TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 43/KH-CTK
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2020
(Theo Quyết định số 1193/QĐ-TCTK ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê)
Thực hiện Quyết định số
1193/QĐ-TCTK ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về
việc tổ chức điều tra doanh nghiệp năm 2020, Phương án điều tra doanh nghiệp
năm 2020 của Tổng cục Thống kê;
Thực hiện Quyết định số
5191/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh về việc giao nhiệm vụ Tổ chức rà soát và điều tra doanh nghiệp năm 2020
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí
Minh ban hành Kế hoạch điều tra doanh nghiệp năm 2020 với các nội dung cụ thể
như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU ĐIỀU TRA
1. Mục đích điều tra
- Thu thập các thông tin cơ bản
phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư
và các doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp);
- Tổng hợp các chỉ tiêu trong Hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, các chỉ tiêu trong báo cáo chính thức hàng
năm của ngành Thống kê;
- Tổng hợp và biên soạn ấn phẩm
chuyên đề về doanh nghiệp và Sách trắng doanh nghiệp năm 2021;
- Cập nhật cơ sở dữ liệu về
doanh nghiệp làm dàn mẫu cho các cuộc điều tra thống kê chọn mẫu hàng năm; điều
tra thường xuyên và các yêu cầu thống kê khác.
- Đánh giá thực trạng phát triển
của sản phẩm chủ lực và sản phẩm hỗ trợ thuộc ngành công nghiệp trong phát triển
kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Yêu cầu điều tra
Cuộc điều tra doanh nghiệp năm
2020 phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Công tác tổ chức, thu thập
thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu giữ thông tin phải được thực
hiện theo đúng yêu cầu của Phương án điều tra;
- Bảo đảm thu đầy đủ, chính
xác, kịp thời, không trùng lắp, bỏ sót các thông tin quy định trong Phương án
điều tra;
- Bảo mật thông tin thu thập từ
các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê.
II. ĐỐI TƯỢNG,
ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Đối tượng điều tra: bao
gồm các doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp;
Hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là hợp tác xã)
hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được
thành lập, chịu sự điều tiết bởi các Luật chuyên ngành như Luật Bảo hiểm, Luật
Chứng khoán, … hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm
01/01/2020.
- Các cơ sở/chi nhánh trực thuộc
doanh nghiệp trong năm có hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Đơn vị điều tra:
Đơn vị điều tra là doanh nghiệp
bao gồm:
(1) Doanh nghiệp không có cơ sở
trực thuộc đóng tại địa điểm khác (doanh nghiệp đơn): là doanh nghiệp chỉ có một
địa điểm cố định duy nhất để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh;
(2) Doanh nghiệp có cơ sở/chi
nhánh trực thuộc đóng tại địa điểm khác: là doanh nghiệp có trụ sở chính và ít
nhất một cơ sở trực thuộc đóng ở nơi khác, cụ thể:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp:
là nơi điều hành chung hoạt động của toàn doanh nghiệp. Trụ sở chính chỉ áp
dụng đối với doanh nghiệp có ít nhất 01 cơ sở trực thuộc đóng ở địa điểm khác;
- Cơ sở/chi nhánh trực thuộc:
là cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.
(3) Đối với tập đoàn, tổng công
ty:
- Đối với các tập đoàn, tổng
công ty không thuộc danh sách do Tổng cục điều tra (62 tập đoàn), thì Cục
Thống kê Thành phố sẽ tiến hành điều tra, đơn vị điều tra là: (1) văn phòng tập
đoàn, tổng công ty (báo cáo phần hoạt động của văn phòng tập đoàn, tổng công ty
và các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào văn phòng tập đoàn, tổng công ty) và (2)
các doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn, tổng công ty hạch toán kinh tế độc lập.
- Đối với các tập đoàn, tổng
công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con: Đơn vị điều tra là công
ty mẹ và các công ty thành viên là công ty con hạch toán kinh tế độc lập.
- Không điều tra đối với các
doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý.
3. Phạm vi điều tra: Bao
gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp thuộc đối
tượng điều tra có địa điểm đóng trên địa bàn Thành phố, hoạt động trong tất cả
các ngành quy định trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân VSIC 2018 (trừ
ngành O- Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội, quản lý nhà nước,
an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc; và ngành T- Hoạt động làm thuê các
công việc trong các gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu
dùng của hộ gia đình do đối tượng điều tra không phát sinh trong các ngành này).
III. THỜI ĐIỂM,
THỜI KỲ SỐ LIỆU, THỜI GIAN THU THẬP SỐ LIỆU
1. Thời điểm, thời kỳ số liệu
a) Các thông tin về lao động,
giá trị tài sản, nguồn vốn, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho: Thu thập
thông tin tại hai thời điểm 01/01/2019 và 31/12/2019.
b) Các thông tin theo thời kỳ gồm:
Kết quả sản xuất kinh doanh, sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh, thuế,…; là
số liệu chính thức của cả năm 2019.
2. Thời gian thu thập số liệu
Thời gian triển khai thu thập số
liệu: Từ ngày 01/4/2020 đến 30/5/2020
IV.NỘI DUNG
ĐIỀU TRA, PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Nội dung
điều tra
- Thông tin nhận dạng đơn vị điều
tra, bao gồm: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ, điện thoại, fax, email; Loại hình
doanh nghiệp; Ngành hoạt động SXKD.
- Thông tin về lao động và thu
nhập của người lao động, bao gồm: Lao động; thu nhập của người lao động.
- Các chỉ tiêu về sản xuất kinh
doanh, bao gồm: Kết quả sản xuất kinh doanh; hàng tồn kho; vốn đầu tư, năng lực
mới tăng.
- Thông tin về các cơ sở trực
thuộc doanh nghiệp, bao gồm: Tên cơ sở; ngành hoạt động SXKD; sản lượng/sản phẩm;
lao động; doanh thu.
- Ứng dụng công nghệ trong
doanh nghiệp, bao gồm: những loại công nghệ đã được ứng dụng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh; mức độ tiếp cận chuyên môn công nghệ 4.0 của doanh nghiệp;
doanh nghiệp đánh giá mức độ tác động của chuyên môn công nghệ và kỹ năng của
người lao động trong thời đại số.
2. Phiếu điều
tra
Cuộc điều tra năm 2020 sử
dụng 18 loại phiếu điều tra chính theo quy định của Trung ương, cụ thể gồm:
(1) Phiếu số 1A/ĐTDN-DN: Phiếu
thu thập thông tin đối với doanh nghiệp, HTX - Áp dụng chung cho các DN
nhà nước, DN ngoài nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã/liên hiệp
hợp tác xã được chọn vào mẫu điều tra;
(2) Phiếu số 1A.2/ĐTDN-CN: Kết
quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp - Áp dụng cho các DN
đơn/cơ sở có hoạt động công nghiệp;
(3) Phiếu số
1A.2m/ĐTDN-DVGC: Kết quả hoạt động dịch vụ gia công hàng hóa - Áp dụng
cho các DN có thực hiện hoạt động gia công, lắp ráp hàng hóa trực tiếp với nước
ngoài;
(4) Phiếu số 1A.3/ĐTDN-XD: Kết
quả hoạt động xây dựng - Áp dụng cho các DN đơn/cơ sở có hoạt động xây dựng;
(5) Phiếu số 1A.4/ĐTDN-TN: Kết
quả hoạt động thương nghiệp - Áp dụng cho các DN đơn/cơ sở có hoạt động:
bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;
(6) Phiếu số 1A.5.1/ĐTDN-VT:
Kết quả hoạt động vận tải, bưu chính, chuyển phát - Áp dụng cho các DN
đơn/cơ sở có hoạt động vận tải, bưu chính, chuyển phát;
(7) Phiếu số 1A.5.2/ĐTDN-KB:
Kết quả hoạt động kho bãi, bốc xếp, hỗ trợ vận tải - Áp dụng cho các DN
đơn/cơ sở có hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải;
(8) Phiếu số
1A.5.3/ĐTDN-LGT: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics - Áp dụng
cho các DN đơn/cơ sở có hoạt động dịch vụ logistics gồm: hoạt động lập kế hoạch,
tổ chức và hỗ trợ vận tải, kho bãi và phân phối hàng hóa;
(9) Phiếu số
1A.6.1/ĐTDN-LTAU: Kết quả hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống - Áp dụng
cho các DN đơn/cơ sở có hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống;
(10) Phiếu số
1A.6.2/ĐTDN-DL: Kết quả hoạt động dịch vụ du lịch lữ hành - Áp dụng cho
các DN đơn/cơ sở có hoạt động dịch vụ du lịch lữ hành và các hoạt động hỗ trợ
du lịch;
(11) Phiếu số
1A.7.1/ĐTDN-TC: Kết quả hoạt động dịch vụ tài chính và một số chỉ tiêu về tín dụng,
huy động vốn, lãi suất - Áp dụng cho các cơ sở thuộc các tổ chức tín dụng:
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân
dân, tổ chức tài chính vi mô.
(12) Phiếu số 1A.8/ĐTDN-BH:
Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm - Áp dụng cho
các DN đơn/cơ sở có hoạt động kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm;
(13) Phiếu số 1A.9.1/ĐTDN-BĐS:
Kết quả hoạt động kinh doanh bất động sản - Áp dụng cho các DN đơn/cơ sở
có hoạt động kinh doanh, tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền
sử dụng đất;
(14) Phiếu số
1A.9.2/ĐTDN-CNTT: Kết quả hoạt động lập trình máy tính, tư vấn và các hoạt động
dịch vụ khác liên quan đến máy tính - Áp dụng cho các DN đơn/cơ sở có hoạt
động thông tin truyền thông;
(15) Phiếu số
1A.9.3/ĐTDN-DVK: Kết quả hoạt động y tế, giáo dục và dịch vụ khác - Áp dụng
cho các DN đơn/cơ sở hoạt động y tế, giáo dục, chuyên môn khoa học công nghệ và
dịch vụ khác;
(16) Phiếu số
1A.10/ĐTDN-VĐT: Vốn đầu tư thực hiện - Áp dụng cho các DN có vốn đầu tư
thực hiện trong năm 2019;
(17) Phiếu số 1B/ĐTDN-DS:
Phiếu doanh nghiệp/HTX lập danh sách - Áp dụng cho các doanh nghiệp
ngoài nhà nước, hợp tác xã không thuộc mẫu điều tra phiếu 1A/ĐTDN-DN;
(18) Phiếu số 2/ĐTDN-CMCN:
Phiếu thu thập thông tin về ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp - Áp dụng
cho các DN được chọn mẫu điều tra;
Ngoài 18 loại Phiếu điều tra
do Trung ương quy định, trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2020, Cục Thống kê
Thành phố tổ chức điều tra thêm 5 loại phiếu theo yêu cầu của UBND Thành phố,
đó là:
(1) Phiếu 01/ĐTDN-CNC_
Áp dụng cho doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm công nghệ cao hoặc ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất sản phẩm.
(2) Phiếu 01/ĐTDN-SPCL_
Áp dụng cho doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra sản phẩm chủ lực.
(3) Phiếu 2.1/ĐTDN-CNHT_
Áp dụng cho doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra công nghiệp hỗ trợ.
(4) Phiếu 1E/ĐTDN_ Phiếu
điều tra Khoa học công nghệ (Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp công nghiệp).
(5) Phiếu 1G/ĐTDN_ Phiếu
điều tra Thương mại điện tử.
Các loại phiếu của Thành phố sẽ
thực hiện theo yêu cầu của Phương án riêng cho từng loại, đáp ứng yêu cầu tổng
hợp các chỉ tiêu phục vụ Địa phương.
V. CÁC
PHÂN LOẠI, DANH MỤC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA.
Cuộc điều tra doanh nghiệp năm
2020 sử dụng các bảng danh mục sau:
(1) Bảng phân ngành kinh tế: Áp
dụng Bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018 ban hành theo Quyết định số
27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời
điểm 31/12/2018 (VSIC 2018);
(2) Danh mục các đơn vị hành
chính: Áp dụng Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam năm 2007, ban hành
theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được
cập nhật đến thời điểm 31/12/2019;
(3) Danh mục các nước và vùng
lãnh thổ: Áp dụng Bảng danh mục các nước được ban hành trong tài liệu: “Các loại
danh mục áp dụng cho điều tra toàn bộ doanh nghiệp năm 2006”;
(4) Danh mục sản phẩm công nghiệp:
Phát triển trên cơ sở Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định
số 43/2018/QĐ-TTg ngày 10/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ;
(5) Danh mục công trình, hạng mục
công trình xây dựng và năng lực mới tăng: áp dụng Hệ thống ngành sản phẩm Việt
Nam ban theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 10/11/2018 của Thủ tướng Chính
phủ;
VI. LOẠI ĐIỀU
TRA VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1. Loại
điều tra
Cuộc điều tra doanh nghiệp năm
2020 được thực hiện theo phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn
mẫu.
1.1. Lập danh sách đơn vị
điều tra
- Danh sách các doanh nghiệp/cơ
sở đã thu được phiếu trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2019 (có tại Cục Thống
kê thành phố);
- Danh sách doanh nghiệp mới
thành lập trong năm 2019 đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (do Tổng cục
Thống kê cung cấp);
- Danh sách doanh nghiệp thuộc
đối tượng và phạm vi điều tra có được từ các nguồn thông tin khác.
1.2. Chọn đơn vị điều tra
a) Các doanh nghiệp sau
đây được chọn điều tra toàn bộ theo phiếu số 1A/ĐTDN-DN:
- Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
hoặc doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn
điều lệ;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài;
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước
có từ 100 lao động trở lên (riêng doanh nghiệp hoạt động ngành thương mại có từ
50 lao động trở lên);
- Các doanh nghiệp có hoạt động
SXKD chính trong các ngành: Lưu trú; vận tải (hàng không, đường biển và đường sắt);
- Doanh nghiệp có từ 2 cơ sở
trực thuộc trở lên, trong đó nếu có ít nhất 1 cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh,
thành phố khác với trụ sở chính của doanh nghiệp, thì tiến hành điều tra
phiếu 1A/ĐTDN;
- Doanh nghiệp thuộc đối tượng
thực hiện loại phiếu số 2/ĐTDN-CMCN do Tổng cục chọn mẫu gửi để thực hiện.
b) Điều tra chọn mẫu
doanh nghiệp thực hiện phiếu số 1A/ĐTDN-DN
Áp dụng các doanh nghiệp ngoài
nhà nước dưới 100 lao động.
(1) Lập dàn chọn mẫu:
Dàn chọn mẫu được lập dựa trên
danh sách các doanh nghiệp ngoài nhà nước có dưới 100 lao động (riêng doanh nghiệp
hoạt động ngành thương mại có dưới 50 lao động) có đến thời điểm 31/12/2019.
Dàn mẫu doanh nghiệp được lập theo quy mô lao động (dưới 10 lao động, từ 10-49
và từ 50-99 lao động) và theo các ngành kinh tế cấp 4; trong mỗi ngành kinh tế
thuộc dàn mẫu, các doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của chỉ tiêu
lao động thời điểm 31/12/2019.
(2) Chọn mẫu điều tra:
Mẫu chọn theo nguyên tắc đại diện
cho từng ngành kinh tế cấp 4 trên địa bàn của Thành phố.
- Đối với nhóm doanh nghiệp
ngoài nhà nước được chọn mẫu như sau:
- Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
có từ 50 đến 99 lao động: Chọn mẫu điều tra 50%.
- Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
có từ 10 đến 49 lao động: Chọn mẫu điều tra 10%.
- Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
dưới 10 lao động: Chọn mẫu điều tra 5%.
Mẫu chọn theo nguyên tắc đại diện
cho từng ngành kinh tế cấp 4 (VSIC 2007) theo địa bàn thành phố và theo phương
pháp ngẫu nhiên rải đều.
Danh sách mẫu các doanh
nghiệp điều tra theo phiếu 1A/ĐTDN-DN do Tổng cục Thống kê chọn và gửi về cho Cục
Thống kê để phân công điều tra.
Ngoài danh sách các doanh nghiệp
mẫu được phân công, trong quá trình điều tra nếu phát hiện những doanh nghiệp
trong danh sách thuộc đối tượng lập phiếu 1B/ĐTDN-DS nhưng có loại hình thuộc
doanh nghiệp Nhà nước; DN có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp có từ 2 chi
nhánh trở lên trong đó có 1 chi nhánh ngoài tỉnh hoặc có số lao động lớn từ
50 người đối với ngành Thương mại hoặc trên 100 người đối với ngành công nghiệp,
thì chuyển qua điều tra phiếu 1A/ĐTDN-DN và các phiếu chuyên ngành kèm theo.
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
không thuộc đối tượng điều tra phiếu 1A/ĐTDN-DN sẽ thu thập thông tin theo phiếu
số 1B/ĐTDN-DS.
c) Mẫu điều tra phiếu số
2/ĐTDN-CMCN
Mẫu doanh nghiệp được chọn điều
tra do Tổng cục chọn và gửi cho các đơn vị điều tra.
d). Chọn mẫu thay thế
trong trường hợp mất mẫu
Việc thay thế mẫu 1A/ĐTDN trong
cuộc điều tra này được bổ sung, thay thế ngay từ khâu rà soát, vì vậy đề nghị
Chi cục Thống kê các quận, huyện và các Phòng được giao rà soát phải tiến hành
thật đầy đủ và chính xác danh sách mẫu để kịp thời thay mẫu, trong đó lưu ý đến
tình trạng hoạt động, loại hình, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh và
quy mô doanh thu của doanh nghiệp.
+ Trường hợp Doanh nghiệp trong
năm không phát sinh doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh và thuế VAT; doanh
nghiệp đã giải thể, doanh nghiệp không đúng ngành chọn ban đầu, sai loại hình
doanh nghiệp. Khi đó sẽ không thực hiện điều tra phiếu số 1A/ĐTDN-DN mà chuyển
sang thực hiện phiếu 1B/ĐTDN-DS và quy ước đánh mã đang hoạt động. Đồng thời,
các đơn vị được giao rà soát phải đề xuất mẫu thay thế cho những doanh nghiệp
nêu trên theo đúng yêu cầu của Phương án (đảm bảo nguyên tắc chọn doanh nghiệp
cùng loại hình, cùng ngành hoạt động cấp 4 và quy mô doanh thu hoặc lao động gần
nhất với doanh nghiệp được thay thế, đồng thời lập danh sách báo về Tổ thường
trực điều tra doanh nghiệp Thành phố để tổng hợp báo cáo Trung ương.
+ Trường hợp các quận, huyện và
các Phòng nghiệp vụ được giao rà soát, nếu mẫu bị mất nhưng không còn doanh
nghiệp để thay thế, thì lập danh sách báo về Tổ Thường trực để tổng hợp xem xét
thay mẫu cho toàn thành phố để kịp thời triển khai thay thế mẫu điều tra cho
toàn Thành phố.
+ Trong trường hợp doanh nghiệp
phải thay mẫu phiếu số 1A/ĐTDN-DN nếu thuộc đối tượng thực hiện mẫu
2/ĐTDN-CMCN thì phải bổ sung điều tra phiếu 2/ĐTDN-CMCN.
Các trường hợp mất mẫu và thay
mẫu, yêu cầu các đơn vị lập danh sách các doanh nghiệp thay thế mẫu gửi về Cục
Thống kê trước ngày 20/03/2020 (theo mẫu đính kèm).
1.3. Rà soát danh sách
doanh nghiệp.
Căn cứ vào danh sách do Tổng cục
Thống kê gửi và danh sách nguồn của Cục Thuế Thành phố, Cục Thống kê có trách
nhiệm thành lập Tổ rà soát doanh nghiệp để rà soát danh sách toàn bộ các doanh
nghiệp của Thành phố; trong đó lưu ý tập trung rà soát kỹ số doanh nghiệp mới
thành lập năm 2019 và số doanh nghiệp thuộc mẫu 1A/ĐTDN-DN để kịp thời thay thế
mẫu trước khi triển khai điều tra. Chỉ tiêu rà soát bao gồm Tên doanh nghiệp,
mã số thuế, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh, tình trạng hoạt
động, doanh thu/chi phí… để làm cơ sở xác định đối tượng điều tra năm 2020 và để
phục vụ cho quy trình thực hiện phiếu điều tra Web-form (Phiếu điều tra trực
tuyến).
2. Phương
pháp thu thập số liệu
+ Đối với những doanh nghiệp
thuộc mẫu 1A/ĐTDN-DN.
Doanh nghiệp tự cung cấp thông
tin trên Trang thông tin điện tử của Điều tra doanh nghiệp; mỗi doanh nghiệp sẽ
được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập và tự cung cấp thông tin vào phiếu
web - form trên Trang thông tin điện tử của Thông tin doanh nghiệp .
+ Đối với những doanh nghiệp
thực hiện phiếu 1B/ĐTDN-DS
Áp dụng các hình thức thu thập
thông tin sau:
- Doanh nghiệp tự cung cấp
thông tin trên Trang thông tin điện tử của Thông tin doanh nghiệp; mỗi doanh nghiệp
sẽ được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập và tự cung cấp thông tin vào phiếu
web - form.
- Điều tra viên phỏng vấn trực
tiếp doanh nghiệp về nội dung điều tra và ghi vào phiếu điều tra hoặc thu thập
thông tin bằng các hình thức khác như: Hướng dẫn doanh nghiệp để lấy thông tin
qua Email, điện thoại trực tiếp thu thập các thông tin để ghi vào phiếu điều
tra theo mẫu quy định,...
VII. KẾ HOẠCH
TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA
1. Chuẩn
bị điều tra: Thời gian thực hiện từ tháng ngày 15/12/2019 đến
15/3/2020 gồm các công việc sau:
a. Ra quyết định giao nhiệm vụ
Tổ chức rà soát và điều tra doanh nghiệp; thành lập Tổ Thường trực chỉ đạo điều
tra doanh nghiệp năm 2020;
b. Xây dựng kế hoạch điều tra;
c. Thành thành lập Tổ rà soát
danh sách doanh nghiệp giữa Cục Thống kê với Cục Thuế và Sở Kế hoạch & Đầu
tư;
d) Phân công danh sách để tiến
hành rà soát cho các Phòng thuộc cơ quan Cục Thống kê và Chi cục Thống kê 24 quận,
huyện;
e) Tiến hành rà soát danh sách
doanh nghiệp tại địa bàn đối với phiếu 1A.
g) Tham gia tập huấn Phương án
điều tra theo Kế hoạch của Tổng cục Thống kê.
h) Xây dựng nội dung Tuyên truyền
về điều tra doanh nghiệp trên trang web của Cục Thống kê Thành phố và Phối hợp
với cơ quan Thuế cùng các Báo, Đài để tuyên truyền công tác điều tra đến các
doanh nghiệp.
2. Phân
công điều tra:
a) Các Phòng thuộc cơ quan Cục
Thống kê: Chịu trách nhiệm đôn đốc và trực tiếp điều tra các doanh nghiệp
sau đây:
+ Khu vực doanh nghiệp nhà
nước bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên 100% vốn nhà nước; Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên có vốn nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ.
+ Khu vực doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài bao gồm:
Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài; Doanh nghiệp và các Tổ chức khác liên doanh với nước ngoài.
+ Khu vực doanh nghiệp ngoài
nhà nước thuộc mẫu điều tra hàng tháng hoặc hàng quý do các phòng thuộc cơ quan
Cục đang quản lý sẽ do các Phòng thuộc cơ quan Cục Thống kê điều tra.
- Một số trường hợp khác:
+ Các doanh nghiệp thuộc ngành
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm như: Ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng
khoán, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảo hiểm và môi giới bảo hiểm thuộc mẫu
phiếu 1A/ĐTDN sẽ do Phòng Thống kê Tổng hợp thực hiện điều tra (trừ doanh
nghiệp hoạt động cầm đồ sẽ được thực hiện điều tra theo danh sách phân công
đúng theo quy định của Phương án).
+ Các doanh nghiệp nhà nước và
ngoài nhà nước nhưng hiện đang hoạt động ở Khu công nghiệp, Cụm Công nghiệp,
Khu Chế xuất và Khu công nghệ cao do Phòng Thống kê Công nghiệp - Xây dựng thực
hiện; doanh nghiệp trong Khu phần mềm Quang Trung do Phòng Thống kê Thương mại
thực hiện; Khu nông nghiệp công nghệ cao do Phòng Thống kê Nông nghiệp thực hiện;
+ Liên hiệp hợp tác xã:
Co.opmart, Satra và các Co.opmart trực thuộc Hợp tác xã sẽ do Phòng Thống kê
Thương Mại tổ chức thu phiếu điều tra.
+ Các doanh nghiệp được chọn mẫu
điều tra sản phẩm chủ lực sẽ do Phòng Thống kê Công nghiệp - Xây dựng điều tra.
Ngoài các mẫu 1A/ĐTDN đã giao
cho các Phòng phụ trách điều tra, Cục Thống kê giao cho Đoàn Thanh niên cơ quan
Cục Thống kê tiến hành điều tra 200 doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và những doanh nghiệp có quy mô lớn (không thuộc mẫu
hàng tháng của các Phòng đang quản lý) để thu thập thông tin, hoặc đôn đốc
các doanh nghiệp điền thông tin vào bảng hỏi đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng
theo yêu cầu của Phương án.
b) Chi cục Thống kê quận,
huyện: chịu trách nhiệm điều tra và đôn đốc các doanh nghiệp trả lời phiếu
đối với các doanh nghiệp sau đây:
+ Khu vực tập thể bao gồm: Hợp
tác xã;
+ Khu vực doanh nghiệp ngoài
nhà nước bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty cổ phần không
có vốn nhà nước; Công ty TNHH tư nhân (không có vốn nhà nước) và những doanh
nghiệp thuộc mẫu hàng tháng hoặc hàng quý hiện đang giao cho các Chi cục điều
tra.
c) Một số quy định chung
trong quá trình điều tra.
Trong thời gian triển khai điều
tra, nếu doanh nghiệp đến nộp báo cáo tài chính hoặc liên hệ với các Phòng hoặc
Chi cục Thống kê các quận, huyện để đăng ký kê khai thông tin cho cuộc điều tra
trên trang web, thì các Phòng hoặc Chi cục Thống kê đó có trách nhiệm hướng dẫn
để doanh nghiệp kê khai đúng theo quy định.
3. Triển
khai tập huấn công tác rà soát và tổ chức điều tra:
Thời gian thực hiện từ
13/02/2020 đến 30/5/2020, gồm các công việc:
a) Cục Thống kê và các Chi cục
tuyển chọn điều tra viên, giám sát viên theo tiêu chuẩn quy định;
b) Xây dựng quy trình cấp và quản
lý tài khoản, User đăng nhập; nội dung hướng dẫn truy cập, sử dụng bảng hỏi trực
tuyến trên trang điện tử cho điều tra viên và các doanh nghiệp khai báo thông
tin trực tuyến trên trang tác nghiệp thống kê doanh nghiệp do Tổng cục thiết kế;
c) Mở lớp tập huấn nghiệp vụ
cho các quận, huyện; giám sát viên cấp tỉnh, cấp huyện và điều tra viên là công
chức của ngành Thống kê (Thời gian tập huấn là 02 ngày, kể từ 13/02 -
14/02/2020).
d) Các Phòng và Chi cục Thống
kê hướng dẫn cho điều tra viên, kế toán các doanh nghiệp về nội dung và phương
pháp điền thông tin vào bảng hỏi trên trang Web theo đúng yêu cầu của Phương án
điều tra (thời gian mở lớp từ 20/3 đến 30/3/2020).
e) Triển khai thu thập thông
tin tại các đơn vị điều tra mẫu và Lập danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng
điều tra Phiếu 1B/ĐTDN-DS: Thời gian thực hiện từ 01/4/2020 đến 30/5/2020;
g) Đối với những doanh nghiệp
thực hiện phiếu 1B/ĐTDN-DS áp dụng hình thức thu thập thông tin qua điện thoại,
Email,…; thì mật khẩu đăng nhập sẽ được cấp cho cán bộ có liên quan tới điều
tra doanh nghiệp cấp Cục và Chi cục để thực hiện đăng nhập vào chương trình điều
tra doanh nghiệp chung trên trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng
cục theo đúng quy định.
4. Chỉnh
lý, đánh mã, nghiệm thu, hoàn thiện và xử lý số liệu.
Thời gian thực hiện từ
01/6/2020 đến 01/8/2020, gồm các công việc:
- Các Phòng thuộc cơ quan Cục
và Chi cục Thống kê quận, huyện có trách nhiệm chủ động đôn đốc tiến độ và kiểm
tra các thông tin ngay từ khi tiến hành thu thập thông tin trên hệ thống mạng
(bắt đầu từ ngày 01/4/2020), đồng thời hoàn chỉnh toàn bộ nội dung, số phiếu điều
tra đã thu được theo danh sách phân công; gửi báo cáo giải trình những lỗi cảnh
báo về Tổ Thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp - Cục Thống kê trước ngày
15/6/2020.
- Thành viên Tổ thường trực Chỉ
đạo điều tra doanh nghiệp, giám sát viên Thành phố và các Phòng thuộc cơ quan Cục
được phân công giám sát chịu trách nhiệm kiểm tra dữ liệu của quận, huyện theo
danh sách được phân công; phối hợp với Chi cục để bổ sung, hoàn thiện các thông
tin còn lỗi và chịu trách nhiệm cuối cùng đến khi kết thúc công tác tổng hợp kết
quả điều tra (danh sách giám sát viên đính kèm theo Kế hoạch này).
5. Hoàn thiện
và xử lý số liệu sau nghiệm thu.
Các Phòng Thống kê: Công nghiệp
- Xây dựng; Thương Mại; Tổng hợp; Nông nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra, đối
chiếu kết quả điều tra doanh nghiệp qua các năm theo từng chuyên ngành, đồng thời
bổ sung, hoàn thiện toàn bộ số liệu và giải trình những lỗi còn sai, sót theo từng
ngành, lĩnh vực (nếu có) theo yêu cầu của Trung ương.
6. Tổng hợp,
phân tích và phổ biến kết quả điều tra:
- Phòng Thống kê Công nghiệp chủ
trì phối hợp với Bộ phận Công nghệ Thông tin để khai thác, tổng hợp và phân
tích kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn.
- Công bố bộ chỉ tiêu phát triển
doanh nghiệp.
- Biên soạn sách trắng doanh
nghiệp Thành phố năm 2021 (dự kiến cuối quý I năm 2021)
c. Phổ biến kết quả tổng hợp
nhanh điều tra doanh nghiệp: Tháng 12/2019.
VIII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Cấp Thành phố: Căn cứ
vào Quyết định giao nhiệm vụ điều tra của UBND Thành phố, Cục Thống kê có trách
nhiệm thành lập Tổ thường trực chỉ đạo rà soát và điều tra doanh nghiệp cấp
Thành phố để chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc điều tra, nhằm đảm bảo đúng theo
yêu cầu của Phương án điều tra.
(1) Cục Thống kê: Chủ trì phối
hợp với các thành viên trong Tổ Thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp Thành
phố, tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát công tác điều tra đúng
theo quy định của Phương án.
(2) Chủ trì và phối hợp Cục Thuế
và Sở Kế hoạch & Đầu tư rà soát số lượng doanh nghiệp theo đối tượng, đơn vị
điều tra bao gồm: doanh nghiệp và đơn vị cơ sở trực thuộc doanh nghiệp có trước
thời điểm 01/01/2020, đồng thời đối chiếu, rà soát số lượng doanh nghiệp theo
yêu cầu của Phương án.
(3) Xây dựng Kế hoạch Thanh
tra, kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng và hướng dẫn, triển khai thực hiện
việc kiểm tra, giám sát, thanh tra các hoạt động của cuộc Điều tra trình Lãnh đạo
Cục Thống kê phê duyệt.
(4) Các thành viên trong Tổ Thường
trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp, các giám sát viên được phân công có trách
nhiệm phối hợp với Chi cục Thống kê các quận huyện để triển khai và hướng dẫn
cho điều tra viên, doanh nghiệp trong việc kiểm tra logic của tất cả các phiếu;
đối chiếu số cơ sở/chi nhánh phụ thuộc đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng
thông tin theo yêu cầu.
(5) Cục Thống kê phối hợp với
Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu Chế xuất; Khu Công nghệ cao; Khu Phần mềm
Quang Trung và các Cụm Công nghiệp để triển khai và đôn đốc việc kê khai phiếu
điều tra đúng thời gian quy định.
2. Cấp quận, huyện:
2.1. Chủ tịch UBND 24 quận, huyện
chỉ đạo Chi cục Thuế; Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch và các phòng,
ban chức năng phối hợp với Chi cục Thống kê để triển khai công tác rà soát, điều
tra doanh nghiệp trên địa bàn theo đúng Phương án điều tra và hướng dẫn của Tổ
Thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp Thành phố.
2.2. Chi cục trưởng Chi cục Thống
kê chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thống kê thành phố trong triển khai thực
hiện cuộc điều tra theo Phương án quy định, đảm bảo chất lượng thông tin thu thập,
quản lý và sử dụng kinh phí điều tra đúng chế độ, hiệu quả.
10. Kinh phí điều tra
Tổng cục Thống kê cấp kinh phí
bảo đảm yêu cầu khối lượng công việc theo Phương án điều tra của Trung ương.
Đối với phần việc do yêu cầu của
từng Sở, ngành thuộc UBND Thành phố, thì nguồn kinh phí điều tra sẽ do UBND
Thành phố cấp, đảm bảo cho công tác rà soát danh sách doanh nghiệp và điều tra
các chỉ tiêu Thống kê bổ sung phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành của Thành phố.
Việc quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí điều tra được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày
30/6/2016 của Bộ Tài chính và hướng dẫn thực hiện quyết toán kinh phí điều tra
năm 2019 của Tổng cục Thống kê.
Cục Thống kê có trách nhiệm quản
lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được cấp để thực hiện tốt cuộc
điều tra theo phương án quy định./.
Nơi nhận:
- TCTK (Tổ Thường trực TW để bc)
- Chủ tịch UBND Thành phố và các Phó chủ tịch;
- Lãnh đạo Cục Thống kê,
- UBND các quận, huyện;
- Các phòng và CCTK các quận, huyện;
- Đoàn TNSCHCM Cục Thống kê;
- Lưu: PCN, TCHC.
|
KT.CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Võ Thanh Sang
|
KẾ HOẠCH
PHÂN CÔNG CHI TIẾT THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP
NĂM 2020
(Theo Kế hoạch số: 43/ĐTDN-KH ngày 10/02/2020 của Cục Thống kê thành phố Hồ
Chí Minh).
Thời gian
|
Nội Dung
|
Đơn vị/người thực hiện
|
Đơn vị/người phối hợp
|
Từ 01/12- 25/02
|
Bước 1: Chuẩn bị điều tra
|
|
|
Từ 01/12 đến 05/12
|
- Dự thảo Quyết định của UBND
thành phố và Kế hoạch điều tra doanh nghiệp
|
Nguyễn Chí Cương
|
Phòng TCHC
|
Từ 10/12 đến 12/12
|
- Dự thảo Kế hoạch rà soát,
điều tra doanh nghiệp và Kế hoạch phân công giám sát
|
Nguyễn Chí Cương
|
Phòng TCHC
|
Từ 12/12 đến 15/12
|
Dự thảo nội dung hướng dẫn
công tác rà soát doanh nghiệp
|
Nguyễn Chí Cương
|
|
Từ 16/12 đến 17/12
|
Hội thảo công tác rà soát, điều
tra doanh nghiệp
|
Lãnh đạo Cục chủ trì
|
Các đơn vị và cá nhân có liên
quan
|
Từ 20/12 đến 10/02
|
Tổng hợp danh sách từ các đơn
vị, rà soát hồ sơ và lập danh sách ban đầu, chuẩn bị tiến hành công tác rà
soát.
|
Nguyễn Chí Cương
|
Ngô Thanh Yên
|
Từ 15/02 đến 20/3
|
Tiến hành công tác rà soát tại
địa bàn
|
Các Phòng
|
Các Chi cục Thống kê quận,
huyện.
|
Từ 20/03 đến 25/03
|
Tổng hợp, kiểm tra kết quả rà
soát tại địa bàn và phối hợp xử lý doanh nghiệp còn chênh lệch
|
Cục Thống kê
|
Cục Thuế; Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
|
Từ 26/3 đến 30/3
|
Thống nhất số liệu với các Sở,
Ngành
|
Cục Thống kê
|
Cục Thuế; Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
|
Ngày 31/3
|
Phối hợp với Tổng cục để update
danh sách lên trang tác nghiệp thống kê doanh nghiệp
|
Nguyễn Chí Cương
|
Ngô Thanh Yên
|
|
Bước 2: Triển khai điều
tra
|
|
|
|
A- Tập huấn ghi phiếu điều
tra
|
|
|
Từ ngày 06/01 đến 07/01
|
Tham gia Hội nghị tập huấn Phương
án điều tra doanh nghiệp do Trung ương tổ chức
|
Cục Thống kê
|
Phòng C. nghiệp; Phòng Tổng hợp.
|
Từ 13/02 đến 14/02
|
Triển khai Quyết định, Phương
án, Kế hoạch rà soát, điều tra cho thành viên TTT; giám sát viên các Phòng
nghiệp vụ cơ quan Cục và 24 Chi cục Thống kê quận, huyện.
|
Phòng Công nghiệp
|
Phòng Thương mại; Phòng Tổng
hợp
|
Từ 25/3 đến 31/3
|
Tập huấn ghi phiếu điều tra
cho doanh nghiệp được phân công phụ trách điều tra
|
Các Phòng thuộc cơ quan Cục Thống kê;
|
Chi cục Thống kê quận, huyện
|
|
B- Công tác triển khai thu
thập thông tin.
|
|
|
Từ 01/4 đến 30/5
|
Triển khai ghi Phiếu điều tra
1A, các phiếu chuyên ngành và các phiếu theo yêu cầu của địa phương đối với
các DN mẫu và lập danh sách các doanh nghiệp không thuộc đối tượng điều
tra mẫu
|
Các Phòng thuộc Cục Thống kê; Chi cục Thống kê quận, huyện
|
Các giám sát viên
|
|
Bước 3: Kiểm tra, mã hóa kết
quả điều tra
|
|
|
|
- Kiểm tra lo gich, đôn đốc
hoàn thiện các loại phiếu điều tra trên hệ thống.(Kể từ khi tiến hành điều
tra 01/4/2019 đến khi kết thúc công tác điều tra).
|
Các đơn vị và cá nhân được phân công điều tra
|
|
Từ 10/6 - 15/6
|
Các đơn vị gửi báo cáo giải
trình lỗi và các vấn đề liên quan về Tổ Thường trực Thành phố
|
Các Phòng và Chi cục Thống kê các quận, huyện.
|
Giám sát viên phụ trách
|
Ngày 25/6
|
- Kiểm tra dữ liệu tổng hợp
chuyên ngành.
|
Các phòng nghiệp vụ
|
|
Ngày 30/6
|
- Truyền dữ liệu kết quả điều
tra và báo cáo giải trình về Tổng cục Thống kê.
|
Nguyễn Chí Cương
|
Ngô Thanh Yên
|
|
Bước 4: Tổng hợp, phân
tích, công bố kết quả điều tra
|
|
|
Ngày 30/11
|
Công bố nhanh kết quả điều
tra doanh nghiệp 2020
|
Cục Thống kê
|
|