Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2535/QĐ-UBND 2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại Bình Dương

Số hiệu: 2535/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 12/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2535/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 12 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-BTP ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1087/TTr-STP ngày 23 tháng 6 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 - 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ Đề án số 2321/ĐA-UBND ngày 12/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- TT.
Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- TAND tỉnh, VKSND tỉnh, Cục THADS tỉnh;
- Ngân hàng NNVN Chi nhánh
tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước
tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- LĐVP (Dg, Tg), TH;
- Lưu:
VT, Th.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Mai Hùng Dũng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2535/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng “từng bước thực hiện việc xã hội hóa, giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự; “nghiên cứu chế định Thừa phát lại, trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương. Thể chế hóa chủ trương này, tại Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành án dân sự, Quốc hội đã giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số địa phương đến ngày 01/7/2012.

Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 23/11/2012, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến hết ngày 31/12/2015.

Thực hiện Nghị quyết số 36/2012/QH13, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”, mở rộng thí điểm chế định Thừa phát lại từ 12 đến 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định mở rộng địa bàn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long. Việc lựa chọn các địa phương ở cả 03 miền được cân nhắc thận trọng, bảo đảm tính khả thi, tạo cơ sở để kiểm chứng, đánh giá khách quan.

Từ kết quả triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, ngày 26/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại, quyết định chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước từ ngày 01/01/2016.

Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP. Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định Sở pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Cơ sở thực tiễn

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương luôn ở mức khá cao. Đến nay, toàn tỉnh có 30 khu công nghiệp (27 khu công nghiệp đang hoạt động) với tổng diện tích 12.670,5 ha, tỷ lệ cho thuê đạt 87,4%; 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 790 ha, lấp đầy 67,4%.

Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (41 xã, 45 phường, 05 thị trấn). Cùng với sự phát triển về kinh tế thì số lượng người ngoài tỉnh đến Bình Dương làm ăn, sinh sống ngày càng đông, dẫn đến tình hình xã hội có chiều hướng diễn biến phức tạp, số vụ việc tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, đất đai, tài sản... yêu cầu Tòa án giải quyết cũng ngày càng tăng, vụ việc thi hành án dân sự năm sau luôn cao hơn năm trước.

Về tống đạt các văn bản, giấy tờ của Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự tăng theo từng năm. Trong lĩnh vực xét xử, bình quân mỗi năm Tòa án nhân dân cấp tnh và cấp huyện thụ lý khoảng 15.396 vụ việc/năm, phải tống đạt khoảng 53.823 văn bản, giấy tờ; Viện kiếm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện phải tống đạt khoảng 992 văn bản, giấy tờ/năm; cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện bình quân mỗi năm thụ lý khoảng 27.439 vụ việc phải tống đạt trên 82.3107 giấy tờ, văn bản. Việc thu thập và xuất trình chứng cứ chứng minh tại Tòa án của đương sự hiện nay rất khó khăn, văn bản của các bên tự xác lập sự kiện pháp lý thường không bảo đảm giá trị pháp lý, do đó, việc xác lập chứng cứ chứng minh thông qua hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại sẽ góp phần tạo cơ sở đngười dân có điều kiện thu thập, tạo lập chứng cứ trong hoạt động tố tụng. Nhu cầu về xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành các bản án, quyết định cũng tăng dần theo từng năm, nhưng trên thực tế nhân lực thi hành án chưa đáp ứng kịp nhu cầu thực tế (trung bình 01 năm mỗi chấp hành viên phải giải quyết hơn 400 hồ sơ, cá biệt có những Chấp hành viên giải quyết gần 1.500 hồ sơ thi hành án).

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay đã thành lập được 05 Văn phòng Thừa phát lại phân bổ trên 05 địa bàn cấp huyện (gồm: Thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát) với 13 Thừa phát lại đang hành nghề, 01 cá nhân đang tập sự hành nghề Thừa phát lại, 01 cá nhân đã hoàn thành tập sự và chờ thi kiểm tra kết thúc tập sự. Kết quả hoạt động của 05 Văn phòng Thừa phát lại: Về tống đạt văn bản, giấy tờ theo yêu cầu của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự đạt 32.344 văn bản, giấy tờ, xác minh điều kiện thi hành án 9 vụ việc; tổ chức thi hành bản án, quyết định 12 vụ việc; lập vi bằng 29.035 vi bằng. Tổng doanh thu 58.098.368.000 đồng.

Từ những yêu cầu về thể chế, nhu cầu thực tiễn và kết quả thực hiện chế định Thừa phát lại tại tỉnh Bình Dương nêu trên, việc phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn tại địa phương.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm

- Tổ chức và thực hiện chế định Thừa phát lại phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Tổ chức và thực hiện chế định Thừa phát lại phải xuất phát và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; gắn với công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp của địa phương.

- Phát huy và tích cực vận động nguồn nhân lực của toàn xã hội trong quá trình thực hiện, tạo môi trường thuận lợi cho việc xã hội hóa hoạt động Thừa phát lại trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Tổ chức và thực hiện Thừa phát lại phải đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, có quy hoạch phát triển với lộ trình và giải pháp phù hợp theo định hướng của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Thực hiện chế định Thừa phát lại phải đi đôi với tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác thi hành án dân sự, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của địa phương.

- Việc quy hoạch phát triển Văn phòng Thừa phát lại phải sát với quy hoạch của tỉnh, gắn với địa giới hành chính và phân bố dân cư; phù hợp với tình hình và dự báo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đáp ứng kịp thời nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Quan tâm xây dựng các Văn phòng Thừa phát lại tại những địa phương có sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội và nhu cầu thi hành án dân sự cao nhằm đảm bảo cho hoạt động của Thừa phát lại, giải quyết khó khăn về lượng án tồn đọng, các yêu cầu về thi hành án dân sự của tổ chức và công dân.

- Giai đoạn 2022 - 2025: Tiếp tục ổn định và tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại hiện có và phát triển Văn phòng Thừa phát lại tại một số địa phương phát sinh nhiều vụ việc thi hành án dân sự và chưa có tổ chức Thừa phát lại để đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Phát triển thêm 02 Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn chưa có Văn phòng Thừa phát lại.

- Giai đoạn 2026 - 2030: Nâng cao chất lượng hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại; rà soát, sắp xếp và tiếp tục phát triển tổ chức Thừa phát lại trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Đề án trong giai đoạn 2022-2025.

III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Lộ trình thực hiện chế định Thừa phát lại

Việc phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo 02 giai đoạn như sau:

1.1. Giai đoạn 2022 - 2025

Tập trung xây dựng quy hoạch và thành lập tổ chức hành nghề Thừa phát lại tại các địa bàn có nhu cầu của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh, đồng thời tính đến nhu cầu thi hành án dân sự của từng đơn vị cấp huyện có nhu cầu thi hành án cao.

Giai đoạn này, dự kiến phát triển thêm 02 Văn phòng, phân bố cụ thể tại một trong các địa phương (huyện) chưa có Văn phòng Thừa phát lại.

1.2. Giai đoạn 2026 - 2030

Giai đoạn này, dự kiến phát triển thêm 02 Văn phòng Thừa phát lại.

2. Thành lập Văn phòng Thừa phát lại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP , Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP , việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

- Điều kiện về kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh;

- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh;

- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh;

- Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng- Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

3. Thẩm quyền, phạm vi thực hiện công việc của Thừa phát lại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 51 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP , Thừa phát lại có thẩm quyền và phạm vi thực hiện công việc:

- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự và giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

- Được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP .

- Có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

- Được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở; quyết định giám đốc thm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

4. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại

Thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương IV Nghị định số 08/2020/NĐ-CP .

5. Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại

Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỤC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và toàn xã hội đối với hoạt động của Thừa phát lại

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về Thừa phát lại cũng như vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động Thừa phát lại trong thực tiễn đời sống pháp lý hiện nay. Việc tuyên truyền được thực hiện thông qua các hình thức như: Tổ chức hội nghị triển khai; phát hành các ấn phẩm, tài liệu; tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương, Đài truyền thanh cấp huyện và thông qua hiệu quả hoạt động của chính các tổ chức Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Huy động các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ Luật sư, Chấp hành viên, cán bộ, công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng đã nghỉ hưu còn sức khỏe tham gia tổ chức Thừa phát lại.

Phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho Thừa phát lại nhằm phát triển đội ngũ Thừa phát lại đáp ứng nhu cầu của địa phương. Sở Tư pháp phải quan tâm và tạo điều kiện cho các Văn phòng Thừa phát lại xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ Thừa phát lại đđáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức.

3. Giải pháp về kinh phí, sở vật chất và điều kiện bảo đảm thực hiện Đề án

Khuyến khích các tổ chức hoạt động Thừa phát lại thường xuyên bổ sung máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị và để phục vụ tốt các yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động Thừa phát lại

Xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành giữa Sở Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát và Thi hành án dân sự nhằm nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Thừa phát lại tại địa phương.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong quá trình hoạt động của các tổ chức Thừa phát lại đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật; tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng Thừa phát lại và thư ký giúp việc cho Thừa phát lại.

Tăng cường sự giám sát của các cơ quan, tổ chức đối với các Văn phòng Thừa phát lại. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất của Thừa phát lại, khen thưởng động viên đối với các Văn phòng Thừa phát lại có thành tích tốt trong hoạt động; đồng thời kịp thời phát hiện, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm.

Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc thành lập, cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại; thủ tục liên quan đến các công việc mà Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh thực hiện.

Đề nghị thừa phát lại tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); thừa phát lại chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Tư pháp có trách nhiệm

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về Thừa phát lại theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Thừa phát lại và Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của tổ chức, cá nhân.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP .

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ có trách nhiệm

Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện các hoạt động của Đề án cũng như trong việc tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp hỗ trợ hoạt động của tổ chức thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm

Hàng năm căn cứ nhiệm vụ được phân công, các đơn vị xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án vào dự toán chung của từng ngành, Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

4. Cục Thi hành án dân sự tỉnh

- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện.

- Chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trên cơ sở thỏa thuận với Thừa phát lại thực hiện chuyển giao việc tống đạt các văn bản, giấy tờ của cơ quan Thi hành án dân sự; phối hợp với Thừa phát lại trong việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo hướng dẫn tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động Thừa phát lại, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ đối với các Thừa phát lại.

5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh

- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

- Quan tâm, hỗ trợ cho hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện và chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện: Trên cơ sở thỏa thuận với Thừa phát lại thực hiện chuyển giao việc tống đạt các văn bản của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ; hướng dẫn đương sự về quyền yêu cầu Thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định đđương sự biết và sử dụng dịch vụ thi hành án của Thừa phát lại.

6. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

- Quan tâm, hỗ trợ cho hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện kiểm sát việc tuân thủ pháp luật đối với hoạt động tống đạt văn bản, giấy tờ của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự và hoạt động tổ chức thi hành án dân sự theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP .

7. Công an tỉnh

- Tổ chức phổ biến, quán triệt chế định Thừa phát lại cho cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng.

- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an cấp huyện phối hợp, hỗ trợ và thực hiện đối với các yêu cầu của Thừa phát lại trong việc thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Khoản 4 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014), Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan; chỉ đạo Công an các xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại trong việc tống đạt văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án theo quy định pháp luật về tố tụng, Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014) và các quy định pháp luật có liên quan.

8. Trách nhiệm của các sở, ngành, cơ quan Báo, Đài tỉnh

Các sở, ban, ngành, cơ quan Báo, Đài tỉnh trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến Thừa Phát lại trên địa bàn tỉnh.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Thừa phát lại và Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của tổ chức, cá nhân.

- Phối hợp, hỗ trợ cung cấp thông tin cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự; tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án, lập vi bằng, tống đạt văn bản của Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Thi hành án dân sự và các công việc khác theo quy định về Thừa phát lại và các quy định của pháp luật có liên quan.

10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Dương

Quán triệt các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh phối hợp cung cấp thông tin và hỗ trợ Thừa phát lại thực hiện các công việc theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

11. Cơ quan Bảo hiểm Xã hội, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng

Phối hợp cung cấp thông tin và hỗ trợ Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

(Ghi chú: Trường hợp các văn bản nêu trong Đề án này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế)./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2535/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.604

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.192.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!