ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1038/QĐ-UBND
|
Bình Phước,
ngày 23 tháng 6 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP
TÁC XÃ TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2012;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16
tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày
31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của
Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12
tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể,
hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Thông tư số 52/2022/TT-BTC ngày
12 tháng 8 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số
45/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và
hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày
19 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về phê duyệt Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Bình Phước;
Thực hiện Kế hoạch số 351/KH-LMHTXVN
ngày 08 tháng 6 năm 2021 của Liên minh Hợp tác xã
Việt Nam triển khai thực hiện Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của
Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp
tác xã;
Theo đề nghị của Chủ tịch Liên minh Hợp
tác xã tỉnh tại Tờ trình số 31/TTr-LMHTX ngày 12 tháng
6 năm 2023 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1196/TTr-SNV
ngày 16 tháng 6 năm 2023.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Chuyển đổi mô hình tổ
chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Liên
minh Hợp tác xã tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Sở Nội vụ (03 bản);
- Sở Tài chính;
- LĐVP, Phòng: NC, KT, TH;
- Lưu: VT, (T113QĐ).
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần
Tuệ Hiền
|
ĐỀ ÁN
CHUYỂN
ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 23/6/2023 của UBND
tỉnh)
Phần
thứ nhất
SỰ
CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT
Kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là hợp
tác xã (HTX) là thành phần kinh tế quan trọng luôn được Đảng, Nhà nước khuyến
khích và phát triển. Cương lĩnh của Đảng đã khẳng định: Kinh tế nhà nước cùng với
KTTT ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Văn kiện
Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Đổi mới, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các tổ chức KTTT, HTX gắn với phát huy vai trò làm chủ,
tăng cường lợi ích của các
thành viên, nâng cao khả năng huy động nguồn lực”. Nghị quyết số
20- NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục
đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới tiếp tục khẳng
định KTTT là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển
cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Đối với tỉnh Bình Phước, trong những năm
qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với
sự phối hợp của các sở, ban, ngành, KTTT, HTX đã có bước phát triển nhất định cả
về số lượng và chất lượng. Các HTX hoạt động đã góp phần tạo công ăn việc làm
cho một lượng lớn lao động, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người lao
động; đồng thời, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa
phương. Tuy nhiên, hiện nay tổ chức và hoạt động của KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh
phát triển còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, tiềm năng phát triển của tỉnh
và các HTX phải đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế như trình độ cán bộ hạn chế,
quy mô của các HTX còn nhỏ bé; công nghệ thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, hiệu quả sản
xuất kinh doanh, dịch vụ còn thấp; trong đó, một trong những nguyên nhân chính
là do các HTX chưa tiếp cận được nhiều nguồn vốn vay từ Ngân hàng thương mại.
Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều
chính sách hỗ trợ, phát triển HTX, trong đó có chính sách tiếp cận vốn từ các tổ
chức tín dụng nhưng hầu hết nguồn vốn mà các HTX tiếp cận được chính là từ Quỹ
hỗ trợ phát triển HTX. Có thể nói, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX được xem là cứu
cánh để các HTX giải quyết vấn đề khó khăn về nguồn vốn. Đến cuối năm 2022, tổng vốn điều
lệ Quỹ đạt 35 tỷ đồng. Đối tượng cho vay của Quỹ là các pháp nhân HTX, Liên hiệp
HTX.
Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX hỗ trợ các
HTX, Liên hiệp HTX vốn vay với lãi suất ưu đãi để các HTX, Liên hiệp HTX đầu tư
xây dựng mô hình mới, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học
kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mở rộng phạm vi dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay hiện nay của Quỹ mới chỉ đáp ứng được 12,39% trên tổng
số 226 HTX đang hoạt động có nhu cầu vay vốn tại Quỹ.
Để thúc đẩy KTTT, HTX phát triển trong
thời gian tới, cần thiết phải có nhiêu giải pháp hỗ trợ cho khu vực KTTT, HTX;
một trong những giải pháp quan trọng và cấp thiết hiện nay mà Chính phủ quan
tâm chú trọng là ban hành cơ chế hoạt động, quản lý tài chính chung của hệ thống
Quỹ để phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ
Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, đánh dấu bước phát triển mới với Quỹ Hỗ trợ phát
triển HTX các cấp. Một trong những điểm mới của Nghị định số 45/2021/NĐ-CP về
Quỹ hỗ trợ phát triển HTX cho phép không chỉ các HTX, Liên hiệp HTX (pháp nhân)
được vay vốn mà còn mở rộng cả các tổ hợp tác, thành viên tổ hợp tác, HTX (thể nhân) được tiếp cận với
nguồn vốn vay ưu đãi. Khi thực hiện chuyển đổi theo Nghị định số 45/2021/NĐ-CP
sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức KTTT, HTX phát triển; đồng thời,
với mô hình này, Quỹ hoạt động sẽ linh hoạt, kịp thời hơn, đáp ứng nhu cầu hỗ
trợ của khu vực KTTT.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc
chuyển đổi mô hình tổ chức Quỹ theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều 16 và điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP và trực thuộc
Liên minh HTX tỉnh là cần thiết
trong thời gian tới, để tổ chức và hoạt động của Quy phù hợp với các nội dung
quy định tại Nghị định số 45/2021/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm tuân thủ pháp luật
theo quy định và cũng như có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất hệ thống Quỹ Hỗ
trợ HTX Trung ương;
tạo ra bước chuyển biến đáng kể đối với mô hình tài chính hỗ trợ các đơn vị KTTT và trở
thành một kênh vốn hiệu quả góp phần hiện thực hóa các chủ trương, chính sách hỗ
trợ tín dụng của Đảng và Nhà nước đối với HTX; vừa hỗ trợ HTX, cả thành viên
HTX tiếp cận chính sách tín dụng, tạo thu nhập ổn định cho thành viên và người
lao động và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời, cũng vừa nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của tổ chức
Liên minh HTX đối với tổ chức KTTT thành viên.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban
Chấp hành Trung ương Hội nghị lân thứ năm Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa
XIII về tiếp tục đổi mới phát triển
và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới.
2. Luật Hợp tác xã năm 2012.
3. Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày
31/3/2021 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ
phát triển hợp tác xã.
4. Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày
12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển kinh tế tập
thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030”.
5. Thông tư số 52/2022/TT-BTC ngày
12/8/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2021/NĐ-CP
ngày 31/3/2021 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ
phát triển hợp tác xã.
6. Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày
19/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Bình Phước.
7. Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày
06/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy định chế độ quản lý
tài chính Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Bình Phước.
8. Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-UBNDBP-LMHTVN
ngày 01/7/2022 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước và Liên minh HTX Việt Nam về
việc Thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước và Liên minh HTX
Việt Nam giai đoạn 2022 -2025.
Phần
thứ hai
THỰC
TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
I. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY
Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ
gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành.
1. Hội đồng quản lý Quỹ: Hiện có 04
thành viên (khuyết 01), trong đó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ do Chủ
tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh kiêm nhiệm và các thành viên là đại diện lãnh đạo
các sở, ngành: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chi nhánh tỉnh Bình Phước.
2. Ban Kiểm soát Quỹ: 01 người, do
Trưởng ban Kiểm tra Liên minh Hợp tác xã tỉnh kiêm nhiệm.
3. Bộ máy điều hành Quỹ:
a) Giám đốc Quỹ: Giám đốc Quỹ do Chủ tịch
Liên minh Hợp tác xã tỉnh kiêm nhiệm.
b) Các Phòng chuyên môn: 03 người làm việc
chuyên trách, gồm:
- Phòng Nghiệp vụ hỗ trợ: 1 người.
- Phòng Hành chính - Quản trị và Phòng Kế
toán: 2 người.
4. Sơ đồ tổ chức bộ
máy quản lý và điều hành trước khi chuyển đổi mô hình hoạt động
II. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
Mô hình của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp
tác xã tỉnh Bình Phước hiện nay đang hoạt động cơ bản gần tương đồng với mô
hình hoạt động của Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. về
các chế độ đối với viên chức, nhân viên được phép thực hiện theo quy định như đối
với Công ty Nhà nước (quy
định tại khoản 1 Điều 18 Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Quỹ).
III. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ
1. Về phát triển nguồn vốn
Vốn điều lệ Quỹ do ngân sách Nhà nước tỉnh
cấp bổ sung hàng năm. Tính đến ngày 31/12/2022 tổng vốn điều lệ Quỹ đạt 35 tỷ đồng.
Cụ thể vốn cấp hàng năm:
ĐVT: Triệu đồng
Năm
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
Vốn
|
2.000
|
2.000
|
5.000
|
5.000
|
2.000
|
9.000
|
10.000
|
2. Công tác cho vay hỗ trợ, quản lý, sử
dụng vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã
Tổng số tiền các HTX đã vay là 45.616
triệu đồng, cụ thể đã xem xét cho 28 HTX với 31 dự án từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ
phát triển HTX, giai đoạn 2016- 2022; trong đó, đã thu về 13.085 triệu đồng nợ
gốc, và dư nợ cho vay 32.531 triệu đồng. Các HTX được nhận vốn vay của Quỹ để đầu
tư mô hình mới; mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường hoặc đầu tư
công nghệ.
Nguồn vốn trên đã hỗ trợ tạo việc làm
cho trên 500 người lao động, với doanh số cho vay tính đến hết năm 2022 là
32.531 triệu đồng. Đe nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Quỹ đã tập trung đầu tư vốn
thông qua dự án để xây dựng mô hình phát triển KTTT, HTX. Nhiều mô hình dự án đạt
hiệu quả như Dự án đầu tư mở
rộng diện tích trồng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mít thái siêu sớm
theo hướng bền vững của HTX Phước Thiện; Dự án Đầu tư mở rộng diện tích trồng,
chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm Điều của HTX NN Phú Riềng; Dự án trồng, chăm sóc
và tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh của HTX cây ăn trái Minh Thắng và một số dự
án khác. Đa số các HTX sau khi nhận vốn đều hoạt động kinh doanh tốt, trả nợ gốc
và lãi vay đầy đủ, đúng hạn; đặc biệt có một số HTX trả nợ trước hạn. Đến cuối
năm 2022, Quỹ đã thu về 13.085 triệu đồng nợ gốc và 3.381 triệu đồng lãi vay của
các HTX. về tình hình vay, nợ, các khoản vay, nợ từ Quỹ cơ bản đều có tài sản đảm
bảo đối với các khoản vay pháp nhân là các HTX. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các HTX
gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid -19, hiện nay Quỹ đã xem xét và cơ cấu lại thời gian trả nợ cho 10 lượt
HTX.
Về hoạt động tài chính, lũy kế thu nhập từ khi
hoạt động đến hết năm 2022 đạt 3.985 triệu đồng, chi phí là 2.801 triệu đồng;
chênh lệch thu, chi 1.182 triệu đồng; thực hiện phân phối chênh lệch thu, chi và
trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo Quy định chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ
ban hành kèm theo Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 của UBND tỉnh.
Công tác cho vay, quản lý, sử dụng vốn tại
Quỹ luôn bảo đảm tuân thủ các quy định, quy chế của ngành. Tất cả nguồn vốn giải
ngân đều thông qua tài khoản chung của HTX mở tại các Ngân hàng thương mại.
Công tác quản lý vốn và hoạt động tài chính của Quỹ được đặc biệt quan tâm chú
trọng, bảo đảm an toàn vốn và thực hiện tốt công tác báo cáo tài chính định kỳ
theo quy định.
3. Đánh giá chi tiết kết quả hoạt động
2016 - 2022
(Kèm theo các bảng phụ lục).
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đạt được
Qua gần 09 năm thành lập và đi vào hoạt
động chính thức từ tháng 09 năm 2016. Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã luôn được
sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh về chủ trương hoạt động cũng như xem xét, cấp
bổ sung vốn điều lệ từ nguồn ngân sách địa phương cho Quỹ. Đồng thời, cũng được
sự quan tâm hỗ trợ về hoạt động của các sở chuyên ngành, qua đó đã tạo điều kiện
cho Quỹ phát triển. Nhìn chung, đến nay, Quỹ đã thực hiện bảo tồn và phát triển
được nguồn vốn theo đúng tôn chỉ, mục đích quy định tại Điều lệ hoạt động của
Quỹ đã
mang
lại hiệu quả, tạo thuận lợi và hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức KTTT có nhu cầu
vay vốn tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư xây dựng các mô hình thí điểm, mô hình
mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh cũng
như phát triển kinh tế hộ thành viên.
2. Tồn tại và hạn chế
Trong hoạt động chưa có giải pháp thực
hiện hiệu quả việc huy động các nguồn lực xã hội để cùng với nguồn lực của tỉnh
hỗ trợ phát triển KTTT, HTX của tỉnh.
Việc bố trí cấp vốn điều lệ bổ sung từ
ngân sách tỉnh cho Quỹ để hỗ trợ tín dụng
ưu đãi cho tổ chức KTTT, HTX vẫn còn hạn chế; mới chỉ đáp ứng được 12,39% nhu cầu
vay đầu tư của các HTX.
Vẫn còn tình trạng số ít HTX chưa chấp
hành tốt hợp đồng tín dụng đã ký kết và vẫn còn tình trạng trễ hạn kéo dài
trong thực hiện thanh toán lãi vay và trả gốc định kỳ.
3. Nguyên nhân
Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Hiện nay lãi suất áp dụng cho vay thấp hơn lãi suất tiền gửi các ngân hàng thương mại
nên việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân còn khó khăn.
Nguồn ngân sách tỉnh còn hạn hẹp nên việc
phân bổ kinh phí cho các đơn vị trong tỉnh, trong đó có Quỹ Hỗ trợ phát triển
HTX còn tùy thuộc nguồn thu hàng năm của tỉnh.
Do một số HTX trong quá trình triển khai
thực hiện dự án, gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như bị ảnh
hưởng bởi dịch Covid-19 nên còn chậm trễ trong việc thanh toán lãi vay cũng như
trả gốc định kỳ.
Phần
thứ ba
MÔ
HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ SAU CHUYỂN ĐỔI
I. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã là quỹ
tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
II. NỘI DUNG TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG CỦA QUỸ SAU CHUYỂN ĐỔI
1. Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của
Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh
Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh
Bình Phước (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính nhà nước ngoài ngân
sách được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập. Quỹ trực thuộc Liên minh Hợp
tác xã tỉnh và hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát
triển vốn, tự chủ và tự chịu trách nhiệm, thực hiện chức năng cho vay HTX, liên
hiệp HTX, thành viên của tổ hợp tác, HTX theo quy định tại Nghị định số
45/2021/NĐ-CP và văn bản pháp luật có liên quan.
a) Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu,
có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
b) Tên gọi: Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp
tác xã tỉnh Bình Phước.
c) Tên viết tắt bằng tiếng việt: QHTPTHTXTBP.
d) Tên giao dịch quốc tế: Binh Phuoc
Cooperative Development Assistance Fund, viết tắt là VCDAF.
đ) Trụ sở của Quỹ: Số 836, QL 14, phường
Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
e) Quỹ không được cấp đất để làm trụ sở riêng. Quỹ được
xây dựng trụ sở làm việc trong khuôn viên trụ sở Liên minh Hợp tác xã tỉnh theo
định mức diện tích phòng làm việc tính theo số lượng nhân viên chuyên trách,
người lao động và nhu cầu hội họp, sinh hoạt nội bộ của Quỹ. Trước mắt, Liên
minh Hợp tác xã tỉnh bố trí một số phòng làm việc cho Quỹ và phải xây dựng kho
quỹ theo đúng quy định thiết kế kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước.
2. Mục đích hoạt động của Quỹ
Hoạt động của Quỹ nhằm mục đích hỗ trợ
phát triển HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác và thành viên các HTX, Liên hiệp HTX,
tổ hợp tác; hỗ trợ các hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm; đổi mới phát triển
công nghệ, kỹ thuật; phát triển thị trường, mở rộng tiêu thụ sản phẩm; xây dựng
và nhân rộng các mô hình mới, mô hình điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và mô hình kinh tế tuần hoàn.
3. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ
a) Tự chủ về tài chính, công khai, minh
bạch, bảo toàn và phát triển vốn.
b) Cho vay theo đúng đối tượng và có đủ
điều kiện theo quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ và quy định pháp luật
liên quan.
c) Huy động vốn của các cá nhân, tổ chức
theo quy định tại dự thảo Điều lệ Quỹ và Quy chế huy động vốn của Quỹ, đảm bảo
sử dụng vốn có hiệu quả, hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn.
4. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền
hạn của Quỹ
4.1. Chức năng, nhiệm vụ
a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn
vốn trong nước và ngoài nước, các nguồn tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
b) Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân
trong nước theo quy định tại Điều lệ Quỹ và quy định pháp luật liên quan.
c) Cho vay khách hàng theo quy định tại
Điều lệ Quỹ và quy định pháp luật liên quan.
d) Thực hiện các hoạt động tư vấn tài
chính và đầu tư; đào tạo cho các khách hàng vay vốn của Quỹ theo quy định tại
Điều lệ Quỹ và pháp luật liên quan.
đ) Ủy thác, nhận ủy thác cho vay theo
quy định tại Điều lệ Quỹ và các quy định pháp luật liên quan.
4.2. Trách nhiệm
a) Thực hiện cho vay cho khách hàng đúng đối
tượng, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại dự thảo Điều lệ Quỹ và pháp
luật có liên quan;
b) Sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định
tại Điều lệ Quỹ và quy định pháp luật liên quan;
c) Thực hiện chế độ kế toán, thống kê và
báo cáo tài chính theo
quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và hướng dẫn của Bộ Tài chính;
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và kiểm tra,
giám sát của Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
đ) Cung cấp số liệu, công bố công khai về
tình hình tài chính và tình hình hoạt động theo quy định tại dự thảo Điều lệ Quỹ
và pháp luật có liên quan;
e) Mua bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác theo quy định
của pháp luật để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Quỹ;
g) Ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế,
quy trình, quy định chế nội bộ về tổ chức, quản trị và hoạt động theo thẩm quyền
được quy định cụ thể trong dự thảo Điều lệ Quỹ.
4.3. Quyền hạn
a) Tổ chức và hoạt động phù hợp với mục
tiêu, phạm vi hoạt động của Quỹ;
b) Được lựa chọn các dự án đầu tư,
phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, đủ điều kiện, phù hợp với
chính sách hỗ trợ khách hàng của Quỹ để thực hiện cho vay theo quy định tại Quy
chế cho vay của Quỹ;
c) Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo
và sử dụng lao động theo quy định tại dự thảo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp
luật có liên quan;
d) Được từ chối mọi yêu cầu của cá nhân
hay tổ chức về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực của Quỹ nếu yêu cầu đó trái với quy định
của pháp luật và trái với dự thảo Điều lệ Quỹ.
5. Phương thức và các hoạt động của Quỹ
a) Tiếp nhận nguồn vốn ngân sách tỉnh
giao; huy động và tiếp nhận nguồn vốn đóng góp tự nguyện của các HTX, Liên hiệp
HTX, tổ hợp tác, thành viên của các HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác,
các nguồn tài chính trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và quy định
của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ để tạo nguồn vốn hỗ trợ phát triển các
HTX, Liên hiệp HTX và tổ hợp tác.
b) Cho vay ưu đãi đầu tư.
c) Hỗ trợ có hoàn lại vốn gốc, tài trợ
có hoàn lại vốn gốc.
d) Ủy thác cho vay, hỗ trợ.
đ) Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy
thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay, hỗ trợ đầu tư hoặc
tài trợ cho các hoạt động, nhiệm vụ phát triển HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác.
Để phục vụ cho hoạt
động và
thực
hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác và thành
viên HTX, tổ hợp tác.
e) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn
tài trợ, viện trợ từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt
động và thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác
và thành viên HTX, tổ hợp tác.
g) Được sử dụng vốn nhàn rỗi không có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của
pháp luật và quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
h) Các hoạt động khác theo quy định của
pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ nhưng không được đầu tư chứng
khoán hoặc góp vốn dưới hình thức kinh doanh chứng khoán.
6. Phạm vi hỗ trợ của Quỹ
a) Hỗ trợ phát triển HTX, Liên hiệp HTX,
tổ hợp tác; thành viên của HTX, tổ hợp tác (trừ đối tượng thành viên HTX là doanh nghiệp).
b) Hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản
phẩm, đổi mới phát triển công nghệ, kỹ thuật của các HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp
tác và thành viên của HTX, tổ hợp tác.
c) Hỗ trợ cho các hoạt động tổ chức phát
triển thị trường, mở rộng tiêu thụ sản phẩm cho các HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp
tác và thành viên của HTX, tổ hợp tác.
d) Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô
hình HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác mới, ưu tiên xây dựng các mô hình sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, mô
hình kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số trong HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác.
7. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ
7.1. Nguồn vốn hoạt động
Thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị
định số 45/2021/NĐ-CP , gồm:
a) Vốn chủ sở hữu:
- Vốn điều lệ;
- Các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự
phòng tài chính;
- Vốn hình thành từ các khoản tài trợ,
viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước;
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại
tài sản;
- Chênh lệch thu chi chưa phân phối, lỗ
lũy kế chưa xử lý;
- Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ.
b) Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân
trong nước theo quy định của pháp luật.
c) Các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu
có) theo quy định của pháp luật.
7.2. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Quỹ đến năm 2025 đạt 50
tỷ đồng (bằng chữ: Năm mươi tỷ đồng) và đạt 70 tỷ đồng vào năm 2027. Nguồn cấp
bổ sung vốn điều lệ Quỹ được bố trí từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân
sách tỉnh. Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ của Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh
quyết định sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trên cơ sở đề nghị của
Liên minh Hợp tác xã tỉnh sau khi có ý kiến thống nhất với Sở Tài chính và Sở Kế
hoạch và Đầu tư.
8. Hoạt động của Quỹ
8.1. Cho vay
a) Đối tượng cho vay được thực hiện theo
khoản 1 Điều 20 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP , gồm: HTX, Liên hiệp HTX; thành viên
tổ hợp tác, HTX (trừ đối tượng thành viên HTX, tổ hợp tác là doanh nghiệp), có trụ sở và tổ
chức hoạt động sản xuất kinh
doanh trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành quy định đối tượng được ưu tiên cho vay từ nguồn vốn Quỹ Long tùng thời kỳ
trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh sau khi có ý kiến thống
nhất với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Nguyên tắc cho vay thực hiện theo quy
định tại Điều 21 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
- Hoạt động cho vay của Quỹ đối với
khách hàng được thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa Quỹ và khách hàng, phù
hợp với quy định tại Điều lệ Quỹ và pháp luật liên quan;
- Khách hàng vay vốn Quỹ phải đảm bảo sử
dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa
thuận với Quỹ;
c) Điều kiện cho vay thực hiện theo quy
định tại Điều 22 Nghị định số
45/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
- Khách hàng thuộc đối tượng cho vay;
- Khách hàng vay vốn là pháp nhân được
thành lập theo quy định của pháp luật. Khách hàng vay vốn là cá nhân phải đủ 18
tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Khách hàng có dự án đầu tư hoặc phương
án sản xuất, kinh doanh được Quỹ HTX thẩm định, đánh giá là khả thi và có khả
năng hoàn trả nợ vay;
- Khách hàng thực hiện quy định về bảo đảm
tiền vay theo quy định;
- Khách hàng có vốn chủ sở hữu tham gia
dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu là 20% tổng vốn đầu tư dự án,
phương án sản xuất kinh doanh;
- Tại thời điểm giải ngân lần đầu tiên của
Quỹ sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức
tín dụng.
d) Mức vốn và giới hạn cho vay thực hiện
theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP:
- Mức vốn vay: Căn cứ vào phương án sử dụng
vốn vay, khả năng tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay, bảo đảm tiền vay của
khách hàng và giới hạn cho vay, Quỹ xem xét, quyết định mức vốn cho vay cụ thể
cho từng khách hàng, phù hợp với khả năng nguồn vốn và năng lực tài chính của
Quỹ;
- Giới hạn cho vay: Tổng mức dư nợ cho
vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ tại
thời điểm quyết định cho vay; Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng và người có liên quan
không vượt quá 25% vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm quyết định cho
vay;
- Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo hợp
đồng thỏa thuận giữa các Quỹ và khách hàng, phù hợp với quy định và pháp luật
có liên quan.
e) Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định
tại Điều 25 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP: Lãi suất cho vay do Quỹ quyết định phù
hợp với chính sách ưu đãi, kế hoạch phát triển KTTT, HTX, đảm bảo nguyên tắc
trang trải đủ chi phí hoạt động và phòng ngừa rủi ro của Quỹ. Lãi suất quá hạn
tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong
hạn tính trên dư nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian quá hạn. Chủ tịch Quỹ
quy định lãi suất cho vay trong từng thời kỳ, miễn, giảm lãi trong hạn và quá hạn
sau khi có ý kiến phê duyệt chủ trương của Thường trực Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
Đồng tiền cho vay, thu nợ là đồng tiền Việt Nam.
e) Thời hạn cho vay thực hiện theo quy định
tại Điều 24 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP: Thời hạn cho vay của Quỹ đối với khách
hàng được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, phù hợp với chu kỳ sản xuất
kinh doanh, phương án đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng. Quỹ và khách
hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay, tối đa không quá 07 (bảy) năm.
g) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện
theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP:
- Quỹ xem xét quyết định cơ cấu lại thời
hạn trả nợ (bao gồm biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ) trên cơ sở đề nghị của
khách hàng, khả năng tài chính của Quỹ và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng, phù hợp với quy định tại dự thảo Điều lệ Quỹ và pháp luật có liên
quan.
- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định
cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện theo quy định của Quỹ.
h) Phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự
phòng rủi ro cho vay thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số
45/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
- Quỹ thực hiện phân loại nợ, trích lập
dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay chịu rủi ro và sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức
tài chính vi mô và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với những khoản cho vay ủy thác hoặc
nhận ủy thác mà Quỹ HTX không chịu rủi ro thì không trích lập dự phòng rủi ro.
- Sau 05 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro cho vay và đã sử dụng mọi biện pháp mà không thu hồi được nợ,
căn cứ đề nghị của Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ, Chủ tịch Quỹ quyết định xuất
toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng trên cơ sở phê duyệt của Liên minh Hợp
tác xã tỉnh sau khi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Quỹ ban hành quy định nội bộ về phân
loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay
theo quy định của pháp luật.
i) Hội đồng xử lý rủi ro thực hiện theo
quy định tại Điều 29 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP:
- Chủ tịch Quỹ thành lập Hội đồng xử lý
rủi ro do Chủ tịch Quỹ làm Chủ tịch hội đồng và các thành viên gồm: Kiểm soát
viên, Giám đốc Quỹ, Kế toán trưởng, Trưởng phòng cho vay và các thành viên khác
do Chủ tịch Quỹ quyết định.
- Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:
+ Định kỳ hàng quý xem xét việc đánh giá
phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro do Giám đốc
Quỹ báo cáo;
+ Quyết định về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro;
+ Quyết định phương án thu hồi nợ đối với
các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng đẻ xử lý rủi ro cho vay; xử lý tài sản bảo
đảm tiền vay để thu hồi nợ đối với những
khoản nợ có khả năng không thu hồi đầy đủ nợ gốc;
+ Theo dõi tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các
khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
+ Chuẩn bị thủ tục, trình tự, hồ sơ đề xuất toán
các khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại
bảng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định;
+ Xây dựng quy chế hoạt động nội bộ của
Hội đồng xử lý rủi ro trình Chủ tịch Quỹ ký ban hành.
8.2. Nhận ủy thác
Thực hiện theo Điều 30 Nghị định số
45/2021/NĐ-CP. Quỹ nhận ủy thác từ Quỹ Trung ương và tổ chức tín dụng khác
thông qua hợp đồng ủy thác để làm căn cứ triển khai thực hiện. Hợp đồng ủy
thác, gồm: Nội dung và phạm vi ủy thác, số tiền ủy thác, quy trình ủy thác, rủi
ro phát sinh, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của các bên và các nội dung khác
có liên quan.
8.3. Huy động vốn
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều
32 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP. Quỹ thực hiện huy động vốn trên địa bàn theo quy
định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
8.4. Hoạt động khác
Thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị
định số 45/2021/NĐ-CP. Quỹ được thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư,
tài chính và thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, đào tạo cho các khách hàng
vay vốn của Quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành. Chủ tịch Quỹ quy định cụ
thể về hoạt động dịch vụ khác của Quỹ.
III. CƠ CẨU TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH QUỸ
1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Quỹ
Theo mô hình Công ty TNHH một thành viên
do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị
định số 45/2021/NĐ-CP gôm: Chủ tịch Quỹ; Kiểm soát viên; Ban điều hành gồm:
Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Cụ thể:
1.1. Chủ tịch Quỹ: Do Chủ tịch
Liên minh Hợp tác xã tỉnh kiêm nhiệm với nhiệm kỳ là 05 năm nhưng không quá 02
(hai) nhiệm kỳ. Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy
định của pháp luật.
Chủ tịch là người đại diện chủ sở hữu thực
hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Quỹ, chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về chức trách, nhiệm
vụ được giao.
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch
Quỹ đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, b, c và d khoản 3 Điều
10 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Quỹ:
- Xây dựng và trình Liên minh Hợp tác xã
tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chiến lược, kế hoạch hoạt động, kế
hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm;
- Xây dựng và trình Liên minh Hợp tác xã
tỉnh phê duyệt kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hàng năm của Quỹ;
- Lựa chọn nhân sự và đề nghị Liên minh Hợp
tác xã tỉnh quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm,
điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các
chức danh được phân cấp theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ
và theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo Liên minh Hợp tác xã tỉnh đề nghị Ủy ban nhân
dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ; điều chỉnh
tăng, giảm vốn điều lệ, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình, giải thể, phá sản Quỹ;
- Trình Liên minh Hợp tác xã tỉnh phê
duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm của Quỹ
sau khi có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên Quỹ;
- Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung
quy chế quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Quỹ; Quy chế cho vay, thu hồi nợ, hỗ
trợ, tài trợ, ủy thác, mua trái phiếu Chính phủ và các quy trình, quy chế nội bộ về
tổ chức, quản trị và hoạt động của Quỹ sau khi có ý kiến chấp thuận của Liên
minh Hợp tác xã tỉnh;
- Quyết định thành lập, giải thể các
phòng chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan điều hành theo của pháp luật, phân cấp
của UBND tỉnh và quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
- Đề nghị Thường trực Liên minh Hợp tác
xã tỉnh chấp thuận các nội dung quy định tại Nghị định số 45/2021/NĐ-CP và pháp
luật có liên quan.
- Thay mặt Quỹ ký nhận vốn, các nguồn lực
khác do Nhà nước, các tổ chức, cá nhân giao cho Quỹ;
- Ký ban hành các nghị quyết, quyết định,
hợp đồng và các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Quỹ;
- Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Giám đốc
Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; đánh giá hiệu quả làm việc của
Giám đốc Quỹ;
- Yêu cầu người điều hành Quỹ cung cấp
các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của đơn vị;
- Được sử dụng con dấu của Quỹ trong các
hoạt động giao dịch, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quỹ theo quy
định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
- Chủ tịch Quy sử dụng bộ máy giúp việc
của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều
lệ Quỹ và quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Chủ tịch Quỹ trong quản
lý, điều hành Quỹ được tính vào chi phí quản lý của Quỹ.
- Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm khác
quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật.
1.2. Kiểm soát viên Quỹ: 01 nhân sự làm
việc theo chế độ chuyên trách với nhiệm kỳ không quá 05 năm nhưng không quá 02
nhiệm kỳ do Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Kiểm soát
viên Quỹ đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điểm a, b, c và d khoản
3 Điều 10 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh ban
hành quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Quỹ theo quy định về quy chế hoạt động
của kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ, phù hợp với quy định tại Nghị định số 45/2021/NĐ-CP .
1.3. Ban điều hành Quỹ: Gồm Giám đốc,
Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
- Giám đốc Quỹ: 01 nhân sự, trước mắt
chưa có nhân sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn, Giám đốc Quỹ do Phó Chủ tịch Liên
minh HTX kiêm nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Sau 02 năm chuyển đổi, khi nhân sự đáp ứng
đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thì bố trí Giám đốc Quỹ chuyên trách để điều hành trực
tiếp Quỹ và do Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Giám đốc
Quỹ đáp ứng các tiêu chuẩn điều kiện quy định tại Điểm a, b, c và d khoản 3 Điều
10 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP .
Quyền hạn và trách nhiệm của giám đốc Quỹ
thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
- Phó Giám đốc Quỹ: 01 nhân sự, do Chủ tịch Quỹ bổ nhiệm, miễn
nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ, giúp Giám đốc Quỹ điều hành Quỹ theo
phân công và ủy quyền của Giám đốc Quỹ; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
- Kế toán trưởng Quỹ: 01 nhân sự, do Chủ
tịch Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ Sở đề nghị của Giám đốc Quỹ. Kế toán trưởng
Quỹ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính của Quỹ theo
phân công của Giám đốc, phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán và Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Quỹ
- Bộ máy giúp việc của Quỹ gồm các phòng
chuyên môn, nghiệp vụ:
Mỗi phòng có Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng
phòng giúp việc Trưởng phòng và một số cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Phòng Hành chính - Quản trị: 6 nhân sự,
gồm: Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng, 01 nhân viên tổng hợp - hành chính, 01
văn thư kiêm thủ quỹ, 01 nhân viên tạp vụ và 01 nhân viên lái xe.
+ Phòng Nghiệp vụ kế toán, hỗ trợ: 05
nhân sự, gồm: Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng, 01 kế toán viên theo dõi thu,
chi công tác hỗ trợ và 02 nhân viên tín dụng - thẩm định.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức
năng tham mưu, giúp việc Chủ tịch và Giám đốc Quỹ điều hành, quản lý Quỹ. Giám
đốc Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của bộ máy giúp việc sau
khi được Chủ tịch Quỹ phê duyệt. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của bộ máy giúp việc quy định cụ thể tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy của Quỹ sau chuyển
đổi mô hình hoạt động theo Nghị định số 45/2021/NĐ-CP như sau:
2. Chế độ đối với cán bộ, nhân viên của
Quỹ
Người quản lý, Kiểm soát viên, cán bộ,
nhân viên của Quỹ được hưởng chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và
các chế độ khác theo quy định như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ. Mức cụ thể do Chủ tịch Hội đồng quản
lý Quỹ quy định và phù hợp với tính chất và mô hình hoạt động của Quỹ và theo
quy định của pháp luật.
Người quản lý, Kiểm soát viên làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm được hưởng chế độ thù lao, tiền thưởng và chế độ khác
theo kết quả và hiệu quả hoạt động của Quỹ.
Người quản lý, Kiểm soát viên làm việc theo chế độ
chuyên trách và cán bộ, nhân viên được hưởng chế độ tiền lương, tiền thưởng và
lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả hoạt động của Quỹ.
Chủ tịch Quỹ ban hành quy chế về tiền
lương, thù lao, tiền thưởng của Quỹ phù hợp với quy định của pháp luật và các
văn bản hướng dẫn liên quan, sau khi có ý kiến phê duyệt của Thường trực Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các rủi
ro trong quá trình hoạt động
- Rủi ro tín dụng: Quỹ ban hành đồng bộ
các quy định về cho vay, quản lý tiền vay, quy định về đảm bảo an toàn vốn, quy
trình nghiệp vụ liên quan theo đúng quy định tại Nghị định số 45/2021/NĐ-CP và
pháp luật liên quan; thẩm định cho vay đúng quy định, thận trọng xem xét, đánh
giá các đề xuất cho vay; kiểm tra, đôn đốc, áp dụng các biện pháp xử lý thu hồi
nợ kịp thời; thường xuyên đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ cán bộ nghiệp
vụ; nhận diện đo lường để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo
hoạt động của Quỹ an toàn, đúng quy định.
- Rủi ro nghề nghiệp: Để giảm thiểu rủi ro này,
các quy định của Quỹ phải đảm bảo minh bạch, rõ ràng để tất cả các nhân viên khi tác
nghiệp đều phải tuân thủ; xây dựng bộ quy tắc ứng xử và văn hóa tổ chức, trong
đó có văn hóa quản trị rủi ro nghề nghiệp; xây dựng chính sách quản trị nhân lực
hướng tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đạo đức nghề nghiệp
tốt; các quy trình nghiệp vụ được rà soát thường xuyên, hoàn thiện.
IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH
CỦA QUỸ
1. Chế độ tài chính, kế toán và kiểm
toán
a) Chế độ tài chính, kế toán và kiểm toán
Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP và hướng dẫn
của Bộ Tài chính:
- Quỹ thực hiện chế độ tài chính, kế
toán, chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định số 45/2021/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ
Tài chính;
- Năm tài chính của Quỹ bất đầu từ ngày
01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm;
- Báo cáo tài chính năm của Quỹ được một
tổ chức kiểm toán độc lập
kiêm toán hoặc kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Nguyên tắc quản lý tài chính thực
hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ;
- Quỹ tự chủ về tài chính, tự chịu trách
nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, thực hiện các nghĩa vụ và
các cam kết của mình theo quy định của pháp luật;
- Quỹ thực hiện công khai tài chính theo
quy định của pháp luật hiện hành. Chủ tịch Quỹ chịu trách nhiệm về tính chính
xác, trung thực của các báo cáo tài chính, thống kê và việc thực hiện công khai
tài chính;
- Việc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ phải
đảm bảo an toàn, đúng mục đích và có hiệu quả để thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ
theo quy định;
- Đối với quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi: Quỹ được gửi tại các ngân hàng thương mại thành lập và hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn; vốn
nhàn rỗi của Quỹ có thể gửi tại Quỹ trung ương và ngược lại theo thỏa thuận giữa
các bên; Quỹ xây dựng quy chế nội bộ về quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi, trong đó tối thiểu phải có các nội dung: Tiêu chí lựa chọn Ngân hàng
thương mại để gửi tiền đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn, thẩm quyền
quyết định lựa chọn ngân hàng;
- Việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản
của Quỹ: Quỹ được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt
động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 10% vốn
điều lệ thực có tại thời điểm quyết định đầu tư, mua sắm; chấp hành đầy đủ các
quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng đối với Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ;
c) Bảo đảm an toàn vốn của Quỹ thực hiện
theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP , Quỹ có trách nhiệm thực
hiện các quy định:
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối
kết quả tài chính, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo
đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện các quy định về giới hạn cho
vay theo quy định;
- Mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản
pháp luật quy định phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
- Hạch toán vào chi phí hoạt động khoản
dự phòng rủi ro cho vay theo quy định;
- Các biện pháp khác về bảo toàn vốn
theo quy định.
2. Phương án tài chính và hoạt động của
Quỹ giai đoạn 2023 - 2027
2.1. Kế hoạch vốn và sử dụng vốn: (Kèm theo
phụ lục).
Đơn vị: triệu đồng
STT
|
Chỉ tiêu
|
KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN 5 NĂM
|
2023
|
2024
|
2025
|
2026
|
2027
|
I
|
Nguồn vốn
|
46.000
|
53.500
|
60.000
|
67.500
|
70.000
|
|
Vốn điều lệ
|
45.000
|
50.000
|
55.000
|
60.000
|
60.000
|
|
Ngân sách cấp
|
10.000
|
5.000
|
5.000
|
5.000
|
0
|
|
Vốn huy động
|
0
|
2.000
|
3.000
|
5.000
|
7.000
|
|
Bổ sung từ tích lũy
|
1.000
|
1.500
|
2.000
|
2.500
|
3.000
|
2
|
Quỹ Đầu tư phát triển
|
500
|
750
|
900
|
1.000
|
1.500
|
3
|
Quỹ khen thưởng và
phúc lợi
|
100
|
150
|
200
|
300
|
500
|
4
|
Quỹ bổ sung nguồn vốn
|
400
|
600
|
700
|
700
|
1.000
|
II
|
Sử dụng vốn
|
|
- HTX, LHHTX, THT và
thành viên HTX
|
|
Số lượt vay
|
08
|
15
|
20
|
35
|
45
|
|
Cho vay
|
40.000
|
45.000
|
50.000
|
55.000
|
55.000
|
|
- Thành viên HTX
|
|
|
|
|
|
|
Số thành viên vay
|
10
|
15
|
20
|
25
|
30
|
|
Cho vay
|
6.000
|
8.500
|
10.000
|
12.500
|
15.000
|
|
Thu nợ gốc
|
7.000
|
9.000
|
10.000
|
13.000
|
13.000
|
|
Thu lãi
|
2.000
|
3.000
|
4.000
|
5.000
|
5.000
|
3
|
Kết quả kinh doanh
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Thu nhập
|
2.080
|
3.060
|
4.550
|
5.040
|
6.050
|
3.11
|
Thu tiền lãi cho vay
|
2.000
|
3.000
|
4.500
|
5.000
|
6.000
|
3.12
|
Thu tiền gửi NH
|
80
|
60
|
50
|
40
|
50
|
3.2
|
Tổng chi phí
|
1.150
|
1.400
|
1.500
|
1.750
|
1.750
|
3.2.1
|
Chi cho cán bộ nhân viên Quỹ (Chi PKKN,
chi lương, BHXH, chi ăn ca, v..v.)
|
500
|
650
|
700
|
850
|
850
|
3.2.2
|
Chi hoạt động chuyên môn của quỹ và
các khoản chi khác
|
650
|
750
|
800
|
900
|
900
|
3.2.3
|
Chênh lệch thu - chi
|
930
|
1.660
|
3.050
|
3.290
|
3.290
|
2.2. Chế độ báo cáo: thực hiện theo
quy định tại Điều 44 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP:
Quỹ lập và gửi các báo cáo định kỳ 6
tháng và hàng năm về Ủy ban nhân dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Tài
chính, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và Quỹ hợp tác xã Trung ương để tổng hợp
theo quy định, gồm:
a) Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế
toán; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; báo cáo tình hình
biến động vốn chủ sở hữu; bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp
luật; báo cáo tình hình thu chi tài chính; báo cáo tình hình phân phối chênh lệch
thu, chi và sử dụng các quỹ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động
nghiệp vụ của Quỹ;
c) Báo cáo tình hình hoạt động cho vay của
Quỹ;
d) Báo cáo kiếm toán báo cáo tài chính
năm;
Báo cáo 06 tháng gửi chậm nhất trước
ngày 31 tháng 7 hàng năm; Báo cáo năm được gửi chậm nhất là sau 90 ngày kể từ
ngày kết thúc năm tài chính; riêng báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của
Quỹ do tổ chức kiêm toán độc lập thực hiện được gửi chậm nhất là sau 120
ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
Phương thức gửi báo cáo: Quỹ thực hiện gửi
báo cáo theo phương thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
Trường hợp đột xuất, Quỹ có trách nhiệm,
nghĩa vụ cung cấp thông tin, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
Định kỳ hàng năm, Liên minh Hợp tác xã tỉnh
thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
Quỹ thực hiện chế độ báo cáo theo quy định
của pháp luật thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
2.3. Đánh giá hiệu quả
hoạt động của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định số
45/2021/NĐ-CP
a) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
hàng năm của Quỹ, bao gồm:
- Tăng trưởng dư nợ cho vay;
- Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm dư nợ các nhóm
3, nhóm 4 và nhóm 5 theo kết quả phân loại nợ của Quỹ);
- Kết quả tài chính hàng năm;
- Tình hình chấp hành pháp luật về cho
vay, quản lý và sử dụng vốn của Quỹ, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chế độ
báo cáo tài chính.
b) Khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả hoạt động của Quỹ được loại trừ các yếu tố khách quan về: thiên tai, hỏa
hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác; thay đổi về
chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ.
c) Liên minh Hợp tác xã tỉnh thực hiện
giao chỉ tiêu và thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm. Phương thức
xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Quỹ theo hướng dẫn
của Bộ Tài chính.
V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
VIỆC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUỸ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH
1. Tác động về kinh tế và lợi ích mang lại
cho HTX và người dân
Quỹ được chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt
động số mang lại những lợi ích cho HTX và người dân cụ thể:
Tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, HTX,
liên hiệp HTX và kể cả cá nhân thành viên các HTX trên địa bàn tỉnh được vay vốn
thuận lợi từ Quỹ với lãi suất ưu đãi. Với nguồn tài chính dễ tiếp cận, các HTX,
thành viên HTX sẽ thực hiện sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn thông qua việc đầu
tư trang bị thêm máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng; đổi mới trang thiết bị,
công cụ phát triển sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ; mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa mặt
hàng mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, cải
thiện điều kiện môi trường làm việc.
Giải quyết được vấn đề công ăn việc làm
cho thành viên của các HTX, Liên hiệp HTX thu hút được đông đảo lực lượng lao động
dôi dư trong khu vực nông thôn tham gia sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất,
hiệu quả lao động, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của người dân.
Góp phần phát triển và thực hiện thành
công các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chuỗi liên kết
sản xuất, chế biến và tiêu thụ
nông sản sạch, cánh đồng lớn gắn với xây dựng sản phẩm ocoop...
Chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động Quỹ
sẽ hỗ trợ khu vực KTTT, HTX mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ mới, nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị sản phẩm bền
vững, chê biên sâu, nâng cao giá trị gia tăng, mở rộng thị trường trong nước và
xuất khẩu; xây dựng và
nhân rộng các mô hình mới, mô hình điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa trong
khu vực KTTT, HTX trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Tác động về chính trị - xã hội
Tạo thêm một kênh hỗ trợ tín dụng ưu đãi
hết sức quan trọng về nguồn vốn đối với tổ chức và thành viên khu vực KTTT, HTX
từ đó, hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT ngày càng được nâng cao, góp phần thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KTTT, HTX trong
giai đoạn hiện nay.
Là động lực quan trọng để phát triển KTTT, HTX,
tăng khả năng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và ngân sách nhà nước của tỉnh.
Hiện thực hóa chủ trương của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của
kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước; KTTT cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc
của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, với những lợi ích đem lại cho
HTX và người dân cũng như những tác động về mặt chính trị - xã hội, có thể khẳng định việc chuyển đổi
Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là giải pháp cơ bản, quan
trọng và đúng đắn để thúc đẩy phát triển KTTT, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước;
đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực KTIT, HTX trên địa bàn tỉnh Bình Phước
hiện nay.
Phần
thứ tư
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Bình Phước
a) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành, sửa đổi bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ; quy chế quản lý
tài chính; phê duyệt kế hoạch hoạt động và kế hoạch đầu tư phát triển 05 (năm)
năm của Quỹ.
b) Phê duyệt kế hoạch hoạt động, kế hoạch
tài chính hàng năm của Quỹ sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất bổ sung nguồn vốn điều lệ Quỹ hàng năm.
d) Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng,
kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu của kiểm soát viên, Giám đốc Quỹ theo quy định của
pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Phê duyệt Báo cáo tài chính, phân phối
lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm của Quỹ sau khi có ý kiến thẩm định của
kiểm soát viên của Quỹ.
e) Thực hiện việc giám sát, kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch hoạt động và kế hoạch đầu tư phát triển 05 (năm) năm và kế
hoạch hàng năm của Quỹ; đánh giá kết quả thực hiện và xếp loại Quỹ hàng năm.
g) Chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo Ban
lãnh đạo Quỹ thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động và theo Nghị định số
45/2021/NĐ-CP và cho vay bảo toàn nguồn vốn.
h) Thực hiện các quyền hạn, trách nhiệm
khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Quỹ và quy định của pháp luật.
2. Sở Nội vụ
Thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt Đề án và sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của
Quỹ theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua đề nghị cấp vốn
điều lệ bổ sung cho Quỹ.
b) Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh
để hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý tài chính, tài sản của Quỹ.
c) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đối với Quỹ Hỗ trợ.
đ) Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh
đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Quỹ.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở đề nghị của Liên minh Hợp tác
xã tỉnh, chủ trì, phối
hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách địa
phương để bổ sung vốn điều lệ hàng năm cho Quỹ.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh
Bình Phước
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về tiền tệ, hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ.
b) Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh
kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định số
45/2021/NĐ-CP .
c) Tham gia góp ý hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý về tổ chức và hoạt động của Quỹ./.
PHỤ LỤC
CÁC
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2016-2022
(kèm
theo Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển
Hợp tác xã)
Bảng 1. Bảng tổng hợp nguồn vốn hoạt động Quỹ Hỗ
trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2016-2022
ĐVT: Triệu đồng
Năm
|
Số vốn NSNH cấp
|
Vốn bổ sung từ
lãi
|
Tổng số vốn
|
2016
|
2.000
|
0
|
2.000
|
2017
|
2.000
|
0
|
2.000
|
2018
|
5.000
|
0
|
5.000
|
2019
|
5.000
|
0
|
5.000
|
2020
|
2.000
|
130
|
2.130
|
2021
|
9.000
|
545
|
9.510
|
2022
|
10.000
|
478
|
10.478
|
Tổng cộng
|
35.000
|
1.153
|
36.153
|
Bảng 2. Tình hình nguồn vốn và giải ngân
vốn của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
Tổng
|
Số vốn NSNN cấp
|
2.000
|
2.000
|
5.000
|
5.000
|
2.000
|
9.000
|
10.000
|
35.000
|
Số tiền đã giải
ngân
|
0
|
3.400
|
5.500
|
6.300
|
4.480
|
6.986
|
18.950
|
45.616
|
Dư nợ
|
0
|
3.400
|
8.600
|
11.547
|
14.967
|
17.638
|
32.531
|
-
|
Tổng số dự án
được giải ngân
|
0
|
02
|
04
|
06
|
03
|
06
|
07
|
31
|
HTX
|
0
|
02
|
04
|
06
|
03
|
06
|
07
|
28
|
Bảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
Thu nhập
|
18,43
|
114,548
|
300,525
|
605,736
|
750,382
|
936,652
|
1.158.576
|
Thu tiền lãi cho vay
|
0
|
56,515
|
198,933
|
500,180
|
721,026
|
846,354
|
957,918
|
Thu lãi gửi NH
|
18,432
|
58,032
|
101,592
|
105,556
|
29,356
|
90,298
|
200,658
|
Tổng chi phí
|
49,464
|
352,129
|
285,537
|
352,111
|
620,702
|
391.150
|
680.049
|
Chi cho CBNV Quỹ (PCKN, chi lương,
BHXH, chi ăn ca, v..v)
|
44,656
|
218,775
|
190,956
|
132,561
|
258,847
|
163,234
|
240,560
|
Chi hoạt động chuyên môn Quy và các khoản
chi khác
|
4,808
|
133,354
|
94,581
|
219,550
|
361,855
|
227,907
|
439,489
|
Chênh lệch thu-chi
|
-31,032
|
- 237,581
|
14,988
|
253,625
|
129,680
|
545,502
|
478,527
|
Bảng 4. Tỷ lệ số HTX, LHHTX được vay vốn
để hỗ trợ từ Quỹ
hỗ trợ
PTHTX
tính đến hết năm 2022
Nội dung
|
HTX, LHHTX
|
Tổng số HTX, LHHTX đang hoạt
động
|
236
|
Số lượng HTX, LHHTX được vay vốn hỗ trợ
|
28
|
Tỷ lệ HTX, LHHTX được vay vốn (%)
|
7,77
|