cá nhân được sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ; 

1.1.2. Một cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ;

1.1.3. Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ;

1.1.4. Việc sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ nêu trên phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận trên cơ sở lợi ích quốc gia.

1.1.5. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập. Hạn chế này sẽ được bãi bỏ sau thời hạn ba năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

1.2. Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cổ đông trong các trường hợp được quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện tự quản lý, giám sát theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP .

2.1. Việc xây dựng các quy chế tự quản lý, giám sát bao gồm quy chế tài chính, quy chế đầu tư, quy chế kiểm soát và kiểm toán nội bộ và các quy trình thủ tục tương ứng của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm:

2.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tuân thủ các quy định của pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2.1.2. Hạn chế và phòng ngừa rủi ro về tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bảo đảm giá trị tài sản đầu tư tương xứng với trách nhiệm và đặc thù rủi ro của doanh nghiệp.

2.1.3. Xác định rõ trách nhiệm của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp, các nhân viên, đại lý có liên quan.

2.1.4. Quy định rõ hình thức xử lý kỷ luật khi có sai phạm.

2.2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tổ chức thực hiện các quy chế tự quản lý, giám sát và định kỳ, đột xuất kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các quy chế này trong doanh nghiệp.  

2.3. Các quy chế về tự quản lý, giám sát; các báo cáo định kỳ và đột xuất giám sát việc thực hiện các quy chế này và các báo cáo xử lý các trường hợp vi phạm phải được lưu trữ đầy đủ bằng văn bản để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra và quản lý giám sát doanh nghiệp.

3. Các quy định về kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

3.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ.

3.2. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ:

3.2.1 Tính độc lập: Hoạt động kiểm toán nội bộ phải độc lập với các hoạt động điều hành, tác nghiệp của doanh nghiệp.

3.2.2 Tính khách quan: Hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ.

3.2.3 Tính chuyên nghiệp: Kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

3.3. Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ bao gồm việc rà soát, đánh giá:

3.3.1. Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

3.3.2. Việc áp dụng, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy trình nhận dạng, phương pháp đo lường và quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

3.3.3. Hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin tài chính.

3.3.4. Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và mức độ chính xác của hệ thống hạch toán kế toán và các báo cáo tài chính.

3.3.5. Cơ chế bảo đảm sự tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định về trích lập dự phòng nghiệp vụ, đầu tư và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các quy định nội bộ, các quy trình, quy tắc tác nghiệp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

3.3.6. Thực hiện các nội dung khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

3.3.7 Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và bảo đảm duy trì quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

3.4. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện các quy định về kiểm toán nội bộ tại Thông tư này.

4. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán và xác nhận các vấn đề tài chính trọng yếu sau:

4.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm, trích lập dự phòng nghiệp vụ, khả năng thanh toán, hoa hồng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, các khoản đầu tư từ vốn chủ sở hữu, đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ, tài sản cố định và khấu hao, các khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí xây dựng cơ bản dở dang; tách quỹ và phân chia thặng dư quỹ chủ hợp đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

4.2. Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, các khoản đầu tư, tài sản cố định và khấu hao, các khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

XI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Báo cáo tài chính:

1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước, cơ quan thống kê, cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

1.2. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam.

1.3. Hàng quý, năm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi bảo hiểm phải lập và gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính kèm theo bản mềm.

2. Báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện lập và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo tháng, quý và năm và kèm theo bản mềm cụ thể như sau:

2.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

2.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động tháng: Mẫu số 1-PNT

2.1.2. Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-PNT

2.1.3. Báo cáo các chỉ tiêu kinh tế quý, năm: Mẫu số 3-PNT

2.1.4. Báo cáo bồi thường bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 4-PNT

2.1.5. Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm: các mẫu 5-PNT (A) và 5-PNT (B)

2.1.6. Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu quý, năm: Mẫu số 6-PNT (A)

 2.1.7. Báo cáo hoạt động đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ quý, năm: Mẫu số 6-PNT (B)

2.1.8. Báo cáo khả năng thanh toán quý, năm: theo mẫu số 7-PNT

2.1.9. Báo cáo ASEAN hàng năm: Mẫu số 8-PNT

2.2. Riêng đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh tái bảo hiểm ngoài các mẫu biểu báo cáo mẫu số 5-PNT, mẫu số 6-PNT (A), mẫu số 6-PNT (B); mẫu số 7-PNT; mẫu số 8-PNT nêu trên còn phải lập và gửi các báo cáo sau:

2.2.1. Báo cáo doanh thu tái bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 1-TBH

2.2.2. Báo cáo bồi thường tái bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 2-TBH

2.3.  Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

2.3.1. Báo cáo kết quả hoạt động tháng: Mẫu số 1-NT

2.3.2. Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ quý, năm: Mẫu số 2-NT

2.3.3.  Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ quý, năm: Mẫu số 3-NT

2.3.4. Báo cáo trả tiền bảo hiểm nhân thọ quý, năm: Mẫu số 4-NT

2.3.5.  Báo cáo tình hình huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ quý, năm: Mẫu số 5-NT

2.3.6.  Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm: các mẫu từ 6-NT(A) đến 6-NT(E)

2.3.7.  Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu quý, năm: Mẫu số 7-NT (A)

2.3.8.  Báo cáo hoạt động đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ quý, năm: Mẫu số 7-NT (B)

2.3.9.  Báo cáo khả năng thanh toán quý, năm: Mẫu số 8-NT

2.3.10. Báo cáo ASEAN hàng năm: Mẫu số 9-NT

2.4. Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 1-MGBH.

3. Thời hạn nộp báo cáo:

3.1. Báo cáo tháng: doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng.

3.2. Báo cáo quý: doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

3.3. Báo cáo năm: doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

4. Ngoài các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ quy định điểm 1 và điểm 2 nêu trên, Bộ Tài chính có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm báo cáo bổ sung về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác thống kê và phân tích thị trường.  

5. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính

Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm giải trình các vấn đề tài chính liên quan theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

5.1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ của mình. Việc kiểm tra tài chính được tiến hành theo các hình thức:

5.1.1 Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;

5.1.2 Kiểm tra từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

5.2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

XII. CÔNG KHAI HOÁ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

1. Nội dung thông tin trong báo cáo tài chính mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm công bố công khai hàng năm là báo cáo thường niên (Mẫu số 1-CBTT) và báo cáo tài chính tóm tắt (Mẫu số 2-CBTT). Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khi công bố công khai phải kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố công khai các thông tin trong báo cáo tài chính năm trên báo Trung ương và báo địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong 3 số báo liên tiếp. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự quyết định việc công bố công khai các thông tin trong báo cáo tài chính trên Website; dưới hình thức phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản tới các cơ quan quản lý nhà nước; công bố thông tin dưới hình thức họp báo; công bố thông tin trên đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định trên đây, doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải gửi bản chính hoặc bản sao có công chứng đối với các bản báo cáo tài chính đã công bố công khai đến Bộ Tài chính.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ công khai báo cáo tài chính kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi nội dung thông tin đã công bố thì phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Mục XII Thông tư này kèm theo lý do giải thích.

XIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 99/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

3. Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định số 46/2007/NĐ-CP có hiệu lực, công ty cổ phần bảo hiểm, công ty cổ phần môi giới bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ phù hợp với các quy định tại Mục X Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng TW và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan TW và các đoàn thể;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Hiệp hội bảo hiểm, DNBH;
- Lưu VT, Vụ Bảo hiểm.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

MẪU SỐ 1-PNT

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THÁNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTCngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ..................................................................................

- Báo cáo tháng:.................... Từ ....................... đến ...............................................

Chỉ tiêu

Tháng báo cáo

Lũy kế từ đầu năm

So sánh với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng

Lũy kế

I. Doanh thu phí bảo hiểm gốc

 

 

 

 

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

 

 

 

 

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

 

 

 

 

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

 

 

 

 

Bảo hiểm hàng không

 

 

 

 

Bảo hiểm xe cơ giới

 

 

 

 

Bảo hiểm cháy, nổ

 

 

 

 

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

 

 

 

 

Bảo hiểm trách nhiệm chung

 

 

 

 

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

 

 

 

 

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

 

 

 

 

Bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

II. Bồi thường bảo hiểm gốc

 

 

 

 

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

 

 

 

 

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

 

 

 

 

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

 

 

 

 

Bảo hiểm hàng không

 

 

 

 

Bảo hiểm xe cơ giới

 

 

 

 

Bảo hiểm cháy, nổ

 

 

 

 

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

 

 

 

 

Bảo hiểm trách nhiệm chung

 

 

 

 

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

 

 

 

 

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

 

 

 

 

Bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

( Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 2-PNT

BÁO CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ................................................................................

- Báo cáo quý (năm):................... Từ ....................... đến .......................................

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Phí bảo hiểm gốc

Nhận tái bảo hiểm

Nhượng tái bảo hiểm

Giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm giữ lại

Trong nước

Ngoài nước

Trong nước

Ngoài nước

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

7

8

9

10

11

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng không

Bảo hiểm xe cơ giới

+ Bắt buộc

            + Con người

            + Vật chất

+ Tự nguyện

            + Con người

            + Vật chất

Bảo hiểm cháy, nổ

+ Bắt buộc

+ Tự nguyện

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

Bảo hiểm trách nhiệm chung

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

Bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

12

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

( Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 3-PNT

BÁO CÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ..................................................................................

- Báo cáo quý (năm):................... Từ ....................... đến .........................................

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Kỳ báo cáo

So với cùng kỳ năm trước

(%)

Số lượng

Số tiền bảo hiểm

Số lượng

Số tiền bảo hiểm

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

7


8

9

10

11

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng không

Bảo hiểm xe cơ giới

+ Bắt buộc:

            + Mô tô 2 bánh

            + Xe cơ giới khác

+ Tự nguyện

            + Mô tô 2 bánh

            + Xe cơ giới khác

Bảo hiểm cháy, nổ

+ Bắt buộc

+ Tự nguyện

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu


Bảo hiểm trách nhiệm chung

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

Bảo hiểm nông nghiệp

(Số người)

Hợp đồng

Chuyến

Số máy bay

 

 

Số xe được bảo hiểm



Số xe được bảo hiểm


Số cơ sở được bảo hiểm

Số tàu được bảo hiểm

Hợp đồng

Hợp đồng

Hợp đồng

Cây, con...

 

 

 

12

Tổng cộng

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

( Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 4-PNT

BÁO CÁO BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo quý (năm): .......................... Từ ...................... đến .................................

 

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Bồi thường bảo hiểm gốc

Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm

Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm

Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại

Chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn

Trong nước

Ngoài nước

Trong nước

Ngoài nước

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

7

8

9

10

11

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng không

Bảo hiểm xe cơ giới

+ Bắt buộc

            + Con người

            + Vật chất

+ Tự nguyện

            + Con người

            + Vật chất

Bảo hiểm cháy, nổ

            + Bắt buộc

            + Tự nguyện

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

Bảo hiểm trách nhiệm chung

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

Bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

12

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

( Ký và đóng dấu)

 


MẪU SỐ 5-PNT (A)

BÁO CÁO CHI TIẾT TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .........................................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ............................... Từ ...................... đến ....................................................

 Đơn vị: triệu đồng

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

PPhí bảo hiểm giữ lại

Dự phòng phí chưa được hưởng

Dự phòng bồi thường

Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất

 

 

Theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường

Theo hệ số phát sinh bồi thường

 

 

Số tiền

% phí giữ lại

Đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường

Chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường

Số tiền

Số tiền

% phí giữ lại

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng không

Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm cháy, nổ

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

Bảo hiểm trách nhiệm chung

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

Bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., Ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

Ghi chú: Đối với dự phòng bồi thường, doanh nghiệp báo cáo theo một trong 2 phương pháp trên hoặc phương pháp khác được Bộ Tài chính chấp thuận

 

MẪU SỐ 5-PNT (B)

BÁO CÁO TỔNG HỢP DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .........................................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ............................... Từ ...................... đến ....................................................

 Đơn vị: triệu đồng

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Dự phòng phí chưa được hưởng

Dự phòng bồi thường

Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất

Đầu kỳ

Tăng (giảm) trong kỳ

Cuối kỳ

Đầu kỳ

Tăng (giảm) trong kỳ

Cuối kỳ

Đầu kỳ

Trích trong kỳ

Cuối kỳ

Chi trong kỳ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng không

Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm cháy, nổ

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

Bảo hiểm trách nhiệm chung

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

Bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., Ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 


MẪU SỐ 6-PNT (A)

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ...........................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ......................... từ ...................... đến .............................................

I. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nguồn vốn đầu tư

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

 

Nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

Đầu tư trong nước từ nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

 + Cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan

 

 

 

 

 

 

 + Đầu tư tương ứng với biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 + Các khoản đầu tư khác

 

 

 

 

 

 

Đầu tư ra nước ngoài từ nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

II. ĐẦU TƯ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU TƯƠNG ỨNG VỚI BIÊN KHẢ NĂNG THANH TOÁN TỐI THIỂU

Đơn vị: Triệu đồng

Danh mục đầu tư

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Tỷ lệ % biên khả năng thanh toán tối thiểu

- Mua trái phiếu Chính phủ:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh):

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng:

 Cộng:

 

 

 

 

 

- Mua cổ phiếu:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh):

- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác:

 Cộng:

 

 

 

 

 

- Kinh doanh bất động sản:

- Cho vay

            Cộng:

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 6-PNT (B)

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TỪ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ............................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ......................... từ ...................... đến ..............................................

I. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn đầu tư

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

Tổng dự phòng nghiệp vụ:

 - Dự phòng phí chưa được hưởng

 - Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết

 - Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất

 

 

 

 

 

Gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ

 

 

 

 

 

Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

II. ĐẦU TƯ VỐN NHÀN RỖI TỪ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ:

Đơn vị: Triệu đồng

Danh mục đầu tư

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Tỷ lệ % vốn nhàn rỗi từ DPNV

Kết quả đầu tư

- Mua trái phiếu Chính phủ:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh):

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng:

 Cộng:

 

 

 

 

 

 

- Mua cổ phiếu:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh):

- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác:

 Cộng:

 

 

 

 

 

 

- Kinh doanh bất động sản:

- Cho vay

            Cộng:

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 7-PNT

BÁO CÁO KHẢ NĂNG THANH TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .........................................................................................................

- Báo cáo quý (năm)........................... từ ................................... đến .............................................

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Giá trị hạch toán

Tỷ lệ loại trừ

Giá trị loại trừ tính biên khả năng thanh toán

1. Chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả

 

 

 

2. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán: Các khoản tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, trái phiếu chính phủ

 

0%

 

3. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán:

- Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở hữu

- Tài sản tương ứng với quỹ khen thưởng, phúc lợi

- Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng

- Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính

- Chi phí trả trước; các khoản cho vay không có bảo lãnh; các khoản tạm ứng; trang thiết bị và đồ dùng văn phòng; các khoản phải thu nội bộ

- Phải thu phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm quá hạn trên 2 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật

- Các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan

 

 

100%


100%

100%


100%

100%


100%


100%

 

 

4. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán

4.1. Các tài sản đầu tư:

+ Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh

+ Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh

+ Cổ phiếu được niêm yết

+ Cổ phiếu không được niêm yết

+ Đầu tư trực tiếp vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng

+ Đầu tư trực tiếp vào bất động sản để cho thuê, cho vay thương mại có bảo lãnh

+ Vốn góp vào các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp bảo hiểm:

4.2. Các khoản phải thu:

+ Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 90 ngày đến dưới 1 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định

+ Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 1 năm đếm dưới 2 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định

4.3. Tài sản cố định hữu hình, phần mềm máy tính và hàng tồn kho

4.4. Tài sản khác

 

 

 

1%

3%

15%

20%

8%

15%

20%

 

30%

 

50%

 

25%

15%

 

5. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp

 

 

 

6. Biên khả năng thanh toán tối thiểu

- 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán

- 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán

- Phí bảo hiểm gốc của các hợp đồng bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm không đáp ứng điều kiện về nhượng tái bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính

 

 

 

7. So sánh 5 và 6:

 

- Theo số tuyệt đối

- Theo tỷ lệ %

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 8-PNT

BÁO CÁO ASEAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo năm........................... từ ................................... đến ...............................

Đơn vị: nghìn USD

I. BÁO CÁO NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

Tiêu chí

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm cháy, nổ

Bảo hiểm xe cơ giới

Các nghiệp vụ khác

Tổng số

A. Phí bảo hiểm

 

 

 

 

 

1. Phí bảo hiểm gốc

 

 

 

 

 

2. Phí nhận tái bảo hiểm

a. Trong nước

b. Từ ASEAN

c. Từ các nước khác

d. Tổng a+b+c

 

 

 

 

 

3. Tổng phí bảo hiểm (1+ 2d)

 

 

 

 

 

4. Phí nhượng tái bảo hiểm

a. Trong nước

b. Từ ASEAN

c. Từ các nước khác

d. Tổng a+b+c

 

 

 

 

 

5. Phí bảo hiểm thực giữ lại (3-4d)

 

 

 

 

 

6. Dự phòng phí

a. Năm trước

b. Năm nay

 

 

 

 

 

7. Thu nhập phí bảo hiểm (5+6a-6b)

 

 

 

 

 

B. Bồi thường (gồm cả chi giám định)

 

 

 

 

 

1. Bồi thường gốc

 

 

 

 

 

2. Bồi thường nhận tái bảo hiểm

a. Trong nước

b. Từ ASEAN

c. Từ các nước khác

d. Tổng a+b+c

 

 

 

 

 

3. Tổng bồi thường bảo hiểm (1+ 2d)

 

 

 

 

 

4. Thu bồi thường từ nhượng tái bảo hiểm

a. Trong nước

b. Từ ASEAN

c. Từ các nước khác

d. Tổng a+b+c

 

 

 

 

 

5. Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại (3-4d)

 

 

 

 

 

6. Bồi thường chưa trả

a. Năm trước

b. Năm nay

 

 

 

 

 

7. Dự phòng bồi thường

a. Năm trước

b. Năm nay

 

 

 

 

 

8. Bồi thường phát sinh (5-6a+6b-7a+7b)

 

 

 

 

 

 

II. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

TÀI SẢN

Số tiền

CÔNG NỢ VÀ NGUỒN VỐN

Số tiền

Trái phiếu chính phủ

Tài sản cố định

            Bất động sản

            Đầu tư vào bất động sản

            Tài sản cố định khác

Cho vay thế chấp

Chứng khoán doanh nghiệp có lãi suất cố định

Cổ phiếu và các chứng khoán khác

Các khoản cho vay khác

Tiền

            Tiền gửi ngân hàng

            Tiền mặt và tài khoản thanh toán

Các khoản đầu tư khác

Thuế được hoàn trả

Phải thu phí bảo hiểm

Phải thu từ DNBH/doanh nghiệp tái bảo hiểm

Các tài sản khác

Tổng tài sản

 

Vốn và các quỹ

            Vốn điều lệ đã góp

            Các quỹ

            Dự phòng đánh giá lại tài sản

Dự phòng nghiệp vụ

            Dự phòng phí

            Dự phòng bồi thường

            Dự phòng khác

Thấu chi ngân hàng

Bồi thường phải trả

Nợ thuế

Chi phí bảo hiểm dồn tích

Đặt cọc phí bảo hiểm

 

Phải trả DNBH/doanh nghiệp tái bảo hiểm

Công nợ khác

 

Tổng công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

III. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Mục

Chỉ tiêu

Số tiền

1

Phí bảo hiểm giữ lại

 

2

Tăng (giảm) dự phòng phí

 

3

Thu nhập phí bảo hiểm (1-3)

 

4

Chi bồi thường bao gồm cả chi giám định tổn thất

 

5

Tăng (giảm) dự phòng bồi thường

 

6

Bồi thường phát sinh (4+5)

 

7

Hoa hồng

 

8

Thuế, phí và lệ phí

 

9

Chi phí chung cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm

 

10

Tổng (6+7+8+9)

 

11

Thu nhập hoạt động kinh doanh bảo hiểm (3-10)

 

12

Không có chỉ tiêu

 

13

Không có chỉ tiêu

 

14

Thu nhập đầu tư ròng

 

15

Các khoản thu nhập và chi phí khác

 

16

Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ch­ưa tính đến các khoản lãi và lỗ từ vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ tức trả cổ đông và các khoản phân bổ khác (11+14+15)

 

17

Lãi và lỗ từ vốn đã đ­ược thực hiện

 

18

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

 

19

Cổ tức trả cho cổ đông

 

20

Các khoản phân bổ khác

 

21

Tổng (18+19+20)

 

22

Thu nhập ròng đã tính đến các khoản lãi và lỗ từ vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ tức trả cổ đông và các khoản phân bổ khác (16+17-21)

 

 

MẪU SỐ 1-TBH

BÁO CÁO DOANH THU TÁI BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

Báo cáo quý (năm):................................. từ ............................... đến ............................................

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Phí nhận tái bảo hiểm

Phí nhượng tái bảo hiểm

Giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm giữ lại

Tổng

Trong nước

Ngoài nước

Tổng

Trong nước

Ngoài nước

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng không

Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm cháy, nổ

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

Bảo hiểm trách nhiệm chung

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

Bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 2 - TBH

BÁO CÁO BỒI THƯỜNG TÁI BẢO HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

Báo cáo quý (năm):......................... từ .................... đến .................

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm

Chi bồi thường nhượng tái bảo hiểm

Thu bồi thường nhận tái bảo hiểm

Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại

Chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn

Trong nước

Ngoài nước

Trong nước

Ngoài nước

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng không

Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm cháy, nổ

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

Bảo hiểm trách nhiệm chung

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

Bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

12

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thật.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 1-NT

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THÁNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .........................................................................................................

- Báo cáo tháng:...................................... Từ ....................... đến ...................................................

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nghiệp vụ bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng khai thác mới

Số lượng hợp đồng có hiệu lực

Số lượng hợp đồng hủy bỏ năm đầu lũy kế từ đầu năm

Số lượng hợp đồng

Phí bảo hiểm

Cuối tháng

Cùng kỳ năm trước

Trong tháng

Lũy kế

Cùng kỳ năm trước

Trong tháng

Lũy kế

Cùng kỳ năm trước

 

 

 

1. Nghiệp vụ bảo hiểm:

+ Bảo hiểm trọn đời

+ Bảo hiểm sinh kỳ

+ Bảo hiểm tử kỳ

+ Bảo hiểm hỗn hợp

+ Bảo hiểm trả tiền định kỳ

+ Bảo hiểm liên kết đầu tư

2. Hợp đồng bảo hiểm:

+ Hợp đồng chính

+ Hợp đồng bổ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

( Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 2-NT

BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM NHÂN THỌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: ........................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ................................ từ .......................... đến ...............................

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Số lượng hợp đồng

Số tiền bảo hiểm

Kỳ báo cáo

So với cùng kỳ năm trước (%)

Kỳ báo cáo

So với cùng kỳ năm trước (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I. Hợp đồng có hiệu lực đầu kỳ

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

2….

Cộng

II. Hợp đồng khai thác mới trong kỳ

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

2….

Cộng

 

 

 

 

III. Hợp đồng khôi phục hiệu lực trong kỳ

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

2….

Cộng

IV. Hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

2….

Cộng

 

 

 

 

V. Hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (I + II + III - IV)

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:

2….

Cộng

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Các mục I, II, III, IV, V được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo loại sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm và theo thời hạn từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm.

- “Hợp đồng khai thác mới trong kỳ” không bao gồm các hợp đồng bị hủy trong thời gian xem xét.

- “Hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ”: bao gồm các hợp đồng đáo hạn, bị hủy bỏ do nợ phí, hủy bỏ theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm hoặc quy định của doanh nghiệp bảo hiểm, chấm dứt hiệu lực do nguyên nhân khác.

- “Số tiền bảo hiểm” của các hợp đồng bảo hiểm trả tiền định kỳ được tính bằng giá trị trả tiền định kỳ, của các hợp đồng khác tính bằng Số tiền bảo hiểm.

 

MẪU SỐ 3-NT

BÁO CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .........................................................................................

- Báo cáo quý (năm): .................................. từ ................................ đến ........................

Đơn vị: triệu đồng

Phí bảo hiểm thu trong kỳ

Phí bảo hiểm gốc

Phí nhận tái bảo hiểm

Phí nhượng tái bảo hiểm

Phí bảo hiểm giữ lại

Phí bảo hiểm gốc so với cùng kỳ năm trước (%)

Trong nước

Ngoài nước

Trong nước

Ngoài nước

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I. Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

II. Phí bảo hiểm tái tục các năm tiếp theo

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

III. Phí bảo hiểm đóng một lần

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

IV. Tổng doanh thu phí bảo hiểm

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Các mục I, II, III, IV được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo loại sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm và theo thời hạn từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm.

 

MẪU SỐ 4-NT

BÁO CÁO TRẢ TIỀN BẢO HIỂM NHÂN THỌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ....................................... từ ........................... đến .................

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Trả tiền bảo hiểm

Trả giá trị hoàn lại

I . Trả tiền bảo hiểm gốc:

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng

 

 

II. Trả tiền nhận tái bảo hiểm:

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng

 

 

III. Tổng số tiền đòi được từ hợp đồng nhượng tái bảo hiểm

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng

 

 

IV. Tổng số tiền bảo hiểm thực trả( I + II - III)

 

 

V.Tổng số lãi chia trả cho người thụ hưởng:

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng

 

 

VI. Tổng số tiền thanh toán: (IV + V)

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

Ghi chú: Các mục I/II/III liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo loại sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm và theo thời hạn từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm.

 

MẪU SỐ 5-NT

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo quý (năm): .................................. từ ........................... đến .....................

Nghiệp vụ bảo hiểm

Trong năm hợp đồng thứ 1

Trong năm hợp đồng thứ 2

Trong các năm hợp đồng sau

Số hợp đồng

Tỷ lệ (%)

Số hợp đồng

Tỷ lệ (%)

Số hợp đồng

Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng:

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

* Ghi chú:

- Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo loại sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm và theo thời hạn từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm.

- Công thức tính tỷ lệ hủy bỏ:

 


Tỷ lệ =

Số hợp đồng trong năm hợp đồng thứ n hủy bỏ trong kỳ

 

0.5

Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n có hiệu lực đầu kỳ

+

Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n có hiệu lực cuối kỳ

+

Số HĐ trong năm hợp đồng thứ n hủy bỏ trong kỳ

 

 

* n:

- Năm hợp đồng thứ nhất: Từ khi phát hành đến hết 12 tháng

- Năm hợp đồng thứ hai: Từ tháng thứ 13 đến hết tháng thứ 24

- Các năm hợp đồng sau: Từ tháng thứ 25 trở đi.

 

MẪU SỐ 6-NT (A)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TOÁN HỌC BẢO HIỂM NHÂN THỌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ................................. từ ................................. đến .................

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Dự phòng toán học đã trích lập đầu kỳ

Dự phòng toán học phải trích lập cuối kỳ

Trích lập dự phòng toán học trong kỳ

(1)

(2)

(3)

(4) = (3) – (2)

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng:

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

Ghi chú:

- Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo loại sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm và theo thời hạn từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm.

- “Dự phòng toán học đã trích lập đầu kỳ”: số dư đầu kỳ của dự phòng toán học đã trích lập kỳ trước.

 

MẪU SỐ 6-NT (B)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG PHÍ CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ........................... từ ................................. đến ......................

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập đầu kỳ

Dự phòng phí chưa được hưởng phải trích lập cuối kỳ

Trích lập dự phòng phí chưa được hưởng trong kỳ

(1)

(2)

(3)

(4) = (3) – (2)

1. Bảo hiểm tử kỳ

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

2….

Cộng:

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

Ghi chú:

- Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo loại sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm và theo thời hạn từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm

- “Dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập đầu kỳ”: số dư đầu kỳ của dự phòng phí chưa được hưởng đã trích lập kỳ trước.

 

MẪU SỐ 6-NT (C)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CHIA LÃI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ................................. từ ............................ đến .....................

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Dự phòng chia lãi đã trích lập đầu kỳ

Dự phòng chia lãi phải trích lập cuối kỳ

Lãi chia đã thanh toán trong kỳ

Trích lập dự phòng chia lãi trong kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) = (3) + (4) - (2)

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng:

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo loại sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm và theo thời hạn từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm

 

MẪU SỐ 6-NT (D)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG BỒI THƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:.................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ............................... từ ............................... đến ...................

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Dự phòng BT đã trích lập đầu kỳ

Dự phòng BT phải trích lập cuối kỳ

Trích lập dự phòng BT trong kỳ

(1)

(2)

(3)

(4) = (3) – (2)

1. Bảo hiểm trọn đời

- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

- Sản phẩm bảo hiểm nhóm

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống

+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm

2….

Cộng

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Các mục 1, 2 được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo loại sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm và theo thời hạn từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm

 

MẪU SỐ 6-NT (E)

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

 

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ............................... từ ................................... đến ................

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm nay

Tăng (giảm)

(1)

(2)

(3)

(4) = (3) – (2)

Lợi nhuận trước thuế

Dự phòng bảo đảm cân đối

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 7-NT (A)

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ......................... từ ...................... đến ....................................

I. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nguồn vốn đầu tư

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

 

Nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

Đầu tư trong nước từ nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

 + Cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan

 

 

 

 

 

 

 + Đầu tư tương ứng với biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 + Các khoản đầu tư khác

 

 

 

 

 

 

Đầu tư ra nước ngoài từ nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

II. ĐẦU TƯ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU TƯƠNG ỨNG VỚI BIÊN KHẢ NĂNG THANH TOÁN TỐI THIỂU

Đơn vị: Triệu đồng

Danh mục đầu tư

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Tỷ lệ % biên khả năng thanh toán tối thiểu

- Mua trái phiếu Chính phủ:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh):

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng:

Cộng:

 

 

 

 

 

- Mua cổ phiếu:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh):

- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác:

Cộng:

 

 

 

 

 

- Kinh doanh bất động sản:

- Cho vay

Cộng:

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 7-NT (B)

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TỪ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo quý (năm): ......................... từ ...................... đến ...................................

I. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn đầu tư

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

Tổng dự phòng nghiệp vụ:

 - Dự phòng toán học

 - Dự phòng phí chưa được hưởng

 - Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết

 - Dự phòng chia lãi

 - Dự phòng bảo đảm cân đối

 

 

 

 

 

Gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ

 

 

 

 

 

Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

II. ĐẦU TƯ VỐN NHÀN RỖI TỪ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ:

Đơn vị: Triệu đồng

Danh mục đầu tư

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Tỷ lệ % vốn nhàn rỗi từ DPNV

Kết quả đầu tư

- Mua trái phiếu Chính phủ:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh):

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng:

 Cộng:

 

 

 

 

 

 

- Mua cổ phiếu:

- Mua trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh):

- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác:

 Cộng:

 

 

 

 

 

 

- Kinh doanh bất động sản:

- Cho vay

            Cộng:

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 8-NT

BÁO CÁO KHẢ NĂNG THANH TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .................................................................................

- Báo cáo quý (năm)........................... từ ................................... đến ......................

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Giá trị hạch toán

Tỷ lệ loại trừ

Giá trị loại trừ tính biên khả năng thanh toán

1. Chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả

 

 

 

2. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán

- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, trái phiếu chính phủ.

- Các tài sản tương ứng với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư

 

 

0%

0%

 

3. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán:

- Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở hữu

- Các tài sản tương ứng với quỹ khen thưởng, phúc lợi

- Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng

- Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính

- Chi phí trả trước; các khoản cho vay không có bảo lãnh; các khoản tạm ứng; trang thiết bị và đồ dùng văn phòng; các khoản phải thu nội bộ

- Phải thu phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm quá hạn trên 2 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật

- Các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan

 

 

100%


100%

100%


100%

100%

100%

100%

100%

100%

 

 

4. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán

4.1. Các tài sản đầu tư:

+ Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh

+ Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh

+ Cổ phiếu được niêm yết

+ Cổ phiếu không được niêm yết

+ Đầu tư trực tiếp vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng

+ Đầu tư trực tiếp vào bất động sản để cho thuê, cho vay thương mại có bảo lãnh

+ Vốn góp vào các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp bảo hiểm:

4.2. Các khoản phải thu:

+ Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 90 ngày đến dưới 1 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định

+ Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 1 năm đếm dưới 2 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định

4.3. Tài sản cố định hữu hình, phần mềm máy tính và hàng tồn kho

4.4. Tài sản khác

 

 

 

1%

3%

15%

20%

8%

15%

20%

 

30%

 

50%

 

25%

15%

 

5. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp

 

 

 

6. Biên khả năng thanh toán tối thiểu

- Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 5 năm trở xuống

- Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 5 năm

 

 

 

7. So sánh 5 và 6:

 

- Theo số tuyệt đối

- Theo tỷ lệ %

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 9-NT

BÁO CÁO ASEAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm:     

- Báo cáo năm........................... từ ................................... đến  

Đơn vị: nghìn USD

I. BÁO CÁO NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

Tiêu chí

Số lượng hợp đồng

Số lượng chứng nhận bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm

A. HỢP ĐỒNG KHAI THÁC MỚI

 

 

 

1. Các hợp đồng không phải là bảo hiểm trả tiền định kỳ

a) Bảo hiểm cá nhân

i. Bảo hiểm tử kỳ

ii. Bảo hiểm khác

iii. Bảo hiểm liên kết đầu tư

b) Bảo hiểm nhóm

            TỔNG SỐ

2. Bảo hiểm trả tiền định kỳ

 

 

 

B. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ HIỆU LỰC

1. Các hợp đồng không phải là bảo hiểm trả tiền định kỳ

a) Bảo hiểm cá nhân

i. Bảo hiểm tử kỳ

ii. Bảo hiểm khác

iii. Bảo hiểm liên kết đầu tư

b) Bảo hiểm nhóm

            TỔNG SỐ

2. Bảo hiểm trả tiền định kỳ

 

 

 

 

II. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

 

TÀI SẢN

Số tiền

CÔNG NỢ VÀ NGUỒN VỐN

Số tiền

Trái phiếu chính phủ

Tài sản cố định

            Bất động sản

            Đầu tư vào bất động sản

            Tài sản cố định khác

Cho vay thế chấp

Chứng khoán doanh nghiệp có lãi suất cố định

Cổ phiếu và các chứng khoán khác

Cho vay theo hợp đồng bảo hiểm

Các khoản cho vay khác

Tiền

            Tiền gửi ngân hàng

            Tiền mặt và tài khoản thanh toán

Các khoản đầu tư khác

Thuế được hoàn trả

Phải thu phí bảo hiểm

Phải thu từ DNBH/doanh nghiệp tái bảo hiểm

Các tài sản khác

 

Tổng tài sản

 

Vốn và các quỹ

            Vốn điều lệ đã góp

            Các quỹ

            Dự phòng đánh giá lại tài sản

Thặng dư quỹ chủ hợp đồng chưa chia

Dự phòng nghiệp vụ

            Dự phòng toán học

            Dự phòng phí

            Dự phòng bồi thường

            Dự phòng khác

Thấu chi ngân hàng

Bồi thường phải trả

Nợ thuế

Chi phí bảo hiểm dồn tích

Đặt cọc phí bảo hiểm

 

Phải trả DNBH/doanh nghiệp tái bảo hiểm

Công nợ khác

 

Tổng công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

III. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Mục

Chỉ tiêu

Số tiền

1

Thu nhập phí bảo hiểm ròng

 

2

Thu nhập đầu tư ròng

 

3

Thu nhập khác

 

4

Tổng 1+2+3

 

5

Quyền lợi bảo hiểm phát sinh

a. Đáo hạn

b. Tử vong

c. Trả giá trị hoàn lại

d. Trả tiền định kỳ

đ. Khác

 

6

Bảo tức trả chủ hợp đồng

 

7

Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ

 

8

Tổng 5+6+7

 

9

Hoa hồng

 

10

Thuế, phí và lệ phí

 

11

Chi phí chung cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm

 

12

Chi phí khác

 

13

Tổng (8+9+10+11+12)

 

14

Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ch­ưa tính đến các khoản lãi và lỗ từ vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ tức trả cổ đông và các khoản phân bổ khác (4-13)

 

15

Lãi và lỗ từ vốn đã đ­ược thực hiện

 

16

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

 

17

Cổ tức trả cho cổ đông

 

18

Các khoản phân bổ khác

 

19

Tổng (16+17+18)

 

20

Thu nhập ròng đã tính đến các khoản lãi và lỗ từ vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ tức trả cổ đông và các khoản phân bổ khác (14+15-19)

 

 


MẪU SỐ 1-MGBH

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp: ..................................................................................................................................................

- Báo cáo quý (năm): .............................. từ ................................... đến ..................................................................

 

Số khách hàng bảo hiểm trong kỳ

Sản phẩm bảo hiểm

Số hợp đồng bảo hiểm  đã thu xếp với  doanh nghiệp bảo hiểm

(Đơn vị: hợp đồng)

Số phí bảo hiểm đã thu xếp

(Đơn vị:triệu đồng)

Số tiền hoa hồng môi giới bảo hiểm thu được

(Đơn vị: triệu đồng)

Trong kỳ

Lũy kế

Trong kỳ

Lũy kế

Trong kỳ

Lũy kế

Trong nước

Ngoài nước

Tổng số

Phí bảo hiểm

Phí tái bảo hiểm

Tổng số

Môi giới bảo hiểm

Môi giới tái bảo hiểm

Tổng số

Trong kỳ

Lũy kế

Trong nước

Ra ngoài nước

Trong nước

Ra ngoài nước

Nhận từ nước ngoài

Trong nước

Ra ngoài nước

Trong nước

Ra ngoài nước

Nhận từ nước ngoài

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

 

 

 

Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng không

Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm cháy, nổ

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

Bảo hiểm trách nhiệm chung

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

Bảo hiểm nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên đây là đúng sự thật.

 

....., ngày ...... tháng ....... năm .......

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

 


MẪU SỐ 1-CBTT

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm...                        - Năm báo cáo...

I. Lịch sử hoạt động của doanh nghiệp

- Những sự kiện quan trọng:

+ Việc thành lập

+ Các sự kiện khác

- Quá trình phát triển

+ Ngành nghề kinh doanh

+ Tình hình hoạt động

- Định hướng phát triển

+ Các mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp

+ Chiến lược phát triển trung và dài hạn

II. Báo cáo của Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị trong cơ cấu tổ chức)

- Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm và tình hình tài chính tại thời điểm cuối năm

- Tình hình thực hiện so với kế hoạch (tình hình tài chính và lợi nhuận so với kế hoạch)

- Những thay đổi chủ yếu trong năm (những khoản đầu tư lớn, thay đổi chiến lược kinh doanh…)

- Triển vọng và kế hoạch trong tương lai (thị trường dự tính, mục tiêu…)

III. Báo cáo của Ban giám đốc

1. Báo cáo tình hình tài chính

- Khả năng sinh lời, khả năng thanh toán

- Phân tích những biến động, thay đổi lớn so với dự kiến và nguyên nhân dẫn đến biến động

- Những thay đổi về vốn chủ sở hữu

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích tổng quan về hoạt động của công ty so với kế hoạch/dự tính và các kết quả hoạt động kinh doanh trước đây

IV. Báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo qui định của pháp luật về kế toán.

V. Bản giải trình báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán

1. Kiểm toán độc lập

- Đơn vị kiểm toán độc lập

- Ý kiến kiểm toán độc lập

- Các nhận xét đặc biệt (thư quản lý)

2. Kiểm toán nội bộ

- Ý kiến kiểm toán nội bộ

- Các nhận xét đặc biệt

VI. Các bên có liên quan

- Công ty nắm giữ trên 50% vốn cổ phần/vốn góp của tổ chức, công ty

- Công ty có trên 50% vốn cổ phần/vốn góp do tổ chức, công ty nắm giữ

- Tình hình đầu tư vào các công ty có liên quan

- Tóm tắt về hoạt động và tình hình tài chính của các công ty liên quan

VII. Tổ chức và nhân sự

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

- Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban điều hành

- Thay đổi Giám đốc (Tổng Giám đốc) điều hành trong năm

- Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động

- Thay đổi thành viên Hội đồng quản trị

 

MẪU SỐ 2-CBTT

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: .........................................................................................................

- Kỳ báo cáo: .................................. từ ........................... đến .......................................................

I. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

STT

Nội dung

Số dư đầu kỳ

Số dư cuối kỳ

 

TÀI SẢN

 

 

I

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

 

 

1

Tiền

 

 

2

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

3

Các khoản phải thu

 

 

4

Tài sản lưu động khác

 

 

 

 

 

 

II

Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn

 

 

1

            Tài sản cố định

 

 

 

          - Nguyên giá

 

 

 

          - Khấu hao luỹ kế

 

 

2

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 

 

3

Ký quỹ

 

 

4

Tài sản khác

 

 

 

 

 

 

III

Tổng tài sản

 

 

 

 

 

 

 

CÔNG NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

 

IV

Công nợ

 

 

1

Nợ ngắn hạn

 

 

2

Nợ dài hạn

 

 

3

Nợ khác

 

 

4

Dự phòng nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

V

Nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

1

Nguồn vốn kinh doanh

 

 

2

Các quỹ

 

 

3

Lợi nhuận chưa phân phối

 

 

4

Nguồn vốn khác

 

 

 

 

 

 

VI

Tổng công nợ và vốn chủ sở hữu

 

 

 

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

STT

Chỉ tiêu

Kỳ báo cáo

Luỹ kế

1

Tổng doanh thu

 

 

 

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm

 

 

 

Doanh thu về hoạt động tài chính

 

 

 

Doanh thu khác

 

 

2

Tổng chi phí

 

 

 

Chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm

 

 

 

Chi phí hoạt động tài chính

 

 

 

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

Chi phí khác

 

 

3

Lợi nhuận trước thuế

 

 

4

Thuế thu nhập phải nộp

 

 

5

Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

III. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN

(Chỉ áp dụng đối với báo cáo năm)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

1

Cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định/Tổng tài sản

- Tài sản lưu động/Tổng tài sản

 

%

 

 

2

Cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

- Nguồn vốn chủ sở hữu

 

%

 

 

3

Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán nhanh

- Khả năng thanh toán hiện hành

Lần

 

 

4

Tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu

 

%

 

 

 

 

Ngày ….. tháng….năm ….

Tổng Giám đốc/Giám đốc công ty

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC

BẢNG TỈ LỆ TỬ VONG CSO1980
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính)

Tuổi

Tỷ lệ tử vong

 

Tuổi

Tỷ lệ tử vong

 

Tuổi

Tỷ lệ tử vong

Nam

Nữ

 

Nam

Nữ

 

Nam

Nữ

0

0,00263

0,00188

 

34

0,00205

0,00161

 

67

0,03179

0,01813

1

0,00103

0,00084

 

35

0,00217

0,00170

 

68

0,03465

0,01959

2

0,00099

0,00080

 

36

0,00232

0,00182

 

69

0,03781

0,02123

3

0,00097

0,00078

 

37

0,00249

0,00196

 

70

0,04137

0,02316

4

0,00093

0,00077

 

38

0,00268

0,00213

 

71

0,04543

0,02553

5

0,00088

0,00075

 

39

0,00290

0,00232

 

72

0,05008

0,02847

6

0,00083

0,00073

 

40

0,00315

0,00253

 

73

0,05534

0,03199

7

0,00078

0,00071

 

41

0,00342

0,00275

 

74

0,06110

0,03605

8

0,00075

0,00070

 

42

0,00371

0,00298

 

75

0,06725

0,04056

9

0,00074

0,00069

 

43

0,00403

0,00320

 

76

0,07370

0,04545

10

0,00075

0,00068

 

44

0,00437

0,00344

 

77

0,08037

0,05068

11

0,00081

0,00070

 

45

0,00473

0,00368

 

78

0,08732

0,05632

12

0,00092

0,00073

 

46

0,00512

0,00392

 

79

0,09476

0,06257

13

0,00107

0,00077

 

47

0,00553

0,00419

 

80

0,10294

0,06967

14

0,00124

0,00082

 

48

0,00597

0,00448

 

81

0,11209

0,07783

15

0,00142

0,00087

 

49

0,00646

0,00479

 

82

0,12241

0,08725

16

0,00159

0,00092

 

50

0,00700

0,00513

 

83

0,13384

0,09790

17

0,00172

0,00096

 

51

0,00763

0,00550

 

84

0,14612

0,10962

18

0,00182

0,00100

 

52

0,00833

0,00592

 

85

0,15898

0,12229

19

0,00188

0,00103

 

53

0,00913

0,00638

 

86

0,17221

0,13582

20

0,00190

0,00106

 

54

0,01001

0,00685

 

87

0,18573

0,15018

21

0,00190

0,00108

 

55

0,01096

0,00733

 

88

0,19953

0,16538

22

0,00188

0,00110

 

56

0,01197

0,00780

 

89

0,21369

0,18154

23

0,00184

0,00112

 

57

0,01304

0,00825

 

90

0,22843

0,19885

24

0,00180

0,00115

 

58

0,01418

0,00870

 

91

0,24411

0,21768

25

0,00175

0,00117

 

59

0,01542

0,00920

 

92

0,26143

0,23869

26

0,00172

0,00120

 

60

0,01680

0,00980

 

93

0,28213

0,26341

27

0,00171

0,00124

 

61

0,01836

0,01054

 

94

0,30997

0,29523

28

0,00170

0,00128

 

62

0,02012

0,01149

 

95

0,35186

0,34102

29

0,00172

0,00132

 

63

0,02209

0,01263

 

96

0,42099

0,41388

30

0,00175

0,00137

 

64

0,02427

0,01392

 

97

0,54100

0,53724

31

0,00180

0,00142

 

65

0,02662

0,01529

 

98

0,74515

0,74396

32

0,00187

0,00147

 

66

0,02913

0,01671

 

99

1,00000

1,00000

33

0,00195

0,00154

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 156/2007/TT-BTC

Hanoi, December 20, 2007

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF DECREE 46-2007-ND-CP OF THE GOVERNMENT DATED 27 MARCH 2007 ON FINANCIAL REGIME APPLICABLE TO INSURERS AND INSURANCE BROKERS

Pursuant to the Law on Insurance Business 24-2000-QH10 dated 9 December 2000;
Pursuant  to  Decree  46/2007/ND-CP  of  the  Government  dated  27  March  2007  on  the  financial  regime applicable to insurers and insurance brokers ("Decree 46");
Pursuant to Decree 77/2003/ND-CP of the Government dated 1 July 2003 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to instructions from the Prime Minister in Official Letter 7195-VPCP-KTTH dated 11 December 2007 on issuing a Circular for implementation of Decree 46;
The Ministry of Finance provides the following guidelines on the financial regime applicable to insurers and insurance brokers:

I. GENERAL PROVISIONS

1. This Circular provides guidelines on the financial regime applicable to insurers and insurance brokers established, organized and operating pursuant to the Law on Insurance Business.

2. Insurers and insurance brokers shall be responsible to comply with the provisions in this Circular and with other relevant laws on finance.

3. Chairmen  of  boards  of  management,  chairmen  of  members'  councils,  company  chairmen,  and general directors (directors) of insurers and of insurance brokers shall be responsible before the law and before the State administrative body for implementing the regime on financial management of enterprises.

4. The Ministry of Finance shall guide and facilitate insurers and insurance brokers to implement the provisions of this Circular and of other relevant laws on finance, and shall take measures to strictly deal with any enterprise which breaches the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Provisions on charter capital of insurers and insurance brokers shall be implemented in accordance with article 5 of Decree 46.

2. After an enterprise has been issued with a licence for establishment and operation, the amount held in  the  escrow  account  at  a  bank  as  stipulated  in  article 7.1  of  Decree 45-2007-ND-CP  of  the Government dated 27 March 2007 providing guidelines for implementation of the Law on Insurance Business (hereinafter referred to as Decree 45) shall be remitted to become paid-up capital of the insurer or insurance broker and shall be used in accordance with the provisions on charter capital of enterprises stipulated in this Circular and in other relevant laws.

3. The paid-up charter capital of an insurer or insurance broker shall be the amount actually contributed by the owner to the charter capital of the enterprise.

4. Insurers  and  insurance  brokers  must,  throughout  the  whole  course  of  their  operation,  constantly maintain their paid-up charter capital at no less than the level specified in article 4 of Decree 46.

5. The  amount  of  paid-up  charter  capital  of  an  insurer  or  of  a  broker  must  correspond  with  the operational contents, scope and geographical area of the enterprise as follows:

5.1 If  during  the  process  of  conducting  business,  equity  [owner's  capital]  in  the  insurance  or  broking enterprise is less than the level of legal capital, then the enterprise must add to its charter capital to ensure that equity is not less than legal capital.

5.2 A  non-life  insurer  whose  paid-up  charter  capital  is  equal  to  its  legal  capital  shall  be  permitted  to conduct business in primary insurance of all types of non-life insurance except for aviation insurance, petroleum insurance, and satellite insurance.  In order to conduct business in one or all of these latter types of insurance, the enterprise must add to its paid-up charter capital so that it is one hundred (100) billion Vietnamese dong more than the amount of its legal capital.

5.3 An  insurance  broker  which  simultaneously  conducts  business  in  primary  insurance  broking  and reinsurance  broking  must  supplement  its  paid-up  charter  capital  so  that  it  is  four  (4) billion Vietnamese dong more than the amount of its legal capital.

5.4 An insurer whose paid-up charter capital is equal to the amount of its legal capital shall be permitted to open a maximum of twenty (20) branches and representative officers; and each time it opens a new branch or representative office, the insurer must supplement its paid-up charter capital by ten (10) billion dong.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.1 In the case of an enterprise which does not change its operational contents, scope and geographical area,  it  must  implement  the  provisions  in  clause 5  above  and  supplement  paid-up  charter  capital within a time limit of three (3) years from the date on which Decree 46 took effect.

6.2 In  the  case  of  an  enterprise  which  does  change  its  operational  contents,  scope  and  geographical area,  it  must  immediately  implement  the  provisions  in  clause 5  above  and  supplement  paid-up charter capital.

7. Within a time-limit of six (6) months from the date on which this Circular takes effect, any insurer or insurance  broker  whose  paid-up  charter  capital  is  less  than  the  level  of  paid-up  charter  capital stipulated in this Circular must prepare and send the Ministry of Finance a plan to supplement charter capital in accordance with clause 6 above, and thereafter such enterprise must implement such plan.

III. INSURANCE RESERVES

1. Insurance reserve means the amount of money which an enterprise must set aside for the objective of  paying  out  its  insurance  liabilities  determined  in  advance  and  arising  from  insurance  contracts which it has entered into.

2. With respect to non-life insurers:

2.1 Non-life insurers must establish various insurance reserves in accordance with article 8 of Decree 46.

2.2 Non-life insurers shall be permitted to select and register with the Ministry of Finance a method of establishing insurance reserves in accordance with the guidelines provided in clause 2.4 below. If an enterprise  applies  a  different  method  of  establishing  insurance  reserves,  then  it  must  be  able  to ensure a higher reserving result and must have written approval from the Ministry of Finance prior to application.

2.3 A non-life insurer may not change its method of establishing insurance reserves in the same fiscal year.  Where an insurer changes its method of establishing insurance reserves for the following fiscal year, it must propose same to the Ministry of Finance which must provide written approval prior to application.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.1 Unearned premium reserve:

(a) Method of establishing the reserve as a percentage of total premiums:

+ In the case of insurance products for goods in transit by road, sea, river, rail and air: equal to twenty- five (25) per cent of the total retained premiums for this insurance product of the fiscal year.

+ In the case of other insurance products: equal to fifty (50) per cent of the total retained premiums for the insurance product of the fiscal year.

(b) Method of establishing the reserve in accordance with a coefficient of the term of insurance contracts:

+ The 1/8 method: This method assumes that premium from all contracts arising in a quarter of the insurer is evenly distributed to the months in that quarter, or put another way all insurance contracts in a specific quarter are assumed to be valid in the middle of that quarter. The reserve for unearned premiums shall be calculated by the formula:

Unearned premium reserve = Retained premiums x Proportion of unearned premiums.

For example:

The reserve for unearned premiums as at 31 December 2007 shall be calculated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Date of expiry of effectiveness of contract

Proportion of unearned premiums

Year

Quarter

2008

First

1/8

Second

3/8

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5/8

Fourth

7/8

In the case of insurance contracts with a term above one year, the proportion of unearned premiums under the above formula will have a denominator equal to the term of the insurance contract (the number of years) multiplied by 8. Therefore the reserve for unearned premiums as at 31 December 2007 in the case of insurance contracts with a term of two years and still effective as at 31 December 2007 shall be calculated as follows:

Date of expiry of effectiveness of contract

Proportion of unearned premiums

Year

Quarter

2008

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1/16

Second

3/16

Third

5/16

Fourth

7/16

2009

First

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Second

11/16

Third

13/16

Fourth

15/16

+ The 1/24 method assumes that premium from all contracts arising in a month of the insurer is evenly distributed  over  the  month,  or  put  another  way  all  insurance  contracts  in  a  specific  month  are assumed  to  be  valid  in  the  middle  of  that  month.  The  reserve  for  unearned  premiums  shall  be calculated by the formula:

Unearned premium reserve = Retained premiums x Proportion of unearned premiums.

For example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the case of insurance contracts with a term of one year and still effective as at 31 December 2007:

Date of expiry of effectiveness of contract

Proportion of unearned premiums

Year

Month

2008

1

1/24

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

5/24

4

7/24

5

9/24

6

11/24

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8

15/24

9

17/24

10

19/24

11

21/24

12

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the case of insurance contracts with a term above one year, the proportion of unearned premiums under the above formula will have a denominator equal to the term of the insurance contract (the number of years) multiplied by 24. Therefore the reserve for unearned premiums as at 31 December 2007 in the case of insurance contracts with a term of two years and still effective as at 31 December 2007 shall be calculated as follows:

Date of expiry of effectiveness of contract

Proportion of unearned premiums

Year

Month

2008

1

1/48

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

5/48

4

7/48

5

9/48

6

11/48

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8

15/48

9

17/48

10

19/48

11

21/48

12

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2009

1

25/48

2

27/48

3

29/48

4

31/48

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



33/48

6

35/48

7

37/48

8

39/48

9

41/48

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



43/48

11

45/48

12

47/48

(c) Method of establishing premium reserve on a daily basis:  This method may be applied to calculate a reserve for unearned premiums on insurance contracts with whatever term, by using the following comprehensive formula:

Unearned  premium  reserve  shall  equal  (Retained  premium  x  Number  of  remaining  insured  days under the insurance contract) divided by Total number of insured days under the insurance contract.

2.4.2 Indemnity reserve2:

(a) Method of establishing this reserve based on each claim file:   According to this method, a non-life insurer must establish two types of reserve:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ A reserve for payment of losses which have arisen and for which the insurer is liable, but claims are not yet notified or made. This reserve must be established for each product by the following formula:

Reserve for payment of losses which have arisen but for which claims have not yet been notified or made for the current fiscal year = (Total indemnity for claims  unmade at the end of the last three consecutive fiscal years) divided by (Total indemnity for losses arising in the last three consecutive fiscal years) x Indemnity for losses arising in the current fiscal year x (Net revenue from business operations of the current fiscal year) divided by (Net revenue from insurance business operations of the previous fiscal year) x (Average delay in making claims of current fiscal year) divided by (Average delay in making claims of previous fiscal year).

In which:

- Indemnity for losses arising in any one fiscal year shall be indemnity for losses actually paid out in the year plus the reserve for claims unresolved at the end of that year.

- The average delay in making claims shall be the average period from the date loss occurs until the date the insurer receives notice of loss or a claim (calculated as a number of days).

(b)Method of establishing an indemnity reserve in accordance with the coefficient of arising indemnity:

This method shall apply to establish an indemnity reserve for each product based on the principle of using  data  on  indemnity  in  previous  years  in  order  to  calculate  coefficients  of  arising  indemnity  in order to forecast what the non-life insurer will have to pay out in the future. Therefore the non-life insurer  must analyse  past data  to ensure  that  payment  of  indemnity  over  the  years complies  with fixed regulations and does not fluctuate abnormally.

For  example: The  indemnity  reserve  in  accordance  with  the  coefficient  of  arising  indemnity  for  a specified product as at 31 December 2007 shall be calculated as follows:

Step 1: Statistics on all indemnity pay-outs actually made up to 31 December 2007 and distributed to the year of the loss and to the year of payment are set out in the following table (the data in the table is for illustrative purposes only):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Year of Loss

Year of Indemnity

1

2

3

4

5

6

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2000

5,445

3,157

2,450

1,412

600

352

431

185

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5,847

3,486

1,366

848

1,045

1,054

369

 

2002

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4,854

1,948

2,554

1,680

489

 

 

2003

7,835

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3,888

3,335

2,088

 

 

 

2004

9,763

6,517

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3,984

 

 

 

 

2005

10,745

6,184

4,549

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2006

14,137

8,116

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

2007

15,162

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

According to the above statistical table on indemnity (see line for year 2000):

- The actual indemnity pay-out in 2000 (first year of indemnity) for losses occurring in 2000 is 5,445 million dong.

- The actual indemnity pay-out in 2001 (second year of indemnity) for losses occurring in 2000 is 3,157 million dong.

- The actual indemnity pay-out in 2002 (third year of indemnity) for losses occurring in 2000 is 2,450 million dong.

Statistics  on  indemnity  in  the  following  years  for  losses  occurring  in  2000  shall  be  calculated  the same as above until there is no more indemnity arising. In this example, after year 2007 (eighth year of indemnity) there is no indemnity payable for losses occurring in 2000.

Statistics on indemnity for losses occurring in each year 2001 through to 2007 shall be calculated the same as for year 2000 above. The number of years for which statistics need to be kept will depend on the length of the period from the date the loss occurred until indemnity has been paid out in full. Normally liability insurance will have a greater number of such years than say property insurance.

Step 2: Make the above table into a table of statistics on accumulated indemnity pay-outs, in which the accumulated indemnity pay-out of any one year shall be total actual pay-outs of that year plus those of the previous years:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Year of

Loss

Year of Indemnity

1

2

3

4

5

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8

2000

5,445

8,602

11,052

12,464

13,064

13,416

13,847

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2001

5,847

9,333

10,699

11,547

12,592

13,646

14,015

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5,981

10,835

12,783

15,337

17,017

17,506

 

 

2003

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12,288

16,176

19,511

21,599

 

 

 

2004

9,763

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



19,843

23,827

 

 

 

 

2005

10,745

16,929

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

2006

14,137

22,253

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2007

15,162

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

According to the above statistical table on accumulated indemnity pay-outs (line for year 2000):

- The accumulated indemnity pay-out in 2000 (first year of indemnity) for losses occurring in 2000 is 5,445 million dong.

- The accumulated indemnity pay-out in 2001 (second year of indemnity) for losses occurring in 2000 is 3,157 million dong + 5,445 million dong = 8,602 million dong.

- The accumulated indemnity pay-out in 2002 (third year of indemnity) for losses occurring in 2000 is 2,450 million dong +  8,602 million dong = 11,052 million dong.

Step 3: Calculate  the  coefficient  of  arising  indemnity  over  the  years  by  dividing  the  accumulated indemnity pay-out for a later year by that of the previous year:

Year of Loss

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2/1

3/2

4/3

5/4

6/5

7/6

8/7

2000

1,580

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,128

1,048

1,027

1,032

1,013

2001

1,596

1,146

1,079

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,084

1,027

 

2002

1,812

1,180

1,200

1,110

1,029

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

2003

1,568

1,316

1,206

1,107

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,668

1,219

1,201

 

 

 

 

2005

1,576

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

2006

1,574

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Coefficient of average arising indemnity

1.625

1.236

1.163

1.089

1.047

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.013

Then calculate the average coefficient of indemnity from the first year to the second year, from the second year to the third year and so on, by calculating the average value of the coefficient in each column in the above table.

Step 4:  Use the average coefficient of indemnity calculated in step 3 above in order to calculate the accumulated indemnity pay-out of each year for losses occurring in 2000, 2001 etc. up to 2007 (the figures in bold print below):

Unit: Million dong

Year of Loss

Year of Indemnity

1

2

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

6

7

8

2000

5,445

8,602

11,052

12,464

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13,416

13,847

14,032

2001

5,847

9,333

10,699

11,547

12,592

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14,015

14,197

2002

5,981

10,835

12,783

15,337

17,017

17,506

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18,266

2003

7,835

12,288

16,176

19,511

21,599

22,614

23,293

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2004

9,763

16,280

19,843

23,827

25,948

27,167

27,982

28,346

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10,745

16,929

21,478

24,979

27,202

28,481

29,335

29,716

2006

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



22,253

27,505

31,988

34,835

36,472

37,566

38,055

2007

15,162

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



30,453

35,417

38,569

40,382

41,593

42,134

According to the table (looking at the line for year 2007):

- The accumulated indemnity pay-out in 2008 (second year of indemnity) for losses occurring in 2007 is 15,162 million dong x 1.625 = 24,638 million dong (1.625 is the average coefficient of indemnity from the first to the second year).

- The accumulated indemnity pay-out in 2009 (third year of indemnity) for losses occurring in 2007 is 24,638 million dong x 1.236 = 30,453 million dong (1.236 is the average coefficient of indemnity from the second to the third year).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The accumulated indemnity pay-out for each year for losses occurring in years 2006, 2005 down to year 2000 shall be calculated the same as it was for year 2007.

Step 5: Calculate the indemnity reserve:

The indemnity reserve as at 31 December 2007 shall be calculated by taking the total estimated pay- out  for  losses  occurring  in  all  years  2000  through  to  2007,  less  total  actual  pay-outs  for  all  such losses calculated up to 31 December 2007, in which:

-The  total  estimated  pay-out  for  losses  occurring  in  all  years  2000  through  to  2007  is  simply  the accumulated indemnity pay-out for the eighth year of indemnity in the table above.

-The total actual pay-outs for all losses occurring in all years 2000 through to 2007 calculated at 31 December 2007 is simply the accumulated indemnity figure for the year in the diagonally adjacent box in the table above.

Unit: Million dong

Year of loss

Year of Indemnity

Calculation of Indemnity

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1

2

3

4

5

6

7

8

Total estim- ated pay-out

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Estim- ated Indem- nity Reserve

2000

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14,032

14,032

0

2001

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14,015

14,197

14,197

14,015

182

2002

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

17,506

 

18,266

18,266

17,506

760

2003

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

21,599

 

 

23,595

23,595

21,599

1,996

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

23,827

 

 

 

28,346

28,346

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4,519

2005

 

 

21,478

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



29,716

21,478

8,238

2006

 

22,253

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

38,055

38,055

22,253

15,802

2007

15,162

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

42,134

42,134

15,162

26,972

TOTAL

208,341

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



58,469

Therefore, on the basis of the above statistical data on indemnity, the estimated indemnity reserve for products being researched as at 31 December 2007 will be 58,469 million dong.

2.4.3 Large loss fluctuation reserve:

With respect to the reserve for payment of large fluctuations in losses, contributions shall be made annually until the balance in the reserve is equal to one hundred (100) per cent of premiums actually retained in the fiscal year of the insurer. Contributions  made  annually  shall  be  from  three  (3)  to  five  (5)  per  cent  of premiums actually retained.

3. With respect to life insurers:

3.1 Life  insurers  must  establish  various  insurance  reserves  in  accordance  with  article  9  of  Decree  46 which must be certified by the appointed actuary.

3.2 Life insurers shall be permitted to select and register with the Ministry of Finance a method and basis of establishing insurance reserves in accordance with the guidelines provided in clause 3.4 below. If an enterprise applies a different method and basis of establishing insurance reserves, then it must be able to ensure a higher reserving result and must have written approval from the Ministry of Finance prior to application.

3.3 A life insurer may not change its method and basis of establishing insurance reserves in the same fiscal year. Where an insurer changes its method and basis of establishing insurance reserves for the following fiscal year, it must propose same to the Ministry of Finance which must provide written approval prior to application.

3.4 Methods of establishing life insurance reserves:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) The method of establishing this reserve shall be in accordance with the net premium valuation method adjusted by the Zillmer coefficient of three (3) per cent of insured sums. The adjusted net premium used to calculate  this  reserve  must  not  be  higher  than  ninety  (90)  per  cent  of  premium actually collected.

(b) Actuarial reserving calculated by this net premium method as adjusted by Zillmer 3% shall follow this principle:

Actuarial reserve = Present value of total insurance liabilities payable in future - (less) Present value of total net premiums collectible in the future adjusted by the Zillmer coefficient of 3% of insured sums.

(c) Life insurers shall use the following basis to calculate actuarial reserves:

- Mortality table CSO 1980 in the Appendix to this Circular.

- A  maximum  technical  interest  rate  equal  to  eighty  (80)  per  cent  of  the  ten  (10)  year  Government bond interest rate at the most recent date before establishing the reserve.

(d) Actuarial reserves will be deemed equal to zero (0) if the result after calculations using the above- mentioned method and bases is a negative number.

3.4.2 Unearned premium reserve: This shall apply the same as to non-life insurance contracts.

3.4.3 Indemnity reserve 4:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4.4 Profit distribution reserve:

This  reserve  shall  only  be  applicable  to  contracts  with  accumulated  dividends  distributable  in insurance contract years and shall be calculated by the following formula:

Profit distribution reserve = (Total dividends declared to policy holders in fiscal year) plus (Accumulated value of unpaid dividends declared to policy holders in previous fiscal years).

3.4.5 Balance reserve:

Annual contributions shall be made up until the time when this reserve is equal to five (5) per cent of the premiums collected in the fiscal year of an insurer. The rate of annual contributions shall be one (1) per cent of the before-tax profit of the insurer.

IV. CAPITAL INVESTMENT

1. Insurers  shall  carry  out  investment  of  capital  in  accordance  with  the  provisions  of  Section  3  of Chapter II of Decree 46.

2. Owner's capital of an insurer or insurance broker equivalent to the legal capital of the enterprise may only be invested within Vietnam and shall not be permitted to be used to invest in any of the forms being lending to or re-investing with shareholders or related persons as defined in article 4 of the Law on Enterprises except for banks deposits.

3. That part of owner's capital [equity] of an insurer equivalent to the minimum solvency margin may be invested as stipulated in article 4 of Decree 46 the same as idle capital from insurance reserves but shall not be permitted to be used to invest in any of the forms being lending to or re-investing with shareholders or related persons as defined in article 4 of the Law on Enterprises except for banks deposits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Insurers and insurance brokers must account separately for investments from owner's capital and for investments from idle capital from insurance reserves, ensuring that the recording of invested assets is conducted uniformly.

V. SOLVENCY OF INSURERS

1. An insurer must always maintain solvency during the operation of insurance business in accordance with the provisions of article 15 of Decree 46.

2. An insurer shall be deemed to be in danger of insolvency when its solvency margin is less than the minimum solvency margin.

3. Minimum solvency margins:

3.1 The minimum solvency margin of a non-life insurer shall be the greater of the following two calculations:

+ Twenty five (25) per cent of the total premiums actually retained at the time of determination of the solvency margin;

+ Twelve point five (12.5) per cent of the total primary insurance premiums plus reinsurance premiums at the time of determination of the solvency margin.

In the case of ceded reinsurance contracts which fail to satisfy the conditions on ceded reinsurance stipulated by the Ministry of Finance, the minimum solvency margin shall be one hundred (100) per cent of the primary premiums for such contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2.1 In the case of contracts of life insurance with a term of five (5) years or less, four (4) per cent of the insurance reserves and one tenth of one (0.1) per cent of the sums insured which carry risks.

3.2.2  In the case of contracts of life insurance with a term of over five (5) years, four (4) per cent of the insurance reserves and three tenths of one (0.3) per cent of the sums insured which carry risks.

Sums insured which carry risks means the difference between the sums insured of effective policies and total reserves.

4. The solvency margin of an insurer means the difference between asset value and debts payable by the insurer at the time of determination of the solvency margin. Assets shall be calculated as follows when calculating the solvency margin:

4.1 The total accounting value of all of the following assets may be used when calculating the solvency margin:

4.1.1 Cash items, bank deposits, items of money currently being remitted, and Government bonds.

4.1.2 Assets corresponding to investment linked insurance policies.

4.2 The total accounting value of the following assets shall be excluded when calculating the solvency margin:

4.2.1 Capital contributions in order to establish other insurers from equity of the insurer in question.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2.3 Bad  debts  which  are  deemed  by  law  to  be  irrecoverable  after  deducting  contributions  to  the equivalent bad debts reserve.

4.2.4 Intangible fixed assets, except for computer software.

4.2.5 Expenses paid in advance, non-guaranteed loans [lending], provisional items paid, office equipment and apparatus, and items which are recoverable but only internally.

4.2.6 Outstanding  premiums  including  premiums  on  accepting  reinsurance  which  are  more  than  two (2) years overdue, after deducting contributions to the corresponding bad debts reserve as stipulated by law.

4.2.7 Lending to or reinvesting with shareholders or related persons as defined in article 4 of the Law on Enterprises, except for bank deposits.

4.3 Part of the accounting value of the following assets shall be excluded when calculating the solvency margin:

4.3.1 Investment assets as follows:

(a) Guaranteed enterprise bonds: 1% of the accounting value shall be excluded;

(b) Non-guaranteed enterprise bonds:  3% of the accounting value shall be excluded;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) Unlisted shares: 20% of the accounting value shall be excluded;

(dd) Direct investment in real estate which the enterprise itself uses: 8% of the accounting value shall be excluded;

(e) Direct investment in real estate in order to lease out, and guaranteed commercial lending: 15% of the accounting value shall be excluded;

(g) Capital contributions to other enterprises which are not insurers: 20% of the accounting value shall be excluded.

4.3.2 Debts receivable:

(a) Outstanding  premium  and  premium  on  accepting  reinsurance  which  is  collectable  and  which  has been outstanding for a period from 90 days up until less than 1 year, after excluding contributions to the  equivalent  bad  debts  reserve  in  accordance  with  law:  30%  of  such  debts  collectable  shall  be excluded;

(b) Outstanding  premium  and  premium  on  accepting  reinsurance  which  is  collectable  and  which  has been  outstanding  for  a  period  from  1  year  up  to  2 years,  after  excluding  contributions  to  the equivalent  bad  debts  reserve  in  accordance  with  law:  50%  of  such  debts  collectable  shall  be excluded.

4.3.3 Tangible fixed assets, and intangible fixed assets being computer software and goods in store:  25% of the accounting value shall be excluded.

4.3.4 Other assets: 15% of the accounting value shall be excluded.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Revenue:

1.1 Revenue of an insurer means amounts receivable as stipulated in article 20 of Decree 46, comprising:

1.1.1 Revenue  from  insurance  business  activities  being  primary  insurance  premiums;  revenue  from reinsurance  accepted;  commissions  from  ceding  reinsurance;  revenue  from  fees  for  provision  of agency services including loss surveys, evaluation of compensation, making claims on third parties, or salvage following total loss settlements; revenue from fees for loss surveys excluding surveys for internal cost accounting member entities within the one independent cost accounting insurer, after deducting  amounts  payable  which  reduce  revenue  such  as  refunds  of  insurance  premiums, reductions  of  insurance  premiums,  premiums  on  ceding  reinsurance,  refunds  of  premiums  for reinsurance accepted, reductions of premiums for reinsurance accepted, refunds of commissions on ceding reinsurance, and reductions of commissions on ceding reinsurance.

1.1.2 Revenue from financial activities:  revenue received from investments as stipulated in Section 3 of Chapter II of Decree 46; revenue received from trading securities; interest received on the amount of the security deposit; revenue earned from leasing out assets, and other revenue as stipulated by law.

1.1.3 Revenue from other activities: proceeds from sale or liquidation of fixed assets; bad debts which had been written-off but are recovered, and other revenue as stipulated by law.

1.2 Principles for calculation of revenue:

1.2.1 Revenue from insurance business activities means amounts receivable in a period, which shall be calculated on the following principles:

- The insurer shall account for primary insurance premiums in revenue at the point of time when the insurance liability of the insurer to the purchaser of insurance arises as stipulated in article 15 of the Law on Insurance Business, and specifically as follows:

+ The  insurer  shall  account  for  revenue  when  an  insurance  contract  has  been  entered  into  by  the insurer  with  the  purchaser  of  insurance,  or  when  there  is  evidence  that  the  insurer  has  agreed  to insure and the purchaser has paid premium.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The  insurer  agrees  for  the  purchaser  of  insurance  to  pay  premium  periodically:  In  this  case  the insurer shall account in revenue for the corresponding periods or for the periods arising during which premium  is  payable;  but  shall  not  account  premium  as  revenue  when  the  period  for  payment  as agreed has not yet been reached.

+ In  the  case  of  co-insurance,  the  insurer  shall  account  in  revenue  for  primary  insurance  premium when it is allocated at the co-insured ratio.

- The insurer shall account in revenue for premium for accepting reinsurance, commission for ceding reinsurance  and  other  income  from  ceding  reinsurance  when  the  reinsurance  payment  slip  is certified. If the insurer agrees with the party ceding reinsurance on payment of premium periodically, then  the  insurer  shall  account  for  the  premium  in  revenue  in  the  corresponding  periods  or  in  the periods  when  reinsurance  premium  arises,  but  shall  not  account  premium  as  revenue  when  the period for payment by the party ceding reinsurance has not yet been reached.

- Other income shall be recognized as soon as it arises from any economic activity and there is proof that  the  relevant  party  has  agreed  to  pay,  irrespective  of  whether  or  not  the  insurer  has  received payment.

- With respect to amounts payable which reduce revenue: The insurer shall account for and deduct such amounts from revenue as soon as they arise from any economic activity and there is proof that the parties have agreed on payment, irrespective of whether or not the insurer makes a payment.

1.2.2 Revenue from financial activities means amounts receivable in the fiscal year.

1.2.3 Income arising from other activities means proceeds from sales of goods or services after deducting reductions in price or returns of goods (supported by proper documents) for which clients agreed to pay, irrespective of whether or not the insurer receives the revenue.

2. Expenses:

Expenses of an insurer means amounts payable or which must be allocated in a period as stipulated in article 21 of Decree 46, comprising:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.1  Compensation  payments  for  claims  with  respect  to  primary  insurance  (payments  for  claims  with respect  to  primary  non-life  insurance,  and  payments  of  insurance  proceeds  with  respect  to  life insurance),  and  compensation  payments  for  reinsurance  accepted  after  deducting  amounts receivable  in  order  to  reduce  expenditure  such  as  compensation  received  for  cessions, compensation  recovered  from  third  parties,  and  proceeds  from  goods  dealt  with  or  one  hundred (100) per cent recoveries.

2.1.2 Payments into insurance reserves as provided in Section III of this Circular.

2.1.3 Payments of insurance and broker's commission as stipulated in clause 6 of Section IV of Circular 155/2007/TT-BTC of the Ministry of Finance dated 20 December 2007.

2.1.4 Expenses of loss assessment as stipulated in article 26 of Decree 45.

2.1.5 Expenses for agency fees for provision of services for loss assessment, evaluation of compensation or making claims on third parties.

2.1.6 Expenses for dealing with one hundred (100) per cent recoveries.

2.1.7  Expenses  incurred  for  management  of  insurance  agents  such  as  training,  recruiting,  granting bonuses and rewards to agents, and other payments as agreed in contracts with the agents.

2.1.8  Expenses  for  prevention  and  limitation  of  losses  but  not  to  exceed  two  (2)  per  cent  of  premiums actually received in a fiscal year as stipulated in article 25.2 of Decree 45.

2.1.9  Expenses  for  assessment  of  risks  of  items  insured,  including  expenses  for  tasks  of  gathering information, surveying and assessing items to be insured.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.11 Other expenses and amounts allocated as stipulated by law.

2.2 Expenses of financial operations means amounts payable in the fiscal year, comprising:

2.2.1 Expenses incurred for investment activities in accordance with Section 3 of Chapter II of Decree 46.

2.2.2 Investment income payable to life insurance policyholders in accordance with commitments in such policies.

2.2.3 Costs of leasing out assets.

2.2.4 Expenses for bank charges for banking procedures, payment of interest on loans.

2.2.5 Other expenses and amounts allocated as stipulated by law.

2.3. Expenses of other operations means amounts payable in the fiscal year, comprising:

2.3.1 Expenses of sale or liquidation of fixed assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3.3 Other expenses and amounts allocated as stipulated by law.

3. Other provisions on revenue and expenses of insurers:

Insurers must comply with other relevant laws on other revenue and expenses of insurers in addition to the provisions in clauses 1 and 2 above.

VII.  REVENUE AND EXPENSES OF BROKERS

1. Revenue:

Revenue of an insurance broker means amounts as stipulated in article 24 of Decree 46, comprising:

1.1 Revenue from insurance broking activities being revenue from insurance brokerage commission after deducting refunds and reductions of insurance brokerage commission.

1.2 Revenue from financial activities being revenue received from trading securities; interest received on deposits and on loans; revenue earned from leasing out assets, and other revenue as stipulated by law.

1.3 Revenue  from  other  operations  being  proceeds  from  sale  or  liquidation  of  fixed  assets;  and  bad debts which had been written off but are recovered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1 Expenses of an insurance broker means amounts as stipulated in article 25 of Decree 46, comprising:

2.1.1 Expenses being expenses of insurance broking activities and expenses of purchasing professional indemnity insurance.

2.1.2 Expenses  of  financial  activities  being  expenses  of  leasing  out  assets;  and  bank  charges,  and payment of interest on loans.

2.1.3 Expenses of other activities being expenses of sale and liquidation of fixed assets; and expenses of recovery of bad debts which had been written off.

3. Insurance brokers must comply with other relevant laws on other revenue and expenses of insurance brokers in addition to the provisions in clauses 1 and 2 above.

VIII. SEPARATION OF FUNDS AND DISTRIBUTION OF SURPLUS IN LIFE INSURANCE

1. Separation of owners' funds and policyholders' funds:

1.1 A  life  insurer  must  separate  and  also  account  separately  for  owner's  capital  and  for  premiums collected from purchasers of insurance (hereinafter abbreviated to owner's funds and policyholders' funds respectively).

1.2 Policyholders'  funds  must  be  further  separated  into  policyholders'  funds  entitled  to  distribution  of dividends,  and  policyholders'  funds  not  entitled  to  distribution  of  dividends. Depending on the requirements of the Ministry of Finance and of the life insurer itself, these funds may be separated further into sub-category funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4 The assets forming a policyholders' fund shall be used to discharge the obligations and to pay the expenses relating to business transactions of such fund. An insurer shall not be permitted to use assets of a policyholders' fund in order to pay fines for a breach of law or for a contractual breach by such life insurer.

1.5 Any transaction regarding the assets, capital sources, revenue or expenses directly relating to any one fund  shall be  recorded  separately  for  such  fund. The appointed actuary of the insurance enterprise shall be responsible to ensure that transactions which relate to a number of funds shall be collated and allocated to each fund on a fair and appropriate basis.  An enterprise must confirm and register with the Ministry of Finance its principles for allocation, prior to applying them. The Ministry of Finance must provide approval to any changes in these principles.

1.6 Life insurers shall be responsible to report on the separation and maintenance of owner's funds and of policyholders' funds in accordance with law.

2. Ensuring solvency of policyholders' funds:

2.1 Throughout the entire operational period, a life insurer must ensure the solvency of each policyholders' fund. If any deficit appears in a policyholder's fund (namely the asset value of the fund is  less  than  the  level  of  its  liabilities),  then  the  enterprise  shall  be  responsible  to  supplement  the deficit in the policyholders' fund from the owners' fund.  If a policyholder's fund has a surplus (i.e. the difference between the assets  and  liabilities  of  the  fund  is  a  positive  number), then  the  enterprise may refund part or all of the money which was previously supplemented into the fund on condition that such refund does not impact on the solvency of the owners' fund.  All of these transactions must be certified by the appointed actuary of the enterprise.

2.2 If a life insurer maintains a number of owners' funds, then it shall not be permitted to use the surplus in any one such fund to supplement a deficit in another owners' fund.

2.3 An  insurer  must  make  a  written  record  of  all  transactions  relating  to  supplementing  a  deficit  in  a policyholders' fund from [assets in] the owners' fund, and similarly of any transaction relating to the refund of such sum from the policyholders' fund to the owners' fund.

3. Distribution of surplus in life insurance:

3.1 If a policyholders' fund entitled to distribution of dividends has a surplus at the end of the fiscal year, the life insurer may use a part or all of such surplus to distribute to policyholders in the fund and to the owner after receiving ratification from the appointed actuary of the enterprise. The undistributed surplus of a policyholders' fund shall be left in the fund for the purpose of ensuring stability of future surplus distributions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IX. PROFIT AND DISTRIBUTION OF PROFIT

1. Profit  and  distribution  of  profit  of  insurers  and  insurance  brokers  shall  be  in  accordance  with  the provisions of Chapter V of Decree 46.

2. Insurers shall only be permitted to distribute residual profit in accordance with law after they have satisfied the regulations on solvency.

X. FINANCIAL MANAGEMENT, INTERNAL AUDITING, AND INDEPENDENT AUDITING OF INSURERS AND BROKERS

1. Financial  management  of  a  shareholding  insurance  company  and  of  a  shareholding  insurance broking company must ensure the following principles:

1.1 Charter capital structure:

1.1.1 Any one shareholder being an individual may own a maximum of 10% of the charter capital.

1.1.2 Any one shareholder being an organization may own a maximum of 20% of the charter capital.

1.1.3 Any one shareholder and related persons of such shareholder may own a maximum of 20% of the charter capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1.5 Founding shareholders must jointly own a minimum of 50% of the charter capital on establishment of the enterprise, of which the founding shareholders being organizations must jointly own a minimum of 50% of the total number of shares of founding shareholders. This restriction shall be rescinded after the expiry of three (3) years from the date on which the enterprise is issued with its licence for establishment and operation.

1.2 A related person means any organization or individual with the direct or indirect relationship with the shareholder stipulated in article 4.17 of the Law on Enterprises.

2. Insurers and brokers must implement management and supervision in accordance with the provisions in article 36.2 of Decree 46.

2.1 The  formulation  of  self-management  and  self-regulatory  rules  including  finance  rules,  investment rules, internal control and audit rules, and other equivalent procedural rules by an insurer or broker must ensure the following:

2.1.1 The operation of the enterprise complies with the law on finance applicable to insurers and brokers.

2.1.2 Prevention  and  limitation  of  financial  risks  of  an  insurer  or  broker  must  ensure  that  the  value  of investment assets corresponds to liabilities and the special risks of the enterprise.

2.1.3 There must be a clear deliniation of the responsibilities of managers and executives of the enterprise, of staff, and of relevant agents.

2.1.4 There must be clear rules on taking disciplinary action when there are errors or breaches.

2.2 Insurers and brokers must implement their rules on self-management and self-regulation, and they must conduct checks and supervision on a periodical and one-off basis of compliance with the rules within the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Internal control rules of insurers and brokers:

3.1 Insurers and brokers must undertake internal control activities.

3.2 The basic principles of internal control shall be as follows:

3.2.1  Independence:  internal  control  activities  must  be  independent  from  executive  and  professional activities of the enterprise.

3.2.2 Objectivity: internal control activities and activities of internal auditors must be objective, honest and fair, and practitioners must not be prejudiced when conducting internal audit tasks.

3.2.3 Professionalism: internal auditors must be people with  professional  skills  and  the  necessary qualifications  for  conducting  internal  audits,  and  they  must  not  concurrently  hold  positions  or undertake  work as other experts within or for an insurance or insurance broking enterprise.

3.3 The work of internal audit shall include checks and assessments:

3.3.1 Internal auditors must check and assess the level of completeness, validity and effectiveness of the internal control and internal audit systems.

3.3.2 They  must  check  the  applicability,  validity  and  effectiveness  of  rules  for  identifying  risks  of  the enterprise, methods for measuring such risks, and risk management methods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3.4 Internal auditors must check and assess the completeness, truthfulness, promptness, and level of accuracy of the system of accounts charts and of financial reporting.

3.3.5  Internal  auditors  must  check  and  assess  the  regimes  ensuring  compliance  with  the  law,  with  the regulations on establishment of reserves, the regulations on investment, the regulations on solvency of the enterprise, and ensuring compliance with all internal rules and procedures, professional rules and professional ethics.

3.3.6 Internal auditors must undertake other tasks relevant to the functions and duties of internal auditors.

3.3.7 Insurers and brokers must formulate professional ethics rules and must ensure that such rules are complied with during internal audit work.

3.4 Within a time-limit of six (6) months from the date on which this Circular takes effect, insurers and insurance brokers must report to the Ministry of Finance on their having implemented the provisions on internal audit in this Circular.

4. The annual financial statements of insurers and of insurance brokers must be audited by an independent auditor legally operating in Vietnam, and the auditor must certify the following main financial matters:

4.1 Applicable to insurers:

Activities being acceptance of and ceding reinsurance, establishment of reserves, solvency, commissions, revenue and expenses, profit and distribution of profit, investments made from equity, investments  made  from  reserves,  fixed  assets  and  depreciation,  items  receivable,  debts  payable, equity,  expenses  for  capital  construction  in  progress;  and  separation  of  funds  and  distribution  of surplus from policyholders' funds in the case of a life insurer.

4.2 Applicable to brokers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



XI. REPORTING REGIME

Insurers and insurance brokers shall be responsible to prepare and submit financial statements, statistics reports and professional reports in accordance with the applicable laws.

1. Financial statements:

1.1 Insurers  and  insurance  brokers  shall  carry  out  financial  finalization,  comply  with  all  regulations relating to financial statements, and prepare and submit reports to the State financial authority, to the statistics authority and the tax authority in accordance with the applicable laws.

1.2 Balance sheets,  profit  and  loss  statements,  cash  flow  statements  and  explanations  of  financial statements prepared in accordance with the law on accounting must be certified by an independent auditor licensed to operate in Vietnam.

1.3 Insurers and brokers must prepare and submit financial statements to the Ministry of Finance on a quarterly and annual basis, enclosing a soft copy.

2. Statistics reports and professional reports: Insurers and insurance brokers shall prepare and submit the  following  statistics  reports  and  professional  reports  to  the  Ministry  of  Finance  on  a  monthly, quarterly [and/or] annual basis, enclosing a soft copy:

2.1 With respect to non-life insurers:

2.1.1 Report on monthly operational results in Form 1-PNT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.3 Report on economic indicators on a quarterly and annual basis in Form 3-PNT.

2.1.4 Report on claims paid on a quarterly and annual basis in Form 4-PNT.

2.1.5 Report on establishment of insurance reserves on a quarterly and annual basis in Forms 5-PNT(A) and 5-PNT(B).

2.1.6 Report on investment activities from owner's capital on a quarterly and annual basis in Form 6- PNT(A).

2.1.7 Report on investment activities from insurance reserves on a quarterly and annual basis in Form 6- PNT(B).

2.1.8 Report on solvency on a quarterly and annual basis in Form 7-PNT.

2.1.9 ASEAN Report on an annual basis in Form 8-PNT.

2.2 With respect to insurers specializing in reinsurance, in addition to the above reports in Forms 5-PNT, 6-PNT(A) and (B), 7-PNT and 8-PNT, the following reports shall be prepared and submitted:

2.2.1 Report on reinsurance premium revenue on a quarterly and annual basis in Form 1-TBH.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3 With respect to life insurers:

2.3.1 Report on monthly operational results in Form 1-NT.

2.3.2 Report on the number of life insurance contracts and sums insured of life insurance on a quarterly and annual basis in Form 2-NT.

2.3.3 Report on life insurance premium revenue on a quarterly and annual basis in Form 3-NT.

2.3.4 Report on payment of life insurance proceeds on a quarterly and annual basis in Form 4-NT.

2.3.5 Status report on rescinded contracts of life insurance on a quarterly and annual basis in Form 5-NT.

2.3.6 Report on establishment of insurance reserves on a quarterly and annual basis in Forms 6-NT(A) to 6-NT(E).

2.3.7 Report on investment activities from owner's capital on a quarterly and annual basis in Form 7-NT(A).

2.3.8 Report on investment activities from insurance reserves on a quarterly and annual basis in Form 7- NT(B).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3.10 ASEAN Report on an annual basis in Form 9-NT.

2.4 With respect to brokers: Report [on insurance brokerage operations] on a quarterly and annual basis in Form 1-MGBH.

3. Time-limits:

3.1 Monthly reports: Insurers must prepare and submit monthly reports to the Ministry of Finance no later than fifteen (15) days after the last day of the month.

3.2 Quarterly reports: Insurers and brokers must prepare and submit quarterly reports to the Ministry of Finance no later than thirty (30) days after the last day of the quarter.

3.3 Annual  reports:  Insurers  and  brokers  must  prepare  and  submit  annual  reports  to  the  Ministry  of Finance no later than ninety (90) days after the last day of the fiscal year.

4. In addition to the reports mentioned in clauses 1 and 2 above, the Ministry of Finance may require an insurer or broker to provide supplementary reports on operational status and financial status in order to service statistical and market analysis work.

5. Inspection and supervision of compliance with the financial regime:

Boards of management and general directors (directors) of insurers and brokers shall be responsible to give an account of related financial matters at the request of State administrative bodies when the latter exercise State administration in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.1.1 Periodic or random inspections.

5.1.2  Inspections  of  each  specialized  area,  depending  on  the  requirements  for  the  work  of  financial management.

5.2 Insurers and brokers in breach of the State financial regime shall be dealt with in accordance with law.

XII. PUBLIC ANNOUNCEMENT OF INFORMATION BY INSURERS

1. The items within the financial statements of an insurer or broker which must be publicly announced on  an  annual  basis  are  the  annual  report  (Form 1-CBTT)  and  summarized  financial  statements (Form 2-CBTT).  The public announcement of these items must be accompanied by the opinion of an independent auditor.

2. Insurers  and brokers  must make  a  public  announcement  of  the  above-mentioned  items  from  their annual financial statements in three (3) consecutive editions of a central newspaper and of a local newspaper in the locality where the enterprise has its head office. In addition to the above, an insurer or a broker may make its own decision on further public announcements of such items on its website; in publications; in written notices to the State administrative bodies; by making an announcement at a press conference; or by making an announcement on central or local radio stations.

3. Insurers  and  brokers  must  make  the  above-mentioned  public  announcement  within  a  time-limit  of one hundred and twenty days (120 days) from the end of the fiscal year.   Within ten (10) business days from the date of the public announcement, the insurer or broker must send the original or a notarized copy of the announcement to the Ministry of Finance.

4. Insurers and brokers must implement the regime on public announcement of information promptly and  accurately  in  accordance  with  law.  Any  insurer  or  broker  which  changes  the  contents  of information  already  announced  must  do  so  correctly  in  accordance  with  the  provisions  and procedures stipulated in clauses 1, 2 and 3 above, and must enclose an explanation of the reasons for the change.

XIII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. This Circular shall replace Circular 99/2004/TT-BTC of the Ministry of  Finance  dated  19  October 2004  implementing  Decree  43/2001/ND-CP  of  the  Government  dated  1  August  2001  providing detailed regulations for implementation of a number of articles of the Law on Insurance Business.

3. Shareholding  insurance  companies  and  shareholding  insurance  broking  companies  issued  with  a licence  for  establishment  and  operation  prior  to  the  date  on  which  this  Circular  takes  effect  must adjust  the  structure  of  their  charter  capital  for  compliance  with  the  provisions  in  section X  of  this Circular within a time limit of three (3) years as from the date on which Decree 46 took effect6.

4. Any  problems  or  difficulties  during  implementation  should  be  reported  promptly  to  the  Ministry  of Finance for its consideration and resolution.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




 Tran Xuan Ha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 46/2007/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.331

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.210.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!