ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3148/QĐ-UBND
|
Bình Định,
ngày 30 tháng 8 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐỔI
MỚI, PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 GÓP PHẦN
THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2017
- 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20/1 l/2012;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày
26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày
21/11/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 371/QĐ-BNN-KTHT ngày
15/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện
phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp
tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ
trình số 2763/TTr-SNN ngày 02/8/2017 và đề nghị của Sở Nội vụ tại Văn bản số
964/SNV-TĐKT ngày 19/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện
phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp
tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
PTNT, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng
các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ
ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Cao Thắng
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN
CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 GÓP PHẦN THỰC HIỆN TÁI
CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020” TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 3148/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Định)
Thực hiện phong trào thi đua
“Toàn ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu
ngành, xây dựng nông thôn mới”, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành kế hoạch
thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông
nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020” trên địa bàn tỉnh Bình
Định.
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thông qua phong trào thi đua
nhằm:
- Nâng cao nhận thức của các
cấp chính quyền, nông dân về Luật Hợp tác xã năm 2012; về tầm quan trọng của việc
đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay;
- Góp phần thúc đẩy việc xây
dựng, đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp để hỗ trợ phát triển sản
xuất, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao
hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;
- Khuyến khích các tổ chức,
cá nhân thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao liên quan đến
quản lý nhà nước về lĩnh vực hợp tác xã nông nghiệp.
2. Yêu cầu
- Đổi mới, phát triển các hợp
tác xã nông nghiệp là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài do đó cần sự tham gia của
toàn hệ thống chính trị;
- Phong trào thi đua phải được
triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở với nội dung và hình thức thiết thực, phù
hợp với thực tiễn của địa phương;
- Thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc, giám sát thực hiện phong trào thi đua; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá,
rút kinh nghiệm trong thực hiện phong trào; việc biểu dương khen thưởng tập thể,
cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào phải khách quan, công bằng
để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua.
3. Đối tượng
Đơn vị cá nhân có thành tích
đóng góp xuất sắc trong phong trào đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp
kiểu mới, gồm: các sở, ban, ngành tỉnh và tương đương có liên quan; Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố; các hợp tác xã nông nghiệp và các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến công tác đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
4. Thời gian
Phong trào thi đua được tổ
chức từ năm 2017 đến năm 2020, hàng năm đánh giá kết quả thực hiện; sơ kết vào
năm 2018 và tổ chức tổng kết vào cuối năm 2020.
II. NỘI
DUNG
1. Triển khai và thực
hiện tốt quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày
03/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Bình Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Đề án “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030” và các
văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến đổi mới,
phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phát động, triển khai thực hiện phong trào
thi đua ở địa phương mình, trong đó cần tập trung các nội dung sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các hợp
tác xã nông nghiệp đổi mới hình thức tổ chức, nội dung hoạt động và phương thức
quản lý đúng theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2020;
- Hợp nhất, sáp nhập các hợp
tác xã quy mô thôn, liên thôn hoạt động kém hiệu quả thành các HTX có quy mô toàn
xã nhằm huy động vốn, kinh nghiệm, tinh gọn bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả
hơn. Thành lập mới hợp tác xã ở những nơi nông dân có nhu cầu, đặc biệt là các
xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nhưng chưa có hợp tác xã;
- Giải thể bắt buộc đối với
các hợp tác xã nông nghiệp không hoạt động, tồn tại trên hình thức nhiều năm liền
mà không củng cố được và các quy định khác theo khoản 2 Điều 54 Luật Hợp tác xã
năm 2012;
- Hàng năm xây dựng ít nhất
01 mô hình hợp tác xã nông nghiệp thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương theo chuỗi giá trị, sơ tổng kết và từng
bước nhân rộng mô hình ra diện rộng;
- Ưu tiên các nguồn lực để hỗ
trợ, phát triển hợp tác xã thông qua việc lồng ghép vốn từ các chương trình, dự
án; xã hội hóa các nguồn vốn hợp pháp khác, kêu gọi sự tài trợ và hợp tác của
các tổ chức trong và ngoài nước.
3. Các hợp tác xã
nông nghiệp nỗ lực, phấn đấu tổ chức hoạt động có hiệu quả theo Luật Hợp tác xã
năm 2012, đóng góp tích cực vào thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới tại địa phương.
III. TIÊU
CHUẨN VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1.Tiêu chuẩn khen thưởng
- Đối với các hợp tác xã
nông nghiệp: là các hợp tác xã xếp loại tốt tiêu biểu tại địa phương được đánh
giá theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp.
- Đối với các cơ quan đơn vị
(các sở ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố... ): Có nhiều
thành tích trong phong trào thi đua giúp phát triển cả số lượng và chất lượng
các hợp tác xã như: xây dựng đầy đủ các văn bản chỉ đạo, khuyến khích phát triển
các hợp tác xã; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu
quả theo Luật HTX năm 2012 và các hoạt động liên quan khác nhằm hỗ trợ phát triển
hợp tác xã nông nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp:
Có thành tích xuất sắc, có liên kết với các hợp tác xã sản xuất, gắn với tiêu
thụ nông sản theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả cao.
- Đối với cá nhân (cán bộ,
công chức, viên chức, thành viên hợp tác xã trên địa bàn tỉnh trừ các đối tượng
được quy định tại Điểm c, Khoản 8, Điều 3 của Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND
ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng):
Có thành tích xuất sắc đóng góp vào việc xây dựng hợp tác xã hoạt động hiệu quả
theo Luật hợp tác xã năm 2012 và các hoạt động liên quan khác nhằm hỗ trợ phát
triển hợp tác xã nông nghiệp.
2. Hình thức khen thưởng
- Tặng từ 05 - 07 Bằng khen
của Chủ tịch UBND tỉnh cho các hợp tác xã nông nghiệp;
- Tặng từ 02 - 03 Bằng khen
của Chủ tịch UBND tỉnh cho doanh nghiệp;
- Tặng từ 02 - 04 Bằng khen
của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cơ quan, đơn vị;
- Tặng từ 02 - 03 Bằng khen
của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân.
3. Tổ chức khen thưởng
Tặng Bằng khen của Chủ tịch
UBND tỉnh vào dịp sơ kết vào năm 2018 và tổng kết vào năm 2020.
4. Quỹ thi đua khen thưởng
Theo quy định tại Khoản 3,
Điều 28 của Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh ban
hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng được UBND tỉnh cấp cho Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.
5. Hồ sơ, thủ tục và thời
gian đề nghị a. Hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng
Hồ sơ lập thành 02 bộ, thành
phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng
của cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Biên bản họp Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng;
- Báo cáo thành tích của tập
thể và cá nhân đề nghị khen thưởng (theo mẫu quy đinh tại Hướng dẫn
1456/HD-SNV ngày 27/11/2014 của Sở Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Quyết định số
30/2014/QĐ-UBND ngày 21/1/2014 của UBND tỉnh), có xác nhận thành tích của cấp
trình khen thưởng.
Hồ sơ gửi về Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (qua Chi cục Phát triển Nông thôn) để tổng hợp, thẩm định
trình UBND tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ) xem xét
trình UBND tỉnh quyết định.
b. Thời gian đề nghị
- Thời gian gửi hồ sơ đề nghị
khen thưởng sơ kết giai đoạn 2017 - 2018 chậm nhất tháng 10/2018;
- Thời gian gửi hồ sơ đề nghị
khen thưởng tổng kết giai đoạn 2017 - 2020 chậm nhất tháng 10/2020.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban chỉ đạo phong trào
thi đua
Ban Chỉ đạo Phát triển kinh
tế tập thể tỉnh Bình Định theo Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 2/3/2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Định đồng thời là Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Đổi mới,
phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực
hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”.
2. Tổ chức ký kết giao ước
thi đua
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ký kết giao ước thi đua trong
cả giai đoạn.
3. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các sở ngành có liên quan tổ
chức triển khai Kế hoạch này đến cấp huyện, thị xã, thành phố và theo dõi, tổng
hợp báo cáo cho Ban chỉ đạo phong trào thi đua của tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
4. Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, phát động, hướng dẫn triển khai thực hiện
tốt Kế hoạch này.
5. Các thành viên Ban
chỉ đạo phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các họp tác xã nông nghiệp theo
Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020”, các thành viên Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng tỉnh có trách hiểm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện
Kế hoạch này./.