ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 57/KH-UBND
|
Thanh Hoá, ngày
19 tháng 3 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHO CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THANH HÓA NĂM 2021
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT
ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân
lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của
Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư
số 49/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị quyết số
64/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định chế
độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thanh Hóa và Nghị quyết số 332/NQ-HĐND ngày
06/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân bổ ngân sách địa phương năm
2021 tỉnh Thanh Hóa.
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và
Đầu tư tại Công văn số 235/SKHĐT- ĐKKD ngày 03/3/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch
đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tỉnh Thanh Hóa năm 2021, với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đào tạo khởi sự kinh doanh nhằm
cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về khởi sự kinh doanh, thành lập doanh
nghiệp, khuyến khích ham muốn thành lập doanh nghiệp, khát vọng làm giàu chính
đáng trong Nhân dân.
- Đào tạo quản trị kinh doanh
và đào tạo quản trị kinh doanh chuyên sâu, cung cấp kiến thức về quản trị kinh
doanh nhằm nâng cao kỹ năng vận hành, quản lý doanh nghiệp, trình độ quản trị sản
xuất, kinh doanh.
- Phấn đấu năm 2021 thành lập mới
3.000 doanh nghiệp trở lên.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ hình thức, đối tượng,
nội dung, thời gian, địa điểm, chương trình đào tạo; phân công trách nhiệm cụ
thể cho các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện
kế hoạch, làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình và báo cáo kết quả
thực hiện.
- Thông qua các lớp đào tạo để
cung cấp và trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về khởi sự kinh doanh,
quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh chuyên sâu; các quy định của pháp luật
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi
từ hộ kinh doanh của Trung ương và của tỉnh mới ban hành để các học viên kịp thời
nắm bắt.
II. NỘI DUNG
CỤ THỂ CỦA KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu
Năm 2021, tổ chức đào tạo 154 lớp
cho 14.580 lượt học viên, trong đó:
- Tổ chức 60 lớp đào tạo khởi sự
kinh doanh cho khoảng 6.000 lượt học viên, tối thiểu 100 học viên/lớp (Chi
tiết có Phụ lục số 01 kèm theo).
- Tổ chức 80 lớp đào tạo quản
trị kinh doanh cho khoảng 8.000 lượt học viên, tối thiểu 100 học viên/lớp (Chi
tiết có Phụ lục số 02 kèm theo).
- Tổ chức 10 lớp đào tạo quản
trị kinh doanh chuyên sâu cho khoảng 500 lượt học viên, tối thiểu 50 học viên/lớp.
- Tổ chức 4 lớp đào tạo trực tiếp
tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến cho khoảng 80 học
viên, tối thiểu 20 học viên/lớp.
2. Đào tạo
khởi sự kinh doanh
a) Đối tượng đào tạo: Theo
quy định tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, gồm: người lao động của doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộ
kinh doanh, doanh nghiệp mới thành lập trong 2 năm, đáp ứng các tiêu chí theo
quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Địa điểm tổ chức đào tạo:
Tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố (nơi có đủ điều kiện theo quy
định).
c) Thời gian đào tạo: Mỗi
lớp đào tạo tổ chức trong 02 ngày.
d) Hình thức đào tạo: Đào
tạo tập trung.
e) Chuyên đề đào tạo: Lựa
chọn một hoặc một số chuyên đề đào tạo theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 1 Ban hành
kèm theo Thông tư số 05/2019/TT- BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
f) Đội ngũ giảng viên, giáo
viên: Giảng viên, giáo viên được lựa chọn để đào tạo khởi sự kinh doanh là
người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, giảng viên
chính có uy tín và nhiều kinh nghiệm giảng dạy về khởi sự kinh doanh; lãnh đạo
các sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân thành đạt.
g) Phân công nhiệm vụ
- UBND các huyện, thị
xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, hiệp hội doanh nghiệp
và các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, lập danh sách học viên tham dự lớp
đào tạo theo đối tượng quy định tại Điểm a Mục này, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu
tư để tổng hợp và tổ chức lớp học.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ
quan quản lý đào tạo; có trách nhiệm tổ chức lựa chọn cơ sở đào tạo đáp ứng đủ
các điều kiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật hoặc trực tiếp tổ chức
các lớp đào tạo; phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và
đơn vị có liên quan, kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo.
3. Đào tạo
quản trị kinh doanh
a) Đối tượng đào tạo: Theo
quy định tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, gồm: người lao động của doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí theo
quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Địa điểm tổ chức đào tạo:
Tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố (nơi có đủ điều kiện theo quy
định).
c) Thời gian đào tạo: Mỗi
lớp đào tạo được tổ chức trong 02 ngày, trong đó có 1/2 ngày thực tế tại doanh
nghiệp.
d) Hình thức đào tạo: Đào
tạo tập trung.
e) Chuyên đề đào tạo: Lựa
chọn một hoặc một số chuyên đề đào tạo theo quy định tại Mục 2, Phụ lục 1 Ban
hành kèm theo Thông tư số 05/2019/TT- BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
f) Đội ngũ giảng viên, giáo
viên: Giảng viên, giáo viên được lựa chọn để đào tạo quản trị kinh doanh là
người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, giảng viên
chính có uy tín và nhiều kinh nghiệm giảng dạy về quản trị kinh doanh; lãnh đạo
các sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân thành đạt.
g) Phân công nhiệm vụ
- UBND các huyện, thị
xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, hiệp hội doanh nghiệp
và các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, lập danh sách học viên tham dự lớp
đào tạo theo đối tượng quy định tại Điểm a Mục này, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu
tư để tổng hợp và tổ chức lớp học.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ
quan quản lý đào tạo; có trách nhiệm tổ chức lựa chọn cơ sở đào tạo đáp ứng đủ
các điều kiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật hoặc trực tiếp tổ chức
các lớp đào tạo; phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và
đơn vị có liên quan, kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo.
4. Đào tạo
quản trị kinh doanh chuyên sâu
a) Đối tượng đào tạo: Theo
quy định tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, gồm: cán bộ quản lý của doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí
theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Địa điểm tổ chức đào tạo:
Tại thành phố Thanh Hóa (nơi có đủ điều kiện theo quy định).
c) Thời gian đào tạo: Mỗi
lớp đào tạo được tổ chức trong 07 ngày, trong đó có 1/3 thời gian nghiên cứu
tình huống hoặc đi thực tế tại doanh nghiệp.
d) Hình thức đào tạo: Đào
tạo tập trung (có thể không liên tục).
e) Chuyên đề đào tạo: Lựa
chọn một hoặc một số chuyên đề đào tạo theo quy định tại Mục 3, Phụ lục 1 Ban
hành kèm theo Thông tư số 05/2019/TT- BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
f) Đội ngũ giảng viên, giáo
viên: Giảng viên, giáo viên được lựa chọn để đào tạo quản trị kinh doanh
chuyên sâu là người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ,
giảng viên chính có uy tín và nhiều kinh nghiệm giảng dạy các bộ môn, các
chuyên đề thuộc một trong các chuyên đề đào tạo theo Điểm e Mục này hoặc các
chuyên gia kinh tế, các doanh nhân thành đạt.
g) Phân công nhiệm vụ
- UBND các huyện, thị
xã, thành phố phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa
bàn quản lý, lập danh sách học viên tham dự lớp đào tạo theo đối tượng quy định
tại Điểm a Mục này, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và tổ chức lớp học.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ
quan quản lý đào tạo; có trách nhiệm tổ chức lựa chọn cơ sở đào tạo đáp ứng đủ
các điều kiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật hoặc trực tiếp tổ chức
các lớp đào tạo; phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và
đơn vị có liên quan, kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo.
5. Đào tạo
trực tiếp tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến
a) Đối tượng đào tạo: Theo
quy định tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, gồm: người lao động và cán bộ quản lý của doanh nghiệp, đáp
ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày
11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
b) Địa điểm tổ chức đào tạo:
Tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Thời gian đào tạo: Mỗi
lớp đào tạo được tổ chức trong 07 ngày, trong đó có 1/3 thời gian nghiên cứu
tình huống hoặc đi thực tế tại doanh nghiệp.
d) Hình thức đào tạo: Đào
tạo tập trung (có thể không liên tục).
e) Chuyên đề đào tạo: Lựa
chọn một hoặc một số chuyên đề đào tạo theo quy định tại Mục 4, Phụ lục 1 Ban
hành kèm theo Thông tư số 05/2019/TT- BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
f) Đội ngũ giảng viên, giáo
viên: Giảng viên, giáo viên được lựa chọn để đào tạo khởi sự kinh doanh là
người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, giảng viên
chính có uy tín và nhiều kinh nghiệm giảng dạy các bộ môn, các chuyên đề thuộc
một trong các chuyên đề đào tạo theo Điểm e Mục này hoặc các chuyên gia, các
doanh nhân thành đạt.
g) Phân công nhiệm vụ
- Các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh, lập danh sách học viên tham dự lớp đào tạo theo đối tượng quy định
tại Điểm a Mục này, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và tổ chức lớp học.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ
quan quản lý đào tạo; có trách nhiệm tổ chức lựa chọn cơ sở đào tạo đáp ứng đủ
các điều kiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật hoặc trực tiếp tổ chức
các lớp đào tạo; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát các lớp
đào tạo.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Mức hỗ trợ
- Chi đào tạo khởi sự kinh
doanh: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%.
- Chi đào tạo quản trị kinh
doanh: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%; riêng học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa
có trụ sở tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, học viên của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được hỗ trợ 100%.
- Chi đào tạo quản trị kinh
doanh chuyên sâu: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%.
- Chi đào tạo trực tiếp tại
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến: Ngân sách nhà nước hỗ
trợ 50%.
2. Nguồn vốn
- Nguồn kinh phí thực hiện
Chương trình phát triển doanh nghiệp và đào tạo khởi sự doanh nghiệp trong dự
toán chi thường xuyên đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Quyết định số
5399/QĐ-UBND ngày 19/12/2020 của UBND tỉnh.
- Đóng góp của học viên và huy
động hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
- Là cơ quan quản lý đào tạo,
có trách nhiệm lập dự toán chi tiết và kế hoạch đấu thầu, gửi Sở Tài chính thẩm
định.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu
cung cấp dịch vụ đào tạo theo đúng quy định hiện hành của pháp luật hoặc tự tổ
chức thực hiện; định kỳ, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.
- Cung cấp thông tin về tên, địa
chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, ngành nghề đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư để các sở,
ban, ngành, địa phương nắm bắt, tuyên truyền, tổ chức chiêu sinh học viên tham
gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.
- Tổng hợp, thanh quyết toán
kinh phí đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa năm 2021 thuộc nhiệm vụ của kế hoạch này theo đúng
quy định của pháp luật.
2. Sở Tài
chính
- Chủ trì, thẩm định dự toán
kinh phí đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh, kế hoạch lựa chọn
nhà thầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng (nếu có); cân đối nguồn vốn trong dự
toán ngân sách tỉnh năm 2021, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để thực hiện.
- Hướng dẫn các đơn vị có liên
quan về hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
3. UBND
các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở chỉ tiêu số lớp học,
số học viên tham gia các lớp đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh
tại kế hoạch này, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Hiệp hội Doanh
nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn, tổ chức chiêu sinh học viên tham gia lớp
đào tạo; lập danh sách và mời học viên tham dự lớp đào tạo khởi sự kinh doanh
và quản trị kinh doanh trên địa bàn, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tổ
chức lớp đào tạo; phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức cung
cấp dịch vụ đào tạo triển khai có hiệu quả các lớp đào tạo trên địa bàn; sau
khi kết thúc lớp đào tạo gửi báo cáo kết quả đào tạo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để
tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
- Thành lập Tổ giám sát để giám
sát, theo dõi các lớp đào tạo trên địa bàn đảm bảo học viên tham gia các lớp
đào tạo đúng số lượng, đối tượng, thành phần; chịu trách nhiệm về số lượng, đối
tượng học viên và số lớp, thời gian thực hiện theo kế hoạch này. Chủ động bố
trí kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, chiêu sinh học viên các
lớp đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh trên địa bàn, nhằm cung cấp
kiến thức, kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng vận hành, quản lý doanh nghiệp,
trình độ quản trị sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển
doanh nghiệp năm 2021 trên địa bàn.
4. Báo
Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Kế hoạch đào tạo khởi sự kinh doanh
và quản trị kinh doanh năm 2021 gắn với tuyên truyền về vị trí, vai trò của
doanh nghiệp, doanh nhân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên, cấp ủy, chính quyền các cấp và bản thân doanh nghiệp, doanh nhân về công
tác phát triển doanh nghiệp; dành nhiều thời lượng và bổ sung các chương trình,
chuyên mục về phát triển doanh nghiệp.
5. Các sở,
ngành, các tổ chức chính trị - xã hội: Tập trung tuyên truyền và
thực hiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số
39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhiệm vụ có liên quan được nêu trong kế
hoạch này.
6. Tổ chức
cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng
- Trên cơ sở hợp đồng đào tạo
ký với đơn vị quản lý đào tạo, tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo phải thành lập
Ban quản lý lớp đào tạo, xây dựng chương trình, kế hoạch, dự toán tổ chức từng
lớp đào tạo; trực tiếp triển khai thực hiện các lớp đào tạo theo chương trình,
kế hoạch đã được phê duyệt, không được thuê lại hoặc giao lại cho tổ chức cung
cấp dịch vụ khác thực hiện đào tạo, bồi dưỡng.
- Khi có yêu cầu kiểm tra của
cơ quan chức năng, tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo có trách nhiệm phối hợp với
đơn vị quản lý đào tạo cung cấp các thông tin, tài liệu theo yêu cầu và chịu
trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ cơ sở pháp lý của hồ sơ, chứng
từ theo quy định của pháp luật. Định kỳ, hàng tháng báo cáo đơn vị quản lý đào
tạo kết quả triển khai thực hiện.
7.
Đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nghiệp
các huyện, thị xã, thành phố; Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam tại Thanh Hóa, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ với Sở
Kế hoạch và Đầu tư và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức
chiêu sinh học viên tham gia các lớp đạo tạo theo kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh.
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Thanh Hóa, Đài PTTH tỉnh;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- VCCI Thanh Hóa;
- Lưu: VT, THKH.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thi
|
PHỤ LỤC 1:
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 19/03/2021 của UBND tỉnh)
Số TT
|
Đơn vị chiêu sinh
|
Số lớp đào tạo
|
Số học viên
|
Đối tượng đào tạo gồm: người
lao động của doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp mới
thành lập trong 2 năm, đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 6 Nghị
định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
|
|
Tổng cộng
|
60
|
6,000
|
6,000
|
1
|
Thành phố Thanh Hóa
|
19
|
1900
|
1900
|
2
|
Thị xã Bỉm Sơn
|
2
|
200
|
200
|
3
|
Huyện Đông Sơn
|
1
|
100
|
100
|
4
|
Huyện Thiệu Hóa
|
1
|
100
|
100
|
5
|
Huyện Thọ Xuân
|
3
|
300
|
300
|
6
|
Huyện Yên Định
|
2
|
200
|
200
|
7
|
Huyện Triệu Sơn
|
2
|
200
|
200
|
8
|
Huyện Vĩnh Lộc
|
1
|
100
|
100
|
9
|
Huyện Nông Cống
|
2
|
200
|
200
|
10
|
Huyện Hà Trung
|
1
|
100
|
100
|
11
|
Thành phố Sầm Sơn
|
3
|
300
|
300
|
12
|
Huyện Hoằng Hóa
|
3
|
300
|
300
|
13
|
Huyện Hậu Lộc
|
2
|
200
|
200
|
14
|
Huyện Nga Sơn
|
1
|
100
|
100
|
15
|
Huyện Quảng Xương
|
3
|
300
|
300
|
16
|
Thị xã Nghi Sơn
|
3
|
300
|
300
|
17
|
Huyện Thạch Thành
|
1
|
100
|
100
|
18
|
Huyện Cẩm Thủy
|
1
|
100
|
100
|
19
|
Huyện Bá Thước
|
1
|
100
|
100
|
20
|
Huyện Ngọc Lặc
|
1
|
100
|
100
|
21
|
Huyện Như Thanh
|
1
|
100
|
100
|
22
|
Huyện Như Xuân
|
1
|
100
|
100
|
23
|
Huyện Thường Xuân
|
1
|
100
|
100
|
24
|
Huyện Lang Chánh
|
1
|
100
|
100
|
25
|
Huyện Quan Hóa
|
1
|
100
|
100
|
26
|
Huyện Quan Sơn
|
1
|
100
|
100
|
27
|
Huyện Mường Lát
|
1
|
100
|
100
|
PHỤ LỤC 2:
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 19/03/2021 của UBND tỉnh)
Số TT
|
Đơn vị chiêu sinh
|
Số lớp bồi dưỡng
|
Học viên
|
Đối tượng bồi dưỡng gồm:
người lao động của doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều
6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
|
|
Tổng cộng
|
80
|
8,000
|
8,000
|
1
|
Thành phố Thanh Hóa
|
35
|
3.500
|
3.500
|
2
|
Thị xã Bỉm Sơn
|
2
|
200
|
200
|
3
|
Huyện Đông Sơn
|
2
|
200
|
200
|
4
|
Huyện Triệu Sơn
|
2
|
200
|
200
|
5
|
Huyện Thiệu Hóa
|
2
|
200
|
200
|
6
|
Huyện Thọ Xuân
|
2
|
200
|
200
|
7
|
Huyện Yên Định
|
2
|
200
|
200
|
8
|
Huyện Vĩnh Lộc
|
2
|
200
|
200
|
9
|
Huyện Nông Cống
|
2
|
200
|
200
|
10
|
Huyện Hà Trung
|
2
|
200
|
200
|
11
|
Thành phố Sầm Sơn
|
2
|
200
|
200
|
12
|
Huyện Hoằng Hóa
|
2
|
200
|
200
|
13
|
Huyện Hậu Lộc
|
2
|
200
|
200
|
14
|
Huyện Nga Sơn
|
2
|
200
|
200
|
15
|
Huyện Quảng Xương
|
2
|
200
|
200
|
16
|
Thị xã Nghi Sơn
|
2
|
200
|
200
|
17
|
Huyện Thạch Thành
|
2
|
200
|
200
|
18
|
Huyện Cẩm Thủy
|
2
|
200
|
200
|
19
|
Huyện Bá Thước
|
2
|
200
|
200
|
20
|
Huyện Ngọc Lặc
|
2
|
200
|
200
|
21
|
Huyện Như Thanh
|
1
|
100
|
100
|
22
|
Huyện Như Xuân
|
1
|
100
|
100
|
23
|
Huyện Thường Xuân
|
1
|
100
|
100
|
24
|
Huyện Lang Chánh
|
1
|
100
|
100
|
25
|
Huyện Quan Hóa
|
1
|
100
|
100
|
26
|
Huyện Quan Sơn
|
1
|
100
|
100
|
27
|
Huyện Mường Lát
|
1
|
100
|
100
|