ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 72/2014/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 26 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CHỢ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân
sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Đất đai
ngày 26/11/2013;
Căn cứ Luật Đầu tư
ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số
108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Văn bản hợp
nhất số 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công Thương về hợp nhất nghị định về
phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị quyết số
149/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về mức hỗ
trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 3874/TTr-SCT ngày 27/12/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này
Quy định về mức hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2015 - 2020.
Điều
2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Thời điểm áp dụng mức hỗ trợ
thực hiện từ ngày 01/01/2015 (căn cứ theo Nghị quyết số 149/2014/NQ-HĐND ngày
11/12/2014 của HĐND tỉnh Đồng Nai về mức hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020).
Điều
3. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Tư pháp, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và
Môi trường, Liên minh Hợp tác xã, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh,
thành phố Biên Hòa và các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Phú Cường
|
QUY ĐỊNH
VỀ MỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHỢ
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh
Đồng Nai)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định
này quy định một số nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ
tầng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Đối tượng áp dụng
UBND các huyện, thị xã
Long Khánh (sau đây viết tắt là UBND cấp huyện) thực hiện việc đầu tư, xây dựng
kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; các doanh nghiệp,
hợp tác xã được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, có
ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp.
Điều 2. Nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ
1.
Nguyên tắc hỗ trợ
a) Mỗi
dự án đầu tư xây dựng hạ tầng chợ nông thôn chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ
theo Quy định này 01 lần. Sau khi chợ đi vào hoạt động, việc sửa chữa, nâng cấp
chợ thuộc trách nhiệm của Ban Quản lý chợ hoặc tổ chức kinh doanh, khai thác quản
lý chợ.
b) Việc
hỗ trợ kinh phí thực hiện đúng theo quy định quản lý tài chính hiện hành của
Nhà nước.
2. Điều
kiện hỗ trợ
Chợ
được hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Chợ
có dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền
phê duyệt và thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định về quản lý đầu tư
xây dựng, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đối với từng cấp độ chợ theo quy định
hiện hành.
b) Chợ
có trong quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, được UBND cấp huyện cụ thể hóa trong kế hoạch đầu tư hàng năm và được
UBND cấp huyện lập danh sách đề nghị hỗ trợ, được Sở Công Thương phối hợp với
các sở, ngành lựa chọn và được UBND tỉnh phê duyệt.
c)
UBND cấp huyện, doanh nghiệp, hợp tác xã có cam kết góp vốn hoặc huy động xã hội
hóa để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh công trình (ngoài phần ngân sách tỉnh hỗ trợ).
d)
Chợ có nhiều hộ kinh doanh đang hoạt động ổn định cần thiết phải xây dựng lại
hoặc chợ xây dựng tại vị trí mới mà đất chợ không phải thực hiện bồi thường, hỗ
trợ di dời, có dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
tổng kinh phí xây dựng không quá 5 tỷ đồng.
đ) Chợ đầu tư xây dựng
xong phải đảm bảo hoạt động có hiệu quả, có cam kết của tiểu thương vào mua
bán.
Điều 3. Quy hoạch quỹ đất dành cho đầu tư chợ
1. Diện
tích quy hoạch đất chợ (không bao gồm khu phố thương mại - phố chợ) theo Tiêu
chuẩn Quốc gia TCVN 9211: 2012 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế”:
a) Đối
với chợ hạng 01 (trên 400 sạp): Trên 6.200m2.
b) Đối
với chợ hạng 02 (từ 200 đến 400 sạp): Từ 3.200m2 - 6.200m2.
c) Đối
với chợ hạng 03 (dưới 200 sạp): Từ 2.000 m2 đến dưới 3.200m2;
d) Những
chợ nông thôn hiện đang quản lý và khai thác nếu không có đủ điều kiện mở rộng
thì giữ nguyên, ưu tiên xây dựng chợ trên nền cũ, việc đầu tư xây dựng chợ tại
địa điểm mới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.
Thiết kế xây dựng chợ
Thiết
kế chợ phải đảm bảo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9211: 2012 “Chợ - Tiêu chuẩn
thiết kế”.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH
CỤ THỂ VỀ MỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CHỢ NÔNG THÔN
Điều 4. Nội dung và
mức hỗ trợ
1. Nội
dung hỗ trợ
a) Ưu
tiên hỗ trợ đầu tư chợ thuộc 34 xã điểm nông thôn mới, trước mắt trong năm
2015, chọn những chợ cần thiết phải đầu tư để hoàn thành chỉ tiêu về chợ trong
bộ tiêu chí nông thôn mới (có danh sách kèm theo).
Đối với
chợ thuộc 102 xã vùng nông thôn còn lại được thực hiện trong giai đoạn 2016 -
2020 (chợ thuộc danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
3785/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 về việc phê duyệt Đề án Phát triển thương mại nông
thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm
2020). Ưu tiên đầu tư, mở rộng các chợ quá tải, quá cũ, di dời các chợ vi phạm
lộ giới giao thông, chợ xây mới tại những xã chưa có chợ, những nơi có nhu cầu
về chợ để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Kế hoạch, lộ
trình đầu tư xây dựng chợ có căn cứ vào lộ trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn.
b) Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh được sử dụng vào các hạng
mục: San lấp mặt bằng, xây dựng nhà lồng chính, hệ thống đường nội bộ chợ, hệ
thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống phòng cháy chữa
cháy.
2. Mức
hỗ trợ
a) Đối với chợ do UBND cấp huyện đầu tư:
-
Ngân sách tỉnh:
+ Đối
với thị xã Long Khánh, các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất,
ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng chợ theo các hạng mục quy định tại
Điểm b, Khoản 1 Điều này, tỷ lệ hỗ trợ 40% tổng dự toán kinh phí đầu tư, mức hỗ
trợ theo tỷ lệ trên nhưng tối đa không quá 2 tỷ đồng/01 chợ.
+ Đối
với các địa bàn còn lại gồm: Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ,
ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng chợ theo các hạng mục quy định tại
Điểm b, Khoản 1 Điều này, tỷ lệ hỗ trợ 60% tổng dự toán kinh phí đầu tư, mức hỗ
trợ theo tỷ lệ trên nhưng tối đa không quá 2 tỷ đồng/01 chợ.
-
Ngân sách cấp huyện:
UBND
cấp huyện sử dụng từ nguồn ngân sách của địa phương hàng năm hỗ trợ cho công
tác đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn, tỷ lệ hỗ trợ tối thiểu 20% tổng dự toán
kinh phí đầu tư.
- Thực
hiện chính sách xã hội hóa: Các hộ tiểu thương cùng tham gia đóng góp xây dựng
các hạng mục còn lại (xây dựng các quầy, sạp chợ, ki-ốt chợ, hệ thống điện đến
từng sạp). Đối với các xã ở những vùng khó khăn không huy động được nguồn xã hội
hóa, ngân sách huyện khó khăn thì UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét
xử lý cụ thể.
Trường
hợp chợ đầu tư xong bằng ngân sách tỉnh, huyện và các hộ tiểu thương đóng góp
nhưng sau đó chuyển qua hình thức đấu thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ
thì UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng phương án quản lý chợ để quản lý phần
ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ theo quy định.
b) Đối
với chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư:
Các
doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn nông thôn đáp ứng các
điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Quy định này được ngân sách tỉnh hỗ
trợ 40% tổng dự toán kinh phí tại Điểm b, Khoản 1 Điều này, nhưng tối đa không
quá 2 tỷ đồng/01 chợ, phần còn lại là vốn của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp
huy động từ các nguồn hợp pháp theo quy định hiện hành.
Điều 5. Trình tự,
thủ tục hỗ trợ và thanh quyết toán
Thực
hiện theo quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính
chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính quy định.
Chương III
TRÁCH NHIỆM
CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Sở
Công Thương: Cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản
lý Nhà nước đối với hạ tầng chợ trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
a) Chủ
trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng đề án, kế hoạch
phát triển chợ; tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến
phát triển chợ, xây dựng quy chế quản lý chợ theo phân cấp.
b) Chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện xem xét,
thẩm định, lựa chọn chợ nông thôn được hỗ trợ theo Quy định này, tổng hợp và xây
dựng dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 15 tháng 9 hàng năm
để đăng ký vốn thực hiện cho năm sau.
c)
Tham gia ý kiến vào xây dựng các dự án chợ do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư khi
lập dự án đầu tư xây dựng chợ.
d) Hướng
dẫn thực hiện quy định về kinh doanh, khai thác, quản lý chợ khi đưa chợ vào hoạt
động đối với chợ do tỉnh hỗ trợ đầu tư.
đ) Chủ
trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp đánh giá tình
hình thực hiện chính sách báo cáo UBND tỉnh.
e) Phối
hợp với các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các ngành liên quan thống nhất lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ đầu
tư xây dựng chợ nông thôn theo quy định tại Quy định này. Hàng năm lập kế hoạch
về khối lượng nhiệm vụ cụ thể, dự toán nhu cầu hỗ trợ kinh phí thực hiện theo
hướng lồng ghép các nguồn vốn gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
g) Phối
hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan thực hiện phân bổ nguồn kinh phí
chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại hàng năm đảm bảo đúng mục đích,
có hiệu quả.
2. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
a) Hướng
dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng các quy trình, thủ tục về đầu tư xây dựng theo
quy định.
b) Phối
hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ
trợ theo đúng quy định.
c) Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách
Trung ương hỗ trợ có mục tiêu về đầu tư xây dựng cơ bản cho tỉnh theo Quyết định
số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể
“Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm
2020” trên phạm vi cả nước và các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc
gia khác liên quan đến công tác phát triển chợ.
3. Sở
Tài chính
a) Chủ
trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và các ngành liên quan
xem xét, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách
tỉnh trong dự toán thu, chi ngân sách tỉnh hàng năm.
b) Phối
hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan ban hành văn bản liên ngành hướng
dẫn trình tự, thủ tục để được hỗ trợ, việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán
kinh phí hỗ trợ.
c) Hướng
dẫn chủ đầu tư thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về tài
chính đối với chợ.
4. Sở
Tài nguyên và Môi trường
a) Phối
hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương và UBND cấp huyện rà soát vị trí quỹ đất
trong quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ, quy hoạch
nông thôn mới.
b) Thẩm
định hồ sơ trình UBND tỉnh về quyết định thu hồi, giao đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư theo đúng quy định của Luật Đất đai.
c) Hướng
dẫn chủ đầu tư thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, thẩm định và trình
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Sở
Xây dựng
a) Phối
hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện để quy hoạch tất cả các chợ theo tiêu chí
nông thôn mới.
b) Quản
lý về quy hoạch và kiến trúc đối với tất cả các chợ, xây dựng mẫu chuẩn đối với
từng hạng chợ trên địa bàn tỉnh.
c)
Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về quy hoạch và xây dựng chợ.
6. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a)
Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
b) Phối
hợp các sở, ngành chức năng tham mưu bố trí kinh phí xây dựng chợ nông thôn từ
nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
c) Phối
hợp với Sở Công Thương và UBND cấp huyện rà soát các chợ cần được hỗ trợ đầu tư
để đảm bảo mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
7. Đề
nghị Hội Nông dân phối hợp thực hiện
a) Phối
hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên
quan, UBND cấp huyện lựa chọn chợ để xây dựng.
b) Vận
động hội viên Hội Nông dân tích cực tham gia các mối liên kết kinh tế với các tổ
chức cá nhân khác để mời gọi đầu tư chợ ở khu vực nông thôn.
8.
Liên minh hợp tác xã
a) Chủ
trì, hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc hỗ trợ UBND cấp xã trong việc thành lập
các hợp tác xã chợ để tham gia khai thác, quản lý chợ theo quy định hiện hành.
b) Phối
hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế,
chính sách khuyến khích thành lập các hợp tác xã chợ; xây dựng, triển khai các
chương trình tư vấn, hỗ trợ cho hợp tác xã.
c) Hướng
dẫn chuyển đổi mô hình quản lý tại các chợ sang mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp
quản lý chợ; hướng dẫn thành lập mới hợp tác xã quản lý chợ.
9.
Các sở, ngành khác
Trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của mình có trách nhiệm thực hiện
và phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện Quy định này
và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan về chợ.
Điều 7. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã
1.
Trách nhiệm của UBND cấp huyện
a) Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành chỉ đạo UBND cấp xã để lựa chọn địa điểm đầu tư
chợ và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về địa điểm đã lựa chọn.
b)
Hàng năm, lập kế hoạch xây dựng mới, nâng cấp chợ nông thôn trên địa bàn, lựa
chọn chợ nông thôn đề nghị hỗ trợ, lập dự toán kinh phí gửi Sở Công Thương trước
ngày 30/6 hàng năm để tổ chức khảo sát, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
c) Thẩm
định, phê duyệt dự án chợ theo phân cấp hoặc theo ủy quyền của UBND tỉnh.
d)
Khi lập dự án đầu tư xây dựng các chợ trên địa bàn (trường hợp UBND cấp huyện làm
chủ đầu tư) phải có ý kiến của Sở Công Thương về quy mô, công năng sử dụng,
hình thức quản lý sau đầu tư, đồng thời phải cân đối đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng
chợ.
đ)
Hàng năm, chủ động cân đối bố trí ngân sách cấp huyện để thực hiện việc đầu tư
xây dựng chợ; quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện
chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
theo đúng quy định hiện hành.
e) Định
kỳ 06 tháng, năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương và các cơ
quan liên quan theo quy định.
g)
Trường hợp chợ đầu tư xong bằng ngân sách tỉnh, huyện và các hộ tiểu thương
đóng góp nhưng sau đó chuyển giao thông qua đấu thầu kinh doanh, khai thác và
quản lý chợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân được thành lập,
hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật để đấu thầu khai
thác thì UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng phương án quản lý chợ để quản
lý phần ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ theo quy định.
2.
UBND cấp xã:
a) Chủ
trì đề xuất với UBND cấp huyện báo cáo các sở, ngành về địa điểm, quy mô, hạng
chợ tại địa phương để đề nghị hỗ trợ đầu tư. Đối với khu vực nông thôn, quy hoạch
xây dựng chợ phải thể hiện trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Chịu trách
nhiệm trước UBND cấp huyện, UBND tỉnh về hiệu quả đầu tư xây dựng chợ khi được
hỗ trợ đầu tư kinh phí từ ngân sách tỉnh và đề xuất cơ chế quản lý khai thác chợ
sau đầu tư.
b) Có
trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Nhà nước về triển
khai xây dựng chợ theo kế hoạch được duyệt.
c) Quản
lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo
phân cấp hiện hành.
d)
Huy động các nguồn lực từ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp và tùy theo khả năng
ngân sách cấp mình, có thể chủ động bố trí nguồn lực để thực hiện Quy định này.
Phấn đấu đạt tiêu chí về chợ nông thôn theo lộ trình xây dựng nông thôn mới đã
được phê duyệt. Dành quỹ đất có lợi thế về thương mại để ưu tiên cho xây dựng
chợ nông thôn.
đ) Quản
lý, khai thác có hiệu quả các chợ trên địa bàn theo đúng quy định; thực hiện kế
hoạch chuyển đổi các Ban Quản lý chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư
xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ.
e) Chịu
trách nhiệm về việc để phát sinh các chợ tạm, tự phát, mua bán lấn chiếm lòng,
lề đường, vỉa hè; kiên quyết giải tỏa các chợ tạm, chợ tự phát, đảm bảo mỹ quan
đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy.
g) Chịu
trách nhiệm về công tác tổ chức vận động, di dời tiểu thương về chợ mới, sau
khi chợ nông thôn mới được thi công, nghiệm thu đưa vào sử
dụng.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 8. Nguồn kinh phí thực hiện
1.
Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: Lồng ghép từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu
theo Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Đề án tổng thể “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định
hướng đến năm 2020” trên phạm vi cả nước và các nguồn vốn thuộc Chương trình mục
tiêu Quốc gia khác liên quan đến công tác phát triển chợ.
2.
Nguồn ngân sách tỉnh bố trí hàng năm để thực hiện chính sách phát triển thương
mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
3.
Nguồn ngân sách cấp huyện: Sử dụng từ nguồn ngân sách của địa phương hàng năm
cùng với nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho công tác đầu tư xây dựng chợ trên địa
bàn.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1.
Hàng năm Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện lập
danh sách các chợ đề nghị hỗ trợ, dự toán tổng mức kinh phí hỗ trợ theo hướng dẫn
của Quy định này, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
2.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có các văn bản quy phạm pháp luật
mới liên quan đến nội dung của Quy định này, Sở Công Thương có trách nhiệm phối
hợp với các sở, ngành tổng hợp, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung
trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 01
DANH SÁCH CHỢ NÔNG THÔN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND
ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT
|
Tên chợ
|
Địa điểm
|
Mã quy hoạch
|
Thuộc xã điểm
|
Tổng diện tích (m2)
|
Hạng chợ
|
Tính chất đầu tư
|
|
I
|
II
|
III
|
Xây mới trên nền chợ cũ
|
Di dời - xây mới ở vị trí khác
|
Nâng cấp cải tạo chợ đã có sẳn
|
|
|
|
1
|
Chợ Bảo Bình
|
Ấp Tân Bảo, xã Bảo Bình, Cẩm Mỹ
|
A154
|
x
|
|
|
x
|
|
x
|
|
|
|
2
|
Chợ Xuân Bảo
|
Ấp Tân Hạnh, xã Xuân Bảo, Cẩm Mỹ
|
A162
|
x
|
7.779
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
3
|
Chợ Ấp
1 - Xuân Đường
|
Ấp
1, xã Xuân Đường, Cẩm Mỹ
|
A163
|
x
|
250
|
|
|
x
|
|
x
|
|
|
4
|
Chợ Phú Xuân (Ngọc Lâm)
|
Ấp Ngọc Lâm, xã Phú Xuân, Tân Phú
|
A69
|
x
|
2.500
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
5
|
Chợ Suối Nho
|
Ấp Chợ, xã Suối Nho, Định Quán
|
A80
|
x
|
4.487
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
6
|
Chợ Phú Túc
|
Ấp Chợ, xã Phú Túc, Định Quán
|
A82
|
x
|
2.840
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
7
|
Chợ Hưng Lộc
|
Ấp Hưng Thạnh, xã Hưng Lộc, Thống Nhất
|
A55
|
x
|
480
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
8
|
Chợ Hưng Long
|
Ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh, Thống Nhất
|
A34
|
x
|
3.000
|
|
|
x
|
|
x
|
|
|
9
|
Chợ Phước Khánh
|
Xã Phước Khánh, Nhơn Trạch
|
A142
|
x
|
1.438
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
10
|
Chợ Phước An
|
Ấp Bà Trường, xã Phước An, Nhơn Trạch
|
A151
|
x
|
3.500
|
|
|
x
|
|
x
|
|
|
11
|
Chợ Trị An
|
Ấp 1, xã Trị An,
Vĩnh Cửu
|
A135
|
x
|
3.000
|
|
|
x
|
|
x
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
1
|
10
|
5
|
4
|
2
|
|
PHỤ LỤC 02
DANH SÁCH CHỢ NÔNG THÔN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐỌẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND
ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)