BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/VBHN-BCT
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 01 năm 2014
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm
2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu
lực kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm
2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,1
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các Nhà đầu tư tại Việt Nam trong hoạt động dầu khí.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định
của Điều ước quốc tế đó.
3. Nhà đầu tư tại Việt Nam tiến hành đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí phải tuân thủ các quy định của Nghị định
này, quy định về đầu tư ra nước ngoài và các quy định khác của pháp luật có
liên quan. Trường hợp quy định của Nghị định này khác với quy định của các nghị
định khác có liên quan thì áp dụng quy định của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các Nhà đầu tư tại Việt
Nam (sau đây gọi là Nhà đầu tư) bao gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần,
Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp
Nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành
lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật
Đầu tư.
4. Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp.
5. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập
theo Luật Hợp tác xã.
6. Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Hoạt động dầu khí là hoạt động hình thành và hoạt
động thực hiện dự án dầu khí về tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu
khí, kể cả hoạt động vận chuyển bằng đường ống, xử lý dầu khí thô và các hoạt động
khác phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.
2. Hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa đại diện
chủ sở hữu tài nguyên dầu khí với Nhà đầu tư hoặc với các đối tác khác mà sau
đó Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí đó.
3. Tài sản dầu khí là những giá trị hoặc sản phẩm
được tạo ra trong quá trình đầu tư của dự án dầu khí.
4. Tổng mức đầu tư dự án dầu khí là toàn bộ chi phí
hình thành và thực hiện dự án theo phân loại và hình thành dự án quy định tại Điều 4 Nghị định này.
52. Người điều hành là doanh
nghiệp do Nhà đầu tư thành lập theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định này
để triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài.
Điều 4. Hình thành và phân loại
dự án dầu khí
1. Dự án dầu khí được hình thành thông qua một
trong các hình thức sau:
a) Ký kết hợp đồng dầu khí;
b) Nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng
dầu khí;
c) Nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công
ty.
2. Dự án dầu khí bao gồm:
a) Dự án tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác
được thực hiện bắt đầu từ giai đoạn tìm kiếm thăm dò;
b) Dự án phát triển, khai thác được thực hiện bắt đầu
từ giai đoạn phát triển, khai thác dầu khí.
Điều 5. Áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành có
các quyền lợi, ưu đãi cao hơn so với các quyền lợi, ưu đãi mà Nhà đầu tư được
hưởng theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư thì Nhà đầu tư được hưởng các
quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có
hiệu lực.
2. Trường hợp các quyền lợi, ưu đãi ghi trong Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt
động dầu khí đã cấp cho Nhà đầu tư có mức độ ưu đãi cao hơn so với các quyền lợi,
ưu đãi mà Nhà đầu tư được hưởng theo quy định hiện hành thì Nhà đầu tư đó được
tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi đã ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc
văn bản cho phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Điều 6. Hoạt động hình thành và
thực hiện dự án dầu khí
13. Hoạt động hình thành dự án
dầu khí do Nhà đầu tư tiến hành ở nước ngoài hoặc tại Việt Nam nhằm hỗ trợ trực
tiếp hoặc gián tiếp cho việc hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài, bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;
b) Khảo sát thực địa;
c) Nghiên cứu tài liệu;
d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan
đến lựa chọn dự án dầu khí;
đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn
và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án;
e) Chủ trì, tham gia tổ chức hội thảo, hội nghị
khoa học;
g) Thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp theo
quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định này, hoạt động của văn phòng đại diện,
văn phòng liên lạc, chi nhánh, văn phòng điều hành của Nhà đầu tư ở nước ngoài
liên quan đến việc hình thành dự án dầu khí;
h) Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc
các hình thức bảo lãnh tài chính khác theo yêu cầu của bên mời thầu, nước tiếp
nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu;
i) Đàm phán hợp đồng dầu khí;
k) Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành
dự án dầu khí ở nước ngoài;
l) Các hoạt động cần thiết khác.
2. Hoạt động thực hiện dự án dầu khí bao gồm việc
triển khai thực hiện dự án dầu khí theo chương trình công tác và ngân sách đã
được phê duyệt trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thỏa thuận đầu tư với đối
tác hoặc văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền lợi tham gia hoặc chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Chương 2.
THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN ĐẦU
TƯ VÀ THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
Điều 74. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư và quyết
định đầu tư
1. Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với
các dự án dầu khí sau:
a) Dự án dầu khí được hình thành thông qua ký kết hợp
đồng dầu khí có sử dụng vốn nhà nước từ 3.000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các
thành phần kinh tế từ 5.000 tỷ đồng trở lên.
b) Dự án dầu khí được hình thành thông qua chuyển
nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ công ty có sử dụng vốn nhà nước từ 5.000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của
các thành phần kinh tế từ 8.000 tỷ đồng trở lên
2. Đại diện chủ sở hữu hoặc Nhà đầu tư quyết định đầu
tư các dự án dầu khí không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, quyết định điều
chỉnh tổng mức đầu tư các dự án dầu khí phù hợp với quy định tại Điều 16 Nghị định
số 121/2007/NĐ-CP .
Điều 8. Giấy chứng nhận đầu tư
1. Các dự án dầu khí được chấp thuận dưới hình thức
Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
2. Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án dầu
khí được thực hiện theo một trong hai quy trình sau:
a) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các
dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng;
b) Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các
dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên.
Điều 9. Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận đầu tư
Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
1. Văn bản đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo
mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
2. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư đối
với Nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
quyết định thành lập doanh nghiệp đối với Nhà đầu tư trong nước là tổ chức; Giấy
chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với Nhà đầu tư là cá nhân.
Đối với Nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài được cấp
Giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhưng không đăng ký lại hoặc
chuyển đổi theo Luật Đầu tư thì phải có bản sao có công chứng Giấy phép đầu tư.
3. Quyết định đầu tư ra nước ngoài của cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
4. Hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thỏa thuận đầu tư
với đối tác hoặc văn bản thỏa thuận về việc nhận chuyển nhượng quyền lợi tham
gia hoặc nhận chuyển nhượng một phần hay toàn bộ công ty.
Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư được nộp
tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm 03 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
55. Bản sao có 6chứng
thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp
của Người điều hành và hợp đồng ủy quyền giữa Nhà đầu tư với Người điều hành
trong trường hợp có sự tham gia của Người điều hành vào dự án dầu khí.
Điều 10. Quy trình đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận đầu tư
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét tính hợp lệ của hồ
sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 9
Nghị định này.
Trường hợp cần làm rõ một số nội dung liên quan đến
hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu Nhà đầu tư giải
trình.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Nhà đầu
tư.
Trường hợp hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu
tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản, nêu rõ
lý do không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư có quyền khiếu nại
việc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu
tư cho Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức)
hoặc nơi có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Điều 11. Hồ sơ thẩm tra, cấp
Giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
1. Văn bản đề nghị thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu
tư theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
2. Bản sao có 7chứng thực Giấy
chứng nhận đầu tư đối với Nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài; Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp đối với Nhà đầu tư
trong nước là tổ chức; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với Nhà đầu
tư là cá nhân.
Đối với Nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài được cấp
Giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhưng không đăng ký lại hoặc
chuyển đổi theo Luật Đầu tư thì phải có bản sao có 8chứng
thực Giấy phép đầu tư.
3. Văn bản giải trình về tính khả thi của dự án dầu
khí, bao gồm các nội dung về mục tiêu, địa điểm, quy mô, nguồn vốn đầu tư, tiến
độ thực hiện và hiệu quả kinh tế của dự án.
4. Báo cáo năng lực tài chính do Nhà đầu tư lập và
chịu trách nhiệm.
5. Quyết định đầu tư ra nước ngoài của cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
6. Hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thỏa thuận đầu tư
với đối tác hoặc văn bản thỏa thuận về việc nhận chuyển nhượng quyền lợi tham
gia hoặc nhận chuyển nhượng một phần hay toàn bộ công ty.
Hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư được nộp
tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm 08 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
79. Bản sao có chứng thực Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp của Người
điều hành và hợp đồng ủy quyền giữa Nhà đầu tư với Người điều hành trong trường
hợp có sự tham gia của Người điều hành vào dự án dầu khí.
Điều 12. Quy trình thẩm tra, cấp
Giấy chứng nhận đầu tư
1. Nội dung thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
bao gồm:
a)10 Tư cách pháp lý của Nhà
đầu tư và Người điều hành;
b) Tính hợp pháp của vốn đầu tư;
c) Tiến độ thực hiện dự án (đối với dự án phát triển,
khai thác).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi
hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá
thời hạn trên, nếu cơ quan nào không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng
ý với kiến nghị trong hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư của Nhà đầu
tư.
4.11 Đối với dự án dầu khí
thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của đại diện chủ sở hữu hoặc Nhà đầu tư,
trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tiến hành thẩm tra dự án dầu khí và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
512. Đối với dự án dầu khí được
hình thành thông qua ký kết hợp đồng dầu khí thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư
của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả thẩm
tra kèm theo ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và đề xuất ý kiến về dự án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy
chứng nhận đầu tư.
6.13 Trường hợp hồ sơ dự án
sau khi thẩm tra không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không chấp thuận cấp Giấy chứng
nhận đầu tư. Nhà đầu tư có quyền khiếu nại việc không chấp thuận cấp Giấy chứng
nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.”
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu
tư cho Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức)
hoặc nơi có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Điều 1314. Rút ngắn thời hạn thẩm tra, cấp
Giấy chứng nhận đầu tư
Việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự
án dầu khí được hình thành thông qua chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng
dầu khí, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công ty và các dự án dầu khí khác
mà Nhà đầu tư giải trình rõ lý do cấp bách xin rút ngắn thời hạn thẩm tra được
tiến hành như sau:
1. Nhà đầu tư gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các
Bộ, ngành có liên quan văn bản đề nghị rút ngắn thời hạn thẩm tra kèm hồ sơ
theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 121/2007/NĐ-CP và khoản 5 Điều 1 Nghị định
này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì họp với các Bộ, ngành có liên
quan để thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư thay cho thủ tục xin ý kiến các Bộ,
ngành theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 12 Nghị định số 121/2007/NĐ-CP .
3. Đối với dự án dầu khí thuộc thẩm quyền quyết định
đầu tư của đại diện chủ sở hữu hoặc Nhà đầu tư, trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày tổ chức họp với các Bộ, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng
nhận đầu tư, trừ trường hợp hồ sơ thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư không được
chấp thuận. Trường hợp hồ sơ dự án sau khi thẩm tra không đủ điều kiện để cấp
Giấy chứng nhận đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý
do không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư có quyền khiếu nại
việc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
4. Đối với dự án dầu khí thuộc thẩm quyền chấp thuận
đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tổ
chức họp với các Bộ, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo
cáo kết quả thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đề xuất ý kiến về dự án.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy
chứng nhận đầu tư.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu
tư cho Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức)
hoặc có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Điều 14. Điều chỉnh Giấy chứng
nhận đầu tư
115. Khi có nhu cầu điều chỉnh
dự án dầu khí đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến hình thức đầu
tư, thời hạn thực hiện dự án hoặc các thay đổi liên quan đến Nhà đầu tư, Người
điều hành hoặc tổng mức đầu tư của dự án sau khi điều chỉnh có thay đổi từ 30%
trở lên so với tổng mức đầu tư ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư thì Nhà đầu tư
phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Việc điều chỉnh dự án dầu khí được thực hiện
theo một trong các quy trình sau:
a) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh;
b) Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Điều 15. Điều kiện và quy
trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
116. Dự án dầu khí thuộc diện
đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh là các dự án được điều chỉnh về
hình thức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án hoặc các thay đổi liên quan đến Nhà
đầu tư, Người điều hành hoặc tổng mức đầu tư của dự án sau khi điều chỉnh có
thay đổi từ 30% trở lên so với tổng mức đầu tư ghi trong Giấy chứng nhận đầu
tư, nhưng tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh không vượt quá 15 tỷ đồng.
2. Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều
chỉnh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều
chỉnh theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
b) Quyết định điều chỉnh dự án dầu khí của cấp có
thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án dầu khí
cho đến thời điểm đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
d) Bản sao có 17chứng thực Giấy
chứng nhận đầu tư.
3. Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều
chỉnh được nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm 03 bộ trong đó có 01 bộ gốc.
Trường hợp cần làm rõ một số nội dung liên quan đến
hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu
Nhà đầu tư giải trình.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
cho Nhà đầu tư.
Trường hợp hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu
tư điều chỉnh không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản,
nêu rõ lý do không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Nhà đầu tư
có quyền khiếu nại việc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu
tư điều chỉnh cho Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là
tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Điều 16. Điều kiện và quy
trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
118. Dự án dầu khí thuộc diện
thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh là các dự án sau khi điều chỉnh
có tổng mức đầu tư thay đổi từ 30% trở lên so với tổng mức đầu tư ghi trong Giấy
chứng nhận đầu tư và vượt quá 15 tỷ đồng.
2. Hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều
chỉnh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu
tư điều chỉnh theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
b) Quyết định điều chỉnh dự án dầu khí của cấp có
thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án dầu khí
cho đến thời điểm đề nghị điều chỉnh;
d) Bản sao có 19chứng thực Giấy
chứng nhận đầu tư;
đ) Giải trình về các nội dung điều chỉnh.
3. Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
điều chỉnh:
a) Hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều
chỉnh được nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm 06 bộ trong đó có 01 bộ gốc.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận
đầu tư điều chỉnh lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các Bộ, ngành có ý
kiến bằng văn bản gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan
nào không có ý kiến thì coi như đã đồng ý với kiến nghị trong hồ sơ thẩm tra, cấp
Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh của Nhà đầu tư;
d20) Đối với dự án dầu khí được
hình thành thông qua ký kết hợp đồng dầu khí thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư
của Thủ tướng Chính phủ và dự án dầu khí sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư có
sử dụng vốn nhà nước từ 3.000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh
tế từ 5.000 tỷ đồng trở lên, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả
thẩm tra kèm ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan và đề xuất ý kiến về việc điều
chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng
nhận đầu tư điều chỉnh.
đ)21 Đối với dự án dầu khí
không thuộc quy định tại điểm d khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến
hành thẩm tra hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh trong thời hạn 25
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Trường hợp hồ sơ thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu
tư điều chỉnh không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản,
nêu rõ lý do không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Nhà đầu tư
có quyền khiếu nại việc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu
tư điều chỉnh cho Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là
tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Điều 16a.22 Rút ngắn thời hạn thẩm
tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
Việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
đối với dự án dầu khí được hình thành thông qua chuyển nhượng quyền lợi tham
gia vào hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công ty và các dự
án dầu khí khác mà Nhà đầu tư giải trình rõ lý do cấp bách xin rút ngắn thời hạn
thẩm tra được tiến hành như sau:
1. Nhà đầu tư gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các
Bộ, ngành có liên quan văn bản đề nghị rút ngắn thời hạn thẩm tra kèm hồ sơ
theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 121/2007/NĐ-CP .
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì họp với các Bộ, ngành có liên
quan để thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh thay cho thủ tục xin ý
kiến các Bộ, ngành theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số
121/2007/NĐ-CP .
3. Đối với dự án dầu khí thuộc thẩm quyền quyết định
đầu tư của đại diện chủ sở hữu hoặc Nhà đầu tư, trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày tổ chức họp với các Bộ, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng
nhận đầu tư điều chỉnh, trừ trường hợp hồ sơ thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu
tư không được chấp thuận điều chỉnh. Trường hợp hồ sơ dự án sau khi thẩm tra
không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu
tư điều chỉnh. Nhà đầu tư có quyền khiếu nại việc không chấp thuận cấp Giấy chứng
nhận đầu tư điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Đối với dự án dầu khí thuộc thẩm quyền chấp thuận
đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và dự án dầu khí sau khi điều chỉnh có tổng mức
đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn
03 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức họp với các Bộ, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu
tư điều chỉnh và đề xuất ý kiến về điều chỉnh dự án.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng
nhận đầu tư điều chỉnh.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu
tư điều chỉnh cho Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là
tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
Chương 3.
TRIỂN KHAI DỰ ÁN DẦU KHÍ
Điều 17. Thông báo thực hiện dự
án dầu khí
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án dầu khí
được chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, Nhà đầu tư
phải có văn bản thông báo về việc thực hiện dự án dầu khí kèm bản sao văn bản
chấp thuận dự án dầu khí hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương gửi các Bộ:
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Công nghiệp, Ngoại giao, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh
(đối với Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú (đối với Nhà đầu tư
là cá nhân Việt Nam).
2. Văn bản thông báo thực hiện dự án dầu khí gồm
các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân thành lập
ở nước ngoài (nếu có); tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và lĩnh vực đầu tư;
c) Vốn đầu tư của doanh nghiệp thành lập ở nước
ngoài, phần vốn tham gia của Nhà đầu tư;
d) Thông tin về người đại diện Nhà đầu tư và người
đại diện doanh nghiệp tại nước ngoài gồm: họ, tên, địa chỉ thường trú (tại Việt
Nam và tại nước ngoài), chức vụ, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu.
3. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung quy định tại
khoản 2 Điều này, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi, Nhà đầu tư
có văn bản thông báo về nội dung thay đổi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 18. Thời hạn triển khai Dự
án dầu khí
1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư mà dự án dầu khí không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận
hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày dự án dầu khí được nước tiếp nhận đầu
tư chấp thuận mà dự án không được triển khai thì Nhà đầu tư phải có văn bản nêu
rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án hoặc đề nghị chấm dứt dự
án dầu khí gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án dầu khí hoặc chấm dứt dự
án dầu khí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về
đề nghị nêu trên, đồng thời gửi các Bộ: Tài chính, Thương mại, Công nghiệp, Ngoại
giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Nhà đầu tư
đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú
(đối với Nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam).
3. Việc gia hạn triển khai dự án dầu khí được thực
hiện phù hợp với hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thỏa thuận đầu tư với đối tác hoặc
văn bản thỏa thuận về việc nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia hoặc nhận chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ công ty.
Điều 1923. Thành lập pháp nhân mới
và thẩm quyền của Người điều hành
1. Để chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện hoạt động hình
thành dự án dầu khí hoặc để triển khai dự án dầu khí, Nhà đầu tư được phép
thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam, tại nước tiếp
nhận đầu tư hoặc ở nước thứ ba theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp Nhà đầu tư ủy quyền cho Người điều
hành triển khai dự án dầu khí, Người điều hành được ghi tên trong Giấy chứng nhận
đầu tư cấp cho Nhà đầu tư theo quy định của các Điều 10, 12, 13, 15 và 16 Nghị
định số 121/2007/NĐ-CP và khoản 13 Điều 1 Nghị định này. Người điều hành được
phép sử dụng Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh để phục
vụ các hoạt động liên quan đến triển khai dự án. Nhà đầu tư và Người điều hành
chịu trách nhiệm về việc triển khai dự án phù hợp với Giấy chứng nhận đầu tư,
Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh và theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Chế độ báo cáo
Hàng năm, trong thời hạn 6 tháng kể từ khi kết thúc
năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư, Nhà đầu tư phải gửi báo cáo về tình
hình hoạt động và báo cáo tài chính có chứng nhận của kiểm toán hoặc cơ quan có
thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cho các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp,
Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh.
Điều 2124. Chấm dứt và thanh lý dự
án dầu khí
1. Trước khi chấm dứt hoạt động của dự án dầu khí,
Nhà đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 1
Nghị định này để xem xét, quyết định.
2. Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án dầu khí ở
nước ngoài được thực hiện phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí, pháp luật
của nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 22. Chuyển nhượng dự án dầu
khí
Khi chuyển nhượng một phần dự án dầu khí, hoặc chuyển
nhượng toàn bộ dự án dầu khí nhưng Nhà đầu tư vẫn còn quyền lợi trong dự án đó,
Nhà đầu tư thực hiện việc đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định
tại các Điều 14, 15 và 16 Nghị định này. Trường hợp việc
chuyển nhượng dự án dầu khí phát sinh lợi nhuận, Nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ
thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 2325. Chi phí không có khả
năng thu hồi
Trong trường hợp dự án dầu khí không có khả năng
thu hồi chi phí, Nhà đầu tư được phép phân bổ phần chi phí đó vào chi phí sản
xuất kinh doanh của Nhà đầu tư trong thời gian không quá 05 năm, kể từ ngày kết
thúc dự án dầu khí. Đối với Nhà đầu tư thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định
số 142/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ ban hành Quy chế quản
lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, dự án dầu khí không có
khả năng thu hồi chi phí của Nhà đầu tư này được thực hiện theo quy định của
Nghị định số 142/2007/NĐ-CP , Nghị định số 121/2007/NĐ-CP và Nghị định này.
Điều 24. Sử dụng lợi nhuận để
đầu tư ở nước ngoài
126. Sau khi hoàn thành các
nghĩa vụ thuế và tài chính khác theo quy định của pháp luật của nước tiếp nhận
đầu tư và pháp luật Việt Nam, Nhà đầu tư được giữ lại ở nước ngoài lợi nhuận của
dự án dầu khí để phục vụ các mục đích sau:
a) Tái đầu tư cho dự án dầu khí đã được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh;
b) Đầu tư cho các dự án dầu khí khác ở nước ngoài của
Nhà đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
2. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận của dự án dầu khí
theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
và báo cáo hàng năm với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sử dụng lợi nhuận
sau thuế để tái đầu tư.
Điều 25. Chuyển lợi nhuận về
nước
1. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết toán
thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước
tiếp nhận đầu tư, Nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận về Việt Nam trừ các
khoản lợi nhuận được giữ lại theo quy định tại khoản 1 Điều 24
Nghị định này.
2. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định
tại khoản 1 Điều này, Nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do, trình Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02
lần, mỗi lần không quá 06 tháng.
Điều 26. Kế toán
Nhà đầu tư được phép áp dụng hệ thống kế toán cho dự
án dầu khí phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí. Nhà đầu tư có trách nhiệm
báo cáo Bộ Tài chính về hệ thống kế toán áp dụng.
Điều 27. Thương mại
Nhà đầu tư được tiến hành các hoạt động đấu thầu dịch
vụ, mua sắm vật tư thiết bị, phương tiện nhằm phục vụ dự án dầu khí phù hợp với
các quy định của hợp đồng dầu khí.
Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu
tại Việt Nam
1. Nhà đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật
Việt Nam về xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư,
nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho dự án dầu khí. Trường hợp không có hợp đồng
thương mại hoặc hợp đồng dầu khí thì Giấy chứng nhận đầu tư được sử dụng để
thay thế trong bộ hồ sơ xuất, nhập khẩu.
2. Nhà đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật
Việt Nam về xuất, nhập khẩu khi nhập khẩu dầu thô khai thác được từ dự án dầu
khí thuộc quyền sở hữu của Nhà đầu tư. Nhà đầu tư được nhập khẩu và tái xuất
tài liệu kỹ thuật, băng từ, mẫu vật nhằm mục đích nghiên cứu, phân tích.
3. Nhà đầu tư được áp dụng chế độ tạm nhập, tái xuất
đối với vật tư thiết bị, mẫu vật và các thiết bị, tài liệu khác để nghiên cứu,
xử lý, minh giải, chế tạo phục vụ cho dự án dầu khí.
Điều 29. Thuế
1. Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp tại Việt Nam đối với dự án dầu khí ở nước ngoài, Nhà đầu tư được trừ số thuế
thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được nước tiếp nhận đầu tư trả
thay (có chứng từ hợp lệ), nhưng số thuế thu nhập doanh nghiệp được trừ không
vượt quá số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo thuế suất quy định tại Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Cá nhân làm việc cho các dự án dầu khí phải nộp
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Khi xác định số thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao phải nộp tại
Việt Nam, cá nhân được trừ số thuế thu nhập cá nhân đã nộp ở nước ngoài hoặc được
nước tiếp nhận đầu tư trả thay (có chứng từ hợp lệ), nhưng số thuế được trừ
không vượt quá số thuế thu nhập phải nộp đối với người có thu nhập cao theo quy
định của pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập đối với người thu nhập cao.
3. Thiết bị, phương tiện, vật tư, nguyên liệu,
nhiên liệu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng do Nhà
đầu tư xuất khẩu ra nước ngoài để thực hiện dự án dầu khí được miễn thuế xuất
khẩu và được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng không (0%).
4. Mẫu vật, tài liệu kỹ thuật (băng từ, băng giấy
và các tài liệu khác) nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu, phân tích để thực hiện
dự án dầu khí được miễn thuế nhập khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị
gia tăng.
5. Các thiết bị, vật tư chuyên dụng cho hoạt động dầu
khí mà trong nước chưa sản xuất được, khi tạm nhập khẩu để gia công, chế biến,
sau đó tái xuất khẩu để thực hiện dự án dầu khí thì được miễn thuế nhập khẩu,
thuế xuất khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Điều 30. Chuyển vốn đầu tư ra
nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp
nhận đầu tư.
227. Nhà đầu tư được chuyển
ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để đáp ứng các
chi phí về hoạt động hình thành dự án dầu khí theo quy định tại khoản 2 Điều 1
Nghị định này.
3. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân
thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao
công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương 4.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Điều 31. Quyền hạn và trách
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đại diện ngoại
giao Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí theo quy định tại Chương IV Nghị định số
78/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài.
Điều 32. Trách nhiệm của
Bộ Công Thương28
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng
chính sách, quy hoạch liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động
dầu khí; tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được
phân công khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư; thực hiện việc giám sát và thanh tra đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
trong hoạt động dầu khí từ khi các dự án dầu khí được cấp Giấy chứng nhận đầu
tư cho đến khi chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 33. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định
này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 34. Hiệu lực thi hành29
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể
từ ngày đăng Công báo.
Điều 35. Trách nhiệm thi hành30
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài
chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng
Công báo);
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, TCNL.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
|
1 Nghị định số
17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,”
2 Khoản này được bổ sung
theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02
năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
3 Khoản này được bổ sung
theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02
năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
4 Điều này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02
năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
5 Khoản này được bổ sung
theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02
năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
6 Cụm từ “công chứng”
được sửa đổi bởi cụm từ “chứng thực” theo quy định tại khoản 20 Điều 1
Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007
quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
7 Cụm từ “công chứng”
được sửa đổi bởi cụm từ “chứng thực” theo quy định tại khoản 20 Điều 1
Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007
quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
8 Cụm từ “công chứng”
được sửa đổi bởi cụm từ “chứng thực” theo quy định tại khoản 20 Điều 1
Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007
quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
9 Khoản này được bổ sung
theo quy định tại khoản 5 điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02
năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
10 Điểm này được sửa đổi bổ
sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
11 Khoản này được sửa đổi
bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
12 Khoản này được sửa đổi
bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
13 Khoản này được sửa đổi
bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
14 Điều này được sửa đổi bổ
sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
15 Khoản này được sửa đổi
bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
16 Khoản này được sửa đổi
bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
17 Cụm từ “công chứng”
được sửa đổi bởi cụm từ “chứng thực” theo quy định tại khoản 20 Điều 1
Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007
quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
18 Khoản này được sửa đổi
bổ sung theo quy định tại khoản 11 điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
19 Cụm từ “công chứng”
được sửa đổi bởi cụm từ “chứng thực” theo quy định tại khoản 20 Điều 1
Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007
quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
20 Điểm này được sửa đổi bổ
sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
21 Điểm này được sửa đổi bổ
sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
22 Điều này được bổ sung
theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02
năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
23 Điều này được sửa đổi bổ
sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
24 Điều này được sửa đổi bổ
sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
25 Điều này được sửa đổi bổ
sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
26 Khoản này được sửa đổi
bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
27 Khoản này được sửa đổi
bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
28 Cụm từ “Bộ Công nghiệp”
được sửa đổi bởi cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại khoản 19 điều
1 Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007
quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực
kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2009.
29 Điều 2 Nghị định số
17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06
tháng 4 năm 2009 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06
tháng 4 năm 2009.”
30 Điều 3 Nghị định số
17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 06
tháng 4 năm 2009 quy định như sau:
“Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”