ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 705/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 05
tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO
CHỦ TRANG TRẠI, TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ, HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH, QUẢNG BÁ, KẾT NỐI TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC NINH, GIAI ĐOẠN 2025-2028”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn
cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045;
Căn
cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và
hội nhập quốc tế;
Căn
cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương,
chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn
cứ Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng
cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
cách mạng trong giai đoạn mới;
Căn
cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn
cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn
cứ Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018;
Căn
cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn
cứ Quyết định số 34/2019/QĐ-TTg ngày 18/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy
định tiêu chí xác định dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ
cao trong nông nghiệp;
Căn
cứ Quyết định số 1688/QĐ-BTTTT ngày 11/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông sửa đổi Quyết định số 2378/QĐ-BTTTT 30/12/2016 công bố định mức
chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
ngân sách nhà nước;
Căn
cứ Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong
nông nghiệp đến năm 2030”;
Căn
cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
Căn
cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 03/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh
chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Căn
cứ Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
và Nghị quyết số 55-NQ/TU 29/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình tổng
thể cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030.
Căn
cứ Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 25/11/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh
khóa XX về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng
khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045;
Căn
cứ Chương trình hành động số 42-Ctr/TU ngày 25/11/2022 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về
thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
trong giai đoạn mới;
Căn
cứ Chương trình hành động số 57-CTr/TU ngày 6/7/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa
XX về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của BCH Trung ương Đảng
khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn
cứ Chương trình hành động số 77-CTr/TU ngày 03/6/2024 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về
việc thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi
mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới;
Căn
cứ Chỉ thị số 28-CT/TU, ngày 28/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục
triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực
điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến
2030;
Căn
cứ Kết luận số 894-NQ/TU ngày 27/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về
việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2024-2030;
Căn
cứ Thông báo kết luận số 771-TB/TU ngày 20/12/2023 của Thường trực Tỉnh ủy;
Thông báo kết luận số 1287-KL/TU ngày 27/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
Căn
cứ Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 05/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về
việc ban hành Quy định hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Căn
cứ Nghị quyết số 230/NQ-HĐND ngày 05/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc
Ninh về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2024-2030;
Căn
cứ Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh Bắc Ninh.
Theo đề nghị của Hội Nông dân tỉnh tại Tờ trình số
39-TTr/HNDT ngày 04/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm
ttheo Quyết định này đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số cho chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất
kinh doanh giỏi trong sản xuất kinh doanh, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2025-2028”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể
từ ngày ký ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và
Truyền thông; Hội Nông dân tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Báo Bắc Ninh; Đài
Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ
quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c)
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Văn phòng UBND tỉnh: LĐVP;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Xuân Lợi
|
ĐỀ ÁN
NÂNG
CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO CHỦ TRANG TRẠI, TỔ
HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ, HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI TRONG SẢN XUẤT KINH
DOANH, QUẢNG BÁ, KẾT NỐI TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH, GIAI ĐOẠN
2025-2028
(Ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 05/12/2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Ninh
Phần
thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
Hiện nay công nghệ thông tin (CNTT) với
sự phát triển của mạng Internet toàn cầu, ngày càng chứng tỏ là công cụ hữu hiệu
và tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thời gian qua, Đảng
và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát
triển CNTT, sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động
tham gia cuộc Cách mạnh công nghiệp lần thứ tư.
Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2,
dân số Bắc Ninh trên 1,5 triệu người, nông dân chiếm khoảng 60 % dân số của tỉnh,
lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm 71,2%. Sau gần 30 năm tái lập, từ
một tỉnh nông nghiệp thuần túy, đến nay Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại, với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp
đầu cả nước.
Trước sự thay đổi nhanh chóng của
khoa học công nghệ gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là cuộc cách
mạng 4.0 (kết nối vạn vật, Bigdata, IOT, trí tuệ nhân tạo…); ngành nông nghiệp,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có nhiều bước tiến mới, mở rộng thị
trường xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Trong nông nghiệp khi CNTT kết hợp
với điện tử, viễn thông, tự động hóa sẽ tạo ra các hệ thống tính toán về nhu cầu
nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác chính xác, đáp ứng yêu
cầu cho các loại cây trồng, vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển
giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm dư lượng hóa chất và kháng sinh, thuốc
kích thích sinh trưởng. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ dự báo về
tình hình thời tiết, sâu bệnh, dịch hại, dự báo thị trường cũng đang được triển
khai áp dụng ở một số đơn vị, địa phương.
Trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh luôn quan
tâm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo, thực hiện chuyên môn,
nghiệp vụ công tác Hội. Đã ban hành một số các văn bản chỉ đạo, triển khai đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động công tác Hội từ tỉnh đến cơ sở. Mở các lớp tập
huấn về công nghệ thông tin cho các đối tượng là chủ trang trại, hợp tác xã
(HTX), tổ hợp tác (THT), hộ sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG); Hướng dẫn cán bộ,
hội viên nông dân tải App ứng dụng Nông dân Việt Nam; Phối hợp với Trung tâm
kinh doanh VNPT, Bưu điện tỉnh triển khai kế hoặc phối hợp hỗ trợ nông dân chuyển
đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, tiến hành rà soát, hỗ trợ 4.067 hộ
đăng ký tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử POSTMART; tập
huấn chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, kết nối tiêu thụ nông sản qua
sàn giao dịch thương mại điện tử cho 1.600 hội viên, nông dân…Nhiều
nông dân biết sử dụng máy tính, truy cập internet để tìm kiếm, trao đổi thông
tin, kinh nhiệm trong sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất
kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đang
phát triển có chiều sâu, hàng năm có trên 75 nghìn hộ nông dân đạt danh hiệu hộ
SXKD giỏi các cấp, 200 trang trại đạt tiêu chí theo Thông
tư số 02/2020/TT-BNNPTNTngày 28/02/2020
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về
tiêu chí trang trại. Hộ nông dân là chủ trang trại và hộ
SXKD giỏi đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp.
Nhiều nông dân biết ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, trao đổi thông
tin, kinh nhiệm trong sản xuất kinh doanh và mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tuy
nhiên, cơ sở vật chất về CNTT tại các trang trại, HTX, THT còn thiếu, với các hộ
nông dân SXKD giỏi thì việc tiếp cận CNTT vẫn còn khá khó khăn; đa số các hộ
nông dân sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm và một số thông tin trên các phương
tiện truyền thông nên thường bị thiếu thông tin phục vụ công tác xây dựng kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Qua khảo sát cho thấy tình trạng sử dụng công nghệ
thông tin của nông dân hiện nay còn hạn chế, một số hộ thiếu kiến thức về
internet, nắm bắt không nhiều về thông tin thị trường. Cơ sở vật chất về CNTT
là một trong những khó khăn của các chủ trang trại và hộ sản xuất kinh doanh giỏi;
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất
nông nghiệp hiện còn rất hạn chế:
Hiện nay, trên địa bản tỉnh có 728 trang trại chăn
nuôi. Trong đó, 100% trang trại chăn nuôi lớn (52 trang trại) có ứng dụng các
công nghệ cao vào sản xuất như công nghệ tự động hoá, công nghệ thông tin như
công nghệ chuồng kín, máng ăn, máng uống tự động, thiết bị quản lý chuồng trại
thông minh, quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…) ngoài ra, 100 trang trại
chăn nuôi quy mô vừa có ứng dụng công nghệ thông tin một phần hoặc toàn phần
trong sản xuất. Như vậy vẫn còn 576 trang trại chưa ứng dụng công
nghệ thông tin vào sản xuất.
Đối với lĩnh vực trồng trọt, toàn tỉnh
đã hình thành và phát triển 2.441 vùng sản
xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô từ 3 ha trở lên; 270 vùng trồng rau, màu chuyên canh quy mô từ 2 ha trở
lên tập trung ở vùng đất chuyên màu và đất bãi, với các sản
phẩm chủ lực như: Cà rốt, khoai tây, bí các loại, hành tỏi, rau xanh các loại,...; 94 vùng sản xuất cây ăn quả
tập trung, quy mô từ 1 ha trở lên. Toàn tỉnh có 50 cơ sở sản xuất trồng trọt được cấp giấy chứng nhận
VietGAP; 59 cơ sở sản
xuất rau, hoa trong nhà màng, nhà kính với tổng diện tích 39,6 ha, cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất
trồng trọt trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên chỉ có các cơ sở sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, sản xuất VietGAP mới có ứng dụng công nghệ thông tin
vào sản xuất và truy xuất nguồn gốc. Nhìn chung Công nghệ thông tin mới chỉ được ứng dụng tại một số
nơi, ở một số lĩnh vực như: truy cập internet để tìm kiếm thông tin về giống, kỹ
thuật canh tác, các mô hình kinh tế; truy xuất nguồn gốc một số cây ăn quả; một
số ít trang trại, mô hình trồng rau an toàn ứng dụng được CNTT để quản lý, chăm
sóc ….
Xuất phát từ thực tiễn trên Ban Thường vụ Hội Nông
dân tỉnh đề xuất xây dựng 07 mô hình sản xuất kinh doanh ứng dụng CNTT vào lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi nhằm nhân rộng điển hình ứng dụng CNTT cho các chủ
trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh
học tập. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy truyền thông, kết nối tiêu thụ sản phẩm…
Nhu cầu ứng dụng
CNTT cho HTX, THT, chủ trang trại, hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã trở nên cấp
thiết. Từ thực tiễn nêu trên Đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng công
nghệ thông tin, chuyển đổi số cho chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong sản xuất kinh doanh, quảng bá, kết nối
tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2025-2028” thật sự
thiết thực và cần thiết nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của
các chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông
dân SXKD giỏi về ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; phát
huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới.
II. TÊN GỌI VÀ TỔ
CHỨC QUẢN LÝ ĐỀ ÁN
1. Tên Đề án: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
cho chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
trong sản xuất kinh doanh, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh, giai đoạn 2025-2028.
2. Cơ quan xây dựng và thực hiện Đề án: Hội Nông dân tỉnh
Bắc Ninh.
3. Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin & Truyền
thông; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Tài chính; Liên
minh HTX; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Bắc Ninh; Cổng thông tin điện
tử tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
4. Phạm vi: Tổ chức, triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Đối tượng: Chủ
trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
6.
Điều kiện hỗ trợ:
Chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản
xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tham gia các hoạt động sản
xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh tính đến thời điểm thực hiện chưa được ứng dụng công nghệ thông
tin vào sản xuất và chưa được hưởng chính
sách hỗ trợ của nhà nước về công nghệ và được UBND, Hội Nông dân cấp xã đề xuất
và UBND, Hội Nông dân cấp huyện xác nhận.
Các mô hình có diện tích, kế hoạch sản xuất phù hợp
với quy hoạch được UBND cấp xã xác nhận và các cơ quan chức năng cấp phép hoạt
động; đảm bảo công tác an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường tại địa phương…
7.
Nguyên tắc áp dụng: Trong quá trình thực hiện, đảm bảo nguyên tắc chỉ hỗ trợ
sau khi đã thực hiện xong nội dung công việc và hỗ trợ trực tiếp cho người sản
xuất. Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phải đảm bảo đầy đủ điều kiện
được hỗ trợ, các cam kết (nếu có) và hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định, chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong kê khai hồ sơ và các quy
định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không thực hiện đầy đủ cam kết, Ủy
ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định
thu hồi kinh phí đã hỗ trợ theo nguyên tắc cấp nào quyết định hỗ trợ thì cấp đó
quyết định thu hồi. Đối với máy móc thiết bị được hỗ trợ phải là mới, có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng được tiêu chuẩn đã công bố.
8.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ hỗ trợ, hồ sơ quyết toán:
Áp dụng Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh Bắc Ninh và các quy
định hiện hành.
9. Cơ chế quản lý sau đầu tư: Chủ trang trại,
tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tự trang trải chi
phí cho vận hành, bảo dưỡng công trình sau khi công trình được đưa vào hoạt động;
khi chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
không còn hoạt động thì phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản hỗ trợ của
Nhà nước được xử lý theo quy định của Nhà nước hiện hành. UBND, Hội Nông dân cấp
xã chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo cấp trên trực tiếp các nội dung liên quan
đến triển khai, thực hiện Đề án.
10.
Thời gian thực hiện: 4 năm, từ năm 2025 - 2028.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức và năng lực của
các chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân SXKD giỏi về ứng dụng
CNTT trong sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho các chủ trang trại, hợp
tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân SXKD giỏi khai thác và ứng dụng CNTT vào sản xuất
nông nghiệp và kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản.
Phát huy vai trò của tổ chức Hội
Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp
nông dân Việt Nam vững mạnh trong giai đoạn mới.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2028
Phối hợp với Đài Phát thanh và
Truyền hình, Báo Bắc Ninh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử
Hội Nông dân tỉnh để thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền đến 100% cán
bộ, 80% hội viên nông dân về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về ứng dụng CNTT; các mô hình ứng dụng CNTT hiệu quả trong sản xuất, kinh
doanh và tiêu thụ nông sản.
Đào tạo, tập huấn cho 360 người/năm
là chủ trang trại; thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân SXKD giỏi
tiêu biểu về ứng dụng CNTT. Đến năm 2028 đào tạo 1.440 người áp dụng được kiến
thức cơ bản ứng dụng công nghệ thông tin để áp dụng vào sản xuất và tiêu thụ
nông sản theo chuỗi giá trị.
Hướng dẫn, giới thiệu, quảng bá, kết
nối cung cầu trong nước và quốc tế cho các chủ trang trại, hợp tác xã, hộ sản
xuất kinh doanh giỏi.
100% hộ nông dân được đào tạo, tập huấn
về chuyển đổi số, sử dụng các nền tảng số dùng chung của Trung ương, của tỉnh
có liên quan trực tiếp đến người dân.
Xây dựng 07 mô hình ứng dụng
công nghệ IoT (Internet of things) trong lĩnh trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
cho các chủ trang trại, hộ nông dân SXKD giỏi tại 06 đơn vị cấp huyện.
Lộ trình thực hiện:
- Năm 2025:
+ Thực hiện mô hình trồng trọt
trong nhà lưới: 01 mô hình
+ Thực hiện mô hình chăn nuôi
lợn: 02 mô hình
- Năm 2026, thực hiện 02 mô
hình: 01mô hình chăn nuôi gà sinh sản và 01 mô hình nuôi trồng thủy sản.
- Năm 2027, thực hiện 02 mô
hình: 01mô hình chăn nuôi gà sinh sản và 01 mô hình nuôi trồng thủy sản.
1. Tuyên truyền, phổ biến về ứng
dụng công nghệ thông tin cho các chủ trang trại; thành viên tổ hợp tác, hợp tác
xã, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền,
phổ biến các ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và đời sống đến đông đảo
người dân, trong đó ưu tiên đối tượng là các chủ trang trại; thành viên tổ hợp
tác, hợp tác xã, hộ nông dân SXKD giỏi, cụ thể: xây dựng các chuyên mục
phổ biến kiến thức về ứng dụng CNTT trong nông nghiệp trên Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử Bắc Ninh, Báo NTNN, Trang thông tin điện
tử Hội Nông dân tỉnh; Báo, Đài Trung ương và địa phương.
Qua các hoạt động trên sẽ nâng cao nhận thức của
cán bộ, hội viên nông dân về tác dụng của việc sử dụng máy tính và internet,
khuyến khích họ sử dụng máy tính và internet, cũng như thu hút sự quan tâm của
các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ nông dân tiếp cận công nghệ thông tin.
Khai thác thông tin, quy trình áp dụng
KHKT trong sản xuất, kết nối thông tin KHKT, thị trường; việc ứng dụng CNTT
trong quản trị sản xuất; tiếp thị bán hàng trên thiết bị thông minh; cách xây dựng thương hiệu sản phẩm; xây dựng các phim, ảnh phóng sự để
quảng bá nông sản trên website và trên mạng xã hội.
Các kỹ năng marketing trực tuyến, các công cụ hữu
ích của Google hỗ trợ thương mại điện tử, cách thức lập trang web để quảng bá sản
phẩm nông sản, cách quảng bá thương hiệu trên internet.
- Đối tượng: Đại diện BGĐ HTX, cán bộ chỉ đạo nông nghiệp xã, các hộ nông
dân SXKD giỏi; thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã và chủ trang trại.
- Địa điểm thực hiện: Tại 8 huyện, thị xã,
thành phố.
- Số lượng: Tổ chức 8 lớp tập huấn/năm x 4 năm = 32 lớp tập huấn, mỗi lớp
45 học viên, thời gian là 01 ngày/lớp.
3. Xây dựng các mô hình ứng dụng
công nghệ Mạng lưới thiết bị kết nối Internet trong lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi
Xây dựng 07 mô hình ứng dụng
công nghệ IoT (Internet of things) trong lĩnh trồng trọt (01), chăn nuôi lợn
(02), chăn nuôi gà (02), chăn nuôi thủy sản (02) cho các chủ trang trại, hộ
nông dân SXKD giỏi tại 06 đơn vị cấp huyện (Lương Tài, Tiên Du, Thuận Thành,
Yên Phong, Gia Bình).
3.1. Mô hình trồng trọt trong
nhà lưới
- Đối tượng, loại cây trồng: Các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại, HTX, THT quy
mô sản xuất từ 500 m2 trở lên
- Địa điểm: Áp dụng cho mô hình tại huyện
Lương Tài
- Nội dung: Sử dụng hệ thống cảm biến nhiệt độ, điều tiết khí hậu tự động;
hệ thống giám sát và điều khiển khí hậu tự động; hệ thống cảnh báo; hệ thống cắt
nắng tự động. Tác dụng: thuận lợi nhất có thể giúp cây trồng sinh trưởng phát
triển, kiểm soát môi trường tiểu khí hậu trong nhà kính thông qua hệ thống cảm
biến; khống chế các yếu tố môi trường tác động trực tiếp lên cây trồng để thu
được sản phảm nông sản có chất lượng, nâng cao năng suất, thậm chí có thể trồng
được những loại cây trồng trái mùa.
- Khối lượng thực hiện: Xây dựng 01 mô hình áp dụng CNTT trong nhà lưới để sản xuất
các loại rau, củ, quả chất lượng cao có diện tích từ 500 m2 trở lên,
tại huyện Lương Tài.
3.2. Mô hình chăn nuôi lợn
- Đối tượng: Các chủ trang trại, hộ
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Tiên Du, Thuận Thành có mô
hình chăn nuôi quy mô từ 100 con lợn thịt trở lên.
- Nội dung: Thiết kế các hệ thống cảm biến,
cho ăn tự động. Giám sát các thông số nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí và
có cảnh báo kết hợp hệ thống tự điều khiển hệ thống làm mát (quạt tản nhiệt, hệ
thống phun sương làm mát,..), làm ấm (đèn sưởi, hệ thống sưởi)… Hệ thống thu thập
dữ liệu cảm biến và điều khiển các thiết bị như hệ thống quạt thông gió, động
cơ kéo tải, hệ thống đèn sưởi… dựa vào việc đưa ra quyết định được xác thực từ
hệ thống. Ứng dụng phần mềm tự động theo dõi và thông báo các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của vật nuôi, thông báo thời gian cần thay đổi dinh dưỡng,
chế độ ăn uống, thông báo thời gian tiêm phòng dịch bệnh… dự báo sản lượng đến
thời gian thu hoạch. Toàn bộ các quy trình được thực hiện tự động hóa thông qua
phần mềm được cài đặt trên máy tính, thiết bị di động.
- Khối lượng thực hiện: xây dựng 02 mô hình áp dụng CNTT trong chăn nuôi lợn tập
trung tại các huyện: Tiên Du và Thuận Thành.
3.3. Mô hình chăn nuôi gà sinh
sản
- Đối tượng: các chủ trang trại, hộ
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Lương Tài, huyện
Yên Phong có mô hình chăn nuôi gà sinh sản quy mô từ 5.000 con trở lên.
- Nội dung: Thiết kế các hệ thống cảm biến,
cho ăn tự động và điều khiển vi khí hậu trong nhà gà như: hệ thống quạt thông
gió, động cơ kéo tải, hệ thống đèn sưởi… dựa vào việc đưa ra quyết định được
xác thực từ hệ thống. Hệ thống IoT - công nghệ 4.0 toàn bộ khi chạy đa nền tảng:
máy tính, điện thoại và màn hình cảm ứng HMI, nếu tích hợp phần mềm quản lý tổng
thể có thể chụp ảnh tại chuồng trại, số hóa toàn bộ quy trình sản xuất, điều
khiển đầu ra và thu thập dữ liệu cảm biến.
- Khối lượng thực hiện: xây dựng 02 mô hình áp dụng CNTT trong chăn nuôi gà sinh sản
tập trung tại huyện Lương Tài, huyện Yên Phong.
3.4. Mô hình chăn nuôi thủy sản
- Đối tượng: các chủ trang trại, hộ
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn thị xã Quế Võ, Gia Bình có diện
tích ao hồ nuôi trồng thủy sản từ 0,5ha trở lên; 10 lồng đối với nuôi trồng thủy
sản trên sông.
- Nội dung: Hệ thống IoT - công nghệ 4.0
toàn bộ khi chạy đa nền tảng: máy tính, điện thoại và màn hình cảm ứng HMI,
tích hợp phần mềm quản lý tổng thể có thể chụp ảnh tại chỗ để số hóa toàn bộ
quy trình sản xuất, điều khiển đầu ra và thu thập dữ liệu cảm biến. Các loại cảm
biến sẽ giúp chủ trang trại có thể biết được các thông số kỹ thuật về: pH, EC,
DO, nhiệt độ, amoni, nitrat,.. đồng thời cảnh báo khi có sự thay đổi bất thường
về các thông số đó trên thiết bị thông minh Smartphone, Ipaq…. Hệ thống tự động
vận hành cho ăn theo định lượng với các chu trình cho ăn được cài đặt trong
máy, từ đó có thể quản lý toàn bộ quy trình sản xuất, dễ dàng cài đặt với từng
giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thủy sản; Hệ thống tự động vận hành cho
ăn tự động, vệ sinh theo chu kì đã được cài đặt, đảm bảo ao hồ luôn được vệ sinh
sạch sẽ, các điểm trích mẫu đo (điểm đo), máy bơm sẽ hút và tuần hoàn nước từ
ao đến các sensor qua việc bật tắt các van điện tử giúp đảm bảo việc tuần hoàn
nước và tạo ôxi cho hồ nuôi.
- Khối lượng thực hiện: xây dựng 02 mô hình áp dụng CNTT trong nuôi thủy sản tại thị
xã Quế Võ và Gia Bình.
1.
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án
Tổng số: 7.012.000 đồng trong đó:
- Nguồn ngân sách cấp: 4.412.520.000 đồng.
- Nguồn đối ứng từ các hộ SXKD giỏi, chủ trang trại
và các nguồn khác: 2.600.000.000 đồng.
2. Phân kỳ nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án
- Năm 2025: 2.720,6 triệu đồng.
- Năm 2026: 1.840,6 triệu đồng.
- Năm 2027: 1.840,6 triệu đồng.
- Năm 2028: 400,6 triệu đồng.
3. Nội dung hỗ trợ cụ thể
3.1. Tuyên truyền, phổ biến về ứng dụng công
nghệ thông tin cho các chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân SXKD
giỏi
- Đối tượng: Hội viên, nông dân, tổ hợp
tác, hợp tác xã, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và các chủ trang trại
và các cơ quan truyền thông.
- Nội dung sử dụng kinh phí:
+ Xây dựng các chuyên mục phổ biến kiến thức về ứng
dụng CNTT trong nông nghiệp trên trang thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh.
+ Tuyên truyền trên Báo, Đài Trung ương và tỉnh;
Trang Thông tin điện tử, Bản tin Công tác Hội…
+ Tổ chức các hoạt động thăm quan mô hình để chia sẻ,
học tập kinh nghiệm.
- Dự toán kinh phí thực hiện: 480 triệu
đồng; trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%.
3.2. Đào tạo,
tập huấn nâng cao kiến thức cho các chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi về ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị
- Đối tượng: Chủ
trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
- Nội dung sử dụng kinh phí:
Hỗ trợ chi phí in tài liệu, thù lao giảng viên, tiền
ăn, thuê phòng nghỉ cho đối tượng không hưởng lương, tiền thuê hội trường, nước
uống và tiền đi lại cho học viên ở xa theo quy định của nhà nước.
- Dự toán kinh phí thực hiện: 939,200 triệu
đồng; trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%.
3.3. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ
IOT (Internet of things) trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi
* Mô hình trồng
trọt trong nhà lưới
- Đối tượng: Các
hộ sản xuất kinh doanh giỏi và chủ trang trại, HTX, THT; quy mô sản xuất từ
500m2 trở lên.
- Nội dung sử dụng kinh phí: Lắp đặt và chuyển giao công nghệ vận hành các hệ thống cảm biến nhiệt
độ, điều tiết khí hậu tự động; hệ thống cảnh báo
- Dự toán kinh phí thực hiện: 1.200 triệu/mô hình; trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%;
kinh phí huy động các nguồn khác 50%.
* Mô hình chăn nuôi lợn
- Đối tượng: Các
hộ sản xuất kinh doanh giỏi và chủ trang trại; quy mô sản xuất từ 200 con lợn
thịt/01lứa
- Nội dung: Lắp đặt và chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống cho ăn, uống
nước tự động; các hệ thống cảm biến; phần mềm và camera giám sát trong chuồng
nuôi.
- Dự toán kinh phí thực hiện: 560 triệu đồng/mô
hình x 02 mô hình = 1.120 triệu đồng; trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ
50%; kinh phí huy động các nguồn khác 50%.
* Mô hình chăn nuôi gà sinh sản
- Đối tượng: Các
hộ sản xuất kinh doanh giỏi và chủ trang trại; quy mô sản xuất từ 5.000
con/lứa.
- Nội dung: Lắp đặt và chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống cho ăn, uống
nước tự động; các hệ thống cảm biến; phần mềm và camera giám sát trong chuồng
nuôi.
- Dự toán kinh phí thực hiện: 990 triệu đồng/mô
hình x 2 mô hình = 1.980 triệu đồng trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ
50%; kinh phí huy động các nguồn khác 50%.
* Mô hình nuôi trồng thủy sản
- Đối tượng: Các
hộ sản xuất kinh doanh giỏi và chủ trang trại; quy mô sản xuất từ 0,5 ha trở
lên đối với nuôi trồng trong ao, hồ; 10 lồng đối với nuôi trồng trên sông.
- Nội dung: Lắp đặt và chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống cho ăn, vận
hành tuần hoàn nước; các hệ thống cảm biến; phần mềm và camera giám sát ao hồ,
tại nơi đặt lồng nuôi trên sông.
- Dự toán kinh phí thực hiện: 450 triệu đồng/mô
hình x 2 mô hình = 900 triệu đồng trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ
50%; kinh phí huy động các nguồn khác 50%.
3.4. Hỗ trợ tổ chức hội thảo, thăm quan học tập
kinh nghiệm
Hỗ trợ 100% kinh phí cho tổ chức hội thảo, thăm
quan học tập kinh nghiệm. Tổng kinh phí hỗ trợ: 183,2 triệu đồng.
3.5. Chi phí quản lý chung của đề án:
Bằng 5% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện đề án bao gồm: tổ chức
thực hiện, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết
toán và chi khác. Tổng kinh phí: 210,120 triệu đồng.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Công tác triển khai, chỉ đạo
Sau khi Đề án được phê duyệt,
Hội Nông dân tỉnh thực hiện việc triển khai các nội dung của Đề án đến các cấp
Hội trong tỉnh để tổ chức thực hiện. Thông tin, tuyên truyền giải thích, hướng
dẫn đầy đủ nội dung đề án, quyền lợi trách nhiệm, nghĩa vụ khi tham gia đề án
cho các chủ thể tham gia.
Hằng năm thực hiện tốt công tác lập
kế hoạch; triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ. Thường xuyên thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
phát sinh.
Thực hiện tốt chế độ báo cáo và
thông tin hai chiều; hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết theo kế hoạch và triển
khai nhiệm vụ của năm sau. Kết thúc giai đoạn, tổ chức tổng kết để đánh giá hiệu
quả của Đề án và đề xuất các nội dung thực hiện ở giai đoạn sau.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ
biến về ứng dụng công nghệ thông tin cho các chủ trang trại; thành viên tổ hợp
tác, hợp tác xã, hộ nông dân SXKD giỏi
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị các
cấp, về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo,
tổ chức xây dựng, củng cố, phát triển và hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở,
thực hiện tốt việc thông tin, truyền thông rộng rãi trên các
phương tiện truyền thông về nội dung và chính sách hỗ trợ của Đề án.
Tuyên truyền, phổ biến các ứng dụng công nghệ thông
tin trong sản xuất và đời sống đến với người dân, các chủ trang trại; thành
viên tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân SXKD giỏi. Phổ biến các quy
định của Nhà nước về nhiệm vụ phát triển CNTT và định hướng sử dụng internet, mạng
xã hội cho cán bộ, hội viên nông dân. Kịp thời phát hiện, thông tin những mô
hình, điển hình, cách làm mới có ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả thiết thực
trong sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện đa dạng các hình thức truyền thông như:
tuyên truyền trên Báo Bắc Ninh, Đài PTTH tỉnh, xây dựng các
chuyên mục trên Bản tin công tác Hội, Trang thông tin điện tử của Hội Nông dân
tỉnh.
Lựa chọn nội dung phù hợp với từng
đối tượng, mở các lớp tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ
thể tham gia mô hình ứng dụng CNTT. Trong đó chú trọng tới đối tượng là
các chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân SXKD giỏi, coi đây là
điều kiện quan trọng, không thể thiếu để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các chủ thể tham gia Đề án.
3. Phối hợp chặt
chẽ với các ngành, địa phương và doanh nghiệp để tổ chức thực hiện các nội dung
của Đề án
Phối hợp với Sở Thông tin & Truyền
thông, sở Khoa học và Công nghệ triển khai nội dung Đề án liên quan đến ứng dụng
khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đảm bảo an
toàn thông tin; đào tạo nâng cao kiến thức ứng dụng khoa học công nghệ, công
nghệ thông tin, chuyển đổi số cho các chủ trang trại, hộ nông dân SXKD giỏi.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT lựa
chọn, xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng CNTT trong sản xuất nông nghiệp
đảm bảo phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao; xây dựng các mô hình ứng dụng
CNTT trong sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc và tham gia chuỗi giá trị.
Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa
phương, đơn vị và một số doanh nghiệp liên quan để xây dựng và cung cấp các ứng
dụng số trong các khâu phục vụ quá trình
sản xuất, như: xây dựng các phần mềm MCA, chuyển giao công nghệ để xây dựng các
mô hình IOT trong nông nghiệp; xây dựng hệ thống camera giám sát để triển
khai các mô hình ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phối
hợp với một số doanh nghiệp thương mại, hệ thống bán lẻ trên địa bàn trong và
ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ nông sản, tạo chuỗi liên kết sản
xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng và tiến tới tham gia vào các chuỗi
giá trị trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
V. HIỆU QUẢ CỦA
ĐỀ ÁN
Đề án nâng cao năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin cho chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân sản
xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh triển khai sẽ góp
phần xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hoàn chỉnh và
hiện đại đến các chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân SXKD giỏi.
1. Hiệu quả kinh tế
- Nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập của nông dân,
lợi nhuận của chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân SXKD giỏi
đóng góp một phần vào tăng trưởng kinh tế, ngân sách của tỉnh.
- Hình thành các mô hình ứng dụng CNTT trong sản xuất
nông nghiệp, các khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra khối
lượng sản phẩm hàng hóa lớn; thúc đẩy liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất,
kinh doanh của người dân góp phần ổn định đời sống, thu nhập của nông dân.
- Các chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ
nông dân SXKD giỏi được cập nhật thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp
theo từng thời vụ, thời điểm khác nhau, địa điểm cung cấp sản phẩm và dự báo sản
lượng theo từng khu vực.
- Giúp việc quản lý,
điều hành của tỉnh, của ngành được thuận lợi hơn, phục vụ công tác báo cáo thống
kê đầy đủ, kịp thời. Dễ dàng theo dõi tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật
nuôi để kịp thời đưa ra các chỉ đạo, điều hành.
2. Hiệu quả xã hội
- Góp phần chuyển biến về nhận thức của chủ trang
trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân SXKD giỏi về ứng dụng CNTT trong sản
xuất và đời sống.
- Chủ trang trại, tổ hợp tác,
hợp tác xã và hộ nông dân SXKD giỏi địa bàn tỉnh sẽ được hưởng lợi
từ đề án thông qua sự hỗ trợ mang tính toàn diện về tập huấn, cơ sở hạ tầng,
kỹ thuật, giống và vật tư nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn, có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập
và cải thiện đời sống cho người dân tham gia sản xuất, tích cực góp phần vào sự
nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
- Huy động sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định sự
phối hợp tích cực, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, nhất là nâng cao vai trò,
trách nhiệm của các cấp Hội Nông dân tham gia phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới.
Phần
thứ 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VÀ KIẾN NGHỊ
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Nông dân tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên,
nông dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển CNTT để
tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức và hành động thực hiện nhiệm vụ
của Đề án. Phối hợp với Báo Bắc Ninh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền các nội dung của Đề án; xây dựng chuyên
mục trên trang thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh; đồng thời đa dạng hóa
các hình thức truyền thông, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội
viên, nông dân về Đề án.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở,
ngành liên quan, trên cơ sở chủ trương, chính sách hiện hành, xây dựng kế hoạch
chi tiết, cụ thể để thực hiện Đề án theo đúng lộ trình đề ra.
- Hằng năm phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành
liên quan xây dựng kế hoạch kinh phí, trình UBND tỉnh quyết định để bảo đảm cho
thực hiện nhiệm vụ. Quản lý, sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích và quyết
toán theo quy định hiện hành. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, định kỳ 6 tháng
và hằng năm báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiến độ thực hiện Đề án.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố lựa
chọn, hỗ trợ các chủ thể tham gia mô hình ứng dụng CNTT theo nội dung công việc
và các hạng mục hỗ trợ của Đề án đã được phê duyệt. Theo dõi, đánh giá hoạt động
của các mô hình trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết rút ra các bài học kinh
nghiệm và đánh giá hiệu quả của Đề án, tác động của Đề án trong việc ứng dụng
CNTT trong sản xuất nông nghiệp, đề xuất nội dung hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong sản xuất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp theo.
2. Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ vào Đề án, kế hoạch của Hội Nông dân tỉnh,
hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; chỉ đạo Hội
Nông dân các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về hỗ trợ ứng dụng CNTT và kỹ năng sử dụng
internet, mạng xã hội cho cán bộ, hội viên nông dân thông qua các hình thức
sinh hoạt chi, tổ Hội, sinh hoạt các câu lạc bộ…
- Tham mưu với Thường trực Huyện, thị, thành ủy,
UBND cấp huyện, phối hợp với các ngành có chức năng rà soát, thống kê nhu cầu của
các chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân SXKD giỏi để đề xuất với
Ban chỉ đạo Đề án Hội Nông dân tỉnh cho các hộ tham gia mô hình ứng dụng CNTT
theo các tiêu chí của nội dung công việc và các hạng mục hỗ trợ của Đề án; chỉ
đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn tham mưu với cấp ủy, UBND cùng cấp, phối hợp
với các ban, ngành đoàn thể theo dõi, hướng dẫn, giám sát các chủ thể tham gia
mô hình của Đề án triển khai trên địa bàn.
- Theo dõi, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu
dương khen thưởng các tập thể, cá nhân và tuyên truyền nhân rộng mô hình tiêu
biểu, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; đồng thời rút kinh nghiệm ở cấp mình kết
quả triển khai thực hiện Đề án. Hằng năm tổng hợp, báo cáo các việc triển khai,
thực hiện Đề án về BCĐ Hội Nông dân tỉnh (qua Ban Kinh tế - Xã hội) để theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc, định hướng chỉ đạo.
Bảng
các từ viết tắt
STT
|
Từ
viết tắt
|
Giải
thích
|
1
|
CNTT
|
Công nghệ thông tin
|
2
|
SXKD
|
Sản xuất kinh doanh
|
3
|
UBND
|
Ủy ban nhân dân
|
4
|
IoT (Internet
of things)
|
Mạng lưới thiết bị
kết nối Internet
|
5
|
MCA (Management Connectivity
Administration)
|
Quản lý, kết nối, quản trị
|
Định
nghĩa một số thuật ngữ CNTT
1. AI là
gì ?
AI (Artificial
intelligence) là trí thông minh nhân tạo. Nó là sự mô phỏng các quá trình trí
tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống hệ máy tính. Các ứng dụng
cụ thể của AI bao gồm xử lý các ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng giọng nói và thị
giác, quản lý hệ thống…
AI được thực
hiện bằng cách nghiên cứu cách suy nghĩ của con người, cách con người học hỏi,
quyết định và làm việc trong khi giải quyết một vấn đề nào đó, và sử dụng những
kết quả nghiên cứu này như một nền tảng để phát triển các phần mềm và hệ thống
thông minh, từ đó áp dụng vào các mục đích khác nhau trong cuộc sống. Nói một
cách dễ hiểu thì AI là việc sử dụng, phân tích các dữ liệu đầu vào nhằm đưa ra
sự dự đoán rồi đi đến quyết định cuối cùng.
Mục đích
của AI?
Tạo ra các hệ
thống chuyên gia - là các ứng dụng máy tính được phát triển để giải quyết các vấn
đề phức tạp trong một lĩnh vực cụ thể, ở mức độ thông minh và chuyên môn của
con người.
Thực hiện
trí thông minh của con người trong máy móc - Tạo ra các hệ thống có thể hiểu,
suy nghĩ, học hỏi và hành xử như con người.
2.
Internet of Things là gì?
Internet of
Things, hay IoT, internet vạn vật là đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp
thế giới hiện được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu. Nhờ
bộ xử lý giá rẻ và mạng không dây, có thể biến mọi thứ, từ viên thuốc sang máy
bay, thành một phần của IoT. Điều này bổ sung sự “thông minh kỹ thuật số” cho
các thiết bị, cho phép chúng giao tiếp mà không cần có con người tham gia và hợp
nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý.