Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 69/2002/NĐ-CP quản xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước

Số hiệu: 69/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 12/07/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 69/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 69/2002/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định việc xử lý các khoản nợ tồn đọng và cơ chế quản lý nợ, trách nhiệm thanh toán nợ của các doanh nghiệp nhà nước.

2. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo quy định tại Điều 1 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

b) Doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi (được đưa vào danh mục cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê hoặc chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi tắt là các doanh nghiệp chuyển đổi).

Các Ngân hàng thương mại Nhà nước có quy định riêng.

Điều 2. Nợ tồn đọng

1. Nợ tồn đọng nêu trong Nghị định này được hiểu là các khoản nợ phải thu, phải trả đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý, như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thanh toán được.

2. Nợ tồn đọng gồm:

a) Nợ ngân sách nhà nước.

b) Nợ các Ngân hàng thương mại.

c) Nợ Dự trữ Quốc gia.

d) Nợ Bảo hiểm xã hội.

đ) Nợ các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp và cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.

e) Các khoản nợ khác.

Điều 3. Phạm vi xử lý nợ tồn đọng

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động: phạm vi xử lý là các khoản nợ tồn đọng đến 31 tháng 12 năm 2000. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau ngày 31 tháng 12 năm 2000, doanh nghiệp phải tự thanh toán, thu hồi.

2. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi: phạm vi xử lý là các khoản nợ tồn đọng đến thời điểm chuyển đổi. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau thời điểm chuyển đổi, doanh nghiệp tự thanh toán, thu hồi.

Điều 4. Yêu cầu và nguyên tắc xử lý nợ

1. Các doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng, bao gồm nợ phải thu, nợ phải trả theo quy định của Nghị định này.

2. Thứ tự ưu tiên huy động nguồn để xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước:

a) Nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi trích lập hàng năm của doanh nghiệp nhà nước.

b) Lãi kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp nhà nước (hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc thu nhập của doanh nghiệp tuỳ theo từng khoản nợ.

c) Giảm trừ vào lãi hoặc vốn của các chủ nợ trong các trường hợp khoanh nợ, giãn nợ hoặc xoá nợ.

d) Giảm trừ vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

đ) Sử dụng nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các Ngân hàng thương mại giai đoạn 2001 - 2003 theo Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc không có khả năng trả nợ, trước hết, doanh nghiệp phải tự tìm mọi biện pháp xử lý, cùng chia xẻ khó khăn giữa chủ nợ, khách nợ để xử lý thông qua các hình thức khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ, mua bán nợ; trường hợp vượt quá khả năng và thẩm quyền xử lý, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ giải quyết.

4. Các doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi được xử lý ngay các khoản nợ tồn đọng phù hợp với cơ chế chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

5. Các giải pháp về xử lý nợ phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở tổ chức sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp để có nguồn trả nợ nhằm lành mạnh hoá và ổn định lâu dài tài chính doanh nghiệp.

Chương 2:

XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 5. Xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi

1. Các khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây được coi là khoản nợ không có khả năng thu hồi:

a) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

b) Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả.

c) Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theo luật, nhưng không có khả năng chi trả.

d) Hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể, Hợp tác xã nông nghiệp đã được chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 16/CP ngày 12 tháng 02 năm 1997 của Chính phủ nhưng quá khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ, Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi, số tiền nợ này đã được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng đến nay các cơ sở hạ tầng đó đã bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai, bão lụt tàn phá được Nhà nước cho xoá nợ.

đ) Khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật.

e) Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.

g) Khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do bán nợ phải thu.

h) Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu.

i) Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ.

2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại khoản 1 Điều này được xử lý theo thứ tự sau đây:

a) Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp.

b) Hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc thu nhập của doanh nghiệp, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

c) Trường hợp hạch toán vào chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp bị lỗ không có khả năng bù đắp trong 2 năm liên tiếp và doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải giải thể, phá sản thì cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

d) Trường hợp đã áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm: a, b, c nêu trên mà doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về tài chính, Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan liên quan xem xét và quyết định việc hỗ trợ vốn hoặc xử lý giảm lỗ của doanh nghiệp từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc hỗ trợ này, Bộ Tài chính thực hiện trực tiếp hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian có chức năng.

3. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện chuyển đổi, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, sau khi xử lý một lần theo quy định tại điểm a và b khoản 2 của Điều này mà doanh nghiệp bị lỗ hoặc khi chưa xử lý nợ doanh nghiệp đã bị lỗ thì được xét giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi thực hiện chuyển đổi.

Trường hợp giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đủ để xử lý lỗ luỹ kế và nợ không có khả năng thu hồi, hoặc sau khi xử lý giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà giá trị còn lại quá ít không đủ để thực hiện chính sách bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định, hoặc không đảm bảo đủ tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trong công ty cổ phần thì Bộ Tài chính quyết định chuyển giao một số khoản nợ phải thu cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng của nhà nước xử lý. Trong trường hợp này, chênh lệch giữa giá trị khoản nợ phải thu với số thực tế thu được của tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng được hỗ trợ từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.

4. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi tuy đã được xử lý nhưng khách nợ còn tồn tại thì các doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi trong thời hạn 5 năm. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp chuyển đổi, sau khi chuyển đổi người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý trước khi chuyển đổi nhưng vẫn có khả năng thu hồi, tiền thu được sau khi đã trừ chi phí thu hồi nợ nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc chuyển giao hồ sơ, tài liệu cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi vào ngân sách nhà nước.

Điều 6. Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi

1. Đối với các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi.

2. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 02 năm trở lên còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải lập dự phòng và hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp trong năm. Mức trích lập dự phòng tuỳ theo mức độ tổn thất có thể xảy ra, nhưng tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ các khoản phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Điều 7. Xử lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp nhà nước liên quan đến ngân sách nhà nước

1. Các khoản được ngân sách trợ cấp hoặc cấp bù theo quy định nhưng chưa được cấp thì ngân sách cấp nào nợ, ngân sách cấp đó phải cấp đủ cho doanh nghiệp.

2. Các khoản doanh nghiệp đã nộp thừa vào ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó phải hoàn trả cho doanh nghiệp hoặc trừ vào khoản nộp kỳ sau theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Các khoản nợ về khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản thuộc các công trình, dự án được phê duyệt đúng thẩm quyền, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán đủ thì ngân sách phải thanh toán kịp thời cho doanh nghiệp. Công trình được đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó phải thanh toán đủ và kịp thời cho doanh nghiệp.

4. Các khoản ngân sách địa phương nhận trả nợ thay khi điều động tài sản của doanh nghiệp cho đơn vị sự nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thì địa phương phải dùng ngân sách để trả nợ doanh nghiệp.

5. Các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp do xây dựng các công trình công cộng và các cơ sở hạ tầng cho các địa phương, nhượng bán tài sản, trụ sở làm việc cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nằm trong kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt mà doanh nghiệp chưa thu được tiền thì cấp quyết định đầu tư, chuyển nhượng tài sản phải bố trí ngân sách cấp đó để thanh toán cho doanh nghiệp. Trường hợp vượt thẩm quyền và quá khả năng của ngân sách thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi được giảm phần vốn nhà nước trong tổng giá trị doanh nghiệp và ghi tăng vốn cho đơn vị tiếp nhận công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng đó hoặc đơn vị sử dụng tài sản đã mua của doanh nghiệp.

6. Các khoản tiền của doanh nghiệp bị các cơ quan nhà nước tạm giữ trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra vụ án, sau khi có kết luận doanh nghiệp không có sai phạm hoặc không phải khắc phục hậu quả thì các cơ quan quyết định tạm giữ phải hoàn trả ngay cho doanh nghiệp.

Điều 8. Xử lý nợ phải thu có bảo lãnh

Tổ chức, cá nhân bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn, mua trả chậm vật tư hàng hoá đã quá hạn thanh toán mà doanh nghiệp được bảo lãnh chưa trả được nợ thì tổ chức và cá nhân bảo lãnh phải trả nợ thay. Doanh nghiệp được trả nợ thay có trách nhiệm nhận nợ và trả nợ với tổ chức, cá nhân đã bảo lãnh cho mình theo quy định.

Điều 9. Hạch toán tổn thất nợ không thu hồi được

Các doanh nghiệp nhà nước được xử lý và hạch toán một lần, hoặc xử lý dần các khoản nợ không thu hồi được vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm theo các quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này, nhưng tối đa không quá 02 năm.

Điều 10. Doanh nghiệp có nợ lớn không đòi được

Doanh nghiệp nhà nước có nợ phải thu quá lớn, không có khả năng thu hồi và không thể xử lý hết bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, do đó không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn thì phải tiến hành giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cần thiết phải duy trì doanh nghiệp và doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả được cấp có thẩm quyền duyệt thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành quản lý có ý kiến gửi Bộ Tài chính xem xét bổ sung vốn điều lệ hoặc có biện pháp hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động bình thường. Trường hợp vượt thẩm quyền hoặc quá khả năng của ngân sách, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chương 3:

XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 11. Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước

1. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhưng do thiếu vốn nên đã chiếm dụng tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 trở về trước để thực hiện dự án đầu tư, đến nay vẫn không có khả năng thanh toán, nếu công trình đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng thì số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp đã sử dụng vào các công trình đó được bổ sung vốn đầu tư của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng giao, bán theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 49/2002/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ mà các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc lớn hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp thì được xem xét xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách.

3. Doanh nghiệp nhà nước sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, sau khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng mà doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước thì được xoá số nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp sáp nhập.

4. Doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh bị lỗ, còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước từ ngày 31 tháng 12 năm 1998 trở về trước do các nguyên nhân thay đổi cơ chế chính sách, do thiên tai gây thiệt hại, do thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị, do khó khăn về giải quyết sắp xếp lao động, nếu doanh nghiệp không thuộc loại phải giải thể, phá sản, sáp nhập, sau khi đã áp dụng các biện pháp miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ về tài chính, tín dụng và các biện pháp khác mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ và không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác thì được xoá số nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp tính đến thời điểm xử lý xoá nợ.

5. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu bị truy thu tiền thuế, tiền phạt về thuế đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu do nguyên nhân khách quan thì được xem xét xoá nợ tiền thuế, tiền phạt bị truy thu cho từng trường hợp cụ thể.

6. Đối với những doanh nghiệp đã có quyết định thực hiện chuyển đổi còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, sau khi đã xử lý nợ phải thu mà doanh nghiệp vẫn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách do bị thua lỗ thì được xem xét xoá nợ cho doanh nghiệp tối đa bằng số lỗ phát sinh đến thời điểm có quyết định chuyển đổi.

7. Trường hợp doanh nghiệp ứng tiền của ngân sách để mua hàng xuất khẩu trả nợ nước ngoài, xuất khẩu lấy ngoại tệ lập quỹ dự trữ Nhà nước, hoặc để mua hàng hóa dự trữ lưu thông, nhưng do biến động giá cả, doanh nghiệp không mua đủ quỹ hàng hóa theo quy định, đến thời điểm ban hành Nghị định này mà đang ghi nợ phải trả ngân sách số nợ đó, đã kê khai và được Ban Thanh toán nợ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành quản lý xác nhận thì được xóa nợ.

8. Trường hợp doanh nghiệp nợ ngân sách nhà nước tiền hàng nhập khẩu theo Nghị định thư của Chính phủ do bán hàng chưa thu được tiền, hoặc đã thu được tiền nhưng chưa nộp đủ vào ngân sách thì được xử lý như sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp đã bán trả chậm hàng hoá cho các đơn vị theo chỉ đạo và quy định của nhà nước đến nay không thu được tiền thì xem xét cho xoá nợ.

b) Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo Nghị định thư không phù hợp với yêu cầu thị trường, phải giảm giá bán thấp hơn so với giá đã nhận của Nhà nước mà bị lỗ nhưng chưa được xử lý thì được xem xét xóa nợ tương đương với chênh lệch do giá bán thấp hơn so với giá đã nhận với nhà nước nhưng không vượt quá số lỗ phát sinh chưa được xử lý.

9. Đối với các khoản vay của ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm trả nợ cho ngân sách nhà nước theo quy định. Nếu không trả được nợ do nguyên nhân khách quan doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Các khoản nợ doanh nghiệp nhà nước vay của Ngân hàng thương mại Nhà nước

1. Đối với các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có nợ Ngân hàng thương mại Nhà nước đã lên lưới thanh toán nợ, có xác nhận của Ban Thanh toán nợ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng kinh doanh thua lỗ được phân loại và xử lý như sau:

a) Đối với các doanh nghiệp thua lỗ liên tục không thể khắc phục được phải giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

b) Đối với các doanh nghiệp thua lỗ đã tổ chức lại sản xuất, có khả năng phát triển xử lý như sau:

Doanh nghiệp có nợ vay Ngân hàng thương mại Nhà nước đã được khoanh nợ thì được xoá nợ lãi vay và xem xét kéo dài thời hạn khoanh nợ.

Doanh nghiệp có nợ vay Ngân hàng thương mại Nhà nước đã lên lưới thanh toán nợ, nếu do nguyên nhân khách quan nhưng chưa được khoanh nợ thì được xoá nợ lãi vay và khoanh nợ gốc theo quy định của pháp luật.

2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước có quyết định thực hiện chuyển đổi nhưng gặp khó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thì Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được giãn, khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định thực hiện chuyển đổi trong thời hạn từ 03 đến 05 năm. Trường hợp các doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì được xoá nợ lãi vay, bao gồm cả lãi đã nhập gốc với mức không vượt quá số lỗ còn lại.

Đối với doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục cổ phần hoá, giao, bán thì ngoài biện pháp khoanh nợ, xoá nợ nói trên, doanh nghiệp phối hợp với Ngân hàng chủ nợ và các tổ chức có chức năng mua bán nợ để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng mua hoặc bán lại nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp của Ngân hàng vào doanh nghiệp cổ phần theo quy định của pháp luật về tỷ lệ vốn góp.

3. Khoản lãi vay ngân hàng không thu được trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này Ngân hàng thương mại nhà nước được hạch toán vào chi phí của ngân hàng. Khoản chênh lệch thiệt hại do bán nợ tồn đọng được xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý nợ tồn đọng đối với các Ngân hàng thương mại.

Điều 13. Xử lý các khoản nợ doanh nghiệp phải trả Cục Dự trữ Quốc gia

1. Các khoản nợ do ứng tiền mua thóc, gia công gạo xuất khẩu, vay bằng thóc của Cục Dự trữ Quốc gia, trong các năm 1988 - 1990 mà doanh nghiệp đã nộp lại đủ tiền ứng trước, đã trả đủ tiền theo giá mua thóc tại thời điểm vay nhưng quy về lượng theo giá hoàn trả vẫn còn nợ thì được xóa nợ.

2. Giá thóc để xử lý thanh toán nợ Quỹ Dự trữ Quốc gia đã được kê khai xác nhận áp dụng theo giá thóc tính thuế nông nghiệp tại thời điểm vay nợ.

Điều 14. Xử lý khoản nợ Bảo hiểm xã hội

1. Đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi, trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm khoản nợ đối với Bảo hiểm xã hội.

2. Đối với các doanh nghiệp thực hiện bán mà doanh nghiệp không kế thừa nợ: được ưu tiên sử dụng tiền thu được khi thực hiện bán doanh nghiệp để thanh toán số nợ của doanh nghiệp đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp thiếu thì được xem xét, hỗ trợ thanh toán từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Điều 15. Xử lý các khoản nợ phải trả của các tổ chức, cá nhân

Doanh nghiệp có quyết định chuyển đổi, trước khi thực hiện chuyển đổi phải thanh toán dứt điểm khoản nợ đối với chủ nợ là tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có khó khăn hoặc có nhu cầu huy động thêm vốn, cơ cấu lại nợ và được chủ nợ chấp thuận thì được chuyển thành cổ phần trong doanh nghiệp chuyển đổi nhưng phải đảm bảo các quy định của pháp luật về số cổ đông tối thiểu và quyền được mua cổ phần lần đầu trong các doanh nghiệp cổ phần hoá.

Điều 16. Các khoản nợ phải trả khác của doanh nghiệp đang hoạt động

1.Doanh nghiệp nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phân phối theo kế hoạch Nhà nước nhưng không thu được tiền để trả nợ, phải báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý để doanh nghiệp có nguồn thanh toán nợ.

2. Doanh nghiệp nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng hàng bị tồn kho, ứ đọng, không tiêu thụ được thì được thanh lý và giảm vốn. Việc thanh lý thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Các doanh nghiệp đảm nhận việc vay vốn nước ngoài để nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo kế hoạch Nhà nước giao, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nhập hàng và thời điểm trả nợ làm cho doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì Bộ Tài chính kiểm tra, xem xét cấp ngân sách cho khoản chênh lệch tỷ giá để doanh nghiệp trả nợ.

4. Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có bảo lãnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức khác, nhưng kinh doanh thua lỗ không trả được nợ thì các cơ quan, tổ chức bảo lãnh chủ trì đàm phán với chủ nợ nước ngoài để giảm số nợ phải trả đến mức thấp nhất và bố trí nguồn từ ngân sách cùng cấp để trả nợ nước ngoài. Doanh nghiệp được ngân sách trả thay nợ nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả ngân sách. Nếu có khó khăn thì các cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 17. Xử lý doanh nghiệp có nợ lớn không có khả năng trả

Doanh nghiệp nhà nước đã được tổ chức lại sản xuất có số nợ phải trả lớn nhưng không có khả năng trả nợ thì phải giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết phải duy trì doanh nghiệp mà doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả được cơ quan có thẩm quyền duyệt thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ quản lý ngành và Tổng công ty đề xuất các biện pháp xử lý gửi Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ một phần vốn từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện về tài chính để doanh nghiệp hoạt động bình thường. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chương 4:

THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ

Điều 18. Thẩm quyền xử lý nợ

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Quyết định xoá nợ thuế, các khoản phải nộp ngân sách và chuyển nợ đọng ngân sách thành vốn ngân sách cấp hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp nhà nước.

b) Quyết định xử lý chênh lệch mua bán nợ cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng đối với những khoản nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệp chuyển đổi chuyển cho tổ chức này xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.

c) Quyết định giảm vốn đối với doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc các Tổng công ty nhà nước và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

d) Quyết định hỗ trợ vốn hoặc xử lý giảm lỗ của doanh nghiệp từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước theo quyết định của Chính phủ.

đ) Quyết định xử lý nợ thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

e) Chủ trì cùng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện xử lý nợ cho các doanh nghiệp nhà nước và xử lý tài chính đối với Ngân hàng thương mại Nhà nước khi thực hiện giãn nợ, khoanh nợ, hoặc xoá nợ cho các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Tài chính xem xét xử lý nợ thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn và quyết định việc thực hiện giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ và việc chuyển nợ vay Ngân hàng thành vốn cổ phần ở các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xử lý nợ đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và quyết định giảm vốn và xử lý nợ đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 19. Trách nhiệm quản lý và xử lý nợ

1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng Quy chế quản lý nợ của đơn vị, mở sổ sách theo dõi nợ theo chế độ hiện hành, phân công cán bộ quản lý các khoản nợ, thường xuyên đối chiếu, đôn đốc và chủ động tìm mọi biện pháp để thu hồi các khoản công nợ; kịp thời thanh toán các khoản nợ phải trả đã đến hạn không để tình trạng nợ nần dây dưa tái diễn.

2. Trường hợp không thu hồi được các khoản nợ phải thu quá hạn, doanh nghiệp phải phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định trách nhiệm của cá nhân, tập thể để xử lý bồi thường vật chất. Nếu do tranh chấp hợp đồng chưa được xử lý thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm tìm biện pháp giải quyết dứt điểm. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng nợ đối với các khoản nợ phải thu khó đòi và xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định của Nghị định này.

3. Các khoản nợ phát sinh sau ngày 31 tháng 12 năm 2000, doanh nghiệp phải giải quyết dứt điểm khi đến hạn trả, không để tồn đọng. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm nếu để phát sinh nợ tồn đọng. Riêng nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải chủ động xử lý theo các quy định của pháp luật, không để tồn đọng quá 03 năm.

4. Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) thực hiện việc xử lý các khoản nợ phải thu quá hạn, không có khả năng thu hồi theo các quy định trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý của mình. Đối với các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi, việc xử lý giảm giá trị doanh nghiệp, giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Giám đốc doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp quyết định theo quy định.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Thành lập tổ chức thực hiện chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng

1. Thành lập tổ chức mua bán nợ và tài sản tồn đọng để hỗ trợ giải quyết vấn đề thanh toán nợ và tài sản khi thực hiện sắp xếp và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

2. Tổ chức mua bán nợ và tài sản tồn đọng được nhà nước cấp đủ vốn điều lệ từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước để hoạt động và được Nhà nước hỗ trợ chênh lệch giữa giá trị khoản nợ phải thu với số thực tế thu được của các khoản nợ phải thu tồn đọng khó đòi và không có khả năng thu hồi của doanh nghiệp chuyển đổi chuyển qua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các Quyết định trước đây về thanh toán nợ không trái với Nghị định này vẫn có hiệu lực thi hành.

Điều 22. Hướng dẫn thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, Ban Chỉ đạo Tổng thanh toán nợ Trung ương và Ban Thanh toán nợ các cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành Nghị định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 69/2002/ND-CP

Hanoi, July 12, 2002

 

DECREE

ON MANAGEMENT AND HANDLING OF OUTSTANDING DEBTS FOR STATE ENTERPRISES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Finance Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Application scope and objects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. This Decree shall apply to:

a) The State enterprises which are operating under the provisions in Article 1 of the State Enterprise Law.

b) The State enterprises which are carrying out procedures for transformation ( put on the list of those to be equitized, assigned, sold, business contracted, leased or transformed into one-member limited liability companies) by decisions of competent State bodies (hereinafter called the transformed enterprises for short).

The State-run commercial banks shall be governed by separate regulations.

Article 2.- Outstanding debts

1. The outstanding debts mentioned in this Decree shall be construed as the receivable debts and payable debts, which have become overdue and cannot be repaid though the enterprises have applied various handling measures such as comparison for certification, urging of repayment.

2. The outstanding debts include:

a) State budget debts.

b) Debts owed to commercial banks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Social insurance debts.

e) Debts owed to organizations and individuals outside the enterprises and officials and employees inside the enterprises.

f) Other debts.

Article 3.- Scope of handling of outstanding debts

1. For operating State enterprises: The handling scope shall cover the outstanding debts up to December 31, 2000. The outstanding debts which arise after December 31, 2000 must be repaid or recovered by the enterprises themselves.

2. For State enterprises subject to transformation: The handling scope shall cover the outstanding debts up to the time of transformation. The outstanding debts which arise after the time of transformation shall be repaid or recovered by the enterprises themselves.

Article 4.- Debt-handling requirements and principles

1. Enterprises have the responsibility to compare, certify and classify debts, urge the recovery thereof and actively handle the outstanding debts including the accounts receivable and debts repayable under the provisions of this Decree.

2. The order of priority for mobilization of sources for handling the outstanding debts of State enterprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Annual business profits of State enterprises, which are accounted into business expenses or income of the enterprises, depending on each debt.

c) Amounts subtracted from profits or capital of creditors in cases of debt freezing, debt reschedule or debt remission.

d) Amounts subtracted from the value of the State capital portion at enterprises.

e) The sources of expense for reform of State enterprises and the system of commercial banks in the 2001-2003 period under Decision No. 92/QD-TTg of January 29, 2002 of the Prime Minister.

3. For debts which cannot be recovered or cannot be repaid, first of all, the enterprises shall have to find by themselves every handling measure, share difficulties between creditors and debtors to handle them through forms of debt freezing, debt reschedule, debt remission and debt purchase and sale; cases falling beyond their handling capabilities and competence must be reported by the enterprises to competent bodies for measures to support the settlement.

4. The enterprises which are carrying out procedures for transformation shall be entitled to immediately handle the outstanding debt amounts in conformity with the mechanism for transformation of State enterprises.

5. The debt handling measures must be applied synchronously on the basis of reorganizing and raising the efficiency of, the enterprises in order to obtain sources for debt repayment with a view to making healthy and stabilizing for long-term the enterprise finance.

Chapter II

HANDLING OF RECEIVABLE OUTSTANDING DEBTS OF ENTERPRISES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Receivable overdue or due debts falling into one of the following cases shall be considered bad debts:

a) Debtors are enterprises or organizations that have completed their dissolution or bankruptcy under the provisions of law.

b) Debtors have ceased their operation and been insolvent.

c) Debtors are individuals who have died or are missing or serving their imprisonment sentence, or are heirs at law, who are incapable of repaying debts under court decisions.

d) Agricultural cooperatives which have been dissolved, agricultural cooperatives which have been transformed and made business registration under the Government’s Decree No. 16/CP of February 12, 1997 but met with financial difficulties and suffered from business losses, being incapable of repaying their debts, and agricultural cooperatives which have profitably conducted business and used debt amounts for investment in infrastructure, but now such infrastructure are damaged due to natural calamities, storms or floods, shall have their debts written off by the State.

e) Debtors have enjoyed debt remission under decisions of competent agencies as provided for by law.

f) The bad debt deficits after individuals and/or collectives have been held responsible for payment of material compensations.

g) The loss deficits accepted by competent bodies due to the sale of receivable debts.

h) The receivable debts for which the debt claim expenses are larger than their values

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For operating State enterprises, the receivable bad debts prescribed in Clause 1 of this Article shall be handled in the following order:

a) Using the receivable bad debt reserve sources to make up therefor.

b) Accounting them into the business expenses or incomes of enterprises, depending on each specific case.

c) Where they are accounted into business expenses but the enterprises have suffered from losses, being unable to offset the losses for two consecutive years, and the enterprises do not fall into cases of dissolution or bankruptcy, the competent bodies shall consider and decide to decrease the State capital at the enterprises.

d) Where the measures prescribed at Points a, b and c above have been applied but the enterprises still meet with financial difficulties, the Finance Ministry shall coordinate with the concerned agencies in considering and deciding on capital support or reduction of losses of the enterprises from the source of expenses for reform of enterprises under the Prime Minister’s decision. This support shall be provided by the Finance Ministry directly or via intermediary financial organizations having such function.

3. For State enterprises being under transformation, the receivable bad debts, after being handled once under the provisions at Points a and b, Clause 2 of this Article the enterprises suffer from losses or when debts are not yet handled, the enterprises have already suffered from losses, they shall be considered for the decrease of State capital at enterprises before the transformation.

Where the value of the State capital portion at the enterprises is not enough for handling the accumulated losses and bad debts, or after handling with the decrease of the value of State capital portion at enterprises the remaining value is too small, being not enough to implement the policy of selling preferential equities to the laborers in the enterprises as provided for, or failing to ensure the State capital percentage in the joint-stock companies, the Finance Ministry shall decide to transfer a number of receivable debt amounts to organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets handled by the State. In this case, the difference between the value of the receivable debt amounts and the amounts actually recovered by the organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets shall be offset from the sources of expense for reform of enterprises.

4. For receivable bad debts, which have already been handled but the debtors still exist, the enterprises shall have to continue monitoring them outside the accounting balance sheet and organize the recovery thereof within 5 years. The recovered money amounts shall be accounted into incomes of the enterprises.

For transformed enterprises, after being transformed, the representatives of the owners of the State capital portions at enterprises shall have to continue monitoring them and organize the recovery of receivable bad debts which have already been handled before the transformation but can be recovered; the collected amounts, after subtracting the expenses for debt recovery, shall be remitted into the State enterprise- reorganizing and equitizing support fund or transferring the dossiers and documents to the organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets by decisions of competent State bodies for continued monitoring and organization of recovery thereof for the State budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For the receivable outstanding debt amounts which can be recovered, the enterprises must actively urge and apply every measure for the recovery thereof.

2. For the receivable debt amounts, which have become overdue for 2 years or more and can be recovered, the enterprises must set up reserves and account them into the managerial expenses of the enterprises in the year. The level of deduction for setting up the reserves shall depend on the extent of possible losses, but the total amount of reserve for receivable bad debts shall not exceed 20% of the total debit balance of receivable amounts of the enterprises at the time of making the annual financial reports.

Article 7.- Handling of the State budget-related receivable debt amounts of State enterprises

1. Amounts subsidized or supplementarily allocated by the State budget according to regulations but not yet provided by any budget level shall be fully allocated to the enterprises by such budget level.

2. Amounts remitted in excess by enterprises into any budget level must be refunded to the enterprises or subtracted by such budget level from the payable amount of the subsequent period according to law provisions on tax.

3. Debt amounts regarding volume of capital construction investment under works or projects approved according to competence and invested with budget capital sources, already completed and put to use, which have not yet been fully paid, must be paid in time by the budget to the enterprises. Investment in works from any budget level must be fully and timely paid to the enterprises by such budget level.

4. Amounts to be paid by local budgets when the enterprises assets are mobilized for non-business units or State management bodies in the localities must be paid to the enterprises from the local budgets by the localities.

5. Enterprises receivable debt amounts due to the construction of public works and infrastructure for localities, the transfer or sale of assets and/or working offices to non-business units and/or State management bodies in localities, which are included in the investment plans already approved, but for which the enterprises have not yet received the money, the authorities deciding the investment in or transfer of assets must arrange budget of that level for payment to the enterprises. Cases falling beyond their competence or the budget’s capability shall be reported to the Prime Minister for decision. For enterprises being transformed, they are entitled to decrease the State budget portion in the total values of the enterprises and to inscribe capital increase for units that receive those construction works and/or infrastructure or the units that use the assets bought from the enterprises.

6. Enterprises money amounts temporarily seized by State bodies in the process of examination, inspection or investigation of cases must be returned to the enterprises by the agencies that decided the seizure thereof after there are conclusions that the enterprises were not at fault or shall not have to overcome the consequences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals that provide guarantee for enterprises to borrow capital or purchase supplies and goods with deferred payment shall have to repay debts for the enterprises if past the payment time limits the guaranteed enterprises still cannot repay their debts. The enterprises for which debts have been repaid must acknowledge their debts and repay their debts to the organizations and/or individuals that have provided them with guarantee as prescribed.

Article 9.- Accounting of bad debt losses

The State enterprises are entitled to handle and account once or gradually their bad debts into their annual production and business results according to the provisions at Point b, Clause 2, Article 5 of this Decree, but for 2 years at most.

Article 10.- Enterprises with large bad debts

The State enterprises, which have too large receivable debts which cannot be recovered and cannot be fully handled by measures prescribed at Clause 2, Article 5 of this Decree, thus being unable to repay their payable due debts, must be dissolved or bankrupted according to the provisions of law.

Where it is necessary to maintain the enterprises and the enterprises have efficient business plans approved by competent authorities, the provincial/municipal People’s Committees or their managing ministries or branches shall propose the Finance Ministry to consider the addition to the charter capital or take measures to provide financial support so that the enterprises can maintain their normal operations. For cases falling beyond its competence or beyond the budget capacity, the Finance Ministry shall report them to the Prime Minister for decision.

Chapter III

HANDLING OF OUTSTANDING PAYABLE DEBTS OF ENTERPRISES

Article 11.- Tax debt amounts and State budget remittance amounts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State enterprises which are subject to assignment or sale under the Government’s Decree No.103/1999/ND-CP of September 10, 1999 and Decree No.49/2002/ND-CP of April 24, 2002 and have their payable amounts larger than the value of the enterprises assets or larger than the proceeds from the sale of the enterprises shall be considered for remission of tax debts and amounts remittable to the State budget.

3. Where State enterprises are merged with other State enterprises under decisions of competent bodies, if after the financial or credit support measures are applied the merging enterprises remain unable to repay tax debts and amounts remittable to the State budgets, they shall be entitled to the remission of tax debts and amounts payable to the State budget, which, however, must not exceed the loss amounts of the merged enterprises.

4. The State enterprises, which had suffered from losses in the production and business activities and still owed tax debts and State budget remittance amounts from December 31, 1998 backward due to changes in mechanism and policies, to natural calamities, the lack of capital for renewal of technologies, machinery and equipment and/or due to difficulties in labor rearrangement, if they are not subject to dissolution, bankruptcy or merger and after the application of tax exemption or reduction, financial or credit support and other measures the enterprises still suffer from losses and remain unable to repay the tax debts and State budget remittance amounts, shall be entitled to remission of tax debts and State budget remittance amounts, which, however, must not exceed the loss amounts of the enterprises by the time of debt handling.

5. The enterprises, which are engaged in export and/or import business activities and subject to retrospective collection of taxes and tax fines for export and/or import business activities due to objective causes shall be considered for remission of tax and fine arrears for case by case.

6. The enterprises, which are subject to transformation as decided but still owe tax debts and State budget remittance amounts and after the handling of receivable debts the enterprises remain unable to repay their tax debts and State budget remittance amounts due to losses shall be considered for remission of their debts which, however, must not exceed the loss amounts incurred by the time of issuing transformation decisions.

7. Where the enterprises use budget advances to buy export goods for repayment of foreign debts, for export to earn foreign currencies for setting up of the State reserve fund or buying reserve goods for future circulation, but due to price fluctuation the enterprises fail to buy enough goods as prescribed, have owed budget debts by the time of promulgating this Decree, have made declarations and got the certifications by provincial/municipal debt settlement boards or their managing ministries or branches, they shall be entitled to debt remission.

8. Where the enterprises have owed to the State budget the imported goods money under the Government’s protocol due to their failure to collect the goods sale money or failure to fully remit the collected money into the budget, they shall be handled as follows:

a) Where the enterprises have sold goods with deferred payment to units according to direction and regulations of the State and have so far been unable to collect the money, they shall be considered for debt remission.

b) Where the enterprises import goods under protocols, which are incompatible with the market requirements, thus having to reduce the sale prices to the level lower than the prices agreed upon with the State and having suffered from losses which have not yet been handled, they shall be considered for remission of debts equivalent to the deficit due to sale at prices lower than the prices agreed upon with the State but not exceeding the arising debt amounts not yet handled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- Debts owed to State-run commercial banks by State enterprises

1. The operating State enterprises which owe debts to State-run commercial banks, have been put into debt repayment plans and certified by provincial/municipal debt settlement boards but have conducted business at a loss shall be classified and handled as follows:

a) Enterprises, which have repeatedly suffered from unredeemable losses, must be dissolved or bankrupted according to the provisions of law.

b) Enterprises, which have suffered from losses, reorganized their production and see development prospects, shall be handled as follows:

- Enterprises with debts owed to State-run commercial banks, which have been frozen, shall be entitled to remission of lending interest debts and considered for prolongation of debt-freezing duration.

- Enterprises with debts owed to State-run commercial banks, which have been put into the debt repayment plans, but, due to objective reasons, have not yet enjoyed the debt freezing, shall be entitled to the remission of lending interest debts and the freezing of principal debts as provided for by law.

2. For the State enterprises subject to transformation as already decided, but meeting with difficulties in balancing sources for repayment of overdue debts, the general directors of the concerned State-run commercial banks shall consider and decide to let the enterprises have their overdue debts owed by the time of issuing the transformation decisions rescheduled or frozen for between 3 and 5 years. Where these enterprises have suffered from losses, being unable to repay their debts, they shall be entitled to the remission of lending interest debts, including the interest amounts already principalized at the level not exceeding the remaining loss amount.

The enterprises, which are carrying out procedures for equitization, assignment or sale, in addition to the above-mentioned measures of debt freezing or debt remission, shall coordinate with the creditor banks and organizations with function to buy and sell debts in handling the remaining overdue debt principal amounts along the direction of rebuying or reselling debts or converting debts into the banks contributed capital in the equitized enterprises according to law provisions on contributed capital percentages.

3. The amounts of interest on bank loans, which cannot be collected as in cases prescribed at Point b, Clauses 1 and 2 of this Article, the concerned State-run commercial banks may account them into their expenses. The deficit amounts resulting from the sale of outstanding debts shall be handled according to law provisions on handling of outstanding debts for commercial banks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For the debt amounts due to advance of money for purchase of paddy, processing of rice for export, borrowing in paddy from the National Reserve in the 1988-1990 years, and the enterprises have repaid the full advance amounts, the full amounts of money at the paddy-buying prices at the time of borrowing, but, due to the quantitative conversion at the repaying prices, still owe debts, they shall be entitled to remission of such debts.

2. The paddy prices applicable to the repayment of debts to the National Reserve, which have been declared and certified, shall be the paddy prices used for calculation of agricultural tax at the time of borrowing.

Article 14.- Handling of social insurance debts

1. For enterprises subject to transformation, before being transformed, they shall have to definitely pay the social insurance debts.

2. For enterprises subject to sale while they do not inherit debts, they shall be given priority to use the proceeds from the sale of enterprises for repayment of their debts to the social insurance agencies. In case of deficit, they shall be considered and provided with payment support from the fund for reorganization and equitization of State enterprises.

Article 15.- Handling of debts owed to organizations, individuals

The enterprises, which are subject to transformation as already decided, shall, before being transformed, have to definitely repay all debts to their creditors being organizations and/or individuals inside and outside the enterprises. Where the enterprises meet with difficulties or have demands to mobilize more capital, restructure their debts and obtain the approval from their creditors, such debt amounts may be converted into equities in the transformed enterprises but in compliance with the law provisions on the minimum number of shareholders and the right to buy the first-time equities in the equitized enterprises.

Article 16.- Other payable debt amounts of operating enterprises

1. The enterprises which import goods under the directives of competent State bodies and distribute them according to State plans but cannot collect money to repay their debts shall have to report such to the Finance Ministry for sum-up and further report to the Prime Minister for handling decisions so that the enterprises shall have sources for repayment of their debts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For the enterprises which borrow foreign capital to import goods under the directives of competent State bodies or under the assigned State plans, if there appears the difference between the exchange rates at the time of borrowing for goods import and the exchange rates at the time of repaying debts, thus making the enterprises unable to repay their debts, the Finance Ministry shall examine the cases and consider the budget allocation equal to the exchange rate difference amount for the enterprises to repay their debts.

4. For the enterprises which borrow foreign capital with the guarantee of competent State bodies or other organizations but conduct their business at a loss, thus being unable to repay their debts, the guaranteeing agencies or organizations shall take initiative in negotiating with foreign creditors for the reduction of the payable debt amounts to the lowest level and arrange sources from the budget of the same level for repayment of foreign debts. The enterprises whose foreign debts have been repaid by the budgets shall have to refund such amounts to the budgets. If meeting with difficulties, the agencies or organizations, which have provided guarantee for the enterprises to borrow capital, shall report them to the Finance Ministry for submission to the Prime Minister for decision.

Article 17.- Handling of enterprises having large bad debts

The State enterprises, which have reorganized their production and had large amounts of payable debts but cannot repay them, must be dissolved or bankrupted according to the provisions of law. Where it is necessary to maintain the enterprises and the enterprises have efficient business plans already approved by competent bodies, the provincial/municipal Peoples Committees, their managing ministries or branches and corporations shall propose handling measures to the Finance Ministry which shall consider the partial support from the sources of expense for reform of State enterprises and create financial conditions for the enterprises to resume their normal operation. Cases falling beyond its competence shall be reported to the Prime Minister for decision.

Chapter IV

COMPETENCE AND RESPONSIBILITY TO MANAGE AND HANDLE DEBTS

Article 18.- Competence to handle debts

1. The Finance Minister:

a) To decide the remission of tax debts and State budget remittance amounts or the conversion of outstanding State budget debts into budget capital allocations as investment support for State enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To decide the decrease of capital for independent cost-accounting enterprises under State corporations or ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government.

d) To decide on the provision of capital support or the reduction of losses of enterprises with the sources of expense for reform of State enterprises by decisions of the Government.

e) To decide the handling of tax debts for export goods and/or import goods according to the provisions in Article 11 of this Decree.

f) To assume the prime responsibility together with Vietnam State Bank and relevant agencies in guiding and organizing the implementation of debt handling for State enterprises and financial handling for State- run commercial banks when effecting the debt reschedule, debt freezing or debt remission for enterprises according to the provisions of this Decree.

2. The General Director of Customs shall coordinate with the Finance Ministry in considering the handling of tax debts for export goods and import goods according to the provisions of this Decree.

3. The Vietnam State Bank Governor shall assume the prime responsibility and coordinate with the Finance Ministry in guiding and deciding the implementation of debt reschedule, debt freezing, debt remission and the conversion of capital borrowed from banks into equity capital at the transformed enterprises.

4. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies or the agencies attached to the Government and the managing boards of the State corporations shall coordinate with the Finance Ministry in handling debts for their attached independent cost-accounting enterprises.

5. The presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall consider and decide on capital decrease and debt handling for independent cost-accounting enterprises under the provinces or centrally-run cities.

Article 19.- Responsibility to manage and handle debts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Where the overdue receivable debts cannot be recovered, the enterprises shall have to analyze the subjective and objective causes thereof, determine the responsibilities of individuals and collectives for material compensations. If they are not handled yet due to contractual disputes, the enterprises representatives at law shall have to seek measures for definite settlement thereof. The enterprises shall have to make deductions for setting up debt reserves for receivable bad debts and handle receivable debts which cannot be recovered under the provisions of this Decree.

3. Debt amounts which have arisen after December 31, 2000 must be settled definitely by enterprises when the debts turn due without letting them to be outstanding. The enterprises representatives at law shall have to bear responsibility for the arising of outstanding debts. Particularly for receivable bad debts, the enterprises shall have to actively handle them according to the provisions of law, without leaving them unsettled for more than 3 years.

4. The managing boards or directors (for enterprises without the managing boards) shall handle overdue receivable debts, which cannot be recovered, according to the above provisions and bear responsibility before law for their handling. For transformed enterprises, the handling of the reduction of their values, the reduction of the value of the State capital portions at enterprises must be reported by the enterprise directors to the State bodies competent to decide the values of enterprises for decision according to regulations.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20.- Setting up organizations to perform the function of buying and selling outstanding debts and assets

1. To set up the outstanding debt and asset-buying and selling organizations in order to support the settlement of debts and assets when reorganizing and restructuring the State enterprises, to accelerate the process of transformation of State enterprises.

2. The outstanding debt and asset- buying and selling organizations shall be provided by the State with adequate charter capital from the sources of expense for reform of State enterprises for operation and shall be provided by the State with support for the differences between the values of the receivable debt amounts and the actually collected amounts of the receivable outstanding debts, which can not be recovered and are transferred from the transformed enterprises under decisions of competent State bodies from the sources of expense for reform of enterprises.

Article 21.- Implementation effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Implementation guidance

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees, the managing boards of corporations, the general directors or directors of the State enterprises, the Central Steering Board for General Settlement of Debts and the debt settlement boards of all levels shall have to guide, direct and organize the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 về việc quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.979

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.82.182
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!