Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 3972/KH-UBND 2018 chuyển đổi phòng công chứng thành Văn phòng công chứng Lâm Đồng

Số hiệu: 3972/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Nguyễn Văn Yên
Ngày ban hành: 28/06/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3972/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 28 tháng 06 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CÁC PHÒNG CÔNG CHỨNG THÀNH VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 16/4/2018 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, UBND tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng của Đảng và Nhà nước; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay; tiết kiệm ngân sách, biên chế nhà nước; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng phục vụ người dân của các tổ chức công chứng, tạo điều kiện để người dân sử dụng dịch vụ công chứng một cách thuận tiện,...

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.

II. Nội dung

1. Sự cần thiết chuyển đổi các Phòng công chứng

Xã hội hóa hoạt động công chứng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là quá trình đổi mới phương thức tổ chức hoạt động công chứng, từng bước chuyển giao hoạt động công chứng cho các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Quy định về xã hội hóa hoạt động công chứng trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng và các văn bản pháp luật pháp luật khác có liên quan đã tạo cơ sở pháp lý cho sự tham gia cung cấp dịch vụ công chứng của các tổ chức, cá nhân, gắn với trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong việc bảo đảm việc xã hội hóa, cung cấp dịch vụ một cách công bằng, liên tục, ổn định và có chất lượng.

Đối với Lâm Đồng, sau gần 10 năm thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, được đánh giá là chủ trương đúng đắn, đạt được những kết quả nhất định, số lượng tổ chức hành nghề công chứng, số công chứng viên, số việc công chứng và số phí công chứng thu được tăng theo từng năm. Hoạt động công chứng trên địa bàn đã đi vào cuộc sống và phát triển mạnh mẽ, mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hoạt động giao dịch dân sự và kinh tế, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Việc phát triển mới các Văn phòng công chứng đã hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng của Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng phục vụ người dân của các tổ chức công chứng, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Bên cạnh đó, nhu cầu của xã hội về công chứng ngày càng cao, việc huy động các cá nhân ngoài nhà nước tham gia vào cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ trong hoạt động công chứng là yêu cầu khách quan từ thực tiễn.Việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng cũng đã góp phần giảm chi ngân sách, tinh giảm biên chế, đẩy mạnh việc xã hội hóa dịch vụ công, từng bước phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

2. Số lượng các Phòng công chứng thuộc trường hợp chuyển đổi

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hiện có 02 Phòng công chứng (Phòng công chứng số 01, số 03) thuộc trường hợp chuyển đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 29/2015/NĐ-CP: “Các địa bàn cấp huyện đã thành lập đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và số lượng Văn phòng công chứng nhiều hơn số lượng Phòng công chứng”, cụ thể như sau:

Phòng công chứng số 01 có trụ sở tại địa bàn thành phố Đà Lạt; Phòng công chứng số 03 có trụ sở tại huyện Đức Trọng, thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Tư pháp, tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động. Hiện nay, tại địa bàn huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt đã phát triển đủ số lượng các tổ chức hành nghề công chứng theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”.

Thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng là hai địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, dân cư tập trung đông đúc, phân bố tương đối đồng đều, nhu cầu công chứng, chứng thực của người dân trên địa bàn ngày càng tăng cao, việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng sẽ tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các Văn phòng công chứng, đem lại sự hiệu quả, thuận lợi cho người dân và các tổ chức có nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ này.

Việc chuyển đổi Phòng công chứng số 01 và số 03 thuộc Sở Tư pháp thành các Văn phòng công chứng trong giai đoạn 2018-2020 nhằm cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 16/4/2018 về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

3. Lộ trình chuyển đổi các Phòng công chứng

- Đối với Phòng Công chứng số 3: Bắt đầu thực hiện từ Quý III/2018, hoàn thành việc chuyển đổi trong năm 2019.

- Đối với Phòng Công chứng số 1: Bắt đầu thực hiện từ Quý III/2019, hoàn thành việc chuyển đổi trong năm 2020.

III. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch

1. Sở Tư pháp

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Công chứng Viên tỉnh xây dựng Đề án chuyển đổi Phòng công chứng số 01 và 03 thành các Văn phòng công chứng, trình Ủy ban nhân dân cấp xem xét, quyết định.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, thực hiện cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng sau khi thực hiện việc chuyển đổi, tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan về hồ sơ công chứng,...

- Phối hợp giải quyết chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức, người lao động tại các Phòng Công chứng thực hiện chuyển đổi.

- Phối hợp xem xét, quyết định việc xử lý tài sản tại các Phòng Công chứng thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền và sự phân công, chỉ đạo của UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện đề án chuyển đổi.

2. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan trong việc tham mưu giải quyết chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức của các Phòng Công chứng thực hiện chuyển đổi.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động của các Phòng Công chứng thực hiện chuyển đổi.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu xử lý tài sản của các Phòng công chứng thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

5. Các cơ quan, tổ chức có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan trong việc thực hiện các nội dung chuyển đổi các Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan kịp thời phản ánh đến UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục BTTP);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, LĐTBXH;
- Hội Công chứng viên tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Yên

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 3972/KH-UBND ngày 28/06/2018 về chuyển đổi phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.174

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.158.93
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!