Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1889/2003/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành: 16/08/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1889/2003/QĐ-UB

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 8 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ Pháp lệnh thanh tra năm 1990;

Căn cứ Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội động Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức của hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra và Thông tư số 01-TT/TTr ngày 20/8/1992 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990;

Căn cứ Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác Thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp và Chỉ thị số 22/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp;

Quyết định số 1776/TTNN ngày 21/12/1996 của Tổng Thanh tra Nhà nước về việc ban hành quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh Thái Nguyên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Giao cho Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đôn đốc và báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện Quy định này.

Điều 3. Các ông, (bà): Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- T.T Tỉnh ủy ( B/C )
- TT HĐND tỉnh ( B/C )
- Điều 3 ( T/H )
- Các DN đóng trên địa bàn
- Các sở, ban, ngành
- Lưu VT, NC, TH

T.M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
CHỦ TỊCH




Hứa Đức Nhị

 

QUY ĐỊNH

VỀ THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1889/QĐ-UB ngày 16 tháng 8 năm 2003 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này áp dụng thống nhất đối với tất cả các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra; các tổ chức, đơn vị kinh tế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp khác thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).

Điều 2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, giám đốc các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thành viên tự kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch sản xuất kinh doanh, việc chấp hành nghĩa vụ với nhà nước và người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Khi được các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, các đơn vị doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra, chấp hành và thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý đúng pháp luật của các tổ chức thanh tra.

Nghiêm cấm các hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra hoặc mua chuộc cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.

Điều 3. Chỉ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp; việc thanh tra, kiểm tra phải theo đúng chức năng, thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định.

Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp.

Khi tiến hành thanh tra các tổ chức thanh tra và các đoàn thanh tra phải hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các doanh nghiệp.

Điều 4. Chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra một lần trong một năm đối với một nội dung cụ thể trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (trừ trường hợp bất thường).

Điều 5. Quy định về xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm:

1. Căn cứ vào sự chỉ đạo của TTNN, UBND tỉnh và mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương, Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng chương trình thanh tra hàng năm; cân đối, điều hòa chương trình thanh tra của các tổ chức thanh tra trên địa bàn tỉnh, loại bỏ sự trùng lắp về nội dung, chồng chéo về đối tượng thanh tra ngay từ đầu năm, đồng thời trình UBND tỉnh phê duyệt và chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện chương trình đã được phê duyệt.

2. Các cơ quan đơn vị xây dựng kế hoạch tự thanh tra, kiểm tra tại đơn vị mình, riêng các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra căn cứ vào mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành và định hướng của Thanh tra tỉnh xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình thủ trưởng cùng cấp phê duyệt và báo cáo về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, cân đối và điều hòa; chương trình thanh tra phải cụ thể từng đối tượng, thời gian tiến hành, nội dung thanh tra, kiểm tra.

3. Trường hợp chương trình thanh tra của các đơn vị trùng nhau về đối tượng thanh tra, nhưng nội dung thanh tra khác nhau thì Thanh tra tỉnh sẽ chủ trì hoặc xem xét, cân đối và giao cho một đơn vị chủ trì, phối hợp để thành lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra nhiều nội dung trong cùng một cuộc thanh tra.

4. Sau khi có sự điều chỉnh về chương trình thanh tra của Thanh tra tỉnh, các đơn vị có liên quan phải thực hiện nghiêm túc sự điều chỉnh đó. Trường hợp bổ sung thêm chương trình phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền và nhất thiết phải báo cáo Thanh tra tỉnh để thực hiện việc điều hòa chương trình.

5. Việc xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm cần nêu rõ trách nhiệm tham gia giám sát của các cơ quan liên quan đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách pháp luật trên địa bàn, để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh các vi phạm ngay từ khi mới xuất hiện.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, TIẾN HÀNH THANH TRA, KIỂM TRA:

Điều 6. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, các tổ chức thanh tra phải có quyết định thanh tra, kiểm tra của cấp có thẩm quyền; quyết định thanh tra phải ghi rõ:

- Căn cứ pháp lý ra quyết định

- Nội dung, yêu cầu, phạm vi của cuộc thanh tra

- Người thực hiện

- Thời gian, thời điểm thanh tra

- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

- Quyền và nghĩa vụ của đoàn kiểm tra, thanh tra

Điều 7. Căn cứ thanh tra dựa trên cơ sở:

- Chương trình kế hoạch đã được phê duyệt

- Thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao hoặc ủy quyền để phục vụ yêu cầu quản lý.

- Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân (nếu được giao).

- Phát hiện đối tượng có dấu hiệu phạm pháp quả tang

Điều 8. Nội dung thanh tra, kiểm tra:

Nội dung ghi trong quyết định thanh tra phải thuộc chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý Nhà nước của địa phương, ngành theo đúng quy định của pháp luật và chỉ được thực hiện trong khuôn khổ nội dung đó.

Trường hợp cần bổ sung nội dung thì người ra quyết định thanh tra, kiểm tra phải có quyết định bổ sung nhưng không được làm tăng thêm thời gian thanh tra (bao gồm cả thời gian đã gia hạn).

Nội dung thanh tra, kiểm tra phải cụ thể, rõ ràng, đáp ứng được các yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp và cần tập trung vào vấn đề cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như kẽ hở, sự thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách của Nhà nước, hoặc những khâu dễ xảy ra vi phạm trong sản xuất kinh doanh, hoặc những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Điều 8. Thời hạn thanh tra, kiểm tra:

- Thời hạn thanh tra tại doanh nghiệp không quá 30 ngày, thời hạn kiểm tra không quá 7 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, kiểm tra đến khi kết thúc việc kiểm tra, xác minh, thu thập số liệu tại đơn vị không kể ngày lễ, ngày nghỉ.

- Khi cần thiết, người ra quyết định thanh tra, kiểm tra có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày đối với 1 cuộc thanh tra, không quá 3 ngày đối với 1 cuộc kiểm tra và chỉ được gia hạn 01 lần (trừ những trường hợp đặc biệt phải báo cáo UBND tỉnh).

Điều 9. Các cơ quan bảo vệ pháp luật thuộc hệ thống các cơ quan tư pháp chỉ được vào thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp trên địa bàn khi phát hiện ở đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Điều 10. Nghiêm cấm việc dùng giấy giới thiệu, giấy liên hệ công tác, công văn hành chính để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp.

Điều 11. Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan ra quyết định thanh tra, kiểm tra phải thông báo cho doanh nghiệp trước ít nhất 5 ngày đối với cuộc thanh tra và 3 ngày đối với cuộc kiểm tra (trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra bất thường khi doanh nghiệp có vi phạm pháp luật).

Điều 12. Trưởng đoàn thanh tra phải xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt; kế hoạch thanh tra phải cụ thể các nội dung như: phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện cuộc thanh tra, lịch làm việc với giám đốc doanh nghiệp và các phòng ban trực thuộc, thời gian, đối tượng cần xác minh (nếu có) và phải phân công công việc cụ thể cho từng thành viên của đoàn.

Điều 13. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chỉ được thanh tra, kiểm tra những nội dung đã ghi trong quyết định không được mở rộng phạm vi, đối tượng thanh tra, kiểm tra và phải thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của đoàn thanh tra ban hành kèm theo quyết định số 1776/TTNN ngày 21/12/1996 của Tổng Thanh tra Nhà nước, 5 điều kỷ luật đối với cán bộ thanh tra và kỷ luật phát ngôn của đoàn thanh tra; mọi phát ngôn tập trung vào trưởng đoàn thanh tra.

Điều 14. Kết thúc thanh tra, kiểm tra phải có kết luận và tổ chức công bố công khai kết luận thanh tra, kiểm tra; kết luận thanh tra phải chính xác, khách quan trung thực, nghiêm cấm việc kết luận sai sự thật, bao che người có hành vi vi phạm; các kiến nghị phải cụ thể rõ ràng, có tính khả thi cao. Kết luận thanh tra phải đánh giá đúng bản chất vấn đề và tình hình của doanh nghiệp.

Khi thanh tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan, tổ chức tiến hành thanh tra phải chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trường hợp do yêu cầu của công tác quản lý mà trong năm có 1 hay nhiều cuộc thanh tra doanh nghiệp, thì những nội dung mà đoàn thanh tra, kiểm tra trước đã làm thì những đoàn vào sau không kiểm tra lại, đồng thời lấy kết luận của đoàn trước làm căn cứ của mình và có giá trị pháp lý để thực hiện.

Chương III

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP:

Điều 16. Quyền của doanh nghiệp:

1. Doanh nghiệp có quyền từ chối việc thanh tra, kiểm tra khi không có quyết định thanh tra, kiểm tra của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định không đúng quy định của pháp luật.

2. Chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra mà quyết định đã ghi.

3. Được quyền kiến nghị, giải trình về những nội dung thanh tra hoặc khiếu nại kết luận thanh tra nếu xét thấy kết luận đó xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Điều 17. Nghĩa vụ của doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra:

1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ tài liệu theo nội dung quyết định thanh tra, báo cáo chính xác, trung thực theo các yêu cầu của đoàn thanh tra.

2. Phối hợp, cộng tác đầy đủ, nghiêm túc với đoàn thanh tra tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ.

3. Chấp hành nghiêm chỉnh các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý đúng pháp luật của các tổ chức thanh tra và các đoàn thanh tra, báo cáo các tổ chức thanh tra và đoàn thanh tra về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý nêu trên.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị và các tổ chức thanh tra phải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của đơn vị mình và gửi về Thanh tra tỉnh trước ngày 15/12 để kịp tổng hợp, cân đối, điều hòa và trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 19. Khi tiến hành thanh tra doanh nghiệp phải gửi quyết định thanh tra kể cả quyết định gia hạn thời gian, quyết định bổ sung nội dung (nếu có) và kết luận thanh tra về Thanh tra tỉnh để theo dõi, tổng hợp chung và báo cáo UBND tỉnh.

Điều 20. Giao cho Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm trước Thanh tra Nhà nước và UBND tỉnh về việc triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định này, đồng thời tổng hợp báo cáo việc thực hiện kết luận sau thanh tra của các doanh nghiệp về UBND tỉnh theo định kỳ hàng tháng.

Điều 21. Người ra Quyết định thanh tra được quyền yêu cầu các cơ quan chức năng như Ngân hàng, Kho bạc phối hợp thực hiện những kiến nghị về kinh tế đối với doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.

Điều 22. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức thanh tra căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh tình hình thực hiện quy định này cũng như hoạt động thanh tra, kiểm tra của đơn vị mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về các vi phạm trong hoạt động thanh tra và các nội dung của quy định này. Các vi phạm tùy theo mức độ nặng, nhẹ đều bị xử lý theo các quy định của pháp luật; các cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện tốt sẽ được khen thưởng.

Điều 23. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo UBND tính để kịp thời chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- T.T Tnh ủy
- T.T HĐND tỉnh
- Đ/c Chủ tịch và các PCT
- UBND các huyện, TP, TX
Các sở, ban, ngành, đoàn thể các doanh nghiệp đóng trên địa bàn
- Lãnh đạo VP
- Lưu:
VT, NC, TH.
H.qd
1.100b

T.M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
CHỦ TỊCH




Hứa Đức Nhị

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1889/2003/QĐ-UB ngày 16/08/2003 quy định về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


505

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.235.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!