Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 01/2014/QĐ-TTg chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

Số hiệu: 01/2014/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 01/01/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tăng mức bồi dưỡng cho giám định viên tư pháp

Từ 15/03/2014, mức bồi dưỡng giám định viên tư pháp theo ngày công sẽ tăng gấp đôi lên 500.000 đồng trong trường hợp phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, hoặc giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A.

Mức bồi dưỡng cũng tăng gấp đôi lên 300.000 đồng đối với giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B…

Đối với việc giám định không thuộc 2 trường hợp trên thì mức bồi dưỡng một ngày công là 150.000 đồng.

Ngày công thực hiện giám định tư pháp được tính là 8 giờ thực hiện giám định. Số tiền bồi dưỡng cho một việc giám định được tính theo công thức sau:

Số tiền bồi dưỡng = (Số giờ giám định x Mức bồi dưỡng một ngày công)/8 giờ

Nội dung trên được quy định tại Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, thay thế Quyết định 74/2009/QĐ-TTg .

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2014/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện giám định tư pháp.

2. Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm: Trợ lý; kỹ thuật viên; y công; cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi; những người khác hỗ trợ cho người giám định tư pháp và tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định do thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định.

3. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.

Điều 2. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công

1. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng đối với việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực: Pháp y về độc chất, tổ chức học, sinh học, giám định trên hồ sơ; pháp y tâm thần; kỹ thuật hình sự; tài chính; ngân hàng; văn hóa; xây dựng; tài nguyên và môi trường; thông tin và truyền thông; nông - lâm - ngư nghiệp và các lĩnh vực khác.

2. Mức bồi dưỡng giám định tư pháp một ngày công đối với một người thực hiện giám định quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:

a) Mức 150.000 đồng áp dụng đối với việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Mức 300.000 đồng áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải thực hiện giám định trong môi trường bị ô nhiễm nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;

c) Mức 500.000 đồng áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 (sau đây viết chung là Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP) và chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Ngày công thực hiện giám định tư pháp được tính là 8 giờ thực hiện giám định. Số tiền bồi dưỡng cho một việc giám định được tính như sau:

Số tiền bồi dưỡng =

Số giờ giám định x mức bồi dưỡng một ngày công

8 giờ

Thời gian, khối lượng công việc cần thiết cho việc thực hiện giám định theo quy trình thực hiện giám định chuẩn của từng lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp quy định.

4. Trường hợp thời gian thực hiện giám định vượt quá 8 giờ/ngày thì tổng thời gian làm giám định tăng thêm không vượt quá 300 giờ/năm.

5. Trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức bồi dưỡng được tính bằng 02 lần mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định thì mức bồi dưỡng được tính bằng 03 lần mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 3. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc

1. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với giám định trên người sống và trên tử thi trong lĩnh vực pháp y.

2. Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định trên người sống được quy định như sau:

a) Mức 160.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với khám chuyên khoa sâu ở các chuyên khoa;

b) Mức 200.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với khám tổng quát;

c) Mức 300.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với trường hợp hội chẩn chuyên môn sâu do người giám định tư pháp là chuyên gia ở các chuyên khoa thực hiện.

3. Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định tử thi mà không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau:

a) Mức 600.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ;

b) Mức 800.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày;

c) Mức 1.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày.

4. Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau:

a) Mức 1.500.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ;

b) Mức 2.500.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày;

c) Mức 3.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày;

d) Mức 4.500.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày và phải khai quật.

5. Trong trường hợp tử thi được bảo quản theo đúng quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành thì người giám định tư pháp được hưởng 75% mức bồi dưỡng giám định tương ứng quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Khi thực hiện giám định pháp y về tử thi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này mà đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A, nhóm B quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP , chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan thì áp dụng mức bồi dưỡng tương ứng quy định tại Điểm c Khoản 3 hoặc Điểm d Khoản 4 Điều này.

7. Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định hài cốt được quy định như sau:

a) Mức 3.000.000 đồng/hài cốt;

b) Mức 4.000.000 đồng/hài cốt trong trường hợp phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A, nhóm B quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP , chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Mức bồi dưỡng đối với người giúp việc cho người giám định tư pháp; người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi

1. Người giúp việc cho người giám định tư pháp được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này được hưởng bằng 70% mức bồi dưỡng mà người giám định tư pháp được hưởng.

2. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định này được hưởng bằng 30% mức bồi dưỡng mà người giám định tư pháp được hưởng.

Điều 5. Nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp

1. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ án hình sự hoặc vụ việc giám định do cơ quan điều tra có thẩm quyền trưng cầu do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Hằng năm, cơ quan tiến hành tố tụng phải lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phát kinh phí bảo đảm chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp. Việc sử dụng kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

2. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo yêu cầu của đương sự do đương sự chi trả theo quy định của pháp luật về tố tụng, chi phí giám định, định giá trong tố tụng.

3. Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm tạm ứng tiền bồi dưỡng giám định khi trưng cầu giám định và phải thanh toán tiền bồi dưỡng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở các Bộ, ngành và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc triển khai thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, quy định áp dụng đối với từng loại việc giám định và xác định thời gian, số người làm giám định đối với từng loại việc giám định ở lĩnh vực giám định do Bộ, ngành mình quản lý; tổ chức thực hiện, kiểm tra về tình hình thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình và hằng năm gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan quy định về thành phần, số lượng người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định này.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn về căn cứ, thủ tục lập dự toán, cấp phát, quản lý, sử dụng kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng; hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ thanh toán chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo quy định của Quyết định này; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra tình hình dự toán, cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở các Bộ, ngành và địa phương.

5. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và cơ quan liên quan có trách nhiệm lập dự toán, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phát và bảo đảm kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do các cơ quan tiến hành tố tụng thuộc ngành mình trưng cầu.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở địa phương mình và hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2014.

2. Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với giám định viên tư pháp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 01/2014/QD-TTg

Hanoi , January 01, 2014

 

DECISION

ALLOWANCES FOR JUDICIAL EXPERTISE

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Judicial Expertise dated June 20, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 on salary regime for officials and civil servants and armed forces;

Pursuant to the Government’s Decree No. 85/2013/ND-CP dated July 29, 2013 detailing the implementation of the Law on Judicial expertise;

At the request of the Minister of Justice,

The Prime Minister promulgates the Decision on allowances for judicial expertise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Judicial experts, ad hoc judicial experts shall enjoy salaries from state budget.

2. Assistants to judicial experts who receive salaries from state budget include Assistants, technicians, medical orderly, crime scene investigative technicians (in case of participation in post-mortem examination, autopsy, exhumation; other persons who assist judicial experts and directly participate in the process of judicial expertise organized by the head shall be appointed at a poll or by judicial experts who coordinate the expertise.

3. Judicial experts, procurators, judges assigned by competent state agencies to perform duties such as post-mortem examination, autopsy and exhumation;

Article 2. Allowances for judicial expertise by working day

1. Allowances for judicial expertise by working day shall be applied to such areas as forensic medicine on poisoning, histology, documentation and mentality; criminal techniques; finance; banking; culture; construction; natural resources and environment; information and communication; agriculture – forestry – fishery and other areas;

2. Level of allowances in a working day for judicial experts as prescribed in Clause 1 of this Article is prescribed as follows:

a) VND 150,000 for cases not prescribed in Points b and c of this Clause;

b) VND 300,000 for judicial examinations conducted on subjects carrying infectious diseases or in areas hit by dangerous infectious diseases of Group B as prescribed in Point b, Clause 1, Article 3 of the Law on Prevention and Treatment of Infectious Diseases, or in polluted environment other than the cases as prescribed in Point c of this Clause;

c) VND 500,000 for judicial examinations conducted on subjects infected with HIV/AIDS, carrying particularly dangerous infectious diseases or in the areas hit by infectious diseases of Group A as prescribed in Point a, Clause 1, Article 3 of the law on prevention and treatment of infectious diseases; or in contact with radioactive substances as prescribed by the Ministry of Science and Technology, hazardous chemicals as defined in the list enclosed with the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 providing instructions on the implementation of a number of the Law on Chemicals, the Government’s Decree No. 26/2011/ND-CP dated April 08, 2011 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 108/2008/ND-CP (Hereinafter referred to as Decree No. 108/2008/ND-CP and Decree No. 26/2011/ND-CP), and other hazardous and poisonous substances according to relevant law provisions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Allowances for a judicial expert are determined as follows:

Amount of money =

Number of hours of judicial examination x level of allowance per working day

8 hours

Time and quantity of work required for judicial examination according to the process of standard judicial expertise in each area are prescribed by ministries and ministerial-level agencies in charge of judicial expertise.

4. In case time for judicial examination exceeds eight hours per day, total extra time should not exceed 300 hours per year.

5. In case judicial examination has to be conducted on weekly days off, level of allowances shall be twice as the levels as prescribed in Clause 2 of this Article.

In case judicial examination has to be conducted on public holidays, holidays with pay as prescribed, level of allowances shall be triple the levels as prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 3. Allowances for ad hoc judicial expertise

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Level of allowances for a judicial expert conducting examination on living persons as follows:

a) VND 160,000 for a request for subspecialty examinations;

b) VND 200,000 for a request for general examinations;

c) VND 300,000 for a request for medical subspecialty consultation performed by judicial experts as experts in the specialism.

3. Level of allowances for a person who performs examination on a dead body that is not preserved properly as prescribed or naturally rotten (without performing autopsy) as follows:

a) VND 600,000 for a dead body within 48 hours;

b) VND 800,000 for a dead body from 48 hours to seven days;

c) VND 1,000,000 for a dead body more than seven days;

4. Level of allowances for a person who performs autopsy on a dead body that is not preserved properly as prescribed or naturally rotten as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) VND 2,500,000 for a dead body of from 48 hours to seven days;

c) VND 3,000,000 for a dead body more than seven days;

d) VND 4,500,000 for a dead body more than seven days and subject to exhumation;

5. In case a dead boy is preserved under the Standard of the Ministry of Health, the judicial expert shall enjoy 75% of the levels as prescribed in Clauses 3, 4 of this Article.

6. If forensic examinations are conducted on dead bodies infected with HIV/AIDS, carrying particularly dangerous infectious diseases or in the areas hit by infectious diseases of Groups A, B as prescribed in Points a, b, Clause 1, Article 3 of the Law on prevention and treatment of infectious diseases; or in contact with radioactive substances as prescribed by the Ministry of Science and Technology, hazardous chemicals as defined in the list enclosed with Decree No. 108/2008/ND-CP and Decree No. 26/2011/ND-CP, and other hazardous and poisonous substances according to relevant law provisions, level of allowances shall be applied corresponding to provisions prescribed in Point c, Clause 3, or Point d, Clause 4 of this Article.

7. Level of allowances for a person who conducts examination on human remains s as follows:

a) VND 3,000,000/remains;

b) VND 4,000,000/remains for examinations being conducted in the areas hit by infectious diseases of Groups A, B as prescribed in Points a, b, Clause 1, Article 3 of the Law on prevention and treatment of infectious diseases; or in contract with radioactive substances as prescribed by the Ministry of Science and Technology, hazardous chemicals as defined in the list enclosed with Decree No. 108/2008/ND-CP and Decree No. 26/2011/ND-CP, and other hazardous and poisonous substances according to relevant law provisions;

Article 4. Level of allowances for assistants to judicial experts; persons who are assigned by competent state agencies to perform post-mortem examination, autopsy and exhumation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Procurators, investigators, judges as prescribed in Clause 3, Article 1 hereof shall enjoy 30% of the level enjoyed by the judicial expert.

Article 5. Budget sources and principles of paying allowances for judicial expertise

1. Allowances for judicial expertise on criminal cases or cases as solicited by competent investigation agencies are ensured by state budget and allocated in annual funds of legal proceeding agencies according to the Law on State Budget.

Annually, legal proceeding agencies shall make cost estimates and make proposals to competent agencies for approval and allocation of budgets for paying allowances for judicial expertise; using the budget to pay allowances for judicial expertise is prescribed by laws.

2. Budget to pay allowances for judicial expertise on criminal cases, cases solicited by legal proceeding agencies at the request of litigants shall be paid by litigants according to laws;

3. Upon receipt of results of examinations, expertise soliciting agencies shall be responsible for advancing allowances to organizations and individuals that carry out examinations.

Article 6. Responsibilities of agencies

1. The Ministry of Justice shall be responsible for monitoring and speeding up the implementation of allowance regime for judicial expertise at ministries, regulatory bodies and local governments; preside over and cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Public Security and relevant ministries and sectors in conducting the inspection of the implementation of allowance regime for judicial expertise; make partial and entire summing-ups, and report to the Prime Minister.

2. Ministries, ministerial-level agencies in charge of judicial expertise shall preside over and cooperate with the Ministry of Justice and relevant ministries and sectors in guiding and regulating judicial expertise and defining time and number of judicial experts in the areas within management; organize and inspect the implementation of allowance regime for judicial expertise in the areas within management; make annual reports to the Ministry of Justice for compilation and reporting to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice and relevant ministries and sectors in providing instructions on foundations, procedures on the establishment of cost estimates, issuance, management and use of budget to pay allowances for judicial expertise by legal proceeding agencies; providing instructions on orders and procedures on payment of allowances as prescribed hereof; preside over and cooperate with the Ministry of Justice and relevant ministries and sectors in carrying out the inspection of cost estimation, issuance and use of budget to pay allowances for judicial expertise in ministries, sectors and localities.

5. The Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and relevant agencies shall be responsible for establishing cost estimates and make proposals to competent agencies for approval and allocation of budgets for paying allowances for judicial expertise solicited by legal proceeding agencies.

6. People’s committees of central-affiliated cities and provinces shall be responsible for organizing and inspecting the implementation of allowance regimes for judicial expertise in localities and make annual reports to the Ministry of Justice for compilation and reporting to the Prime Minister.

Article 7. Effect

1. This decision takes effect since March 15, 2014.

2. The Prime Minister’s Decision No. 74/2009/QD-TTg dated May 07, 2009 on allowance regimes for judicial expertise shall become invalid since the effective date of this Decision.

Article 8. Implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of People’s committees of central-affiliated cities and provinces and heads of relevant agencies shall be responsible for executing this Decision./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


43.529

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.56.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!