|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 áp dụng 2024
Số hiệu:
|
59/2020/QH14
|
|
Loại văn bản:
|
Luật
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thị Kim Ngân
|
Ngày ban hành:
|
17/06/2020
|
|
Ngày hiệu lực:
|
01/01/2021
|
Ngày công báo:
|
24/07/2020
|
|
Số công báo:
|
Từ số 713 đến số 714
|
|
Tình trạng:
|
Còn hiệu lực
|
Luật doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021
Luật Doanh nghiệp 2020 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020, trong đó có một số điểm mới nổi bật như:- Thay đổi khái niệm về doanh nghiệp nhà nước, cụ thể bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020.
Hiện tại, tại Luật doanh nghiệp 2014: là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng.
Theo Luật doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Bổ sung thêm đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp như: Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Xem thêm chi tiết tại Luật doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Luật số: 59/2020/QH14
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020
|
LUẬT
DOANH NGHIỆP
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban
hành Luật Doanh nghiệp.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc thành
lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh
nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm
công ty.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động
có liên quan của doanh nghiệp.
Điều 3. Áp dụng
Luật Doanh nghiệp và luật khác
Trường hợp luật khác có quy định
đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động
có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó.
Điều 4. Giải
thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Bản sao là giấy tờ được sao từ
sổ gốc hoặc được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc
đã được đối chiếu với bản chính.
2. Cá nhân nước ngoài là
người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài.
3. Cổ đông là cá nhân, tổ
chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
4. Cổ
đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên
trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
5. Cổ tức
là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản
khác.
6. Công ty bao gồm công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
7. Công ty trách nhiệm hữu hạn
bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên.
8. Cổng thông tin quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp là cổng thông tin điện tử được sử dụng để đăng
ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, công bố thông tin về đăng ký doanh
nghiệp và truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm
vi toàn quốc.
10. Doanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành
lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh.
11. Doanh
nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
12. Doanh
nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
13. Địa chỉ liên lạc là địa
chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức; địa chỉ thường trú hoặc nơi làm việc
hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa
chỉ liên lạc.
14. Giá thị trường của phần vốn
góp hoặc cổ phần là giá giao dịch trên thị trường tại thời điểm liền kề trước
đó, giá thỏa thuận giữa người bán và người mua hoặc giá do một tổ chức thẩm định
giá xác định.
15. Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy
hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
16. Giấy tờ pháp lý của cá
nhân là một trong các loại giấy tờ sau đây: thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng
minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
17. Giấy tờ pháp lý của tổ chức
là một trong các loại giấy tờ sau đây: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác.
18. Góp
vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn
để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
19. Hệ
thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ
sở dữ liệu liên quan và hạ tầng kỹ thuật hệ thống.
20. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ
có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê
khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
21. Kinh
doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá
trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
22. Người có quan hệ gia đình
bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ,
mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể,
em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ,
chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.
23. Người có liên quan là
cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các
trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý và
người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm
người quản lý của công ty mẹ;
b) Công ty con, người quản lý và
người đại diện theo pháp luật của công ty con;
c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá
nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu,
thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
d) Người quản lý doanh nghiệp,
người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;
đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố
nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con
dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản
lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ
đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân là người đại diện
theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định
tại các điểm a, b và c khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó cá
nhân, công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này có sở
hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của
công ty.
24. Người
quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý
công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng
thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng
quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân
giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
25. Người thành lập doanh
nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
26. Nhà đầu tư nước ngoài
là cá nhân, tổ chức theo quy định của Luật Đầu tư.
27. Phần vốn
góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa
phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh.
28. Sản phẩm, dịch vụ công
ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất
nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung
hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ
này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
29. Thành
viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
30. Thành viên công ty hợp
danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
31. Tổ chức lại doanh nghiệp
là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
32. Tổ chức nước ngoài là
tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.
33. Vốn có quyền biểu quyết
là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những
vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ
đông.
34. Vốn
điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công
ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công
ty cổ phần.
Điều 5. Bảo
đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp
1. Nhà nước công nhận sự tồn tại
lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật
này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt
hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
2. Nhà nước công nhận và bảo hộ
quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của
doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
3. Tài sản và vốn đầu tư hợp
pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị
tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng
mua hoặc trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì được thanh toán, bồi thường
theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc thanh toán,
bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa
các loại hình doanh nghiệp.
Điều 6. Tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở trong doanh nghiệp
1. Tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức.
2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn
trọng và không được cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong
doanh nghiệp; không được cản trở, gây khó khăn cho người lao động tham gia hoạt
động trong các tổ chức này.
Điều 7. Quyền
của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề
mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn
hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức
kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và
ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức
huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường,
khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng
lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và
công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan,
tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng
theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp
1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư
kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành,
nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời
nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp,
công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và
nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3. Chịu trách nhiệm về tính
trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê
khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ
sung các thông tin đó.
4. Tổ chức công tác kế toán, nộp
thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt
đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động
hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện
thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề;
thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Điều 9. Quyền
và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
1. Quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp quy định tại Điều 7, Điều 8 và quy định khác có liên
quan của Luật này.
2. Được hạch toán và bù đắp chi
phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụ
theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Được bảo đảm thời hạn cung ứng
sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.
4. Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ
số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định.
5. Bảo đảm các điều kiện công bằng
và thuận lợi cho khách hàng.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp
luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản
phẩm, dịch vụ cung ứng.
Điều 10.
Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng
các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký
thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải
quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi
nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu
đã đăng ký.
2. Ngoài
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã
hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ sở hữu, người quản lý
doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy
phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Được huy động, nhận tài trợ từ
cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước
ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí
hoạt động của doanh nghiệp;
c) Duy trì mục tiêu hoạt động và
điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình
hoạt động;
d) Không được sử dụng các khoản
tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí
hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu
đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm
quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp xã hội phải
thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi
trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và
điểm c khoản 1 Điều này.
4. Nhà nước có chính sách khuyến
khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển
doanh nghiệp xã hội.
5. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Điều 11. Chế
độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp
1. Tùy theo loại hình, doanh
nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
a) Điều lệ công ty; quy chế quản
lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy
phép và giấy chứng nhận khác;
c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận
quyền sở hữu tài sản của công ty;
d) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm
phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;
các quyết định của doanh nghiệp;
đ) Bản cáo bạch để chào bán hoặc
niêm yết chứng khoán;
e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết
luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán,
báo cáo tài chính hằng năm.
2. Doanh nghiệp phải lưu giữ các
tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được
quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn
lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 12.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa
án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều
lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại
diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng
người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng
người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi
người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của
doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu
trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm
luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ
còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi
xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại
Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường
hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4. Trường hợp hết thời hạn ủy
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo
quy định sau đây:
a) Người được ủy quyền tiếp tục
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại
làm việc tại doanh nghiệp;
b) Người được ủy quyền tiếp tục
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện
theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở
hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác
làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ
còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30
ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành
biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc,
bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của
công ty.
6. Đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm
người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành
biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc,
trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại
diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng
thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia
tố tụng theo quy định của pháp luật.
Điều 13.
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp;
b) Trung thành với lợi ích của
doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ
hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của
tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính
xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm
chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
2. Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do
vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14.
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công
ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu,
thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp Điều lệ công ty
không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo
quy định sau đây:
a) Tổ chức là thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có
thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;
b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ
phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03
người đại diện theo ủy quyền.
3. Trường hợp chủ sở hữu, thành
viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải
xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền.
Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp,
số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số
cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.
4. Văn bản cử người đại diện
theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công
ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
b) Số lượng người đại diện theo ủy
quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;
d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của
từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại
diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện
theo ủy quyền.
5. Người đại diện theo ủy quyền
phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định
tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Thành viên, cổ đông là doanh
nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật
này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của
người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công
ty khác;
c) Tiêu chuẩn và điều kiện khác
do Điều lệ công ty quy định.
Điều 15.
Trách nhiệm của người đại diện theo
ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
1. Người đại diện theo ủy quyền
nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông
theo quy định của Luật này. Mọi hạn chế của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đối
với người đại diện theo ủy quyền trong việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty tương ứng
tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông đều không có hiệu lực đối với bên
thứ ba.
2. Người đại diện theo ủy quyền
có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ
đông; thực hiện quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng,
tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện.
3. Người đại diện theo ủy quyền
chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện do vi phạm
trách nhiệm quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện
chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với
trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua
người đại diện theo ủy quyền.
Điều 16.
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ
khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu
người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành
viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật
này và Điều lệ công ty.
3. Hoạt động kinh doanh dưới
hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký
hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị
tạm dừng hoạt động kinh doanh.
4. Kê khai không trung thực,
không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai
khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá
tài sản góp vốn không đúng giá trị.
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm
đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với
nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm
duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
7. Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng
bố.
Chương II
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Điều 17. Quyền
thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức,
cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh
doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức
theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại
diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc
quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp
vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản
lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp
nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện
pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc
đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản,
Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường
hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập
doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại
bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định
của Bộ luật Hình sự.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp
vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để
thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn
vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ,
công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng
thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp vào một trong các
mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một
số hoặc tất cả những người quy định tại
điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động
của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ
phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Điều 18. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp
được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước
và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa
vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các bên phải
thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có
thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng theo quy định
tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người
khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện
hợp đồng đó.
Điều 19. Hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của
cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Điều 20. Hồ
sơ đăng ký công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao giấy tờ pháp lý của
cá nhân đối với thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Điều 21. Hồ
sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối
với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối
với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ
pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ
chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý
của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy
định của Luật Đầu tư.
Điều 22. Hồ
sơ đăng ký công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập;
danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối
với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư
nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối
với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp
lý của cá nhân đối với người đại diện
theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước
ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Điều 23. Nội
dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của
doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của
chủ doanh nghiệp tư nhân;
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi
loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với
công ty cổ phần;
6. Thông tin đăng ký thuế;
7. Số lượng lao động dự kiến;
8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên
lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp
tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên
lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện
theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Điều 24. Điều
lệ công ty
1. Điều lệ công ty bao gồm Điều
lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa
đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
2. Điều lệ công ty bao gồm các nội
dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của
công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần,
loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty,
thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với
công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh
giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành
viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với
công ty cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Số lượng, chức danh quản lý
và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân
chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công
ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
h) Thể thức thông qua quyết định
của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xác định
tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
k) Trường hợp thành viên, cổ
đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận
sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
m) Trường hợp giải thể, trình tự
giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều
lệ công ty.
3. Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ
ký của những người sau đây:
a) Thành viên hợp danh đối với
công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân
hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên là cá nhân và người
đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ
chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Cổ đông sáng lập là cá nhân
và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông
sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
4. Điều lệ công ty được sửa đổi,
bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên
đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu, người đại diện
theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Người đại diện theo pháp luật
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Điều 25.
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ
đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần
Danh sách thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là
nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần phải bao gồm các nội dung chủ yếu
sau đây:
1. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa
chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là
cá nhân đối với công ty cổ phần;
2. Tên, mã số doanh nghiệp và địa
chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
là tổ chức đối với công ty cổ phần;
3. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa
chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền
của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng
lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;
4. Phần vốn góp, giá trị vốn
góp, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng
loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ sở
hữu cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp
vốn, thời hạn góp vốn của từng cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước
ngoài đối với công ty cổ phần.
Điều 26.
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp
hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký
kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp
tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch
vụ bưu chính;
c) Đăng ký
doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng
thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu
theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa
chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử
dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện
tử.
4. Tài khoản
đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng
thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký
kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp
lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ
chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần
sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký
doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp
và nêu rõ lý do.
6. Chính phủ quy định về hồ sơ,
trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký doanh nghiệp.
Điều 27. Cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh
doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt
theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới
hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Nội
dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số
doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của
công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa
chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là
cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ
chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty,
vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Điều 29. Mã
số doanh nghiệp
1. Mã số doanh nghiệp là dãy số
được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho
doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho
doanh nghiệp khác.
2. Mã số doanh nghiệp được dùng
để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
Điều 30.
Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải đăng ký với
Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm
đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp
lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký
kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh
nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết
định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Người đề nghị đăng ký thay đổi
nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh
có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án
có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo hồ sơ
đăng ký phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị đăng
ký quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem
xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu
lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ
quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ
sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng
ký thay đổi và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định về hồ sơ,
trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 31.
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải thông báo với
Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong
những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông
là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công
ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm
thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
3. Công ty cổ phần phải thông
báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh
doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của
công ty. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính;
b) Đối với cổ đông là nhà đầu tư
nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ
chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần,
loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần
và loại cổ phần chuyển nhượng;
c) Đối với cổ đông là nhà đầu tư
nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là
tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần
và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ
phần tương ứng của họ trong công ty;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại
diện theo pháp luật của công ty.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ
quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi
nội dung đăng ký doanh nghiệp; trường hợp
hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội
dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung
thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông
báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
5. Thông báo thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo
trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thay
đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký đến
Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bản
án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài
có hiệu lực. Kèm theo thông báo phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án
có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;
b) Trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và thực
hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo nội dung bản án, quyết định của
Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký
kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người
đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội
dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản
cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.
Điều 32.
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp sau khi được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông
tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và
phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Danh sách cổ đông sáng lập;
danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
2. Trường hợp thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai
trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Thời hạn thông báo công khai
thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày kể
từ ngày được công khai.
Điều 33.
Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đề
nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh
doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về
đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và
kịp thời thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Điều 34.
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ,
công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt
Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở
hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp
pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản
đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 35.
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu
tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của
pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản
góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký
quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp
vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản
góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của
công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số
giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài
sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó
trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của
người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại
diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là
thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp
đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt
động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi
hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển
lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông
qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức
khác không bằng tiền mặt.
Điều 36. Định
giá tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn không phải là
Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ
đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng
Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập
doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc
đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm
định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên,
cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được
định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì
các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa
giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết
thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định
giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Tài sản góp vốn trong quá
trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản
trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ
chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá
trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên
hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường
hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó
tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành
viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng
quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa
giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết
thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố
ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Điều 37.
Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp
bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được
viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty
cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp
danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với
doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các
chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn
tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại
diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc
viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát
hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều
này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký
kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 38. Những
điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm
lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước,
đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc
một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ
quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 39.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng
nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước
ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp
có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2.
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước
ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của
doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm
do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp
được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Điều 40.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được
viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái
tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại
diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi
nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện,
cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại
diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn
phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được
in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy
tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát
hành.
Điều 41.
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của
doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của
doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp được coi là
tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng
ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp
đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp
đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của
doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp
đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề
nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một
số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ
F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề
nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một
ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề
nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ
“tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên
riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề
nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một
cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h)
Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Các trường hợp quy định tại
các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của
công ty đã đăng ký.
Điều 42. Trụ
sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt
trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định
theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu
có).
Điều 43. Dấu
của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại
cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại
dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng
đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu
thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi
nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Điều 44.
Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc
của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của
doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành,
nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn
phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy
quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện
không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm
kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Điều 45.
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa
điểm kinh doanh
1. Doanh nghiệp có quyền thành lập
chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước
và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại
diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
2. Trường hợp
thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong
nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện
đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo thành lập chi
nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về
việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ
pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp
lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải
thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp
từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì
phải thông báo bằng văn bản cho doanh
nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm
đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn
phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh
đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
6. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Chương III
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN
Mục 1. CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Điều 46.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức,
cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp
vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định
tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành
viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52
và 53 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi
thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và
quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải
tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
Điều 47.
Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Vốn điều lệ của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng
giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công
ty.
2. Thành viên phải góp vốn cho
công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành
chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền
và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ
được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với
tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản
2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã
cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo
cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn
góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các
thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa
góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn
điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2
Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải
chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa
vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký
thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
5. Trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm
đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các
điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ
vào sổ đăng ký thành viên. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp
giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã
góp.
6. Giấy chứng nhận phần vốn góp
phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số
doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với
thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn
góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận
phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại
diện theo pháp luật của công ty.
7. Trường hợp giấy chứng nhận phần
vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới
hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp
theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 48. Sổ
đăng ký thành viên
1. Công ty phải lập sổ đăng ký
thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng
ký thành viên có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông
tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty.
2. Sổ đăng ký thành viên phải
bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số
doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành
viên là tổ chức;
c) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn
góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng
loại tài sản góp vốn của từng thành viên;
d) Chữ ký của thành viên là cá
nhân, người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận
phần vốn góp của từng thành viên.
3. Công ty phải cập nhật kịp thời
thay đổi thành viên trong sổ đăng ký thành viên theo yêu cầu của thành viên có
liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.
4. Sổ đăng ký thành viên được
lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
Điều 49.
Quyền của thành viên Hội đồng thành viên
1. Thành
viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:
a) Tham dự họp Hội đồng thành
viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng
thành viên;
b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng
với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của
Luật này;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng
với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật;
d) Được chia giá trị tài sản còn
lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
đ) Được ưu tiên góp thêm vốn vào
công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;
e) Định đoạt phần vốn góp của
mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác
theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
g) Tự mình hoặc nhân danh công
ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo
quy định tại Điều 72 của Luật này;
h) Quyền khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
2. Ngoài các quyền quy định tại
khoản 1 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở
lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều này có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu triệu tập họp Hội
đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ
ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và
sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên và tài liệu khác của công ty;
d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị
quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết
thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội
dung nghị quyết, quyết định đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ
công ty.
3. Trường hợp công ty có một
thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và
Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2
Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản
2 Điều này.
Điều 50.
Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã
cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này.
2. Không được rút vốn đã góp ra
khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều
51, 52, 53 và 68 của Luật này.
3. Tuân thủ Điều lệ công ty.
4. Chấp hành nghị quyết, quyết định
của Hội đồng thành viên.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi
nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc
giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người
khác;
c) Thanh toán khoản nợ chưa đến
hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của
Luật này.
Điều 51.
Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu
công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành
đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung
trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền
và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định
tại Điều lệ công ty.
2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp
phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty
phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được
xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên
thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh
toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác.
4. Trường hợp công ty không
thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều
này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho
thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.
Điều 52.
Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này,
thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định
sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho
các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với
cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều
kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy
định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các
thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn
có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên
quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm
b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành
viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc
thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty
thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
Điều 53. Xử
lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thành viên công ty
là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành
viên đó là thành viên công ty.
2. Trường
hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa
vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên
đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Trường hợp thành viên bị hạn
chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông
qua người đại diện.
4. Phần vốn góp của thành viên
được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều
51 và Điều 52 của Luật này trong các
trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở
thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy
định tại khoản 6 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành
viên;
c) Thành viên công ty là tổ chức
giải thể hoặc phá sản.
5. Trường hợp phần vốn góp của
thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa
kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
6. Trường hợp
thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho
người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định
sau đây:
a) Người được tặng cho thuộc đối
tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ
luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
b) Người được tặng cho không thuộc
đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên
công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
7. Trường hợp
thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử
dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên công ty
nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần
vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
8. Trường hợp thành viên công ty
là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử
lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành
viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ
của mình tại công ty.
9. Trường hợp thành viên công ty
là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên
công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì
thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc
công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định
của Tòa án.
Điều 54. Cơ
cấu tổ chức quản lý công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh
nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này
phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
3. Công ty phải có ít nhất một
người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch
Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công
ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp
luật của công ty.
Điều 55. Hội
đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá
nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ
công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
2. Hội đồng thành viên có quyền
và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát
triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn
điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát
hành trái phiếu;
c) Quyết định dự án đầu tư phát
triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao
công nghệ;
d) Thông qua hợp đồng vay, cho
vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50%
tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong
báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc
giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều
lệ công ty;
e) Quyết định mức lương, thù
lao, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản
lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua báo cáo tài chính hằng
năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công
ty;
h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản
lý công ty;
i) Quyết định thành lập công ty
con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công
ty;
l) Quyết định tổ chức lại công
ty;
m) Quyết định giải thể hoặc yêu
cầu phá sản công ty;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 56. Chủ
tịch Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên bầu một
thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên
có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch
hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội
dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ
tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám
sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên
ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng
thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thể được bầu
lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp
Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định
tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch
Hội đồng thành viên chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở
giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi
dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu
tập họp
các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời làm Chủ tịch
Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến
khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên.
Điều 57. Triệu
tập họp Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên được triệu
tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của
thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 49 của Luật này. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập
họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu
tập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp
Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên
hoặc người triệu tập họp chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu họp, triệu tập,
chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên. Thành viên có quyền kiến
nghị bổ sung nội dung chương trình họp bằng văn bản. Kiến nghị phải bao gồm các
nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số
doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với
thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên kiến nghị hoặc người đại
diện theo ủy quyền của họ;
b) Tỷ lệ phần vốn góp, số và
ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
c) Nội dung kiến nghị đưa vào
chương trình họp;
d) Lý do kiến nghị.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên
hoặc người triệu tập họp phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp
Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều
này và được gửi đến trụ sở chính của công ty chậm nhất là 01 ngày làm việc trước
ngày họp Hội đồng thành viên; trường hợp kiến nghị được trình ngay trước khi bắt
đầu họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp tán
thành.
4. Thông báo mời họp Hội đồng
thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc
phương thức khác do Điều lệ công ty quy định
và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên. Nội dung thông
báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp.
5. Chương trình và tài liệu họp
phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty,
thông qua chiến lược phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm,
tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất là
07 ngày làm việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công
ty quy định.
6. Trường hợp Điều lệ công ty
không quy định thì yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định tại
khoản 1 Điều này phải bằng văn bản và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số
doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với
thành viên là tổ chức; tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần
vốn góp của từng thành viên yêu cầu;
b) Lý do yêu cầu triệu tập họp Hội
đồng thành viên và vấn đề cần giải quyết;
c) Dự kiến chương trình họp;
d) Họ, tên, chữ ký của từng
thành viên yêu cầu hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ.
7. Trường hợp yêu cầu triệu tập
họp Hội đồng thành viên không có đủ nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này
thì Chủ tịch Hội đồng thành viên phải thông báo bằng văn bản về việc không triệu
tập họp Hội đồng thành viên cho thành viên, nhóm thành viên có liên quan biết
trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong các trường
hợp khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên phải triệu tập họp Hội đồng thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu
cầu.
8.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng
thành viên theo quy định tại khoản 7 Điều này thì phải chịu trách nhiệm cá nhân
về thiệt hại xảy ra đối với công ty và thành viên công ty có liên quan.
Điều 58. Điều
kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
1. Cuộc họp Hội đồng thành viên
được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ
lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp Hội đồng
thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1
Điều này và Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc triệu tập họp Hội đồng
thành viên được thực hiện như sau:
a) Thông báo mời họp lần thứ hai
phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến
hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;
b) Trường hợp cuộc họp Hội đồng
thành viên lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại điểm a
khoản này, thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Cuộc họp
Hội đồng thành viên lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự
họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
3. Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải
tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Thể thức tiến hành họp
Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
4.
Trường hợp cuộc họp đủ điều kiện quy định tại Điều này không hoàn thành
chương trình họp trong thời hạn dự kiến thì có thể kéo dài nhưng không được quá
30 ngày kể từ ngày khai mạc cuộc họp đó.
Điều 59.
Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên thông qua
nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền bằng
biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ
công ty quy định.
2. Trường hợp Điều lệ công ty
không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được
thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều
lệ công ty;
b) Quyết định phương hướng phát
triển công ty;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc;
d) Thông qua báo cáo tài chính hằng
năm;
đ) Tổ chức lại, giải thể công
ty.
3. Trường hợp Điều lệ công ty
không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành
viên được thông qua tại cuộc họp trong
trường hợp sau đây:
a) Được các thành viên dự họp sở
hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ
trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được các thành viên dự họp sở
hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với
nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá
trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn
quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải
thể công ty.
4. Thành viên được coi là tham dự
và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp
tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho người khác tham
dự và biểu quyết tại cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông
qua cuộc họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc
họp thông qua thư, fax, thư điện tử.
5. Nghị quyết, quyết định của Hội
đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được
số thành viên sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều
lệ công ty quy định.
Điều 60.
Biên bản họp Hội đồng thành viên
1. Cuộc họp Hội đồng thành viên
phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện
tử khác.
2. Biên bản họp Hội đồng thành
viên phải thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải bao gồm các
nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian và địa điểm họp; mục
đích, chương trình họp;
b) Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp,
số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ
lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không
dự họp;
c) Vấn đề được thảo luận và biểu
quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
d) Tổng số phiếu biểu quyết hợp
lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn
đề biểu quyết;
đ) Các quyết định được thông qua
và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng;
e) Họ,
tên, chữ ký và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản
họp (nếu có);
g) Họ, tên, chữ ký của người ghi
biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp
chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực
nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên tham dự họp ký và có đầy
đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này.
Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp.
Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực
của nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên.
Điều 61. Thủ
tục thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy
ý kiến bằng văn bản
Trường hợp Điều lệ công ty không
có quy định khác thì thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên bằng văn bản
để thông qua nghị quyết, quyết định được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên
quyết định việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản để thông
qua nghị quyết, quyết định các vấn đề thuộc
thẩm quyền;
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên
có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo, gửi các báo cáo, tờ trình về nội dung cần
quyết định, dự thảo nghị quyết, quyết định và phiếu lấy ý kiến đến các thành
viên Hội đồng thành viên;
3. Phiếu lấy ý kiến phải bao gồm
các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên Hội đồng
thành viên;
c) Vấn đề cần lấy ý kiến và ý kiến
trả lời tương ứng theo thứ tự tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
d) Thời hạn cuối cùng phải gửi
phiếu lấy ý kiến về công ty;
đ) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch
Hội đồng thành viên;
4. Phiếu lấy ý kiến có nội dung
đầy đủ, có chữ ký của thành viên Hội đồng thành viên và được gửi về công ty trong
thời hạn quy định được coi là hợp lệ. Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức việc
kiểm phiếu, lập báo cáo và thông báo kết quả kiểm phiếu, nghị quyết, quyết định
được thông qua đến các thành viên trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn mà thành viên phải gửi ý
kiến về công ty. Báo cáo kết quả kiểm phiếu có giá trị tương đương biên bản họp
Hội đồng thành viên và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, nội dung lấy ý kiến;
b) Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp,
số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên đã gửi lại phiếu lấy
ý kiến hợp lệ; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần
vốn góp của thành viên mà công ty không nhận lại được phiếu lấy ý kiến hoặc gửi
lại phiếu lấy ý kiến nhưng không hợp lệ;
c) Vấn đề được lấy ý kiến và biểu
quyết; tóm tắt ý kiến của thành viên về từng vấn đề lấy ý kiến (nếu có);
d) Tổng số phiếu lấy ý kiến hợp
lệ, không hợp lệ, không nhận được; tổng số phiếu lấy ý kiến hợp lệ tán thành,
không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;
đ) Nghị quyết, quyết định được
thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng;
e) Họ, tên, chữ ký của người kiểm
phiếu và Chủ tịch Hội đồng thành viên. Người kiểm phiếu và Chủ tịch Hội đồng
thành viên chịu trách nhiệm liên đới về tính đầy đủ, chính xác, trung thực của
nội dung báo cáo kết quả kiểm phiếu.
Điều 62. Hiệu
lực nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
1. Trường hợp Điều lệ công ty
không có quy định khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu
lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi tại
nghị quyết, quyết định đó.
2. Nghị quyết, quyết định của Hội
đồng thành viên được thông qua bằng 100% tổng số vốn điều lệ là hợp pháp và có
hiệu lực ngay cả trong trường hợp trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết, quyết
định đó không được thực hiện đúng quy định.
3. Trường hợp thành viên, nhóm
thành viên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết, quyết định đã được
thông qua thì nghị quyết, quyết định đó vẫn có hiệu lực thi hành theo quy định
tại khoản 1 Điều này cho đến khi có quyết định hủy bỏ của Tòa án hoặc Trọng tài
có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 63.
Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết,
quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên
quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch
kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội
bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm
người quản lý trong công ty, trừ chức
danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh
công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ
chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng
năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng
và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được
quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp
đồng lao động.
Điều 64.
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Không thuộc đối tượng quy định
tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm trong quản trị kinh doanh của công
ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
3. Đối với doanh nghiệp nhà nước
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và
công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1
Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn,
điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan
hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty
mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước
tại công ty và công ty mẹ.
Điều 65.
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Ban kiểm soát có từ 01 đến 05
Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm
lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát
viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng
tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
2. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm
soát viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 168 và Điều 169 của Luật này.
3. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm,
việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
được thực hiện tương ứng theo quy định tại các điều 106, 170,
171, 172, 173 và 174 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Điều 66. Tiền
lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc,
Tổng giám đốc và người quản lý khác
1. Công ty trả tiền lương, thù
lao, thưởng và lợi ích khác cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2. Tiền lương, thù lao, thưởng
và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện
thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng
năm của công ty.
Điều 67. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành
viên chấp thuận
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công
ty với đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
a) Thành viên, người đại diện
theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo
pháp luật của công ty;
b) Người có liên quan của người
quy định tại điểm a khoản này;
c) Người quản lý công ty mẹ, người
có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;
d) Người có liên quan của người
quy định tại điểm c khoản này.
2. Người nhân danh công ty ký kết
hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm
soát viên về các đối tượng có liên quan và lợi ích có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng
hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trường hợp Điều lệ công
ty không quy định khác thì Hội đồng thành viên phải quyết định chấp thuận hoặc
không chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được
thông báo và thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật
này. Thành viên Hội đồng thành viên có liên quan đến các bên trong hợp đồng,
giao dịch không được tính vào việc biểu quyết.
3. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu
theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết
không đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Người ký kết hợp đồng, giao dịch, thành viên có liên
quan và người có liên quan của thành viên đó tham gia hợp đồng, giao dịch phải
bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ
việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.
Điều 68.
Tăng, giảm vốn điều lệ
1. Công ty có thể tăng vốn điều
lệ trong trường hợp sau đây:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận thêm vốn góp của
thành viên mới.
2.
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho
các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể
chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc
chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của
thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn
góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu
các thành viên không có thỏa thuận khác.
3. Công ty có thể giảm vốn điều
lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho
thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong
vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên
kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp
của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành
viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của
Luật này.
4. Trừ trường hợp quy định tại
điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm
vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về
tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm
các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã
số doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng
hoặc giảm;
c) Thời điểm và hình thức tăng
hoặc giảm vốn;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Kèm theo thông báo quy định tại
khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng
thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản
3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.
6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập
nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Điều 69. Điều
kiện để chia lợi nhuận
Công ty chỉ được chia lợi nhuận
cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.
Điều 70.
Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia
Trường hợp hoàn trả một phần vốn
góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 Điều 68 của
Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 69 của Luật này thì các thành viên công ty phải hoàn trả
cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; phải cùng liên đới chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài
sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.
Điều 71.
Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý
khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật,
Kiểm soát viên của công ty có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ một
cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
b) Trung thành với lợi ích của
công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội
kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức,
cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ,
chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn
góp và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở
hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối;
d) Trách nhiệm khác theo quy định
của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
không được tăng tiền lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán
đủ các khoản nợ đến hạn.
3. Thông báo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều này phải bằng văn bản và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp mà họ làm chủ, có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ
phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ,
cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối.
4. Thông báo quy định tại khoản
3 Điều này phải được thực hiện trong thời
hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh hoặc có thay đổi liên quan. Công ty
phải tập hợp và cập nhật danh sách đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này và
các hợp đồng, giao dịch của họ với công ty. Danh sách này phải được lưu giữ tại
trụ sở chính của công ty. Thành viên, người quản lý, Kiểm soát viên của công ty
và người đại diện theo ủy quyền của họ có quyền xem, trích lục và sao một phần
hoặc toàn bộ nội dung thông tin quy định tại khoản 3 Điều này trong giờ làm việc theo trình tự, thủ tục quy định
tại Điều lệ công ty.
Điều 72. Khởi
kiện người quản lý
1. Thành viên công ty tự mình hoặc
nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác do vi phạm quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của người quản lý trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại Điều 71 của Luật này;
b) Không thực hiện, thực hiện
không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của
pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
đối với quyền và nghĩa vụ được giao;
c) Trường hợp khác theo quy định
của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Trình tự, thủ tục khởi kiện
được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
3. Chi phí khởi kiện trong trường hợp thành viên khởi kiện nhân danh
công ty được tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp bị bác yêu cầu khởi
kiện.
Điều 73.
Công bố thông tin
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của
Luật này thực hiện công bố thông tin theo quy định tại các điểm
a, c, đ, g khoản 1 Điều 109 và Điều 110 của Luật này.
Mục 2. CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 74.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau
đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành
công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định
tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
Điều 75.
Góp vốn thành lập công ty
1. Vốn điều lệ của công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi
trong Điều lệ công ty.
2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn
cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục
hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công
ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
3. Trường hợp không góp đủ vốn
điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản
2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số
vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu
trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài
chính của công ty phát sinh trong thời
gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại
khoản này.
4. Chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty,
thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ
theo quy định tại Điều này.
Điều 76.
Quyền của chủ sở hữu công ty
1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức
có quyền sau đây:
a) Quyết định nội dung Điều lệ
công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b) Quyết định chiến lược phát
triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản
lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của
công ty;
d) Quyết định dự án đầu tư phát
triển;
đ) Quyết định các giải pháp phát
triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
e) Thông qua hợp đồng vay, cho
vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ
50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn
quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua báo cáo tài chính của
công ty;
h) Quyết định
tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
quyết định phát hành trái phiếu;
i) Quyết định thành lập công ty
con, góp vốn vào công ty khác;
k) Tổ chức giám sát và đánh giá
hoạt động kinh doanh của công ty;
l) Quyết định việc sử dụng lợi
nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của
công ty;
m) Quyết định tổ chức lại, giải
thể và yêu cầu phá sản công ty;
n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản
của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
o) Quyền khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
2. Chủ sở hữu công ty là cá nhân
có quyền quy định tại các điểm a, h, l, m, n và o khoản 1 Điều này; quyết định
đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty
có quy định khác.
Điều 77.
Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
1. Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Phải xác định và tách biệt
tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là
cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật
về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao
dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
5. Chủ sở hữu công ty chỉ được
quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ
chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp
ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức
có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty.
6. Chủ sở hữu công ty không được
rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác đến hạn.
7. Nghĩa vụ khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 78. Thực
hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường
hợp đặc biệt
1. Trường hợp chủ sở hữu công ty
chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho một hoặc nhiều tổ chức, cá
nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới thì công ty phải tổ chức quản
lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký
doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng
cho hoặc kết nạp thành viên mới.
2. Trường hợp chủ sở hữu công ty
là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử
lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền
cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
công ty.
3. Trường hợp chủ sở hữu công ty
là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu
công ty hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình
doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi
nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc
giải quyết thừa kế. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà không có
người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa
kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật
về dân sự.
4. Trường hợp chủ sở hữu công ty
là cá nhân mất tích thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định
của pháp luật về dân sự.
5. Trường hợp chủ sở hữu công ty
là cá nhân mà bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu công ty được thực hiện thông qua người đại diện.
6. Trường hợp chủ sở hữu công ty
là tổ chức mà bị giải thể hoặc phá sản thì người nhận chuyển nhượng phần vốn
góp của chủ sở hữu trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ
chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển
nhượng.
7. Trường hợp chủ sở hữu công ty
là cá nhân mà bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc chủ sở hữu
công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì
cá nhân đó không được hành nghề, làm công việc nhất định tại công ty đó hoặc
công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định
của Tòa án.
Điều 79. Cơ
cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức
làm chủ sở hữu
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một
trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc.
2. Đối với công ty có chủ sở hữu
công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều
88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công
ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực
hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
3. Công ty phải có ít nhất một
người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường
hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Trường hợp Điều lệ công ty
không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ
của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện
theo quy định của Luật này.
Điều 80. Hội
đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên có từ 03
đến 07 thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm,
miễn nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở
hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh
công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu
công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều
lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm
việc của Hội đồng thành viên được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty,
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên
do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu
theo nguyên tắc đa số theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Trường
hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ
tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 56
và quy định khác có liên quan của Luật này.
4. Thẩm quyền, cách thức triệu tập
họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 của
Luật này.
5. Cuộc họp Hội đồng thành viên
được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành
viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành
viên Hội đồng thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng
thành viên có thể thông qua nghị quyết, quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng
văn bản.
6. Nghị quyết, quyết định của Hội
đồng thành viên được thông qua khi có trên 50% số thành viên dự họp tán thành
hoặc số thành viên dự họp sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành.
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất 75% số thành viên dự
họp tán thành hoặc số thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số phiếu biểu quyết
trở lên tán thành. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể
từ ngày được thông qua hoặc từ ngày ghi tại nghị quyết, quyết định đó, trừ trường
hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
7. Cuộc họp Hội đồng thành viên
phải được ghi biên bản, có thể được ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức
điện tử khác. Biên bản họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này.
Điều 81. Chủ
tịch công ty
1. Chủ tịch công ty do chủ sở hữu
công ty bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện quyền
và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa
vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu
trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều
lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm
việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật
này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Quyết định của Chủ tịch công
ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày
được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định
khác.
Điều 82.
Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt
động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách
nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác
của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết,
quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên
quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch
kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội
bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm
người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký hợp
đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ
chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng
năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi
nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được
quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định
tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm trong quản trị kinh doanh của công
ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Điều 83.
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng
giám đốc và người quản lý khác, Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ
công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ được giao.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp
pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty.
3. Trung thành với lợi ích của công
ty và chủ sở hữu công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin,
bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi
ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ,
chính xác cho chủ sở hữu công ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần,
phần vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ,
cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo phải được
lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
5. Trách nhiệm khác theo quy định
của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 84. Tiền
lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát
viên
1. Người quản lý công ty và Kiểm
soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo kết quả
và hiệu quả kinh doanh của công ty.
2. Chủ sở hữu công ty quyết định
mức tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi
ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh
doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có
liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong
báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
3. Tiền lương, thù lao, thưởng
và lợi ích khác của Kiểm soát viên có thể do chủ sở hữu công ty chi trả trực tiếp
theo quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 85. Cơ
cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm
chủ sở hữu
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc.
2. Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch
công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
3. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
Điều 86. Hợp
đồng, giao dịch của công ty với những người
có liên quan
1. Trừ trường hợp Điều lệ công
ty có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
chấp thuận:
a) Chủ sở hữu công ty và người
có liên quan của chủ sở hữu công ty;
b) Thành viên Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
c) Người có liên quan của người
quy định tại điểm b khoản này;
d) Người quản lý của chủ sở hữu
công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó;
đ) Người có liên quan của những
người quy định tại điểm d khoản này.
2. Người nhân danh công ty ký kết
hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công
ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan
và lợi ích có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch
đó.
3. Trừ trường hợp Điều lệ công
ty có quy định khác, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng,
giao dịch trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc
đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có liên quan đến các bên không
có quyền biểu quyết.
4. Hợp đồng, giao dịch quy định
tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Các bên ký kết hợp đồng hoặc
thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản
và lợi ích riêng biệt;
b) Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời
điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch
được thực hiện;
c) Chủ sở hữu công ty tuân thủ
đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 77 của Luật này.
5. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu
theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được ký kết
không đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Người ký kết hợp đồng,
giao dịch và người có liên quan là các bên của hợp đồng, giao dịch liên đới chịu
trách nhiệm về thiệt hại phát sinh và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được
từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.
6. Hợp đồng, giao dịch giữa công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu với chủ sở hữu
công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại
và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.
Điều 87.
Tăng, giảm vốn điều lệ
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc
huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều
lệ.
2. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của
người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty
được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức quản lý
theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty
phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
b) Trường hợp chuyển đổi thành
công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều
202 của Luật này.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho
chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở
lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu
công ty;
b) Vốn điều lệ không được chủ sở
hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều
75 của Luật này.
Chương IV
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 88.
Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ
chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền
biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
này bao gồm:
a) Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công
ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công
ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định
tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ,
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty
mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ
quy định chi tiết Điều này.
Điều 89. Áp
dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của
Luật này được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên theo quy định tại Chương này và các quy định khác có liên quan của
Luật này; trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật này thì áp dụng
quy định tại Chương này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
88 của Luật này được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên theo các quy định tại Mục 1 Chương III hoặc công ty
cổ phần theo các quy định tại Chương V của Luật này.
Điều 90. Cơ
cấu tổ chức quản lý
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết
định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên theo một trong hai mô
hình sau đây:
1. Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
2. Hội đồng thành viên, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Điều 91. Hội
đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên nhân danh
công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật này và
quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng thành viên bao gồm
Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng
thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen
thưởng, kỷ luật.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và
thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành
viên có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng
thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty, trừ trường hợp đã có trên 15
năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
Điều 92.
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên nhân danh
công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với
công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
2. Hội đồng thành viên có quyền
và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các nội dung theo
quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu
tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
b) Quyết định thành lập, tổ chức
lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
c) Quyết định kế hoạch sản xuất,
kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của
công ty;
d) Tổ chức hoạt động kiểm toán nội
bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty;
đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Điều 93.
Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên
1. Không thuộc đối tượng quy định
tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh
nghiệp.
3. Không phải là người có quan hệ
gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở
hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của
công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Không phải là người quản lý
doanh nghiệp thành viên.
5. Trừ Chủ tịch Hội đồng thành
viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc
công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định
của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
6. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch
Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám
đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
7. Tiêu chuẩn và điều kiện khác
quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 94. Miễn
nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch và thành viên khác của
Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều
kiện quy định tại Điều 93
của Luật này;
b) Có đơn xin từ chức và được cơ
quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận bằng văn bản;
c) Có quyết định điều chuyển, bố
trí công việc khác hoặc nghỉ hưu;
d) Không đủ năng lực, trình độ đảm
nhận công việc được giao;
đ) Không đủ sức khỏe hoặc không
còn uy tín để giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên.
2. Chủ tịch và thành viên khác của
Hội đồng thành viên bị cách chức trong trường hợp
sau đây:
a) Công ty không hoàn thành các
mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư
theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu mà không giải trình được nguyên
nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cơ quan đại diện
chủ sở hữu chấp thuận;
b) Bị Tòa án kết án và bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa
vị, chức vụ, sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ
chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản
xuất, kinh doanh của công ty.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ
ngày có quyết định miễn nhiệm hoặc cách chức Chủ tịch và thành viên khác của Hội
đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ
nhiệm người khác thay thế.
Điều 95. Chủ
tịch Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên
do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội
đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty và
doanh nghiệp khác.
2. Chủ tịch
Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng
quý và hằng năm của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội
dung, tài liệu cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội
đồng thành viên;
c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ
tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội
đồng thành viên;
d) Tổ chức thực hiện quyết định
của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên;
đ) Tổ chức giám sát, trực tiếp
giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của
công ty, kết quả quản lý, điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
e) Tổ chức công bố, công khai
thông tin về công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy
đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố.
3. Ngoài trường hợp quy định tại
Điều 94 của Luật này, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể bị
miễn nhiệm, cách chức nếu không thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản
2 Điều này.
Điều 96.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
1. Tham dự cuộc họp Hội đồng
thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
2. Kiểm tra, xem xét, tra cứu,
sao chép, trích lục sổ ghi chép và theo dõi hợp đồng, giao dịch, sổ kế toán,
báo cáo tài chính, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu
khác của công ty.
3. Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Điều 97.
Trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên
1. Tuân thủ Điều lệ công ty, quyết
định của chủ sở hữu công ty và quy định của pháp luật.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ một
cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của
công ty và Nhà nước.
3. Trung thành với lợi ích của
công ty và Nhà nước; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí
quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi
ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ,
chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần
vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở
hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được tập hợp
và lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
5. Chấp hành nghị quyết Hội đồng
thành viên.
6. Chịu trách nhiệm cá nhân khi
thực hiện các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa công ty
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc
giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho tổ
chức, cá nhân khác;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa
đến hạn khi nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
7. Trường hợp thành viên Hội đồng
thành viên phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên khác có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì
có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu
thành viên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.
Điều 98. Chế
độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên làm việc
theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét, quyết định
những vấn đề thuộc quyền, nghĩa vụ của mình. Đối với những vấn đề không yêu cầu
thảo luận thì Hội đồng thành viên có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản
theo quy định tại Điều lệ công ty. Hội đồng thành viên có thể họp bất thường để
giải quyết những vấn đề cấp bách theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu
công ty, theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc trên 50% tổng số
thành viên Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên
hoặc thành viên được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền có trách nhiệm chuẩn
bị chương trình, nội dung tài liệu, triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp
Hội đồng thành viên. Các thành viên Hội đồng thành viên có quyền kiến nghị bằng
văn bản về chương trình họp. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các
thành viên Hội đồng thành viên và người được mời dự họp chậm nhất là 03 ngày
làm việc trước ngày họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến việc kiến
nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty,
thông qua phương hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng
năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất
là 05 ngày làm việc trước ngày họp.
3. Thông báo mời họp Hội đồng
thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc
phương thức khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp đến từng
thành viên Hội đồng thành viên và người được mời dự họp. Nội dung thông báo mời
họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm
và chương trình họp. Hình thức họp trực tuyến có thể được áp dụng khi cần thiết.
4. Cuộc họp Hội đồng thành viên hợp
lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham dự.
Nghị quyết Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng số thành
viên tham dự biểu quyết tán thành; trường hợp
có số phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu tán thành của Chủ tịch Hội đồng
thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp
là nội dung được thông qua. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý
kiến của mình và kiến nghị lên cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty.
5.
Trường hợp lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản
thì nghị quyết Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng số
thành viên Hội đồng thành viên tán thành. Nghị quyết có thể được thông qua bằng
cách sử dụng nhiều bản sao của cùng một văn bản nếu mỗi bản sao đó có ít nhất một
chữ ký của thành viên Hội đồng thành viên.
6. Căn cứ vào nội dung và chương
trình cuộc họp, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng thành viên mời đại diện có thẩm
quyền của cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự và thảo luận các vấn đề cụ thể
trong chương trình cuộc họp. Đại diện cơ quan, tổ chức được mời dự họp có quyền
phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết. Các ý kiến phát biểu của đại
diện được mời dự họp được ghi đầy đủ vào biên bản của cuộc họp.
7. Nội dung các vấn đề thảo luận,
các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các nghị quyết được Hội đồng thành
viên thông qua và kết luận của các cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi
biên bản. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính
chính xác và tính trung thực của biên bản họp Hội đồng thành viên. Biên bản họp
Hội đồng thành viên phải được thông qua trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản
phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm, mục
đích, chương trình họp; danh sách thành viên dự họp; vấn đề được thảo luận và
biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên, đại diện được mời dự họp về
từng vấn đề thảo luận;
b) Số phiếu biểu quyết tán thành
và không tán thành đối với trường hợp
không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng; số phiếu biểu quyết tán thành, không
tán thành và không có ý kiến đối với trường
hợp áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng;
c) Các quyết định được thông
qua;
d) Họ, tên, chữ ký của thành
viên dự họp.
8. Thành viên Hội đồng thành
viên có quyền yêu cầu Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám
đốc, Kế toán trưởng và người quản lý công
ty, công ty con do công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn
góp của công ty tại doanh nghiệp khác cung cấp các thông tin, tài liệu về tình
hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp theo quy chế thông tin do Hội đồng
thành viên quy định hoặc theo nghị quyết Hội đồng thành viên. Người được yêu cầu
cung cấp thông tin phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin, tài
liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng thành viên, trừ trường hợp Hội đồng thành viên có quyết định
khác.
9. Hội đồng thành viên sử dụng bộ
máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc của công ty để thực hiện nhiệm vụ của
mình.
10. Chi phí hoạt động của Hội đồng
thành viên, tiền lương, phụ cấp và thù lao được tính vào chi phí quản lý công
ty.
11. Trường hợp cần thiết, Hội đồng
thành viên tổ chức việc lấy ý kiến chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài
trước khi quyết định vấn đề quan trọng thuộc thẩm
quyền của Hội đồng thành viên. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được
quy định tại quy chế quản lý tài chính của
công ty.
12. Nghị quyết Hội đồng thành
viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong nghị quyết, trừ trường hợp phải được cơ
quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Điều 99. Chủ
tịch công ty
1. Chủ tịch công ty do cơ quan đại
diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm
kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm
không quá hai nhiệm kỳ, trừ trường hợp người được bổ nhiệm đã có trên 15 năm
làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu. Tiêu chuẩn,
điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch công ty được thực hiện
theo quy định tại Điều 93 và Điều 94 của Luật này.
2. Chủ tịch công ty thực hiện
quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định
của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
khác theo quy định tại Điều 92 và Điều 97 của Luật này.
3. Tiền lương, phụ cấp, thù lao
của Chủ tịch công ty được tính vào chi phí quản lý công ty.
4. Chủ tịch công ty sử dụng bộ
máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc
của công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp cần thiết, Chủ
tịch công ty tổ chức lấy ý kiến chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài trước
khi quyết định vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty. Chi phí
lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại quy chế quản lý tài chính của
công ty.
5. Quyết định thuộc thẩm quyền
quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập thành văn bản, ký tên với chức danh
Chủ tịch công ty bao gồm cả trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc.
6. Quyết định của Chủ tịch công
ty có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong quyết định, trừ
trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
7. Trường hợp Chủ tịch công ty
xuất cảnh khỏi Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người
khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty; việc ủy quyền phải
được thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trường hợp
ủy quyền khác thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Điều 100.
Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án
nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
2. Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và
có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện và đánh giá
kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty;
b) Tổ chức thực hiện và đánh giá
kết quả thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công
ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;
c) Quyết định các công việc hằng
ngày của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội
bộ của công ty đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chấp thuận;
đ) Bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm,
cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động đối với
người quản lý công ty, trừ chức danh thuộc thẩm
quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký kết hợp đồng, giao dịch nhân
danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên
hoặc Chủ tịch công ty;
g) Lập và trình Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh;
báo cáo tài chính;
h) Kiến nghị phân bổ và sử dụng
lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
i) Tuyển dụng lao động;
k) Kiến nghị phương án tổ chức lại
công ty;
l) Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
3. Công ty có một hoặc một số
Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc. Số lượng, thẩm quyền bổ nhiệm Phó giám đốc
hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty. Quyền và nghĩa vụ của Phó
giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động.
Điều 101.
Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Không thuộc đối tượng quy định
tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của
công ty.
3. Không phải là người có quan hệ
gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở
hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó
giám đốc và Kế toán trưởng của công ty;
Kiểm soát viên công ty.
4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch
Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở
doanh nghiệp nhà nước khác.
5. Không được kiêm Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 102.
Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng
giám đốc và người quản lý khác của công
ty, Kế toán trưởng
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị
miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều
kiện quy định tại Điều 101 của Luật này;
b) Có đơn xin nghỉ việc.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị
xem xét cách chức trong trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp không bảo toàn
được vốn theo quy định của pháp luật;
b) Doanh nghiệp không hoàn thành
các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm;
c) Doanh nghiệp vi phạm pháp luật;
d) Không có đủ trình độ và năng
lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của
doanh nghiệp;
đ) Vi phạm một trong số các quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý quy định
tại Điều 97 và Điều 100 của Luật này;
e) Trường hợp khác quy định tại
Điều lệ công ty.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ
ngày có quyết định miễn nhiệm, cách chức, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế.
4.
Trường hợp miễn nhiệm, cách chức đối với
Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng do Điều lệ công ty quy định.
Điều 103.
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Căn cứ quy mô của công ty, cơ
quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm
soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá
05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại
công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát
viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng
Ban kiểm soát.
2. Một cá nhân có thể đồng thời được
bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp
nhà nước.
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm
soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở
lên thuộc một trong các chuyên ngành về
kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên
ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm
kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm
làm việc;
b) Không được là người quản lý
công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của
doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động
của công ty;
c) Không phải là người có quan hệ
gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở
hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty;
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;
d) Tiêu chuẩn và điều kiện khác
quy định tại Điều lệ công ty.
4. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Điều 104.
Nghĩa vụ của Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có nghĩa vụ sau
đây:
a) Giám sát việc tổ chức thực hiện
chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh;
b) Giám sát, đánh giá thực trạng
hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty;
c) Giám sát và đánh giá việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên,
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
d) Giám sát, đánh giá hiệu lực
và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi
ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;
đ) Giám sát tính hợp pháp, tính
hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung
báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
e) Giám sát hợp đồng, giao dịch
của công ty với các bên có liên quan;
g) Giám sát thực hiện dự án đầu
tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có
quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty;
h) Lập và
gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d,
đ, e và g khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;
i) Thực hiện nghĩa vụ khác theo
yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.
2. Tiền lương, thù lao, thưởng
và lợi ích khác của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và
chi trả.
3. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Điều 105.
Quyền của Ban kiểm soát
1. Tham gia các cuộc họp Hội đồng
thành viên, các cuộc tham vấn, trao đổi chính thức và không chính thức của cơ
quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; chất vấn Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
về kế hoạch, dự án, chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý, điều hành công ty.
2. Xem xét sổ sách kế toán, báo
cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản
lý, điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của
cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Yêu cầu Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng
và người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin trong
phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh
doanh của công ty.
4. Yêu cầu người quản lý công ty
báo cáo về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét
thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ
công ty.
5. Đề nghị cơ quan đại diện chủ
sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán để tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao.
6. Quyền khác quy định tại Điều
lệ công ty.
Điều 106.
Chế độ làm việc của Ban kiểm soát
1. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng
kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công
nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.
2. Kiểm soát viên chủ động và độc
lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện
nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công
khi xét thấy cần thiết.
3. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi
tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong
tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động
tiếp theo của Ban kiểm soát.
4. Quyết định của Ban kiểm soát
được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội
dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo
cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Điều 107.
Trách nhiệm của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ
công ty, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát
viên.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
công ty và lợi ích hợp pháp của các bên tại công ty.
3. Trung thành với lợi ích của
Nhà nước và công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí
quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi
ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Trường hợp vi phạm trách nhiệm
quy định tại Điều này mà gây thiệt hại cho công ty thì Kiểm soát viên phải chịu
trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; hoàn trả
lại cho công ty mọi thu nhập và lợi ích có được do vi phạm trách nhiệm quy định
tại Điều này.
5.
Báo cáo kịp thời cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, đồng thời yêu cầu Kiểm
soát viên chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả trong trường hợp phát hiện Kiểm soát viên đó vi phạm quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm được giao.
6.
Báo cáo kịp thời cho cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty, Kiểm soát viên khác
và cá nhân có liên quan, đồng thời yêu cầu cá nhân đó chấm dứt hành vi vi phạm
và khắc phục hậu quả trong trường hợp sau đây:
a) Phát hiện có thành viên Hội đồng
thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
làm trái quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm
trái quy định đó;
b) Phát hiện hành vi vi phạm
pháp luật, trái quy định Điều lệ công ty hoặc quy chế quản trị nội bộ công ty.
7. Trách nhiệm khác theo quy định
của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 108.
Miễn nhiệm, cách chức Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm
soát viên bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều
kiện theo quy định tại Điều 103 của Luật này;
b) Có đơn xin từ chức và được cơ
quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận;
c) Được cơ quan đại diện chủ sở
hữu hoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ
khác;
d)
Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm
soát viên bị cách chức trong trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ, nhiệm
vụ, công việc được phân công trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả
kháng;
b) Không hoàn thành nghĩa vụ,
nhiệm vụ, công việc được phân công trong 01 năm;
c) Vi phạm nhiều lần, vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát
viên quy định tại Luật này và Điều lệ công ty;
d) Trường hợp khác theo quy định
tại Điều lệ công ty.
Điều 109.
Công bố thông tin định kỳ
1. Công ty
phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại
diện chủ sở hữu những thông tin sau đây:
a) Thông tin cơ bản về công ty
và Điều lệ công ty;
b) Mục tiêu tổng quát; mục tiêu,
chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm;
c) Báo cáo và tóm tắt báo cáo
tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn
150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài
chính; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất
(nếu có);
d) Báo cáo
và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc
lập; thời hạn công bố phải trước ngày 31 tháng 7 hằng năm; bao gồm cả báo cáo
tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có);
đ) Báo cáo đánh giá về kết quả
thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm;
e) Báo cáo kết quả thực hiện các
nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm
xã hội khác;
g) Báo cáo về thực trạng quản trị,
cơ cấu tổ chức công ty.
2. Báo cáo thực trạng quản trị
công ty bao gồm các thông tin sau đây:
a) Thông tin về cơ quan đại diện
chủ sở hữu, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở
hữu;
b) Thông tin về người quản lý
công ty, bao gồm trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, các vị trí quản
lý đã nắm giữ, cách thức được bổ nhiệm, công việc quản lý được giao; mức và
cách thức chi trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác; người có liên
quan và lợi ích có liên quan của người quản lý công ty;
c) Quyết định có liên quan của
cơ quan đại diện chủ sở hữu; các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
hoặc Chủ tịch công ty;
d) Thông tin về Ban kiểm soát,
Kiểm soát viên và hoạt động của họ;
đ) Báo cáo kết luận của cơ quan thanh tra (nếu có) và báo
cáo của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
e) Thông tin về người có liên
quan của công ty, hợp đồng, giao dịch của công ty với người có liên quan;
g) Thông tin khác theo quy định
của Điều lệ công ty.
3. Thông tin được công bố phải đầy
đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật.
4. Người đại diện theo pháp luật
hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện công bố thông tin. Người đại
diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực
và chính xác của thông tin được công bố.
5. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Điều 110.
Công bố thông tin bất thường
1. Công ty
phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công
khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường
trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Tài khoản của công ty bị
phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
b) Tạm ngừng một phần hoặc toàn
bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy
phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy
phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
c) Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt
động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công
ty;
d) Thay đổi thành viên Hội đồng
thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng
tài chính kế toán, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
đ) Có quyết định kỷ luật, khởi tố,
có bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý doanh nghiệp;
e) Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về
việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
g) Có quyết định thay đổi tổ chức
kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;
h) Có quyết định thành lập, giải
thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn
đầu tư tại các công ty khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Chương V
CÔNG TY CỔ PHẦN
Điều 111.
Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp,
trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá
nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát
hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Điều 112.
Vốn của công ty cổ phần
1. Vốn điều lệ của công ty cổ phần
là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi
đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng
ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
2. Cổ phần đã bán là cổ phần được
quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành
lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký
mua.
3. Cổ phần
được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội
đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào
bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần
các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng
ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần
được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký
mua.
5. Công ty có thể giảm vốn điều
lệ trong trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng
cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần
của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt
động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở
lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã
bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các cổ
đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của
Luật này.
Điều 113.
Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ
số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký
mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng
tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để
chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản
trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ
phần đã đăng ký mua.
2. Trong thời hạn từ ngày công
ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh
toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định
tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ
phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
3. Trường hợp sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, cổ đông chưa
thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực
hiện theo quy định sau đây:
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ
phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được
chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần
số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác
tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ
phần chưa thanh toán cho người khác;
c) Cổ phần chưa thanh toán được
coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã
đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh
vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ
phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ
đông sáng lập.
4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc
chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với
tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty
phát sinh trong thời hạn trước ngày công
ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm
liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện
đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.
5. Trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành cổ đông của công ty kể từ thời điểm
đã thanh toán việc mua cổ phần và những thông tin về cổ đông quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi vào sổ
đăng ký cổ đông.
Điều 114.
Các loại cổ phần
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần
phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công
ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông
ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy
định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
3. Người được quyền mua cổ phần
ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công
ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết
định.
4. Mỗi cổ phần của cùng một loại
đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
5. Cổ phần phổ thông không thể
chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần
phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
6. Cổ phần phổ thông được dùng
làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được
gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi
ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu
quyết.
7. Chính phủ quy định về chứng
chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.
Điều 115.
Quyền của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông phổ thông có quyền
sau đây:
a) Tham dự, phát biểu trong cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua
người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật
quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b) Nhận cổ tức với mức theo quyết
định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương
ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan;
đ) Xem xét, tra cứu và trích lục
thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết;
yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
e) Xem xét, tra cứu, trích lục
hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết
Đại hội đồng cổ đông;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá
sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại
công ty.
2. Cổ đông
hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ
khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ
biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa
năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua
Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại,
bí mật kinh doanh của công ty;
b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội
đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này;
c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm
tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty
khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung
sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối
với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ
chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời
điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ
lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm
tra;
d) Quyền khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
3. Cổ đông
hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp
Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị vi phạm
nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định
vượt quá thẩm quyền được giao;
b) Trường hợp khác theo quy định
tại Điều lệ công ty.
4. Yêu cầu
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông quy định tại khoản 3 Điều này phải bằng văn
bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch,
số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ
đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa
chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần
của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ
và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập
họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ
vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.
5. Cổ đông
hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ
khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì
việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát thực hiện như sau:
a) Các cổ đông phổ thông hợp
thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo
về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ
đông;
b) Căn cứ số lượng thành viên Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản
này được quyền đề cử một hoặc một số người
theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử
thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng
cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ
đông khác đề cử.
6. Quyền khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 116.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là
cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác;
số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ
phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết
đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được
quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu
quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
biểu quyết có quyền sau đây:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại
khoản 1 Điều này;
b) Quyền khác như cổ đông phổ
thông, trừ trường hợp quy định tại khoản
3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp
chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc
thừa kế.
4. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Điều 117.
Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức
1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ
phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc
mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức
thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức
cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ
phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
cổ tức có quyền sau đây:
a) Nhận cổ tức theo quy định tại
khoản 1 Điều này;
b) Nhận phần tài sản còn lại
tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết
các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
c) Quyền khác như cổ đông phổ
thông, trừ trường hợp quy định tại khoản
3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản
6 Điều 148 của Luật này.
Điều 118.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại
1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ
phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các
điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người
vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật này.
Điều 119.
Nghĩa vụ của cổ đông
1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn
số cổ phần cam kết mua.
2. Không được rút vốn đã góp bằng
cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công
ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp
có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại
khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng
liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
3. Tuân thủ Điều lệ công ty và
quy chế quản lý nội bộ của công ty.
4. Chấp hành nghị quyết, quyết định
của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
5. Bảo mật các thông tin được
công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng
thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ
chức, cá nhân khác.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 120.
Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Công ty cổ phần mới thành lập
phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp
nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường
hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của
người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
2. Các cổ đông sáng lập phải
cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán
khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
3. Trong
thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông
sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập
nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập
dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc
chuyển nhượng cổ phần đó.
4. Các hạn chế quy định tại khoản
3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:
a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập
có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Cổ phần đã được chuyển nhượng
cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.
Điều 121.
Cổ phiếu
1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công
ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu
một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ
yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số lượng cổ phần và loại cổ
phần;
c) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng
mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số
doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với
cổ đông là tổ chức;
đ) Chữ ký của người đại diện
theo pháp luật của công ty;
e) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ
phiếu;
g) Nội dung khác theo quy định tại
các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của
cổ phần ưu đãi.
2.
Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty
phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu cổ phiếu đó không bị ảnh hưởng.
Người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm về thiệt hại do những
sai sót đó gây ra.
3. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị
hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ
phiếu theo đề nghị của cổ đông đó. Đề nghị của cổ đông phải bao gồm các nội
dung sau đây:
a) Thông tin về cổ phiếu đã bị mất,
bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác;
b) Cam kết chịu trách nhiệm về
những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.
Điều 122.
Sổ đăng ký cổ đông
1. Công ty cổ phần phải lập và
lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản giấy,
tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công
ty.
2. Sổ đăng ký cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của
công ty;
b) Tổng số cổ phần được quyền
chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng
loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số
doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với
cổ đông là tổ chức;
đ) Số lượng cổ phần từng loại của
mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu
giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc các tổ chức
khác có chức năng lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Cổ đông có quyền kiểm tra,
tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông công ty trong
sổ đăng ký cổ đông.
4. Trường hợp cổ đông thay đổi địa
chỉ liên lạc thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký
cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông
do không được thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc của cổ đông.
5. Công ty phải cập nhật kịp thời
thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan
theo quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 123.
Chào bán cổ phần
1. Chào bán cổ phần là việc công
ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều
lệ.
2. Chào bán cổ phần có thể thực
hiện theo các hình thức sau đây:
a) Chào bán cổ phần cho cổ đông
hiện hữu;
b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;
c) Chào bán cổ phần ra công
chúng.
3. Chào bán cổ phần ra công
chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo
quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Công ty thực hiện đăng ký
thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Điều 124.
Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
1. Chào bán cổ phần cho cổ đông
hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được
quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu
cổ phần hiện có của họ tại công ty.
2. Chào bán cổ phần cho cổ đông
hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như
sau:
a) Công ty phải thông báo bằng
văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ
trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng
ký mua cổ phần;
b) Thông báo phải gồm họ, tên, địa
chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá
nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ
sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có
của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông
được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của
người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu
đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần
không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã
không nhận quyền ưu tiên mua;
c) Cổ đông có quyền chuyển quyền
ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.
3. Trường hợp số lượng cổ phần dự
kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký
mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại
cho cổ đông của công ty và người khác với điều kiện không thuận lợi hơn so với
những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ
đông có chấp thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
4. Cổ phần được coi là đã bán
khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ
đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
5. Sau khi cổ phần được thanh
toán đầy đủ, công ty phát hành và giao cổ phiếu cho người mua; trường hợp không
giao cổ phiếu, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều
122 của Luật này được ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực quyền sở hữu
cổ phần của cổ đông đó trong công ty.
Điều 125.
Chào bán cổ phần riêng lẻ
1. Chào bán cổ phần riêng lẻ của
công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phải đáp ứng các điều kiện sau
đây:
a) Không chào bán thông qua
phương tiện thông tin đại chúng;
b) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu
tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu
tư chứng khoán chuyên nghiệp.
2. Công ty cổ phần không phải là
công ty đại chúng thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định sau đây:
a) Công ty quyết định phương án
chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định của Luật này;
b) Cổ đông của công ty thực hiện
quyền ưu tiên mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 124 của
Luật này, trừ trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;
c) Trường hợp cổ đông và người
nhận chuyển quyền ưu tiên mua không mua hết thì số cổ phần còn lại được bán cho
người khác theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với điều kiện không thuận lợi
hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ
đông có chấp thuận khác.
3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần chào bán theo quy định tại Điều này phải làm thủ tục về mua cổ phần theo
quy định của Luật Đầu tư.
Điều 126.
Bán cổ phần
Hội đồng quản trị quyết định thời
điểm, phương thức và giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần không được thấp hơn giá
thị trường tại thời điểm bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ trường hợp
sau đây:
1. Cổ phần bán lần đầu tiên cho
những người không phải là cổ đông sáng lập;
2. Cổ phần bán cho tất cả cổ
đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ ở công ty;
3. Cổ phần bán cho người môi giới
hoặc người bảo lãnh; trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể
phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp Điều lệ công
ty quy định khác;
4. Trường hợp khác và mức chiết
khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty hoặc nghị quyết Đại hội đồng cổ
đông quy định.
Điều 127.
Chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này
và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế
về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ
trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Việc chuyển nhượng được thực
hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng
thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường
chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển
nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Trường hợp cổ đông là cá nhân
chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở
thành cổ đông của công ty.
4. Trường hợp cổ đông là cá nhân
chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ
chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được
giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Cổ đông có quyền tặng cho một
phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng
cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần
sẽ trở thành cổ đông của công ty.
6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần
trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời
điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật
này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
7. Công ty phải đăng ký thay đổi
cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời
hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 128.
Chào bán trái phiếu riêng lẻ
1. Công ty cổ phần không phải là
công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này và
quy định khác của pháp luật có liên quan. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công
ty đại chúng, các tổ chức khác và chào bán trái phiếu ra công chúng thực hiện
theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Chào bán trái phiếu riêng lẻ
của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là chào bán không thông qua
phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng
khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ
như sau:
a) Nhà đầu tư chiến lược đối với
trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ;
b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp đối với trái phiểu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền
riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác.
3. Công ty cổ phần không phải là
công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau
đây:
a) Công ty đã thanh toán đủ cả gốc
và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ
các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu
có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được
lựa chọn;
b) Có báo cáo tài chính của năm
trước liền kề năm phát hành được kiểm toán;
c) Bảo đảm điều kiện về tỷ lệ an
toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật;
d) Điều kiện khác theo quy định
của pháp luật có liên quan.
Điều 129.
Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ
1. Công ty quyết định phương án
chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này.
2. Công ty công bố thông tin trước
mỗi đợt chào bán cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và thông báo đợt chào
bán cho sở giao dịch chứng khoán ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ
chức đợt chào bán trái phiếu.
3. Công ty công bố thông tin về
kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư đã mua trái phiếu và thông báo kết
quả đợt chào bán đến sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
kết thúc đợt chào bán trái phiếu.
4. Trái
phiếu phát hành riêng lẻ được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư đáp ứng điều kiện
về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ quy định tại khoản 2
Điều 128 của Luật này, trừ trường hợp thực hiện
theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, phán quyết của Trọng
tài có hiệu lực hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.
5. Căn cứ
quy định của Luật này và Luật Chứng khoán, Chính phủ quy định chi tiết về loại
trái phiếu, hồ sơ, trình tự, thủ tục phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ;
công bố thông tin; phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Điều 130. Quyết
định chào bán trái phiếu riêng lẻ
1. Công ty quyết định chào bán
trái phiếu riêng lẻ theo quy định sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông quyết định
về loại, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm chào bán đối với trái phiếu chuyển
đổi và trái phiếu kèm theo chứng quyền. Việc biểu quyết thông qua nghị quyết về
chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 148 của Luật này;
b) Trường hợp Điều lệ công ty
không quy định khác và trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng
quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời
điểm chào bán, nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất.
Báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ về chào bán trái phiếu.
2. Công ty thực hiện đăng ký
thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi
trái phiếu thành cổ phần.
Điều 131.
Mua cổ phần, trái phiếu
Cổ phần, trái phiếu của công ty
cổ phần có thể được mua bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng,
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản
khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần.
Điều 132.
Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
1. Cổ đông đã biểu quyết không
thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ
của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần
của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong
đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định
bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng
cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
2. Công ty phải mua lại cổ phần
theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc
giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90
ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp
không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định
giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa
chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Điều 133.
Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Công ty có quyền mua lại không
quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi
cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
1. Hội đồng quản trị có quyền
quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc
mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
2. Hội đồng quản trị quyết định
giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn
giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ
công ty không quy định hoặc công ty và cổ
đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn
giá thị trường;
3. Công ty có thể mua lại cổ phần
của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo
trình tự, thủ tục sau đây:
a) Quyết định mua lại cổ phần của
công ty phải được thông báo bằng phương thức để bảo đảm đến được tất cả cổ đông
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải
gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được
mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn
thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông bán cổ phần của họ cho công ty;
b) Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần
phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được
công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Văn bản đồng ý bán cổ phần
phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ
đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa
chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần đồng
ý bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp
luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần trong thời hạn nêu trên.
Điều 134.
Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại
1. Công ty chỉ được thanh toán cổ
phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 132 và Điều
133 của Luật này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại,
công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2. Cổ phần được mua lại theo quy
định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này được coi là cổ
phần chưa bán theo quy định tại khoản 4 Điều 112 của Luật này.
Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần
được công ty mua lại trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp
luật về chứng khoán có quy định khác.
3. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu
cổ phần đã được mua lại phải được tiêu hủy ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được
thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải
liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ
phiếu.
4. Sau khi thanh toán hết số cổ
phần được mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông
báo cho tất cả chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thanh toán hết số
cổ phần được mua lại.
Điều 135.
Trả cổ tức
1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi
được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ
thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả
cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ
được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ
thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Đã trích lập các quỹ công ty
và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức,
công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
3. Cổ tức có thể được chi trả bằng
tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ
công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam
và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Cổ tức phải được thanh toán đầy
đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức
được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày
trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để
bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong
sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông
báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở
chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc
số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
d) Số lượng cổ phần từng loại của
cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được
nhận;
đ) Thời điểm và phương thức trả
cổ tức;
e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch
Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
5. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng
cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông
và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công
ty.
6. Trường hợp chi trả cổ tức bằng
cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn
điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
Điều 136.
Thu hồi tiền thanh toán cổ phần được mua lại hoặc cổ tức
Trường hợp việc thanh toán cổ phần
được mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 134 của Luật
này hoặc trả cổ tức trái với quy định tại Điều 135 của Luật
này, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường
hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản
trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà
chưa được hoàn lại.
Điều 137.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
1. Trừ trường hợp pháp luật về
chứng khoán có quy định khác, công ty cổ
phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình
sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ
phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt
buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này
ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy
ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy
ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
2. Trường hợp công ty chỉ có một
người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ
chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật
của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ
tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại
diện theo pháp luật của công ty.
Điều 138.
Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất
cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ
phần.
2. Đại hội
đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển
của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng
số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của
từng loại cổ phần;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
d) Quyết
định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ
công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung
Điều lệ công ty;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng
năm;
g) Quyết định mua lại trên 10% tổng
số cổ phần đã bán của mỗi loại;
h) Xem xét, xử lý vi phạm của
thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ
đông công ty;
i) Quyết định tổ chức lại, giải
thể công ty;
k) Quyết định ngân sách hoặc tổng
mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
l) Phê duyệt quy chế quản trị nội
bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm
toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động
của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 139.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông họp thường
niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp
bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham
dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đại hội
đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc
năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản
trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần
thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Đại hội đồng cổ đông thường
niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
a)
Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Báo cáo tài chính hằng năm;
c) Báo cáo của Hội đồng quản trị
về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng
quản trị;
d) Báo
cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của
Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả
hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần
của từng loại;
g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Điều 140.
Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
1. Hội đồng quản trị triệu tập họp
Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp
bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị xét thấy cần
thiết vì lợi ích của công ty;
b) Số lượng thành viên Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định
của pháp luật;
c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc
nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này;
d) Theo yêu cầu của Ban kiểm
soát;
đ) Trường hợp khác theo quy định
của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Trừ trường hợp Điều lệ công
ty có quy định khác, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp quy định tại điểm b khoản 1
Điều này hoặc nhận được yêu cầu triệu tập họp quy định tại điểm c và điểm d khoản
1 Điều này. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ
đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản
trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.
3. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn
30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội
đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Trường
hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt
hại phát sinh cho công ty.
4. Trường hợp Ban kiểm soát
không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều này thì
cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều 115 của
Luật này có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo
quy định của Luật này.
5. Người
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập danh sách cổ đông có quyền
dự họp;
b) Cung cấp thông tin và giải
quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
c) Lập chương trình và nội dung
cuộc họp;
d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;
đ) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng
cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của
các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát
viên;
e) Xác định thời gian và địa điểm
họp;
g) Gửi thông báo mời họp đến từng
cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;
h) Công việc khác phục vụ cuộc họp.
6. Chi phí triệu tập và tiến
hành họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này sẽ
được công ty hoàn lại.
Điều 141.
Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
1. Danh sách cổ đông có quyền dự
họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh
sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không quá 10 ngày
trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy
định thời hạn ngắn hơn.
2. Danh sách cổ đông có quyền dự
họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy
tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc
số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.
3. Cổ đông có quyền kiểm tra,
tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông trong danh
sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi thông tin
sai lệch hoặc bổ sung thông tin cần thiết về mình trong
danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Người quản lý công ty
phải cung cấp kịp thời thông tin trong sổ đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ
đông; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc
cung cấp không kịp thời, không chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu
cầu. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin trong
sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định
tại Điều lệ công ty.
Điều 142.
Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương
trình, nội dung cuộc họp.
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy
định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền kiến nghị vấn
đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản
và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn
khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ
đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
3. Trường hợp người triệu tập họp
Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này thì chậm
nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
chỉ được từ chối kiến nghị nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kiến nghị được gửi đến không
đúng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Vấn đề kiến nghị không thuộc
thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Trường hợp khác theo quy định
tại Điều lệ công ty.
4. Người triệu tập họp Đại hội đồng
cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến
chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu
được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Điều 143.
Mời họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng
cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước
ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời
họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc
của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.
2. Thông báo mời họp được gửi bằng
phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang
thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng
báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Thông báo mời họp phải được gửi
kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Chương trình họp, các tài liệu
sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương
trình họp;
b) Phiếu biểu quyết.
4. Trường hợp công ty có trang
thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay
thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này,
thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu.
Điều 144.
Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cổ đông, người đại diện theo ủy
quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản
cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3 Điều
này.
2. Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ
chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy
quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá
nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức
được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi
đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
3. Cổ đông
được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp
tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức
khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông qua
hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc
họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;
đ) Gửi phiếu biểu quyết bằng
phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.
Điều 145.
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu
quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ
nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông
báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định
họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng
số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3.
Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định
tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời
hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định
khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc
vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới
có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời
họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.
Điều 146.
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trong trường hợp Điều lệ công ty
không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông được tiến hành như sau:
1. Trước khi khai mạc cuộc họp,
phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông;
2. Việc bầu chủ tọa, thư ký và
ban kiểm phiếu được quy định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị
làm chủ tọa hoặc ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất
khả năng làm việc thì các thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người
trong số họ làm chủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số; trường hợp không bầu được
người làm chủ tọa thì Trưởng Ban kiểm soát điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu
chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;
b) Trừ trường hợp quy định tại
điểm a khoản này, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều hành để
Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm
chủ tọa cuộc họp;
c) Chủ tọa cử một hoặc một số
người làm thư ký cuộc họp;
d) Đại hội đồng cổ đông bầu một
hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo
đề nghị của chủ tọa cuộc họp;
3. Chương trình và nội dung họp
phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong
phiên khai mạc. Chương trình phải xác định thời
gian đối với từng vấn đề trong nội
dung chương trình họp;
4. Chủ tọa có quyền thực hiện
các biện pháp cần thiết và hợp lý để điều hành cuộc họp một cách có trật tự,
đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số
người dự họp;
5. Đại hội đồng cổ đông thảo luận
và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được
tiến hành bằng biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến. Kết quả
kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác;
6. Cổ đông hoặc người được ủy
quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham
gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trong
trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không
thay đổi;
7. Người triệu tập họp hoặc chủ
tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền sau đây:
a) Yêu cầu tất cả người dự họp
chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý khác;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành
của chủ tọa, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp
hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông;
8. Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp
Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp tối đa không quá 03 ngày
làm việc kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc và chỉ được hoãn cuộc họp hoặc
thay đổi địa điểm họp trong trường hợp sau đây:
a) Địa điểm họp không có đủ chỗ
ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
b) Phương tiện thông tin tại địa
điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;
c) Có người dự họp cản trở, gây
rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng
và hợp pháp;
9. Trường hợp chủ tọa hoãn hoặc
tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định tại khoản 8 Điều này, Đại hội
đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ tọa
điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc; tất cả nghị quyết được thông qua tại
cuộc họp đó đều có hiệu lực thi hành.
Điều 147.
Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông thông
qua nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình
thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Trường hợp Điều lệ công ty
không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau
đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của
Điều lệ công ty;
b) Định hướng phát triển công
ty;
c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần
của từng loại;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số
tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo
tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ
hoặc giá trị khác;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng
năm;
g) Tổ chức lại, giải thể công
ty.
Điều 148.
Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
1. Nghị
quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng
số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp
quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy
định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần
của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh
vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản
lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản
có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều
lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công
ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công
ty quy định.
2. Các nghị
quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết
của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1,
3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trừ trường
hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo
đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu
nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ
đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một
số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên
được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên
có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công
ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho
thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành
bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo
tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
4. Trường hợp thông qua nghị quyết
dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được
thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất
cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
5. Nghị quyết Đại hội đồng cổ
đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện
tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin
điện tử của công ty.
6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ
đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ
phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu
từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông
ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành
trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Điều 149.
Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết
Đại hội đồng cổ đông
Trường hợp Điều lệ công ty không
có quy định khác thì thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để
thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Hội đồng quản trị có quyền lấy
ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông khi
xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;
2. Hội đồng quản trị chuẩn bị
phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, các tài liệu giải
trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả cổ đông có quyền biểu quyết chậm nhất
là 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến, nếu Điều lệ công ty
không quy định thời hạn khác dài hơn. Việc lập danh sách cổ đông gửi phiếu lấy
ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141
của Luật này. Yêu cầu và cách thức gửi phiếu lấy ý kiến và tài liệu kèm
theo thực hiện theo quy định tại Điều 143 của Luật này;
3. Phiếu lấy ý kiến phải bao gồm
các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã
số doanh nghiệp;
b) Mục đích lấy ý kiến;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc
tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số
doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với
cổ đông là tổ chức hoặc họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp
lý của cá nhân đối với đại diện của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần của từng
loại và số phiếu biểu quyết của cổ đông;
d) Vấn đề cần lấy ý kiến để
thông qua;
đ) Phương án biểu quyết bao gồm
tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
e) Thời hạn phải gửi về công ty
phiếu lấy ý kiến đã được trả lời;
g) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch
Hội đồng quản trị;
4. Cổ đông có thể gửi phiếu lấy
ý kiến đã trả lời đến công ty bằng hình thức gửi thư, fax hoặc thư điện tử theo
quy định sau đây:
a) Trường hợp gửi thư, phiếu lấy
ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của cổ đông là cá nhân, của người đại diện
theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức. Phiếu
lấy ý kiến gửi về công ty phải được đựng trong phong bì dán kín và không ai được
quyền mở trước khi kiểm phiếu;
b) Trường hợp gửi fax hoặc thư
điện tử, phiếu lấy ý kiến gửi về công ty phải được giữ bí mật đến thời điểm kiểm
phiếu;
c) Các phiếu lấy ý kiến gửi về
công ty sau thời hạn đã xác định tại nội dung phiếu lấy ý kiến hoặc đã bị mở trong trường hợp gửi thư và bị tiết lộ trong
trường hợp gửi fax, thư điện tử là không hợp lệ. Phiếu lấy ý kiến không được gửi
về được coi là phiếu không tham gia biểu quyết;
5. Hội đồng quản trị tổ chức kiểm
phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến, giám sát của Ban kiểm soát
hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty. Biên bản kiểm phiếu phải
bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã
số doanh nghiệp;
b) Mục đích và các vấn đề cần lấy
ý kiến để thông qua nghị quyết;
c) Số cổ đông với tổng số phiếu
biểu quyết đã tham gia biểu quyết, trong
đó phân biệt số phiếu biểu quyết hợp lệ và số phiếu biểu quyết không hợp lệ và
phương thức gửi phiếu biểu quyết, kèm theo phụ lục danh sách cổ đông tham gia
biểu quyết;
d) Tổng số phiếu tán thành,
không tán thành và không có ý kiến đối với từng vấn đề;
đ) Vấn đề đã được thông qua và tỷ
lệ biểu quyết thông qua tương ứng;
e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch
Hội đồng quản trị, người giám sát kiểm phiếu và người kiểm phiếu.
Các thành viên Hội đồng quản trị,
người kiểm phiếu và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về
tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm về
các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không
trung thực, không chính xác;
6. Biên bản kiểm phiếu và nghị
quyết phải được gửi đến các cổ đông trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu. Trường hợp công ty có trang
thông tin điện tử, việc gửi biên bản kiểm phiếu và nghị quyết có thể thay thế bằng
việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty;
7. Phiếu lấy ý kiến đã được trả
lời, biên bản kiểm phiếu, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan
gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty;
8. Nghị quyết được thông qua
theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như nghị quyết được
thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Điều 150.
Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện
tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước
ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã
số doanh nghiệp;
b) Thời gian và địa điểm họp Đại
hội đồng cổ đông;
c) Chương trình và nội dung cuộc
họp;
d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;
đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và
các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung
chương trình họp;
e) Số cổ đông và tổng số phiếu
biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện
cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;
g) Tổng số phiếu biểu quyết đối
với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ
phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không
tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;
h) Các vấn đề đã được thông qua
và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;
i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa
và thư ký.
Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối
ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của
Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản
này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.
2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ
đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.
3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc
người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung
thực, chính xác của nội dung biên bản.
4. Biên bản lập bằng tiếng Việt
và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về
nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.
5. Biên bản họp Đại hội đồng cổ
đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có
thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Biên bản họp Đại hội đồng cổ
đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và
tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ
sở chính của công ty.
Điều 151.
Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Trong thời hạn 90 ngày kể từ
ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản
kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định
tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án
hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại
hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau
đây:
1. Trình tự, thủ tục triệu tập họp
và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật
này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này;
2. Nội dung nghị quyết vi phạm
pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Điều 152.
Hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
1. Nghị quyết Đại hội đồng cổ
đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực ghi tại
nghị quyết đó.
2. Nghị quyết Đại hội đồng cổ
đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp
và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị
quyết đó vi phạm quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ
đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo
quy định tại Điều 151 của Luật này, nghị quyết đó vẫn có hiệu
lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, Trọng tài
có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định
của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 153.
Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị là cơ quan
quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền
và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông.
2. Hội đồng
quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch
phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng
số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Quyết định bán cổ phần chưa
bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy
động thêm vốn theo hình thức khác;
d) Quyết định giá bán cổ phần và
trái phiếu của công ty;
đ) Quyết định mua lại cổ phần
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;
e) Quyết định phương án đầu tư
và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới
hạn theo quy định của pháp luật;
g) Quyết định giải pháp phát triển
thị trường, tiếp thị và công nghệ;
h) Thông
qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp
đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có
quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết
định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản
2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ
công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những
người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên
hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi
khác của những người đó;
k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng
ngày của công ty;
l) Quyết định cơ cấu tổ chức,
quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi
nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
m) Duyệt chương trình, nội dung
tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
n) Trình báo cáo tài chính hằng
năm lên Đại hội đồng cổ đông;
o) Kiến nghị mức cổ tức được trả;
quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
p) Kiến nghị việc tổ chức lại,
giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
q) Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hội đồng quản trị thông qua
nghị quyết, quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc
hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có
một phiếu biểu quyết.
4. Trường hợp nghị quyết, quyết
định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết
Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành
viên tán thành thông qua nghị quyết, quyết định đó phải cùng liên đới chịu
trách nhiệm cá nhân về nghị quyết, quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho
công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết, quyết định nói trên được miễn
trừ trách nhiệm. Trường hợp này, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án
đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên.
Điều 154.
Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị có từ 03 đến
11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản
trị.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng
quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công
ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục.
3.
Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ
thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có
thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ
công ty có quy định khác.
4. Điều lệ công ty quy định cụ
thể số lượng, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các
thành viên độc lập Hội đồng quản trị.
Điều 155.
Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị
phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của
Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của
công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ
công ty có quy định khác;
c) Thành viên Hội đồng quản trị
công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;
d) Đối với doanh nghiệp nhà nước
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và
công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1
Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người
có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công
ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
2. Trừ trường
hợp pháp luật về chứng khoán có quy định
khác, thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật này phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không phải là người đang làm
việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người
đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;
b) Không phải là người đang hưởng
lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị
được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc
chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em
ruột là cổ đông lớn của công ty; là người
quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp
hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công
ty;
đ) Không phải là người đã từng
làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05
năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.
3. Thành viên độc lập Hội đồng
quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn
là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ các tiêu
chuẩn và điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc
lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện tại cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu
bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được
thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.
Điều 156.
Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do
Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng
quản trị.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị
công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản
1 Điều 88 của Luật này không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có
quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt
động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị chương trình, nội
dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội
đồng quản trị;
c)
Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực
hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
4.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện
được nhiệm vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác
thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy
định tại Điều lệ công ty. Trường hợp
không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị
tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành
chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư
trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo
nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của
Hội đồng quản trị.
5. Khi xét
thấy cần thiết, Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm thư ký công ty. Thư ký
công ty có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a)
Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;
ghi chép các biên bản họp;
b) Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản
trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao;
c) Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị
công ty;
d) Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của cổ đông; việc tuân thủ nghĩa vụ cung cấp thông tin, công
khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;
đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 157.
Cuộc họp Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị được
bầu trong cuộc họp đầu tiên của Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc
kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị đó. Cuộc họp này do thành viên có
số phiếu bầu cao nhất hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất triệu tập và chủ trì. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số
phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên bầu
theo nguyên tắc đa số để chọn 01 người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.
2. Hội đồng quản trị họp ít nhất
mỗi quý một lần và có thể họp bất thường.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị
triệu tập họp Hội đồng quản trị trong trường
hợp sau đây:
a) Có đề nghị của Ban kiểm soát
hoặc thành viên độc lập Hội đồng quản trị;
b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;
c) Có đề nghị của ít nhất 02
thành viên Hội đồng quản trị;
d) Trường hợp khác do Điều lệ
công ty quy định.
4. Đề nghị quy định tại khoản 3
Điều này phải được lập thành văn bản, trong
đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội
đồng quản trị.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải
triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không triệu tập họp Hội
đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm
về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Chủ
tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.
6. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc
người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải
gửi thông báo mời họp chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ
công ty không có quy định khác. Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời
gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm
theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết
của thành viên.
Thông báo mời họp Hội đồng quản
trị có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương
thức khác do Điều lệ công ty quy định và bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của
từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.
7. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc
người triệu tập gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến các Kiểm
soát viên như đối với các thành viên Hội đồng quản trị.
Kiểm soát viên có quyền dự các
cuộc họp Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.
8. Cuộc họp Hội đồng quản trị được
tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định
tại khoản này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần
thứ hai trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thời hạn
khác ngắn hơn. Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số
thành viên Hội đồng quản trị dự họp.
9. Thành viên Hội đồng quản trị
được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp trong
trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp
tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho người khác đến dự
họp và biểu quyết theo quy định tại khoản 11 Điều này;
c) Tham dự và biểu quyết thông
qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc
họp thông qua thư, fax, thư điện tử;
đ) Gửi phiếu biểu quyết bằng
phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.
10. Trường hợp gửi phiếu biểu
quyết đến cuộc họp thông qua thư, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì dán kín và phải được chuyển đến
Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất là 01 giờ trước khi khai mạc. Phiếu biểu
quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.
11. Thành viên phải tham dự đầy
đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị. Thành viên được ủy quyền cho người khác dự họp
và biểu quyết nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.
12. Trừ trường hợp Điều lệ công
ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị
được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu
ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng
quản trị.
Điều 158.
Biên bản họp Hội đồng quản trị
1. Các cuộc họp Hội đồng quản trị
phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử
khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước
ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã
số doanh nghiệp;
b) Thời gian, địa điểm họp;
c) Mục đích, chương trình và nội
dung họp;
d) Họ, tên từng thành viên dự họp
hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên
không dự họp và lý do;
đ) Vấn đề được thảo luận và biểu
quyết tại cuộc họp;
e) Tóm tắt phát biểu ý kiến của
từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;
g) Kết quả biểu quyết trong đó
ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
h) Vấn đề đã được thông qua và tỷ
lệ biểu quyết thông qua tương ứng;
i) Họ, tên, chữ ký chủ tọa và
người ghi biên bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường
hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả
thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo
quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này thì biên bản
này có hiệu lực.
3. Chủ tọa, người ghi biên bản
và những người ký tên trong biên bản phải chịu trách nhiệm về tính trung thực
và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.
4. Biên bản họp Hội đồng quản trị
và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải
được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
5. Biên bản lập bằng tiếng Việt
và bằng tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng
Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong
biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.
Điều 159.
Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị
có quyền yêu cầu Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, người quản lý khác trong công ty
cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của
công ty và của đơn vị trong công ty.
2. Người quản lý được yêu cầu phải
cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của
thành viên Hội đồng quản trị. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin
do Điều lệ công ty quy định.
Điều 160.
Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị
1. Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị trong trường
hợp sau đây:
a) Không có đủ tiêu chuẩn và điều
kiện theo quy định tại Điều 155 của Luật này;
b) Có đơn từ chức và được chấp
thuận;
c) Trường hợp khác quy định tại
Điều lệ công ty.
2. Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị trong trường
hợp sau đây:
a) Không tham gia các hoạt động
của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Trường hợp khác quy định tại
Điều lệ công ty.
3. Khi xét thấy cần thiết, Đại hội
đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này.
4. Hội đồng quản trị phải triệu
tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị trong
trường hợp sau đây:
a) Số thành viên Hội đồng quản
trị bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp
này, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp
Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 60
ngày kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba;
b) Số lượng thành viên độc lập Hội
đồng quản trị giảm xuống, không bảo đảm tỷ lệ theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 137 của Luật này;
c) Trừ trường hợp quy định tại
điểm a và điểm b khoản này, Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên mới thay thế
thành viên Hội đồng quản trị đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm tại cuộc họp gần nhất.
Điều 161. Ủy
ban kiểm toán
1. Ủy ban kiểm toán là cơ quan
chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị. Ủy ban kiểm toán có từ 02 thành viên trở
lên. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị.
Các thành viên khác của Ủy ban kiểm toán phải là thành viên Hội đồng quản trị
không điều hành.
2. Ủy ban kiểm toán thông qua
quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức
khác do Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động Ủy ban kiểm toán quy định. Mỗi
thành viên Ủy ban kiểm toán có một phiếu biểu quyết. Trừ trường hợp Điều lệ
công ty hoặc quy chế hoạt động Ủy ban kiểm toán có quy định tỷ lệ khác cao hơn,
quyết định của Ủy ban kiểm toán được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp
tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về
phía có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban kiểm toán.
3. Ủy ban kiểm toán có quyền và
nghĩa vụ sau đây:
a) Giám sát tính trung thực của
báo cáo tài chính của công ty và công bố chính thức liên quan đến kết quả tài chính
của công ty;
b) Rà soát hệ thống kiểm soát nội
bộ và quản lý rủi ro;
c) Rà soát giao dịch với người
có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng
cổ đông và đưa ra khuyến nghị về những giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng
quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông;
d) Giám sát bộ phận kiểm toán nội
bộ của công ty;
đ) Kiến nghị công ty kiểm toán độc
lập, mức thù lao và điều khoản liên quan trong hợp đồng với công ty kiểm toán để
Hội đồng quản trị thông qua trước khi trình lên Đại hội đồng cổ đông thường
niên phê duyệt;
e) Theo dõi và đánh giá sự độc lập,
khách quan của công ty kiểm toán và hiệu quả của quá trình kiểm toán, đặc biệt
trong trường hợp công ty có sử dụng các dịch vụ phi kiểm toán của bên kiểm
toán;
g) Giám sát nhằm bảo đảm công ty
tuân thủ quy định của pháp luật, yêu cầu của cơ quan quản lý và quy định nội bộ
khác của công ty.
Điều 162.
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một
thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát
của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp
luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các vấn đề liên
quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của
Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các nghị
quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch
kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ
chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm
các chức danh quản lý trong công ty, trừ
các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định tiền lương và lợi
ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm
quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức
hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
i) Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng
quản trị.
4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của
pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho
công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
5. Đối với công ty đại chúng,
doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88
của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định
tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Không được là người có quan hệ
gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty
mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp
tại công ty và công ty mẹ;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.
Điều 163.
Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc, Tổng Giám đốc
1. Công ty có quyền trả thù lao,
thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị, trả lương, thưởng cho Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2.
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì tiền lương, thù
lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc được trả theo quy định sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị
được hưởng thù lao công việc và thưởng. Thù lao công việc được tính theo số
ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức
thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên
theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao và thưởng của Hội đồng quản trị do Đại
hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên;
b) Thành viên Hội đồng quản trị
được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp
lý khác khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
được trả lương và thưởng. Tiền lương và thưởng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
do Hội đồng quản trị quyết định.
3. Thù lao
của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định
của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty và
phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Điều 164.
Công khai các lợi ích liên quan
Trường hợp Điều lệ công ty không
có quy định khác chặt chẽ hơn, việc công khai lợi ích và người có liên quan của
công ty thực hiện theo quy định sau đây:
1. Công ty phải tập hợp và cập
nhật danh sách những người có liên quan của công ty theo quy định tại khoản 23 Điều 4 của Luật này và các hợp đồng, giao dịch tương
ứng của họ với công ty;
2. Thành
viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản
lý khác của công ty phải kê khai cho công
ty về các lợi ích liên quan của mình, bao gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ làm chủ hoặc sở
hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp
hoặc cổ phần đó;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có
liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần
trên 10% vốn điều lệ;
3. Việc kê khai quy định tại khoản
2 Điều này phải được thực hiện trong thời
hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh lợi ích liên quan; việc sửa đổi, bổ
sung phải được thông báo với công ty trong
thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có sửa đổi, bổ sung tương ứng;
4. Việc lưu giữ, công khai, xem
xét, trích lục, sao chép danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan
được kê khai quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Công ty phải thông báo danh
sách người có liên quan và lợi ích có liên quan cho Đại hội đồng cổ đông tại cuộc
họp thường niên;
b) Danh sách người có liên quan
và lợi ích có liên quan được lưu giữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp; trường hợp
cần thiết có thể lưu giữ một phần hoặc toàn bộ nội dung danh sách nói trên tại
các chi nhánh của công ty;
c) Cổ đông, đại diện theo ủy quyền
của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc và người quản lý khác có quyền xem xét, trích lục và sao chép một phần
hoặc toàn bộ nội dung kê khai;
d) Công ty phải tạo điều kiện để
những người quy định tại điểm c khoản này tiếp cận, xem xét, trích lục, sao
chép danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan một cách nhanh nhất,
thuận lợi nhất; không được ngăn cản, gây khó khăn đối với họ trong thực hiện
quyền này. Trình tự, thủ tục xem xét, trích lục, sao chép nội dung kê khai người
có liên quan và lợi ích có liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều lệ
công ty;
5. Thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực
hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công
ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của
Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự
chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó
thuộc về công ty.
Điều 165.
Trách nhiệm của người quản lý công ty
1. Thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan,
Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
b) Thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp
pháp tối đa của công ty;
c) Trung thành với lợi ích của
công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết,
cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của
tổ chức, cá nhân khác;
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ,
chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này;
đ) Trách nhiệm khác theo quy định
của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1
Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại
lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba.
Điều 166.
Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng
quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu
ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty
khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi
thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trách nhiệm của người
quản lý công ty theo quy định tại Điều 165 của Luật này;
b) Không thực hiện, thực hiện
không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của
pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối
với quyền và nghĩa vụ được giao;
c) Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử
dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi
hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Trường hợp khác theo quy định
của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Trình tự, thủ tục khởi kiện
thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Chi phí khởi kiện
trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty được tính
vào chi phí của công ty, trừ trường hợp bị bác yêu cầu khởi kiện.
3. Cổ đông, nhóm cổ đông theo
quy định tại Điều này có quyền xem xét, tra cứu, trích lục thông tin cần thiết
theo quyết định của Tòa án, Trọng tài trước hoặc trong quá trình khởi kiện.
Điều 167.
Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội
đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên
quan sau đây:
a) Cổ đông, người đại diện theo ủy
quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công
ty và người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp mà thành viên Hội
đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý
khác của công ty phải kê khai theo quy định
tại khoản 2 Điều 164 của Luật này.
2. Hội đồng quản trị chấp thuận
các hợp đồng, giao dịch theo quy định khoản
1 Điều này và có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo
quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng,
giao dịch phải thông báo cho thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về
các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo
hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc
chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy
định một thời hạn khác; thành viên Hội đồng quản trị có lợi ích liên quan đến
các bên trong hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết.
3. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận
hợp đồng, giao dịch sau đây:
a) Hợp đồng, giao dịch khác
ngoài hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Hợp đồng, giao dịch vay, cho
vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó.
4.
Trường hợp chấp thuận hợp đồng, giao dịch theo quy định tại khoản 3 Điều
này, người đại diện công ty ký hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho Hội đồng quản
trị và Kiểm soát viên về đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó
và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch.
Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng, giao dịch
hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của hợp
đồng, giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trường
hợp này, cổ đông có lợi ích liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch
không có quyền biểu quyết; hợp đồng, giao dịch được chấp thuận theo quy định tại
khoản 1 và khoản 4 Điều 148 của Luật này, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác.
5. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu
theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết
không đúng với quy định tại Điều này; người ký kết hợp đồng, giao dịch, cổ
đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên
quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty khoản lợi
thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.
6. Công ty phải công khai hợp đồng,
giao dịch có liên quan theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 168.
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05
Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu
lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban
kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo
nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty
quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt
Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một
trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị
kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
3. Trường hợp Kiểm soát viên có
cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu
thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho
đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.
Điều 169.
Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên phải có các
tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng theo
quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Được đào tạo một trong các
chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh
doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Không phải là người có quan hệ
gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người
quản lý khác;
d) Không phải là người quản lý
công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ
trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Tiêu chuẩn và điều kiện khác
theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
2. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện
quy định tại khoản 1 Điều này, Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp
nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này
không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công
ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần
vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty.
Điều 170.
Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát thực hiện giám
sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều
hành công ty.
2. Kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của
công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
3. Thẩm định
tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo
tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của
Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
thường niên. Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị
về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng
cổ đông.
4. Rà soát, kiểm tra và đánh giá
hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi
ro và cảnh báo sớm của công ty.
5. Xem xét sổ kế toán, ghi chép
kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của
công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc
theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản
2 Điều 115 của Luật này.
6. Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc
nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này,
Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời
hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo về những vấn đề được yêu cầu
kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Việc kiểm
tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình
thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty.
7. Kiến nghị Hội đồng quản trị
hoặc Đại hội đồng cổ đông biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức
quản lý, giám sát và điều hành hoạt động
kinh doanh của công ty.
8. Khi phát hiện có thành viên Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm quy định tại Điều
165 của Luật này phải thông báo ngay bằng văn bản cho Hội đồng quản trị,
yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc
phục hậu quả.
9. Tham dự và tham gia thảo luận
tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của
công ty.
10. Sử dụng tư vấn độc lập, bộ
phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.
11. Ban kiểm soát có thể tham khảo
ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên
Đại hội đồng cổ đông.
12. Quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của Luật này, Điều lệ công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
Điều 171.
Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát
1. Tài liệu và thông tin phải được
gửi đến Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành
viên Hội đồng quản trị, bao gồm:
a) Thông báo mời họp, phiếu lấy
ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và tài liệu kèm theo;
b) Nghị quyết, quyết định và
biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;
c) Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do công ty phát hành.
2. Kiểm soát viên có quyền tiếp
cận hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm
khác; có quyền đến địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của công ty
trong giờ làm việc.
3. Hội đồng quản trị, thành viên
Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp
đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành
và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên hoặc Ban kiểm
soát.
Điều 172.
Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên
Trường hợp Điều lệ công ty không
có quy định khác thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát
viên được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Kiểm soát viên được trả tiền
lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ
đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức tiền lương, thù lao, thưởng, lợi
ích khác và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát;
2. Kiểm soát viên được thanh
toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp
lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hằng
năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, trừ trường hợp Đại
hội đồng cổ đông có quyết định khác;
3. Tiền lương và chi phí hoạt động
của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của
pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên
quan và phải được lập thành mục riêng trong
báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Điều 173.
Trách nhiệm của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ đúng pháp luật, Điều
lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp
pháp tối đa của công ty.
3. Trung thành với lợi ích của
công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết,
cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của
tổ chức, cá nhân khác.
4. Nghĩa vụ khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
5. Trường hợp vi phạm quy định tại
các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác
thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt
hại đó. Thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được do vi phạm phải hoàn
trả cho công ty.
6. Trường hợp phát hiện có Kiểm
soát viên vi phạm trong thực hiện quyền
và nghĩa vụ được giao thì phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu
người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.
Điều 174.
Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên
1. Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm
Kiểm soát viên trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều
kiện làm Kiểm soát viên theo quy định tại
Điều 169 của Luật này;
b) Có đơn từ chức và được chấp
thuận;
c) Trường hợp khác do Điều lệ
công ty quy định.
2. Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm
Kiểm soát viên trong trường hợp sau đây:
a) Không hoàn thành nhiệm vụ,
công việc được phân công;
b) Không thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Vi phạm nhiều lần, vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ của Kiểm soát viên theo quy định của Luật này và Điều lệ
công ty;
d) Trường hợp khác theo nghị quyết
Đại hội đồng cổ đông.
Điều 175.
Trình báo cáo hằng năm
1. Kết thúc năm tài chính, Hội đồng
quản trị phải trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo sau đây:
a) Báo cáo kết quả kinh doanh của
công ty;
b) Báo cáo tài chính;
c) Báo cáo đánh giá công tác quản
lý, điều hành công ty;
d) Báo cáo thẩm định của Ban kiểm
soát.
2. Đối với công ty cổ phần mà
pháp luật yêu cầu phải kiểm toán thì báo cáo tài chính hằng năm của công ty cổ
phần phải được kiểm toán trước khi trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, thông
qua.
3. Báo cáo quy định tại các điểm
a, b và c khoản 1 Điều này phải được gửi đến Ban kiểm soát để thẩm định chậm nhất
là 30 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên nếu Điều
lệ công ty không có quy định khác.
4. Báo cáo quy định tại các khoản
1, 2 và 3 Điều này, báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát và báo cáo kiểm toán phải
được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai
mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên nếu Điều lệ công ty không quy định
thời hạn khác dài hơn. Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất 01
năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư, kế toán viên, kiểm toán viên có chứng
chỉ hành nghề trực tiếp xem xét báo cáo quy định tại Điều này.
Điều 176.
Công khai thông tin
1. Công ty cổ phần phải gửi báo
cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về kế toán và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Công ty cổ phần công bố trên
trang thông tin điện tử của mình thông tin sau đây:
a) Điều lệ công ty;
b) Sơ yếu lý lịch, trình độ học
vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát
viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
c) Báo cáo tài chính hằng năm đã
được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
d) Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát.
3. Công ty cổ phần không phải là
công ty niêm yết phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có
trụ sở chính chậm nhất là 03 ngày làm việc sau khi có thông tin hoặc có thay đổi
các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số Hộ chiếu, địa chỉ liên lạc, số cổ phần
và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là tổ chức nước ngoài
và họ, tên, quốc tịch, số Hộ chiếu, địa chỉ liên lạc người đại diện theo ủy quyền
của cổ đông là tổ chức nước ngoài.
4. Công ty đại chúng thực hiện
công bố, công khai thông tin theo quy định
của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ
phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 công bố,
công khai thông tin theo quy định tại các điểm a, c, đ và g
khoản 1 Điều 109 và Điều 110 của Luật này.
Chương VI
CÔNG TY HỢP DANH
Điều 177.
Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh
nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên
là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau
đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể
có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là
cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức,
cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công
ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được
phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Điều 178.
Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên hợp danh và thành
viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
2. Thành viên hợp danh không góp
đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho công ty.
3. Trường hợp có thành viên góp
vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi
là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên
góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng
thành viên.
4. Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng
nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu
sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch,
số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh
nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành
viên là tổ chức; loại thành viên;
d) Giá trị phần vốn góp và loại
tài sản góp vốn của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận
phần vốn góp;
e) Quyền và nghĩa vụ của người sở
hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Họ, tên, chữ ký của người sở
hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.
5. Trường hợp giấy chứng nhận phần
vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được
công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
Điều 179.
Tài sản của công ty hợp danh
Tài sản của công ty hợp danh bao
gồm:
1. Tài sản góp vốn của các thành
viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
2. Tài sản tạo lập được mang tên
công ty;
3. Tài sản thu được từ hoạt động
kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động
kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
4. Tài sản khác theo quy định của
pháp luật.
Điều 180.
Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được
làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp
danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được
nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh
doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được
chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá
nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Điều 181.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh có quyền
sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu
quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết
hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
b) Nhân danh công ty kinh doanh
các ngành, nghề kinh doanh của công ty;
đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà
thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
c) Sử dụng tài sản của công ty để
kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của
mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số
tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt
hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại
đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp
danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài
sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
e) Được chia lợi nhuận tương ứng
với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá
sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào
công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
h) Trường hợp thành viên hợp danh
chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công
ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của
thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội
đồng thành viên chấp thuận;
i) Quyền khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
2. Thành viên hợp danh có nghĩa
vụ sau đây:
a) Tiến hành quản lý và thực hiện
hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi
ích hợp pháp tối đa cho công ty;
b) Tiến hành quản lý và thực hiện
hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị
quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này,
gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
c) Không được sử dụng tài sản của
công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Hoàn trả cho công ty số tiền,
tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh
cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động
kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;
đ) Liên đới chịu trách nhiệm
thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để
trang trải số nợ của công ty;
e) Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận
quy định tại Điều lệ công ty trong trường
hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
g) Định kỳ hằng tháng báo cáo
trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và
kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
h) Nghĩa vụ khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 182.
Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên bao gồm tất
cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội
đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ
công ty không có quy định khác.
2. Thành viên hợp danh có quyền
yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc
kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội
dung, chương trình và tài liệu họp.
3. Hội đồng thành viên có quyền
quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không
quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số
thành viên hợp danh tán thành:
a) Định hướng, chiến lược phát
triển công ty;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công
ty;
c) Tiếp nhận thêm thành viên mới;
d) Chấp thuận thành viên hợp
danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
đ) Quyết định dự án đầu tư;
e) Quyết định việc vay và huy động
vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở
lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
g) Quyết định mua, bán tài sản
có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ
công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
h) Thông qua báo cáo tài chính hằng
năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
i) Quyết định giải thể; yêu cầu
phá sản công ty.
4. Quyết định về vấn đề khác
không quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba
tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
5. Quyền tham gia biểu quyết của
thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ công
ty.
Điều 183.
Triệu tập họp Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên
có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên
khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ
tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp
theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.
2. Thông báo mời họp Hội đồng thành
viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương
thức khác do Điều lệ công ty quy định. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích,
yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu
triệu tập họp.
Các tài liệu thảo luận được sử dụng
để quyết định các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 182 của Luật
này phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ
công ty quy định.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên
hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ tọa cuộc họp. Cuộc họp Hội đồng thành
viên phải được ghi biên bản, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính;
b) Thời gian, địa điểm họp;
c) Mục đích, chương trình và nội
dung họp;
d) Họ, tên chủ tọa, thành viên dự
họp;
đ) Ý kiến của thành viên dự họp;
e) Nghị quyết, quyết định được
thông qua, số thành viên tán thành, không tán thành, không có ý kiến và nội
dung cơ bản của nghị quyết, quyết định đó;
g) Họ, tên, chữ ký của các thành
viên dự họp.
Điều 184.
Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
1. Các thành viên hợp danh là
người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế
đối với thành viên hợp danh trong thực hiện
công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba
khi người đó được biết về hạn chế đó.
2. Trong điều hành hoạt động
kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức
danh quản lý và kiểm soát công ty.
Khi một số hoặc tất cả thành
viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được
thông qua theo nguyên tắc đa số chấp thuận.
Hoạt động do thành viên hợp danh
thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách
nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động
đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.
3. Công ty có thể mở một hoặc một
số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thành viên được ủy quyền
gửi và rút tiền từ các tài khoản đó.
4. Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
b) Triệu tập và tổ chức họp Hội
đồng thành viên; ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
c) Phân công, phối hợp công việc
kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;
d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy
đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty
theo quy định của pháp luật;
đ) Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa
án; đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật;
e) Nghĩa vụ khác do Điều lệ công
ty quy định.
Điều 185.
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh bị chấm dứt
tư cách trong trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công
ty;
b) Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc
mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Bị khai trừ khỏi công ty;
d) Chấp hành hình phạt tù hoặc bị
Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp khác do Điều lệ
công ty quy định.
2. Thành viên hợp danh có quyền rút
vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành
viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm
nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài
chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
3. Thành viên hợp danh bị khai
trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:
a) Không có khả năng góp vốn hoặc
không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
b) Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này;
c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng
hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của
công ty và thành viên khác;
d) Không thực hiện đúng nghĩa vụ
của thành viên hợp danh.
4.
Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất
năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần
vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.
5. Trong thời hạn 02 năm kể từ
ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và
đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm
dứt tư cách thành viên.
6. Sau khi chấm dứt tư cách
thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần
hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo
pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.
Điều 186.
Tiếp nhận thành viên mới
1. Công ty có thể tiếp nhận thêm
thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của
công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
2. Thành viên hợp danh hoặc
thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định
thời hạn khác.
3. Thành viên hợp danh mới phải
cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các
thành viên còn lại có thỏa thuận khác.
Điều 187.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn có quyền
sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu
quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi,
bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể
công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền
và nghĩa vụ của họ;
b) Được chia lợi nhuận hằng năm
tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn
điều lệ của công ty;
c) Được cung cấp báo cáo tài
chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên,
thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết
quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch,
hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
d) Chuyển nhượng phần vốn góp của
mình tại công ty cho người khác;
đ) Nhân danh cá nhân hoặc nhân
danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;
e) Định đoạt phần vốn góp của
mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa
kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
g) Được chia một phần giá trị
tài sản còn lại của công ty tương ứng với
tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
h) Quyền khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
2. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ
sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
b) Không được tham gia quản lý
công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
c) Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị
quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
Chương VII
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Điều 188.
Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được
phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời
là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được
quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Điều 189.
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ
đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản
khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài
sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả
vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ
doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống
thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn
sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 190.
Quản lý doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có
toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư
nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có
thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là
người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa
án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật.
Điều 191.
Cho thuê doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền
cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản
kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho
thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư
cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ
sở hữu và người thuê đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.
Điều 192.
Bán doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có
quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
2. Sau khi bán doanh nghiệp tư
nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp,
trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp
tư nhân có thỏa thuận khác.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người
mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
4. Người mua doanh nghiệp tư
nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp
tư nhân theo quy định của Luật này.
Điều 193.
Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp chủ doanh nghiệp
tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử
lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền
cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Trường hợp chủ doanh nghiệp
tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người
thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển
đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
3. Trường hợp chủ doanh nghiệp
tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc
bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo
quy định của pháp luật về dân sự.
4. Trường hợp chủ doanh nghiệp
tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện
thông qua người đại diện.
5. Trường hợp chủ doanh nghiệp
tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi
ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng,
chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc
chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.
Chương
VIII
NHÓM CÔNG TY
Điều 194.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty
1. Tập đoàn kinh tế, tổng công
ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông
qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại
hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công
ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công
ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền
và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
Điều 195.
Công ty mẹ, công ty con
1. Một công ty được coi là công
ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ
hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián
tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa
đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư
mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ
không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công
ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước
không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập
doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết
khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 196.
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
1. Tùy thuộc vào loại hình pháp
lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách
là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ
khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập,
bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với
chủ thể pháp lý độc lập.
3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp
ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải
thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực
hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có
liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về
thiệt hại đó.
4. Người quản lý công ty mẹ chịu
trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh
theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm
về thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền
bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành
viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều
lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu
cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh
doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi
ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi
phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị
thiệt hại.
Điều 197.
Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con
1. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu
theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính hợp nhất của
công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh
doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
c) Báo cáo tổng hợp công tác quản
lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
2. Khi có yêu cầu của người đại
diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty
con phải cung cấp báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định để lập
báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
3. Người chịu trách nhiệm lập
báo cáo của công ty mẹ sử dụng báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này để lập báo
cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con nếu
không có nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin
sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo.
4. Người chịu trách nhiệm lập
báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó
nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của công ty con. Trong trường hợp
người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các
biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo,
tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định từ công ty con thì người quản lý
công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của
công ty mẹ và công ty con. Báo cáo có thể gồm hoặc không gồm thông tin từ công
ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai
lệch.
5. Báo cáo, tài liệu quyết toán
tài chính hằng năm, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ,
công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ. Bản sao của báo
cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải được lưu giữ tại chi nhánh của công
ty mẹ tại Việt Nam.
6. Ngoài báo cáo, tài liệu theo
quy định của pháp luật, công ty con còn phải lập báo cáo tổng hợp về mua, bán và giao dịch khác với công
ty mẹ.
Chương IX
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ
PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Điều 198.
Chia công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông
của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều
công ty mới.
2. Thủ tục chia công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu
công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết
định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết,
quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở
chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức
và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức phân
chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công
ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của
công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Nghị quyết, quyết định chia
công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;
b) Thành viên, chủ sở hữu công
ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ
nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký
doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết, quyết định chia công
ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Số lượng thành viên, cổ đông
và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn
điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển
đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới theo nghị
quyết, quyết định chia công ty.
4. Công ty
bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ,
các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một
trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế
thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết,
quyết định chia công ty.
5. Cơ quan
đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong Cơ sở
dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các công ty mới. Trường hợp
công ty mới có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nơi công ty bị chia có trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ
sở chính của công ty mới phải thông báo việc đăng
ký doanh nghiệp đối với công ty mới cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi
công ty bị chia đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị
chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp.
Điều 199.
Tách công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ,
thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để
thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau
đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
2. Công ty bị tách phải đăng ký
thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành
viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các
công ty được tách.
3. Thủ tục tách công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu
công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết
định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết,
quyết định tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở
chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng
lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển
từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị
quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho
người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông
qua nghị quyết;
b) Các thành viên, chủ sở hữu
công ty hoặc cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
4. Sau khi
đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động
và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách,
công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có
thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.
Điều 200.
Hợp nhất công ty
1. Hai hoặc một số công ty (sau
đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây
gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Thủ tục hợp nhất công ty được
quy định như sau:
a) Công ty bị hợp nhất chuẩn bị
hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gồm
các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị hợp nhất;
tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất;
phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản,
chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần
vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu
công ty hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều
lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến
hành đăng ký doanh nghiệp đối với công ty
hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng
hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
3. Công ty bị hợp nhất phải bảo
đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về
hợp nhất công ty.
4. Sau khi
công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại;
công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản
khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp
nhất công ty.
5. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập
nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất. Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa
chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty hợp nhất
đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty hợp nhất đặt trụ sở
chính phải thông báo việc đăng ký doanh
nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị hợp nhất đặt trụ sở chính
để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 201.
Sáp nhập công ty
1. Một hoặc một số công ty (sau
đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi
là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của
công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được
quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị
hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập
phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận
sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện
sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện
chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị
sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời
hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu
công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập,
Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận
sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả
chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
thông qua;
c) Sau
khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn
tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên
kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập
theo hợp đồng sáp nhập.
3. Các công ty thực hiện việc
sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật
Cạnh tranh về sáp nhập công ty.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến
hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở
chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt
trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh
doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh
doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của
công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 202.
Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
1. Doanh nghiệp nhà nước chuyển
đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của
pháp luật có liên quan.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ
phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần
vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ
phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển
đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho
một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định
tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.
3. Công ty phải đăng ký chuyển đổi
công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp.
4. Công ty
chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách
nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của
công ty được chuyển đổi.
Điều 203.
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty cổ phần có thể chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:
a) Một cổ đông nhận chuyển nhượng
toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;
b) Một tổ
chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của
tất cả cổ đông của công ty;
c) Công ty chỉ còn lại 01 cổ
đông.
2. Việc chuyển nhượng hoặc nhận
góp vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo giá thị trường,
giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc
phương pháp khác.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày công ty chỉ còn lại một cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần
theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, công ty gửi hồ sơ chuyển đổi
đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh
nghiệp đã đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển
đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty
trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp.
4. Công ty chuyển đổi đương
nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản
nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và
nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Điều 204.
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên
1. Công ty cổ phần có thể chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phương thức
sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển
nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá
nhân khác góp vốn;
c) Chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển
nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
d) Công ty chỉ còn lại 02 cổ
đông;
đ)
Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các
phương thức khác.
2. Công ty phải đăng ký chuyển đổi
công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn
thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập
nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp.
3. Công ty chuyển đổi đương
nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản
nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển
đổi.
Điều 205.
Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh
1. Doanh nghiệp tư nhân có thể
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp
danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện
sau đây:
a) Doanh nghiệp được chuyển đổi
phải có đủ các điều kiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 27 của Luật này;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam
kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có
thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty
được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam
kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn
khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký
kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều
kiện quy định tại khoản 1 Điều này và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh
nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty được chuyển đổi đương
nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá
nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày
công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 206.
Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng
văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày
tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động,
chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh
doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện,
ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi
phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện
tương ứng theo quy định của pháp luật;
b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu
cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi
trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt
kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo
quyết định của Tòa án.
3. Trong thời gian tạm ngừng
kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực
hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp,
chủ nợ, khách hàng và người lao động có
thỏa thuận khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết
trình tự, thủ tục phối hợp giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 207.
Các trường hợp và điều kiện giải thể
doanh nghiệp
1. Doanh
nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động
đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của
chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với
công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng
thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục
mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể
khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong
quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có
liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Điều 208.
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp trong
trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của
Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua nghị quyết, quyết định
giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm
các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của
doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp
đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh
nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội
đồng quản trị;
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội
đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức
thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập
tổ chức thanh lý riêng;
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc
kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được
gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh
nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi
nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn
nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định
giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và
lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ;
số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời
hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải
thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định
giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định
giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp
được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp
thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập
thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác;
6. Sau khi đã thanh toán chi phí
giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp
tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần
vốn góp, cổ phần;
7. Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của
doanh nghiệp;
8. Sau thời
hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định
tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về
việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản
hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh
doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp;
9. Chính phủ quy định chi tiết về
trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Điều 209.
Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị
thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án
Việc giải thể doanh nghiệp trong
trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định
của Tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải
thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin
quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được
quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Kèm theo thông báo phải
đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết
định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết
định giải thể. Nghị quyết, quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động
trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh,
văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải
đăng báo thì nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất
trên 01 tờ báo in hoặc báo điện tử trong
03 số liên tiếp.
Trường hợp doanh nghiệp còn
nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải đồng thời gửi kèm theo nghị quyết,
quyết định giải thể của doanh nghiệp, phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ,
người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của
chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức
và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
3. Việc thanh toán các khoản nợ
của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định
tại khoản 5 Điều 208 của Luật này;
4. Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
5. Sau thời hạn 180 ngày kể từ
ngày thông báo tình trạng đang làm thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định
tại khoản 1 Điều này mà không nhận được phản đối của bên có liên quan bằng văn
bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp
lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
6. Người quản lý công ty có liên
quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc
không thực hiện đúng quy định tại Điều này.
Điều 210.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
1. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
bao gồm giấy tờ sau đây:
a) Thông báo về giải thể doanh
nghiệp;
b) Báo cáo thanh lý tài sản
doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết
các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu
có).
2. Thành viên Hội đồng quản trị
công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ
sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành
viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm
về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
3. Trường hợp hồ sơ giải thể
không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới
chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết,
số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước
pháp luật về những hệ quả phát sinh trong
thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 211.
Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể
1. Kể từ khi có quyết định giải
thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực
hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi
nợ;
c) Chuyển các khoản nợ không có
bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường
hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho,
cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng
đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
2. Tùy theo tính chất và mức độ
vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có thể bị xử
phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường.
Điều 212.
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội
dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị
cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của
Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động
kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan
thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo
cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này
đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi
báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định
của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
2. Chính
phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 213.
Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt
hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
2. Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt
động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt
hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
3. Doanh nghiệp có chi nhánh đã
chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản
nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ
quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của
pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Điều 214.
Phá sản doanh nghiệp
Việc phá sản doanh nghiệp được
thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 215.
Trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu
trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
3.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
trong phạm vi địa phương.
4.
Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân
công, chịu trách nhiệm thiết lập kết nối, liên thông và chia sẻ thông tin với
Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp các thông tin sau đây:
a) Thông
tin về giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề, giấy chứng nhận hoặc văn bản chấp thuận về điều kiện kinh doanh đã cấp
cho doanh nghiệp và quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính của
doanh nghiệp;
b) Thông tin về tình hình hoạt động
và nộp thuế của doanh nghiệp từ báo cáo thuế; báo cáo tài chính của doanh nghiệp;
c) Phối hợp, chia sẻ thông tin về
tình hình hoạt động doanh nghiệp để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết
Điều này.
Điều 216.
Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết việc đăng ký doanh
nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ
thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin
cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo
về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực
hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp
lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của
doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
e) Xử lý vi phạm quy định của
pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp
làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định hệ thống tổ
chức Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 217.
Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Luật
Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực
thi hành.
3. Thay thế
cụm từ “doanh nghiệp nhà nước” bằng cụm từ “doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ” quy định tại điểm m khoản 1 Điều 35 và điểm
k khoản 1 Điều 37 của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13; điểm a khoản 3 Điều 23 của Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14; điểm b khoản
2 Điều 74 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 45/2019/QH14; điểm a khoản
2 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số
14/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 50/2019/QH14; Điều 19 của Luật Tố cáo số 25/2018/QH14; các điều
3, 20, 30, 34, 39 và 61 của Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14.
4. Chính
phủ quy định việc đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh.
5. Căn cứ
vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc
kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
Điều 218.
Quy định chuyển tiếp
1. Các công ty không có cổ phần
hoặc phần vốn góp do Nhà nước nắm giữ thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày
01 tháng 7 năm 2015 không phải thực hiện theo quy định tại khoản
2 Điều 195 của Luật này nhưng không được tăng tỷ lệ sở hữu chéo.
2. Đối tượng là người quản lý
doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện theo ủy quyền mà không đáp ứng đủ
tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm b khoản 5 Điều 14, khoản
3 Điều 64, khoản 3 Điều 93, khoản 3 Điều 101, các điểm a, b và c khoản 3 Điều 103, điểm d khoản 1 Điều 155, điểm b khoản 5 Điều 162 và khoản 2 Điều 169 của Luật này được
tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đến hết thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
Luật này được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
|
NATIONAL ASSEMBLY
--------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 59/2020/QH14
|
Hanoi, June 17, 2020
|
LAW
ON ENTERPRISES
Pursuant
to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The
National Assembly promulgates the Law on Enterprises.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Law
provides for establishment, management, reorganization, dissolution and relevant
activities of enterprises, including limited liability companies, joint stock
companies, partnerships and sole proprietorships; groups of companies.
Article 2. Regulated entities
1.
Enterprises.
2.
Organizations and individuals relevant to establishment, management,
reorganization, dissolution and relevant activities of enterprises.
Article 3. Application of the Law on Enterprises and other
laws
In case
there are other laws that provide for establishment, management,
reorganization, dissolution and relevant activities of special enterprises,
regulations of these laws shall apply.
Article 4. Definitions
For the
purpose of this document, the terms below are construed as follows:
1. “copy”
means a copy extracted from master register or a copy that has been certified
by a competent organization or compared to the original document.
2.
“foreigner” means a person who has a foreign nationality according to his/her
documents.
3.
“shareholder” means the individual or organization that holds at least a share
of a joint stock company.
4.
“founding shareholder” means a shareholder that holds at least an ordinary
share and has his/her signature in the list of shareholders that are also
founder of the joint stock company.
5.
“dividend” means a net profit on each share in cash or other assets.
6. A
“company” can be a limited liability company, joint stock company or
partnership.
7. A
“limited liability company” can be a single-member limited liability company or
multiple-member limited liability company.
8.
“National Enterprise Registration Portal” means a web portal used for
enterprise registration and access and publishing of enterprise registration.
9.
“national enterprise registration database” means the collection of nationwide
enterprise registration data.
10.
“enterprise” means an organization that has a proper name, assets, premises, is
established or registered in accordance with law for business purposes.
11. A
“state-owned enterprise” means an enterprise more than 50% charter capital or
voting shares of which is held by the State as prescribed in Article 88 of this
Law.
12. A
“Vietnamese enterprise” means an enterprise that is registered in accordance
with Vietnam’s law and has its headquarters located within Vietnam.
13.
“mailing address” means the address registered as the headquarters of an
organization; the permanent residence, working place or another address of an
individual that is registered as mailing address with an enterprise.
14.
“market value” of a stake or share means the price at which the stake or share
is traded on the market at the nearest time, the price agreed on by the buyer
and the seller, or the price determined by a valuation organization.
15.
“Certificate of Enterprise Registration” means a physical or electronic
document bearing enterprise registration information provided for the
enterprise by a business registration authority.
16.
“legal documents” of an individual include the ID card (old or new format),
passport and other legal personal identification documents.
17.
“legal documents” of an enterprise include the Establishment Decision,
Certificate of Enterprise Registration and equivalent documents.
18.
“capital contribution” means the contribution of capital as charter capital to
establish a new company or contribution of additional capital to an existing
company.
19.
“National Enterprise Registration Information System” includes the National
Enterprise Registration Portal, national enterprise registration database,
relevant databases and technical infrastructure.
20.
“valid application” means an application that contains adequate documents
specified in this Law and all the documents are completed as prescribed by law.
21.
“business” or “business operation” means continuous execution of one, some or
all stages including investment, manufacturing, sale or provision of services
on the market for profit.
22.
“relatives” of a person include: the spouse, biological parents, adoptive
parents, parents-in-laws, biological children, adopted children,
children-in-law, biological siblings, siblings-in-law and biological siblings
of the spouse.
23.
“related person” means any individual or organization that has a direct or
indirect relationship with an enterprise in the following cases:
a) The
parent company, its executive and legal representative, and the person who has
the power to designate the executive officer of the parent company;
b) The
subsidiary company, its executive and legal representative;
c) Any
individual, organization or group of individuals or organizations that can
influence the enterprise’s operation through ownership, acquisition of
shares/stakes or making corporal decisions;
d) The
enterprise’s executive, legal representative, controllers;
dd)
Spouses, biological parents, adoptive parents, parents-in-laws, biological
children, adopted children, children-in-law, biological siblings,
siblings-in-law and biological siblings of spouses of the executive officer,
legal representative, controllers, members/partners and shareholders holding
the controlling stakes/shares;
e) Any
individual that is the authorized representative of the companies or
organizations mentioned in Point a, b and c of this Clause;
g) Any
enterprise in which an individual, company or organization mentioned in Points
a, b, c, d, dd and e of this Clause has the controlling interest.
24.
“executive of an enterprise means the owner of a sole proprietorship, a general
partner of a partnership, chairperson or member of the Member/Partner Assembly,
President of a company, President or member of the Board of Directors,
Director/General Director, or holder of another managerial position prescribed
in the company’s charter.
25.
“founder” means the individual or organization that establishes or contributes
capital to establish an enterprise.
26.
“foreign investor” means an individual or organization as defined by the Law on
Investment.
27.
“stake” means the total value of assets that a member/partner has contributed
or promises to contribute to a limited liability company/partnership. “holding”
means the ratio of a member/partner’s stake to the charter capital of the
limited liability company/partnership.
28.
“public products and services” are essential products and services of a
country, area or community, thus have to be maintained by the State for
assurance of common interests or defense and security, and the costs of
provision of which under market mechanism are hardly recoverable.
29.
“member” or “partner” means the individual or organization that holds part or
all of charter capital of a limited liability company or partnership.
30. A
“partner” of a partnership can be a general partner or limited partner.
31.
“reorganization” of an enterprise means the full division, partial division,
consolidation, acquisition or conversion of an enterprise.
32.
“foreign organization” means an organization established overseas under the
foreign country’s laws.
33.
“voting capital” means the stake or share that endows the holder the right to
vote on the issues within the jurisdiction of the Board of Members or General
Meeting of Shareholders.
34. “charter
capital” means the total value of assets that have been contributed or promised
by the members/partners/owners when the limited liability company or
partnership is established; or the total of nominal values of the sold or
subscribed shares when a joint stock company is established.
Article 5. Protection of enterprises and their owners by
the State
1. The
State recognizes the long-term existence and development of the types of
enterprises prescribed in this Law; ensures equality of enterprises before the
law regardless of their types of business and economic sector; recognizes
lawful profitability of business operation.
2. The
State recognizes and protects the rights to ownership of assets, capital,
income, other lawful rights and interests of enterprises and their owners.
3. Lawful
assets and capital of enterprises and their owners shall not be nationalized or
administratively confiscated. Unless strictly necessary, the State may purchase
or requisition assets of enterprises, in which case these enterprises shall be
paid or reimbursed for in accordance with regulations of law on purchase and
requisitioning of assets and in a manner that ensures the enterprises’
interests and non-discrimination among the types of business.
Article 6. Internal political organizations,
socio-political organizations and employee representative organizations of
enterprises
1. The
internal political organization, socio-political organization and employee
representative organization of an enterprise shall operate in accordance with
the Constitution, the law and the enterprise’s charter.
2.
Enterprises shall respect and not obstruct the establishment of internal
political organizations, socio-political organizations and employee
representative organizations; must not obstruct participation of their
employees in such organizations.
Article 7. Rights of enterprises
Every
enterprise has the right to:
1. Freely
engage in any business line that is not banned by law.
2. Freely
run the business and choose a type of business organization; choose business
lines, area of operation and type of operation; change the scale of business
and business lines.
3. Choose
the method of mobilizing, distributing and using capital.
4. Freely
find markets, customers and enter into contracts.
5. Export
and import.
6. Hire
employees in accordance with employment laws.
7. Apply
technological advances to improve business efficiency; have intellectual
property rights protected in accordance with intellectual property laws.
8.
Acquire, use, dispose of their assets.
9. Reject
unlawful requests for provision of resources from other organizations and
individuals.
10. File
complaints and participate in proceedings as prescribed by law.
11. Other
rights prescribed by law.
Article 8. Obligations of enterprises
1. Maintain
the fulfillment of conditions for conducting restricted business lines and
business lines restricted to foreign investors (hereinafter referred to as
“restricted business lines”) prescribed by law throughout the course of
business operation.
2. Apply
for enterprise registration; register changes to enterprise registration
information; publish information about the establishment and operation of the
enterprise; submit reports and fulfill other obligations prescribed by this
Law.
3. Take
responsibility for the accuracy of information in the enterprise registration
application and reports; promptly rectify incorrect information if found.
4.
Organize accounting works; pay taxes and fulfill other financial obligations
prescribed by law.
5.
Protect lawful rights and interests of employees as prescribed by law; do not
discriminate against or insult employees; do not mistreat or force employees to
work; do not employ minors against the law; enable employees to improve their
vocational skills through training; buy social insurance, unemployment
insurance, health insurance and other insurance for employees as prescribed by
law.
6. Other
obligations prescribed by law.
Article 9. Rights and obligations of enterprises providing
public products and services
An
enterprise providing public products and services shall:
1. Have
the rights and obligations specified in Article 7, Article 8 and relevant
regulations of this Law.
2. Be
reimbursed in accordance with bidding laws or collect payments as prescribed by
competent authorities.
3. Have
appropriate time to provide products/services to recoup investment and make
reasonable profit.
4.
Provide products/services with adequate quantity, good quality and on schedule
at the prices imposed by competent authorities.
5. Ensure
fairness and convenience for customers.
6. Take
legal responsibility for the quantity, quality, supply conditions and prices
for their products/services.
Article 10. Criteria, rights and obligations of social
enterprises
1. A
social enterprise shall:
a) Be
registered in accordance with this Law;
b)
Operate for the purposes of resolving social and environmental issues for
public interests;
c) Use at
least 51% of the annual post-tax profit for re-investment to achieved
registered targets.
2. In
addition to the rights and obligations of an enterprise prescribed in this Law,
a social enterprise also has the following rights and obligations:
a) The
owner or executive of a social enterprise shall be enabled to obtain relevant
licenses and certificates prescribed by law;
b) A
social enterprise may raise and receive donations from individuals,
enterprises, non-governmental organizations and other Vietnamese and foreign
organizations to cover its administrative expenses and operating costs;
c) Adhere
to the objectives and fulfill the conditions specified in Point b and Point c
Clause 1 of this Article throughout its course of operation;
b) Do not
use donations for purposes other than covering administrative expenses and
operating costs and resolving the social and environmental issues registered by
the enterprise;
dd) When
receiving donations and aids, submit annual reports on the enterprise’s
operation to a competent authority;
3. Inform
the competent authority when an social or environmental objective is terminated
or profit is not used for re-investment in accordance with Point b and Point c
Clause 1 of this Article.
4. The
State shall adopt policies to encourage and assist in development of social
enterprises.
5. The
Government shall elaborate this Article.
Article 11. Document retention
1. An
enterprise, depending on its type of business, shall retain the following
documents:
a) The
charter, internal rules and regulations; the member/partner/shareholder
register;
b) The
certificate of Industrial property rights; the certificate of registration of
product/service quality; other licenses and certificates;
c)
Documents proving the enterprise’s ownership of its assets;
d) Votes,
vote counting records, minutes of meetings of the Board of Members/Partners,
General Meeting of Shareholders, Board of Directors; the enterprise’s
decisions;
dd) The
prospectus for offering or listing securities;
e)
Reports of the Board of Controllers, verdicts of inspecting authorities and
audit organizations;
g)
Accounting books, accounting records and annual financial statements.
2. The
documents mentioned in Clause 1 of this Article shall be retained at the
enterprise’s headquarters or another location specified in the enterprise’s
charter for a period of time prescribed by law.
Article 12. The enterprise’s legal representative
1. The
enterprise’s legal representative is the person that, on behalf of the
enterprise, exercises and performs the rights and obligations derived from the
enterprise’s transactions, acts as the plaintiff, defendant or person with
relevant interests and duties before in court, arbitration, and performs other
rights and obligations prescribed by law.
2. A
limited liability company or joint stock company may have one or more than one
legal representative. The enterprise’s charter shall specify the quantity,
position, rights and obligations of its legal representatives. In case there
are more than one legal representative, the charter shall specify the rights
and obligations of each of them. Otherwise, each of the legal representatives
shall fully representative the enterprise and take joint responsibility for any
damage to the enterprise as prescribed by civil laws and relevant laws.
3. An
enterprise shall have at least one legal representative residing in Vietnam.
Whenever this representative leaves Vietnam, he/she has to authorize another
Vietnamese resident, in writing, to act as the legal representative, in which
case the authorizing person is still responsible for the authorized person’s
performance.
4. In
case the authorizing person has not returned to Vietnam when the letter of
authorization mentioned in (3) expires and does not have any further actions:
a) In
case the enterprise is a sole proprietorship, the authorized person shall
continue acting as the enterprise’s legal representative until the authorizing
person returns;
b) In
case the enterprise is a limited liability company, joint stock company or
partnership, the authorized person shall continue acting as the enterprise’s
legal representative until the authorizing person returns or until the
enterprise’s owner, Board of Members/Partners or Board of Directors designates
another legal representative.
5. In
case the only legal representative of an enterprise she is not present in
Vietnam for more than 30 days without authorizing another person to act as the
enterprise’s legal representative, or is dead, missing, facing criminal
prosecution, kept in temporary detention, serving an imprisonment sentence,
serving an administrative penalty in a correctional institution or rehabilitation
center, has limited legal capacity or is incapacitated, has difficulty
controlling his/her own behaviors, is banned by the court from holding certain
positions or doing certain works, the enterprise’s owner, Board of
Members/Partners or Board of Directors shall appoint another legal
representative, except for the cases specified in Clause 6 of this Article.
6. In a
two-member limited liability company, if the member who is the company’s legal
representative is dead, missing, facing criminal prosecution, kept in
temporary detention, serving an imprisonment sentence, serving an
administrative penalty in a correctional institution or rehabilitation center,
making getaway; has limited legal capacity or is incapacitated, has difficulty
controlling his/her own behaviors, is banned by the court from holding certain
positions or doing certain works, the other member shall obviously assume the
position of the company’s legal representative until the Board of Members
issues a new decision on the company’s legal representative.
7. The
court and other proceeding authorities are entitled to appoint the legal
representative who participates in proceedings as prescribed by law.
Article 13. Responsibilities of the enterprise’s legal
representative
1. An
enterprise’s legal representative shall:
a)
Exercise and perform his/her rights and obligations in an honest and prudent
manner to protect the enterprise’s lawful interests;
b) Be
loyal to the enterprise’s interests; not abuse his/her power and position or
use the enterprise’s information, secrets, business opportunities and assets
for personal gain or serve any other organization’s or individual’s interests;
c)
Promptly and fully provide the enterprise with information about the
enterprises that he/she or his/her related person owns or has shares/stakes in
as prescribed in this Law.
2. The
enterprise’s representative shall be personally responsible for any damage to
the enterprise within the limits of responsibilities specified in Clause 1 of
this Article.
Article 14. Authorized representatives of the
owner/members/partners/shareholders that are organizations
1.
Authorized representatives of the owner/members/partners/shareholders that are
organizations shall be authorized in writing by the owner/members/partners/shareholders
in accordance with this Law.
2. Unless
otherwise prescribed by the charter, the designation of the authorized
representative shall comply with the following regulations:
a) An
organization that is a member of a multiple-member limited liability company
and holds at least 35% of charter capital may designate up to 03 authorized
representatives;
b) An
organization that is a shareholder of a joint stock company and holds at least
10% of ordinary shares may designate up to 03 authorized representatives.
3. In
case the owner/members/partners/shareholders designate more than one authorized
representative, the holding represented by each of them shall be specified.
Otherwise, the total holding shall be equally divided among the authorized
representatives.
4. The
document designating the authorized representative shall be informed to the
company, be effective on the date it is received by the company and contain the
following information:
a) Names,
enterprise identification (EID) numbers, headquarters addresses of the
owner/members/partners/shareholders;
b)
Quantity of authorized representatives and their holdings;
c) Full
name, mailing address, nationality, legal document number of each authorized
representative;
d) The
beginning date and duration of authorization of each authorized representative;
dd) Full
names and signatures of the legal representatives of the
owner/members/partners/shareholders and of the authorized representatives.
5. An
authorized representative shall satisfy the following requirements:
a) The
authorized representative is not an entity specified in Clause 2 Article 17 of
this Law;
b)
Members/partners/shareholders of state-owned enterprises prescribed in Point b
Clause 1 Article 88 of this Law must not designate a relative of the executive
and the person having the power to designate the executive as representative of
another company;
c) Other
requirements specified in the company’s charter.
Article 15. Responsibilities of authorized representatives
of the owner/members/partners/shareholders that are organizations
1.
Authorized representatives of the owner/members/partners/shareholders shall
exercise and perform their rights and obligations in accordance with this Law.
All limits imposed by the owner/members/partners/shareholders to the authorized
representatives’ performance at the Board of Members/Partners or General
Meeting of Shareholders shall not apply to any third party.
2.
Authorized representatives have the responsibility to attend all meetings of
the Board of Members/Partners or General Meeting of Shareholders; exercise and
perform the authorized rights and obligations in an honest and prudent manner
to protect lawful interest of the owner/members/partners/shareholders that
designated them.
3.
Authorized representatives shall be responsible to the owner,
members/partners/shareholders for fulfillment of the responsibilities specified
in this Article. The owner, members/partners/shareholders that designate these
authorized representatives shall be responsible to third parties for performance
of these authorized representative.
Article 16. Prohibited actions
1.
Issuing or refusing to issue the Certificate of Enterprise registration against
regulations of this Law; requesting the founder to submit additional documents
against regulations of this Law; delaying, obstructing, harassing enterprise
founders and business operation of enterprises.
2.
Obstructing the enterprise’s owner, members/partners/shareholders from
performing their rights and obligations prescribed in this Law and the enterprise’s
charter.
3. Doing
business as an enterprise without applying for enterprise registration;
carrying on busines operation after the Certificate of Enterprise Registration
has been revoked or while the enterprise is being suspended.
4.
Providing dishonest or incorrect information in the enterprise registration
application or application for changes to enterprise registration information.
5.
Declaring false charter capital; failure to contribute adequate charter capital
as registered; deliberate contribution of assets with false value.
6.
Engaging in banned business lines or business lines from which foreign
investors are banned; engaging in restricted business lines without fulfillment
of conditions or failure to maintain fulfillment of conditions during operation
in restricted business lines.
7.
Frauds, money laundering, terrorism financing.
Chapter II
ENTERPRISE ESTABLISHMENT
Article 17. The rights to
establish, contribute capital, buy shares/stakes and manage enterprises
1.
Organizations and individuals have the right to establish and manage
enterprises in Vietnam in accordance with this Law, except for the cases
specified in Clause 2 of this Article.
2. The
following organizations and individuals do not have the right to establish and
manage enterprises in Vietnam:
a) State
authorities, People’s armed forces using state-owned assets to establish
enterprises to serve their own interests;
b)
Officials and public employees defined by the Law on Officials and the Law on
Public Employees;
c)
Commissioned officers, non-commissioned officers, career military personnel,
military workers and public employees in agencies and units of Vietnam People’s
Army; commissioned officers, non-commissioned officers and police workers in
police authorities and units, except for those designated and authorized
representatives to manage state-owned stakes in enterprises or to manage
state-owned enterprises;
d)
Executive officers and managers of state-owned enterprises prescribed in Point
a Clause 1 Article 88 of this Law, except those who are designated as
authorized representatives to manage state-owned stakes in other enterprises;
dd)
Minors; people with limited legal capacity; incapacitated people; people having
difficulties controlling their behaviors; organizations that are not juridical
persons;
e) People
who are facing criminal prosecution, kept in temporary detention, serving an
imprisonment sentence, serving an administrative penalty in a correctional
institution or rehabilitation center, has limited legal capacity or is
incapacitated, is not able to control his/her own behaviors, is banned by the
court from holding certain positions or doing certain works; other cases
prescribed by the Law on Bankruptcy and the Anti-corruption Law.
If
requested by the business registration authority, the applicant shall submit
the judicial records;
g)
Juridical persons that are banned from business operation or banned from
certain fields as prescribed by the Criminal Code.
3.
Organizations and individuals have the right to contribute capital, buy shares
and stakes of joint stock companies, limited liability companies and
partnerships in accordance with this Law, except:
a) State
authorities, People’s armed forces contributing state-owned assets to
enterprises to serve their own interests;
b) The
entities that are not allowed to contribute capital to enterprises prescribed
by the Law on Officials, the Law on Public Employees, and Anti-corruption Law.
4. The
act of serving one’s own interests mentioned in Point a Clause 2 and Point a
Clause 3 of this Article means the use of incomes from business operation,
capital contribution, acquisition of shares/stakes for any of the following
purposes:
a) Any
kind of distribution to some or all of the persons specified in Point b and
Point c Clause 2 of this Article;
b)
Inclusion in the operating budget of the organization/unit against state budget
laws;
c)
Establishment or contribution to an internal fund of the organization/unit.
Article 18. Pre-registration contracts
1. The
enterprise’s founder may sign contracts serving the establishment and operation
of the enterprise before and during the process of enterprise registration.
2. When
the Certificate of Enterprise Registration is granted, the enterprise shall
continue exercising and performing the rights and obligations under the
concluded contracts mentioned in Clause 1 of this Article, and the parties
shall transfer the rights and obligations in accordance with the Civil Code,
unless prescribed by the contracts.
3. IN
case the Certificate of Enterprise Registration is not granted, the persons who
conclude the contracts mentioned in Clause 1 of this Article are responsible
for their execution. Any other participant in the establishment of the
enterprise is also responsible for the execution of these contracts.
Article 19. Application for registration of a sole
proprietorship
1. The
enterprise registration application form.
2. Copies
of legal documents of the sole proprietorship’s owner.
Article 20. Application for registration of a partnership
1. The enterprise
registration application form.
2. The
company's charter.
3. The
list of partners.
4. Copies
of legal documents of the partners.
5. Copies
of the Certificate of Investment Registration of foreign investors as
prescribed by the Law on Investment.
Article 21. Application for registration of a limited
liability company
1. The
enterprise registration application form.
2. The
company's charter.
3. The
list of members.
4. Copies
of:
a) Legal
documents of members who are individuals and legal representatives;
b) Legal
documents of members that are organizations, documents about designation of
authorized representatives and their legal documents.
Legalized
copies of legal documents of the members that are foreign organizations.
c) The
Certificate of Investment Registration of foreign investors as prescribed by
the Law on Investment.
Article 22. Application for registration of a joint stock
company
1. The
enterprise registration application form.
2. The
company's charter.
3. The
list of founding shareholders; the list of shareholders that are foreign
investors.
4. Copies
of:
a) Legal
documents of founding shareholders and shareholders that are foreign investors
who are individuals and legal representatives;
b) Legal
documents of shareholders that are organizations, documents about designation
of authorized representatives; legal documents of authorized representatives of
founding shareholders and shareholders that are foreign organizations.
Legalized
copies of legal documents of the members that are foreign organizations.
c) The
Certificate of Investment Registration of foreign investors as prescribed by
the Law on Investment.
Article 23. Content of the enterprise registration
application form
The
following information shall be provided in the enterprise registration
application form:
1. The
enterprise’s name;
2. The
enterprise’s headquarters, phone number, fax number, email address (if any);
3. The
enterprise’s business lines;
4. The
charter capital (or investment capital if the enterprise is a sole proprietorship);
5. Types
of shares, face value of each type and total authorized shares of each type if
the enterprise is a joint stock company;
6. Tax
registration information;
7.
Expected quantity of employees;
8. Full
name, signature, mailing address, nationality and legal documents of each
partner (for partnerships) or the owner (for sole proprietorships);
9. Full
name, signature, mailing address, nationality and legal documents of the legal
representative (for limited liability companies and joint stock companies).
Article 24. The company's charter.
1. The
company's charter includes the initial charter submitted upon enterprise
registration and revisions made during the operation.
2.
Primary contents of the company's charter:
a) The
company’s name, addresses of the headquarters, branches and representative
offices (if any);
b) The
company’s business lines;
c) The
charter capital; total quantity of shares, types of shares and face value of
each type (for joint stock companies);
d) Full
name, mailing address, nationality of each partner (for partnerships), the
owner and each member (for limited liability companies) or the founding
shareholders (for joint stock companies). Stakes held by each member or
partner (for limited liability companies and partnerships) and values thereof.
Quantity of shares, types of shares and value of each type held by founding
shareholders (for joint stock companies);
dd)
Rights and obligations of the members or partners (for limited liability
companies and partnerships) or shareholders (for joint stock companies);
e) The
organizational structure;
g)
Quantity, titles, rights and obligations of each of the enterprise’s legal
representatives;
h) Method
for ratifying the company’s decisions; rules for settlement of internal
disputes;
i) Basis
and method for determination of salaries and bonuses of the executives and
controllers;
k) Cases
in which members/shareholders may request the company to repurchase their
stakes/shares (For limited liability companies/joint stock companies);
l) Rules
for distribution of post-tax profits and settlement of business losses;
m) Cases
of dissolution; procedures for dissolution and liquidation of the company’s
assets;
m)
Procedures for revising the company's charter.
3. The
initial company's charter shall contain the full names and signatures of:
a) For
partnerships, the partners;
b) For
single-member limited liability companies, the owner that is an individual or
the legal representative of the owner that is an organization;
c) For
multi-member limited liability companies, the members that are individuals or
authorized representatives of members that are organizations;
d) For
joint stock companies, founding shareholders that are individuals and legal
representatives or authorized representatives of founding shareholders that are
organizations.
4. The
revised company's charter shall contain the full names and signatures of:
a) For
partnerships: the President of the Partner Assembly;
b) For
single-member limited liability companies: the owner, the legal representative
of the owner, or the legal representative;
c) For
multi-member limited liability companies and joint stock companies: the legal
representative.
Article 25. List of members/partners of a limited liability
company/partnership; list of founding shareholders and foreign shareholders of
a joint stock company
The List
of members/partners of a limited liability company/partnership; the list of
founding shareholders and foreign shareholders of a joint stock company shall
contain:
1. Full
names, signatures, nationalities, mailing addresses of
members/partners/founding shareholders/foreign shareholders that are
individuals;
2. Names,
EID numbers, addresses of headquarters of members/partners/founding
shareholders/foreign shareholders that are organizations;
3. Full
names, signatures, nationalities, mailing addresses or legal representatives or
authorized representatives of members/partners/founding shareholders/foreign
shareholders that are organizations;
4. Stakes
and values thereof, holdings, types, quantities and values of assets
contributed as capital, capital contribution time of each member/partner (for
limited liability companies and partnerships); types and quantities of shares,
holdings, types, quantities and values of assets contributed as capital, capital
contribution period of each founding shareholder and foreign shareholder (for
joint stock companies).
Article 26. Enterprise
registration procedures
1. The
enterprise’s founder or the authorized person shall apply for enterprise
registration at the business registration authority as follows:
a) Direct
application at the business registration authority;
b)
Submission of the application by post;
c) Online
enterprise registration.
2. Online
enterprise registration means the enterprise’s founder submitting the
electronic enterprise registration application to the National Enterprise
Registration Portal. An electronic enterprise registration application shall
contain the information prescribed in this Law and has the same legal value as
a physical one.
3. Applicants
may choose between digital signatures and business registration accounts for
online enterprise registration.
4. A
business registration account means an account created by the National
Enterprise Registration Information System for an individual to apply for
online enterprise registration. The account holder is legally responsible for
the obtainment and use of the account for online enterprise registration.
5. Within
03 working days from the receipt of the application, the business registration
authority shall consider the validity of the application and decide whether to
issue enterprise registration. The business registration authority shall inform
the applicant of necessary supplementation in writing if the application is
invalid or inform the applicant and provide explanation if the application is
rejected.
6. The
Government shall provide detailed regulations on documentation and
interconnected procedures for enterprise registration.
Article 27. Issuance of the Certificate of Enterprise Registration
1. An
enterprise will be granted the Certificate of Enterprise Registration when the
following conditions are fully satisfied:
a) The
registered business lines are not banned;
b) The
enterprise’s name is conformable with regulations of Articles 37, 38, 39 and 41
of this Law;
c) The
enterprise registration application is valid;
d) The
enterprise registration fees are fully paid in accordance with regulations of
law on fees and charges.
2. In
case a Certificate of Enterprise Registration is lost or damaged, it will be
reissued at a fee prescribed by law.
Article 28. Content of the Certificate of Enterprise Registration
A
Certificate of Enterprise Registration shall contain the following information:
1. The
enterprise’s name and EID number;
2. The
enterprise’s headquarters address;
3. Full
name, signature, mailing address, nationality and legal document number of the
legal representative (for limited liability companies and joint stock
companies), each partner (for partnerships), the owner (for sole proprietorships).
Full name, mailing address, nationality and legal document number of each
member that is an individual; name, EID number and headquarters address of each
member that is an organization (for limited liability companies);
4. The
charter capital (or investment capital if the enterprise is a sole
proprietorship).
Article 29. Enterprise
identification (EID) number
1. EID
number is a serial number generated by the National Enterprise Registration
Information System, issued to the enterprise when it is created and written on
the Certificate of Enterprise Registration. Each enterprise shall have a sole
EID number, which must not be issued to any other enterprise.
2. The
EID number shall be used for paying taxes, following administrative procedures,
exercising and performing other rights and obligations.
Article 30. Registering revisions to the Certificate of
Enterprise Registration
1.
Revisions to any of the information specified in Article 28 of this Law on the
Certificate of Enterprise Registration shall be registered by the enterprise
with the business registration authority.
2. An
application for revision shall be submitted within 10 days from day on which
the change occurs.
3. Within
03 working days from the receipt of the application for revision, the business
registration authority shall consider the validity of the application and
decide whether to issue a new Certificate of Enterprise Registration. The
business registration authority shall inform the applicant of necessary
supplementation in writing if the application is invalid or inform the
applicant and provide explanation if the application is rejected.
4.
Procedures for registering revisions to the Certificate of Enterprise
Registration under a court decision or arbitration award:
a) The
applicant shall submit the application for revision to the competent business
registration authority within 15 days from the effective date of the court
decision or arbitration award. The application shall include copies of the
effective court decision or arbitration award;
b) Within
03 working days from the receipt of the application, the business registration
authority shall consider issuing a new Certificate of Enterprise Registration
in accordance with the effective court decision or arbitration award. The
business registration authority shall inform the applicant of necessary
supplementation in writing if the application is invalid or inform the
applicant and provide explanation if the application is rejected.
5. The
Government shall provide for documentation and procedures for registering
revisions to the Certificate of Enterprise Registration.
Article 31. Notification of changes to enterprise
registration information
1. The
enterprise shall notify the business registration authority of any change to:
a) The
enterprise’s business lines;
b) The
founding shareholders and foreign shareholders (for joint stock companies,
except listed companies);
c) Other
content of the enterprise registration application.
2. The
enterprise shall notify a change to enterprise registration information within
10 days from its occurrence.
3. A
joint stock company shall send a written notification to the business
registration authority in charge of the area where the company is headquartered
within 10 days from the occurrence of the change to foreign shareholders
registered in the company’s shareholder register. Such a notification shall
contain:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b) For
foreign shareholders who transfer their shares: Names and headquarter addresses
of shareholders that are organizations; full names, nationalities, mailing
addresses of shareholders that are individuals; quantities and types of shares
they are holding; quantities and types of shares being transferred;
c) For
foreign shareholders who receive shares: Names and headquarter addresses of
shareholders that are organizations; full names, nationalities, mailing
addresses of shareholders that are individuals; quantities and types of shares
being received; their holdings;
d) Full
names and signatures of the company’s legal representatives.
4. Within
03 working days from the receipt of the notification, the business registration
authority shall consider its validity and decide whether to accept the change.
The business registration authority shall inform the enterprise of necessary
supplementation in writing if the application is invalid or inform the
applicant and provide explanation if the change is not acceptable.
5.
Procedures for notifying changes to enterprise registration information under a
court decision or arbitration award:
a) The
organization or individual that requests to make the change (the requester)
shall send a notification to the competent business registration authority
within 10 days from the effective date of the court decision or arbitration
award. The notification shall include copies of the effective court decision or
arbitration award;
b) Within
03 working days from the receipt of the notification, the business registration
authority shall consider accepting the change in accordance with the effective
court decision or arbitration award. The business registration authority shall
inform the applicant of necessary supplementation in writing if the
notification is invalid or inform the applicant and provide explanation if the
change is not acceptable.
Article 32. Publishing of enterprise registration
information
1. After
an enterprise is granted the Certificate of Enterprise Registration, it shall
announce it on the National Enterprise Registration Portal and pay the fee as
prescribed by law. The announcement shall include the content of the
Certificate of Enterprise Registration and:
a) The
enterprise’s business lines;
b) The
list of founding shareholders and foreign shareholders (for joint stock
companies).
2. Any
change to enterprise registration information shall be announced on the
National Enterprise Registration Portal.
3. The
information mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be
published for 30 days.
Article 33. Provision of enterprise registration
information
1.
Organizations and individuals are entitled to request business registration
authorities to provide information on the National Enterprise Registration
Information System and pay fees.
2.
Business registration authorities shall fully and promptly provide information
in accordance with Clause 1 of this Article.
3. The
Government shall elaborate this Article.
Article 34. Contributed assets
1.
Contributed assets include VND, convertible foreign currencies, gold, land use
right (LUR), intellectual property rights, technologies, technical secrets,
other assets that can be converted into VND.
2. Only
the individual or organization that has the lawful right to ownership or right
to use the asset mentioned in Clause 1 of this Article may contribute it as
capital as prescribed by law.
Article 35. Transfer of ownership of contributed assets
1.
Transfer of contributed assets by members of a limited liability company,
partners of a partnership, shareholders of a joint stock company shall comply
with the following regulations:
a) For
assets whose ownership have been registered and LURs, the capital contributor
shall follow procedures for transfer the ownership of such assets or the LUR to
the company as prescribed by law. This transfer is exempt from registration
fee;
b)
Contribution of assets whose ownership is not registered shall be recorded in
writing unless the contribution is made by wire transfer.
2. The
record on transfer of contributed assets shall contain the following
information:
a) The
company’s name and headquarters address;
b) Full
name, mailing address, legal document number of the contributor that is an
individual; legal document number of the contributor that is an organization;
c) Types
and quantities of contributed assets; total value of contributed assets and the
ratio of this value to the company’s charter capital;
d) Date
of transfer; signatures of the contributor or the contributor’s authorized
representative and the company’s legal representative.
3. The
contribution is considered complete once the lawful ownership of the assets has
been transferred to the company.
4.
Procedures for ownership transfer are exempt for assets serving business
operation of the sole proprietorship’s owner.
5.
Payment for transfer of shares/stakes, receipt of dividends of remittance of
profits by foreign investors shall be carried out through accounts in
accordance with foreign exchange laws, except for payment in assets and
cashless payment.
Article 36. Valuation of contributed assets
1.
Contributed assets that are not VND, convertible foreign currencies or gold
shall be valued by members/partners/shareholders or a valuation organization
and expressed as VND.
2. Assets
contributed upon establishment of an enterprise shall be valued by
members/partners/founding shareholders by consensus or by a valuation
organization. In the latter case, the value of contributed assets must be
accepted by more than 50% of the members/partners/founding shareholders.
In case a
contributed asset is valued at a value higher than its actual value at
contribution time (overvalued), the members/partners/founding shareholders
shall jointly contribute an amount equal to the difference and are jointly
responsible for the damage caused by the overvaluation.
3. Assets
contributed during the operation shall be valued by the owner or the Board of
Members/Partners (for limited liability companies and partnerships) or the
Board of Directors (for joint stock companies) and the contributor or by a
valuation organization. In the latter case, the value shall be accepted by the
contributor and the owner, the Board of Members/Partners/Directors.
In case a
contributed asset is overvalued, the contributor, the owner and members of the
Board of Members/Partners/Director shall jointly contribute an amount equal to
the difference and are jointly responsible for the damage caused by the
overvaluation.
Article 37. Names of enterprises
1. The
Vietnamese name of an enterprise shall contain two elements in order:
a) The
type of enterprise;
b) The
proper name.
2. The
type of enterprise shall be “công ty trách nhiệm hữu hạn” or “công ty TNHH” for
limited liability companies; “công ty cổ phần” or “công ty CP” for joint stock
companies; “công ty hợp danh” or “công ty HD” for partnerships; “doanh nghiệp
tư nhân”, “DNTN” or “doanh nghiệp TN” for sole proprietorships.
3. The
proper name shall consist of letters in the Vietnamese alphabet, the letters F,
J, Z, W, numbers and symbols.
4. The
enterprise’s name shall be displayed at the headquarters, branches,
representative offices and business locations of the enterprise and printed or
written on transaction documents, records and printed materials published by
the enterprise.
5.
Pursuant to regulations of this Article, Articles 38, 39 and 41 of this Law,
the business registration authority is entitled to refuse to register
enterprise’s name.
Article 38. Prohibited acts of naming enterprises
1. Use of
any name that is identical or confusingly similar to another enterprise’s name
that is registered in accordance with Article 41 of this Article.
2. Use of
the name of a state authority, the People’s military unit, political
organization, socio-political organization, socio-political-professional
organization, social organization, social-professional organization as part or
all of an enterprise’s name, unless it is accepted by that authority, unit or
organization.
3. Use of
words or symbols that against the country’s history, culture, ethical values
and good traditions.
Article 39. Enterprise’s
name in foreign language and abbreviated name
1. The
enterprise’s name in a foreign language is the name translated from the
Vietnamese name into one of the Latin-based languages. The proper name of the
enterprise’s may be kept unchanged or translated into the foreign language.
2. In
case an enterprise’s name is in a foreign language, the text size of the
foreign name shall be smaller than the Vietnamese name displayed at the
enterprise’s headquarters, branches, representative offices and business
locations and on the enterprise’s transaction documents, records and materials
published by the enterprise.
3. The
abbreviated name of an enterprise may be abbreviation of its Vietnamese name or
foreign language name.
Article 40. Names of branches, representative offices and
business locations
1. The
name of a branch, representative office or business location shall consist of
letters in the Vietnamese alphabet, the letters F, J, Z, W, numbers and
symbols.
2. The
name of a branch, representative office or business location shall consist the
enterprise’s name and the phrase “Chi nhánh”, “Văn phòng đại diện” or “Địa điểm
kinh doanh” respectively.
3. The
name of a branch, representative office or business location shall be displayed
at the branch, representative office or business location. The name of an
enterprise’s branch or representative office be smaller than the Vietnamese
name of the enterprise on the transaction documents, records and printed
materials issued by the branch or representative office.
Article 41. Identical and confusingly similar names
1. Identical
name means a Vietnamese name that is chosen by the applying enterprise and is
identical to the Vietnamese name of a registered enterprise.
2. A name
is considered identical to a registered enterprise’s name in the following
cases:
a) The
Vietnamese name of the applying enterprise is pronounced similarly to a
registered enterprise’s name;
b) The
abbreviated name of the applying enterprise is identical to the abbreviated
name of a registered enterprise;
c) The
foreign language name of the applying enterprise is identical to the foreign
language name of a registered enterprise;
d) The
proper name of the applying enterprise is only different from the proper name
of a registered enterprise by a natural number or a letter in the Vietnamese
alphabet or any of the letters F, J, Z, W that is written right after the
proper name with or without a space;
dd) The
proper name of the applying enterprise is only different from the proper name
of an registered enterprise of the same type by the word “và” (“and”) or the symbol
“&”, ”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) The
proper name of the applying enterprise is only different from the proper name
of an registered enterprise of the same type by the word “tân” or “mới” (“new”)
that is written right before or after the proper name;
g) The
proper name of the applying enterprise is only different from the proper name
of an registered enterprise of one of the phrases “miền Bắc” (“north”), “miền
Nam” (“south”), “miền Trung” (“central”), “miền Tây” (“west”), “miền Đông”
(“east”);
h) The
proper name of the applying enterprise is identical to that of a registered
enterprise.
3. The
cases specified in Points d, dd, e, g, h Clause 2 of this Article do not apply
to subsidiary companies of the registered company.
Article 42. The enterprise’s headquarters
The
enterprise’s headquarters shall be located within Vietnam’s territory, is the
enterprise’s mailing address, has phone number, fax number and email address
(if any).
Article 43. The enterprise’s seals
1. The
enterprise’s seals can be physical or digital as prescribed by e-transaction
laws.
2. The
enterprise shall decide the type, quantity, design and content of its seal and
the seals of its branches, representative offices and other units.
3. The
management and storage of seals shall comply with the company's charter or
regulations of the enterprise, branch, representative office or unit that owns
the seal. Seals shall be used by enterprises in transactions as prescribed by
law.
Article 44. Branches, representative offices and business
locations of an enterprise
1. A
branch of an enterprise is its dependent unit which has some or all functions
of the enterprise, including authorized representative. The business lines of a
branch shall match those of the enterprise.
2. A
representative office of an enterprise is its dependent unit which acts as the
enterprise’s authorized representative, represents and protect the enterprise’s
interests. A representative office shall not do business.
3. A
business location of an enterprise is the place at which specific business
operations are carried out.
Article 45. Registration of branches and representative
offices; notification of business location
1. An enterprise
may establish branches and representative offices in Vietnam and other
countries. An enterprise may have more than one branch and representative
office in an administrative division.
2. When
establishing a domestic branch/representative office, the enterprise shall
submit an application for branch/representative office registration to the
business registration authority in charge of the area where the
branch/representative office is established. Such an application shall consist
of:
a) The
notice of establishment of the branch/representative office;
b) Copies
of the Establishment Decision and minutes of the meeting on the establishment
of the enterprise’s branch/representative office, legal documents of the head
of the branch/representative office.
3. Within
03 working days from the receipt of the application, the business registration
authority shall consider the validity of the application and decide whether to
issue a Certificate of Branch/Representative Office Registration. The business
registration authority shall inform the applicant of necessary supplementation
in writing if the application is not satisfactory or inform the applicant and
provide explanation if the application is rejected.
4. The
enterprise shall apply for revision of the Certificate of Branch/Representative
Office Registration 10 days from the day on which a change occurs.
5. Within
10 days from the day on which the business location is decided, the enterprise
shall send a notice of business location establishment to the business
registration authority.
6. The
Government shall elaborate this Article.
Chapter III
LIMITED LIABILITY COMPANIES
Section 1. MULTI-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
Article 46. Multi-member limited liability companies
1. A
multiple-member limited liability company means an enterprise that has 02 – 50
members that are organizations or individuals. A member’s liability for the
enterprise’s debts and other liabilities shall be equal to the amount of
capital that member contributed to the enterprise, except for the cases
specified in Clause 4 Article 47 of this Law. The member’s stake (contributed
capital) may only be transferred in accordance with Articles 51, 52 and 53 of
this Law.
2. A
multiple-member limited liability company has the status of a juridical person
from the day on which the Certificate of Enterprise Registration is issued.
3.
Multiple-member limited liability companies must not issue shares except for
equitization.
4.
Multiple-member limited liability companies may issue bonds in accordance with
this Law and relevant laws; private placement of bonds shall comply with
Article 128 and Article 129 of this Law.
Article 47. Capital contribution to establish the company
and issuance of the certificate of capital contribution
1. The
initially registered charter capital of a multiple-member limited liability
company is the total capital contributed or promised by the members and shall
be written in company's charter.
2. The
members shall contribute sufficient and correct assets as promised when
applying for enterprise registration within 90 days from the issuance date of
the Certificate of Enterprise Registration, excluding the time needed to
transport or import the contributed assets and for completing ownership
transfer procedures. During this period, the members shall have rights
and obligations that are proportional to their promised contribution. The
members may only contribute assets that are different from the promised ones if
the change is approved by more than 50% of the remaining members.
3. In
case a member fails to contribute or fully contribute capital as promised by
the expiration of the period mentioned in Clause 2 of this Article:
a) The
member that has not contributed capital at all is obviously no longer a member
of the company;
b) The member
that has not fully contributed capital will have the rights that are
proportional to the contributed capital;
c) The
right to contribute the missing capital will be sold under a resolution or
decision of the Board of Members.
4. In the
cases mentioned in Clause 3 of this Article, the company shall register the
change in charter capital and the members’ holdings within 30 days from the
deadline for contributing capital specified in Clause 2 of this Article. The
members who fail to contribute or fully contribute capital shall be responsible
for the financial obligations incurred by the company during the period before
the company registers the change in charter capital and the members’ holdings
in proportion to their promised contributions.
5. In the
cases specified in Clause 2 of this Article, the capital contributor will
become the company’s member from the day on which capital is fully contributed
and information about the capital contributor prescribed Points b, c, dd Clause
2 Article 48 of this Law has been fully recorded in the member register. On
that day, the company shall issue the capital contribution certificate to the
member.
6. The
capital contribution certificate shall contain the following information:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b) The
company’s charter capital;
c) Full
name, signature, mailing address, nationality and legal document number if the
member is an individual; EID number or legal document number, headquarters
address if the member is an organization;
d) The
capital contributed and the member’s holding;
dd) The
number and date of issuance of the certificate of capital contribution;
e) Full
names and signatures of the company’s legal representatives.
7. In
case the capital contribution certificate is lost or damaged, the member will
be reissued with another certificate following the procedures specified in the
company's charter.
Article 48. Member register
1. The
company shall make a member register upon issuance of the Certificate of
Enterprise Registration. The member register can be physical or electronic and
shall contain information about the members’ holdings.
2. A
member register shall contain the following information:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b) Full
name, signature, mailing address, nationality and legal document numbers of
members that are individuals; names, EID numbers or legal document numbers and
headquarters addresses of members that are organizations;
c)
Stakes, holdings, contribution time, types of contributed assets, quantity and
value of each type of contributed assets of each member;
d)
Signatures of members that are individuals and of legal representatives of
members that are organizations;
dd) The
number and date of issuance of the certificate of capital contribution of each
member.
3. The
company shall update changes to members in the member register as requested by
relevant members in accordance with company's charter.
4. The
member register shall be retained at the company’s headquarters.
Article 49. Rights of members of the Board of Members
1. A
member of the Board of Members has the rights to:
a)
Participate in meetings of the Board of Members; discuss, propose, vote on the
issues within the jurisdiction of the Board of Members;
b) Have a
number of votes that are proportional to the member’s holding, except for the
cases specified in Clause 2 Article 47 of this Law;
c)
Receive profit in proportion to the member’s holding after the company has
fully paid taxes and fulfilled other financial obligations prescribed by law;
d)
Receive part of the remaining assets in proportion to the member’s holding when
the company is dissolved or goes bankrupt;
dd) Be
given priority to contribute more capital when the company increases its
charter capital;
e)
Transfer, give away or otherwise dispose of the member’s own stake in
accordance with regulations of law and the company's charter;
g) File
lawsuits in their own name of in the company’s name against the President of
the Board of Members, the Director/General Director, other executives, legal
representatives in accordance with Article 72 of this Law;
h) Other
rights prescribed by this Law and the company's charter.
2. In
addition to the rights specified in Clause 1 of this Article, a group of
members that hold at least 10% of the charter capital (or a smaller ratio
prescribed by the company's charter or in the cases specified in Clause 3 of
this Article) also has the rights to:
a) Demand
meetings of the Board of Members be convened to resolve issues within its
jurisdiction;
b)
Inspect, access logbooks and monitor transactions, accounting books and annual
financial statements;
c)
Inspect, access, make photocopies of the member register, meeting minutes,
resolutions Decree decisions of the Board of Members and other documents of the
company;
d)
Request the Court to invalidate the resolution or decision of the Board of
Members within 90 days from the end of its meeting if the meeting procedures or
contents of the resolution or decision are not fully followed or contradict regulations
of this Law and the company's charter.
3. In
case a member holds more than 90% of the charter capital and the company's
charter does not provide for any smaller ratio as prescribed in Clause 2 of
this Article, the group of remaining members obviously have the rights
specified in Clause 2 of this Article.
Article 50. Obligations of members of the Board of Members
1. Fully
and punctually contribute capital as promised; take on a liability for the
company’s debts and liabilities which is equal to the contributed capital,
except for the cases specified in Clause 2 and Clause 4 Article 47 of this Law.
2. Do not
withdraw capital from the company in any shape or form; except for the cases
specified in Articles 51, 52, 53 and 68 of this Law.
3. Comply
with the company's charter.
4.
Implement the resolutions and decisions of the Board of Members.
5. Take
personal responsibility when performing the following actions in the name of
the company:
a)
Violations of law;
b)
Business operations or transactions that do not serve the company’s interests
and cause damage to others;
c) Pay
debts before they are due while the company is facing financial risks.
6. Other
obligations prescribed by law.
Article 51. Repurchase of stakes
1. A
member is entitled to request the company to repurchase that member’s stake if
that member has voted against a resolution or decision of the Board of Members
on the following issues:
a)
Amendments to regulations of the company's charter on rights and obligations of
members and the Board of Members;
b)
Reorganization of the company;
c) Other
issues prescribed by the company's charter.
2. A
written request for stake repurchase shall be sent to the company within 15
days from the day on which the resolution or decision mentioned in Clause 1 of
this Article is ratified.
3. Within
15 days from the day on which the request mentioned in Clause 1 of this Article
is received, the company shall repurchase that member’s stake at market value
or at a value determined in accordance with the company's charter, unless
another value is agreed upon by both parties. The payment shall only be made if
the company is still able to pay its debts and other liabilities afterwards.
4. In
case the company is not able to pay for the repurchase of the stake as
requested, the member is entitled to sell the stake to another member or a
non-member.
Article 52. Transfer of stakes
1. Except
for the cases specified in Clause 4 Article 51, Clause 6 and Clause 7 Article
53 of this Law, a member of a multiple-member limited liability company is
entitled to transfer part or all of their stake to another person as follows:
a) Offer
the stake to other members in proportion to their holdings under the same
conditions;
b)
Transfer the stake under the same conditions as those applied to other members
mentioned in Point a of this Clause to a non-member if the other members do not
purchase or fully purchase the stake within 30 days from the first day of
offering.
2. The
transferor still has the rights and obligations to the company in proportion to
the stake until information about the buyer mentioned in Point b, c and dd
Clause 2 Article 48 of this Law is fully recorded in the member register.
3. In
case only one member remains after transfer or change of the members’ stakes,
the company shall be converted into a single-member limited liability company
and apply for change of enterprise registration information within 15 days from
the day on which the transfer is complete.
Article 53. Settlement of stakes in some special cases
1. In
case of the death of a member that is an individual, his/her heir at law or
designated by a will shall become a member of the company.
2. In
case a member that is an individual is declared missing by the Court, his/her
rights and obligations shall be performed through his/her asset manager as
prescribed by civil laws.
3. In
case a member that is an individual is incapacitated, has limited legal
capacity or has difficulty controlling his/her behaviors, his/her rights and
obligations shall be performed through his/her representative.
4. A
member’s stake shall be transferred or repurchased by the company in accordance
with Article 51 and Article 52 of this Law in the following cases:
a) The
member’s heir does not wish to become a member;
b) The
beneficiary mentioned in Clause 6 of this Article is not accepted as a member
by the Board of Members;
c) The
member that is an organization is dissolved or goes bankrupt.
5. In
case a member that is an individual dies without an heir or the heir refuses
the inheritance or is disinherited, the stake shall be settled in accordance
with civil laws.
6. In
case a member gives away part or all of his/her stake to another person, the
beneficiary will become a member of the company in the following cases:
a) If the
beneficiary is a lawful heir as prescribed by the Civil Code, he/she is
obviously a member of the company;
b) If the
beneficiary is not a lawful heir mentioned in Point a of this Clause, he/she
will only become a member if it is accepted by the Board of Members.
7. In
case a member uses that member’s stake to pay debt, the beneficiary may:
b) become
a member of the company if it is accepted by the Board of Members;
b) Offer
and sell the stake in accordance with Article 52 of this Law.
8. In
case a member that is an individual is being kept in temporary detention,
serving an imprisonment sentence, serving an administrative penalty in a
correctional institution or rehabilitation center, he/she shall authorize
another person to perform some or all of his/her rights and obligations to the
company.
9. A
member that is an individual and is banned by the court to do certain jobs must
not do those jobs at the company; A member that is a juridical person and is
banned by the court from certain business lines must suspend or stop business operation
in those business lines.
Article 54. Organizational structure
1. A
multiple-member limited liability company shall have a Board of Members,
President of the Board of Members, Director/General Director.
2. A
state-owned multiple-member limited liability company prescribed in Point b
Clause 1 Article 88 of this Law and each subsidiary company of a state-owned
enterprise prescribed in Clause 1 Article 88 of this Law shall have a Board of
Controllers. The establishment of the Board of Controllers in other companies
shall be decided by themselves.
3. A
company shall have at least one legal representative who holds the title of
President of the Board of Members, Director/General Director. Unless otherwise
prescribed by the company's charter, the President of the Board of Members
shall be the company’s legal representative.
Article 55. The Board of Members
1. The
Board of Members is the supreme governing body of the company, consists of all
members that are individuals and authorized representatives of members that are
organizations. The company's charter shall specify the frequency of meetings of
the Board of Members but at least one meeting shall be held per year.
2. The
Board of Members has the following rights and obligations:
a) Decide
the company’s annual business plan and development strategy;
b) Decide
increase or decrease in charter capital, time and method for raising more
capital; issuance of bonds;
c) Decide
investments in the company’s development projects; solutions for market
development, marketing and technology transfer;
d)
Approve contracts for borrowing, lending, sale of assets and other contracts
prescribed by the company's charter whose value are at least 50% of the
total assets written in the latest financial statement (or a smaller ratio or
value specified in the company's charter);
dd)
Elect, dismiss the President of the Board of Members; designate, dismiss, sign
and terminate contracts with the Director/General Director, chief accountant,
controllers and other executives specified in the company's charter;
e) Decide
the salaries, remunerations, bonuses and other benefits of the President of the
Board of Members, Director/General Director, chief accountant, controllers and
other executives specified in the company's charter;
g) Ratify
annual financial statements, plans for use and distribution of profits or
settlement of losses;
h) Decide
the company’s organizational structure;
i) Decide
establishment of subsidiary companies, branches and representative offices;
k) Revise
the company's charter;
l) Decide
reorganization of the company;
m) Decide
dissolution or file bankruptcy of the company;
n) Other
rights and obligations prescribed by Law and the company's charter.
Article 56. President of the Board of Members
1. The
Board of Members shall elect a member as the President, who may concurrently
hold the position of Director/General Director of the company.
2. The
President of the Board of Members has the following rights and obligations:
a) Plan
the activities of the Board of Members;
b) Draw
up agenda and prepare documents for meetings or surveys of the Board of
Members;
c)
Convene and chair meetings of the Board of Members or organize surveys of the
Board of Members;
d)
Supervise or organize supervision of the implementation of resolutions and
decisions of the Board of Members;
dd) Sign
resolutions and decisions of the Board of Members on its behalf;
e) Other
rights and obligations prescribed by Law and the company's charter.
3. The
term of office of the President of the Board of Members shall be specified in
the company's charter bust must not exceed 05 years and has no term limit.
4. In
case the President of the Board of Members is not present or not able to
perform his tasks, he/she shall authorize another member in writing to perform the
rights and obligations of the President of the Board of Members in accordance
with the company's charter. In case no member is authorized or the President is
dead, missing, detained, serving an imprisonment sentence, serving an
administrative penalty in a correctional institution or rehabilitation center,
making a getaway; has limited legal capacity or is incapacitated, has
difficulty controlling his/her behavior, is prohibited by the court from
holding certain positions or doing certain works, one of the Board of Members
shall convene a meeting with the remaining members to elect one of them as the
interim President under the majority rule until a new decision is issued by the
Board of Members.
Article 57. Convening meetings of the Board of Members
1. Meetings
of the Board of Members shall be convened by the President of the Board of
Members or at the request of the member or group of members prescribed in
Clause 2 and Clause 3 Article 49 of this Law. In case the President of the
Board of Members does not convene a meeting as requested by the aforementioned
member of group of members within 15 days from the day on which the request is
received, the member of group of members may convene the meeting themselves.
Reasonable costs of convening and conducting meetings of the Board of Members
shall be reimbursed by the company.
2. The
President of the Board of Members or the person that convenes the meeting shall
draw up the meeting agenda and prepare meting document; convene and chair the
meeting. Members are entitled to propose additional contents to the meeting
agenda in writing. Such a written proposal shall contain the following
information:
a) Full
name, signature, mailing address, nationality and legal document number if the
member is an individual; EID number or legal document number and headquarters
address if the member is an organization; full name and signature of the
proposing member or the proposing member’s authorized representative;
b) The
member’s holding, number and date of issuance of the certificate of capital
contribution;
c) The
proposed contents;
d)
Reasons for proposal.
3. The
President of the Board of Members or the person that convenes the meeting shall
accept a proposal that contains adequate information as prescribed in Clause 2
of this Article and is sent to the company’s headquarters at least 01 working
day before the meeting date. In case a proposal is put forward right before the
beginning of the meeting, it may be accepted if it is accepted the majority of
the participants.
4. Invitations
to a meeting of the Board of Members can be sent physically, by phone, fax,
electronically or by other methods prescribed by the company's charter to each
member of the Board of Members. The invitation shall specify the time, location
and agenda of the meeting.
5. The
meeting agenda and documents shall be sent to members before the meeting date.
Documents about revisions of the company's charter, ratification of the
company’s development strategy, annual financial statements, reorganization or
dissolution shall be sent to the members at least 07 working days before the
meeting date. The deadlines for sending other documents shall be specified in
the company's charter.
6. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, a request to convene a meeting
of the Board of Members mentioned in Clause 1 of this Article shall be made in
writing and contain the following information:
a) Full
name, signature, mailing address, nationality and legal document numbers of
members that are individuals; names, EID numbers or legal document numbers and
headquarters addresses of members that are organizations; each member’s
holding, number and issuance date of each member’s capital contribution
certificate;
b)
Reasons for convening the meeting and issues that need resolving;
c) The
draft agenda;
d) Full
names and signatures of the requesting members or their authorized
representatives.
7. In
case the request does not contain adequate information as prescribed in Clause
6 of this Article, the President of the Board of Members shall send a written
rejection to the requesting member(s) within 07 working days from the day on
which the request is received. If the request is valid, the President of the
Board of Members shall convene the meeting within 15 days from the day on which
the request is received.
8. In
case the President of the Board of Members fails to convene the meeting as
prescribed in Clause 7 of this Article, he/she shall be personally responsible
for the damage incurred by the company and relevant members.
Article 58. Conditions and procedures for conducting
meetings of the Board of Members
1. The
meeting shall be conducted when it is participated by a number of members that
hold at least 65% of charter capital; a specific ratio shall be specified in
the company's charter.
2. In
case the conditions for conducting a meeting specified in Clause 1 of this
Article are not fulfilled and the company's charter does not provide for this
situation otherwise:
a) The
invitation to the second meeting shall be sent within 15 days from the first
meeting date. The second meeting shall be when it is participated by a number
of shareholders that hold at least 50% of charter capital;
b) In
case the conditions for conducting the second meeting prescribed in Point a of
this Clause are not fulfilled, the invitation to the third meeting shall be
sent within 10 days from the second meeting date. The third meeting shall be
conducted regardless of the number of charter capital held by the participants.
3.
Members and their authorized representatives shall participate in and vote at
meetings of the Board of Members. The procedures for conducting meetings of the
Board of Members and voting methods shall be specified in the company's
charter.
4. In
case the duration of a meeting is longer than expected, it may be extended but
must not exceed 30 days from its opening date.
Article 59. Resolutions and decisions of the Board of
Members
1. The
Board of Members shall ratify its resolution and decisions by voting at the
meeting, questionnaire survey or another method specified in the company's
charter.
2. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, a decision on one of the
following issues shall be voted on at the meeting:
a)
Revisions to the company's charter;
b)
Orientation for development of the company;
c)
Election, dismissal of the President of the Board of Members; designation,
dismissal of the Director/General Director;
d)
Ratification of the annual financial statement;
dd)
Reorganization or dissolution of the company.
3. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, a resolution or decision of the
Board of Members will be ratified at the meeting if:
a) It is
voted for by a number of participants that hold at least 65% of the total
stakes of all participants, except the case in Point b of this Clause;
b) It is
a resolution or decision to sell assets whose value is at least 50% of the
total assets written in the latest financial statement (or a smaller ratio or
value specified in the company's charter), a resolution or decision on revisions
to the company's charter, reorganization or dissolution of the company, and is
voted for by a number of participants that hold at least 75% of the total
stakes of all participants.
4. It
will be considered that a member participates in and votes at the meeting of
the Board of Members in the following cases:
a) The
member directly participates in and votes at the meeting;
b) The
member authorizes another person to participate in and vote at the meeting;
c) The
member participates and votes online or through other electronic methods;
d) The
member sends the votes to the meeting by post, fax or email.
5. In
case of questionnaire survey, a resolution or decision will be ratified when it
is voted for by a number of members that hold at least 65% of charter capital
(a specific ratio shall be specified in the company's charter).
Article 60. Minutes of meetings of the Board of Members
1.
Minutes of every meeting the Board of Members shall be taken. Audio recording
or electronic forms are optional.
2. The
minutes shall be ratified right before the meeting ends and contain the
following information:
a) Time,
location, purposes and agenda of the meeting;
b) Full
names, holdings, numbers and dates of issues of capital contribution
certificates of participating members and their authorized representatives;
full name, stakes, numbers and dates of issues of capital contribution
certificates of non-participating members and their authorized representatives;
c) The
issues that are discussed and voted on; summaries of the members’ comments on
each issue;
d)
Quantities of valid votes, invalid votes, affirmative votes, negative votes and
abstentions on each issue;
dd)
Ratified decisions and corresponding ratio of affirmative votes;
e) Full
names, signatures and comments of participants who disagree with the
ratification of the minutes (if any);
g) Full
names, signatures of the minute taker and the chair of the meeting, except the
case in Clause 3 of this Article.
3. In
case the chair and the minute taker refuse to sign the minutes, they will be
effective if they are signed by the other members of the Board of Members and
contain all information prescribed in Points a, b, c, d, dd and e Clause 2 of
this Article. The minutes shall clearly state the reasons why the chair and the
minute taker refuse to sign them. The persons who sign the minutes are jointly
responsible for the accuracy and truthfulness of the minutes.
Article 61. Procedures for ratification of resolutions and
decisions of the Board of Members by questionnaire survey
Unless
otherwise prescribed by the company's charter, a questionnaire survey on
ratification of resolutions or decisions of the Board of Members shall be
carried out as follows:
1. The
President of the Board of Members shall decide to carry out a questionnaire
survey on ratification of resolutions and decisions within its jurisdiction;
2. The
President of the Board of Members organize the drafting and sending of reports
on the issues, the resolution or decision and questionnaires to members of the
Board of Members;
3. A
questionnaire shall contain:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b) Full
name, signature, mailing address, nationality and legal document numbers of
individuals; the members’ holdings;
c) The
issue that needs voting, options including affirmative, negative and
abstentions;
d) The
deadline for submission of the answered questionnaire;
dd) Full
name and signature of the President of the Board of Members;
4. An
answered questionnaire that contains adequate information, bears the member’s
signature and sent to the company by the deadline is considered valid. The
President of the Board of Members organize the vote counting, preparation of a
report and notification of the vote counting result to the members within 07
working days from the deadline for submission of answered questionnaires. The
report on vote counting result has the same value as the minutes the meeting of
the Board of Members and shall contain the following information:
a) The
survey issue and purposes;
b) Full
names, holdings, numbers and dates of issue of capital contribution
certificates of members that submitted their answered questionnaires; and their
authorized representatives; Full names, holdings, numbers and dates of issue of
capital contribution certificates of members whose questionnaires are not
submitted or invalid;
c) The
issues that are voted on; summaries of the members’ comments on each issue (if
any);
d) The
numbers of valid, invalid, unsubmitted questionnaires; numbers of valid
questionnaires that contain affirmative votes negative votes and abstentions on
each issue;
dd) The
ratified resolutions and/or decisions and corresponding ratio of affirmative
votes;
e) Full
names and signatures of the vote counters and the President of the Board of
Members, who are jointly responsible for the legitimacy, accuracy and
truthfulness of the vote counting report.
Article 62. Effect of resolutions and decisions of the
Board of Members
1. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, a resolution or decision of the
Board of Members shall take effect from the day on which it is ratified on one
the effective date specified therein.
2. A
resolution or decision that is ratified with 100% of total charter capital
shall be lawful and effective even if the procedures for ratification of such
resolution or decision are not followed.
3. In
case a member or group of members requests the court or an arbitral tribunal to
invalidate a ratified resolution or decision, it will remain effective as
prescribed in Clause 1 of this Article until the court or an arbitral tribunal
issues a decision to invalidate it, except for the cases in which temporary
emergency measures have to be implemented under decision of a competent
authority.
Article 63. The Director/General Director
1. The
Director/General Director is the person who manages the company’s everyday
busines operation and is responsible to the Board of Members for his/her
performance.
2. The
Director/General Director has the following rights and obligations:
a) Organize
the implementation of resolutions and decisions of the Board of Members;
b) Decide
everyday operating issues of the company;
c)
Organize implementation of the company’s busines plans and investment plans;
d) Issue
the company’s rules and regulations unless otherwise prescribed by the
company's charter;
dd)
Designate, dismiss the company’s executives, except those within jurisdiction
of the Board of Members;
e) Enter
into contracts on behalf of the company, except those within jurisdiction of
the President of the Board of Members;
g)
Propose the company’s organizational structure;
g) Submit
annual financial statements to the Board of Members;
i)
Propose plans for use and distribution of profits or settlement of business
losses;
k)
Recruit employees;
l) Other
rights and obligations specified in the company's charter, resolution and
decisions of the Board of Members, and his/her employment contract.
Article 64. Requirements for holding the position of
Director/General Director
A person
may hold the position of Director/General Director if he/she:
1. Is not
in one of the persons specified in Clause 2 Article 17 of this Law.
2. Has
professional qualifications and experience of busines administration and
satisfies other conditions specified in the company's charter.
3. If the
company is a state-owned enterprise prescribed in Point b Clause 1 Article 88
of this Law or a subsidiary company of a state-owned enterprise prescribed in
Clause 1 Article 88 of this Law, is not a relative of the executives and
controllers of the company and the parent company, of the representative of
enterprise’s investment or state investment in the company and the parent
company.
Article 65. Controllers and the Board of Controllers
1. The
Board of Controllers shall have 1 – 5 Controllers. The term of office of a
controller shall not exceed 05 years and without term limit. In case the Board
of Controllers only has 01 controller, he/she shall be the Chief Controller and
shall satisfy corresponding conditions.
2. The
Chief Controller and Controllers shall satisfy the requirements specified in
Clause 2 Article 168 and Article 169 of this Law.
3.
Rights, obligations, responsibilities, dismissal and works of Controllers and
the Board of Controllers are specified in Articles 106, 170, 171, 172, 173 and
174 of this Law.
4. The
Government shall elaborate this Article.
Article 66. Salaries, remunerations, bonuses and other
benefits of the President of the Board of Members, Director/General Director
and other executives
1. The
company shall pay salaries, remunerations, bonuses and provide other benefits
for the President of the Board of Members, the Director/General Director and
other executives according to the company’s business performance.
2.
Salaries, remunerations, bonuses and other benefits for the President of the
Board of Members, the Director/General Director and other executives shall be
recorded as operating costs in accordance with regulations of law on corporate
income tax and relevant laws and placed in a separate section in the company’s
annual financial statements.
Article 67. Contracts and transactions subject to approval
by the Board of Members
1.
Contracts and transactions between the company and the following entities are
subject to approval by the Board of Members:
a)
Members and their authorized representatives, the Director/General Director,
the company’s legal representative;
b)
Related persons of the persons mentioned in Point a of this Clause;
c)
Executives of the parent company and the person having the power to designate them;
d)
Related persons of the persons mentioned in Point c of this Clause.
2. The
person who concludes a contract or carries on a transaction on behalf of the
company shall send a notification to members of the Board of Members and the
Controllers of the related entities and interests of such contract or
transaction together with the draft contract or description of the transaction.
Unless otherwise prescribed by company's charter, the Board of Members shall
decide whether to approve or disapprove the contract or transaction within 15
days from the day on which the notification is received and follow the
instructions in Clause 3 Article 59 of this Law. Members of the Board of
Members who are related to the parties to the contract or transaction must not vote.
3. A
contract or transaction shall be invalidated under a court decision and handled
as prescribed by law when it is concluded or carried out against regulations of
Clause 1 and Clause 2 of this Article. The person who concludes the contract or
carries out the transaction, related members and their related persons shall
pay compensation for any damage caused and return the benefits generated by
such contract or transaction to the company.
Article 68. Increasing, decreasing charter capital
1. A
company may increase its charter capital in the following cases:
a)
Increase in the members’ capital contribution;
b)
Receipt of capital contribution from new members.
2. In
case of increase in the members’ capital contribution, the increase will be
distributed among the members in proportion to their holdings in the company.
Members may transfer their right to contribute capital to other persons in
accordance with Article 52 of this Law. In case a member does not contribute or
fully contribute that member’s share of additional capital as distributed, the
remainder shall be divided among other members in proportion to their holdings
in the company unless otherwise agreed by the members.
3. A
company may decrease its charter capital in the following cases:
a) The company
returns part of the contributed capital to the members in proportion to their
holdings in the company after the company has operated for at least 02
consecutive years from the enterprise registration date and the company is able
to fully pay its debts and other liabilities after the return of capital;
b) The
company repurchases the members’ stakes as prescribed in Article 51 of this
Law;
c)
Charter capital is not fully and punctually contributed by the members as
prescribed in Article 47 of this Law.
4. In the
case specified in Point c Clause 3 of this Article, within 10 days from the day
on which the increase or decrease in charter capital is complete, the company
shall send a written notification to the business registration authority. Such
a notification shall contain the following information:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b) The
charter capital, the increase or decrease;
c) Time
and method of increase or decrease;
d) Full
names and signatures of the company’s legal representatives.
5. The
notification mentioned in Clause 4 of this Article shall be enclosed with the
resolution or decision and the minutes of the meeting of the Board of Members
and, in case of charter capital decrease specified in Point a and Point b
Clause 3 of this Article, the latest financial statement.
6. The
business registration authority shall update information about the increase or
decrease in charter capital within 03 working days from the day on which the
notification is received.
Article 69. Conditions for profit distribution
A
company’s profit may only be distributed to its members after its tax
liabilities and other financial obligations have been fulfilled as prescribed
by law and it is able to fully pay its due debts and other liabilities after
profit is distributed.
Article 70. Recovery of returned capital or distributed
profit
In case
part of contributed capital is returned against the regulations of Clause 3
Article 68 of this Law or profit is distributed to members against regulations
of Article 69 of this Law, the members shall return the money or assets they
received from the company and are jointly responsible for the company’s debts
and liabilities in proportion to the amount or assets that have not been
returned until they are fully returned.
Article 71. Responsibilities of the President of the Board
of Members, the Director/General Director, other executives, legal
representatives and Controllers
1. The
President of the Board of Members, the Director/General Director, other
executives, legal representatives and Controllers have the following
responsibilities:
a)
Exercise and perform their rights and obligations in an honest and prudent
manner to protect the enterprise’s lawful interests;
b) Be
loyal to the enterprise’s interests; do not abuse their power and position or
use the enterprise’s information, secrets, business opportunities and assets
for personal gain or serve any other organization’s or individual’s interests;
c)
Promptly and fully notify the company of the enterprises that they own or have
shares/stakes or that their related persons own, jointly own or have separate
controlling shares/stakes.
d) Other
responsibilities prescribed by law.
2. The
Director/General Director shall not have a pay rise or bonus when the company
is not able to pay its due debts.
3. The
notification mentioned in Point c Clause 1 of this Article shall be made in
writing and contain the following information:
a) Names,
EID numbers, headquarters addresses of the enterprises they own or have
shares/stakes in; the holdings and time of owning or holding the shares/stakes;
b) Names,
EID numbers, headquarters addresses of the enterprises their related persons
own, jointly own or have separate controlling shares/stakes.
4. The
notification mentioned in Clause 3 of this Article shall be sent within 05
working days from the day on which the event or change occurs. The company
shall compile a list of the entities mentioned in Clause 3 of this Article,
their contracts and transactions with the company. This list shall be kept at
the company’s headquarters. Members, executives, Controllers and their
authorized representatives are entitled to see, copy part or all of the
information specified in Clause 3 of this Article during office hours following
the procedures specified in the company's charter.
Article 72. Filing lawsuits against executives
1.
Members may, in their own names or in the company’s name, file lawsuits against
the President of the Board of Members, Director/General Director, legal
representatives and other executives in the following cases:
a) They
violate regulations of Article 71 of this Law;
b) They
fail to comply with or fully and punctually perform their rights and
obligations as prescribed by law, the company's charter, resolution or decision
of the Board of Members;
c) Other
cases prescribed by law and the company's charter.
2.
Lawsuits shall be filed in accordance with civil proceedings laws.
3.
Proceedings costs in case the lawsuit is filed on behalf of the company shall
be recorded as the company’s expense unless the lawsuit is rejected.
Article 73. Disclosure of information
State-owned
multiple-member limited liability companies prescribed in Point b Clause 1
Article 88 of this Law shall disclose information in accordance with Points a,
d, dd, g Clause 1 Article 109 and Article 110 of this Law.
Section 2. SINGLE -MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
Article 74. SINGLE -MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
1. A
single-member limited liability company is an enterprise owned by a single
organization or individual ((hereinafter referred to as “owner”). The owner’s
liability for the company’s debts and other liabilities shall be equal to the
company’s charter capital.
2. A
single-member limited liability company has the status of a juridical person
from the day on which the Certificate of Enterprise Registration is issued.
3. A
single-member limited liability company must not issue shares except for
equitization.
4.
Single-member limited liability companies may issue bonds in accordance with
this Law and relevant laws; private placement of bonds shall comply with
Article 128 and Article 129 of this Law.
Article 75. Contributing capital to establish the company
1. The
initially registered charter capital of a single-member limited liability
company is the total assets promised by the owner and shall be written in
company's charter.
2. The
owner shall contribute adequate and correct assets as promised when applying
for enterprise registration within 90 days from the issuance date of the
Certificate of Enterprise Registration. The time needed to transport or import
the contributed assets and for completing ownership transfer procedures will be
added to this 90-day period. During this period, the owner shall have
rights and obligations that are proportional to the promised capital.
3. In the
charter capital is not fully contributed by the deadline specified in Clause 2
of this Article, the owner shall register the contributed capital as charter
capital within 30 days from the deadline, in which case the owner shall be
responsible for the financial obligations incurred by the company during the
period before the change in charter capital is registered in proportion to the
promised capital.
4. The
owner’s liability for the company’s financial obligations and the damage caused
by the failure to contribute or to fully and punctually contribute charter
capital prescribed by this Article shall be equal to all of the owner’s assets.
Article 76. Rights of the owner
1. The
owner that is an organization has the rights to:
a) Draw
up and revise the company's charter;
b) Decide
the company’s annual business plan and development strategy;
c) Decide
the company’s organizational structure; designate, dismiss the company’s
executives and controllers;
d) Decide
the company’s investment projects?
dd)
Decide solutions for market development, marketing and technology;
e)
Approve contracts for borrowing, lending, sale of assets and other contracts
prescribed by the company's charter whose value are at least 50% of the total
assets written in the latest financial statement (or a smaller ratio or value
specified in the company's charter);
g) Ratify
the company’s annual financial statements;
h) Decide
increase or decrease in the company’s charter capital, transfer part or all of
the company’s charter capital to another organization or individual; decide
issuance of bonds;
i) Decide
establishment of subsidiary companies and contribution of capital to other
companies;
k)
Organize the supervision and assessment of the company’s performance;
l) Decide
the use of profits after the company’s tax liabilities and other financial
obligations have been fulfilled;
m) Decide
the company’s reorganization, dissolution or file bankruptcy;
n)
Recover all assets of the company after the dissolution or bankruptcy process
is complete;
o) Other
rights prescribed by this Law and the company's charter.
2. The
owner that is an individual has the rights specified in Points a, h, l, m, n
and o Clause 1 of this Article; the right to decide investment, business
operation and the company’s administration, unless otherwise prescribed by the
company's charter.
Article 77. Obligations of the owner
1.
Contribute charter capital fully and punctually.
2. Comply
with the company's charter.
3.
Separate the company’s assets and the owner’s assets. The owner that is an
individual shall separate expenses of himself/herself and his/her family and
those of the company’s President, or General Director.
4. Comply
with regulations of law on contracts and relevant laws while making purchases,
sales, borrowing, lending, leasing, entering into contracts and conducting
other transactions between the company and the company’s owner.
5. The
company’s owner may only withdraw capital by transfer part or all of the
charter capital to another organization or individual. If the capital is
withdrawn otherwise, the owner and relevant organizations and individuals shall
be jointly responsible for the company’s debts and other liabilities.
6. The
owner must not withdraw profit when the company is unable to fully pay its
debts and liabilities when they are due.
7. Other
obligations prescribed by Law and the company's charter.
Article 78. Exercising the owner’s rights in special cases
1. In
case the owner transfers or gives away part of the charter capital to one or
some organizations and individuals or the company admits a new member, the
company shall be converted accordingly and register the change in enterprise
registration information within 10 days from the date of completion of the
transfer or giveaway or admission of the new member.
2. In
case the owner that is an individual is being kept in temporary detention,
serving an imprisonment sentence, serving an administrative penalty in a
correctional institution or rehabilitation center, he/she shall authorize
another person to perform some or all of the owner’s rights and obligations.
3. In
case the owner dies, his/her legal heir or designated heir shall be the owner
or member of the company. The company shall be converted accordingly and
register the change of enterprise registration information within 10 days from
the day on which the inheritance is settled. In case there is no heir or the
heir rejects the inheritance or is disinherited, the owner’s stake shall be
handled in accordance with civil laws.
4. In
case the owner is missing, his/her stake shall be handled in accordance with
civil laws.
5. In
case owner is incapacitated, has limited legal capacity or has difficulty
controlling his/her behaviors, his/her rights and obligations shall be
performed through his/her representative.
6. In
case the owner is an organization and is dissolved or goes bankrupt, the person
that receives the owner’s stake shall become the owner or member of the
company. The company shall be converted accordingly and apply for change in
enterprise registration information within 10 days from the day on which the
transfer is complete.
7. In
case the owner is an individual and is banned by the court to do certain jobs,
or the owner is a commercial juridical person and is banned by the court to do
business in the same business lines as those of the enterprise, the owner must
stop doing the job or suspend business in these business lines under the court
decision.
Article 79. Organizational structure of a single-member
limited liability company owned by an organization
1. A
single-member limited liability company owned by an organization shall apply
one of the two models below:
a) A
company with a President and the Director/General Director;
b) A
company with a Board of Members and the Director/General Director.
2. In
case the company’s owner is a state-owned enterprise prescribed in Clause 1
Article 88 of this Law, a Board of Controllers shall be established. The
establishment of a Board of Controllers in other cases shall be decided by the
company. The organizational structure, working regulations, standards,
requirements, dismissal, rights, duties and responsibilities of the Board of
Controllers and Controllers are specified in Article 65 of this Article.
3. The
company shall have at least one legal representative who holds the title of
President of the Board of Members, the company’s President or Director/General
Director. Unless otherwise prescribed by the company's charter, the President
of the company or President of the Board of Members shall be the company’s
legal representative.
4. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, organizational structure,
functions, rights and duties of the Board of Members, the company’s President,
the Director/General Director shall comply with this Law.
Article 80. The Board of Members
1. The
Board of Members shall have 03 – 07 members. The members shall be designated
and dismissed by the owner with a 5-year term of office. The Board of Members
shall perform the owner’s rights and obligations in the owner’s name; perform
the company’s rights and obligations in the company’s name, except the rights
and obligations of the Director/General Director; take responsibility to the
law and the owner for their performance as prescribed by the company's charter,
this Law and relevant laws.
2.
Rights, obligations and working regulations of the Board of Members shall
comply with the company's charter, this Law and relevant laws.
3. The
President of the Board of Members shall be designated by the owner or elected
by members of the Board of Members under the majority rule following the
procedures specified in the company's charter. Unless otherwise prescribed by
the company's charter, the term of office, rights and obligations of the
President of the Board of Members shall comply with Article 56 and relevant
regulations of this Law.
4.
Meetings of the Board of Members shall be convened in accordance with Article
57 of this Law.
5. A
meeting of the Board of Members shall be conducted when it is participated in
by at least two thirds of the members. Unless otherwise prescribed by the
company's charter, each member shall have one vote with equal value. The Board
of Members may ratify its resolutions and decisions by questionnaire survey.
6. A
resolution or decision of the Board of Members will be ratified when it is
voted for by more than 50% of the participating members or by a number of
participating members that hold more than 50% of the total votes. Revisions to
the company's charter, reorganization of the company, transfer of all or part
of the company’s charter capital must be voted for by than 75% of the
participating members or by a number of participating members that hold more
than 75% of the total votes. A resolution or decision of the Board of Members
takes effect from the day on which it is ratified or on the effective date
written therein unless otherwise prescribed by the company's charter.
7.
Minutes of every meeting the Board of Members shall be taken in accordance with
Clause 2 Article 60 of this Law. Audio recording and other electronic forms are
optional.
Article 81. The company’s President
1. The
company’s President shall be designated by the company’s owner, perform the
owner’s rights and obligations in the owner’s name; perform the company’s
rights and obligations in the company’s name, except the rights and obligations
of the Director/General Director; take responsibility to the law and the owner
for his/her performance as prescribed by the company's charter, this Law and
relevant laws.
2. Rights,
obligations and working regulations of the company’s President shall comply
with the company's charter, this Law and relevant laws.
3. A
decision of the company’s President on performance of his/her rights and
obligations shall be effective from the day on which it is approved by the
owner unless otherwise prescribed by the company's charter.
Article 82. The Director/General Director
1. The
Board of Members or the company’s President shall designate or hire the
Director/General Director within a term of office not exceeding 05 years to
manage the company’s everyday business. The Director/General Director shall be
responsible for the law and the Board of Members or the company’s President for
his/her performance. The President of the Board of Members, another member of
the Board of Members or the company’s President may concurrently hold the
position of Director/General Director unless otherwise prescribed by law or the
company's charter.
2. The
Director/General Director has the following rights and obligations:
a)
Organize the implementation of resolutions and decisions of the Board of
Members or the company’s President;
b) Decide
everyday operating issues of the company;
c)
Organize implementation of the company’s busines plans and investment plans;
d) Issue
the company’s rules and regulations;
dd)
Designate, dismiss the company’s executives, except those within jurisdiction
of the Board of Members;
e) Enter
into contracts in the company’s name, except those within jurisdiction of the
President of the Board of Members or the company’s President;
g)
Propose the company’s organizational structure;
h) Submit
annual financial statements to the Board of Members or the company’s President;
i)
Propose plans for use of profits or settlement of business losses;
k)
Recruit employees;
l) Other
rights and obligations specified in the company's charter and the employment
contract.
3. To
hold the position of Director/General Director, a person shall satisfy the
following requirements:
a) He/she
is not one of the persons specified in Clause 2 Article 17 of this Law;
b) He/she
has professional qualifications and experience of busines administration and
satisfies other conditions specified in the company's charter.
Article 83. Responsibilities of members of the Board of Members,
the company’s President, the Director/General Director, other executives and
Controllers
1. Comply
with regulations of law, the company's charter, decisions of the company’s
owner in performance of their rights and obligations.
2.
Perform their rights and obligations in an honest and prudent manner to serve
the best and lawful interests of the company and its owner.
3. Be
loyal to the interests of the company and its owner; do not abuse their power
and position or use the enterprise’s information, secrets, business
opportunities and assets for personal gain or serve any other organization’s or
individual’s interests.
4.
Promptly and fully notify the company of the enterprises that they own or have
shares/stakes or that their related persons own, jointly own or have separate
controlling shares/stakes. The notifications shall be retained at the company’s
headquarters.
5. Other
responsibilities prescribed by this Law and the company's charter.
Article 84. Salaries, bonuses and other benefits of the company’s
executives and Controllers
1. The
company’s executives and Controllers shall receive salaries, bonuses and other
benefits according to the company’s business performance.
2. The
company’s owner shall decide the salaries, bonuses and other benefits of
members of the Board of Members, the company’s President and Controllers.
Salaries , bonuses and other benefits of the company’s executives and
Controllers shall be recorded as the company’s expenses in accordance with
regulations of law on corporate income tax and relevant laws and shall be
placed in a separate section in the company’s annual financial statements.
3. The
Controllers’ the salaries, bonuses and other benefits may be directly paid by
the company’s owner as prescribed by the company's charter.
Article 85. Organizational structure of a single-member
limited liability company owned by an individual
1. A
single-member limited liability company owned by an individual shall have a
President and a Director/General Director.
2. A
company’s owner shall be the President who may concurrently hold the position
of Director/General Director or hire another person as the Director/General
Director.
3. Rights
and obligations of the Director/General Director shall be specified in the
company's charter and the employment contract.
Article 86. Contracts and transactions between the company
and related persons
1. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, contracts and transactions
between a single-member limited liability company owned by an organization and
the following persons are subject to approval by the Board of Members or the
company’s President, Director/General Director and Controllers:
a) The
owner of the company and the owner’s related persons;
b)
Members of the Board of Members, the company’s President, Director/General
Director and Controllers;
c)
Related persons of the persons mentioned in Point b of this Clause;
d)
Executives of the company’s owner, the person having the power to designate
these executives;
dd)
Related persons of the persons mentioned in Point d of this Clause.
2. The
person who concludes a contract or carries on a transaction in the company’s
name shall send a notification to the Board of Members or the company’s
President, Director/General Director and Controllers of the related persons and
interests; the notification shall be enclosed with the draft contract or
summary of the transaction.
3. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, members of the Board of Members
or the company’s President, Director/General Director and Controllers shall
decide whether to approve the contract or transaction within 10 days from the
receipt of the notification under majority rule. Each person shall have one
vote; related persons of the parties shall not vote.
4. A
contract or transaction mentioned in Clause 1 of this Article shall only be
approved if the following conditions are fully satisfied:
a) The
parties to the contract or transaction are independent legal entities with
separate rights, obligations, assets and interests;
b) The
prices applied to the contract or transactions are market prices at the time
the contract is concluded or the time the transaction is conducted;
c) The
company’s owner fulfills the obligations specified in Clause 4 Article 77 of
this Law.
5. A contract
or transaction shall be invalidated under a court decision and handled as
prescribed by law if it is concluded or carried out against regulations of
Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article. The person who concludes the contract or
carries out the transaction and related persons of the parties shall jointly
pay compensation for any damage caused and return the benefits generated by
such contract or transaction to the company.
6. Every
contract and transaction between a single-member limited liability company
owned by an individual and the company’s owner or related persons of the owner
shall be recorded in separate documents of the company.
Article 87. Increasing, decreasing charter capital
1. A
single-member limited liability company may increase its charter capital when
its owner contributes capital or raises capital from other persons. The owner
shall decide on the specific increase and the method.
2. In
case of raising capital from other persons, the company shall be converted into
a multiple-member limited liability company or joint stock company. To be
specific:
a) In
case of conversion into a multiple-member limited liability company, a
notification of change in enterprise registration information shall be
submitted within 10 days from the day on which the change in charter capital is
complete;
b) In
case of conversion into a joint stock company, follow the instructions in
Article 202 of this Law;
3. A
single-member limited liability company may decrease its charter capital in the
following cases:
a) Part
of the contributed capital is returned to the company’s owner after the company
has operated for at least 02 consecutive years from the enterprise registration
date and the company is able to fully pay its debts and other liabilities after
the return of capital;
b)
Charter capital is not fully and punctually contributed by the owner as
prescribed in Article 75 of this Law.
Chapter IV
STATE-OWNED ENTERPRISES
Article 88. State-owned enterprises
1.
State-owned enterprises shall be limited liability companies or joint stock
companies, including:
a) Wholly
state-owned enterprises (100% of charter capital of which is held by the State)
b)
Partially state-owned enterprises (over 50% of charter capital or voting shares
is held by the State, except the enterprises specified in Point a Clause 1 of
this Article).
2. Wholly
state-owned enterprises specified in Point a Clause 1 of this Article include:
a)
Single-member limited liability companies 100% of charter capital of which is
held by the State that are parent companies of state-owned corporations or
parent companies in groups of parent company – subsidiary companies;
b)
Independent single-member limited liability companies 100% of charter capital
of which is held by the State.
3.
Partially state-owned specified in Point b Clause 1 of this Article include:
a)
Multiple-member limited liability companies and joint stock companies over 50%
of charter capital or voting shares of which is held by the State that are
parent companies of state-owned corporations or parent companies in groups of
parent company – subsidiary companies;
b)
Independent multiple-member limited liability companies and joint stock
companies over 50% of charter capital or voting shares of which is held by the
State.
4. The
Government shall elaborate this Article.
Article 89. Application of regulations on state-owned
enterprises
1. Wholly
state-owned enterprises specified in Point a Clause 1 Article 88 of this
Article shall be organized as single-member limited liability companies in
accordance with this Chapter and relevant regulations of this Law. In case of
discrepancies between regulations of this Law, the regulations of this Chapter
shall prevail.
2.
Partially state-owned enterprises specified in Point b Clause 1 Article 88 of
this Article shall be organized as multiple-member limited liability companies
in accordance with Section 1 of Chapter III or as joint stock companies in
accordance with Chapter V of this Law.
Article 90. Organizational structure
The state
ownership representative body shall decide whether to apply one of the two
models below to organize the state-owned enterprise as a single-member limited
liability company:
1. A
company with a President, Director/General Director and Board of Controllers;
2. A
company with a Board of Members, Director/General Director and Board of
Controllers.
Article 91. The Board of Members
1. The
Board of Members shall perform the company’s rights and obligations in the
company’s name as prescribed by this Law and relevant laws.
2. The
Board of Members shall consist of up to 07 members including a President.
Members of the Board of Members shall be designated, dismissed, rewarded and
disciplined by the state ownership representative body.
3. The
term of office of the President and other members of the Board of Members shall
not exceed 05 years. A member of Board of Members may be designated again for
not more than 02 terms in the same company unless he/she has worked for the
company for more than 15 consecutive years before the first designation.
Article 92. Rights and obligations of the Board of Members
1. The
Board of Members shall, in the name of the company, perform the rights and
obligations of the owner, shareholders/members of other companies owned by the
company or whose shares/stakes are owned by the company.
2. The
Board of Members has the following rights and obligations:
a) Decide
the matters prescribed in the Law on Management and use of State Investment in
Enterprises;
b) Decide
establishment, reorganization, dissolution of the company’s branches,
representative offices and dependent units;
c) Decide
the company’s annual business plan, policies on market development, marketing
and technology;
d)
Organize internal audits and decide establishment of the company’s internal
audit unit;
dd) Other
rights and obligations prescribed by the company's charter, this Law and
relevant laws.
Article 93. Requirements to be satisfied by members of the
Board of Members
To become
a member of the Board of Members, a person shall satisfy the following
requirements:
1. He/she
is not one of the persons specified in Clause 2 Article 17 of this Law.
2. He/she
has professional qualifications and experience of busines administration or
experience of the company’s business lines.
3. He/she
is not a relative of the head or deputies of the state ownership representative
body; any of the members of the Board of members, the Director/General
Director, the Deputy Director/General Director, the chief accountant or
Controllers of the company.
4. He/she
is not an executive of the member enterprise.
5. A
member of the Board of Members other than the President may concurrently hold
the position of Director/General Director of the company or another company
that is not a member enterprise under a decision of the state ownership representative
body.
6. He/she
has never been discharged from the position of President of the Board of
Members, member of Board of Members, the company’s President, Director/General
Director, Deputy Director/General Director of a state-owned enterprise.
7. He/she
satisfies other requirements specified in the company’s charter.
Article 94. Dismissal, discharge of members of the Board of
Members
1. The
President or another member of the Board of Members shall be dismissed in the
following cases:
a) He/she
does not fully satisfy the requirements specified in Article 93 of this Law;
b) He/she
hands in the resignation and is accepted in writing by the state ownership
representative body;
c) A
reassignment or retirement decision is issued;
d) He/she
is not capable of or qualified for the given tasks;
dd)
He/she is not healthy or reputable enough to hold the position.
2. The
President or another member of the Board of Members shall be discharge from
duty in the following cases:
a) The
company fails to achieve the annual targets; fails to conserve and develop
investment capital as required by the state ownership representative body
without an excuse that is objective or accepted by the state ownership
representative body;
b) He/she
is convicted by the Court under an effective judgment or decision;
c) He/she
fails to perform her duties in an honest manner or abuses his/her power and
position or uses the company’s assets for personal gain or serve any other
organization’s or individual’s interests; fails to truthfully report the
company’s finance and business performance.
3. Within
60 days from the issuance date of the decision to dismiss or discharge the
President or member of the Board of Members, the state ownership representative
body shall designate another person as President or member.
Article 95. President of the Board of Members
1. The
President of the Board of Members shall be designated by the state ownership
representative body as prescribed by law and must not concurrently hold the
position of Director/General Director of the company or another enterprise.
2. The
President of the Board of Members has the following rights and obligations:
a) Plan
quarterly and annual activities of the Board of Members;
b) Draw
up agenda and prepare documents for meetings or surveys of the Board of
Members;
c)
Convene and chair meetings of the Board of Members or organize surveys of the
Board of Members;
d)
Organize the implementation of decisions of the state ownership representative
body and resolutions of the Board of Members;
dd)
Supervise, organize the supervision and evaluation of the achievement of
strategic targets and the company’s business performance, performance of the
Director/General Director;
e)
Organize the disclosure of the company’s information as prescribed by law; take
responsibility for the adequacy, punctuality, accuracy and systematic
organization of the disclosed information.
3. In
addition to the cases specified in Article 94 of this Law, the President of the
Board of Members may be dismissed or discharged if he/she fails to perform the
rights and obligations specified in Clause 2 of this Article.
Article 96. Rights and obligations of members of the Board
of Members
1.
Participate in meetings of the Board of Members; discuss, propose, vote on the
issues within the jurisdiction of the Board of Members;
2.
Inspect, access, extract logbooks; monitor contracts, transactions, accounting
books, financial statements, minutes of meetings of the Board of Members and
other documents of the company;
3. Other
rights and obligations prescribed by the company's charter, this Law and
relevant laws.
Article 97. Responsibilities of President and other members
of the Board of Members
1. Comply
with the company's charter, decisions of the company’s owner and regulations of
law.
2. Exercise
and perform their rights and obligations in an honest and prudent manner to
protect the lawful interests of the company and the State.
3. b) Be
loyal to the interests of the company and the State; do not abuse their power
and position or use the enterprise’s information, secrets, business
opportunities and assets for personal gain or serve any other organization’s or
individual’s interests;
4. c)
Promptly and fully notify the company of the enterprises that they own or have
shares/stakes or that their related persons own, jointly own or have separate
controlling shares/stakes. These notifications shall be retained at the
company’s headquarters.
5.
Implement resolutions of the Board of Members.
6. Take
personal responsibility when performing the following actions:
a) Take
advantage of the company’s name to violate the law;
b) Do
business or conduct transactions that do not serve the company’s interests and
cause damage to other organizations and individuals;
c) Pay
debts before they are due while the company is facing financial risks.
7. The
member who discovers another member’s violation shall send a written
notification to the state ownership representative body, request the violator
to stop the violation and implement remedial measures.
Article 98. Working regulations, conditions and procedures
for conducting meetings of the Board of Members
1. The
Board of Members shall work as a collective. At least one meeting shall be held
in a quarter to consider and decide the matters within its jurisdiction. For
matters that do not require discussion, the Board of Members may carry out a
questionnaire survey as prescribed by the company's charter. Ad hoc meetings
may be convened to resolve urgent issues at the request of the state ownership
representative body, the President of the Board of Members, more than 50% of
the members of the Board of Members or the Director/General Director.
2. The
President of the Board of Members or the person authorized by the President of
the Board of Members shall draw up the meeting agenda and prepare meeting
document; convene and chair the meeting. Members of the Board of Members are
entitled to propose additional contents to the meeting agenda in writing. The
meeting documents and agenda shall be sent to the members of the Board of
Members and invited participants at least 03 working days before the meeting
date. Meeting documents relevant to proposed revisions to the company's
charter, orientation for development of the company, ratification of the annual
financial statement, reorganization or dissolution of the company shall be sent
to the members at least 05 working days before the meeting date.
3.
Invitations to the meeting can be sent physically, by phone, fax,
electronically or by other methods prescribed by the company's charter to each
member of the Board of Members and invited participants. The invitation shall
specify the time, location and agenda of the meeting. Online meetings may be
carried out where necessary.
4. A
meeting of the Board of Members shall be conducted when it is participated in
by at least two thirds of the members. A resolution of the Board of Members
shall be ratified when it is voted for by more than half of the participating
members. In case of equality of votes, the option that is voted for by the President
of the Board of Members or the person authorized by the President to chair the
meeting shall prevail. Members of Board of Members who have dissenting opinions
may submit their proposals to the state ownership representative body.
5. In
case of questionnaire survey, a resolution of the Board of Members shall be
ratified when it is voted for by more than half of the members. A resolution
may be ratified by using multiple copies of the same document if each copy
bears at least one signature of the members of Board of Members.
6. The
Board of Members may invite representatives of relevant organizations to
participate in the meeting to discuss specific matters in the agenda. The
invited participants may comment but must not vote. Their comments shall be
fully written in the minutes.
7. The
discussion, comments, voting result and resolutions ratified by the Board of
Members shall be written in the minutes. The chair and the secretary of the
meeting shall be jointly responsible for the accuracy of the minutes. The
minutes shall be ratified before the meeting comes to an end and contain the
following information:
a) The
meeting time, location, purposes and agenda; list of participating members;
discussed and voted matters; summaries of comments made by the members and
invited participants on each matter;
b) The
number of affirmative votes, negative votes and abstentions (if permitted);
c)
Ratified decisions;
d) Full
names and signatures of the participating members.
8.
Members of the Board of Directors are entitled to request the Director/General
Director, Deputy Director/Deputy General Director, chief accountant, executives
of the company and subsidiary companies 100% of charter capital of which is
held by the company, representatives of the company’s investment in other
enterprises to provide information and documents about the company’s finance
and business performance in accordance with regulations of the Board of Members
or resolution of the Board of Members. The requested person shall provide
accurate information and documents, unless otherwise decided by the Board of
Members.
9. The
Board of Members may employ the company’s management and assistance apparatus
in performance of their duties.
10.
Operating costs of the Board of Members, their salaries and allowances shall be
recorded as the company’s administrative expenses.
11. Where
necessary, the Board of Members may discuss with domestic and foreign counsels
before making important decisions under its jurisdiction. The counseling cost
shall be specified in the company’s financial management regulations.
12. A
resolution of the Board of Members shall take effect on the ratification date
or the effective date written therein, unless it is subject to approval by the
state ownership representative body.
Article 99. The company’s President
1. The
company’s President shall be designated by the state ownership representative
body as prescribed by law and has up to 02 terms of office of up to 05 years
each, unless he/she has worked for the company for more than 15 consecutive
years before the first designation. The requirements, dismissal of the
company’s President shall comply with Article 93 and Article 94 of this Law.
2. The
company’s President shall perform the rights and obligations of the state
ownership representative at the company in accordance with the Law on
Management and use of State Investment in Enterprises; other rights,
obligations and responsibilities prescribed in Article 92 and Article 97 of
this Law.
3. The
Presidents’ salaries and allowances shall be recorded as the company’s
administrative expenses.
4. The
company’s President shall employ the company’s administration and assistance
apparatus to perform his/her rights and obligations. Where necessary, the
company’s President may discuss with domestic and foreign counsels before
making important decisions under his/her jurisdiction. The counseling costs
shall be specified in the company’s financial management regulations.
5. The
decisions within the President’s jurisdiction mentioned in Clause 2 of this
Article shall be made in writing and bear the President’s signature, even if
the President concurrently holds the position of Director/General Director.
6. A
President’s decision takes effect from the day on which it is signed or on the
effective date written therein, unless it is subject to approval by the state
ownership representative body.
7. In
case the President is not present in Vietnam for more than 30 days, he/she
shall authorize another person in writing to perform some of his/her rights and
obligations. A written notification of the authorization shall be sent to the
state ownership representative body. Other cases of authorization shall comply
with the company’s rules and regulations.
Article 100. The Director/General Director and Deputy Directors/General
Directors
1. The
Director/General Director shall be designated or hired by the Board of Members
or the company’s President under a personnel plan approved by the state
ownership representative body.
2. The
Director/General Director shall manage the company’s everyday business and has
the following rights and obligations:
a)
Organize the implementation of the company’s busines plans and investment plans
and evaluation thereof;
b)
Organize the implementation of resolutions and decisions of the Board of
Members, company’s President and state ownership representative body and
evaluation thereof;
c) Decide
everyday matters of the company;
d) Issue
the company’s rules and regulations after they are approved by the Board of
Members or company’s President;
dd)
Designate, hire, dismiss, terminate employment contracts with the company’s
executives, except those within jurisdiction of the Board of Members or the
company’s President;
e) Enter
into contracts and carry out transactions in the company’s name, except those
within jurisdiction of the President of the Board of Members or the company’s
President;
g)
Prepare and submit quarterly and annual reports on achievement of business
targets and financial statements to the Board of Members or the company’s
President;
h)
Propose the distribution and use of post-tax profits and other financial
obligations of the company;
i)
Recruit employees;
k)
Propose the plan for the company’s reorganization;
l) Other
rights and obligations prescribed by law and the company's charter.
3. The
company may have one or several Deputy Directors/General Directors. The
designation and quantity of Deputy Directors/General Directors shall be
specified in the company's charter. Rights and obligations of Deputy
Directors/General Directors shall be specified in the company's charter and
their employment contracts.
Article 101. Requirements to be satisfied by the
Director/General Director
1. He/she
is not one of the persons specified in Clause 2 Article 17 of this Law.
2. He/she
has professional qualifications and experience of busines administration or in
the company’s business lines.
3. He/she
is not a relative of the head or deputies of the state ownership representative
body; any of the members of the Board of members, the company’s President; any
of the Deputy Directors/General Directors, the chief accountant or Controllers
of the company.
4. He/she
has never been dismissed from the position of President of the Board of
Members, member of the Board of Members, the company’s President,
Director/General Director, Deputy Director/General Director of the company or
another state-owned enterprise.
5. He/she
is not holding the position of Director/General Director of another enterprise.
6. He/she
satisfies other requirements specified in the company’s charter.
Article 102. Dismissal, discharge of the Director/General
Director, other executives and the chief accountant
1. The
Director/General Director shall be dismissed from office in the following
cases:
a) He/she
no longer fully satisfies the requirements specified in Article 101 of this
Law;
b) He/she
hands in the resignation.
2. The
Director/General Director shall be discharged from duty in the following cases:
a) The
enterprise’s capital is not conserved as prescribed by law;
b) The enterprise
fails to achieve its annual targets;
c) The
enterprise violates the law;
d) The
Director/General Director is not qualified for or capable of developing the
enterprise’s new busines plan and development strategy;
dd) The
Director/General Director fails to perform his/her rights and obligations
prescribed in Article 97 and Article 100 of this Law;
e) Other
cases prescribed by the company's charter.
3. Within
60 days from the issuance date of the decision on dismissal or discharge, the
Board of Members or the company shall recruit or designate a person to hold the
position.
4. The
company's charter shall provide for cases of dismissal and discharge of Deputy
Directors/General Directors, other executives and the chief accountant.
Article 103. Controllers and the Board of Controllers
1. The
state ownership representative body shall decide the establishment of a Board
of Controllers, which has 01 – 05 Controllers including a Chief Controller. The
term of office of a Controller shall not exceed 05 years. A Controller must not
be designated more than 02 consecutive terms. In case the Board of Controllers
has only 01 Controller, he/she shall be the Chief Controller and has to satisfy
corresponding requirements.
2. An
individual may concurrently hold the position of Chief Controller or Controller
of up to 04 state-owned enterprises.
3. A
Controller or Chief Controller shall satisfy the following requirements:
a) He/she
has a bachelor’s degree or higher in economics, finance, accounting, audit,
law, business administration or a major that is relevant to the enterprise’s
business operation and at least 03 years’ experience (05 years for Chief
Controller);
b) He/she
is not executive of the company or any other enterprise; not a Controller of
enterprises other than state-owned enterprises; not a company’s employee.
c) He/she
is not a relative of the head or deputies of the state ownership representative
body; any of the members of the Board of members, the Director/General
Director, any of the Deputy Directors/General Directors, the chief accountant
or any other Controllers of the company;
d) He/she
satisfies other requirements specified in the company’s charter.
4. The
Government shall elaborate this Article.
Article 104. Obligations of the Board of Controllers
1. The
Board of Controllers has the following obligations:
a)
Supervise the implementation of the company’s business plans and development
strategy;
b)
Supervise and evaluate the company’s business performance and finance;
c)
Supervise and evaluate the performance of the Board of Members and its members,
the company’s President and Director/General Director;
d)
Supervise and evaluate the compliance to the company’s internal audit, risk
management, reporting regulations and other rules and regulations;
dd) Supervise
the legitimacy, systematic organization and honesty of accounting tasks,
accounting records, financial statements, their annexes and relevant documents;
e)
Supervise the company’s contracts and transactions with relevant parties;
g)
Supervise execution of major projects; sales and purchases; other large-scale
contracts and transactions; unusual contracts and transactions of the company;
h)
Prepare and send evaluation reports and proposals of the matters specified in
Points a, b, c, d, dd, e and g of this Clause to the state ownership
representative body and the Board of Members;
i)
Perform other obligations demanded by the state ownership representative body,
prescribed by the company's charter.
2. The
state ownership representative body shall decide and pay the Controllers’
salaries, bonuses and other benefits.
3. The
Government shall elaborate this Article.
Article 105. Rights the Board of Controllers
The Board
of Controllers has the rights to:
1.
Participate in meetings of the Board of Members, official and unofficial
discussions between the state ownership representative body with the Board of
Members; question the Board of Members, its members, the company’s President
and the Director/General Director about the plans, projects, development programs
and other decisions in management and administration of the company.
2.
Examine accounting books, reports, contracts, transactions and other documents
of the company; inspect the management and administration by the Board of
Members and its members, the company’s President and Director/General Director
where necessary or at the request of the state ownership representative body.
3.
Request the Board of Members and its members, the company’s President and
Director/General Director, Deputy Directors/Deputy General Directors, chief
accountant and other executives to submit reports or provide information about
the company’s management, investment and business operation.
4.
Request the company’s executives to submit reports on the subsidiary companies’
finance and business performance if they are necessary for performance of their
duties prescribed by law and the company's charter.
5.
Request the state ownership representative body to establish an audit unit
which will advise and assist the Board of Controllers in performance of its
rights and obligations.
6. Other
rights and obligations prescribed by the company's charter.
Article 106. Working regulations of the Board of
Controllers
1. The
Chief Controller shall prepare monthly, quarterly and annual working plans of
the Board of Controllers; assign specific tasks to each Controller.
2.
Controllers shall perform their assign tasks independently; propose other tasks
where necessary.
3. The
Board of Controllers shall hold a meeting at least once a month to evaluate and
approve the monthly operation reports before they are submitted to the state
ownership representative body; discuss and approve operation plans of the next
month.
4. A
decision of the Board of Controllers will be ratified when it is voted for by
the majority of the participating members. Dissenting opinions shall be fully
and accurately recorded and reported to the state ownership representative
body.
Article 107. Responsibilities of Controllers
1. Comply
with regulations of law, the company's charter, decisions of the state
ownership representative body and the code of ethics in performance of their
rights and obligations.
2.
Exercise and perform their rights and obligations in an honest and prudent
manner to protect the lawful interests of the State, the company the parties.
3. Be
loyal to the interests of the company and the State; do not abuse their power
and position or use the enterprise’s information, secrets, business
opportunities and assets for personal gain or serve any other organization’s or
individual’s interests;
4. The
Controller that violates the regulations of this Article and causes damage to
the company shall be personally or jointly pay compensation, be held liable to
disciplinary actions, administrative penalties or criminal prosecution
depending on the nature and severity of the violation and have to return the
incomes and benefits earned from the violation.
5. Send a
notification to the state ownership representative body of violations committed
by another Controller and request the violator to stop the violation and
implement remedial measures.
6.
Request the violator to stop the violation and implement remedial measures, and
notify to the state ownership representative body, other Controllers and
relevant individuals in the following cases:
a) A
member of the Board of Members, the company’s President, the Director/General
Director or another executive violates or is going to violate regulations on
their rights and obligations
b)
Violations against the law, the company's charter or the company’s rules and
violations are discovered.
7. Other
responsibilities prescribed by this Law and the company's charter.
Article 108. Dismissal and discharge of Controllers and the
Chief Controller
1. The
Chief Controller or a Controller shall be dismissed in the following cases:
a) He/she
no longer fully satisfies the requirements specified in Article 103 of this
Law;
b) He/she
hands in the resignation and is accepted by the state ownership representative
body;
c) He/she
is reassigned by the state ownership representative body or another competent
authority;
d) Other
cases prescribed by the company's charter.
2. The
Chief Controller or a Controller shall be discharged from duty in the following
cases:
a) He/she
fails to perform his/her duties for 03 consecutive months, except in force
majeure events;
b) He/she
fails to perform his/her duties for 01 year;
c) He/she
commits multiple, serious violations against the rights and obligations of a
Controller or the Chief Controller prescribed by this Law and the company’s
charter;
d) Other
cases prescribed by the company's charter.
Article 109. Periodic disclosure of information
1. The
information shall be periodically posted on the websites of the company and the
state ownership representative body:
a) Basic information
about the company and the company's charter;
b)
Overall targets and specific targets in the annual business plan;
c) The
annual financial statement audited by an independent audit organization within
150 days after the end of the fiscal year and its summary (including the
financial statement of the parent company and the consolidated financial
statement (if any);
d) The
mid-year financial statement audited by an independent audit organization and
its summary (including the financial statement of the parent company and the
consolidated financial statement (if any); these documents must be disclosed
before July 31;
dd)
Reports on implementation of annual business plans;
e)
Reports on performance of public duties that are assigned or bid for (if any)
and other social responsibilities;
g) The
report on the company’s management and organizational structure.
2. g) The
report on the company’s management and organizational structure shall contain
the following information:
a)
Information about the state ownership representative body, its head and
deputies;
b)
Information about the company’s executives, their qualifications and
experience, managerial position previously held, how they are designated, their
managerial tasks; their salaries, bonuses, benefits and payment method, their
related persons and interests;
c)
Relevant decisions of the state ownership representative body; resolutions and
decisions of the Board of Members of the company’s President;
d)
Information about the Board of Controllers, Controllers and their activities;
dd)
Verdicts of inspecting authorities (if any) and reports of the Controllers and
the Board of Controllers;
e)
Information about the company’s related persons; contracts and transactions
between the company and its related persons;
g) Other
information prescribed by the company’s charter.
3.
Information shall be fully, accurately and punctually disclosed as prescribed
by law.
4.
Information shall be disclosed by the legal representative or the person
authorized to disclose information. The legal representative shall be
responsible for the adequacy, punctuality and accuracy of the information
disclosed.
5. The
Government shall elaborate this Article.
Article 110. Irregular disclosure of information
1.
Information shall be posted the company’s website and printed matters (if any)
and displayed at the company’s headquarters and business locations within 36
hours from the occurrence of any of the following events:
a) The
company’s account is frozen or unfrozen;
b) All or
part of the company’s business activities are suspended; the certificate of
enterprise registration, establishment license, establishment and operation
license, operation license or another license relevant to the company’s
operation is revoked;
c) The
certificate of enterprise registration, establishment license, establishment
and operation license, operation license or another license relevant to the
company’s operation is revised;
d) There
is a change of members of the Board of Members, the company’s President, Director/General
Director, Deputy Directors/General Directors, chief accountant, accounting –
finance department manager, Controllers or Chief Controller;
dd) An
executive of the company is disciplined or charged under a decision; the court
issues a decision that involves an executive of the company;
e) An
inspecting authority or tax authority announces a verdict on the enterprise’s
violations of law;
g) There
is a decision that the independent audit organization is changed or not
permitted to audit the financial statement;
h) There
is a decision on establishment, dissolution, consolidation, acquisition or
conversion of a subsidiary company, branch or representative office; investment
in, decrease or withdrawal of investment in other companies.
2. The
Government shall elaborate this Article.
Chapter V
JOINT STOCK COMPANIES
Article 111. Joint stock companies
1. A
joint stock company is an enterprise in which:
a) The
charter capital is divided into units of equal value called shares;
b)
Shareholders can be organizations and individuals; the minimum number of
shareholders is 03; there is no limit on the maximum number of shareholders;
a) A
shareholder’s liability for the company’s debts and liabilities is equal to the
amount of capital contributed to the company by the shareholder;
d)
Shareholders may transfer their shares to other persons except for the cases
specified in Clause 3 Article 120 and Clause 1 Article 127 of this Law.
2. A
joint stock company has the status of a juridical person from the day on which
the Certificate of Enterprise Registration is issued.
3. A
joint stock company may issue shares, bonds and other kinds of securities.
Article 112. Capital of a joint stock company
1. A
joint stock company’s charter capital is the total face value of the shares
sold. The initially registered charter capital of a joint stock company is the
total face value of subscribed shares and shall be written in the company's
charter.
2. Sold
shares are authorized shares that have been fully paid for the shareholders.
Upon registration of a joint stock company, sold shares are the total number of
subscribed shares.
3.
Authorized shares are the total number of shares that are offered by the
General Meeting of Shareholders (GMS) to raise capital. The number of
authorized shares of a joint stock company upon its registration is the total
number of shares that will be offered by the company to raise capital,
including subscribed shares and unsubscribed shares.
4. Unsold
shares are authorized shares that have not been paid for. Upon registration of
a joint stock company, unsold shares are the total number of unsubscribed
shares.
5. A
joint stock company may decrease its charter capital in the following cases:
a) The
decrease is decided by the GMS, in which case the company will return part of
the contributed capital to the shareholders in proportion to their holdings if
the company has operated for at least 02 consecutive years from the enterprise
registration date and is able to fully pay its debts and other liabilities
after the return of capital;
b) The
company repurchases the sold shares in accordance with Article 132 and Article
133 of this Law;
c)
Charter capital is not fully and punctually contributed by the shareholders as
prescribed in Article 113 of this Law.
Article 113. Paying for subscribed shares upon enterprise
registration
1.
Shareholders shall fully pay for the subscribed shares within 90 days from
issuance date of the Certificate of Enterprise Registration unless shorter time
limit is specified by the company's charter or the shares registration
contract. In case of capital contribution by assets, the time needed to
transport or import the contributed assets and for completing ownership
transfer procedures shall be added to this time limit. The Board of Directors
shall supervise the shareholders fully and punctually paying for the subscribed
shares.
2. During
the period from the issuance date of the Certificate of Enterprise Registration
to the deadline for paying for the subscribed shares mentioned in Clause 1 of
this Article, the number votes of shareholders shall be proportional to their
subscribed shares unless otherwise prescribed by the company's charter.
3. In
case a shareholder fails to pay or to fully pay for the subscribed shares by
the deadline specified in Clause of this Article:
a) The
shareholder that fails to pay for the subscribed shares is no longer a
shareholder of the company and must not transfer the right to purchase the
shares to another person;
b) The
shareholder that only pays for part of the subscribed shares will be entitled
to a number of votes, dividends and benefits that are proportional to the paid
shares and must not transfer the right to purchase the unpaid shares to another
person;
c) The
shares that are not paid for shall be considered unsold shares and may be sold
by the Board of Directors;
d) Within
30 days from the deadline for paying for the subscribed shares mentioned in
Clause 1 of this Article, the company shall register the change in charter
capital, which shall be equal to the total face values of paid shares unless
the unpaid shares are sold out during this period; and register the change of
founding shareholders.
4. The
shareholders that do not pay or fully pay for their subscribed shares shall be
held liable for the company’s financial obligations that incur before the day
on which the company register the change in charter capital as prescribed in
Point d Clause 3 of this Article in proportion to the amount of their
subscribed shares. Members of the Board of Directors and the legal
representative shall be jointly responsible for the damage caused by the
failure to comply with or fully comply with regulations of Clause 1 and Point d
Clause 3 of this Article.
5. Except
for the cases in Clause 2 of this Article, a capital contributor will become
the company’s shareholder from the day on which the shareholder’s shares are
fully paid for and the shareholder’s information specified in Points b, c, d
and dd Clause 2 Article 122 of this Law is recorded in the shareholder
register.
Article 114. Types of shares
1. A
joint stock company shall have ordinary shares, which are held by ordinary
shareholders.
2. In
addition to ordinary shares, a joint stock company may have preference shares,
which are held by preference shareholders. Preference shares include:
a)
Participating preference shares;
b)
Redeemable preference shares;
c)
Super-voting shares;
d) Other
types of preference shares prescribed by the company's charter and securities
laws.
3. The
persons that may purchase participating preference shares, redeemable
preference shares and other preference shares shall be specified in the
company's charter or decided by the GMS.
4. Every
share of the same type will confer upon the holder equal rights, obligations
and interest.
5.
Ordinary shares cannot not be converted into preference shares. preference
shares may be converted into ordinary shares under a resolution of the GMS.
6.
Ordinary shares used as underlying assets to issue non-voting depository
receipts are called underlying ordinary shares. Non-voting depository receipts
have interest and obligations proportional to the underlying ordinary shares,
except voting rights.
7. The
Government shall provide for non-voting depository receipts.
Article 115. Rights of ordinary shareholders
1. Ordinary
shareholders have the right to:
a)
Participate in and make comments at the General Meeting of Shareholders;
exercise the right to vote directly or through authorized representatives or
another method prescribed by law or the company's charter. Each ordinary share
equals one vote;
b)
Receives dividends at the rate decided by the GMS;
c) Be
given priority to buy additional shares in proportion to their holding of
ordinary shares in the company;
d)
Transfer their shares to other persons except for the cases specified in Clause
3 Article 120 and Clause 1 Article 127 of this Law and relevant laws;
dd)
Access names and addresses on the list of voting shareholders; request
rectification of incorrect information about themselves;
e)
Access, extract, make copies of the company's charter, minutes and resolutions
of the GMS;
g)
Receive part of the remaining assets in proportion to their holdings in the
company when the company is dissolved or goes bankrupt.
2. The
shareholder or group of shareholders that holds at least 5% of the ordinary
shares (or a smaller ratio specified in the company's charter) shall have the
rights to:
a)
Access, extract the minutes of meetings, resolutions and decisions of the Board
of Directors, mid-year and annual financial statements, reports of the Board of
Controllers, contracts and transactions subject to approval by the Board of
Directors and other documents except those that involve the company’s business
secrets;
b) Demand
that a GMS be convened in the cases specified in Clause 3 of this Article;
c)
Request the Board of Controllers to investigate into specific matters relevant
to the company’s administration where necessary. The request shall be made in
writing and contain the full names, mailing addresses, nationalities, legal
document numbers of shareholders that are individuals; names, EID numbers or
legal document numbers, headquarters addresses of shareholders that are
organizations; quantities of shares and time of shares registration of each
shareholder, total quantity of shares of the group and their holdings in the
company; the matter that needs investigating and the purposes of investigation;
dd) Other
rights prescribed by this Law and the company's charter.
3. The
shareholder or group of shareholders specified in Clause 2 of this Article is
entitled to demand a GMS be convened in the following cases:
a) The
Board of Directors seriously violates the shareholders’ rights, obligations of
executives or issues decisions ultra vires;
b) Other
cases prescribed by the company's charter.
4. A
request mentioned in Clause 3 of this Article shall be made in writing and
contain the full names, mailing addresses, nationalities, legal document
numbers of shareholders that are individuals; names, EID numbers or legal
document numbers, headquarters addresses of shareholders that are
organizations; quantities of shares and time of shares registration of each
shareholder, total quantity of shares of the group and their holdings in the
company; the reasons for convening the GMS. The request shall be enclosed with
documentary evidence of the violations committed by the Board of Directors or
the decision issued ultra vires.
5. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, the shareholder or group of
shareholders that holds at least 10% of the ordinary shares (or a smaller ratio
specified in the company's charter) is entitled to nominate candidates for the
Board of Directors and the Board of Controllers as follows:
a) The
ordinary shareholders shall hold a meeting to nominate candidates for the Board
of Directors and the Board of Controllers and inform the participating
shareholders before the opening of the GMS;
b) The
number of candidates depends on the quantity of members of the Board of
Directors and the Board of Controllers and shall be decided by the GMS. In case
the number of candidates nominated is smaller than the permissible number, the
remaining candidates shall be nominated by the Board of Directors, the Board of
Controllers and other shareholders.
6. Other
rights prescribed by this Law and the company's charter.
Article 116. Super-voting shares and rights of their
holders
1.
Super-voting shares are ordinary shares that have more votes than other
ordinary shares. The number of votes of a preferred voting share shall be
specified in the company's charter. Only organizations authorized by the
Government and founding shareholders may hold super-voting shares. The
super-voting powers of founding shareholders shall be effective for 03 years
from the issuance date of the Certificate of Enterprise Registration. The right
to vote and voting preference period of super-voting shares held by
organizations authorized by the Government shall be specified in the company's
charter. After this period expires, super-voting shares shall become ordinary
shares.
2.
Holders of super-voting shares have the rights to:
a) Vote
on the matters under the jurisdiction of the GMS with the number of votes
specified in Clause 1 of this Article;
b) Other
rights of ordinary shareholders, except the cases specified in Clause 3 of this
Article.
3.
Holders of super-voting shares must not transfer these shares to other persons
unless it is demanded by an effective court judgment or decision or transferred
in accordance with inheritance laws.
4. The
Government shall elaborate this Article.
Article 117. Participating preference shares and rights of
their holders
1.
Participating preference shares are shares that provide their holders with
higher dividends than those of ordinary shares or with stable annual dividend.
Annual dividend includes fixed dividend and extra dividend. Fix dividends do
not depend on the company’s business performance. Fix dividend and method for
determination of extra dividend shall be written on the certificates of
participating preference shares.
2.
Holders of participating preference shares have the rights to:
a)
Receive the dividend prescribed in Clause 1 of this Article;
b)
Receive part of the company’s remaining assets in proportion to their holdings
in case the company is dissolved or goes bankrupt after the company’s debts and
redeemable preference shares are fully paid;
c) Other
rights of ordinary shareholders, except the cases specified in Clause 3 of this
Article;
3.
Holders of participating preference shares do not have the right to vote,
participate in the GMS, nominate candidates for the Board of Directors and the
Board of Controllers, except the cases specified in Clause 6 Article 148 of
this Law.
Article 118. Redeemable preference shares and rights of
their holders
1.
Redeemable preference shares are shares that will be redeemed by the company at
the request of their holders or under the conditions written in the
certificates of redeemable preference shares and the company's charter.
2.
Holders of redeemable preference shares have all of the rights of ordinary
shareholders, except the cases specified in Clause 3 of this Article.
3.
Holders of redeemable preference shares do not have the right to vote,
participate in the GMS, nominate candidates for the Board of Directors and the
Board of Controllers, except the cases specified in Clause 5 Article 114 and
Clause 6 Article 148 of this Law.
Article 119. Obligations of shareholders
1. Fully
and punctually pay for their subscribed shares.
2. Do not
withdraw contributed capital in the form of ordinary shares in any shape or
form, unless the shares are purchased by the company or other persons. The
shareholder that withdraws all or part of the share capital against regulations
of this Clause and persons with related interests in the company shall have a liability
for the company’s debts and other liabilities which is equal to the value of
the shares withdrawn and the damage caused by this action.
3. Comply
with the company's charter, rules and regulations.
4. Comply
with resolutions and decisions of the Board of Directors and the GMS.
5.
Protect the confidentiality of information provided by the company in
accordance with the company's charter and the law; only use the provided
information to perform and protect their lawful rights and interests; do not
spread or share information provided by the company to any other organization
or individual.
6. Other
obligations prescribed by Law and the company's charter.
Article 120. Ordinary shares of founding shareholders
1. A new
joint stock company shall have at least 03 founding shareholders. A joint stock
company converted from a state-owned enterprise or limited liability company or
after division, consolidation, acquisition of another joint stock company is
not required to have founding shareholders. Instead, the company's charter in
the enterprise registration application shall contain signatures of the
company’s legal representatives or ordinary shareholders.
2. The
founding shareholders shall subscribe for at least 20% of the total authorized
ordinary shares upon enterprise registration.
3. Within
03 years from the issuance date of the Certificate of Enterprise Registration,
the ordinary shares of founding shareholders may be transferred to other
founding shareholders and may only be transferred to a person that is not a
founding shareholder if the transfer is accepted by the GMS. In this case, the
transferor does not have the right to vote on this transfer.
4. The
limitations specified in Clause 3 of this Article do not apply to the following
ordinary shares:
a) Additional
shares acquired by founding shareholders after the enterprise is registered;
b) Shares
that have been transferred to other persons that are not founding shareholders.
Article 121. Share certificate
1. A
share certificate is a certificate issued by a joint stock company, a book
entry or electronic data that certifies the ownership of one or a number of
shares of the company. A share certificate shall contain the following
information:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b) Quantity
and type of shares;
c) The
face value of each share and total face value of the number of shares written
therein;
d) Full
name, signature, mailing address, nationality and legal document number if the
shareholder is an individual; names, EID numbers or legal document number and
headquarters address if the shareholder is an organization;
dd)
Signatures of the company’s legal representatives;
e)
Registration number on the company’s shareholder register and issuance date of
the share certificate;
g) Other
information specified in Articles 116, 117 and 118 of this Law for certificates
of preference shares.
2. Errors
in a share certificate do not affect rights and interests of its holder. The
company’s legal representative shall be responsible for the damage caused by
such errors.
3. In
case a share certificate is lost or damaged, it will be reissued at the request
of its holder. The request shall contain:
a)
Information about the lost or damaged certificate;
b) The
commitment to take responsibility for disputes caused by its reissuance.
Article 122. Shareholder register
1. A
joint stock company shall make and retain the shareholder register from the
issuance date of the Certificate of Enterprise Registration. The shareholder
register can be physical or electronic documents and contain information about
the shareholders’ ownership of shares.
2. A
shareholder register shall contain the following information:
a) The
company’s name and headquarters address;
b) Total
number of authorized shares, types of authorized shares and quantity of each
type;
c) Total
number of sold shares of each type and value of share capital contributed;
d) Full
names, signatures, mailing addresses, nationalities and legal document numbers
of shareholders that are individuals; names, EID numbers or legal document
numbers and headquarters addresses of shareholders that are organizations;
dd)
Quantity of each type of shares of each shareholder, date of share
registration.
3. The
shareholder register shall be retained at the company’s headquarters or another
organization that is licensed to retain shareholder registers. Shareholders are
entitled to inspect, access, extract names and addresses of the company’s
shareholders from the shareholder register.
4. In
case a shareholder’s mailing address is changed, a notification shall be
promptly sent to the company in order to update the shareholder register. The
company is not responsible if a shareholder cannot be contacted due to the
failure to notify the change of that shareholder’s mailing address.
5. The
company shall update changes of shareholders in the shareholder register as
requested by relevant shareholders in accordance with company's charter.
Article 123. Offering shares
1.
Offering shares means the company’s increase in charter capital by increasing
the quantity of shares, types of authorized shares.
2. Shares
may be offered as follows:
a)
Offering shares to existing shareholders;
b)
Private placement of shares;
c) Public
offering of shares.
3. Public
offering of shares, offering of shares of public companies and other
organization shall be carried out in accordance with securities laws.
4. The
company shall register the change in charter capital within 10 days from the
day on which the shares offering is complete.
Article 124. Offering of shares to existing shareholders
1.
Offering of shares to existing shareholders is an event in which the company
increases the quantity and types of authorized and sell all of these shares to
all shareholders in proportion to their holdings in the company.
2. The
offering of shares to existing shareholders by a non-public joint stock company
shall be carried out as follows:
a) The
company shall send a written notification by express mail to the shareholders’
mailing addresses written in the shareholder register at least 15 days before
the deadline for subscribing for shares;
b) The
notification shall contain the full name, signature, mailing address,
nationality and legal document number if the shareholder is an individual;
names, EID numbers or legal document number and headquarters address if the
shareholder is an organization; the shareholder’s current shares and holding;
the total quantity of shares offered and the number of shareholders having the
right to buy them; the offered price; deadline for subscribing; full name and
signature of the company’s legal representative. The notification shall be
enclosed with the share subscription form issued by the company. If the share
subscription form is not sent to the company by the deadline, it will be considered
that the shareholder has renounced the right to buy shares;
c)
Shareholders may transfer their right to buy shares to other persons.
3. If the
offered shares are undersubscribed, the Board of Directors is entitled to sell
the remaining number of authorized shares to the company’s shareholders and
other persons under conditions that are not more favorable than those offered
to the shareholders, unless otherwise accepted by the GMS or prescribed by
securities laws.
4. Shares
are considered soled when they are fully paid for and information about the
buyer specified in Clause 2 Article 122 of this Law is fully recorded in the
shareholder register. From that time, the buyer is a shareholder of the
company.
5. After
the shares are fully paid for, the company shall issue and deliver the share
certificate to the buyer. In case a share certificate is not delivered,
information about the shareholder specified in Clause 2 Article 122 of this law
shall be recorded in the shareholder register to certify the shareholder’s
owner of shares.
Article 125. Private placement of shares
1. The
private placement of shares of a non-public joint stock company shall satisfy
the following conditions:
a) The
offering is not made through mass media;
b) Shares
are offered to fewer than 100 investors, not including professional securities
investors or only offered to professional securities investors.
2. The
private placement of shares of a non-public joint stock company shall be
carried out as follows:
a) The
company shall issue a decision on private placement of shares in accordance
with this Law;
b) The
company’s shareholders exercise their rights to buy shares in accordance with
Clause 2 Article 124 of this Law, except consolidation and acquisition of
companies;
c) In
case the shares are not completely bought by the shareholders and the persons
that receive the rights to buy shares, the remaining number of shares shall be
offered by private placement under conditions that are not more favorable than
those offered to the shareholders, unless otherwise accepted by the GMS.
3.
Foreign investors that buy shares offered in accordance with this Article shall
complete the procedures for purchasing shares specified in the Law on
Investment.
Article 126. Selling shares
The Board
of Directors shall decide the time, method and prices for selling shares. The
selling prices must not be lower than their market values or latest book
values, except:
1. Shares
that are sold for the first time to persons other than founding shareholders;
2.
Shareholders that are sold to all shareholders according to their holdings in
the company;
3. Shares
that are sold to brokers or guarantors, in which case the discount or discount
rate must be approved by the GMS unless otherwise prescribed by the company's
charter;
4. Other
cases in which the discount rates are specified in the company's charter or
resolution of the GMS.
Article 127. Transfer of shares
1. Shares
may be transferred freely except the cases specified in Clause 3 Article 120 of
this Law and other cases of restriction specified in the company's charter. The
restrictions on transfer of shares specified in the company's charter are only
applicable if they are written in the certificates of the shares subject to
restriction.
2. The
transfer shall be made into a contract or carried out on the securities market.
In case of transfer under a contract, the documents shall bear the signatures
of the transferor and the transferee or their authorized representatives. In
case shares are transferred on the securities market, the transfer procedures
prescribed by securities laws shall apply.
3. In
case of the death of a shareholder that is an individual, his/her heir at law
or designated by a will shall become a shareholder of the company.
4. In
case a shareholder that is an individual dies without an heir or the heir
refuses the inheritance or is disinherited, his/her shares shall be settled in
accordance with civil laws.
5. A
shareholder may donate all or part of their shares to other organizations and
individuals; use the shares to pay debts. The organization or individual that
receives the donation or debt payment will become a shareholder of the company.
6. The
organizations and individuals that receive shares in the cases specified in
this Article will only become shareholders when the information specified in
Clause 2 Article 122 of this Law is fully recorded in the shareholder register.
7. The
company shall register the changes of shareholders in the shareholder register
as requested by relevant shareholders within 24 hours after the request is
received.
Article 128. Private placement of bonds
1. The
joint stock company that is not a public company may make sell bonds using
private placement in accordance with this Law and relevant laws. Private
placement of bonds by public companies and other organizations, and public
offering of bonds shall comply with securities laws.
2.
Private placement of bonds by a joint stock company that is not a public
company means the offering of bonds without mass media to fewer than 100 investors,
excluding professional securities investors, that satisfy the following
conditions:
a)
Strategic investors for privately placed convertible bonds and bonds attached
to warrants;
b)
Professional securities investors for privately placed convertible bonds,
warrant-linked bonds and other kinds of privately placed bonds.
3. A
joint stock company that is not a public company must satisfy the following
conditions to make private placement of bonds:
a) The
company’s has fully paid the principal and interest of the bonds that are
offered and due or fully paid due debts over the last 03 years before the
offering (if any), except offering of bonds to creditors that are pre-selected
finance organizations;
b) The
company has the audited financial statement of the year preceding the year of
offering;
c) The
liquidity ratios and prudential ratios are maintained;
d) Other
conditions prescribed by relevant laws.
Article 129. Procedures for making private placement of
bonds and transfer of privately placed bonds
1. The
company shall decide the plan for private placement of bonds in accordance with
this Law;
2. The
company shall disclose information to the investors before each placement and
send a notification to the stock exchange at least 01 day before the intended date
of offering.
3. The
company shall disclose information about the result of the offering to the
investors before each placement and send a notification to the stock exchange
within 10 days from the completion date of the offering.
4.
Privately placed bonds may be transferred among eligible investors specified in
Clause 2 Article 128 of this Law, except transfer under an effective court
decision or arbitration award or inheritance as prescribed by law.
5.
Pursuant to this Law and the Law on Securities, the Government shall provide
for the types of bonds, procedures for private placement of bonds; information
disclosure; international issuance of bonds.
Article 130. Deciding private placement of bonds
1. The
company shall decide the private placement of bonds as follows:
a) The
GMS shall decide the types and total value of bonds and time of offering of
convertible bonds and warrant-linked bonds. A voting shall be carried out in
accordance with Article 148 of this Law;
b) Unless
otherwise prescribed by the company's charter and except the cases specified in
Point a of this Clause, the Board of Directors is entitled to decide the types
and total value of bonds and time of offering and shall submit a report to the
nearest GMS. The report shall be enclosed with documents about the offering.
2. The
company shall register the change in charter capital within 10 days from the
day on which the bonds are converted into shares.
Article 131. Buying shares and bonds
Shares
and bonds of a joint stock company may be bought in VND, convertible foreign
currencies, gold, land use right (LUR), intellectual property rights,
technologies, technical secrets, other assets specified in the company's
charter and shall be paid in a lump sum.
Article 132. Share repurchase at shareholders’ request
1. The
shareholders that have voted against the resolution on reorganization of the
company or change of shareholders’ rights and obligations in the company's
charter are entitled to request the company to repurchase their shares. The
request shall be made in writing and specify the shareholder’s name and
address, quantity of shares of each type, offered prices, reasons for
requesting the repurchase. The request shall be sent to the company within 10
days from the day on which the previously mentioned resolution is ratified by
the GMS.
2. The
company shall repurchase shares at the request of its shareholders in
accordance with Clause 1 of this Article at market prices or at the prices
calculated in accordance with the rules in the company's charter within 90 days
from the receipt of the request. In case an agreement on the prices cannot be
reached, the parties may hire a valuation organization to determine the price.
The company shall introduce at least 03 valuation organizations for the shareholders
to make the final decision.
Article 133. Share repurchase under the company’s decision
The
company is entitled to repurchase up to 30% the total ordinary shares, all or
part of the participating preference shares that have been sold. To be
specific:
1. The
Board of Directors is entitled to decide repurchase of up to 10% of the total
shares of each type which are sold within 12 months. Other cases of share
repurchase shall be decided by the GMS;
2. The
Board of Directors is entitled to impose the repurchase price. The repurchase
price for ordinary shares must not exceed their market price at the time,
except the cases specified in Clause 3 of this Article. Repurchase prices of
other types of shares must not be lower than their market prices unless otherwise
prescribed by the company's charter or agreed upon by the company and relevant
shareholders;
3. The
company may repurchase shares of each shareholder in proportion to their
holding in the company as follows:
a) The
notification on the company’s decision to repurchase shares shall be sent by
express mail to all shareholders within 30 days from its ratification date. The
notification shall contain the company’s name and headquarters address, total
number and types of shares repurchased, repurchase prices or pricing rules;
procedures and deadline for paying, procedures and deadline for shareholders to
sell their shares to the company;
b) The
shareholders that agree to sell back their shares to the company shall send a
written agreement to the company by express mail within 30 days from the
notification date. The agreement shall contain the full name, mailing address,
nationality, legal document number if the shareholder is an individual; name,
EID number or legal document number, headquarters address if the shareholder is
an organization; the quantity of shares being held, quantity of shares to be
sold; method of payment, signature of the shareholder or the shareholder’s
legal representative. The company only buys back the shares within this time
limit.
Article 134. Conditions for payment and settlement of
repurchased shares
1. The
company may only make the payment for the shares repurchased in accordance with
Article 132 and Article 133 of this Law if it is still able to fully pay its
debts and other liabilities after the shares are fully paid for.
2. The
shares repurchased in accordance with Article 132 and Article 133 of this Law
shall be considered unsold shares according to Clause 4 Article 112 of this
Law. The company shall register the charter capital decreases, which is equal
to the total face value of repurchased shares, within 10 days from the date of
completion of payment for the shares unless otherwise prescribed by securities
laws.
3. The
share certificates of the repurchased shares shall be destroyed right after the
shares are fully paid for. The President of the Board of Directors and the
Director/General Director shall be jointly responsible for the damage caused by
the failure to or delay in destroying the share certificates.
4. After
all of the repurchased shares are fully paid for, if the total assets in the
company’s accounting books is reduced by more than 10%, the company shall send
a notification to all of its creditors within 15 days from the payment date.
Article 135. Paying dividends
1.
Dividends of preference shares shall be paid under the conditions applied
thereto.
2.
Dividends of ordinary shares shall be determined according to the realized net
profit and the dividend payment from the company’s retained earnings. The joint
stock company may only pay dividend of ordinary shares when the following
conditions are fully satisfied:
a) The
company has fully its tax liabilities and other liabilities as prescribed by
law;
b) The
company’s funds are contributed to and the previous losses are made up for as
prescribed by law and the company's charter;
c) After
dividends are fully paid, the company is still able to fully pay its debts and
other liabilities when they are due.
3.
Dividends can be paid in cash, the company’s shares or other assets specified
in the company's charter. If dividends are paid in cash, it shall be VND and
using the methods of payment prescribed by law.
4.
Dividends shall be fully paid within 06 months form the ending date of the
annual GMS. The Board of Directors shall compile a list of shareholders that
receive dividends, dividend of each share, time and method of payment at least
30 days before each payment of dividends. The notification of dividend payment
shall be sent by express mail to the shareholders’ registered addresses at
least 15 days before the dividend payment date. Such a notification shall
contain the following information:
a) The
company’s name and headquarters address;
b) Full
name, mailing address, nationality and legal document number if the shareholder
is an individual;
c) Name,
EID number or legal document number and headquarters address if the shareholder
is an organization;
d)
Quantity of each type of shares; dividend of each share and the total dividends
receivable by the shareholder;
dd) Time
and method of dividend payment;
e) Full
names and signatures of the company’s legal representatives and the President
of the Board of Directors.
5. In
case a shareholder transfers their shares during the period from the date of
compilation of the list of shareholders to the dividend payment date, the
transferor will receive the dividend.
6. In
case dividends are paid in shares, the company is not required to follow the
procedures for offering shares prescribed in Articles 123, 124 and 125 of this
Law and is only required to register the charter capital increase, which is
equal to the total face value of shares paid as dividends, within 10 days from
the completion date of dividend payment.
Article 136. Return of payments for repurchased shares or
dividends
In case
repurchased shares are paid for against the regulations of Clause 1 Article 134
of this Law or dividends are paid against regulations of Article 135 of this
Law, the shareholder shall return the money or assets received. Otherwise, all
members of the Board of Directors shall have a joint liability for the
company’s debts and liabilities which is equal to the value of unrecovered
money or assets.
Article 137. Organizational structure of a joint stock
company
1. Unless
otherwise prescribed by securities laws, a joint stock company may choose one
of the following models:
a) A
joint stock company with the GMS, Board of Directors, Board of Controllers and
Director/General Director. If the joint stock company has fewer than 11
shareholders and the shareholders that are organizations hold less than 50% of
the company’s total shares, a Board of Controllers is not mandatory;
b) A
joint stock company with the GMS, Board of Directors and Director/General
Director. In this case, at least 20% of the members of the Board of Directors
shall be independent members and there has to be an audit committee affiliated
to the Board of Directors. The organizational structure, functions and duties
of the audit committee shall be specified in the company's charter or the audit
committee’s operating regulations promulgated by the Board of Directors.
2. If the
company has only one legal representative, the President of the Board of
Directors or the Director/General Director shall be the legal representative.
The President of the Board of Directors shall be the company’s legal
representative unless otherwise prescribed by the company's charter. If the
company has more than one legal representative, the President of the Board of
Directors and the Director/General Director shall be the company’s legal
representatives.
Article 138. Rights and obligations of the GMS
1. The
GMS shall consist of all voting shareholders and is the supreme body of a joint
stock company.
2. The
GMS has the following rights and obligations:
a) Ratify
the orientation for development of the company;
b) Decide
the types of authorized shares and quantity of each type; decide the annual
dividends of each type of shares;
c) Elect,
dismiss members of the Board of Directors and Controllers;
d) Decide
investment in or sale of assets that are worth at least 35% of the total assets
written in the latest financial statement, unless another ratio or value is
specified in the company's charter;
dd)
Decide revisions to the company’s charter;
e) Ratify
annual financial statements;
g) Decide
repurchase of more than 10% of total sold shares of each type;
h) Take
actions against violations committed by members of the Board of Directors and
Controllers that cause damage the company and its shareholders;
i) Decide
reorganization or dissolution of the company;
k) Decide
the budget or total salaries, bonuses and other benefits of the Board of
Directors and the Board of Controllers;
l)
Approve the rules and regulations of the company, the Board of Directors and
the Board of Controllers;
m) Approve
the list of independent audit companies; choose independent audit companies
carry out audit of the company; dismiss independent audits where necessary;
n) Other
rights and obligations prescribed by Law and the company's charter.
Article 139. General Meetings of Shareholders
1.
General Meetings of Shareholders (GMS) shall be convened annually and whenever
necessary. The meeting location is the place where the chair attends and shall
be within Vietnam’s territory.
2. The
annual GMS shall be convened within 04 months from the end of the fiscal year.
Unless otherwise prescribed by the company's charter, the Board of Directors
shall decide deferral of the annual GMS where necessary by up to 06 months from
the end of the fiscal year.
3. The
following issues shall be discussed and ratified at the annual GMS:
a) The
company’s annual business plan;
b) The
annual financial statement;
c) The
report of the Board of Directors on its performance and that of its members;
d) The
report of the Board of Controllers on the company’s business performance,
performance of the Board of Directors, the Director/General Director;
dd) The
report of the Board of Controllers on its performance and that of the
controllers;
e)
Dividend of each type of shares;
g) Other
issues within its jurisdiction.
Article 140. Convening GMS
1. Board
of Directors shall convene annual and ad hoc GMS. An ad hoc GMS shall be
convened in the following cases:
a) The
meeting is necessary for the company’s interests;
b) The
quantity of remaining members of the Board of Directors and Board of
Controllers is smaller than the minimum quantity prescribed by law;
c) The
meeting is requested by the shareholder or group of shareholders mentioned in
Clause 2 Article 115 of this Law;
d) The
meeting is requested by the Board of Controllers;
dd) Other
cases prescribed by law and the company's charter.
2. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, the Board of Directors shall
convene the GMS within 30 days from the date of occurrence of the event
mentioned in Point b Clause 1 of this Article or the day on which the request
for holding the meeting mentioned in Point c and Point d Clause 1 of this
Article is received. If the Board of Directors fails to convene such GMS, the
President and members of the Board of Directors shall pay compensation for the
damage incurred by the company.
3. In
case the Board of Directors fails to convene a GMS as prescribed in Clause 2 of
this Article, the Board of Controllers shall convene a GMS within the next 30
days in accordance with regulations of this Law. If the Board of Controllers
fails to convene the GMS, it shall pay compensation for the damage incurred by
the company
4. In
case the Board of Controllers fails to convene a GMS as prescribed in Clause 3
of this Article, the shareholder or group of shareholders prescribed in Clause
2 Article 115 of this Law may convene the GMS on behalf of the company in
accordance with this Law.
5. The
person who convenes the GMS shall:
a)
Prepare a list of shareholders entitled to participate in the GMS;
b)
Provide information and settle complaints relevant to the aforementioned list;
c) Draw
up the meeting agenda;
d)
Prepare documents for the meeting;
dd) Draft
the resolution of the GMS according to the meeting agenda; prepare a list and
detailed information about the candidates for members of the Board of Directors
and Controllers (in case of election);
e)
Determine the meeting time and location;
g) Send
the invitation to each and every shareholder on the list mentioned in (a);
h)
Perform other tasks serving the meeting.
6. The
cost of convening and conduct the GMS as prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of
this Article shall be reimbursed by the company.
Article 141. List of shareholders entitled to participate
in the GMS
1. The
list of shareholders entitled to participate in the GMS shall be compiled
according to the company’s shareholder register numbers. The list shall be
compiled not more than 10 days before dan on which the invitations to
participate in the GMS are sent if a shorter period is not specified in the
company's charter.
2. The
list shall contain full names, mailing addresses, nationalities, legal document
numbers of shareholders that are individuals; names, EID numbers or legal
document numbers, headquarters addresses of shareholders that are
organizations; quantities of shares of each type and each shareholder
registration date and number of each shareholder.
3.
Shareholders are entitled to access and make copies of names and mailing
addresses of shareholders on the list; request correction of errors or addition
of information about themselves on the list. The company’s executives shall
promptly provide information in the shareholder register, revise and add
information as requested by the shareholders; pay compensation for damage caused
by the failure to provide or to accurately and promptly provide shareholder
registration numbers as requested. The procedures for requesting provision of
information in the shareholder register shall be specified in the company's
charter.
Article 142. Agenda of the GMS
1. The
person who convenes the GMS shall prepare the agenda.
2. The
shareholder or group of shareholders specified in Clause 2 Article 115 of this
Law is entitled to propose additional issues to the GMS agenda. The proposal
shall be made in writing and sent to the company at least 03 working days
before the opening date unless another period is specified in the company's
charter. The proposal shall contain the names of shareholders and the proposed
issues.
3. In
case the proposal mentioned in Clause 2 of this Article is rejected by the
person who convenes the GMS, a written response and explanation must be
provided at least 02 days before the opening day. A proposal may only be
rejected in the following cases:
a) The
proposal is sent against the regulations of Clause 2 of this Article;
b) The
issue exceeds the jurisdiction of the GMS;
c) Other
cases prescribed by the company's charter.
4. The
person who convenes the GMS shall include the issues proposed in accordance
with Clause 2 of this Article in the draft agenda, except in the cases
specified in Clause 3 of this Article. The issues will be included in the
official agenda if their inclusion is accepted by the GMS.
Article 143. Invitations to the GMS
1. The
person who convenes the GMS shall send invitations to all shareholders on the
list of shareholders entitled to participate in the GMS at least 21 days before
the opening day unless an earlier time is specified in the company's charter.
The invitation shall contain the participant’s name, headquarters/mailing
address, EID number, time and location of the meeting and other requirements.
2.
Invitations shall be sent to mailing addresses of the shareholders and posted
on the company’s website. If necessary, the invitation may be published on a
local or central daily newspaper as prescribed by the company's charter.
3. An
invitation shall be sent together with:
a) The
meeting agenda, meeting documents and the draft resolution on each issue in the
agenda;
b) The
votes.
4. The
invitation and meeting documents mentioned in Clause 3 of this Article may be
uploaded on the company’s website (if any) instead of sending physical
invitations and documents. In this case, the invitation shall contain
instructions on how to download the documents.
Article 144. Exercising the right to attend the GMS
1.
Shareholders and representatives of shareholders that are organizations may
directly participate in the GMS or authorize one or some other organizations
and individuals to participate the GMS, or participate in the GMS in one of the
forms specified in Clause 3 of this Article.
2. The
authorization of participants in the GMS shall be made in writing. The
authorization letter shall be made in accordance with civil laws and specify
the name of the authorized participant, the quantity of shares authorized. The
authorized participant shall present the authorization letter before entering
the meeting room.
3. It
will be considered that a shareholder attends and votes at the GMS in the
following cases:
a) The
shareholder directly participates in and votes at the GMS;
b) The
shareholder authorizes another organization or individual to participate in and
vote at the meeting;
c) The
shareholder participates and votes online or through other electronic methods;
d) The
shareholder sends the votes to the GMS by post, fax or email;
dd) The
shareholder sends the votes by other means specified in the company's charter.
Article 145. Conditions for conducting the GMS
1. The
GMS shall be conducted when it is participated by a number of shareholders that
represent more than 50% of the votes; the specific ratio shall be specified in
the company's charter.
2. In
case the conditions for conducting the meeting prescribed in Clause 1 of this
Article are not fulfilled, the second invitation shall be sent within 30 days
from the first meeting date unless otherwise prescribed by the company's
charter. The second GMS shall be conducted when it is participated by a number
of shareholders that represent at least 33% of the votes; the specific ratio
shall be specified in the company's charter.
3. In
case the conditions for conducting the second meeting prescribed in Clause 2 of
this Article are not fulfilled, the third invitation shall be sent within 20
days from the second meeting date unless otherwise prescribed by the company's
charter. The third GMS shall be conducted regardless of the number of votes
represented by the participants.
4. Only
the GMS has the right to change the agenda enclosed with the invitation
prescribed in Article 142 of this Law.
Article 146. Meeting and voting protocols
Unless
otherwise prescribed by the company's charter, the following meeting and voting
protocol shall be followed:
1. The
shareholders that participate in the GMS shall be registered before the meeting
is declared open;
2.
Election of the chair, secretary and election board:
a) The
President of the Board of Directors shall assume the role or the chair or
authorize a member of Board of Directors to chair the GMS if it is convened by
the Board of Directors. In case the chair is not present or is temporarily
unable to work, the remaining members of the Board of Directors shall elect one
of them as the chair under the majority rule. In case a chair cannot be
elected, the chief of the Board of Controllers shall preside over the election
of the GMS chair, in which case the person that receives the most votes will be
the chair;
b) Except
for the cases specified in Point a of this Clause, the person that signs the
decision to convene the GMS shall preside over the election of the chair by the
GMS, in which case the person that receives the most votes will be the chair;
c) The
chair shall designate one or some persons as the secretary(ies) of the GMS;
d) The
GMS shall elect one or some people as the election board as requested by the
chair;
3. The
meeting agenda shall be ratified by the GMS during the opening session. The
agenda shall specify the duration of each issue therein;
4. The
chair is entitled to implement necessary and reasonable measures to maintain
order during the meeting and adhere to the ratified agenda and serve the
majority of the participants;
5. The
GMS shall discuss and vote on each issue on the agenda. Votes include
affirmative votes, negative votes and abstentions. The voting result shall be
announced by the chair before the meeting ends unless otherwise prescribed by
the company's charter;
6.
Shareholders and authorized participants that arrive at the meeting after it is
declared open will be registered and has the right to vote after registration.
In this case, previous voting result shall remain unchanged;
7. The
person who convenes or chair the GMS has the rights to:
a)
Request all participants to facilitate inspection and other lawful and
reasonable security measures;
b)
Request a competent authority to maintain order during the meeting; expel those
who do not comply with the chair’s instructions, deliberately disrupt order,
obstruct the meeting progress or disobey security requirements;
8. The
chair is entitled to postpone the GMS that has a sufficient number of
participants for up to 03 working days from the initial opening day or change
the meeting location in the following cases:
a) The
current meeting location does not have enough seats for all participants;
b)
Communication devices at the current meeting location are not adequate for all
participant to discuss and vote;
c) One or
some participants disrupt the meeting and thus threaten the fairness and
legality of the meeting;
9. In
case the chair postpones or suspends the GMS against Clause 8 of this Article,
the GMS shall elect another participant to chair the meeting until the end; all
resolutions ratified at the meeting shall be effective.
Article 147. Methods for ratifying resolutions of the GMS
1. The
GMS shall decide ratification of resolutions by voting or questionnaire survey.
2. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, resolutions of the GMS on the
following issues shall be voted on at the meeting:
a)
Revisions to the company's charter;
b)
Orientation for development of the company;
c) Types
of shares and quantity of each type;
d)
Election and dismissal or members of the Board of Directors and the Board of
Controllers;
dd)
Investment or sale of assets that are worth at least 35% of the total assets
written in the latest financial statement, unless another ratio or value is
specified in the company's charter;
e)
Ratification of the annual financial statement;
g)
Reorganization or dissolution of the company.
Article 148. Conditions for ratification of resolutions of
the GMS
1. A
resolution on one of the following issues will be ratified if it is voted for
by a number of shareholders that represent at least 65% (a specific ratio shall
be specified in the company's charter) of votes of all participants, except for
the cases specified in Clauses 3, 4 and 6 of this Article:
a) Types
of shares and quantity of each type;
b) Change
of the company’s business lines;
c) Change
of the company’s organizational structure;
d)
Investment or sale of assets that are worth at least 35% of the total assets
written in the latest financial statement, unless another ratio or value is
specified in the company's charter;
dd)
Reorganization or dissolution of the company.
e) Other
issues specified in the company's charter.
2. A
resolution will be ratified when it is voted for by a number of shareholders
that hold more than 50% (a specific ratio shall be specified in the company's
charter) of the votes of all participants, except for the cases specified in
Clauses 1, 3 , 4 and 6 of this Article.
3. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, the election of members of the
Board of Directors and the Board of Controllers shall be cumulative voting,
which means a shareholder will a number of votes that is proportional to that
shareholder’s holding multiplied by (x) the number of members of the Board of
Directors or the Board of Controllers and a shareholder may use all or part of
the votes for one or some candidates. Successful candidates shall be chosen
according to the votes they receive in descending order until the number of
members of the Board of Directors or the Board of Controllers reaches the
minimum number specified in the company's charter. In case 02 or more
candidates receive the same number of votes for the last member of the Board of
Directors or the Board of Controllers, these candidates will undergo an
additional election or be chosen according to the criteria specified in the
election regulations or company's charter.
4. In
case of questionnaire survey, a resolution will be ratified when it is voted
for by a number of shareholders that hold more than 50% (a specific ratio shall
be specified in the company's charter) of the votes of all voting shareholders.
5. A
resolution of the GMS shall be notified to the shareholders having the right to
participate in the GMS within 15 days from the day on which it is ratified or
uploaded onto the company’s website (if any).
6. A
resolution on adverse changes to rights and obligations of preference
shareholders may only be ratified if it is voted for by a number of preference
shareholders that participate in the meeting and hold at least 75% of the same
kind of preference shares. In case of questionnaire survey, it needs to be
approved by a number of preference shareholders that holding at least 75% of the
same kind of preference shares.
Article 149. Power and method for ratifying resolutions of
the GMS by questionnaire survey
Unless
otherwise prescribed by the company's charter, a questionnaire survey on
ratification of resolution of the GMS shall be carried out as follows:
1. The
Board of Directors is entitled to carry out questionnaire survey to ratify a
resolution of the GMS when it is considered necessary for the company’s
interests, except for the cases specified in Clause 2 Article 147 of this Law;
2. The
Board of Directors shall prepare the questionnaires, the draft resolution and
explaining documents; send it to all voting shareholders at least 10 days
before the deadline for submission of the questionnaires unless a longer period
is specified in the company's charter. The list of shareholders to receive the
questionnaires shall be compiled in accordance with Clause 1 and Clause 2
Article 141 of this Law. Questionnaires and documents shall be sent in
accordance with Article 143 of this Law;
3. A questionnaire
shall contain:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b)
Purposes of the survey;
c) If the
shareholder is an individual: full name, mailing address, nationality, legal
document number; If the shareholder is an organization: name, EID number or
legal document number of the organization or full name, mailing address,
nationality, legal document number of the organization’s representative;
quantity of each type of shares and number of votes of the shareholder;
d) The
issues that need voting;
dd) The
options including affirmative, negative, abstention;
e)
Deadline for submission of the answered questionnaire;
g) Full
name and signature of the President of the Board of Directors;
4.
Shareholders may send answered questionnaires to the company by post, fax or
email as follows:
a) An
answered questionnaire sent by post shall bear the signature of the shareholder
(if the shareholder is an individual) or the shareholder’s authorized
representative or legal representative (if the shareholder is an organization),
be placed in a closed envelope which must not be opened before vote counting
time;
b) An
answered questionnaire sent by fax or email shall be kept confidential until
the vote counting time;
c)
Answered questionnaires that are submitted after the deadline or opened before
vote counting time (for those sent by post) or revealed (for those sent by fax
or email) shall be considered invalid. Questionnaires that are not submitted
shall not be counted as votes;
5. The
Board of Directors shall organize vote counting and issue a vote counting
record in the presence of the Board of Controllers or the shareholders that are
not holding any managerial position in the company. The vote counting record
shall have the following information:
a) The company’s
name, EID number, headquarter address;
b)
Purposes and the issue that needs voting;
c)
Quantities of voters, votes casted, valid votes and invalid votes, voting
method and a list of voters;
d)
Quantities of affirmative votes, negative votes and abstentions on each issue;
dd)
Ratified decisions and corresponding ratio of affirmative votes;
e) Full
names and signatures of the President of the Board of Directors, vote counting
supervisors and vote counters.
The
members of the Board of Directors, vote counters and vote counting supervisor
are jointly responsible for the accuracy and honesty of the vote counting
record; for the damage caused the decisions that are ratified due to inaccurate
or dishonest vote counting;
6. The
vote counting record and the resolution shall be sent to all shareholders
within 15 days from the date of vote counting completion or uploaded on the
company’s website (if any);
7.
Answered questionnaires, the vote counting record, the ratified resolution and
relevant documents enclosed with the answered questionnaires shall be retained
at the company’s headquarters;
8. An
resolution that is ratified through questionnaire survey has the same value as
those ratified at the GMS.
Article 150. Minutes of the GMS
1. The
minutes of the GMS shall be in Vietnamese language (audio recordings and
electronic files are optional), may be translated into foreign languages, and
shall contain the following information:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b) Time
and location of the GMS;
c) The
meeting agenda;
d) Full
names of the chair and secretary;
dd)
Summary of developments of the meeting, comments at the GMS on each issue on
the agenda.
e)
Quantities of shareholders and votes casted by shareholders that participated
in the meeting, the list of subscribed shareholders and shareholders’
representatives that participated in the meeting and their votes;
g) Number
of affirmative votes on each issue, voting method, numbers of valid votes,
invalid votes, affirmative votes, negative votes and abstentions, their ratios
to total number of votes of all participants;
h)
Ratified decisions and corresponding ratio of affirmative votes;
i) Full
names of the chair and secretary.
In case
the chair and the secretary refuse to sign the minutes, they will be effective
if they are signed by the other members of the Board of Directors and contain
all information prescribed in this Clause. The minutes shall clearly state the
reasons why the chair and the secretary refuse to sign them.
2. The
minutes of the GMS shall be completed and ratified before the meeting ends.
3. The
chair and secretary or other persons who sign the minutes are joint responsible
for its accuracy and truthfulness.
4. The
Vietnamese and foreign language copies of the minutes have the same legal
value. In case of any discrepancy between them, the Vietnamese copy shall
prevail.
5. The
minutes of the GMS shall be sent to all shareholders within 15 days from the
ending date of the meeting; the vote counting record may be uploaded to the company’s
website.
6. The
minutes of the GMS, the list of registered participants, the ratified
resolutions and documents enclosed with the invitations shall be retained at
the company’s headquarters.
Article 151. Requesting invalidation of a resolution of the
GMS
Within 90
days from the receipt of the resolution or minutes of the GMS or the vote
counting record, the shareholder or group of shareholders mentioned in Clause 2
Article 115 of this Law is entitled to request the court or an arbitral
tribunal to consider invalidating the resolution in part or in full in the
following cases:
1. The
procedures for convening the GMS and issuing decisions prescribed in this Law
and the company's charter are not followed, except for the cases specified in
Clause 2 Article 152 of this Law;
2. The
contents of the resolution violations the law or the company's charter.
Article 152. Effect of the resolution of the GMS
1. The
resolution of the GMS takes effect from the day on which it is ratified or on
the effective date specified therein.
2. A
resolution that is ratified by 100% of the voting shares shall be lawful and
effective even if the procedures for convening the meeting and issuing such
resolution prescribed in this Law and the company's charter are not followed;
3. In
case a shareholder or group of shareholders requests the court or an arbitral
tribunal to consider invalidating the resolution as prescribed in Article 151
of this Law, the resolution shall remain effective until the effective date of
the decision on invalidation of such resolution, except for the cases in which
temporary emergency measures are implemented under a decision of a competent
authority.
Article 153. The Board of Directors
1. The
Board of Directors is the managerial body of the company and has the right to
make decisions on behalf of the company, perform rights and obligations of the
company, except the rights and obligations of the GMS.
2. The
Board of Directors has the following rights and obligations:
a) Decide
the company’s medium-term development strategies and annual business plans;
b)
Propose the types of authorized shares and quantity of each type;
c) Decide
sale of certain types of unsold authorized shares; decide other methods of
raising capital;
d) Decide
selling prices for the company’s shares and bonds;
dd)
Decide repurchase of shares as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 133
of this Law;
e) Decide
the investment plan and investment projects within its jurisdictions and
limitations prescribed by law;
g) Decide
solutions for market development, marketing and technology;
h)
Approve sale contracts, purchase contracts, borrowing contracts, lending
contracts, other contracts and transactions that are worth at least 35% of the
total assets written in the latest financial statement, unless another ratio or
value is specified in the company's charter; contracts and transactions within
the jurisdiction of the GMS as prescribed in Point d Clause 2 Article 138,
Clause 1 and Clause 3 Article 167 of this Law.
i) Elect,
dismiss the President of the Board of Directors; designate, dismiss, enter into
and terminate contracts with the Director/General Director and other key
executives specified in the company's charter; decide salaries, remunerations,
bonuses and other benefits of these executives; designate authorized
representatives to participate in the Board of Members or GMS of another
company; decide their remunerations and other benefits;
k)
Supervise the Director/General Director and other executives managing the
company’s everyday business;
l) Decide
the company’s organizational structure, rules and regulations; establishment of
subsidiary companies, branches and representative offices; contribution of
capital to and purchase of shares of other enterprises;
m)
Approve the agenda and documents of the GMS; convene the GMS or carry out
surveys for the GMS to ratify its resolutions;
n) Submit
annual financial statements to the GMS;
o)
Propose the dividends; decide the time and procedures for paying dividends or
settling business losses;
p) Propose
reorganization or dissolution of the bankruptcy; file bankruptcy of the
company;
q) Other
rights and obligations prescribed by Law and the company's charter.
3. The
Board of Directors shall ratify its resolution and decisions by voting at the
meeting, questionnaire survey or another method specified in the company's
charter. Each member of the Board of Directors shall have one vote.
4. In
case a resolution or decision is ratified by the Board of Directors against
regulations of law or a resolution of the GMS or the company’s charter and
causes damage to the company, the members that vote for the ratification of
such resolution or decision shall be jointly responsible for it and pay
compensation for the company; the members that vote against such resolution or
decision shall not be held responsible. In this case, the company’s
shareholders are entitled to request the court to suspend or invalidate the
resolution or decision.
Article 154. Term of office and quantity of members of the
Board of Directors
1. The
Board of Directors shall have 03 – 11 members. The specific quantity of members
shall be prescribed by the company's charter.
2. The
term of office of a member of the Board of Directors shall not exceed 05 years
without term limit. An individual may only be elected independent member of the
Board of Directors of a company for up to 02 continuous terms.
3. In
case the term of office of all members of the Board of Directors ends at the
same time, they shall remain members of the Board of Directors until new
members are elected and take over their jobs unless otherwise prescribed by
company's charter.
4. The
company's charter shall specify the quantity, rights, obligations of
independent members of the Board of Directors; method for organizing and
coordinating their activities.
Article 155. Organizational structure and requirements to
be fulfilled by members of the Board of Directors
1. To be
a member of the Board of Directors, a person shall satisfy the following
requirements:
a) He/she
is not one of the persons specified in Clause 2 Article 17 of this Law;
b) He/she
has professional qualifications and experience of busines administration in the
company’s busines lines; a member is not necessarily a shareholder of the
company, unless otherwise prescribed by the company's charter;
c) A
person may hold the position of member of the Board of Directors of more than
one company;
d) A
member of the Board of Directors of a state-owned enterprise prescribed in
Point b Clause 1 Article 88 of this Law and subsidiary companies of a
state-owned enterprise prescribed in Clause 1 Article 88 of this Law must not
be a relative of the Director/General Director or any other executive of the
company, of the executive or the person having the power to designate the
executive of the parent company.
2. Unless
otherwise prescribed by securities laws, an independent member of the Board of
Directors prescribed in Point b Clause 1 Article 137 of this Law shall satisfy
the following requirements:
a) He/she
is not working for the company or its parent company or subsidiary company; did
not worked for the company or its parent company or subsidiary company within
the last 03 years or longer;
b) He/she
is not receiving a salary from the company, except the allowances to which
members of the Board of Directors are entitled as per regulations;
C)
His/her spouse, biological parents, adoptive parents, biological children,
adopted children and siblings are not major shareholders of the company,
executives of the company or its subsidiary companies;
d) He/she
is not directly or indirectly holding 1% of the company’s voting shares or
more;
dd)
He/she did not hold the position of member of the Board of Directors or the
Board of Controllers of the company within the last 05 years or longer unless
he/she was designated in 02 consecutive terms.
3. An
independent member of the Board of Directors shall notify the Board of
Directors if he/she no longer satisfies the requirements specified in Clause 2
of this Article and is obviously no longer an independent member from the day
on which a condition is not satisfied. The Board of Directors shall the
disqualification if this member at the nearest GMS or convene the GMS to elect
a new independent member within 06 months from the day on which the
notification is received from the member.
Article 156. The President of the Board of Directors
1. The
Board of Directors shall elect one of its members President of the Board of
Directors; dismiss its President.
2. The
President of the Board of Directors of a public company or a joint stock
company prescribed in Point b Clause 1 Article 88 of this Law must not
concurrently hold the position of Director/General Director.
3. The
President of the Board of Directors has the following rights and obligations:
a) Plan
the activities of the Board of Directors;
b) Draw
up agenda and prepare documents for meetings of the Board of Directors; convene
and chair the meetings;
c)
Organize the ratification of resolutions and decisions of the Board of
Directors;
d)
Supervise the implementation of resolutions and decisions of the Board of
Directors;
dd) Chair
the GMS;
e) Other
rights and obligations prescribed by Law and the company's charter.
4. In
case the President of the Board of Directors is not present or not able to
perform his tasks, he/she shall authorize another member in writing to perform
the rights and obligations of the President of the Board of Directors in
accordance with the company's charter. In case no member is authorized or the
President is dead, missing, detained, serving an imprisonment sentence, serving
an administrative penalty in a correctional institution or rehabilitation
center, making a getaway; has limited legal capacity or is incapacitated, has
difficulty controlling his/her behavior, is prohibited by the court from
holding certain positions or doing certain works, one of the Board of Directors
shall convene a meeting with the remaining members to elect one of them as the
interim President under the majority rule until a new decision is issued by the
Board of Directors.
5. Where
necessary, the Board of Directors may designate the company’s secretary, who
will have the following rights and obligations:
a) Assist
in convening the GMS and meetings of the Board of Directors; takes minutes of
the meetings;
b)
Assists members of the Board of Directors in performing their rights and
obligations;
c)
Assists the Board of Directors in applying and implementing the business
administration rules;
d) Assist
the company in development of shareholder relationship, protection of lawful
rights and interests of shareholders; fulfillment of the obligation to provide
and disclose information and administrative procedures;
dd) Other
rights and obligations prescribed by the company's charter.
Article 157. Meetings of the Board of Directors
1. The
President of the Board of Directors shall be elected during the first meeting
of the Board of Directors within 07 working days from the election of that
Board of Directors. This meeting shall be convened and chaired by the member
that received the highest number of votes. In case more than one member
received the same highest number of votes, one of them will be elected by the
members under majority rule to convene the meeting of the Board of Directors.
2.
Meetings of the Board of Directors shall be held at least quarterly and on an
ad hoc basis.
3. The
President of Board of Directors shall convene a meeting of the Board of
Directors in the following cases:
a) It is
requested by the Board of Controllers or independent members of the Board of
Directors;
b) It is
requested by the Director or General Director and at least 05 other executives;
c) It is
requested by at least 02 members of the Board of Directors;
d) Other
cases specified in the charter.
4. The
request mentioned in Clause 3 of this Article shall be made in writing and
specify the issues that need discussing and deciding within the jurisdiction of
the Board of Directors.
5. The
President of the Board of Directors shall convene the meeting within 07 working
days from the day on which the request mentioned in Clause 3 of this Article is
received. Otherwise, he/she shall be responsible for the damage to the company
and the requesting person is entitled to convene the meeting of the Board of
Directors.
6. The
President of the Board of Directors or the person that convenes the meeting
shall send the invitations at least 03 working days before the meeting day
unless otherwise prescribed by the company's charter. The invitation shall
specify the meeting time, location, agenda, issues to be discussed. The
invitation shall be enclosed with meeting documents and votes.
The
invitations can be sent physically, by phone, fax, electronically or by other
methods prescribed by the company's charter to the registered mailing address
of each member of the Board of Directors.
7. The
President of the Board of Directors or the person that convenes the meeting
shall send the same invitations and documents to the Controllers.
The
Controllers are entitled to participate in meetings of the Board of Directors
and discuss but must not vote.
8. A
meeting of the Board of Directors shall be conducted when it is participated in
by at least three fourths (3/4) of the members. In case a meeting cannot be
conducted due to inadequate number of participants, the second meeting shall be
convened within 07 days from the first meeting date unless a shorter period is
prescribed by the company's charter. The second meeting shall be conducted when
it is participated in by more than 50% of the members.
9. It
will be considered that a member participates in and votes at the meeting of
the Board of Directors in the following cases:
a) He/she
directly participates in and votes at the meeting;
b) He/she
authorizes another person to participate in and vote at the meeting as
prescribed in Clause 11 of this Article;
c) He/she
participates in the meeting and votes online or through other electronic
methods;
d) He/she
sends his/her vote to the meeting by post, fax or email;
dd)
He/she sends the votes by other means specified in the company's charter.
10. A
vote is sent by post shall be put in a closed envelope and be delivered to the
President of the Board of Directors at least 01 hour before the opening time.
Votes shall only be open in the presence of all participants.
11. The
members shall participate in all meetings of the Board of Directors and may
authorize other persons to participate in and vote at the meeting if accepted
by the majority of the Board of Directors.
12.
Unless a higher ratio is prescribed by the company's charter, a resolution or
decision of the Board of Directors shall be ratified if it is voted for by the
majority of the participants. In case of equality of votes, the option that is
voted for by the President of the Board of Directors shall prevail.
Article 158. Minutes of meetings of the Board of Directors
1. The
minutes of all meetings of the Board of Directors shall be taken. Audio
recordings and other electronic forms are optional. The minutes shall be
written in Vietnamese language, may be translated into foreign languages, and
shall contain the following information:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b) Time
and location of the meeting;
c)
Purposes and agenda of the meeting;
d) Full
names of participating members and the persons authorized to participate in the
meeting and how they participate; full names of non-participating members and
their excuses;
dd) The
issues to be discussed and voted on at the meeting;
e)
Summary of comments of each participating member in chronological order;
g) Voting
result, the members that cast affirmative votes, negative votes and
abstentions;
h)
Ratified decisions and corresponding ratio of affirmative votes;
i) Full
names, signatures of the chair and the minute taker, except the case in Clause
2 of this Article.
2. In
case the chair and the minute take refuse to sign the minutes, they will be
effective if they are signed by all of the other members of the Board of
Directors and contain all the information prescribed in Points a, b, c, d, đ,
e, g and h Clause 1 of this Article.
3. The
chair, the minute take and the persons who sign the minutes shall be
responsible for its accuracy and truthfulness.
4. The
minutes and meeting documents shall be retained at the company’s headquarters.
5. The
Vietnamese and foreign language copies of the minutes have the same legal
value. In case of any discrepancy between them, the Vietnamese copy shall
prevail.
Article 159. Rights to information of members of the Board
of Members
1.
Members of the Board of Directors are entitled to request the Director/General
Director, Deputy Director/Deputy General Director and other executives of the
company to provide information and documents about the finance and business
performance of the company and its units.
2. The
requested executives shall provide information and documents fully and
accurately as requested by the members. The procedures for requesting and
providing information shall be specified in the company's charter.
Article 160. Dismissal, replacement and addition of members
of the Board of Directors
1. The
GMS shall dismiss a member of the Board of Directors from office in the
following cases:
a) He/she
does not fully satisfy the requirements specified in Article 155 of this Law;
b) He/she
hands in a resignation and is accepted;
c) Other
cases prescribed by the company's charter.
2. The
GMS shall dismiss a member of the Board of Directors in the following cases:
a) He/she
fails to participate in activities of the Board of Directors for 06 consecutive
months, except in force majeure events;
b) Other
cases prescribed by the company's charter.
3. Where
necessary, the GMS shall replace members of the Board of Directors; dismiss
members of the Board of Directors in cases other than those specified in Clause
1 and Clause 2 of this Article.
4. The Board
of Directors shall convene the GMS to elect additional members of Board of
Directors in the following cases:
a) The
number of members of the Board of Directors decreases by more than one third of
the number specified in the company's charter. The Board of Directors shall
convene the GMS within 60 days from that day;
b) The
number of independent members of the Board of Directors falls below the minimum
number specified in Point b Clause 1 Article 137 of this Law;
c) Except
the cases specified in Point a and Point b of this Clause, the nearest GMS
shall elect new members to replace the dismissed members.
Article 161. Audit committee
1. The
audit committee is a specialized body of the Board of Directors and has at
least 02 members. The Chairperson of the audit committee shall be an
independent member of the Board of Directors. Other members of the audit
committee shall be non-executive members of the Board of Directors.
2. The
audit committee shall ratify its decisions by voting at meetings, questionnaire
survey or another method specified in the company's charter or the audit
committee’s operating regulations. Each member of the audit committee has one
vote. Unless a higher ratio is prescribed by the company's charter or the audit
committee’s operating regulations, a decision of the audit committee shall be
ratified if it is voted for by the majority of the participating members. In
case of equality of votes, the option that is voted for by the Chairperson
shall prevail.
3. The
audit committee has the following rights and obligations:
a)
Inspect the accuracy of the company’s financial statements and make official
announcements about the company’s finance;
b) review
the internal control and risk management system;
c) Review
transactions with related persons subject to approval by the Board of Directors
or the GMS; offer recommendations on these transactions;
d)
Supervise the company’s internal audit unit;
dd)
Propose independent audit company, payment, terms and conditions in the
contract with the audit company to the Board of Directors before it is
submitted to the annual GMS.
e)
Monitor and evaluate the independence and objectivity of the audit company and
effectiveness of the audit, especially when the company uses non-audit services
of the audit company;
g)
Supervise the company’s compliance with law, requests of the authorities and
the company’s rules and regulations.
Article 162. The Director/General Director
1. The
Board of Directors shall designate one of its members or hire a person as the
Director/General Director.
2. The
Director/General Director shall manage the company’s everyday busines
operation, is supervised by and responsible to the Board of Directors Members
and the law for his/her performance.
The term
of office of the Director/General Director shall not exceed 05 years without
term limit.
3. The
Director/General Director has the following rights and obligations:
a) Decide
everyday operating issues of the company that are outside the jurisdiction of
the Board of Directors;
b)
Organize the implementation of resolutions and decisions of the Board of
Directors;
c)
Organize implementation of the company’s busines plans and investment plans;
d)
Propose the company’s organizational structure, rules and regulations;
dd)
Designate, dismiss the company’s executives, except those under jurisdiction of
the Board of Directors;
e) Decide
salaries and other benefits of the company’s employees, including the
executives designated by the Director/General Director;
g)
Recruit employees;
h)
Propose plans distribution of dividends or settlement of business losses;
i) Other
rights and obligations specified by law, the company's charter, resolutions and
decisions of the Board of Directors.
4. The
Director/General Director shall manage the company’s everyday business in
accordance with law, the company’s charter, his/her employment contract with
the company, resolutions and decisions of the Board of Directors. Otherwise,
the Director/General Director shall be legally responsible for and pay damages
to the company.
5. The
Director/General Director of a public company or state-owned enterprise
prescribed in Point b Clause 1 Article 88 of this Law or a subsidiary company
of a state-owned enterprise prescribed in Clause 1 Article 88 of this Law shall
satisfy the following requirements:
a) He/she
is not one of the persons specified in Clause 2 Article 17 of this Law;
b) He/she
is not a relative of any of the executives, controllers of the company and the
parent company; the representatives of state investments and the enterprise’
investment in the company and the parent company;
c) He/she
has professional qualifications and experience of busines administration.
Article 163. Salaries, remunerations, bonuses and other
benefits of members of the Board of Directors and the Director/General Director
1. The
company is entitled to pay salaries and bonuses to members of the Board of
Directors, the Director/General Director and other executives according to the
company’s business performance.
2. Unless
otherwise prescribed by the company's charter, the salaries, bonuses and other
benefits of the members of the Board of Directors and the Director/General
Director shall be paid as follows:
a)
Members of the Board of Directors shall receive salaries and bonuses. The
salary is based on the number of days necessary to fulfill the member’s duties
and the daily pay. The Board of Directors shall estimate the salary of each
member by consensus. The total salaries and bonuses of the Board of Directors
shall be decided by the annual GMS;
b)
Members of the Board of Directors shall have the costs of food, stay, travel
and other reasonable costs reimbursed if their duties are fulfilled;
c) The
Director/General Director’s salary and bonuses shall be decided by the Board of
Directors.
3.
Salaries of members of the Board of Directors, the Director/General Director
and other executives shall be recorded as the company’s expenses in accordance
with regulations of law on corporate income tax in a separate section of the
company’s consolidated financial statement and shall be reported at the annual
GMS.
Article 164. Disclosure of related interests
Unless
more stringent requirements are prescribed by the company's charter, the
company's benefits and related persons shall be disclosed as follows:
1. The
company shall compile a list of its related persons in accordance with Clause
23 Article 4 of this Law, their contracts and transactions with the company;
2.
Members of the Board of Directors, Controllers, Director/General Director and
other executives of the company shall declare their related interests,
including the following information:
a) Names,
enterprise ID numbers, headquarters addresses and business lines of the
enterprises they own or have shares/stakes in; the holdings and time of owning
or holding the shares/stakes;
b) Names,
EID numbers, headquarters addresses, business lines of the enterprises their
related persons own, jointly own or have separate controlling shares/stakes
that are worth more than 10% of charter capital;.
3. The
information specified in Clause 2 of this Article shall be declared within 07
working days from the day on which the related interests are brought about; any
revision shall be notified to the company within 07 working days from its date
of occurrence;
4. The
list mentioned in Clause 1 an declaration 2 of this Article shall be retained,
disclosed, accessed, extracted and copied as follows:
a) The
company shall announce the list of related persons and interests at the annual
GMS;
b) The
list shall be retained at the company’s headquarters; part or all of the list
may be retained at the company’s branches where necessary;
c)
Shareholders and their authorized representative, members of the Board of
Directors, the Board of Controllers, Director/General Director and other
executives are entitled to access, extract and make copies of the list;
d) The
company shall enable the persons specified in Point c of this Clause to access,
extract and make copies of the list and must not obstruct them in the process.
Procedures for accessing, extracting and copying the list shall be specified in
the company's charter;
5. When
members of the Board of Directors and the Director/General Director do business
within the company’s business lines in their own names or others’ names, they
shall explain the nature and contents of such business to the Board of
Directors and the Board of Controllers, and may only proceed if it is accepted
by the majority of the remaining members of the Board of Directors. Otherwise,
all incomes from such business will belong to the company.
Article 165. Responsibilities of the company’s executives
1.
Members of the Board of Directors, the Director/General Director and other
executives have the following responsibilities:
a)
Perform their rights and obligations in accordance with this Law, relevant
laws, the company's charter and resolution of the GMS;
b)
Perform their rights and obligations in an honest and prudent manner to serve
the best and lawful interests of the company;
c) Be
loyal to the company’s interests; do not abuse their power and position or use
the enterprise’s information, secrets, business opportunities and assets for
personal gain or serve any other organization’s or individual’s interests;
d)
Promptly and fully provide the company with the information specified in Clause
2 Article 164 of this Law;
dd) Other
responsibilities prescribed by this Law and the company's charter.
2. The
member of the Board of Directors, Director/General Director or executive that
violates Clause 1 of this Article shall be personally or jointly responsible
for the loss, return the benefits received and pay damages to the company and
the third parties.
Article 166. Rights to file lawsuits against the Board of
Directors and the Director/General Director
1. A
shareholder or group of shareholders that holds at least 01% of the total
ordinary shares may, in their own names or in the company’s name, file lawsuit
against a member of the Board of Members or the Director/General Director if
the member or Director/General Director to claim the interest or damages:
a) fails
to fulfill the executive’s duties prescribed in Article 165 of this Law;
b) fails
to comply with or fully and punctually perform their rights and obligations as
prescribed by law, the company's charter, resolution or decision of the Board
of Directors;
c) abuses
his/her power and position or uses the enterprise’s information, secrets,
business opportunities and assets for personal gain or serve any other
organization’s or individual’s interests;
d) Other
cases prescribed by law and the company's charter.
2.
Lawsuits shall be filed in accordance with civil proceedings laws. Proceedings
costs in case the lawsuit is filed on behalf of the company shall be recorded
as the company’s expense unless the lawsuit is rejected.
3. The
shareholder or group of shareholders mentioned in this Article is entitled to
access and extract necessary information under decision of the court or
arbitral tribunal before or during the proceedings.
Article 167. Approving contracts and transactions between
the company and related persons
1. The
GMS or Board of Directors shall approve contracts and transactions between the
company and the following related persons:
a)
Shareholders and authorized representatives of shareholders that are
organizations holding more than 10% of the company’s total ordinary shares and
their related persons;
b)
Members of the Board of Directors, the Director/General Director and their
related persons;
c)
Enterprises that must be declared by members of the Board of Directors,
Controllers, Director/General Director and other executives as prescribed in
Clause 2 Article 164 of this Law.
2. The
Board of Directors shall approve the contracts and transactions that are
mentioned in Clause 1 of this Article and are worth less than 35% of the company’s
total assets according to the latest financial statement (or a smaller ratio or
value specified in the company's charter). In this case, the person that signs
the contract or conducts the transaction on behalf of the company shall send a
notification to the members of the Board of Directors and Controllers of the
related persons together with the draft contract or transaction summary. The
Board of Directors shall decide whether to approve the contract or transaction
within 15 days from the day on which the notification is received unless a
different deadline is specified in the company's charter. Members of the Board
of Directors that are related to the parties to the contract or transaction
must not vote.
3. The
GMS shall approve the following contracts and transactions:
a)
Contracts and transactions other than those specified in Clause 2 of this
Article;
b)
Contracts and transactions that involve borrowing, lending, selling assets that
are worth more than 10% of the company’s total assets according to the latest
financial statement between the company and shareholders that hold at least 51%
of the total voting shares or their related persons.
4. If a
contract or transaction specified in Clause 3 of this Article is approved, the
person who concludes the contract or conducts the transaction on behalf of the
company shall send a notification to the Board of Directors and Controllers of
the entities related to such contract or transaction together with the draft
contract or summary of the transaction. The Board of Directors shall submit the
draft contract or explain the contract or transaction at the GMS or carry out a
questionnaire survey. In this case, shareholders that are related to the
parties to the contract or transaction must not vote. The contract or transaction
shall be approved in accordance with Clause 1 and Clause 4 Article 148 of this
Law, unless otherwise prescribed by the company's charter.
5. A
contract or transaction shall be invalidated under a court decision and handled
as prescribed by law when it is concluded or carried out against regulations of
this Article. The person who concludes the contract or carries out the
transaction, the related shareholders, members of the Board of Directors,
Director/General shall pay compensation for any damage caused and return the
benefits generated by such contract or transaction to the company.
6. The
company shall disclose related contracts and transactions in accordance with
relevant laws.
Article 168. Board of Controllers
1. The
Board of Controllers shall have 3 - 5 Controllers. The term of office of a
Controller shall not exceed 05 years without term limit.
2. The
Chief Controller shall be elected by the Board of Controllers among the
Controllers. The Chief Controller shall be elected and dismissed under the
majority rule. Rights and obligations of the Chief Controller shall be
specified in the company's charter. More than half of the Controllers shall
have permanent residences in Vietnam. The Chief Controller shall have a
bachelor’s degree in economics, finance, accounting, audit, law, business
administration or a major that is relevant to the enterprise’s business
operation, unless higher standards are prescribed in the company's charter.
3. In
case the term of office of all Controllers expires before an election can be
carried out, the existing Controllers shall keep performing until Controllers
are elected and take over the job.
Article 169. Requirements to be satisfied by Controllers
1. A
Controller shall satisfy the following standards and requirements:
a) He/she
is not in one of the persons specified in Clause 2 Article 17 of this Law;
b)
His/her major is economics, finance, accounting, audit, law, business
administration or a major that is relevant to the enterprise’s business
operation;
c) He/she
is not a relative of any of the members of the Board of Directors,
Director/General Director and other executives;
d) He/she
is not the company’s executive, is not necessarily a shareholder or employee of
the company unless otherwise prescribed by the company's charter;
dd) Other
standards and requirements are satisfied as prescribed by law and the company's
charter.
2. In
addition to the standards and requirements specified in Clause 1 of this
Article, Controllers of a public company or state-owned enterprise prescribed
in Point b Clause 1 Article 88 of this Law must not be relatives of the
executives of the company and the parent company; of the representative of
enterprise’s investment or state investment in the company and the parent
company.
Article 170. Rights and obligations of the Board of
Controllers
1.
Supervise the Board of Directors and the Director/General Director managing the
company.
2.
Inspect the rationality, legitimacy, truthfulness and prudency in business
administration; systematic organization, uniformity and appropriateness of
accounting works, statistics and preparation of financial statements.
3.
Validate the adequacy, legitimacy and truthfulness of the income statements,
annual and biannual financial statements, reports on performance of the Board
of Directors; submit validation reports at the annual GMS. Review contracts and
transactions with related persons subject to approval by the Board of Directors
or the GMS and offer recommendations.
4.
Review, inspect and evaluate the effectiveness of the internal control,
internal audit, risk management and early warning systems of the company.
5.
Inspect accounting books, accounting records, other documents of the company,
the company’s administration where necessary, under resolutions of the GMS or
at the request of the shareholder or group of shareholders specified in Clause
2 Article 115 of this Law.
6. When
requested by the shareholder or group of shareholders specified in Clause 2
Article 115 of this Law, the Board of Controllers shall carry out an inspection
within 07 working days from the day on which the request is received. Within 15
days after the end of the inspection, the Board of Controllers shall submit a
report to the Board of Directors or the requesting shareholder or group of shareholders.
The inspection must not obstruct normal operation of the Board of Directors or
interrupt the company’s business operation.
7.
Propose changes or improvements to the company’s organizational structure and
administration to the Board of Directors or the GMS.
8.
Promptly submit a written notification to the Board of Directors whenever a
member of the Board of Directors, the Director/General Director is found to be
violating Article 165 of this law, request the violator to stop the violations
and implement remedial measures.
9.
Participate in and discuss at the GMS, meetings of the Board of Directors and
other meetings of the company.
10.
Employ independent counsels and internal audit unit of the company to perform
their tasks.
11. The
Board of Controllers may discuss with the Board of Directors before submitting
reports and proposals to the GMS.
12. Other
rights and obligations prescribed by this Law, the company's charter and
resolution of the GMS.
Article 171. Rights to information of the Board of
Controllers
1.
Documents and information shall be sent to Controllers in the same manner as
those being sent to members of the Board of Directors, including:
a)
Meeting invitations, questionnaires and enclosed documents;
b)
Resolutions, decisions and minutes of meetings of the Board of Directors and
the GMS;
c)
Reports of the Director/General Director to the Board of Directors or other
documents issued by the company.
2.
Controllers are entitled to access the company’s documents at the headquarters,
branches and other locations; enter the executives’ and employees’ workplace
during working hours.
3. The
Board of Directors, members of the Board of Directors, the Director/General
Director and other executives shall fully and promptly provide information and documents
about the company’s administration as requested by Controllers or the Board of
Controllers.
Article 172. Salaries, bonuses and other benefits of
Controllers
Unless
otherwise prescribed by the company's charter, the salaries, bonuses and other
benefits of Controllers shall be paid as follows:
1.
Controllers’ salaries, bonuses, other benefits and operating budget shall be
decided by the GMS;
2.
Reasonable costs of food, stay, travel, independent counseling services of
Controllers shall be reimbursed. The total salaries and costs must not exceed
the annual operating budget of the Board of Controllers which has been approved
by the GMS, unless otherwise prescribed by the GMS;
3.
Salaries and operating costs of the Board of Controllers shall be recorded as
the company’s expenses in accordance with regulations of law on corporate
income tax and relevant laws and placed in a separate section in the company’s
annual financial statements.
Article 173. Responsibilities of Controllers
1. Comply
with regulations of law, the company's charter, resolutions of the GMS and code
of ethics in performance of their rights and obligations.
2.
Perform their rights and obligations in an honest and prudent manner to serve
the best and lawful interests of the company.
3. Be
loyal to the company’s interests; do not abuse their power and position or use
the enterprise’s information, secrets, business opportunities and assets for
personal gain or serve any other organization’s or individual’s interests.
4. Other
obligations prescribed by Law and the company's charter.
5. The
Controller that violates Clauses 1, 2, 3 or 4 of this Article and causes damage
to the company or another person shall be personally or jointly responsible for
the damage and return the benefits earned from the violation to the company
6. Send a
written notification to the Board of Controllers of violations committed by
another Controller and request the violator to stop the violation and implement
remedial measures.
Article 174. Dismissal of Controllers
1. The
GMS shall dismiss a Controller from office in the following cases:
a) He/she
does not fully satisfy the standards and requirements specified in Article 169
of this Law;
b) He/she
hands in a resignation and is accepted;
c) Other
cases specified in the charter.
2. The
GMS shall dismiss a Controller in the following cases:
a) He/she
fails to perform his/her duties;
b) He/she
fails to perform his/her rights and obligations for 06 consecutive months,
except in force majeure events;
c) He/she
commits multiple, serious violations of Controller’s duties prescribed by this
Law and the charter;
d) Other
cases specified in resolutions of the GMS.
Article 175. Submission of annual reports
1. At the
end of the fiscal year, the Board of Directors shall submit the following
documents to the GMS:
a) The
company’s income statement;
b) The
financial statement;
c) The
report on the company’s administration and management;
d) The
validation report of the Board of Controllers.
2. If the
annual financial statement of a joint stock company has to be audited as
prescribed by law, it shall be audited before submission to the GMS for
ratification.
3. The
documents specified in Points a, b and c Clause 1 of this Article shall be
submitted to the Board of Controllers for validation at least 30 days before
the opening date of the GMS unless otherwise prescribed by company's charter.
4. The
documents specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the validation
report of the Board of Controllers and the audit report shall be retained at
the company’s headquarters at least 10 days before the opening date of the GMS
unless a longer period is prescribed by company's charter. Shareholders who
have been holding the company’s shares continuously for at least 01 may examine
the documents mentioned in this Article themselves or with their lawyers,
accountants or auditors.
Article 176. Disclosure of information
1. A
joint stock company shall send its ratified annual financial statements to
competent authorities prescribed by accounting laws and relevant laws.
2. The
following information of a joint stock company shall be published on its
website:
a) The
company's charter;
b)
Curriculum vitae (CV), qualifications, professional experience of members of
the Board of Directors, Controllers, Director/General Director of the company;
d) Annual
financial statements ratified by the GMS;
d) Annual
reports on performance of the Board of Directors and the Board of Controllers.
3. An
unlisted joint stock company shall send a notification to the business registration
authority in charge of the area where the company’s headquarters is situated
within 03 working days from the occurrence of the change in full name,
nationality, passport number, mailing address, quantity and types of shares of
a foreign shareholder; name, EID number, headquarters address, quantity and
types of shares of a shareholder that is a foreign organization and full name,
nationality, passport number, mailing address of that organization’s authorized
representative.
4. Public
companies shall disclose information in accordance with securities laws. Joint
stock companies specified in Point b Clause 1 Article 88 shall disclose
information in accordance with Points a, c, dd and g Clause 1 Article 109 and
Article 110 of this Law.
Chapter VI
PARTNERSHIPS
Article 177. Partnerships
1. A
partnership is an enterprise in which:
a) There
are least 02 partners that are joint owners of the company and do business
under the same name ((hereinafter referred to as “general partner”). There can
be limited partners in addition to general partners;
b) A
general partner shall be an individual whose liability for the company’s
obligations is equal to all of his/her assets;
c) A
limited partner can be an organization or an individual whose liability for the
company’s debts is equal to the promised capital contribution.
2. A
partnership has the status of a juridical person from the day on which the
Certificate of Enterprise Registration is issued.
3. A
partnership must not issue any kind of securities.
Article 178. Capital contribution and issuance of the
capital contribution certificate
1.
General partners and limited partners shall contribute capital fully and
punctually as promised.
2. A
general partner who fails to contribute capital fully and punctually as
promised and thus causes damage to the company shall pay compensation.
3. In
case a limited partner fails to contribute capital fully and punctually as
promised, the uncontributed capital shall be considered that partner’s debt to
the company, in which case the limited partner can be excluded from the company
under a decision of the Board of Partners.
4. When
capital is fully contributed, the partner shall be granted the capital
contribution certificate, which shall contain the following information:
a) The
company’s name, EID number, headquarter address;
b) The
company’s charter capital;
c) Full
name, signature, mailing address, nationality and legal document number if the
partner is an individual; EID number or legal document number, headquarters
address if the partner is an organization; type of partner;
d) The
value of capital contributed and types of contributed assets;
dd) The
number and date of issuance of the certificate of capital contribution;
e) Rights
and obligations of the certificate holder;
g) Full
names and signatures of the certificate holder and the company’s general
partners.
5. In
case the capital contribution certificate is lost or damaged, the partner will
be reissued with another certificate by the company.
Article 179. A partnership’s assets
A
partnership’s assets include:
1. Assets
that are contributed by the partners and have been transferred to the company;
2. Assets
created under the partnership’s name;
3. Assets
obtained from business activities performed by general partners on behalf of the
company and from business activities of the partnership performed by general
partners in their own names;
4. Other
assets prescribed by law.
Article 180. Limitations of general partners
1. A
general partner must not be the owner of a sole proprietorship; must not be a
general partner of another partnership unless it is accepted by the other
general partners.
2. A
general partner must not, in their own names or others’ names, do business in
the same busines lines as those of the partnership for personal gain or to
serve the interests of another organization or individual.
3. A
general partner must not transfer part or all of his/her stake in the company
to another organization or individual unless it is accepted by the other
general partners.
Article 181. Rights and obligations of general partners
1. A
general partner has the rights to:
a)
Participate in meetings, discuss and vote on the partnership’s issues; each
general partner shall have one vote or a specific number of votes specified in
the partnership’s charter;
b) Do
business in the partnership’s business lines on its behalf; negotiate and enter
into contracts, transactions or agreements under conditions that the partner
believes to be most beneficial to the partnership;
c) Use
the partnership’s assets to do business in its business lines. In case a
general partner advances money to do business on behalf of the partnership,
he/she is entitled to request the partnership to reimburse the principal and
interest thereon at market rate;
d)
Request the partnership to pay compensation for damage that is not on account
of that partner.
dd)
Request the partnership and other general partners to provide information about
the partnership’s business performance; inspect the partnership’s assets,
account records and other documents where necessary;
e)
Receive distributed profits in proportion to his/her stake or as agreed;
g)
Receive the remaining assets in proportion to his/her stake upon the
partnership’s dissolution or bankruptcy unless another ratio is specified in
the charter;
h) When a
general partner dies, his/her heir shall receive a value of assets minus the
partner’s debts and other liabilities. The heir may become a general partner if
accepted by the Board of Partners;
i) Other
rights prescribed by this Law and the company's charter.
2. A
general partner has the following obligations:
a) Manage
and do business in an honest and prudent manner to ensure the partnership’s
lawful and best interests;
b) Manage
and do business in accordance with law, the charter, resolutions and decisions
of the Board of Partners; pay compensation for the damage caused by his/her
violations of these;
c) Do not
use the partnership’s assets for personal gain or to serve the interests of any
other organization or individual;
d) Return
to the partnership the money or assets that he/she received when doing business
in his/her own name, in the partnership’s or another person’s name and has not
returned to the partnership and pay for any damage caused by this action;
dd)
Jointly pay the partnership’s remaining debts (if any) after all of the
partnership’s assets are used to pay them;
e) Incur
the loss that is proportional to his/her stake or as agreed in the charter in
case the partnership makes a loss;
g) Submit
monthly written reports on his/her performance to the partnership; provide
information on his/her performance for other partners on request;
h) Other
obligations prescribed by Law and the charter.
Article 182. The Board of Partners
1. The
Board of Partners consists of all partners and shall elect a partner as the
President of the Board of Partners, who may concurrently hold the position of
Director/General Director of the partnership unless otherwise prescribed by the
charter.
2. A
general partner is entitled to request a meeting of the Board of Partners to
discuss and decide its business. The requesting partner shall prepare the
meeting documents and agenda.
3. The
Board of Partners is entitled to decide all business activities of the
partnership. Unless otherwise prescribed by the charter, the following issues
are subject to approval by at least three fourths (3/4) of the general
partners:
a)
Orientation for development of the partnership;
b)
Revisions to the charter;
c)
Admission of new partners;
d)
Permission for withdrawal or exclusion of a partner;
dd)
Investment in projects;
e) Taking
of loans and other methods for raising capital; granting a loan that is worth
at least 50% of the partnership’s charter capital, unless a higher rate is
prescribed by the charter;
g)
Purchase or sale of assets that whose value is equal to or greater than the
partnership’s charter capital, unless a higher value is prescribed by the
charter;
h)
Ratification of the annual financial statement, total distributable profit and
distributed profit of each partner;
i)
Dissolution or bankruptcy of the company.
4. Other
issues that are not mentioned in Clause 3 of this will be ratified if approved
by at least two thirds (2/3) of the general partners; a specific ratio shall be
specified in the charter.
5. The
rights to vote of limited partners shall comply with this Law and the charter.
Article 183. Convening meetings of the Board of Partners
1. The
President of the Board of Partners may convene a meeting whenever it is
necessary or at the request of a general partner. In case the President does
not convene a meeting as requested by a general partner, that general partner
may convene the meeting himself/herself.
2.
Invitations to a meeting of the Board of Partner can be sent physically, by
phone, fax, electronically or by other methods prescribed by the charter. The
invitation shall specify the time, location and agenda and purposes of the
meeting, and the name of the partner that requests the meeting.
Documents
serving the process of deciding the issues specified in Clause 3 Article 182 of
this Law shall be sent to all partners before the opening of the meeting. The
deadline shall be specified in the charter.
3. The
President of the Board of Partners or the partner that requests the meeting
shall chair the meeting. Minutes of the meeting shall be taken and contain the
following information:
a) The
partnership’s name, EID number, headquarter address;
b) Time
and location of the meeting;
c)
Purposes and agenda of the meeting;
d) Full
names of the chair and participants;
dd)
Comments of the participants;
e)
Ratified resolutions and decisions, quantity of partners that cast affirmative
votes, negative votes and abstentions; summaries of such resolutions and
decisions;
g) Full
names and signatures of the participants.
Article 184. Business administration of partnerships
1.
General partners are the partnership’s legal representative and shall
administer its everyday business. A limitation to general partners is only
applied to a third party when it is known by the third party.
2.
General partners shall assume different managerial positions in the partnership
under agreement.
When some
or all general partners perform certain business activities together, it will
be decided under the majority rule.
A general
partner’s activities beyond the scope of operation of the partnership are not
responsibility of the partnership unless they are accepted by the other
partners.
3. A
partnership may open one or some bank accounts. The Board of Partners authorize
certain partners to deposit and withdraw money from such account.
4. The
President of the Board of Partners, the Director/General Director has the
following rights and obligations:
a)
Manager the partnership’s everyday business as general partners;
b)
Convene and organize meetings of the Board of Partners; sign resolutions and
decisions of the Board of Partners;
c) Assign
tasks and coordinate operation of general partners;
d)
Organize and fully retain accounting records, invoices and other documents of
the partnership as prescribed by law;
d)
Represent the company in civil proceedings, as the plaintiff, defendant, person
with relevant interests and duties in front of the court or arbitral tribunal;
represent the company in performance of other rights and obligations prescribed
by law;
e) Other
obligations specified in the charter.
Article 185. Termination of general partners
1. A
general partner status will be terminated if he/she:
a)
voluntarily withdraws capital from the partnership;
b) is
dead, missing or incapacitated; has limited legal capacity; has difficulty
controlling his/her own behaviors;
c) is
excluded from the partnership;
d) is
serving an imprisonment sentence or banned by the court from doing certain
jobs;
dd) In
other cases specified in the charter.
2. A
general partner is entitled to withdraw capital from the partnership if it is
accepted by the Board of Partners. In this case, the withdrawing partner shall
make a written notification at least 06 months before the withdrawal date and
may only withdraw capital at the end of the fiscal year after the financial
statement of the same year has been ratified.
3. A
general partner will be excluded from the partnership if he/she:
a) is not
able to contribute capital or fails to contribute capital as promised after a
second notice is made by the company;
b)
violates the regulations of Article 180 of this Law;
c) fails
to do business in an honest and prudent manner or has inappropriate actions
causing serious damage to the interest of the partnership and other partners;
or
d) fails
to fulfill a general partner’s obligations.
4. In
case of termination due to a partner’s being incapacitated or having limited
legal capacity or having difficulty controlling his/her behaviors, his/her
stake shall be fairly returned.
5. For 02
years from the date of termination in the cases specified in Points a, c, d and
dd Clause 1 of this Article, the partner still jointly has a liability for the
company’s debts that occur before the termination date which is equal to
his/her total assets.
6. After termination
of a general partner whose name is used as part of or the whole partnership’s
name, that general partner or his/her heir or legal representative is entitled
to request the partnership to stop using that name.
Article 186. Admission of new partners
1. A
partnership may admit new general partners and limited partners; the admission
of a new partner is subject to approval by the Board of Partners.
2. The
new general partner or limited partner shall fully contribute capital as
promised within 15 days from the day on which the admission is approved unless
a different time limit is decided by the Board of Partners.
3. The
new general partner has a joint liability for the company’s debts and
liabilities which is equal to his/her total assets, unless otherwise agreed
upon by the new partner and the other partners.
Article 187. Rights and obligations of limited partners
1.
Limited partners have the rights to:
a)
Participate in meetings, discuss and vote at the meetings of the Board of
Partners on revisions to the charter, changes in rights and obligations of
limited partners, reorganization and dissolution of the company and other
contents of the charter directly affecting their rights and obligations;
b)
Receive distributed profits in proportion to their holdings;
c) Be
provided with the partnership’s annual financial statements; request the
President of the Board of Partners and general partners to fully and accurately
provide information about the partnership’s business performance; examine
accounting books, records, transactions and other documents of the company;
d)
Transfer their stakes to other persons;
dd) Do
business within the partnership’s business lines in their own names in other
persons’ names;
e) Leave
as inheritance, give away, pledge or otherwise dispose of their stakes in
accordance with regulations of law and the charter. In case a limited partner
dies, his/her heir shall be a new limited partner;
g)
Receive part of the partnership’s remaining assets in proportion to their
holdings in case the partnership is dissolved or goes bankrupt;
h) Other
rights prescribed by Law and the company's charter.
2.
Limited partners have the obligations to:
a) Take
on a liability for the partnership’s debts and other liabilities which is equal
to their promised capital contribution;
b) Do not
participate in administration of the partnership; do not do business in the
partnership’s name;
c) Comply
with the partnership’s charter, resolutions and decisions of the Board of
Partners;
d) Other
obligations prescribed by Law and the partnership’s charter.
Chapter VII
SOLE PROPRIETORSHIPS
Article 188. Sole proprietorships
1. A sole
proprietorship is an enterprise owned by a single individual whose liability
for its entire operation is equal to his/her total assets.
2. A sole
proprietorship must not issue any kind of securities.
3. An
individual may only establish one sole proprietorship. The owner of a sole
proprietorship must not concurrently own a household business or hold the
position of general partner of a partnership.
4. A sole
proprietorship must not contribute capital upon establishment or purchase
shares or stakes of partnerships, limited liability companies or joint stock
companies.
Article 189. Capital of sole proprietorships
1. The
capital of a sole proprietorship shall be registered by its owner. The sole
proprietorship’s owner shall register the accurate amounts of capital in VND,
convertible currencies, gold and other assets, types and quantities of assets.
2. All
the capital, including loans and leased assets serving the sole
proprietorship’s operation, shall be fully recorded in its accounting books and
financial statements as prescribed by law.
3. During
its operation, the sole proprietorship’s owner is entitled to increase or
decrease its capital. The increases and decreases in capital shall be fully
recorded in accounting books. In case the capital is decreased below the
registered capital, the decrease may only be made after it has been registered
with the business registration authority.
Article 190. Administration of sole proprietorships
1. The
sole proprietorship’s owner has total authority to decide all of its business
activities, use of post-tax profit and fulfillment of other financial
obligations as prescribed by law.
2. The
owner may directly or hire another person to hold the position of
Director/General Director. In case of a hired Director/General Director, the
owner is still responsible for every business activity of the enterprise.
3. The
sole proprietorship’s owner is its legal representative who will represent it
during civil proceedings, as the plaintiff, defendant or person with relevant
interests and duties before the court and arbitral tribunals, and in
performance of other rights and obligations prescribed by law.
Article 191. Leasing out a sole proprietorship
The sole
proprietorship’s owner is entitled to lease out the entire sole proprietorship,
provided a written notification and certified true copies of the lease contract
are submitted to the business registration authority and tax authority within
03 working days from the effective date of the contract. During the lease term,
the sole proprietorship’s owner is still legally responsible as its owner. The
rights and obligations of the owner and the lessee to the sole proprietorship’s
business operation shall be specified in the lease contract.
Article 192. Selling a sole proprietorship
1. The
sole proprietorship’s owner is entitled to sell it to another organization or
individual.
2. After
selling the sole proprietorship, the owner is still responsible for its debts
and liabilities that occur before the date of transfer, unless otherwise agreed
upon by the owner, the buyer and the creditors.
3. The
sole proprietorship’s owner and the buyer shall comply with labor laws.
4. The
buyer of the sole proprietorship shall register the change of owner in
accordance with this Law.
Article 193. Exercising the owner’s rights in special cases
1. In
case the sole proprietorship’s owner is detained, serving an imprisonment
sentence, serving an administrative penalty in a correctional institution or
rehabilitation center, he/she shall authorize another person to perform his/her
rights and obligations.
2. In
case the owner dies, this/her heir or one of the legal heirs or designated
heirs shall be the owner under an agreement among the heirs. In case such an
agreement cannot be reached, the sole proprietorship shall be converted into a
company or dissolved.
3. In
case the owner dies without an heir or the heir refuses the inheritance or is
disinherited, the owner’s assets shall be handled in accordance with civil
laws.
4. In
case owner is incapacitated, has limited legal capacity or has difficulty
controlling his/her behaviors, his/her rights and obligations shall be
performed through his/her representative.
5. In
case the sole proprietorship’s owner is banned by the court to do certain jobs
in the enterprise’s business lines, the owner shall suspend or stop doing
business in the relevant business lines under the court's decision or transfer
the sole proprietorship to another individual or organization.
Chapter VIII
GROUP OF COMPANIES
Article 194. Business groups and corporations
1. A
business group or corporation is a group of companies that are interrelated by
ownership of shares/stakes or otherwise associated. A business group or
corporation is not an enterprise, is not a juridical person and registration of
its establishment under this Law is not required.
2. A
business group or corporation has a parent company, subsidiary companies and
other member companies. They have the same rights and obligations of as those
of independent enterprises as prescribed by law.
Article 195. Parent company and subsidiary companies
1. A
company is considered parent company of another company if:
a) It
holds more than 50% of charter capital or total ordinary shares of the latter;
b) It has
the right to directly or indirectly designate most or all of the members of the
Board of Directors and Director/General Director of the latter; or
c) It has
the right to decide revisions to the latter’s charter.
2. A
subsidiary company must not contribute capital to or purchase shares of the
parent company. Subsidiary companies of the same parent company must not
contribute capital to or purchase shares of each other to establish cross ownership.
3.
Subsidiary companies of the same parent company with at least 65% state capital
must not contribute capital to or purchase shares of other enterprises or to
establish new enterprises as prescribed by this Law.
4. The
Government shall elaborate Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 196. Rights, obligations and responsibilities of
the parent company to its subsidiary companies
1.
Depending on the type of the subsidiary company, the parent company shall
perform its rights and obligations as its member, owner or shareholder in
accordance with corresponding regulations of this Law and relevant laws.
2. All
contracts, transactions and relationships between the parent company and the
subsidiary company shall be established and executed independently and equally
under conditions applied to independent legal entities.
3. In
case the parent company makes intervention beyond the power of the owner,
member or shareholder and forces the subsidiary company to operate against its
ordinary business practice or do non-profit activities without paying
compensation in the relevant fiscal year and thus causes damage to the
subsidiary company, the parent company shall be responsible for such damage.
4. The
executive of the parent company shall be responsible for its intervention
mentioned in Clause 3 of this Article and shall be jointly responsible for the
damage caused together with the parent company.
5. In
case the parent company fails to pay damages as prescribed in Clause 3 of this
Article, the creditor, member or shareholder that holds at least 01% of the
subsidiary company’s charter capital is entitled to, in their own names or in
the subsidiary company’s name, request the parent company to pay damages.
6. In
case the intervention mentioned in Clause 3 of this Article is beneficial to
another subsidiary company of the same parent company, that subsidiary company
and the parent company shall jointly provide the benefit for the subsidiary
company that suffers damage.
Article 197. Financial statements of the parent company and
subsidiary companies
1. At the
end of the fiscal year, in addition to the reports and documents prescribed by
law, the parent company shall prepare the following reports:
a) The
consolidated financial statement of the parent company prescribed by accounting
laws.
b) The
consolidated annual income statement of the parent company and subsidiary
companies;
c) The
consolidated report on administration of the parent company and subsidiary
companies.
2.
Whenever requested by the parent company’s legal representative, the subsidiary
company’s legal representative shall provide reports, documents and information
that are necessary for preparation of the consolidated financial statements and
other consolidated reports of the parent company and subsidiary companies.
3. The
person responsible for preparing the parent company’s reports shall use the
reports mentioned in Clause 2 of this Article to prepare the consolidated
financial statements and other consolidated reports if the reports prepared and
submitted by the subsidiary companies are not suspected to contain incorrect or
fraudulent information.
4. The
person responsible for preparing the report mentioned in Clause 1 of this
Article must not prepare and submit the report if the subsidiary companies’
financial statements are not fully received. In case the parent company’s
executive is not able to obtain necessary reports, documents and information
after all necessary measures within his/her power have been taken, he/she shall
prepare and submit the consolidated financial statement and other consolidated
reports with or without information from the subsidiary company. Explanation
shall be provided to avoid confusion or misunderstanding.
5. Annual
financial statements, reports, consolidated financial statements and
consolidated reports of the parent company and subsidiary companies shall be
retained at the parent company’s headquarters. Their copies shall be retained
at the parent company’s branches in Vietnam.
6. In
addition to the reports and documents prescribed by law, the subsidiary
companies shall prepare reports on purchases, sales and other transactions with
the parent company.
Chapter IX
REORGANIZATION, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY
OF ENTERPRISES
Article 198. Full division
1. Full
division is the situation in which a limited liability company or joint stock
company (the divided company) divides its assets, rights, obligations,
members/shareholders to establish two new companies or more.
2. Full
division procedures:
a) The
Board of Members, the owner or General Meeting of Shareholders of the divided
company shall ratify the resolution or decision on full division of the company
in accordance with this Law and the company's charter. The resolution or
decision shall contain the name and headquarters address of the divided
company; names of the new companies; rules and procedures for division of the
company’s assets; employment plan; method for division; time limit and
procedures for transfer of shares/stakes to the divided company to the new
companies; rules for settlement of the divided company’s obligations; division
time. This resolution or decision shall be sent to all creditors and employees
within 15 days from its issuance date or ratification date;
b) The
members, owner or shareholders of each new company shall ratify its charter,
elect or designate the President of the Board of Members, President of the
company, Board of Directors, the Director/General Director and apply for
enterprise registration in accordance with this Law. The enterprise registration
application of the new company shall be enclosed with the full division
resolution/decision mentioned in Point a of this Clause.
3. The
quantity of members or shareholders, their holdings of shares/stakes and
charter capital of the new company shall be written according to the full
division resolution/decision.
4. The
divided company shall cease to exist after the new companies are granted the
Certificate of Enterprise Registration. The new companies shall be jointly
responsible for unpaid debts, unfulfilled liabilities, employment contracts and
other obligations of the divided company or reach an agreement with the divided
company’s creditors, clients and employees that one of the new companies will
fulfill these obligations. The new companies obviously inherit all rights,
obligations and lawful interests of the divided company under the full division
resolution/decision.
5. The
business registration authority shall update the status of the divided company
in the national enterprise registration database when issuing the Certificate
of Enterprise Registration to the new companies. In case a new company is
headquartered outside the province in which the divided company is
headquartered, the business registration authority of the province in which the
divided company is headquartered shall make the update.
Article 199. Partial division
1. A
limited liability company or joint stock company may be partially divided by
transfer part of the divided company’s assets, rights, obligations,
members/shareholders to one or some new limited liability companies or joint
stock companies without ceasing the existence of the divided company.
2. The
divided company shall register the change in charter capital, quantity of
members/shareholders in proportion to the decrease in the stakes/shares and
quantity of members/shareholders and apply for registration of the new
companies.
3.
Partial division procedures:
a) The
Board of Members, the owner or General Meeting of Shareholders of the divided
company shall ratify the resolution or decision on partial division of the
company in accordance with this Law and the company's charter. The resolution
or decision on partial division of the company shall contain the name and
headquarters address of the divided company; name of each new company;
employment plan; method for division; values of assets, rights and obligations
transferred from the divided company to the new company/companies; division
time. This resolution or decision shall be sent to all creditors and employees
within 15 days from its issuance date or ratification date;
b) The
members, owner or shareholders of each new company shall ratify its charter,
elect or designate the President of the Board of Members, President of the
company, Board of Directors, the Director/General Director and apply for
enterprise registration in accordance with this Law.
4. After
applying for registration, the divided company and the new company/companies
shall be jointly responsible for unpaid debts, employment contracts and other
obligations of the divided company or unless otherwise agreed upon by the
divided company, the new company/companies, the divided company’s creditors,
clients and employees. The new company/companies obviously inherit all rights,
obligations and lawful interests that are transferred under the partial
division resolution/decision.
Article 200. Consolidation of companies
1. Two or
more companies (consolidating companies) may be consolidated into a new company
(consolidated company), after which the consolidating companies shall cease to
exist.
2.
Consolidation procedures:
a) The
consolidating companies shall prepare the consolidation contract and charter of
the consolidated company. The contract shall contain the names and addresses of
the consolidating companies; name and address of the consolidated company;
procedures and conditions for consolidation; employment plan; deadline and
conditions for transfer of assets, shares/stakes, bonds of the consolidating
companies to the consolidated company; consolidation time;
b) The
members, owners or shareholders of the consolidating companies shall ratify the
consolidation contract, the consolidated company’s charter, elect or designate
the President of the Board of Members, President of the company, Board of
Directors, the Director/General Director of the consolidated company and apply
for registration of the consolidated company in accordance with this Law. The
consolidation contract shall be sent to the creditors and employees within 15
days from the day on which it is ratified.
3. The
consolidating companies shall comply with regulations Competition Law on
consolidation of companies.
4. After
the consolidated company is registered, the consolidating companies shall cease
to exist. The consolidated company shall inherit the lawful rights and
interests, liabilities, unpaid debts, employment contracts and other
obligations of the consolidating companies under the consolidation contract.
5. The
business registration authority shall update the status of the consolidating
companies to the national enterprise registration database when issuing the
Certificate of Enterprise Registration to the consolidated company. In case the
consolidating companies are headquartered outside the province in which the
consolidated company is headquartered, the business registration authority of
the province in which the consolidated company is headquartered shall make the
update.
Article 201. Acquisition of companies
1. One or
some companies (acquired companies) may be acquired by another company (acquiring
company) by transfer all of the acquired company’s assets, rights, obligations
and lawful interests to the acquiring company, after which the acquired company
shall cease to exist.
2.
Acquisition procedures:
a) The
acquiring company and acquired company shall prepare the acquisition contract
and draft the charter of the acquiring company. The contract shall contain the
name and address of the acquiring company; name and address of the acquired
company; procedures and conditions for acquisition; employment plan; method,
procedures, deadline and conditions for transfer of assets, shares/stakes,
bonds of the acquired company to the acquiring company; acquisition time;
b) The
members, owners or shareholders of the companies shall ratify the acquisition
contract and the acquiring company’s charter and apply for registration of the
acquiring company in accordance with this Law. The acquisition contract shall
be sent to the creditors and employees within 15 days from the day on which it
is ratified;
c) After
the acquiring company is registered, the acquired companies shall cease to
exist. The acquiring company shall inherit the lawful rights and interests,
liabilities, unpaid debts, employment contracts and other obligations of the
acquired company under the acquisition contract.
3. The
companies shall comply with regulations Competition Law on consolidation of
companies during the acquisition process.
4. The
business registration authority shall update the status of the acquired company
to the national enterprise registration database and revise the Certificate of
Enterprise Registration of the acquiring company. In case the acquired company
is headquartered outside the province in which the acquiring company is
headquartered, the business registration authority of the province in which the
acquiring company is headquartered shall request the business registration
authority of the province in which the acquired company is headquartered to
make the update.
Article 202. Conversion of a limited liability company into
a joint stock company
1. The
conversion of a state-owned enterprise into a joint stock company shall comply
with relevant laws.
2. A
limited liability company can be converted into a joint stock company:
a)
without raising additional capital from other organizations and individuals or
selling stakes;
b) by
raising additional capital from other organizations and individuals;
c) by
selling all or part of the stakes to one or some organizations and individuals;
or
d)
combining the methods specified in Points a, b and c of this Clause and other
methods.
3. The
conversion shall be registered with the business registration authority within
10 days from the day on which the conversion is complete. Within 03 working
days from the receipt of the application for conversion, the business
registration authority shall reissue the Certificate of Enterprise Registration
and update the company’s status to the national enterprise registration
database.
4. The
joint stock company obviously inherits all lawful rights and interests, debts
including tax debts, employment contract and other obligations of the limited
liability company.
Article 203. Conversion of a joint stock company into a
single-member limited liability company
1. A
joint stock company can be converted into a single-member limited liability
company as follows:
a) A
shareholder receives all shares of the other shareholders;
b) A
organization or individual other than a shareholder receives all shares of all
shareholders;
c) Only
01 shareholder remains in the company.
2. The
transfer or receipt of shares specified in Clause 1 of this Article shall be
made at market value or a value determined by asset-based method or discounted
cash flow method or another method.
3. Within
15 days from the occurrence of any of the events specified in Clause 1 of this
Article, an application for conversion shall be submitted to the business
registration authority where the enterprise is registered. Within 03 working
days from the receipt of the application, the business registration authority
shall issue the Certificate of Enterprise Registration and update the company’s
status to the national enterprise registration database.
4. The
limited liability company obviously inherits all lawful rights and interests,
debts including tax debts, employment contract and other obligations of the
joint stock company.
Article 204. Conversion of a joint stock company into a
multiple-member limited liability company
1. A
joint stock company can be converted into a multiple-member limited liability:
a) without
raising additional capital or selling stakes;
b) by
raising additional capital from other organizations and individuals;
c) by
transfer all or part of the shares to other organizations and individuals;
d) when
only 02 shareholders remain in the company; or
dd)
combining the methods specified in Points a, b and c of this Clause and other
methods.
2. The
conversion shall be registered with the business registration authority within
10 days from the day on which the conversion is complete. Within 03 working
days from the receipt of the application for conversion, the business
registration authority shall issue the Certificate of Enterprise Registration
and update the company’s status to the national enterprise registration
database.
3. The
limited liability company obviously inherits all lawful rights and interests,
debts including tax debts, employment contract and other obligations of the
joint stock company.
Article 205. Conversion of a sole proprietorship into a
limited liability company, joint stock company or partnership
1. The
owner of a sole proprietorship may convert it into a limited liability company,
joint stock company or partnership if the following conditions are fully
satisfied:
a) The
sole proprietorship satisfies the conditions specified in Clause 1 Article 27
of this Law;
b) The
owner makes a written commitment to take personal responsibility for all unpaid
debts and pay them when they are due with all of his/her assets;
c) The
owner has a written agreement with the parties of ongoing contracts that the
new company will take over and continue executing these contracts.
d) The
owner shas a written commitment or agreement with other limited partners to
continue hiring the existing employees of the sole proprietorship.
2. Within
03 working days from the receipt of the application, the business registration
authority shall consider issuing the Certificate of Enterprise Registration if
the conditions specified in Clause 1 of this Article are fully satisfied and
update the enterprise’s status to the national enterprise registration
database.
3. The
new company obviously inherits all rights and obligations of the sole
proprietorship from the issuance date of the Certificate of Enterprise
Registration. The owner of the sole proprietorship shall be personally
responsible for all debts that are incurred before this day with all of his/her
assets.
Article 206. Business suspension and termination
1. An
enterprise shall send a written notification to the business registration
authority at least 03 working days before the suspension or resumption date.
2. The
business registration authority and competent authorities are entitled to
request an enterprise to suspend or terminate its business operation in the
following cases:
a) The
enterprise does not fully satisfy the conditions for doing business in
restricted business lines must suspend or terminate business operation in the
corresponding business lines.
b)
Relevant authorities request the suspension in accordance with regulations of
law on tax administration, environment and relevant laws;
c)
Operation in one or some business lines have to be suspended or terminated
under a court decision.
3. During
the suspension period, the enterprise shall fully pay the unpaid taxes, social
insurance, health insurance, unemployment insurance premiums and fulfill
contracts with its clients and employees, unless otherwise agreed by the
enterprise, creditors, clients and employees.
4. The
Government shall elaborate the procedures for cooperation between the business
registration authority and other competent authorities mentioned in Clause 2 of
this Article.
Article 207. Cases of and conditions for dissolution of
enterprises
1. An
enterprise shall be dissolved in the following cases:
a) The
operating period specified in the company's charter expires without an
extension decision;
b) The
enterprise is dissolved under a resolution or decision of the owner (for sole
proprietorships), the Board of Partners (for partnerships), the Board of
Members and the owner (for limited liability companies) or the GMS (for joint
stock companies);
c) The
enterprise fails to maintain the adequate number of members prescribed in this
Law for 06 consecutive months without converting into another type of business;
d) The
Certificate of Enterprise Registration is revoked, unless otherwise prescribed
by the Law on Tax administration.
2. An
enterprise may only be dissolved after all of its debts and liabilities are
fully paid and it is not involved in any dispute at the court or arbitration.
Relevant executives and the enterprise mentioned in Point d Clause 1 of this
Article are jointly responsible for the enterprise’s debts.
Article 208. Dissolution procedures
Enterprise
dissolution in the cases specified in Points a, b and c Clause 1 Article 207 of
this Law shall be carried out as follows:
1. A
resolution or decision on the dissolution is issued. Such a resolution or
decision shall contain the following information:
a) The
enterprise’s name and headquarters address;
b)
Reasons for dissolution;
c) Time limit
and procedures for finalization of contracts and payment of the enterprise’s
debts;
d) Plan
for settlement of obligations under employment contracts;
dd) Full
name and signature of the owner of the sole proprietorship, the company’s
owner, the President of the Board of Members, the President of the Board of
Directors;
2. The
owner of the sole proprietorship, the Board of Members or the owner, the Board
of Directors directly organizes the liquidation of the enterprise’s assets,
unless the company's charter requires establishment of a separate liquidation
organization;
3. Within
07 working days from the ratification date, the resolution or decision on
dissolution and the minutes of the meeting shall be sent to the business
registration authority, tax authority and the enterprise’s employees. The
resolution or decision shall be posted on the National Enterprise Registration
Portal, displayed at the enterprise’s headquarters, branches and representative
offices.
In case
the enterprise still has unpaid debts, the resolution or decision and the debt
payment plan shall be sent to the creditors and persons with related
rights, obligations and interest. The debt payment plan shall contain the
creditors’ names, debts, repayment time, location and method; method and time
limit for settling creditors’ complaints;
4. The
business registration authority shall post a notification that an enterprise is
undergoing dissolution, the dissolution resolution or decision and debt payment
plan (if any) on the National Enterprise Registration Portal right after
the resolution or decision is received (if any);
5. An
enterprise’s debts shall be paid in the following order of priority:
a) Unpaid
salaries, severance pay, social insurance, health insurance, unemployment
insurance premiums and other benefits of employees under the collective
bargaining agreement and concluded employment contracts;
b) Tax
debts;
c) Other
debts;
6. After
the dissolution costs and debts have been fully paid, the remainder shall be
divided among the owner, members/partners, shareholders in proportion to their
stakes/shares;
7. The
enterprise’s legal representative shall submit the application for dissolution
to the business registration authority within 05 working days from the day on
which the enterprise’s debts are fully paid;
8. After
180 days from the receipt of the dissolution resolution or decision mentioned
in Clause 3 of this Article without further comments from the enterprise or
written objections from relevant parties, or within 05 working days from the
receipt of the application for dissolution, the business registration authority
shall update the enterprise’s status on the national enterprise registration
database;
9. The
Government shall elaborate the procedures for enterprise dissolution.
Article 209. Dissolution upon revocation of the Certificate
of Enterprise Registration or under
court decision
Procedures
for dissolution of an enterprise upon revocation of the Certificate of
Enterprise Registration or under court decision:
1. The
business registration authority shall post on the National Enterprise
Registration Portal a notification that an enterprise is undergoing dissolution
on the same day on which the decision to revoke the Certificate of Enterprise
Registration is issued or right after the court decision on the enterprise’s
dissolution is received. The notification shall be enclosed with the effective
revocation decision or the court decision.
2. Within
10 days from the receipt of the effective decision, the enterprise shall
convene a meeting to dissolve the enterprise. The dissolution resolution or
decision and copies of the effective decision shall be sent to the business
registration authority, tax authority and the enterprise’s employees and
displayed at the enterprise’s headquarters, branches and representative
offices. The dissolution resolution or decision, if required by law, shall be
published in at least 03 issues of 01 printed newspaper or electronic
newspaper.
In case
the enterprise still has unpaid debts, the resolution or decision and the debt
payment plan shall be sent to the creditors and persons with related
rights, obligations and interest. The debt payment plan shall contain the
creditors’ names, debts, repayment time, location and method; method and time
limit for settling creditors’ complaints;
3. The
enterprise’s debts shall be paid in accordance with Clause 5 Article 208 of
this Law;
4. The
enterprise’s legal representative shall submit the application for dissolution
to the business registration authority within 05 working days from the day on
which the enterprise’s debts are fully paid;
5. After
180 days from the notification date mentioned in Clause 1 of this Article
without further comments from the enterprise or written objections from
relevant parties, or within 05 working days from the receipt of the application
for dissolution, the business registration authority shall update the
enterprise’s status on the national enterprise registration database;
6.
Relevant executives of company shall be personal responsible for any damage
caused by their failure to comply with this Article.
Article 210. Application for dissolution
1. An
application for dissolution of an enterprise shall consist of:
a) The
notification of the enterprise’s dissolution;
b) The
report on liquidation of the enterprise’s assets; list of creditors and paid
debts, including tax debts, social insurance, health insurance, unemployment
insurance of employees after the dissolution decision is issued (if any).
2.
Members of the Board of Directors (for joint stock companies), members of the
Board of Members (for limited liability companies), the owner (for sole
proprietorships), the Director/General Director, general partners and legal
representatives shall be responsible for the accuracy and truthfulness of the
application.
3. In
case the application contains inaccurate or false information, the persons
specified in Clause 2 of this Article shall jointly provide the outstanding
employees’ benefits, taxes and other debts and bear personal responsibility for
the consequences that occur within 05 years from the day on which the
application is submitted to the business registration authority.
Article 211. Actions prohibited from the issuance date of
the dissolution decision
1. From
the issuance date of the dissolution decision, the enterprise and its
executives are prohibited from the following actions:
a)
Concealing, disguising assets;
b)
Denying or reducing the creditors’ claims to the debts;
c)
Convert unsecured debts into debts secured with the enterprise’s assets;
d)
Concluding new contracts, except for dissolving the enterprise;
dd)
Pledging, donating, leasing out assets;
e)
Terminating effective contracts;
g)
Raising capital in any shape or form.
2. The
persons who commit the violations mentioned in Clause 1of this Article,
depending on their nature and seriousness, will be held liable to
administrative penalties or criminal prosecution and pay damages.
Article 212. Revocation of the Certificate of Enterprise Registration
1. An
enterprise’s Certificate of Enterprise Registration shall be revoked in the
following cases:
a) The
enterprise registration application contains fraudulent information;
b) The
enterprise is established by persons banned from establishing enterprises
specified in Clause 2 Article 17 of this Law;
c) The
enterprise is suspended for 01 year without notifying the business registration
authority and the tax authority;
d) The
enterprise fails to send reports in accordance with Point c Clause 1 Article
216 of this Law to the business registration authority within 06 months from
the deadline or from the receipt of a written request;
dd) Other
cases under decision of the court or request of competent authorities as
prescribed by law.
2. The
Government shall elaborate the procedures for revoking the Certificate of
Enterprise Registration.
Article 213. Shutting down branches, representative offices
and business locations
1.
Shutdown of branches, representative offices, business locations of an
enterprise shall be decided by the enterprise or under a decision to revoke the
certificate of branch/representative office registration issued by a competent
authority.
2. The
enterprise’s legal representative and the head of the branch/representative
office that is shut down shall be jointly responsible for the accuracy and
truthfulness of the application for shutdown of the branch/representative
office/business location.
3. The
enterprise whose branch is shut down shall execute the contracts and pay the
debts, including tax debts, of the branch and continue employing or fully
provide lawful benefits for the branch’s employees as prescribed by law.
4. The
Government shall elaborate this Article.
Article 214. Bankruptcy of enterprises
Bankruptcy
laws shall apply to bankruptcy of enterprises.
Chapter X
IMPLEMENTATION CLAUSES
Article 215. Responsibilities
of various authorities
1. The
Government shall ensure uniform state management of enterprises.
2.
Ministries and ministerial agencies shall be responsible to the Government for
performance of their tasks relevant to state management of enterprises.
3. The
People’s Committees of provinces shall perform state management of enterprises
in their provinces.
4.
Ministries, ministerial agencies, relevant agencies and the People’s Committees
of provinces, within the scope of their duties and entitlements, shall
establish connection and share the following information with the national
enterprise registration database:
a)
Information about business licenses, certificates of eligibility, practicing
certificates, certificates or written approval for business conditions and
administrative penalty imposition decisions;
b)
information about enterprises’ operation and tax payment from tax reports;
enterprises’ financial statements;
c)
Cooperate and share information about enterprises’ operation to improve
effectiveness of state management.
5. The
Government shall elaborate this Article.
Article 216. Business registration authorities
1.
Business registration authorities have the following duties and entitlements:
a)
Process enterprise registration apps and issue the Certificate of Enterprise
Registration as prescribed by law;
c)
Participate in development and management of the National Enterprise
Registration Information System; disclose and provide information for state
agencies and other organizations and individuals on request as prescribed by
law;
c)
Request enterprises to submit reports on their compliance to this Law where
necessary; supervise enterprises submitting reports;
d) Carry
out inspection and supervision of enterprises according to their enterprise
registration applications or request competent authorities to do so;
dd) Take
responsibility for validity of enterprise registration applications; deny
responsibility for enterprises’ violations committed before and after applying
for enterprise registration;
e) Deal
with violations against regulations of law on enterprise registration; revoke
the Certificate of Enterprise Registration and request enterprises to file for
dissolution in accordance with this Law;
g) Other
duties and entitlements by this Law and relevant laws.
2. The
Government shall provide for organization of the systems of business
registration authorities.
Article 217. Implementation clauses
1. This
Law comes into force from January 01, 2021.
2. The
Law on Enterprises No. 68/2014/QH13 ceases to have effect from the effective
date of this Law.
3. The
phrase “doanh nghiệp nhà nước” (“state-owned enterprises”) shall be replaced
with “doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (“wholly state-owned
enterprises”) in Point m Clause 1 Article 35 and Point k Clause 1 Article 37 of
the Law on State Budget No. 83/2015/QH13; Point a Clause 3 Article 23 of the
Law on Irrigation No. 08/2017/QH14, amended by the Law No. 35/2018/QH14; Point
b Clause 2 Article 74 of the Civil Proceedings Code No. 92/2015/QH13, amended
by the Law No. 45/2019/QH14; Point a Clause 2 Article 43 of the Law on
Management and Use of Weapons, Explosives and Combat Gears No. 14/2017/QH14,
amended by the Law No. 50/2019/QH14; Article 19 of the Law on Denunciation No.
25/2018/QH14; Articles 3, 20, 30, 34, 39 and 61 of the Anti-corruption Law No.
36/2018/QH14.
4. The
Government shall provide for registration and operation of household
businesses.
5.
Pursuant to this Law, the Government shall provide for management and operation
of state-owned enterprises that operates in the field of defense or both
defense and business.
Article 218. Transition clauses
1.
Companies whose shares or stakes are not obtained by the State before July 01,
2015 are not required to implement the regulations of Clause 2 Article 195 of
this Law but must not increase their cross-ownership ratios.
2.
Enterprises’ executives, Controllers and authorized representatives who do not
fully satisfy the requirements specified in Point b Clause 5 Article 14, Clause
3 Article 64, Clause 3 Article 93, Clause 3 Article 101, Points a, b, and c
Clause 3 Article 103, Point d Clause 1 Article 155, Point b Clause 5 Article
162 or Clause 2 Article 169 of this Law may continue working until the end of
their terms of office.
This Law
is ratified by the 14th National Assembly of the Socialist Republic
of Vietnam during its 9th session on June 17, 2020.
|
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Thi Kim Ngan
|
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and
for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed
5.575.021
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Tên Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
1. Sửa đổi, bổ sung tên ... Điều 49 như sau:
“Điều 49. Quyền của thành viên công ty Xem nội dung VBĐiều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên Tên Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Đoạn mở đầu Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
1. Sửa đổi, bổ sung ... đoạn mở đầu khoản 1 Điều 49 như sau:
...
1. Thành viên công ty có các quyền sau đây:”. Xem nội dung VBĐiều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên
1. Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:
a) Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
d) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
đ) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;
e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
g) Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này;
h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Đoạn mở đầu Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Tên Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
...
2. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 50 như sau:
“Điều 50. Nghĩa vụ của thành viên công ty”. Xem nội dung VBĐiều 50. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên Tên Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
...
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 60 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 như sau:
“e) Họ, tên và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có);”; Xem nội dung VBĐiều 60. Biên bản họp Hội đồng thành viên
...
2. Biên bản họp Hội đồng thành viên phải thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
...
e) Họ, tên, chữ ký và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có); Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
...
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 60 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên tham dự và đồng ý thông qua biên bản họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên. Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.”. Xem nội dung VBĐiều 60. Biên bản họp Hội đồng thành viên
...
3. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
...
4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 109 như sau:
“d) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm, bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có); việc công bố phải thực hiện trước ngày 31 tháng 7 hằng năm;”. Xem nội dung VBĐiều 109. Công bố thông tin định kỳ
1. Công ty phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây:
...
d) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thời hạn công bố phải trước ngày 31 tháng 7 hằng năm; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có); Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
...
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 ... Điều 148 như sau:
“1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định. Xem nội dung VBĐiều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
...
5. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 2 Điều 148 như sau:
...
2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.”. Xem nội dung VBĐiều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
...
2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
...
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 158 như sau:
“2. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự và đồng ý thông qua biên bản họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này thì biên bản này có hiệu lực. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị. Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.”. Xem nội dung VBĐiều 158. Biên bản họp Hội đồng quản trị
...
2. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này thì biên bản này có hiệu lực. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
...
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 217 như sau:
“5. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn do doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này nắm giữ 100% vốn điều lệ.”. Xem nội dung VBĐiều 217. Điều khoản thi hành
...
5. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Doanh nghiệp quốc phòng an ninh được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Chương IV DOANH NGHIỆP QUỐC PHÒNG AN NINH
Điều 13. Điều kiện xác định doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
...
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
...
Điều 15. Cơ cấu tổ chức và chức danh quản lý của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
...
Điều 16. Chính sách đối với doanh nghiệp quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
...
Điều 17. Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
...
Điều 18. Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
...
Điều 19. Giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
...
PHỤ LỤC I DANH MỤC NGÀNH, LĨNH VỰC HOẶC ĐỊA BÀN PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH DO DOANH NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH THỰC HIỆN Xem nội dung VBĐiều 217. Điều khoản thi hành
...
5. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 16/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/04/2023 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; sửa đổi quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 4. Doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
...
Chương II TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRỰC TIẾP PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ DOANH NGHIỆP KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
...
Điều 6. Cơ cấu tổ chức và chức danh quản lý của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
...
Điều 7. Chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 8. Chính sách đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
...
Chương III CÔNG NHẬN, CÔNG NHẬN LẠI VÀ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP TRỰC TIẾP PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ DOANH NGHIỆP KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH
Điều 9. Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 10. Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
...
Điều 11. Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
...
Điều 12. Giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Chương IV CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 13. Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước
...
Điều 14. Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
...
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC DANH MỤC NGÀNH, LĨNH VỰC HOẶC ĐỊA BÀN PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH DO DOANH NGHIỆP TRỰC TIẾP PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH THỰC HIỆN Xem nội dung VBĐiều 217. Điều khoản thi hành
...
5. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Doanh nghiệp quốc phòng an ninh được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 16/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/04/2023 Đăng ký tên doanh nghiệp, xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được hướng dẫn bởi Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 18. Đăng ký tên doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng, nhầm và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
3. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên doanh nghiệp trong trường hợp có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.
Điều 19. Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
2. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
3. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi văn bản đề nghị đến Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp. Kèm theo văn bản đề nghị của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
b) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; bản trích lục sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp người yêu cầu là người được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp không báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp.
6. Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo kết quả xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết Điều này. Xem nội dung VBĐiều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Đăng ký tên doanh nghiệp, xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được hướng dẫn bởi Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 20. Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
4. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại. Xem nội dung VBĐiều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành. Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Xem nội dung VBĐiều 19. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Xem nội dung VBĐiều 20. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 24. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Xem nội dung VBĐiều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Xem nội dung VBĐiều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Điều 25, 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 25. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất công ty
1. Trường hợp chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải có các giấy tờ sau đây:
a) Nghị quyết, quyết định về việc chia công ty theo quy định tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp;
b) Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty.
2. Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty được tách phải có các giấy tờ sau đây:
a) Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty theo quy định tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp;
b) Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty.
3. Trường hợp hợp nhất một số công ty thành một công ty mới, ngoài giấy tờ quy định tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp nhất phải có các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng hợp nhất theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp;
b) Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng hợp nhất công ty của các công ty bị hợp nhất và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới.
Điều 26. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
1. Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23 và điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
b) Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
c) Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
d) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
đ) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 23 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm c khoản 4 Điều 23 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
b) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác và giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp huy động vốn góp của thành viên mới;
c) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 24 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật; Hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
4. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm c khoản 4 Điều 23 và điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc nghị quyết và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty;
b) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho cổ phần, phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
c) Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới;
d) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
5. Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì người ký hồ sơ là Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần của công ty sau chuyển đổi. Xem nội dung VBChương IX TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Điều 25, 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội được hướng dẫn bởi Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Kèm theo hồ sơ phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do những người sau đây ký:
a) Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân;
b) Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh;
c) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;
d) Đối với công ty cổ phần: cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.
Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung Cam kết.
Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
3. Trường hợp nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:
a) Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung thay đổi của Cam kết.
Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
4. Trường hợp chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường, doanh nghiệp xã hội phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định chấm dứt. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về việc chấm dứt Cam kết, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt.
Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp thành lập doanh nghiệp xã hội mới trên cơ sở chia, tách, hợp nhất doanh nghiệp, hồ sơ phải có thêm Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp xã hội dẫn đến chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường thi hồ sơ phải có thêm các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp xã hội còn số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ đã nhận, thì hồ sơ giải thể phải có thêm bản sao tài liệu về việc xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.
7. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội trên cơ sở chuyển đổi từ cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp xã hội dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
b) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở bảo trợ xã hội, giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
d) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở bảo trợ xã hội, giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện để chấm dứt hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Xem nội dung VBĐiều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Doanh nghiệp xã hội được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Chương II DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Điều 3. Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội và chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp xã hội.
1. Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và đối tượng có liên quan là cổ đông đối với công ty cổ phần, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc ở nhiệm kỳ hoặc thời gian có liên quan chịu trách nhiệm liên đới đối với các thiệt hại phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp xã hội vi phạm Khoản 1 Điều này.
Điều 4. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ.
1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2. Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam như sau:
a) Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.
Điều 5. Chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội.
1. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
2. Doanh nghiệp xã hội sau khi chuyển đổi theo khoản 1 Điều này kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể từ ngày doanh nghiệp xã hội được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển đổi từ Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 6. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp xã hội.
1. Doanh nghiệp xã hội thực hiện chia, tách doanh nghiệp; hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp khác theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.
2. Trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết và giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sản, tài chính mà doanh nghiệp xã hội đã nhận phải trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ; chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự hoặc chuyển giao cho Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội được hướng dẫn bởi Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Doanh nghiệp xã hội được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Hồ Sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 31. Hồ Sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh
a) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;
c) Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
4. Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Xem nội dung VBĐiều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh
1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Hồ Sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 34. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
2. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.
4. Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực. Xem nội dung VBĐiều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 35. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Các nội dung công bố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Luật Doanh nghiệp.
2. Thông tin công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 32. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
2. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày kể từ ngày được công khai. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 36 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 36. Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp
1. Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn, bao gồm: tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh; họ và tên người đại diện theo pháp luật; tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp gửi đề nghị cung cấp thông tin đến cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cung cấp thông tin.
Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý. Xem nội dung VBĐiều 33. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 36 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điểm này được hướng dẫn bởi Chương V Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Chương V ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Điều 42. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
1. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Tài khoản đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Doanh nghiệp là tài khoản được sử dụng để xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử trong trường hợp người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số. Tài khoản đăng ký kinh doanh được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân truy cập vào cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để kê khai thông tin và tạo Tài khoản đăng ký kinh doanh. Các thông tin cá nhân được kê khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trên giấy tờ pháp lý của cá nhân và phải tuân thủ mức độ đảm bảo xác thực người nộp hồ sơ của Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Một Tài khoản đăng ký kinh doanh chỉ được cấp cho một cá nhân. Cá nhân được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin đăng ký để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh và việc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh.
4. Phòng Đăng ký kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin, thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Điều 43. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Nghị định này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
2. Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy. Văn bản điện tử có thể định dạng “.doc” hoặc “.docx” hoặc “.pdf’.
3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy. Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc cá nhân khác ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được kê khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy; có bao gồm thông tin về số điện thoại, thư điện tử của người nộp hồ sơ;
c) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 12 Nghị định này.
4. Thời hạn để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là 60 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn nêu trên, nếu không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 44. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng chữ ký số
1. Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
3. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
4. Việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử thực hiện theo quy trình quy định tại Điều này.
Điều 45. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
1. Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
4. Quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 46. Xử lý vi phạm, khiếu nại và giải quyết tranh chấp liên quan đến chữ ký số, Tài khoản đăng ký kinh doanh
1. Việc xác định và xử lý các tranh chấp, khiếu nại và hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng chữ ký số, Tài khoản đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp, người nộp hồ sơ khi kê khai thông tin để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh và việc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh. Xem nội dung VBĐiều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
...
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Điểm này được hướng dẫn bởi Chương V Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 56 đến Điều 60 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 56. Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh
1. Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Điều 57. Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết
1. Cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
3. Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 2 Điều này, công ty gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua.
4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Điều 58. Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết
1. Trường hợp công ty cổ phần chưa niêm yết thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thay đổi. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài phải bao gồm chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần không thay đổi;
c) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng;
d) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
đ) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin về cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Điều 59. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế
1. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trừ thay đổi phương pháp tính thuế, doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Sau khi tiếp nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và truyền thông tin sang Hệ thống thông tin đăng ký thuế. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Điều 60. Thông báo thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ liên lạc, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là tổ chức nước ngoài và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp gửi thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại khoản 3 Điều 176 Luật Doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê doanh nghiệp có hiệu lực, chủ doanh nghiệp tư nhân phải gửi thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại Điều 191 Luật Doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về thông tin người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
3. Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
b) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng;
c) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trong công ty;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
5. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo thông báo phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 56 đến Điều 60 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 47 đến Điều 55, Điều 61 đến Điều 64 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 47. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
...
Điều 48. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
...
Điều 49. Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh
...
Điều 50. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
...
Điều 51. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp
...
Điều 52. Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
...
Điều 53. Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
...
Điều 54. Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết
...
Điều 55. Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
...
Điều 61. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập
...
Điều 62. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
...
Điều 63. Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
...
Điều 64. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản Xem nội dung VBĐiều 30. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo hồ sơ đăng ký phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 47 đến Điều 55, Điều 61 đến Điều 64 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 66, 67 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 66. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
2. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
3. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
5. Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 67. Tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng, không chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh hoặc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật chuyên ngành, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và công bố trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục phối hợp giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 66, 67 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Điêu 68 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 68. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
2. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký địa điểm kinh doanh do bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp hoặc chi nhánh có địa điểm kinh doanh gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Xem nội dung VBĐiều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
...
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Điêu 68 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Đăng ký giải thể doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Điều 70, 71 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 70. Đăng ký giải thể doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp
Việc đăng ký giải thể doanh nghiệp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định giải thể quy định tại khoản 1 Điều 208 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:
a) Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
b) Phương án giải quyết nợ (nếu có).
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể và gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 210 Luật Doanh nghiệp.
4. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
5. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
6. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên.
7. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể quy định tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp và Phòng Đăng ký kinh doanh chưa chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không tiếp tục thực hiện giải thể, doanh nghiệp gửi thông báo về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải thông báo và nghị quyết, quyết định về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và gửi thông tin hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế.
8. Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể.
Điều 71. Đăng ký giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải quyết định và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chuyển tình trạng của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể và gửi thông tin về việc giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các khoản 3,4 và 5 Điều 70 Nghị định này.
3. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối của bên có liên quan bằng văn bản, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên. Xem nội dung VBĐiều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. Đăng ký giải thể doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Điều 70, 71 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 72. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
4. Việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Xem nội dung VBĐiều 213. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
3. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Chấm dứt tồn tại của công ty được hướng dẫn bởi Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 73. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập
1. Sau khi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Nghị định này.
5. Trường hợp công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 198. Chia công ty
...
4. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty. Chấm dứt tồn tại của công ty được hướng dẫn bởi Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Chấm dứt tồn tại của công ty được hướng dẫn bởi Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 73. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập
1. Sau khi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Nghị định này.
5. Trường hợp công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 200. Hợp nhất công ty
...
4. Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty. Chấm dứt tồn tại của công ty được hướng dẫn bởi Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Chấm dứt tồn tại của công ty được hướng dẫn bởi Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 73. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập
1. Sau khi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Nghị định này.
5. Trường hợp công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 201. Sáp nhập công ty
...
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
...
c) Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập. Chấm dứt tồn tại của công ty được hướng dẫn bởi Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo được hướng dẫn bởi Điều 74 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 74. Xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo
1. Trường hợp có căn cứ xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có trách nhiệm cung cấp cho Phòng Đăng ký kinh doanh một trong các văn bản cần thiết theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Văn bản xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo bao gồm:
a) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản trả lời văn bản do cơ quan đó cấp bị giả mạo;
b) Bản sao văn bản trả lời của cơ quan công an về việc nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.
3. Trường hợp cần xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo để làm cơ sở thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi văn bản kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này. Các cơ quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xác định theo đề nghị của Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Căn cứ kết luận của các cơ quan nêu trên, Phòng Đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định này nếu nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo. Xem nội dung VBĐiều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; Xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo được hướng dẫn bởi Điều 74 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 75 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 75. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo
a) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất trước đó. Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới;
c) Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo về hành vi kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký có cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp
a) Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nói trên mà doanh nghiệp không đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình. Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không được chấp thuận thì Phòng Đăng ký kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình. Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không được chấp thuận thì Phòng Đăng ký kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5. Trường hợp Tòa án quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở quyết định của Tòa án trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được quyết định của Tòa án.
6. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc xem xét nội dung giải trình quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
8. Sau khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể theo quy định tại Điều 209 Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế.
9. Thông tin về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được nhập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và gửi sang Cơ quan thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
10. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo, quyết định nêu trên đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng tải thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
11. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương bị thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục thu hồi thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này. Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh mà không thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. Việc xử lý nội dung dự án đầu tư trên Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Phòng Đăng ký kinh doanh gửi quyết định thu hồi đến Cơ quan đăng ký đầu tư để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
...
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 75 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được hướng dẫn bởi Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 77. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo;
b) Chi nhánh, văn phòng đại diện ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;
c) Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
2. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập mới chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất trước đó, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới.
3. Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình. Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không được chấp thuận thì Phòng Đăng ký kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Trường hợp Tòa án quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên cơ sở quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do Cơ quan đăng ký đầu tư cấp bị thu hồi nội dung đăng ký hoạt động trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Trình tự, thủ tục thu hồi thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này. Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh mà không thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do Cơ quan đăng ký đầu tư cấp. Việc xử lý nội dung dự án đầu tư trên Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Phòng Đăng ký kinh doanh gửi quyết định thu hồi đến Cơ quan đăng ký đầu tư để phối hợp quản lý nhà nước.
7. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo về việc vi phạm của chi nhánh, văn phòng đại diện thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo, quyết định nêu trên đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng tải thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
8. Thông tin về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện phải được nhập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và gửi sang Cơ quan thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
9. Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong các trường hợp sau đây:
a) Phòng Đăng ký kinh doanh xác định chi nhánh, văn phòng đại diện không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cưỡng chế nợ thuế.
Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về việc quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi quyết định nêu trên đến địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, đăng tải quyết định trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời gửi thông tin về việc hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho Cơ quan thuế.
10. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cưỡng chế nợ thuế. Xem nội dung VBĐiều 213. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được hướng dẫn bởi Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Quy trình đăng tải quyết định mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản của Tòa án được hướng dẫn bởi Điều 78 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 78. Quy trình đăng tải quyết định mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản của Tòa án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án, Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải quyết định trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục phá sản.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản của Tòa án, Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải quyết định trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã phá sản. Xem nội dung VBĐiều 214. Phá sản doanh nghiệp
Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. Quy trình đăng tải quyết định mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản của Tòa án được hướng dẫn bởi Điều 78 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Chương VIII HỘ KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Điều 79. Hộ kinh doanh
...
Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 83. Mã số đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 84. Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 85. Số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
...
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh
...
Điều 89. Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
...
Điều 90. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 91. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
...
Điều 92. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
...
Điều 93. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 94. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh Xem nội dung VBĐiều 217. Điều khoản thi hành
...
4. Chính phủ quy định việc đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh. Khoản này được hướng dẫn bởi Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Chương VIII HỘ KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Điều 79. Hộ kinh doanh
...
Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 83. Mã số đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 84. Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 85. Số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
...
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh
...
Điều 89. Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
...
Điều 90. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 91. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
...
Điều 92. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
...
Điều 93. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 94. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh Xem nội dung VBĐiều 217. Điều khoản thi hành
...
4. Chính phủ quy định việc đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh. Khoản này được hướng dẫn bởi Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Chương III DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NHÓM CÔNG TY
Điều 7. Doanh nghiệp nhà nước và xác định tỷ lệ vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp.
1. Công ty mẹ quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp không là công ty con trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty và nhóm công ty mẹ - công ty con khác.
2. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp là tổng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, cổ phần có quyền biểu quyết của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nắm giữ tại doanh nghiệp đó.
3. Công ty độc lập quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và không thuộc nhóm công ty mẹ - công ty con. Xem nội dung VBĐiều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Việc chuyển đổi công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Nghị định 89/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2024 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về chuyển đổi công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chuyển đổi
...
Chương II CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 4. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi
...
Điều 5. Trình tự, thủ tục chuyển đổi
...
Điều 6. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi
...
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
...
Chương III CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY CON CHƯA CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 8. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi
...
Điều 9. Trình tự, thủ tục chuyển đổi
...
Điều 10. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi
...
Điều 11. Trách nhiệm của công ty mẹ, công ty con chưa chuyển đổi và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
...
Chương IV ĐĂNG KÝ LẠI CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY CON CHƯA CHUYỂN ĐỔI
Điều 12. Trình tự, thủ tục đăng ký lại
...
Điều 13. Hồ sơ đăng ký lại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Hiệu lực thi hành
...
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
...
Phụ lục I QUYẾT ĐỊNH Chuyển đổi .... thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp
...
Phụ lục II GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
...
Phụ lục III DANH SÁCH CÁ NHÂN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA CÔNG TY MẸ
...
Phụ lục IV THÔNG BÁO Về việc đăng ký lại chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh Xem nội dung VBĐiều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Việc chuyển đổi công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Nghị định 89/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2024 Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Điều 8. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập một đơn vị chuyên trách hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị hoặc cá nhân thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu làm đầu mối theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp và xử lý các công việc liên quan đến hoạt động, quản lý, chế độ chính sách của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
2. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác và các chi phí hoạt động khác của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, tối thiểu bằng thành viên Hội đồng thành viên hoặc Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) tại doanh nghiệp; được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.
3. Kiểm soát viên được hưởng chế độ phúc lợi, ưu đãi và tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể của doanh nghiệp như cán bộ, nhân viên và người lao động của doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 103. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
2. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
b) Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
c) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;
d) Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Điều 9. Nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp và các quy định sau:
1. Xây dựng Kế hoạch công tác hằng năm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, ban hành trong quý I; thực hiện theo Kế hoạch công tác năm được phê duyệt.
Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót của doanh nghiệp, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên chủ động thực hiện, đồng thời báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn có giá trị lớn hơn 30% vốn chủ sở hữu hoặc lớn hơn mức vốn của dự án nhóm B theo phân loại quy định tại Luật Đầu tư công, hợp đồng, giao dịch mua, bán, giao dịch kinh doanh có giá trị lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu; giao dịch kinh doanh bất thường của công ty. Xem nội dung VBĐiều 104. Nghĩa vụ của Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có nghĩa vụ sau đây:
a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh;
b) Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty;
c) Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
d) Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;
đ) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
e) Giám sát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan;
g) Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty;
h) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;
i) Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.
2. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Điều 10. Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
2. Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước và là công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp.
3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên bao gồm các nội dung sau đây:
a) Phạm vi, nội dung thực hiện các quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ được giao của Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên;
b) Cơ chế phối hợp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp đối với hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
c) Cơ chế phối hợp, báo cáo, xin ý kiến giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao;
d) Cơ chế phối hợp giữa Ban kiểm soát, Kiểm soát viên với doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp và người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác trong thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đối với doanh nghiệp, công ty con, công ty có phần vốn góp hoặc công ty liên kết của doanh nghiệp.
đ) Cơ chế đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
e) Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác, chi phí hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
g) Nội dung khác theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Xem nội dung VBĐiều 106. Chế độ làm việc của Ban kiểm soát
1. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.
2. Kiểm soát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
3. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
4. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu. Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Cổ phần ưu đãi biểu quyết tại doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Chương III DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NHÓM CÔNG TY
...
Điều 11. Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
1. Điều lệ công ty cổ phần phải quy định cụ thể thời gian và tổng số phiếu biểu quyết hoặc một tỷ lệ biểu quyết tương ứng với từng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
2. Tổ chức được Chính phủ ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp là các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết.
3. Thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần do cổ đông sáng lập nắm giữ là 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp là cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ. Xem nội dung VBĐiều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Cổ phần ưu đãi biểu quyết tại doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Cổ phần ưu đãi biểu quyết tại doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Chương III DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NHÓM CÔNG TY
...
Điều 11. Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
1. Điều lệ công ty cổ phần phải quy định cụ thể thời gian và tổng số phiếu biểu quyết hoặc một tỷ lệ biểu quyết tương ứng với từng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
2. Tổ chức được Chính phủ ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp là các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết.
3. Thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần do cổ đông sáng lập nắm giữ là 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp là cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ. Xem nội dung VBĐiều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Cổ phần ưu đãi biểu quyết tại doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Các thông tin công bố định kỳ của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Chương V CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Mục 1. CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
...
Điều 23. Các thông tin công bố định kỳ.
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố các thông tin sau đây:
a) Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và Điều lệ công ty;
b) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo nội dung quy định tại Biểu số 2 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 3 của năm thực hiện;
c) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm theo nội dung quy định tại Biểu số 3 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;
d) Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm xã hội khác theo nội dung quy định tại Biểu số 4 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;
đ) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Biểu số 5 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 7 hằng năm;
e) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Biểu số 6 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;
g) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 7 hàng năm;
h) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; thời hạn công bố trong vòng 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thực hiện công bố thông tin theo quy định tại điểm a, c, đ, e, h khoản 1 Điều này. Xem nội dung VBĐiều 109. Công bố thông tin định kỳ
1. Công ty phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây:
a) Thông tin cơ bản về công ty và Điều lệ công ty;
b) Mục tiêu tổng quát; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm;
c) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có);
d) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thời hạn công bố phải trước ngày 31 tháng 7 hằng năm; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có);
đ) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm;
e) Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm xã hội khác;
g) Báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức công ty.
2. Báo cáo thực trạng quản trị công ty bao gồm các thông tin sau đây:
a) Thông tin về cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Thông tin về người quản lý công ty, bao gồm trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, các vị trí quản lý đã nắm giữ, cách thức được bổ nhiệm, công việc quản lý được giao; mức và cách thức chi trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác; người có liên quan và lợi ích có liên quan của người quản lý công ty;
c) Quyết định có liên quan của cơ quan đại diện chủ sở hữu; các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
d) Thông tin về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên và hoạt động của họ;
đ) Báo cáo kết luận của cơ quan thanh tra (nếu có) và báo cáo của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
e) Thông tin về người có liên quan của công ty, hợp đồng, giao dịch của công ty với người có liên quan;
g) Thông tin khác theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Thông tin được công bố phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật.
4. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện công bố thông tin. Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Các thông tin công bố định kỳ của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Các thông tin công bố bất thường của doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Điều 24 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Chương V CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Mục 1. CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
...
Điều 24. Các thông tin công bố bất thường
Doanh nghiệp phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty; Cổng thông tin doanh nghiệp và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 110. Công bố thông tin bất thường
1. Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Tài khoản của công ty bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
b) Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
c) Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
d) Thay đổi thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
đ) Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý doanh nghiệp;
e) Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
g) Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;
h) Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác. Các thông tin công bố bất thường của doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Điều 24 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương V Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Chương V CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Mục 1. CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 20. Nguyên tắc thực hiện công bố thông tin.
...
Điều 21. Hình thức và phương tiện công bố thông tin.
...
Điều 22. Tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp
...
Điều 23. Các thông tin công bố định kỳ.
...
Điều 24. Các thông tin công bố bất thường.
...
Điều 25. Thực hiện công bố thông tin.
...
Điều 26. Tạm hoãn công bố thông tin.
...
PHỤ LỤC II
Biểu số 1: GIẤY ỦY QUYỀN THỰC HIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN
...
Biểu số 2: BÁO CÁO MỤC TIÊU TỔNG QUÁT, KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM ....
...
Biểu số 3: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM............
...
Biểu số 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (NẾU CÓ) NĂM ....
...
Biểu số 5: BÁO CÁO THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP 6 THÁNG/NĂM
...
Biểu số 6: BÁO CÁO THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP NĂM......... Xem nội dung VBĐiều 73. Công bố thông tin
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này thực hiện công bố thông tin theo quy định tại các điểm a, c, đ, g khoản 1 Điều 109 và Điều 110 của Luật này. Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương V Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
...
Điều 12. Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty.
1. Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:
a) Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
b) Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
c) Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
2. Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.
3. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 195. Công ty mẹ, công ty con
...
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 153/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
...
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Áp dụng quy định pháp luật liên quan
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Điều 5. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
Điều 6. Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu
Điều 7. Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu
Chương II CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Mục 1. CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU
Điều 8. Nhà đầu tư mua trái phiếu
...
Điều 9. Điều kiện chào bán trái phiếu
Điều 10. Điều kiện chào bán trái phiếu thành nhiều đợt
Điều 11. Quy trình chào bán trái phiếu
Điều 12. Hồ sơ chào bán trái phiếu
Điều 13. Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành
Điều 14. Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ
...
Mục 2. ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ VÀ GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU
Điều 15. Đăng ký, lưu ký trái phiếu
...
Điều 16. Giao dịch trái phiếu
...
Mục 3. THANH TOÁN LÃI, GỐC TRÁI PHIẾU
Điều 17. Thanh toán lãi, gốc trái phiếu
Mục 4. CÔNG BỐ THÔNG TIN
Điều 18. Nguyên tắc công bố thông tin
Điều 19. Công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu của doanh nghiệp
...
Điều 20. Công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu
...
Điều 21. Công bố thông tin định kỳ
...
Điều 22. Công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp
Điều 23. Công bố thông tin của doanh nghiệp về trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu
...
Chương III CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Mục 1. CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU
Điều 24. Nguyên tắc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế
...
Điều 25. Điều kiện chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế
...
Điều 26. Quy trình chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế
...
Điều 27. Hồ sơ chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế
...
Điều 28. Phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
...
Mục 2. CÔNG BỐ THÔNG TIN
Điều 29. Công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu
...
Điều 30. Công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu
...
Điều 31. Công bố thông tin định kỳ
...
Chương IV CHUYÊN TRANG THÔNG TIN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
Điều 32. Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở giao dịch chứng khoán
...
Điều 33. Báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát ...
...
Chương V QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 34. Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
...
Điều 35. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán
...
Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu
...
Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành
...
Điều 38. Trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán
...
Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
...
Điều 40. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
...
Điều 41. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
...
Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
...
Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 45. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC I MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI/ TRÁI PHIẾU KÈM CHỨNG QUYỀN RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
...
PHỤ LỤC II MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
...
PHỤ LỤC III MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI/TRÁI PHIẾU KÈM CHỨNG QUYỀN RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
...
PHỤ LỤC IV MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Xem nội dung VBĐiều 129. Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ
...
5. Căn cứ quy định của Luật này và Luật Chứng khoán, Chính phủ quy định chi tiết về loại trái phiếu, hồ sơ, trình tự, thủ tục phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ; công bố thông tin; phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/09/2022 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (sau đây gọi là Nghị định số 153/2020/NĐ-CP).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP như sau:
1. Sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau:
“4. “Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của pháp luật.”
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.”
3. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 5 như sau:
“4. Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều 6 Nghị định này khi đáp ứng các quy định sau:
a) Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;
b) Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận;
5. Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.”
4. Sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 6 như sau:
“a) Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu
1. Doanh nghiệp phát hành được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu. Riêng đối với mua lại trước hạn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, khi thực hiện phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trái phiếu bị hủy bỏ sau khi được mua lại.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu là cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu, ngoại trừ trường hợp bắt buộc mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
3. Các trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn bao gồm:
a) Mua lại trước hạn theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu.
b) Bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư khi:
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Các trường hợp khác được nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 13 Nghị định này (nếu có).
4. Quy định tại điểm b khoản 3 Điều này không áp dụng đối với trường hợp trái phiếu bị thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”
6. Sửa đổi Điều 8 như sau:
"Điều 8. Nhà đầu tư mua trái phiếu
1. Đối tượng mua trái phiếu
a) Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
b) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
c) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán. Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 155/2020/NĐ-CP), ngoại trừ việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản này.
d) Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận.
*Điểm này bị ngưng hiệu lực bởi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/03/2023*
2. Trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu
a) Tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành; hiểu rõ điều kiện, điều khoản trái phiếu và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định mua và giao dịch trái phiếu.
b) Hiểu rõ về các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư, giao dịch trái phiếu; hiểu rõ và đảm bảo tuân thủ quy định về đối tượng nhà đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan.
c) Tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu. Nhà nước không đảm bảo việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và các quyền khác cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
d) Trước khi mua trái phiếu (cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp), nhà đầu tư phải ký văn bản xác nhận đã thực hiện các quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này và tự chịu trách nhiệm đối với quyết định mua trái phiếu của mình sau khi ký văn bản xác nhận này. Văn bản xác nhận thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và phải được lưu trữ tại hồ sơ chào bán khi phát hành trái phiếu hoặc tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định của pháp luật.
đ) Thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức. Việc huy động vốn và mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
e) Khi bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp phải cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định này cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
3. Quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu
a) Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định này; được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu.
b) Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành.
c) Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
d) Được yêu cầu người bán trái phiếu cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định này khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
4. Trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.”
7. Sửa đổi khoản 2 Điều 10 như sau:
“2. Thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 06 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên.”
*Khoản này bị ngưng hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/03/2023*
8. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 11 như sau:
“c) Doanh nghiệp tổ chức chào bán trái phiếu theo các phương thức quy định tại Điều 14 Nghị định này. Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.”
*Khoản này bị ngưng hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/03/2023*
9. Sửa đổi khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 như sau:
“2. Hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
a) Phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện chào bán trái phiếu quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định này;
c) Tài liệu công bố thông tin về đợt chào bán trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính;
d) Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt chào bán trái phiếu, bao gồm:
- Hợp đồng ký kết với tổ chức tư vấn về hồ sơ chào bán trái phiếu;
- Hợp đồng ký kết với tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu phù hợp với phương thức phát hành trái phiếu quy định tại Điều 14 Nghị định này, ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng bán trực tiếp cho nhà đầu tư mua trái phiếu;
- Hợp đồng ký kết với đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của pháp luật chứng khoán (nếu có) để giám sát việc thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành. Trường hợp chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, hồ sơ chào bán trái phiếu phải bao gồm hợp đồng ký kết với Đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định này và quy định của pháp luật chứng khoán;
- Hợp đồng ký kết với đại lý quản lý tài sản bảo đảm đối với trái phiếu có bảo đảm (nếu có);
- Hợp đồng ký kết với các tổ chức khác liên quan đến đợt chào bán trái phiếu (nếu có).
đ) Các báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định này.
e) Kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu nếu doanh nghiệp phát hành thuộc các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 3 Điều 310 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
*Điểm này bị ngưng hiệu lực bởi Khoản 3 Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/03/2023*
g) Quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu;
h) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có);
i) Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc doanh nghiệp mở tài khoản để nhận tiền mua trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền hoặc mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của đợt chào bán. Trường hợp doanh nghiệp phát hành là ngân hàng thương mại, phải có văn bản tự xác nhận của ngân hàng đó về việc đã nhận đủ tiền thu từ phát hành trái phiếu;
k) Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản này hồ sơ chào bán trái phiếu còn bao gồm:
- Giấy đăng ký chào bán theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản sao Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị phê duyệt hồ sơ chào bán trái phiếu.
- Cam kết của doanh nghiệp về việc không vi phạm quy định về sở hữu chéo theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và thời điểm thực hiện quyền của chứng quyền.
l) Đối với trái phiếu có bảo đảm, ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm k khoản này, hồ sơ chào bán trái phiếu phải bao gồm tài liệu về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, tài liệu định giá tài sản bảo đảm bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá và tài liệu về việc đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, tài liệu, thông tin về thứ tự thanh toán của nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu khi xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nợ.
m) Văn bản xác nhận của nhà đầu tư mua trái phiếu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
n) Văn bản của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu xác nhận tiền thu được từ chào bán trái phiếu đã được chuyển vào tài khoản nhận tiền mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành. Trường hợp doanh nghiệp phát hành là ngân hàng thương mại, phải có văn bản tự xác nhận của ngân hàng đó về việc đã nhận đủ tiền thu từ phát hành trái phiếu.
o) Các văn bản khác liên quan đến đợt chào bán trái phiếu (nếu có).
3. Hồ sơ chào bán trái phiếu thành nhiều đợt ngoài các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này còn bao gồm:
a) Tài liệu về dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt;
b) Cập nhật tình hình chào bán và sử dụng vốn trái phiếu từ các đợt chào bán trước theo phương án phát hành trái phiếu;
c) Cập nhật về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành trong trường hợp đợt chào bán sau cách đợt chào bán trước từ 03 tháng trở lên và trường hợp đợt chào bán sau khác năm tài chính với đợt chào bán trước.
4. Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành trong hồ sơ chào bán trái phiếu phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện. Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần; trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; doanh nghiệp phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ.
a) Trường hợp doanh nghiệp chào bán trái phiếu trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm mà chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, hoặc chưa có báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, doanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tài chính quý 4 của năm liền kề trước năm phát hành/báo cáo tài chính tháng gần nhất của năm phát hành. Các báo cáo tài chính phải được soát xét hoặc kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
b) Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty mẹ, báo cáo tài chính trong hồ sơ chào bán trái phiếu gồm báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của năm trước liền kề năm phát hành và báo cáo tài chính được kiểm toán của công ty mẹ năm trước liền kề năm phát hành. Trường hợp trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm mà doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, hoặc chưa có báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm trước liền kề năm phát hành thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
10. Sửa đổi khoản 1 Điều 13 như sau:
“1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xây dựng phương án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về doanh nghiệp phát hành (tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, trụ sở, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật); số tài khoản nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;
b) Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm các thông tin cụ thể về chương trình, dự án đầu tư (trong đó nêu cụ thể về tình trạng pháp lý và các rủi ro đầu tư của chương trình, dự án); khoản nợ được cơ cấu (cụ thể giá trị, kỳ hạn của khoản nợ được cơ cấu). Riêng đối với tổ chức tín dụng, mục đích phát hành trái phiếu bao gồm để tăng vốn cấp 2 hoặc để cho vay, đầu tư hoặc sử dụng cho mục đích theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
c) Thuyết minh việc đáp ứng từng điều kiện chào bán trái phiếu quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định này;
d) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến chào bán. Đối với chào bán trái phiếu thành nhiều đợt phải dự kiến số lượng đợt chào bán, khối lượng chào bán của từng đợt và thời điểm chào bán của từng đợt. Đối với trái phiếu có bảo đảm, phải nêu cụ thể loại tài sản bảo đảm và giá trị của tài sản bảo đảm được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá, tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, việc đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và thứ tự thanh toán của nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu khi xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nợ.
đ) Phương án chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu đối với trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi (điều kiện, thời hạn, tỷ lệ hoặc phương pháp tính giá chuyển đổi, việc đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật, các điều khoản khác);
e) Phương án thực hiện quyền của chúng quyền đối với trường hợp chào bán trái phiếu kèm chứng quyền (điều kiện thực hiện quyền, thời hạn, tỷ lệ, giá hoặc phương pháp tính giá, việc đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật, các điều khoản khác);
g) Các trường hợp, điều kiện, điều khoản và cam kết của doanh nghiệp phát hành về việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu;
h) Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước năm phát hành và sự thay đổi sau khi phát hành (nếu có), bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu (nêu cụ thể vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá...);
- Tổng số nợ phải trả gồm nợ vay ngân hàng, nợ vay từ phát hành trái phiếu và nợ phải trả khác (nêu cụ thể các khoản nợ phải trả);
- Chỉ tiêu về cơ cấu vốn gồm: hệ số nợ phải trả/tổng tài sản, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu;
- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán gồm: hệ số thanh toán ngắn hạn (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn), hệ số thanh toán nhanh ((tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn);
- Tổng dư nợ vay trái phiếu (bao gồm tất cả các hình thức vay trái phiếu)/vốn chủ sở hữu;
- Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế (trường hợp lỗ, nêu cụ thể lỗ trong năm tài chính và lỗ lũy kế);
- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời gồm: hệ số lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản, hệ số lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu;
- Các chỉ tiêu an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
i) Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu đã phát hành và các khoản nợ đến hạn (không bao gồm nợ trái phiếu) trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu.
k) Báo cáo về tình hình phát hành và sử dụng vốn đối với các trái phiếu còn dư nợ bao gồm các nội dung: tổng khối lượng trái phiếu đã phát hành; lãi, gốc trái phiếu đã thanh toán; dư nợ trái phiếu còn lại; tình hình sử dụng vốn trái phiếu và kế hoạch thanh toán lãi, gốc trái phiếu; các vi phạm pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có);
l) Đánh giá về tình hình tài chính và khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, khả năng trả nợ đối với trái phiếu dự kiến phát hành;
m) Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính hoặc ý kiến soát xét của kiểm toán đối với báo cáo tài chính;
n) Phương thức phát hành trái phiếu;
o) Đối tượng chào bán trái phiếu: Doanh nghiệp nêu rõ đối tượng chào bán trái phiếu, đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về hồ sơ chào bán cho nhà đầu tư cá nhân theo quy định tại Nghị định này.
p) Kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu. Trong đó nêu rõ kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu tạm thời nhàn rỗi trong trường hợp giải ngân theo tiến độ nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu;
q) Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu;
r) Cam kết công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành;
s) Các cam kết khác đối với nhà đầu tư mua trái phiếu (nếu có);
t) Điều khoản về đăng ký, lưu ký trái phiếu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
u) Điều khoản về giao dịch trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
ư) Quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu, trong đó nêu cụ thể tỷ lệ biểu quyết chấp thuận các vấn đề phải được người sở hữu trái phiếu thông qua nhưng không thấp hơn tỷ lệ biểu quyết tương ứng từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên;
v) Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành;
x) Trách nhiệm và nghĩa vụ của từng tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ liên quan đến việc phát hành trái phiếu;
y) Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và danh sách nhà đầu tư chiến lược đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành trái phiếu kèm chứng quyền.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ
1. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:
a) Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
b) Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.
c) Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
d) Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.
2. Doanh nghiệp phát hành quyết định phương thức phát hành và công bố cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
3. Tổ chức có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư:
a) Đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
b) Đối với nhà đầu tư chiến lược: doanh nghiệp phát hành (khi chào bán trái phiếu) và công ty chứng khoán (nơi nhà đầu tư mua trên thị trường thứ cấp) có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chiến lược căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp phát hành về việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo quy định của pháp luật chứng khoán.
c) Tổ chức xác định tư cách nhà đầu tư có trách nhiệm ký xác nhận vào văn bản xác nhận của nhà đầu tư trước khi mua trái phiếu theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định tư cách nhà đầu tư.
4. Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp bao gồm:
a) Công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành theo quy định của Luật Chứng khoán;
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ đại lý phát hành khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán.
5. Trách nhiệm của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ:
a) Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp phát hành, trong đó nêu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên.
b) Trách nhiệm chính của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành khi phân phối trái phiếu hoặc trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng bán trực tiếp trái phiếu cho nhà đầu tư:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cho nhà đầu tư theo phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt, đảm bảo không có nội dung để nhà đầu tư nhầm lẫn giữa việc mua trái phiếu doanh nghiệp và gửi tiền tại tổ chức tín dụng; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho nhà đầu tư về trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành khi phân phối trái phiếu; không cung cấp thông tin sai sự thật, không cung cấp thông tin dễ gây hiểu lầm về trái phiếu cho nhà đầu tư;
- Chỉ phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư đã được doanh nghiệp phát hành hoặc công ty chứng khoán được ủy quyền xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sau khi đảm bảo nhà đầu tư đã được tiếp cận, hiểu rõ đầy đủ thông tin và ký văn bản xác nhận theo quy định tại Điều 8 Nghị định này; không được chào mời, hỗ trợ nhà đầu tư không thuộc đối tượng nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ;
- Trường hợp cam kết với nhà đầu tư về việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng với nhà đầu tư (trong đó nêu rõ điều kiện, điều khoản về việc mua lại trái phiếu) và phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện các cam kết này.
- Trường hợp thực hiện bảo lãnh phát hành theo quy định của pháp luật chứng khoán thì phải cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư về phạm vi bảo lãnh phát hành, đảm bảo không có nội dung để nhà đầu tư nhầm lẫn giữa bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán trái phiếu.
- Xác nhận tiền thu được từ chào bán trái phiếu đã được chuyển vào tài khoản nhận tiền mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành và gửi cho doanh nghiệp phát hành để lưu tại hồ sơ chào bán trái phiếu và công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu theo quy định.
6. Tổ chức tư vấn về hồ sơ chào bán trái phiếu là công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán.
a) Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp phát hành, trong đó nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên.
b) Trách nhiệm chính của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán khi cung cấp dịch vụ:
- Rà soát việc đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện chào bán và hồ sơ chào bán trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp và xác nhận kết quả rà soát tại công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu của doanh nghiệp. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc rà soát của mình;
- Không được tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp phát hành cung cấp thông tin sai sự thật hoặc dễ gây hiểu lầm về trái phiếu tại hồ sơ chào bán.
7. Đại diện người sở hữu trái phiếu là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc được lựa chọn đại diện cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
a) Đại diện người sở hữu trái phiếu phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp phát hành, trong đó nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên.
b) Khi cung cấp dịch vụ, đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Điều 24 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
c) Đại diện người sở hữu trái phiếu được thay đổi khi được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. Trường hợp thay đổi các điều khoản khác tại hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu, việc thay đổi phải đồng thời được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua.
8. Tổ chức kiểm toán đủ điều kiện, doanh nghiệp thẩm định giá, người ký báo cáo kiểm toán, chứng thư thẩm định giá và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ chào bán trái phiếu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi liên quan đến hồ sơ chào bán trái phiếu.
9. Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này không phải là người có liên quan đối với doanh nghiệp phát hành theo quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn. Các tổ chức này chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ của mình. Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
10. Bộ Tài chính hướng dẫn các hoạt động tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu, bảo lãnh, đấu thầu, đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đại diện người sở hữu trái phiếu.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Đăng ký, lưu ký trái phiếu
1. Doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đăng ký trái phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn sau:
a) 5 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã nhận được báo cáo kết quả chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
b) 05 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp phát hành công bố thông tin về kết quả chào bán theo quy định tại Điều 20 Nghị định này đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
c) Khi đăng ký trái phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, doanh nghiệp phát hành phải gửi kèm theo danh sách người sở hữu trái phiếu và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc danh sách người sở hữu trái phiếu đáp ứng đúng đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật chứng khoán.
2. Trái phiếu phải được lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua thành viên lưu ký trước khi giao dịch, chuyển quyền sở hữu trừ trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Việc trái phiếu doanh nghiệp được đăng ký, lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật chứng khoán, không hàm ý Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác nhận và đảm bảo cho tính hợp pháp của đợt chào bán trái phiếu của doanh nghiệp và việc thanh toán đầy đủ lãi, gốc của trái phiếu.
4. Việc chuyển quyền sở hữu trái phiếu đã đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện đối với các trường hợp:
a) Giao dịch mua bán trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
b) Thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các trường hợp chuyển quyền sở hữu trái phiếu không thực hiện qua hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán. Việc thanh toán giao dịch trái phiếu không áp dụng theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm.”
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Giao dịch trái phiếu
1. Doanh nghiệp phải đăng ký giao dịch trái phiếu đã phát hành trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán. Việc đăng ký giao dịch trái phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều này không hàm ý Sở giao dịch chứng khoán xác nhận và đảm bảo cho tính hợp pháp của đợt chào bán trái phiếu của doanh nghiệp và việc thanh toán đầy đủ lãi, gốc của trái phiếu.
2. Việc giao dịch trái phiếu phải được thực hiện thông qua thành viên giao dịch và đảm bảo tuân thủ các quy định:
a) Trái phiếu chỉ được phép giao dịch giữa các đối tượng nhà đầu tư nêu tại phương án phát hành trái phiếu, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
b) Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Chứng khoán. Sau thời gian bị hạn chế chuyển nhượng, việc giao dịch trái phiếu thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán bao gồm:
a) Doanh nghiệp thực hiện đăng ký giao dịch trái phiếu chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký trái phiếu của Tổng công ty lưu ký và bù trù chứng khoán Việt Nam.
b) Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký giao dịch cho Sở giao dịch chứng khoán bằng hình thức điện tử theo Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán. Hồ sơ đăng ký giao dịch bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký giao dịch trái phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Giấy chứng nhận đăng ký trái phiếu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có);
- Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc loại trái phiếu phát hành (nếu có);
c) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán ra thông báo về việc trái phiếu đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán, đồng thời thực hiện công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán. Trường hợp từ chối, Sở giao dịch chứng khoán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán ra thông báo về việc trái phiếu đã đăng ký giao dịch, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đưa trái phiếu vào giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán.
4. Đăng ký giao dịch trái phiếu của doanh nghiệp sau quá trình tổ chức lại và việc hủy bỏ đăng ký giao dịch trái phiếu:
a) Trái phiếu đã đăng ký giao dịch của công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập được tiếp tục đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
b) Các trường hợp hủy bỏ đăng ký giao dịch trái phiếu:
- Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc doanh nghiệp phát hành chuyển đổi, mua lại hoặc hoán đổi toàn bộ trái phiếu trước thời gian đáo hạn;
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
- Sở giao dịch chứng khoán phát hiện doanh nghiệp phát hành giả mạo hồ sơ đăng ký giao dịch, giả mạo hồ sơ thay đổi đăng ký giao dịch;
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu chấm dứt sự tồn tại do giải thể hoặc phá sản hoặc thực hiện chia, tách doanh nghiệp.
5. Thành viên giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán bao gồm thành viên giao dịch và thành viên giao dịch đặc biệt được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán.
a) Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán.
b) Thành viên giao dịch đặc biệt là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
c) Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành viên, hủy bỏ tư cách thành viên, đình chỉ hoạt động đối với thành viên giao dịch đặc biệt tham gia giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện theo quy định đối với thành viên giao dịch đặc biệt tham gia giao dịch công cụ nợ của Chính phủ quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP .
6. Bộ Tài chính hướng dẫn việc tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại thị trường trong nước theo quy định tại Điều này.”
14. Sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 19 như sau:
“1. Chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày phát hành trái phiếu, doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin trước đợt chào bán cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán.
a) Nội dung công bố thông tin trước đợt chào bán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Riêng đối với chào bán trái phiếu xanh, ngoài nội dung công bố thông tin theo quy định tại điểm a khoản này, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin về quy trình hạch toán, quản lý, giải ngân vốn từ chào bán trái phiếu xanh theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
c) Việc doanh nghiệp gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán chỉ có mục đích để Sở giao dịch chứng khoán thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 32 Nghị định này, không hàm ý Sở giao dịch chứng khoán xác nhận và đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.”
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 1a Điều 20 như sau:
" 1. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán trái phiếu, doanh nghiệp công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch chứng khoán. Nội dung công bố thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1a. Trường hợp doanh nghiệp chào bán không thành công hoặc hủy đợt chào bán trái phiếu, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc phân phối trái phiếu, doanh nghiệp công bố thông tin và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch chứng khoán.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau:
“2. Nội dung công bố thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và bao gồm các tài liệu sau:
a) Báo cáo tài chính 06 tháng, báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã được kiểm toán hoặc đã được soát xét (nếu có); báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán và báo cáo tài chính 06 tháng chưa kiểm toán, chưa được soát xét phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xác nhận số liệu. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty mẹ, báo cáo tài chính công bố thông tin gồm báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính của công ty mẹ.
b) Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu.
c) Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện.
d) Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.
đ) Đối với trái phiếu xanh, ngoài các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này, hàng năm doanh nghiệp phát hành phải lập báo cáo về việc hạch toán, quản lý sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán; báo cáo tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án và báo cáo đánh giá tác động môi trường.”
17. Bổ sung điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 22 như sau:
“c) Thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã phát hành, thay đổi đại diện người sở hữu trái phiếu.
d) Phải thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc.
đ) Khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc bị xử lý vi phạm pháp luật theo quy định.”
18. Sửa đổi khoản 2 Điều 29 như sau:
“2. Chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp phát hành gửi nội dung công bố thông tin trước đợt chào bán đến Sở giao dịch chứng khoán. Nội dung công bố thông tin trước đợt chào bán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
19. Sửa đổi khoản 1 Điều 30 và bổ sung khoản 1a Điều 30 như sau:
“1. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành gửi thông tin về kết quả chào bán đến Sở giao dịch chứng khoán. Nội dung công bố thông tin về kết quả chào bán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1a. Trường hợp doanh nghiệp chào bán không thành công hoặc hủy đợt chào bán trái phiếu, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc phân phối trái phiếu, doanh nghiệp công bố thông tin và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch chứng khoán.”
20. Sửa đổi khoản 2 Điều 31 như sau:
“2. Nội dung công bố thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và bao gồm các tài liệu sau:
a) Báo cáo tài chính 06 tháng, báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã được kiểm toán hoặc đã được soát xét (nếu có); báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán và báo cáo tài chính 06 tháng chưa kiểm toán, chưa được soát xét phải được Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xác nhận số liệu. Trường hợp doanh nghiệp phát hành là công ty mẹ, báo cáo tài chính 06 tháng, báo cáo tài chính năm bao gồm cả báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính của công ty mẹ.
b) Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu.
c) Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ.
d) Báo cáo về thông tin bất thường của doanh nghiệp phát hành (nếu có).
đ) Báo cáo về mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện quyền của chứng quyền (nếu có).
e) Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.”
21. Sửa đổi Điều 32 như sau:
“Điều 32. Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở giao dịch chứng khoán
1. Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm:
a) Tổng hợp thông tin trên cơ sở nội dung thông tin đã tiếp nhận của doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Xây dựng, ban hành Quy chế tiếp nhận, giám sát công bố thông tin, báo cáo và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp gồm các nội dung sau:
a) Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước, bao gồm: tên doanh nghiệp phát hành, một số chỉ tiêu tài chính (dư nợ vay trái phiếu (bao gồm tất cả các hình thức vay trái phiếu), hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, hệ số tổng dư nợ vay trái phiếu (bao gồm tất cả các hình thức vay trái phiếu)/vốn chủ sở hữu, hệ số thanh toán lãi vay (lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay)), mã trái phiếu, đối tượng chào bán của từng mã trái phiếu, lãi suất phát hành, ngày phát hành, khối lượng, mệnh giá, ngày đáo hạn, báo cáo thanh toán gốc lãi trái phiếu, công bố thông tin bất thường, kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu thuộc các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm theo quy định;
b) Tình hình phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, bao gồm: tên doanh nghiệp phát hành, ngày phát hành, khối lượng, mệnh giá, ngày đáo hạn, thị trường phát hành.
c) Tình hình chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, việc thực hiện quyền của chứng quyền, việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu (nếu có).
d) Thông tin khác theo thỏa thuận giữa Sở giao dịch chứng khoán và doanh nghiệp phát hành để cung cấp cho đối tượng được tiếp nhận thông tin theo Quy chế tiếp nhận, giám sát công bố thông tin, báo cáo và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở giao dịch chứng khoán.
đ) Thông tin về các trường hợp doanh nghiệp phát hành không thanh toán đầy đủ gốc, lãi trái phiếu, sử dụng vốn trái phiếu không đúng mục đích hoặc không thực hiện được các cam kết với nhà đầu tư và các trường hợp doanh nghiệp phát hành bắt buộc phải mua lại trái phiếu trước hạn theo báo cáo của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu và công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành.
3. Nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành trái phiếu được truy cập chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp để tìm hiểu thông tin về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo Quy chế tiếp nhận, giám sát công bố thông tin, báo cáo và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp do Sở giao dịch chứng khoán ban hành.”
22. Sửa đổi Điều 33 như sau:
“Điều 33. Báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu, Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Đại diện người sở hữu trái phiếu thực hiện chế độ báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán định kỳ hàng quý, hàng năm và báo cáo trong trường hợp phát hiện tổ chức phát hành có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.
3. Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm cho Sở giao dịch chứng khoán. Riêng đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cung cấp dịch vụ đại lý phát hành, ngoài chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này, phải thực hiện chế độ báo cáo theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Chế độ báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán
a) Sở giao dịch chứng khoán thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp gồm chào bán tại thị trường trong nước và chào bán ra thị trường quốc tế.
b) Ngoài chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản này, Sở giao dịch chứng khoán báo cáo đột xuất cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
5. Chế độ báo cáo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
a) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình đăng ký, lưu ký, chuyển quyền sở hữu, cơ cấu nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại thị trường trong nước.
b) Ngoài chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo đột xuất cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
6. Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu, đại diện người sở hữu trái phiếu, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành, Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều này.”
23. Bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều 34 như sau:
“6. Có trách nhiệm giải thích cho nhà đầu tư các thông tin liên quan đến phương án phát hành, các rủi ro pháp lý, rủi ro đầu tư, rủi ro sử dụng vốn, quyền, lợi ích, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp phát hành và của nhà đầu tư.
7. Doanh nghiệp phát hành phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này”
24. Sửa đổi Điều 35 như sau:
“Điều 35. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán
1. Tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Điều 14 Nghị định này khi cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu.
2. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
3. Chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy định của Nghị định này. Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
25. Sửa đổi Điều 36 như sau:
“Điều 36. Trách nhiệm của đại diện người sở hữu trái phiếu
1. Tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Điều 14 Nghị định này khi cung cấp dịch vụ đại diện người sở hữu trái phiếu.
2. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
3. Chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy định của Nghị định này. Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
26. Sửa đổi Điều 37 như sau:
“Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành
1. Tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Điều 14 Nghị định này khi cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành.
2. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
27. Sửa đổi quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 38 như sau:
“3. Quản lý, giám sát việc thực hiện đầy đủ và đúng hạn chế độ công bố thông tin và báo cáo đối với doanh nghiệp phát hành, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Trường hợp phát hiện có sai phạm trong việc thực hiện chế độ công bố thông tin, báo cáo và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán, có văn bản yêu cầu doanh nghiệp phát hành và cá nhân, tổ chức có liên quan giải trình, cung cấp bổ sung thông tin hoặc báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xem xét, xử lý tùy theo mức độ vi phạm.
5. Ban hành Quy chế tiếp nhận, giám sát công bố thông tin, báo cáo và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp; Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.”
28. Bổ sung Điều 38a như sau:
“Điều 38a. Trách nhiệm của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tuân thủ quy định về việc đăng ký, lưu ký trái phiếu, chuyển quyền sở hữu và thanh toán giao dịch trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật chứng khoán.
2. Giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch trái phiếu theo quy định của pháp luật chứng khoán, trong đó bao gồm việc thành viên lưu ký cung cấp dịch vụ theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
4. Trường hợp phát hiện có vi phạm trong việc đăng ký, lưu ký, chuyển quyền sở hữu đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, có văn bản yêu cầu cá nhân, tổ chức có liên quan giải trình, cung cấp bổ sung thông tin hoặc báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xem xét, xử lý theo mức độ vi phạm.
5. Ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký và thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.”
29. Sửa đổi Điều 39 như sau:
“Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Cho ý kiến về việc chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại thị trường trong nước; cho ý kiến về việc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật chứng khoán.
2. Có ý kiến chấp thuận Quy chế tiếp nhận, giám sát công bố thông tin, báo cáo và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp, Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Quy chế đăng ký, lưu ký và thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định của Nghị định này.
3. Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán và việc cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán, trong đó bao gồm việc cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán, cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành theo quy định tại Nghị định này; quản lý, giám sát Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc đăng ký, lưu ký, chuyển quyền sở hữu trái phiếu; quản lý, giám sát Sở giao dịch chứng khoán trong việc thực hiện công bố thông tin, chế độ báo cáo và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Nghị định này.
4. Trên cơ sở quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, báo cáo giám sát của Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp nhận và xử lý các vi phạm trong hoạt động chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật chứng khoán. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện thanh tra, kiểm tra Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, các tổ chức cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật chứng khoán.”
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 40 như sau:
“2. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng huy động vốn từ phát hành trái phiếu; cấp phép cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp; giám sát việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu và việc các tổ chức này cam kết mua lại trái phiếu của doanh nghiệp khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn.”
31. Bổ sung khoản 4 Điều 41 như sau:
“4. Các bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp kiểm tra, giám sát việc chào bán, giao dịch và cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.”
32. Sửa đổi, bổ sung Điều 42 như sau:
“Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc công bố thông tin, việc cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Nghị định này.
2. Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này để kiến nghị Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi cơ chế chính sách.
3. Quản lý, giám sát tổ chức kiểm toán, doanh nghiệp thẩm định giá khi cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định của pháp luật về kiểm toán và pháp luật về giá.”
Điều 2. Bãi bỏ khoản 7 Điều 4 của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.
...
PHỤ LỤC V MẪU BẢN XÁC NHẬN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRƯỚC KHI MUA TRÁI PHIẾU
...
Mẫu 1. Áp dụng đối với nhà đầu tư cá nhân
...
Mẫu 2. Áp dụng đối với nhà đầu tư tổ chức
...
PHỤ LỤC VI MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU TRÊN HỆ THỐNG GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RIÊNG LẺ TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Xem nội dung VBNội dung hướng dẫn khoản này tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/03/2023 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 34 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (sau đây gọi là Nghị định số 153/2020/NĐ-CP) như sau:
“3. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc sau:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.
b) Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận.
c) Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật”. Xem nội dung VBĐiều 129. Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ
...
5. Căn cứ quy định của Luật này và Luật Chứng khoán, Chính phủ quy định chi tiết về loại trái phiếu, hồ sơ, trình tự, thủ tục phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ; công bố thông tin; phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Nội dung sửa đổi nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Khoản 2,3 Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/03/2023 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
...
Điều 3. Ngưng hiệu lực thi hành đối với các quy định sau đây tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023
...
2. Quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.
3. Quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP. Xem nội dung VBĐiều 129. Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ
...
5. Căn cứ quy định của Luật này và Luật Chứng khoán, Chính phủ quy định chi tiết về loại trái phiếu, hồ sơ, trình tự, thủ tục phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ; công bố thông tin; phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 153/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/09/2022 Nội dung hướng dẫn khoản này tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/03/2023 Nội dung sửa đổi nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Khoản 2,3 Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/03/2023 Chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước được hướng dẫn bởi Chương I, Chương II Nghị định 153/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Áp dụng quy định pháp luật liên quan
...
Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
Điều 5. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
...
Điều 6. Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu
...
Điều 7. Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu
...
Chương II CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Mục 1. CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU
Điều 8. Nhà đầu tư mua trái phiếu
...
Điều 9. Điều kiện chào bán trái phiếu
...
Điều 10. Điều kiện chào bán trái phiếu thành nhiều đợt
...
Điều 11. Quy trình chào bán trái phiếu
...
Điều 12. Hồ sơ chào bán trái phiếu
...
Điều 13. Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành
...
Điều 14. Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ
...
Mục 2. ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ VÀ GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU
Điều 15. Đăng ký, lưu ký trái phiếu
...
Điều 16. Giao dịch trái phiếu
...
Mục 3. THANH TOÁN LÃI, GỐC TRÁI PHIẾU
Điều 17. Thanh toán lãi, gốc trái phiếu
...
Mục 4. CÔNG BỐ THÔNG TIN
Điều 18. Nguyên tắc công bố thông tin
...
Điều 19. Công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu của doanh nghiệp
...
Điều 20. Công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu
...
Điều 21. Công bố thông tin định kỳ
...
Điều 22. Công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp
...
Điều 23. Công bố thông tin của doanh nghiệp về trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu
...
PHỤ LỤC I MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI/ TRÁI PHIẾU KÈM CHỨNG QUYỀN RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
...
PHỤ LỤC III MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI/TRÁI PHIẾU KÈM CHỨNG QUYỀN RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Xem nội dung VBĐiều 128. Chào bán trái phiếu riêng lẻ
1. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, các tổ chức khác và chào bán trái phiếu ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là chào bán không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau:
a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ;
b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiểu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác.
3. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;
b) Có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán;
c) Bảo đảm điều kiện về tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật;
d) Điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước được hướng dẫn bởi Chương I, Chương II Nghị định 153/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 122/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
...
Chương IV VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 43. Vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
...
Điều 44. Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
...
Điều 45. Vi phạm về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
...
Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
...
Điều 47. Vi phạm về kê khai vốn điều lệ
...
Điều 48. Vi phạm về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
...
Điều 49. Vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
...
Điều 50. Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
..
Điều 51. Vi phạm về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp
...
Điều 52. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
...
Điều 53. Vi phạm về Ban kiểm soát
...
Điều 54. Vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
...
Điều 55. Vi phạm về công ty hợp danh
...
Điều 56. Vi phạm về doanh nghiệp tư nhân
...
Điều 57. Vi phạm về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
...
Điều 58. Vi phạm về giải thể doanh nghiệp
...
Điều 59. Vi phạm đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con
...
Điều 60. Vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội
...
Điều 61. Vi phạm về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước
...
Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
...
Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
...
Điều 64. Vi phạm về đăng ký, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
Điều 65. Vi phạm về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
Điều 66. Vi phạm về thông tin báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
Điều 67. Vi phạm về góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
Điều 68. Vi phạm về chia, tách, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
Điều 69. Vi phạm về hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Xem nội dung VBĐiều 215. Trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước
...
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, chịu trách nhiệm thiết lập kết nối, liên thông và chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp các thông tin sau đây:
a) Thông tin về giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận hoặc văn bản chấp thuận về điều kiện kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp và quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp; Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 122/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Nghị định 23/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Chương II THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 4. Điều kiện thành lập
...
Điều 5. Mức vốn điều lệ
...
Điều 6. Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp
...
Điều 8. Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp
...
Điều 9. Quy trình thành lập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
...
Điều 10. Quy trình thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập
...
Điều 11. Quyết định thành lập doanh nghiệp
...
Điều 12. Đăng ký doanh nghiệp và thời điểm kinh doanh của doanh nghiệp
...
Chương III SẮP XẾP LẠI, CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Mục 1. HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 13. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
...
Điều 14. Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
...
Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
...
Điều 16. Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
...
Điều 17. Quy trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
...
Điều 18. Quy trình chia, tách doanh nghiệp
...
Điều 19. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
...
Điều 20. Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
...
Điều 21. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
...
Mục 2. BÁN TOÀN BỘ DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 22. Các trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp
...
Điều 23. Đối tượng không được mua doanh nghiệp
...
Điều 24. Nguyên tắc bán toàn bộ doanh nghiệp
...
Điều 25. Trình tự bán toàn bộ doanh nghiệp
...
Điều 26. Tổ chức đấu giá doanh nghiệp
...
Điều 27. Trách nhiệm trong tổ chức thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp
...
Điều 28. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký mua và người trúng đấu giá
...
Điều 29. Phê duyệt kết quả bán, ký kết hợp đồng, bàn giao, thanh toán, thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp
...
Điều 30. Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp
...
Điều 31. Quản lý và sử dụng số tiền bán toàn bộ doanh nghiệp
...
Điều 32. Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý khi bán toàn bộ doanh nghiệp
...
Mục 3. CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Điều 33. Điều kiện và hình thức chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
...
Điều 34. Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
...
Điều 35. Nội dung Phương án chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
...
Điều 36. Trách nhiệm trong thực hiện chuyển đổi
...
Điều 37. Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
...
Điều 38. Quản lý và sử dụng tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
...
Mục 4. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 39. Điều kiện giải thể doanh nghiệp
...
Điều 40. Thẩm quyền đề nghị giải thể và quyết định giải thể doanh nghiệp
...
Điều 41. Quy trình giải thể doanh nghiệp
...
Điều 42. Quyết định giải thể doanh nghiệp
...
Điều 43. Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
...
Điều 44. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng giải thể
...
Điều 45. Trách nhiệm của doanh nghiệp bị giải thể
...
Điều 46. Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
...
Điều 47. Thời hạn giải thể doanh nghiệp
...
Chương IV CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 48. Các trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
...
Điều 49. Điều kiện chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu
...
Điều 50. Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
...
Điều 51. Trình tự, thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
...
Điều 52. Quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp
...
Điều 53. Chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp khi thực hiện chuyển giao
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởi Nghị định 23/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
1. Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
6. Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
7. Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
8. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.
9. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
10. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1 Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
6. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.
7. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 216. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
e) Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định hệ thống tổ chức Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
1. Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
6. Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
7. Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
8. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.
9. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
10. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1 Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
6. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.
7. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 216. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
e) Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định hệ thống tổ chức Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
1. Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
6. Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
7. Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
8. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.
9. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
10. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1 Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
6. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.
7. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 216. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
e) Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định hệ thống tổ chức Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
1. Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
6. Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
7. Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
8. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.
9. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
10. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1 Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
6. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.
7. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 216. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
e) Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định hệ thống tổ chức Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
1. Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
6. Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
7. Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
8. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.
9. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
10. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1 Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
6. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.
7. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 216. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
e) Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định hệ thống tổ chức Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
...
Điều 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
1. Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
6. Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
7. Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
8. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.
9. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
10. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1 Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
6. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.
7. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 216. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
e) Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định hệ thống tổ chức Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14, 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021
Điều 35. Nguồn thu của ngân sách trung ương
1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
...
m) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
...
Điều 37. Nguồn thu của ngân sách địa phương
1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
...
k) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 23. Tổ chức và phương thức khai thác công trình thủy lợi
...
3. Cơ quan quản lý công trình thủy lợi quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này quyết định phương thức khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước như sau:
a) Công trình thủy lợi lớn, quan trọng đặc biệt được giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ; Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 74. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
...
2. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:
...
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng; Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 43. Dịch vụ nổ mìn
...
2. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành, nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn; đối với tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là doanh nghiệp nhà nước; Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 19. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước
1. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc hoặc người khác do mình bổ nhiệm;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp nhà nước. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
3. Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
4. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
6. Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
7. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
8. Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
9. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
10. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này.
...
Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
...
Điều 30. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
1. Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người có nghĩa vụ kê khai) thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
2. Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Văn phòng Quốc hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Văn phòng Chủ tịch nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước.
7. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
8. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức đó.
...
Điều 34. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
...
Điều 39. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
1. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
2. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
3. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
4. Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều này.
...
Điều 61. Thẩm quyền của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
1. Cơ quan thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền như sau:
a) Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan ở trung ương thực hiện; người công tác tại Thanh tra Chính phủ thực hiện;
b) Thanh tra Bộ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước.
4. Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp xử lý trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
...
Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký. Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
...
Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký. Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký. Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
...
4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên. Điều 51. Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
4. Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.
Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
2. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.
4. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 6 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
c) Thành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản.
5. Trường hợp phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
6. Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
7. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
8. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.
9. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án. Điều 48. Sổ đăng ký thành viên
...
2. Sổ đăng ký thành viên phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
...
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
c) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;
...
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên. Điều 75. Góp vốn thành lập công ty
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
4. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này. Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
...
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành. Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Người có liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
b) Công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con;
c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
d) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;
đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó cá nhân, công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của công ty. Điều 165. Trách nhiệm của người quản lý công ty
1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
b) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
c) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này;
đ) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba. Điều 164. Công khai các lợi ích liên quan
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác chặt chẽ hơn, việc công khai lợi ích và người có liên quan của công ty thực hiện theo quy định sau đây:
...
2. Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai cho công ty về các lợi ích liên quan của mình, bao gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ làm chủ hoặc sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ; Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông
...
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 165. Trách nhiệm của người quản lý công ty
1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
b) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
c) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này;
đ) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba. Điều 169. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
d) Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
2. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty. Điều 109. Công bố thông tin định kỳ
1. Công ty phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây:
a) Thông tin cơ bản về công ty và Điều lệ công ty;
...
c) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có);
...
đ) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm;
...
g) Báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức công ty. Điều 110. Công bố thông tin bất thường
1. Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Tài khoản của công ty bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
b) Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
c) Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
d) Thay đổi thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
đ) Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý doanh nghiệp;
e) Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
g) Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;
h) Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 182. Hội đồng thành viên
...
3. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:
a) Định hướng, chiến lược phát triển công ty;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
c) Tiếp nhận thêm thành viên mới;
d) Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
đ) Quyết định dự án đầu tư;
e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
h) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
i) Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty. Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Điều 162. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
...
5. Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
...
b) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;
...
Điều 169. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên
...
2. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty. Điều 103. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
...
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
...
c) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;
...
Điều 155. Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
...
d) Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ. Điều 93. Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên
...
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
...
Điều 101. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc
...
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty. Điều 14. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
...
5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
...
b) Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;
...
Điều 64. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
...
3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ. Điều 195. Công ty mẹ, công ty con
...
2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Điều 208. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
...
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác; Điều 216. Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp; Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông
...
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
*Khoản 1 Điều 148 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.*
...
4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Điều 155. Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;
d) Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
2. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật này phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.
3. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan. Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
...
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành. Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
...
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
...
Điều 167. Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau đây:
a) Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này.
...
3. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận hợp đồng, giao dịch sau đây:
a) Hợp đồng, giao dịch khác ngoài hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó. Điều 128. Chào bán trái phiếu riêng lẻ
1. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, các tổ chức khác và chào bán trái phiếu ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là chào bán không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau:
a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ;
b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiểu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác.
3. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;
b) Có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán;
c) Bảo đảm điều kiện về tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật;
d) Điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 129. Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ
1. Công ty quyết định phương án chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này.
2. Công ty công bố thông tin trước mỗi đợt chào bán cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và thông báo đợt chào bán cho sở giao dịch chứng khoán ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt chào bán trái phiếu.
3. Công ty công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư đã mua trái phiếu và thông báo kết quả đợt chào bán đến sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán trái phiếu.
4. Trái phiếu phát hành riêng lẻ được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ quy định tại khoản 2 Điều 128 của Luật này, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, phán quyết của Trọng tài có hiệu lực hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.
5. Căn cứ quy định của Luật này và Luật Chứng khoán, Chính phủ quy định chi tiết về loại trái phiếu, hồ sơ, trình tự, thủ tục phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ; công bố thông tin; phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
...
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại. Điều 72. Khởi kiện người quản lý
1. Thành viên công ty tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác do vi phạm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại Điều 71 của Luật này;
b) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với quyền và nghĩa vụ được giao;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Trình tự, thủ tục khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
3. Chi phí khởi kiện trong trường hợp thành viên khởi kiện nhân danh công ty được tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp bị bác yêu cầu khởi kiện. Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
...
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
...
4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên. Điều 51. Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
4. Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.
Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
2. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.
4. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 6 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
c) Thành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản.
5. Trường hợp phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
6. Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
7. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
8. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.
9. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.
...
Điều 68. Tăng, giảm vốn điều lệ
1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
4. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;
c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Kèm theo thông báo quy định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.
6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Điều 51. Mua lại phần vốn góp
...
4. Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.
...
Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
...
6. Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
7. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Điều 48. Sổ đăng ký thành viên
...
2. Sổ đăng ký thành viên phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
...
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
c) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;
...
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên. Điều 51. Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
4. Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.
Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng. Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng. Điều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên
...
2. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và tài liệu khác của công ty;
d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết, quyết định đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 168. Ban kiểm soát
...
2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
...
Điều 169. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
d) Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
2. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty. Điều 106. Chế độ làm việc của Ban kiểm soát
1. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.
2. Kiểm soát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
3. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
4. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
...
Điều 170. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
2. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
3. Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.
4. Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
5. Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này.
6. Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
7. Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
8. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm quy định tại Điều 165 của Luật này phải thông báo ngay bằng văn bản cho Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
9. Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty.
10. Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.
11. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
12. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
Điều 171. Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát
1. Tài liệu và thông tin phải được gửi đến Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị, bao gồm:
a) Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và tài liệu kèm theo;
b) Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;
c) Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do công ty phát hành.
2. Kiểm soát viên có quyền tiếp cận hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của công ty trong giờ làm việc.
3. Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên hoặc Ban kiểm soát. Điều 172. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Kiểm soát viên được trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức tiền lương, thù lao, thưởng, lợi ích khác và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát;
2. Kiểm soát viên được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác;
3. Tiền lương và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Điều 173. Trách nhiệm của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
3. Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
5. Trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được do vi phạm phải hoàn trả cho công ty.
6. Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.
Điều 174. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên
1. Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm Kiểm soát viên trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 169 của Luật này;
b) Có đơn từ chức và được chấp thuận;
c) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm Kiểm soát viên trong trường hợp sau đây:
a) Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;
b) Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của Kiểm soát viên theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
d) Trường hợp khác theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông. Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
...
3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty. Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng. Điều 51. Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
4. Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty. Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
6. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Điều 68. Tăng, giảm vốn điều lệ
...
3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này. Điều 69. Điều kiện để chia lợi nhuận
Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận. Điều 71. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên của công ty có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
b) Trung thành với lợi ích của công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng tiền lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
3. Thông báo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bằng văn bản và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp mà họ làm chủ, có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối.
4. Thông báo quy định tại khoản 3 Điều này phải được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh hoặc có thay đổi liên quan. Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này và các hợp đồng, giao dịch của họ với công ty. Danh sách này phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty. Thành viên, người quản lý, Kiểm soát viên của công ty và người đại diện theo ủy quyền của họ có quyền xem, trích lục và sao một phần hoặc toàn bộ nội dung thông tin quy định tại khoản 3 Điều này trong giờ làm việc theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Điều 109. Công bố thông tin định kỳ
1. Công ty phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây:
a) Thông tin cơ bản về công ty và Điều lệ công ty;
...
c) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có);
...
đ) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm;
...
g) Báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức công ty.
...
Điều 110. Công bố thông tin bất thường
1. Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Tài khoản của công ty bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
b) Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
c) Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
d) Thay đổi thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
đ) Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý doanh nghiệp;
e) Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
g) Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;
h) Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 128. Chào bán trái phiếu riêng lẻ
1. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, các tổ chức khác và chào bán trái phiếu ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là chào bán không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau:
a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ;
b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiểu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác.
3. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;
b) Có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán;
c) Bảo đảm điều kiện về tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật;
d) Điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 129. Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ
1. Công ty quyết định phương án chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật này.
2. Công ty công bố thông tin trước mỗi đợt chào bán cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và thông báo đợt chào bán cho sở giao dịch chứng khoán ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt chào bán trái phiếu.
3. Công ty công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư đã mua trái phiếu và thông báo kết quả đợt chào bán đến sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán trái phiếu.
4. Trái phiếu phát hành riêng lẻ được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ quy định tại khoản 2 Điều 128 của Luật này, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, phán quyết của Trọng tài có hiệu lực hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.
5. Căn cứ quy định của Luật này và Luật Chứng khoán, Chính phủ quy định chi tiết về loại trái phiếu, hồ sơ, trình tự, thủ tục phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ; công bố thông tin; phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Điều 65. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
2. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 168 và Điều 169 của Luật này.
3. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được thực hiện tương ứng theo quy định tại các điều 106, 170, 171, 172, 173 và 174 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 56. Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời làm Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên. Điều 57. Triệu tập họp Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của Luật này. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người triệu tập họp chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu họp, triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên. Thành viên có quyền kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp bằng văn bản. Kiến nghị phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên kiến nghị hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ;
b) Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
c) Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;
d) Lý do kiến nghị.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người triệu tập họp phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này và được gửi đến trụ sở chính của công ty chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng thành viên; trường hợp kiến nghị được trình ngay trước khi bắt đầu họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp tán thành.
4. Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp.
5. Chương trình và tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua chiến lược phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định.
6. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bằng văn bản và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên yêu cầu;
b) Lý do yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên và vấn đề cần giải quyết;
c) Dự kiến chương trình họp;
d) Họ, tên, chữ ký của từng thành viên yêu cầu hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ.
7. Trường hợp yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên không có đủ nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này thì Chủ tịch Hội đồng thành viên phải thông báo bằng văn bản về việc không triệu tập họp Hội đồng thành viên cho thành viên, nhóm thành viên có liên quan biết trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong các trường hợp khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên phải triệu tập họp Hội đồng thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
8. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định tại khoản 7 Điều này thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với công ty và thành viên công ty có liên quan. Điều 60. Biên bản họp Hội đồng thành viên
...
2. Biên bản họp Hội đồng thành viên phải thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;
b) Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không dự họp;
c) Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
d) Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;
đ) Các quyết định được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng;
e) Họ, tên, chữ ký và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có);
*Điểm e khoản 2 Điều 60 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
e) Họ, tên và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có);*
g) Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 77. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
...
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty. Điều 202. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
1. Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.
3. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi. Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 93. Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Không phải là người quản lý doanh nghiệp thành viên.
5. Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
6. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
7. Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Điều 94. Miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 93 của Luật này;
b) Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận bằng văn bản;
c) Có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu;
d) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao;
đ) Không đủ sức khỏe hoặc không còn uy tín để giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên.
2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị cách chức trong trường hợp sau đây:
a) Công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận;
b) Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm hoặc cách chức Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế. Điều 93. Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Không phải là người quản lý doanh nghiệp thành viên.
5. Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
6. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
7. Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 94. Miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 93 của Luật này;
b) Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận bằng văn bản;
c) Có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu;
d) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao;
đ) Không đủ sức khỏe hoặc không còn uy tín để giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên.
2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị cách chức trong trường hợp sau đây:
a) Công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận;
b) Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm hoặc cách chức Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế. Điều 92. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
c) Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty;
d) Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty;
đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Điều 97. Trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên
1. Tuân thủ Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty và quy định của pháp luật.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty và Nhà nước.
3. Trung thành với lợi ích của công ty và Nhà nước; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được tập hợp và lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
5. Chấp hành nghị quyết Hội đồng thành viên.
6. Chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
7. Trường hợp thành viên Hội đồng thành viên phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên khác có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu thành viên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 101. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Điều 97. Trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên
1. Tuân thủ Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty và quy định của pháp luật.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty và Nhà nước.
3. Trung thành với lợi ích của công ty và Nhà nước; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được tập hợp và lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
5. Chấp hành nghị quyết Hội đồng thành viên.
6. Chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
7. Trường hợp thành viên Hội đồng thành viên phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên khác có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu thành viên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.
...
Điều 100. Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty;
b) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;
c) Quyết định các công việc hằng ngày của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chấp thuận;
đ) Bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người quản lý công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký kết hợp đồng, giao dịch nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Lập và trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh; báo cáo tài chính;
h) Kiến nghị phân bổ và sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
i) Tuyển dụng lao động;
k) Kiến nghị phương án tổ chức lại công ty;
l) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
3. Công ty có một hoặc một số Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc. Số lượng, thẩm quyền bổ nhiệm Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty. Quyền và nghĩa vụ của Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động. Điều 103. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
2. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
b) Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
c) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;
d) Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
...
3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
...
Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Điều 132. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Điều 133. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức để bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông bán cổ phần của họ cho công ty;
b) Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Văn bản đồng ý bán cổ phần phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần đồng ý bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần trong thời hạn nêu trên. Điều 113. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
3. Trường hợp sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
c) Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành cổ đông của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán việc mua cổ phần và những thông tin về cổ đông quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi vào sổ đăng ký cổ đông. Điều 122. Sổ đăng ký cổ đông
...
2. Sổ đăng ký cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
...
b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần. Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
...
3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
...
Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
...
6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Điều 114. Các loại cổ phần
...
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
...
Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
...
6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 117. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức
1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền sau đây:
a) Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
c) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này.
Điều 118. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại
1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật này. Điều 122. Sổ đăng ký cổ đông
...
2. Sổ đăng ký cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần. Điều 122. Sổ đăng ký cổ đông
...
2. Sổ đăng ký cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần. Điều 124. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
...
2. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như sau:
a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;
b) Thông báo phải gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác. Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
...
3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. Điều 122. Sổ đăng ký cổ đông
...
2. Sổ đăng ký cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần. Điều 128. Chào bán trái phiếu riêng lẻ
...
2. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là chào bán không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau:
a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ;
b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiểu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác. Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
*Khoản 1 Điều 148 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.*
2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
*Khoản 2 Điều 148 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.*
3. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
5. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Điều 132. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Điều 133. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức để bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông bán cổ phần của họ cho công ty;
b) Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Văn bản đồng ý bán cổ phần phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần đồng ý bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần trong thời hạn nêu trên. Điều 132. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Điều 133. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức để bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông bán cổ phần của họ cho công ty;
b) Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Văn bản đồng ý bán cổ phần phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần đồng ý bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần trong thời hạn nêu trên. Điều 112. Vốn của công ty cổ phần
...
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua. Điều 123. Chào bán cổ phần
1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.
2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;
c) Chào bán cổ phần ra công chúng.
3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Điều 124. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
1. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.
2. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như sau:
a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;
b) Thông báo phải gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.
3. Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công ty và người khác với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
4. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
5. Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phát hành và giao cổ phiếu cho người mua; trường hợp không giao cổ phiếu, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.
Điều 125. Chào bán cổ phần riêng lẻ
1. Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
b) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
2. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định sau đây:
a) Công ty quyết định phương án chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định của Luật này;
b) Cổ đông của công ty thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 124 của Luật này, trừ trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;
c) Trường hợp cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không mua hết thì số cổ phần còn lại được bán cho người khác theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với điều kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác.
3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần chào bán theo quy định tại Điều này phải làm thủ tục về mua cổ phần theo quy định của Luật Đầu tư. Điều 134. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại
1. Công ty chỉ được thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Điều 135. Trả cổ tức
1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;
đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức;
e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
5. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.
6. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức. Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông
...
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông
...
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông
...
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 142. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
3. Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ được từ chối kiến nghị nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kiến nghị được gửi đến không đúng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
4. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Điều 147. Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
...
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty;
b) Định hướng phát triển công ty;
c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Tổ chức lại, giải thể công ty. Điều 141. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
1. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn.
2. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông. Điều 143. Mời họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.
2. Thông báo mời họp được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;
b) Phiếu biểu quyết.
4. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu. Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông
...
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 152. Hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
...
2. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 151. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
1. Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này;
2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Điều 133. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường; Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|