|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
61/1998/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
15/08/1998
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
61/1998/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 8 năm 1998
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 61/1998/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 1998VỀ CÔNG
TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;
Để chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh nhằm mục đích giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động đúng
pháp luật, có hiệu quả; tăng cường pháp chế trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh được
quy định trong Nghị định này bao gồm : doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, kể cả cá nhân và nhóm kinh
doanh quy định tại Nghị định số 66/HĐBT ngày 02 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) dưới đây gọi chung là doanh nghiệp.
Điều 2.
Các cơ quan Nhà nước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp phải theo đúng chức năng, thẩm
quyền, thủ tục do pháp luật quy định và phải bảo đảm tính chính xác, khách
quan, công khai, dân chủ.
Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng,
lạm dụng quyền thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với
doanh nghiệp.
Điều 3.
Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của thủ
trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; không được tiến hành trùng lặp, không
quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ
trường hợp bất thường).
Điều 4.
Khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải có kết luận bằng
văn bản về nội dung đã thanh tra, kiểm tra; người được giao nhiệm vụ thanh tra,
kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
Điều 5.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tự giác thực hiện các
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và phải chấp hành nghiêm chỉnh các kết luận,
quyết định phù hợp với phát luật về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở
hoạt động thanh tra, kiểm tra hoặc mua chuộc cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm
tra.
Điều 6.
Doanh nghiệp có quyền từ chối việc thanh tra, kiểm tra trái quy định của pháp
luật; có quyền khiếu nại các quyết định, kết luận về thanh tra, kiểm tra.
Mọi thành viên của doanh nghiệp
có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao nhiệm vụ thanh
tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo đó.
Các khiếu nại, tố cáo về hoạt động
thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
Điều 7.
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm xác định
kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và chủ động phối hợp với các cơ quan hữu
quan trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Chương trình, kế hoạch thanh
tra, kiểm tra phải xác định rõ yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian
thực hiện và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 8.
Tổng Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt
chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan Thanh tra Nhà nước; hướng dẫn các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình thanh tra của ngành, địa phương; phối
hợp với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định chương trình, kế hoạch
của mỗi ngành, tránh trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm sát.
Điều 9.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng
và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành, địa phương
mình.
Trong trường hợp chương trình, kế
hoạch thanh tra, kiểm tra có sự trùng lặp về nội dung, thời gian thì Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải phối hợp để giải quyết, nếu còn ý kiến
khác nhau thì Tổng Thanh tra Nhà nước tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng
Chính phủ quyết định. ở địa phương, nếu còn ý kiến khác nhau giữa các sở,
ngành, quận huyện thì Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng
hợp tình hình báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định.
Điều 10.
Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào hướng
dẫn của Tổng Thanh tra Nhà nước và yêu cầu công tác thanh tra của Bộ, ngành
mình có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt.
Thủ trưởng các cơ quan có chức
năng kiểm tra đối với doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch
kiểm tra, thống nhất với Chánh thanh tra Bộ trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt.
Điều 11.
Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào hướng dẫn của
Tổng Thanh tra Nhà nước và yêu cầu công tác quản lý của địa phương mình có
trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra và tổng hợp chương trình,
kế hoạch kiểm tra trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phê duyệt; phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
trong việc xác định chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm sát tại
doanh nghiệp tránh trùng lặp.
Điều 12.
Tổng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm
toán hàng năm, thống nhất với Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính
trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình kế hoạch đó.
Điều 13.
Việc ban hành quyết định thanh tra phải căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được
phê duyệt; quyết định thanh tra do Thủ trưởng các cơ quan thanh tra trong hệ thống
tổ chức thanh tra Nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước ban hành và
phải thông báo cho doanh nghiệp trước khi công bố quyết định thanh tra ít nhất
là 07 ngày, trừ trường hợp thanh tra bất thường hoặc phúc tra theo quy định tại
Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này.
Điều 14.
Quyết định thanh tra phải ghi rõ :
1- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
2- Nội dung, yêu cầu, phạm vi của
cuộc thanh tra;
3- Thời hạn thanh tra;
4- Thành viên đoàn thanh tra và
quyền, trách nhiệm của đoàn thanh tra;
5- Quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp được thanh tra.
Điều 15.
1- Thời hạn
thanh tra tại một doanh nghiệp tối đa không quá ba mươi ngày.
2- Khi cần thiết, người ra quyết
định thanh tra được quyền gia hạn. Thời gian gia hạn không vượt quá ba mươi
ngày.
3- Thời hạn thanh tra được xác định
kể từ ngày công bố quyết định thanh tra tại doanh nghiệp đến ngày công bố dự thảo
kết luận của đoàn thanh tra.
Điều 16.
1- Việc
thanh tra bất thường chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp có vi phạm pháp luật.
2- Quyết định thanh tra bất thường
do thủ trưởng các cơ quan thanh tra trong hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nước
hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước ban hành.
Điều 17.
1- Việc phúc
tra chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng kết luận thanh tra tại doanh nghiệp
không chính xác, không khách quan hoặc phát hiện có tình tiết mới.
2- Quyết định phúc tra do Tổng
Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc do Thủ
tướng Chính phủ ban hành.
3- Quyết định phúc tra phải ghi
rõ yêu cầu, nội dung, thời hạn phúc tra.
4- Thời hạn phúc tra được áp dụng
theo thời hạn thanh tra quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
Điều 18.
Đoàn thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết
định thanh tra. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật
ngoài nội dung đã ghi trong quyết định thì phải kịp thời báo cáo người đã ra
quyết định thanh tra để xử lý.
Điều 19. Trong
quá trình thanh tra, việc áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, niêm phong tài
liệu phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra
viên chỉ được làm việc với người có trách nhiệm của doanh nghiệp tại công sở hoặc
trụ sở của doanh nghiệp và phải có lịch làm việc. Khi người có trách nhiệm của
doanh nghiệp giải trình trực tiếp với đoàn thanh tra thì phải có ít nhất 2
thành viên của đoàn cùng làm việc.
Điều 20.
Trong thời hạn quy định tại Điều 15 của Nghị định này, đoàn thanh tra phải công
bố bản dự thảo kết luận thanh tra với doanh nghiệp được thanh tra. Việc công bố
dự thảo kết luận thanh tra phải được làm thành biên bản.
Trong trường hợp doanh nghiệp
chưa nhất trí với nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì có quyền giải trình với
đoàn thanh tra. ý kiến giải trình của doanh nghiệp phải ghi vào biên bản và được
xem xét, kết luận.
Điều 21.
Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra, đoàn thanh
tra phải có văn bản kết luận chính thức về những nội dung đã thanh tra. Kết luận
thanh tra phải được gửi cho người ra quyết định thanh tra, doanh nghiệp được
thanh tra và tổ chức thanh tra Nhà nước cấp trên.
Trong trường hợp kết luận thanh
tra có liên quan đến đảng viên thì người đã ra quyết định thanh tra có trách
nhiệm cung cấp những tài liệu và kết luận có liên quan cho Cấp ủy Đảng và ủy
ban kiểm tra của Đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu.
Điều 22.
Kết luận thanh tra là văn bản xác định nội dung đã thanh tra tại doanh nghiệp,
là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định
xử lý vụ việc. Các đoàn thanh tra sau phải nghiên cứu, sử dụng nội dung đã được
đoàn thanh tra trước đó kết luận. Doanh nghiệp được thanh tra có trách nhiệm
cung cấp văn bản kết luận thanh tra trước đó theo yêu cầu của đoàn thanh tra.
Điều 23.
Việc ban hành quyết định kiểm tra phải căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được
phê duyệt hoặc phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra.
Quyết định kiểm tra do thủ trưởng
cơ quan có chức năng kiểm tra ban hành.
Quyết định kiểm tra phải thông
báo cho doanh nghiệp được kiểm tra ít nhất là 3 ngày trước khi tiến hành kiểm
tra, trừ trường hợp kiểm tra bất thường khi có vi phạm pháp luật xảy ra.
Điều 24.
Quyết định kiểm tra phải ghi rõ :
1- Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
2- Nội dung, yêu cầu, phạm vi kiểm
tra;
3- Thời hạn kiểm tra;
4- Thành viên đoàn kiểm tra; quyền
và trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
5- Quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp được kiểm tra.
Điều 25. Thời
hạn kiểm tra trực tiếp của mỗi cuộc kiểm tra tối đa là 5 ngày kể từ ngày công bố
quyết định kiểm tra tại doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết
định kiểm tra có thể gia hạn. Thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn quy định
cho mỗi cuộc kiểm tra.
Điều 26.
Người được giao nhiệm vụ kiểm tra chỉ được kiểm tra các hồ sơ, tài liệu, sổ
sách, chứng từ của doanh nghiệp có liên quan đến những nội dung ghi trong quyết
định kiểm tra.
Điều 27.
Chậm nhất là 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 25 của Nghị định
này, người được giao nhiệm vụ kiểm tra phải có văn bản kết luận về những nội
dung đã kiểm tra. Văn bản kết luận phải gửi cho người ra quyết định kiểm tra và
doanh nghiệp được kiểm tra.
Điều 28.
Thủ tục kiểm tra của các cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo các quy định
của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
Điều 29.
Theo chương trình, kế hoạch kiểm tra hoặc khi có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoặc khi có tin báo tố
giác tội phạm liên quan đến doanh nghiệp thì lực lượng Cảnh sát kinh tế, An
ninh kinh tế, An ninh văn hóa, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn
xã hội, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma
túy theo chức năng của mình được tiến hành kiểm tra sổ sách, giấy tờ, tài liệu,
kho tàng, gặp gỡ những người có trách nhiệm người biết việc và tiến hành các hoạt
động khác theo quy định của pháp luật.
Việc kiểm tra phải có quyết định
bằng văn bản của Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Trưởng hoặc Phó trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh; Thủ trưởng các Cục Cảnh sát kinh tế, An ninh kinh tế, An ninh văn hóa, Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý. Quyết định phải ghi rõ căn cứ,
nội dung, thời hạn kiểm tra, người thực hiện nhiệm vụ.
Các hoạt động khởi tố và điều
tra vụ án hình sự phải tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về
trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn cho các hoạt động đó.
Điều 30.
1- Doanh
nghiệp được thanh tra, kiểm tra có quyền :
a) Từ chối việc thanh tra, kiểm
tra khi không có quyết định của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định
tại Nghị định này; kiến nghị với người có thẩm quyền giải quyết sự trùng lặp
trong thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp mình theo quy định tại Điều 31 của
Nghị định này;
b) Kiến nghị giải trình về những
nội dung thanh tra, kiểm tra;
c) Được nhận kết luận thanh tra,
kiểm tra;
d) Khiếu nại, tố cáo theo quy định
của pháp luật về các việc làm trái pháp luật trong quá trình thanh tra, kiểm
tra đối với doanh nghiệp;
đ) Yêu cầu đền bù thiệt hại do
các biện pháp xử lý trái pháp luật của cán bộ thanh tra, kiểm tra gây ra.
2- Doanh nghiệp được thanh tra,
kiểm tra có nghĩa vụ :
a) Cử người có thẩm quyền làm việc
với đoàn hoặc cán bộ thanh tra, kiểm tra;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu,
báo cáo kịp thời theo yêu cầu của người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin, tài liệu, báo cáo
đã cung cấp;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các
yêu cầu, kiến nghị, quyết định, kết luận về thanh tra, kiểm tra.
Điều 31.
1- Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết việc trùng lặp giữa các đoàn
thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành, địa phương
mình theo đề nghị của Chánh thanh tra cùng cấp.
2- Tổng Thanh tra Nhà nước giải
quyết việc trùng lặp giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Điều 32.
1-Trong
quá trình kiểm tra, nếu thấy vụ việc cần phải tiến hành thanh tra thì người được
giao nhiệm vụ kiểm tra phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để tiến hành thanh
tra theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
2-Trong quá trình thanh tra, kiểm
tra, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người được giao nhiệm vụ thanh tra,
kiểm tra phải kiến nghị cấp có thẩm quyền chuyển hồ sơ hoặc thông báo cho cơ
quan Điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Điều 33.
Người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm quản lý và sử dụng
đúng mục đích các chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp cung cấp; chấp hành nghiêm
chỉnh quy chế bảo mật, không được cung cấp cho người không có trách nhiệm các
thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra, kiểm tra.
Điều 34.
Nghiêm cấm việc tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp mà không có quyết định
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tự ý mở rộng đối tượng, phạm vi thanh tra,
kiểm tra; sử dụng các loại giấy tờ khống chỉ hoặc vi phạm các quy định khác về
thủ tục thanh tra, kiểm tra.
Nghiêm cấm người được giao nhiệm
vụ thanh tra, kiểm tra sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà, cố ý kết luận vụ việc
sai lệch với sự thật, bao che người có hành vi vi phạm, đưa ra các yêu cầu trái
pháp luật đối với doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra, truy ép doanh nghiệp
được thanh tra, kiểm tra trong việc giải trình, trả lời chất vấn.
Nghiêm cấm doanh nghiệp mua chuộc,
hối lộ người làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 35.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ, ngành, địa phương mình có trách nhiệm giải quyết hoặc chỉ đạo Chánh
Thanh tra cùng cấp giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc thanh tra, kiểm tra
đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Người
nào vi phạm những quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 37.
Tổng Thanh tra Nhà nước giúp Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
thực hiện Nghị định này; sáu tháng một lần chủ trì cùng các Bộ, ngành hữu quan
tổ chức rút kinh nghiệm, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý những
vấn đề mới phát sinh trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Điều 38.
Tổng Thanh tra Nhà nước phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
phân định phạm vi hoạt động thanh tra và kiểm sát, xử lý những vấn đề chồng
chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và kiểm sát.
Chánh thanh tra tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
xử lý những vấn đề chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm sát
thuộc phạm vi địa phương mình.
Điều 39.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo
thực hiện Nghị định này.
Điều 40.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây
trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Nghị định 61/1998/NĐ-CP về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp
THE GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
|
No. 61/1998/ND-CP
|
Hanoi, August 15, 1998
|
DECREE
ON THE INSPECTION AND CONTROL WORK WITH REGARD TO THE
ENTERPRISES THE GOVERNMENT Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Inspection of April 1st, 1990;
In order to readjust inspection and control work with regard to the
enterprises;
At the proposal of the State Inspector General, DECREES: Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1.- The
inspection and control of the observance of law by production and business
establishments aim to help production and business establishments operate
according to law and effectively; strengthen jurisdiction in production and
business activities, contributing to the perfection of the managerial mechanism
and protecting the interests of the State, and the legitimate rights and interests
of production and business establishments. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 2.- When
inspecting and controlling the enterprises in exercise of their function of
State management over the enterprises, State agencies must strictly observe the
function, competence and procedures stipulated by law and must ensure accuracy,
objectivity, openness and democracy. All acts of misuse and abuse of the inspection
and control power to harass and cause difficulties and nuisances to the
enterprises. Article 3.- Inspection
and control of an enterprise can be conducted only when it is decided by the
Head of a competent State agency; it is forbidden to repeat or conduct more
than one inspection and control bearing the same content within a year
regarding an enterprise (except extraordinary cases). Article 4.- At the end
of the inspection and control at the enterprise, there must be a written
conclusion on the contents of what has been inspected and controlled; the
person assigned with the duty of inspection and control must take
responsibility before law on his/her conclusion. Article 5.- The
enterprise has the responsibility to regularly check by itself the
implementation of the policies and legislation in its production and business
activities, willingly discharge its obligations as prescribed by law and
strictly carry out the conclusions and decisions conformingly with the
legislation on inspection and control of the State agencies. All acts of obstructing inspection and control
activities or buying off officials doing inspection and control work. Article 6.- The
enterprise may refuse an inspection or control that is contrary to the
provisions of law and appeal against decisions and conclusions on inspection
and control. Any member of the enterprise has the right to
denounce law-breaking acts of the persons entrusted with inspection and control
task and shall take responsibility before law on the content of the
denunciation. The complaints and denunciations about
inspection and control work at the enterprise must be settled in time and
according to law by the competent State agency. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. DRAWING UP THE
INSPECTION AND CONTROL PROGRAMS AND PLANS Article 7.- The
competent State inspection and control agencies have the responsibility to
determine the yearly plan of inspection and control and take the initiative in
coordinating with the related agencies in the drawing up of the inspection and
control programs and plans. The inspection and control program and plan must
clearly determine the requirements, contents, scope, object and time of
implementation and must be approved by the competent authority. Article 8.- The State
Inspector General shall have to direct the elaboration and approval of the
inspection programs and plans of the State Inspection Agency, guide the
ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the
Government, the People's Committees of the provinces and cities directly under
the Central Government to elaborate the inspection programs of the branches and
localities; coordinate with the Chairman of the Supreme People's Procuracy in
determining the program and plan of each branch and avoiding overlapping in
inspection and control activities. Article 9.- The
Ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies
attached to the Government, the presidents of the People's Committees of the
provinces and cities directly under the Central Government shall have to direct
the elaboration and approval of the programs and plans of inspection and
control of their branches and localities. In case of overlapping of contents and time in
the inspection and control programs and plans, the ministers, the heads of
ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the
Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and
cities directly under the Central Government shall have to coordinate among
themselves for settlement. If opinions still vary, the General State Inspector
shall sum up the situation and report to the Prime Minister for decision. In the
localities, if opinions still vary among the services, branches, and districts,
the Chief Inspectors of the provinces and cities directly under the Central
Government shall sum up the situation and report to the Presidents of the
People's Committees of the provinces and cities directly under the Central
Government for decision. Article 10.- The Chief
Inspectors of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached
to the Government shall base themselves on the guidance of the State Inspector
General and the requirements of the inspectory work of the ministries and
branches for which they have the responsibility to elaborate the inspectory
programs and plans and submit them to the ministers, the heads of ministerial
level agencies and the agencies attached to the Government for approval. The heads of the agencies with function of
control over the enterprise shall have to elaborate the control programs and
plans and reach agreement with the Chief Inspector of the Ministry before
submitting them to the ministers and the heads of the ministerial level
agencies and the agencies attached to the Government for approval. Article 11.- The Chief
Inspectors of the provinces and cities directly under the Central Government
shall have to base themselves on the guidance of the State Inspector General
and the requirements of the managerial work of their respective localities to
elaborate the inspectory programs and plans and sum up the control programs and
plans and submit the report to the presidents of the People's Committees of the
provinces and cities directly under the Central Government for approval; and to
coordinate with the Heads of the People's Procuracies of the same level in
determining the inspectory and control programs and supervision at the enterprises
in order to avoid overlapping. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Chapter III INSPECTION AND CONTROL
PROCEDURES SECTION 1.- INSPECTION
PROCEDURES Article 13.- The
promulgation of the inspection decision must be based on the program and plan
already approved; the decision of inspection shall be issued by the heads of
the inspection agencies in the system of State inspectory organizations or the
head of the State management agency and must be notified to the enterprise at
least 7 days before the issue of the inspection decision, except for
extraordinary inspections or revisions as stipulated in Article 16 and Article
17 of this Decree. Article 14.- The
decision of inspection must clearly state: 1. The legal basis for the inspection; 2. Content, requirements and scope of the
inspection; 3. The inspection time-limit; 4. Composition of the inspection team and power
and responsibility of the inspection team; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 15.- 1. Time-limit of the
inspection at an enterprise shall not exceed thirty days. 2. When necessary, the person who issues the
inspection decision can extend this time-limit. The extention shall not exceed
thirty days. 3. The time-limit of the inspection shall begin from
the date of the issue of the inspection decision at the enterprise till the
issue of the draft conclusion of the inspection team. Article 16.- 1. Extraordinary
inspection shall be conducted only when the enterprise commits a law-breaking
act. 2. The decision on extraordinary inspection
shall be issued by the head of the inspection agency in the system of
inspection organizations of the State or the head of the State management
agency. Article 17.- 1. Revision can be
conducted only when there are grounds showing that the inspection conclusion at
the enterprise are not accurate or are not objective or new details are
detected. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. The revision decision must clearly state the
requirements, contents and the revision time-limit. 4. The revision time-limit shall coincide with
the inspection time-limit stipulated in Article 15 of this Decree. Article 18.- The
inspection team must strictly comply with the requirements, contents and
time-limit stipulated in the inspection decision. In cases where the enterprise
is detected to have signs of law breaking, in addition to the contents
stipulated in the decision, these signs must be notified in time to the person
who has issued the inspection decision for handling. Article 19.- In the
course of inspection, the application of measures of property inventorization
and sealing of documents must comply with the order and procedures prescribed
by law. The inspection team or the inspector can work
only with the responsible person of the enterprise at the office or the office
of the enterprise and must follow a work schedule. There must be at least two
persons present when the responsible person of the enterprise directly explains
to the inspection team. Article 20.- Within the
time-limit set in Article 15 of this Decree, the inspection team must publicize
the draft resolution of the inspection with the inspected enterprise. This
publication must be done in writing. If the enterprise does not agree with the content
of the draft, it may explain to the inspection team. The explanations of the
enterprise must be recorded in writing and examined and a conclusion thereon
must be made. Article 21.- Within 20
days at the latest after the publication of the draft conclusion on the
inspection, the inspection team must produce a formal written conclusion on the
contents already inspected. The inspection conclusions must be sent to the
person who has issued the decision on inspection, the inspected enterprise and
the higher State inspection organization. In case the inspection conclusion is related to
a Party member, the person who has issued the inspection decision shall have to
supply related documents and conclusions to the Party Committee and the
competent Inspection Commission of the Party when requested. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. SECTION 2.- CONTROL PROCEDURE Article 23.- The issue
of the control decision must be based on the approved program and plan or on
detection of a law breaking act. The control decision shall be issued by the head
of the agency with control function. The control decision must be notified to the
enterprise to be controlled at least three days before the control, except in
extraordinary control when a law-breaking act is detected. Article 24.- The
control decision must clearly state: 1. The legal basis for control; 2. The content, requirement and scope of
control; 3. The time-limit of the control; 4. The composition of the control team, powers
and responsibility of the persons conducting the control task; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 25.- The time-limit
for direct control of a control is five days at most from the issue of the
control decision at the enterprise. In special cases, the person who has issued
the control decision may extend this time limit. The extension shall not exceed
the time-limit set for each control. Article 26.- The person
assigned with the task of control is allowed to control only documents,
materials, books and vouchers of the enterprise related to the contents listed
in the control decision. Article 27.- Three days
at the latest after the end of the time-limit set at Article 25 of this Decree,
the person assigned with the task of control must make a written conclusion on
the controlled contents. This document must be sent to the person who has
issued the control decision and the controlled enterprise. Article 28.- The
control procedures of the State audit agencies shall comply with the provisions
of the law on State audit. Article 29.- Under the
control program and plan or when a violation of law in the domain of State
management concerning security, order and social security happens or when a
denunciation is made against a crime related to the enterprise, the Economic
Police, the Economic Security Force, the Cultural Security Force, the
Administrative Management Police on Social Order and Security, the Fire
Prevention and Combat Police, the Drug-related Crime Prevention and Combat
Police shall, according to their respective functions, conduct inspection of
the books, papers, documents, stores, and meet the responsible persons, the
knowledgeable persons and perform other activities as prescribed by law. The control must be undertaken by written
decision of the Director, Deputy Director of the Public Security Service of the
province or city directly under the Central Government, the Head or Deputy Head
of the Public Security Service of the rural/urban district, provincial capital
or town of the province. The Heads of the Economic Police Department, the
Economic Security Department, the Cultural Security Department, the
Administrative Management Police on Social Order and Security, the Fire
Prevention and Combat Police, the Drug-related Crime Prevention and Combat
Police. The decision must clearly state the grounds, contents, time-limit of
the control and the person(s) performing the task of control. The activities of prosecution and investigation
of a criminal case must comply with the prescriptions of the Code on Criminal
Procedures on the procedures, competence and time limit of these activities. Chapter IV RIGHTS AND OBLIGATIONS
OF THE ENTERPRISE AND RESPONSIBILITY OF THE STATE AGENCIES IN INSPECTION AND
CONTROL ACTIVITIES ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. The enterprise subject
to inspection and control has the right: a/ To refuse the inspection and control pending
the decision of the head of the competent State agency stipulated in this
Decree; to propose the competent person to settle overlapping in inspection and
control of the enterprise as stipulated in Article 31 of this Decree; b/ To propose explanations about the contents of
the inspection and control; c/ To receive the inspection and control
conclusions; d/ To complain and denounce as stipulated by law
against the law-contravening acts in the process of the inspection and control
of the enterprise; e/ To ask for compensation for damage caused by
law-contravening measures of handling by inspection and control officials. 2. The enterprise subject to inspection and
control has the duty: a/ To appoint a competent person to work with
the inspection or control team, the inspector or controller; b/ To supply timely information, materials and
reports at the request of the person assigned with the task of inspection or
control, and take responsibility before law on the supplied information,
materials and reports; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 31.- 1. The Ministers, the
Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the
Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and
cities directly under the Central Government shall settle the overlapping among
the inspection and control teams within the State management powers of their
respective Ministries, branches and localities and at the proposal of the Chief
Inspectors of the same level. 2. The State Inspector General shall settle the
overlapping among the inspection and control teams by decision of the
Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies
attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the
provinces and cities directly under the Central Government. Article 32.- 1. In the process of
control, if deeming that the affair needs to be inspected, the person assigned
with the task of control must report to the competent authority in order to
conduct inspection according to the order prescribed by law. 2. In the process of inspection and control if
signs of criminality are detected, the person assigned with the task of
inspection and control must propose to the competent level to transfer the
dossier or inform the investigation agency as prescribed by the legislation on
criminal procedures. Article 33.- The person
assigned with the task of inspection and control has the responsibility to
manage and use correctly the vouchers and documents supplied by the enterprise,
strictly observe the regulations on secrecy and must not supply to anyone
without responsibility the information and documents related to the inspection
and control. Article 34.- It is
strictly forbidden to conduct inspection and control of an enterprise without
the decision of the competent State agency, or to expand the subjects and scope
of inspection and control without authorization, or to use blank papers or
violate other provisions on the procedures of inspection and control. The person assigned with the task of inspection
and control is strictly forbidden to harass and cause difficulties and
nuisances, to deliberately make conclusions untruthfully or to cover up the
persons who commit acts of violation, or to put forward requests in
contravention of law to the enterprise under inspection and control, or to
impose pressure against the enterprise under inspection and control in the
explanations and in answering questions. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 35.- The
Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies
attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the
provinces and cities directly under the Central Government shall, within the
State managerial powers of their respective ministries, branches and
localities, have to settle or direct the Chief Inspectors of the same level to
settle the complaints and denunciations about the inspection and control at the
enterprises as prescribed by law. Article 36.- Persons
who violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and
seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal
liability; if damage is caused, compensation therefor must be made as
prescribed by law. Chapter V IMPLEMENTATION PROVISIONS Article 37.- The State
Inspector General shall help the Prime Minister in directing, checking and urging
the implementation of this Decree; every six months they shall have to preside
over the meeting with the related Ministries and branches and together with
them draw the experiences. They shall propose to the Prime Minister measures to
handle newly arising questions in the inspection and control work. Article 38.- The State
Inspector General shall coordinate with the Chairman of the Supreme People's
Procuracy to delineate the scopes of inspection and control, handle overlapping
and repetitious questions in the inspection and control activities. The Chief Inspectors of the provinces and cities
directly under the Central Government shall coordinate with the Head of the
People's Procuracies of the same level to handle overlapping and repetitious
questions in the inspection and control work within their localities. Article 39.- The
Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies
attached to the Government and the Presidents of the People's Committees of the
provinces and cities directly under the Central Government shall have to
organize and direct the implementation of this Decree. Article 40.- This
Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier regulations which
are contrary to this Decree are now annulled. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. ON BEHALF OF THE
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/08/1998 về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp
25.727
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|