ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 276/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 11 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHỈNH TRANG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 07/01/2022
của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án “Thành lập 02÷05 khu công
nghiệp mới giai đoạn 2021-2025”; trên cơ sở rà soát thực trạng và đề xuất
phương án phát triển hệ thống các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai
đoạn 2021 - 2030, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện chỉnh trang các
khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN.
1. Mục đích, yêu cầu.
- Phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố giai đoạn 2021-2030 và phương án phát triển hệ thống các khu công
nghiệp đến năm 2030, phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của Thành phố, của các
doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
- Có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy vai
trò của cả hệ thống chính trị, các Sở, Ban, ngành, chính quyền địa phương và
các đơn vị đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trong triển
khai thực hiện, nhằm đảm bảo chất lượng, đồng bộ.
- Các nội dung triển khai chỉnh trang hoàn thiện hạ
tầng các khu công nghiệp và phát triển nhà ở công nhân trong khu công nghiệp phải
thực hiện đồng bộ, phù hợp thực tế, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ,
ngành đảm bảo hiệu quả, triển khai sâu rộng đến các doanh nghiệp thứ phát, chủ
đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, phát hiện, xử lý kịp thời các khó khăn trong
quá trình triển khai.
- Thực hiện rà soát, xây dựng kế hoạch bố trí nguồn
lực, kinh phí (ngân sách nhà nước, kinh phí của doanh nghiệp) đẩy nhanh tiến độ
đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp; từng
bước thực hiện chỉnh trang các khu công nghiệp theo hướng khu công nghiệp sáng,
xanh, sạch, đẹp.
- Hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển các khu
công nghiệp trên địa bàn Thành phố phải được thực hiện theo đúng quy hoạch được
duyệt phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chỉ tiêu chủ yếu.
- Thực hiện rà soát, chỉnh trang, xây dựng đồng bộ
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa
bàn Thành phố nhằm cải thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các khu
công nghiệp, tăng mức độ thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Phù hợp với không gian kiến
trúc, cảnh quan tại khu công nghiệp và sự phát triển chung của khu vực; góp phần
nâng cao chất lượng môi trường làm việc của doanh nghiệp, cuộc sống của người
lao động trong khu công nghiệp.
- Phấn đấu đến năm 2030, các khu công nghiệp đang
hoạt động đảm bảo hoàn thành các tiêu chí sau:
+ 100% các khu công nghiệp được xây dựng hệ thống hạ
tầng đồng bộ, hiện đại, theo quy hoạch được duyệt.
+ 100% các khu công nghiệp được quy hoạch và triển
khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN.
1. Hiện trạng hạ tầng các khu
công nghiệp đang hoạt động.
a) Thành phố Hà Nội hiện có 10 KCN được thành lập
và đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 1.300ha. Trong đó, có 9 KCN đã hoàn
thành xây dựng cơ sở hạ tầng, có tỷ lệ lấp đầy gần 100%, 01 KCN đang hoàn thiện
hạ tầng kỹ thuật, và tích cực thu hút dự án đầu tư, cụ thể:
(1) KCN Thăng Long, huyện Đông Anh, diện tích
274,3ha;
(2) KCN Nội Bài, huyện Sóc Sơn, diện tích 114ha;
(3) KCN Sài Đồng B, quận Long Biên, diện tích 40ha;
(4) Khu công viên công nghệ thông tin, quận Long
Biên, diện tích 38ha;
(5) KCN Hà Nội - Đài Tư, quận Long Biên, diện tích
40ha;
(6) KCN Nam Thăng Long, quận Bắc Từ Liêm, diện tích
31,5ha;
(7) KCN Quang Minh I và mở rộng, huyện Mê Linh, diện
tích 407ha;
(8) KCN Thạch Thất - Quốc Oai, huyện Thạch Thất,
huyện Quốc Oai, diện tích 150,78ha;
(9) KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, diện tích
170ha;
(10) KCN Hỗ trợ Nam Hà Nội, huyện Phú Xuyên (giai
đoạn I), diện tích 76,9ha.
b) Thực trạng về hạ tầng khu công nghiệp:
Một số khu công nghiệp đã được hình thành, phát triển
và hoạt động từ 15 năm đến 20 năm, có khu công nghiệp đã hoạt động trên 20 năm.
Đến thời điểm hiện nay về cơ bản chưa được chủ đầu tư hạ tầng quan tâm duy tu,
cải tạo thường xuyên dẫn đến tình trạng xuống cấp về hạ tầng kỹ thuật và cảnh
quan môi trường. Bên cạnh đó, một số khu công nghiệp đã hình thành và hoạt động
nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ do
một số vướng mắc về giải phóng mặt bằng hoặc do chủ đầu tư hạ tầng chưa đầu tư
và triển khai thực hiện theo đúng tiến độ được duyệt dẫn đến tình trạng hạ tầng
kỹ thuật và môi trường làm việc của doanh nghiệp và người lao động không đảm bảo,
chưa đáp ứng được xu hướng phát triển của Thành phố trong thời gian tới.
c) Về tình hình phát triển nhà ở công nhân và các
thiết chế văn hóa tại các KCN trên địa bàn Thành phố:
Hiện trong tổng số 10 KCN đang hoạt động có 4 dự án
nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN đã và đang tiến hành xây dựng (một phần
đã đưa vào khai thác sử dụng) với tổng công suất thiết kế khoảng 22.420 chỗ ở;
đã hoàn thành được 8.388 chỗ ở, và đã bố trí cho công nhân thuê được 8.082 chỗ,
bao gồm: Dự án nhà ở công nhân thí điểm tại Kim Chung, huyện Đông Anh; dự án
nhà ở công nhân tại KCN Phú Nghĩa; dự án nhà ở công nhân của Công ty TNHH điện
tử Meiko Việt Nam và dự án nhà ở công nhân Công ty TNHH Young Fast (tại KCN Thạch
Thất - Quốc Oai). Nhìn chung việc đầu tư xây dựng hệ thống nhà ở cho công nhân
lao động trong các khu công nghiệp còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu chung của
người lao động trong các khu công nghiệp, một số khu nhà ở công nhân chưa được
chú trọng đầu tư các hạng mục thiết chế văn hóa.
Trước tình trạng xuống cấp hạ tầng các khu công
nghiệp và nhu cầu về chỗ ở và sinh hoạt cho công nhân lao động trong các khu
công nghiệp, việc xây dựng “Kế hoạch chỉnh trang các khu công nghiệp và nhà ở
công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” là hết sức cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay; đòi hỏi sự vào cuộc và triển khai đồng bộ tới
các sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện có khu công nghiệp, các chủ
đầu tư hạ tầng khu công nghiệp để từng bước hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng
khu công nghiệp gắn với xây dựng nhà ở công nhân và các thiết chế văn hóa, đáp ứng
tiêu chí khu công nghiệp đảm bảo sáng, xanh, sạch đẹp.
2. Nội dung thực hiện chỉnh
trang các khu công nghiệp:
a) Rà soát, triển khai xây dựng đông bộ hạ tầng
ngoài hàng rào khu công nghiệp:
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị tham gia triển khai thực hiện, đảm bảo thực hiện nâng cao chất lượng
xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng khu công nghiệp theo mục tiêu
và thời gian kế hoạch đã đề ra.
- Các sở, ban ngành Thành phố, UBND các quận, huyện
có khu công nghiệp phối hợp cùng chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu
công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch triển khai và
chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định.
- Phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, xử
lý kịp thời các doanh nghiệp thứ phát có hành vi vi phạm theo Quy chế phối hợp
làm việc giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội với các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và UBND các quận, huyện có khu công nghiệp
ban hành kèm theo Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày 22/6/2023 của UBND thành
phố Hà Nội trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là về trật tự xây dựng,
môi trường, phòng cháy chữa cháy... Các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp
kiểm tra kịp thời phát hiện các vi phạm, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
pháp luật theo đúng thẩm quyền.
(Chi tiết phụ lục
1 gửi kèm theo.)
b) Thực hiện cải tạo xây dựng hạ tầng đồng bộ trong
khu công nghiệp:
- Theo quy hoạch khu công nghiệp được duyệt, thực hiện
rà soát bố trí nguồn lực thực hiện chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo vệ
sinh môi trường trong phạm vi quản lý tại khu công nghiệp.
- Các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các
khu công nghiệp chủ trì thực hiện rà soát, thường xuyên tiến hành kiểm tra, thực
hiện duy tu, sửa chữa hạ tầng đường xá, cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chất
thải nhằm đảm bảo hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp thứ phát trong khu công nghiệp.
(Chi tiết phụ lục
2 kèm theo)
c) Xây dựng các thiết chế văn hóa, nhà ở cho công
nhân lao động trong các khu công nghiệp:
- Hỗ trợ công nhân lao động trong các khu công nghiệp
ổn định cuộc sống, đảm bảo đáp ứng mặt bằng chung cuộc sống tại Hà Nội.
- Bảo đảm việc triển khai xây dựng các công trình hạ
tầng khu công nghiệp, các công trình nhà ở công nhân và công trình thiết chế
văn hóa theo đúng quy hoạch, các công trình đã được duyệt, phù hợp quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng hiện hành theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, vận động các chủ đầu tư kinh doanh
hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp thứ phát nắm bắt được tầm quan trọng
của việc xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng khu công nghiệp gắn liền với nhà ở
công nhân và các công trình thiết chế văn hóa
(Chi tiết phụ lục
1, phụ lục 2 gửi kèm).
3. Tiến độ thực hiện:
- Việc rà soát, chỉnh trang xây dựng hạ tầng các
khu công nghiệp được thực hiện hàng năm, phấn đấu đến năm 2030 các khu công
nghiệp của Thành phố được xây dựng đồng bộ, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.
- Đến năm 2025, ít nhất xây dựng thêm được 01 đến
02 khu nhà ở công nhân cho các khu công nghiệp đang hoạt động và đến năm 2030
toàn bộ các khu công nghiệp của Thành phố có nhà ở cho công nhân lao động kèm
theo các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của công nhân lao động trong các khu
công nghiệp.
4. Nguồn kinh phí:
- Cải tạo, chỉnh trang hạ tầng ngoài hàng rào khu
công nghiệp: Sử dụng nguồn vốn ngân sách Thành phố, ngân sách của các quận, huyện
có liên quan theo dự án thành phần.
- Đối với các nội dung cải tạo, chỉnh trang hạ tầng
trong khu công nghiệp: Sử dụng kinh phí của Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp.
(Chi tiết phụ lục
1, phụ lục 2 gửi kèm)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Ban Quản lý các khu công
nghiệp và chế xuất Hà Nội:
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành và các quận,
huyện có khu công nghiệp rà soát tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công
nghiệp và chỉ đạo các chủ đầu tư hạ tầng hoàn thiện các phần hạ tầng chưa xây dựng
giai đoạn từ nay đến năm 2025.
- Chủ trì, đôn đốc các đơn vị được giao thực hiện
công tác chỉnh trang các khu công nghiệp đang hoạt động.
- Phối hợp với các sở, ngành rà soát về nhu cầu nhà
ở công nhân, rà soát điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp có thể điều chỉnh
quy hoạch để tạo quỹ đất cho nhà ở công nhân và các công trình thiết chế văn
hóa phục vụ người lao động trong khu công nghiệp.
2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
Hướng dẫn chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp rà
soát điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp có thể điều chỉnh quy hoạch để tạo
quỹ đất cho nhà ở công nhân và các công trình thiết chế văn hóa phục vụ người
lao động trong khu công nghiệp. Phối hợp với UBND quận, huyện có khu công nghiệp
nghiên cứu, bố trí quỹ đất dành cho nhà ở công nhân phục vụ người lao động
trong khu công nghiệp.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì rà soát, tổng hợp quỹ đất 20% (hoặc 25%)
trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị đã được cấp có thẩm quyền
giao đất, cho thuê đất để đề xuất, tham mưu báo cáo UBND Thành phố việc quản
lý, sử dụng quỹ đất này hiệu quả, đúng quy định; Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các đơn vị liên quan đề xuất bố
trí quỹ đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động
trong các khu công nghiệp. Bổ sung kế hoạch sử dụng đất quy hoạch phát triển
các khu công nghiệp, quỹ đất dành cho nhà ở công nhân giai đoạn đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
4. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp cùng Ban Quản lý các khu công
nghiệp và chế xuất Hà Nội, Cục Thống kê và UBND các quận, huyện có khu công
nghiệp tiếp tục hoàn thiện, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển các dự
án nhà ở xã hội trong đó có nhà ở công nhân, người lao động tại các khu công
nghiệp trên địa bàn Thành phố.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành, Ban Quản lý
các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, UBND quận Long Biên kiểm tra, rà soát
và đôn đốc chủ đầu tư hạ tầng KCN Hà Nội - Đài tư khẩn trương hoàn thiện Đề án
điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi chức năng khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư sang
khu đô thị theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của UBND Thành phố.
6. Sở Tài chính:
Trên cơ Sở kết quả rà soát tồn tại hạ tầng bên
ngoài các khu công nghiệp và dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng của các Sở,
ngành chuyên môn, Sở Tài chính bố trí nguồn ngân sách phục vụ việc cải tạo, chỉnh
trang, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhà ở công nhân và
các thiết chế văn hóa bên ngoài các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
Thành phố.
7. Đề nghị Liên đoàn lao động
thành phố Hà Nội.
Căn cứ Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của
công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”; Liên đoàn lao động Thành phố
là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất
Hà Nội, các Sở, ngành và chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân thực hiện rà
soát, triển khai xây dựng thiết chế văn hóa dành riêng cho các khu nhà ở công
nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố; đồng thời phối
hợp nghiên cứu và triển khai dự án nhà ở công nhân cho người lao động trong các
khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
8. Cục Thống kê Thành phố:
- Theo Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 23/02/2023 của
UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai
đoạn 2021-2025, Cục Thống kê là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở
ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện công tác điều,
tra, thống kê, đánh giá thực trạng dân số, nhà ở và nhu cầu về nhà ở trên địa
bàn Thành phố, các chỉ tiêu phát triển nhà ở theo Kế hoạch phát triển nhà ở của
Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp cùng Ban Quản lý các khu công
nghiệp và chế xuất Hà Nội, UBND các quận, huyện có khu công nghiệp và chủ đầu
tư hạ tầng các khu công nghiệp thực hiện điều tra, rà soát tình hình biến động
hàng năm về nhu cầu nhà ở của công nhân trong các khu công nghiệp.
9. UBND các quận, huyện có khu
công nghiệp:
- Hỗ trợ các Chủ đầu tư hạ tầng bổ sung khu công
nghiệp đã có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thực hiện việc giải phóng mặt bằng
nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đang hoạt
động.
- Tăng cường an ninh an toàn, đôn đốc việc tháo dỡ
hàng quán lấn chiếm vỉa hè trong và ngoài các khu công nghiệp.
- Rà soát quỹ đất để phối hợp cùng các Sở, ngành bố
trí quỹ đất dành cho nhà ở công nhân.
- Thực hiện chỉnh trang các hạng mục ngoài hàng rào
khu công nghiệp theo phân cấp và chỉ đạo của UBND Thành phố.
10. Công ty TNHH MTV Quản lý
và Phát triển nhà Hà Nội:
Triển khai rà soát thực trạng và có phương án cải tạo,
chỉnh trang khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh tránh tình trạng
xuống cấp của một số hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu về chỗ ở cho người lao
động làm việc trong khu công nghiệp Thăng Long và khu vực lân cận.
11. Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình giao thông Thành phố.
Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường
gom đường Võ Văn Kiệt (tiếp giáp khu công nghiệp Quang Minh 1) nhằm đáp ứng nhu
cầu đi lại của một số doanh nghiệp phía đường gom khu công nghiệp và một phần
giải quyết tình trạng ngập úng trong khu công nghiệp góp phần xây dựng khu công
nghiệp đồng bộ, xanh, sạch, đẹp.
12. Các chủ đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp:
- Chủ động, thường xuyên rà soát thực trạng và xây
dựng kế hoạch trong đó cần bố trí kinh phí, nguồn lực thực hiện đảm bảo tiến độ
theo phụ lục chi tiết gửi kèm theo.
- Phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành rà soát, điều
tra nhu cầu về nhà ở công nhân trong khu công nghiệp. Dự kiến, đề xuất việc quy
hoạch xây dựng nhà ở công nhân kèm theo thiết chế văn hóa cho người lao động đối
với các khu công nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm, giai đoạn đến
năm 2030 để tổ chức triển khai thực hiện việc cải tạo, sửa chữa, duy tu chỉnh
trang hạ tầng bên trong khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt phù hợp với Kế
hoạch chung của UBND Thành phố đã ban hành.
- Báo cáo tiến độ thực hiện việc chỉnh trang về Ban
Quản lý định kỳ (06 tháng, 01 năm) để phối hợp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
(Phân công nhiệm
vụ, cụ thể tại phụ lục kèm theo)
Đề nghị Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận, huyện có khu công nghiệp, chủ đầu tư hạ tầng các khu công
nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp
thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua đầu mối Ban Quản lý các khu công
nghiệp và chế xuất Hà Nội) để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND Thành phố (để b/c);
- Chủ tịch UBNDTP, Chủ tịch HĐND TP (để b/c);
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- BQL các KCN và CX Hà Nội;
- UBND các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn,
Phú Xuyên, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai;
- Các chủ đầu tư hạ tầng KCN;
- Lưu VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|
PHỤ LỤC 1
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHỈNH TRANG NGOÀI
HÀNG RÀO KHU CÔNG NGHIỆP VÀ NHÀ Ở CÔNG NHÂN PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22/11/2023 của UBND thành phố Hà Nội)
STT
|
Khu công nghiệp
|
Nội dung thực
hiện chỉnh trang
|
Đơn vị chủ trì
thực hiện
|
Đơn vị phối hợp
|
Tiến độ thực hiện
|
Nguồn kinh phí
|
1
|
KCN Thăng Long
|
Rà soát thực trạng và có phương án cải tạo, chỉnh
trang khu nhà ở Kim Chung tránh tình trạng xuống cấp của một số hạng mục công
trình đáp ứng yêu cầu về chỗ ở cho người lao động làm việc trong khu công
nghiệp, đảm bảo an ninh trong quá trình sử dụng
|
Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- Sở Xây dựng
|
2024-2025
|
Ngân sách Thành phố
|
Đảm bảo môi trường ngoài khu công nghiệp, xử lý
thoát nước đối với tuyến mương thoát nước chung giữa khu công nghiệp và khu
dân cư
|
UBND huyện Đông Anh
|
Công ty TNHH khu công nghiệp Thăng Long
|
Hàng năm
|
- Kinh phí doanh
nghiệp
- Ngân sách Thành
phố
|
2
|
KCN Quang Minh I
và phần mở rộng
|
Hoàn thành công tác GPMB cho toàn bộ khu công
nghiệp theo quy hoạch chi tiết được duyệt
|
UBND huyện Mê Linh
|
Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Hoàn thành tuyến đường gom đường Võ Văn Kiệt
|
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao
thông Thành phố
|
- UBND huyện Mê Linh;
- Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức
|
2023
|
Ngân sách Thành phố
|
Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn
giao thông trong Khu công nghiệp. Giải tỏa hàng quán lấn chiếm vỉa hè, lòng
đường
|
UBND huyện Mê Linh
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức
|
Hàng năm
|
|
3
|
KCN Nam Thăng Long
|
Xây dựng tuyến đường ngoài hàng rào KCN để kết nối
khu công nghiệp và giao thông bên ngoài KCN.
|
UBND quận Bắc Từ
Liêm
|
|
2024
|
Ngân sách Thành phố
|
4
|
KCN Thạch Thất -
Quốc Oai
|
Tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ
sở hạ tầng phần diện tích CCN Quốc Oai đủ điều kiện bàn giao cho Công ty kinh
doanh hạ tầng KCN.
|
UBND huyện Quốc
Oai
|
- Công ty CP đầu tư phát triển Hà Tây;
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
|
2024
|
|
Tổ chức cưỡng chế, giải tỏa chợ cóc; tháo dỡ lều,
quán, mái che lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và hành lang an toàn giao thông
khu công nghiệp
|
UBND huyện Quốc
Oai
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- Công ty CP đầu tư phát triển Hà Tây
|
2023-2024
|
|
Rà soát tạo quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân và
thiết chế văn hóa phục vụ người lao động trong khu công nghiệp
|
UBND huyện Thạch
Thất, UBND huyện Quốc Oai
|
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc,
- Sở Xây dựng.
- Sở Tài nguyên - Môi trường
|
2024-2025
|
|
5
|
KCN Phú Nghĩa
|
Hoàn thiện Dự án xây dựng tuyến đường gom từ Khu
công nghiệp Phú Nghĩa A ra Quốc lộ 6 (đoạn từ đầu tuyến Km0 đến Km0 + 263 (đoạn
từ lối vào UBND xã Phú Nghĩa đến Máng Cửu Khê)
|
UBND huyện Chương
Mỹ
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- Công ty CP tập đoàn Phú Mỹ
|
2024
|
Ngân sách Thành phố
|
Thực hiện GPMB đảm bảo đủ diện tích KCN được giao
quản lý
|
UBND huyện Chương
Mỹ
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- Công ty CP tập đoàn Phú Mỹ
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
6
|
Khu công nghiệp Hà
Nội - Đài Tư
|
Chỉ đạo việc hoàn thiện Đề án điều chỉnh quy hoạch
chuyển đổi chức năng khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư sang khu đô thị theo chủ
trương của Thủ tướng Chính phủ
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc;
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- Công ty XD và KD cs hạ tầng KCN Hà Nội - Đài Tư
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
7
|
Khu công nghiệp
Sài Đồng B
|
Thực hiện triển khai đầu tư xây dựng một số hạng mục
thuộc dự án “Khu đô thị hỗ trợ - khu công nghiệp Sài Đồng B tại phường Thạch
Bàn, quận Long Biên” (theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 16/6/2018 của UBND
Thành phố quyết định chủ trương đầu tư chấp thuận Nhà đầu tư: Công ty CP đầu
tư Thạch Bàn thực hiện dự án “Khu đô thị hỗ trợ - khu công nghiệp Sài Đồng B
tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên”
|
Công ty CP đầu tư
Thạch Bàn
|
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc,
- Sở Xây dựng,
- Sở Tài nguyên và Môi trường,
- Sở Kế hoạch và Đầu tư,
- UBND quận Long Biên
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
8
|
Khu công nghiệp Nội
Bài
|
Rà soát tạo quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân và
thiết chế văn hóa phục vụ người lao động trong khu công nghiệp
|
UBND huyện Sóc Sơn
|
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc,
- Sở Xây dựng,
- Sở Tài nguyên - Môi trường;
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội.
|
2024
|
|
9
|
KCN Hỗ trợ Nam Hà
Nội (Giai đoạn I)
|
Hoàn thiện hệ thống giao thông bên ngoài khu công
nghiệp
|
BQL dự án ĐTXD
công trình giao thông Thành phố, UBND huyện Phú Xuyên
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- UBND huyện Phú Xuyên;
- Công ty cổ phần đầu tư phát triển N&G
|
2024
|
Ngân sách
|
Thực hiện GPMB đảm bảo đủ diện tích KCN được giao
quản lý
|
UBND huyện Phú
Xuyên
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- Công ty cổ phần đầu tư phát triển N&G
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
10
|
Khu công viên công
nghệ thông tin
|
Đôn đốc hoàn thiện đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ
để sớm hoàn chỉnh đưa vào sử dụng theo tiến độ đầu tư đã được duyệt.
|
Ban Quản lý các khu
công nghiệp và chế xuất Hà Nội;
|
Công ty CP Him Lam Hà Nội
|
Giai đoạn
2024-2025
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
11
|
Đối với nhà ở công
nhân trong các khu công nghiệp
|
Điều tra, thống kê, đánh giá thực trạng dân số,
nhà ở và nhu cầu về nhà ở trên địa bàn Thành phố và tình hình biến động hàng
năm về nhu cầu nhà ở của công nhân trong các khu công nghiệp
|
Cục Thống kê
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- Các chủ đầu tư hạ tầng KCN;
- UBND các quận, huyện có khu công nghiệp
|
Hàng năm
|
Ngân sách Thành phố
|
PHỤ LỤC 2
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHỈNH TRANG TRONG
HÀNG RÀO KHU CÔNG NGHIỆP VÀ NHÀ Ở CÔNG NHÂN PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22/11/2023 của UBND thành phố Hà Nội)
STT
|
Khu công nghiệp
|
Nội dung thực
hiện chỉnh trang
|
Đơn vị chủ trì
thực hiện
|
Đơn vị phối hợp
|
Tiến độ thực hiện
|
Nguồn kinh phí
|
1
|
KCN Thăng Long
|
Duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ
thống cây xanh, vệ sinh môi trường KCN
|
Công ty TNHH khu
công nghiệp Thăng Long
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Thực hiện khai thông dòng chảy hệ thống kênh,
mương trong khu công nghiệp tránh ngập úng.
|
Công ty TNHH khu
công nghiệp Thăng Long
|
- UBND huyện Đông Anh,
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
2
|
KCN Quang Minh I
và phần mở rộng
|
Đảm bảo nguồn kinh phí hoàn thành công tác GPMB
cho toàn bộ khu công nghiệp theo quy hoạch chi tiết được duyệt
|
Công ty TNHH đầu
tư và phát triển hạ tầng Nam Đức
|
UBND huyện Mê Linh
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Xây dựng hồ ứng phó sự cố
|
Công ty TNHH đầu
tư và phát triển hạ tầng Nam Đức
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Hệ thống cây xanh cách ly, cây xanh trong khu
công nghiệp
|
Công ty TNHH đầu
tư và phát triển hạ tầng Nam Đức
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- UBND huyện Mê Linh
|
2025
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Triển khai xây dựng hoàn thiện một số tuyến đường
giao thông với hệ thống hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch được duyệt các tuyến:
A3D3, Y3G3, G3K3, K1K2 và K1G1. Tuyến đường A2K2, H1H3
|
Công ty TNHH đầu
tư và phát triển hạ tầng Nam Đức
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
2025
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Điều chỉnh quy hoạch phần diện tích KCN Quang
Minh phần mở rộng tạo quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân và các công trình thiết
chế văn hóa phục vụ người lao động trong khu công nghiệp
|
Công ty TNHH đầu tư
và phát triển hạ tầng Nam Đức
|
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc;
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Duy tu, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật; Bảo trì bảo dưỡng
hệ thống PCCC, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, cải tạo sửa chữa lớn nền,
mặt đường đường giao thông, vỉa hè..., đảm bảo duy trì đủ diện tích cây xanh
của KCN theo quy hoạch được duyệt
|
Công ty TNHH đầu
tư và phát triển hạ tầng Nam Đức
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh nghiệp
|
3
|
KCN Nam Thăng Long
|
Duy tu bảo dưỡng hệ thống cấp, thoát nước đảm bảo
ổn định; Bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, điện chiếu sáng, cải tạo sửa chữa nền,
mặt đường đường giao thông, vỉa hè..., đảm bảo duy trì đủ diện tích cây xanh
của KCN theo QH được duyệt và đảm bảo an toàn giao thông, cảnh quan, mỹ quan
và an toàn trong mùa mưa bão
|
Công ty TNHH PT hạ
tầng hiệp hội công thương Hà Nội
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
4
|
KCN Thạch Thất -
Quốc Oai
|
Rà soát, kiểm tra cơ sở hạ tầng phần diện tích
KCN thuộc CCN Phùng Xá (huyện Thạch Thất), hoàn thành việc tiếp nhận bàn giao
CCN Quốc Oai từ UBND huyện Quốc Oai
|
Công ty CP đầu tư
phát triển Hà Tây
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội:
- UBND huyện Quốc Oai
|
2024
|
|
Đầu tư hoàn thiện khớp nối đồng bộ hạ tầng khu
công nghiệp.
|
Công ty CP đầu tư
phát triển Hà Tây
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- UBND huyện Quốc Oai
|
2024-2025
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Xây dựng hạ tầng khu vực đất trung tâm dịch vụ
(lô đất ký hiệu ĐốI VớI, gồm các hạng mục công trình như: Nhà điều hành KCN,
Bưu điện, dịch vụ ăn uống, bãi để xe,...)
|
Công ty CP đầu tư
phát triển Hà Tây
|
Các doanh nghiệp thứ phát
|
2025
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Hoàn thiện hệ thống cây xanh theo QHCT được duyệt
của khu công nghiệp
|
Công ty CP đầu tư
phát triển Hà Tây
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
2025
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước thải: thoát
nước mưa đảm bảo tiêu thoát nước ổn định: Bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, điện
chiếu sáng, cải tạo sửa chữa nền, mặt đường đường giao thông, vỉa hè..., duy
trì đủ diện tích cây xanh của KCN
|
Công ty CP đầu tư
phát triển Hà Tây
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
5
|
KCN Phú Nghĩa
|
Đầu tư xây dựng đồng bộ (phần chưa thực hiện) và
thực hiện trồng đủ diện tích cây xanh của khu công nghiệp theo quy hoạch.
|
Công ty CP tập
đoàn Phú Mỹ
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước thải; thoát
nước mưa đảm bảo tiêu thoát nước; bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, điện chiếu
sáng, cải tạo sửa chữa nền, mặt đường đường giao thông, vỉa hè.... duy trì đủ
diện tích cây xanh của KCN
|
Công ty CP tập
đoàn Phú Mỹ
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Tiếp tục rà soát, chỉnh trang, hoàn thiện khu nhà
ở công nhân và các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động trong khu
công nghiệp
|
Công ty CP tập
đoàn Phú Mỹ
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
6
|
Khu công nghiệp Hà
Nội - Đài Tư
|
Hoàn thiện Đề án điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi
chức năng khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư sang khu đô thị theo chủ trương của
Thủ tướng Chính phủ
|
Công ty XD và kinh
doanh cơ sở hạ tầng KCN Hà Nội - Đài Tư
|
- Sở Kế hoạch và Đầu tư,
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc;
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Trong thời gian chưa chuyển đổi chức năng cần tiếp
tục cần duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước thải; thoát nước mưa đảm bảo
tiêu thoát nước; bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, điện chiếu sáng, cải tạo sửa
chữa nền, mặt đường đường giao thông, vỉa hè..., duy trì đủ diện tích cây
xanh của KCN.
|
Công ty XD và kinh
doanh cơ sở hạ tầng KCN Hà Nội - Đài Tư
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh nghiệp
|
7
|
Khu công nghiệp
Sài Đồng B
|
Duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước thải; thoát
nước mưa đảm bảo tiêu thoát nước; bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, điện chiếu
sáng, cải tạo sửa chữa nền, mặt đường giao thông, vỉa hè..., duy trì đủ diện tích
cây xanh của KCN.
|
Công ty CP Hanel
|
- UBND quận Long Biên;
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Chỉnh trang mặt tiền trụ sở đơn vị, duy tu cắt tỉa
cây xanh, thảm cỏ, duy trì đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực khu công nghiệp
|
Công ty CP Hanel
|
- UBND quận Long Biên;
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội
|
2023-2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
8
|
Khu công nghiệp Nội
Bài
|
Duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước thải; thoát
nước mưa đảm bảo tiêu thoát nước; bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, điện chiếu
sáng, cải tạo sửa chữa nền, mặt đường giao thông, vỉa hè..., duy trì đủ diện
tích cây xanh của KCN.
|
Công ty TNHH đầu
tư phát triển Nội Bài
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
9
|
KCN Hỗ trợ Nam Hà
Nội (Giai đoạn I)
|
Hoàn chỉnh việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, PCCC, cây xanh... của KCN theo QHCT được duyệt
|
Công ty cổ phần đầu
tư phát triển N&G
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
2024
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
Duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước thải; thoát
nước mưa đảm bảo tiêu thoát nước; bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, điện chiếu
sáng, cải tạo sửa chữa nền, mặt đường giao thông, vỉa hè..., duy trì đủ diện
tích cây xanh của KCN.
|
Công ty cổ phần đầu
tư phát triển N&G
|
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
|
Hàng năm
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|
10
|
Khu công viên công
nghệ thông tin
|
Thực hiện triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng đồng
bộ để sớm hoàn chỉnh đưa vào sử dụng theo tiến độ đầu tư đã được duyệt.
|
Công ty CP Him Lam
Hà Nội
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà
Nội;
- UBND quận Long Biên
|
Giai đoạn 2024-
2025
|
Kinh phí doanh
nghiệp
|