ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3150/QĐ-SGTVT
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2011.
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẢI TẠO MẶT ĐƯỜNG BỜ BẮC VÀ BỜ
NAM KÊNH NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ (ĐOẠN TỪ CẦU LÊ VĂN SỸ ĐẾN ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU CẢNH).
GIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-UB ngày 09 tháng 01 năm 1991 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành
lập Sở Giao thông công chánh, Quyết định số 1187/QĐ-UB ngày 21 tháng 3 năm 2005
của Ủy ban nhân dân Thành phố về đổi tên Sở Giao thông công chánh thành Sở Giao
thông-Công chính trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; Quyết định số
22/2007/QĐ-UBND ngày 9 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc
ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông-Công chính; Quyết định
số 53/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đổi tên
Sở Giao thông-Công chính thành Sở Giao thông vận tải Thành phố trực thuộc Ủy
ban nhân dân Thành phố;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (Luật số 38/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009);
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm
2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư 03/2009/TT-BXD
ngày 26 tháng 03 năm 2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của
Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư 04/2010/TT-BXD
ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình theo Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số
126/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố ban
hành Quy định về Quản lý thực hiện các dự án đầu tư
sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Công văn số 6659/UBND-ĐTMT
ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số
38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP
ngày 15 tháng 10 năm 2009 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm
2009 của Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 4588/UBND-ĐTMT
ngày 17 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành
phố về triển khai dự án Cải tạo mặt đường bờ Bắc và
bờ Nam kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè;
Căn cứ Công văn số 5161/UBND-ĐTMT
ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thẩm định, phê duyệt
dự án Cải tạo mặt đường bờ Bắc và bờ Nam kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè;
Xét Tờ trình số 4549/TT-DAĐT ngày
21 tháng 10 năm 2011 của Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 trình thẩm định,
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo mặt đường bờ Bắc và bờ Nam
kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh);
Theo đề nghị của Phòng Quản lý
Xây dựng công trình giao thông đường bộ tại tờ trình số
45/XD-TDDA ngày 27 tháng 10 năm 2011 về phê duyệt dự
án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo mặt đường bờ Bắc và bờ Nam kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn
Hữu Cảnh);
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo
mặt đường bờ Bắc và bờ Nam kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến
đường Nguyễn Hữu Cảnh) với nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Cải tạo mặt đường bờ Bắc và bờ Nam kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn từ
cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh).
2. Chủ đầu tư: Khu Quản lý giao thông đô thị số 1.
3. Tổ chức tư vấn
lập dự án: Công ty Cổ phần Tư
vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDI SOUTH).
4. Chủ nhiệm lập
dự án: Nguyễn Thị Thu Thủy.
5. Địa điểm xây dựng: Quận 1, Quận 3, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh-Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Mục tiêu đầu
tư: Nâng cao năng lực giao thông cho mạng lưới
giao thông khu vực và cải thiện cảnh quan đô thị dọc bờ kênh.
7. Diện tích sử dụng
đất: Khoảng 111.360 m2.
8. Loại, cấp công
trình (theo Thông tư 33/2009/TT-BXD ngày 30 tháng
9 năm 2009 của Bộ Xây dựng):
- Loại công trình: Kết cấu hạ tầng
giao thông đô thị (đường trong đô thị).
- Cấp công trình: Công trình cấp III.
9. Nội dung và
quy mô đầu tư xây dựng:
- Cải tạo, mở rộng đường hai bên bờ
kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè theo tiêu chuẩn đường đô thị: Tuyến đường bờ Bắc (đường Trường Sa) từ cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh; Tuyến
đường bờ Nam (đường Hoàng Sa) đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Thị Nghè (đường
Nguyễn Thị Minh Khai);
- Tổng chiều dài đường dọc hai bờ
kênh (kể cả các đoạn nối): Khoảng 10,05 Km;
- Điểm đầu: cầu Lê Văn Sỹ, quận 3;
- Điểm cuối: đường Nguyễn Hữu Cảnh,
quận Bình Thạnh;
- Mặt cắt ngang tuyến (xây dựng trên cơ sở mặt bằng hiện trạng với
tiêu chí không bồi thường, giải phóng mặt bằng thêm):
+ Đảm bảo phần mặt đường rộng 9 mét đối
với tuyến chính (các đoạn tuyến thông thường); rộng 7 mét
đối với các đoạn nối (đoạn giao thoa với dự án đường chui, đoạn vuốt nối vào đường
chui dưới các cầu dọc tuyến);
+ Cải tạo vỉa hè phía nhà dân (cơ bản
rộng 4m) và xây dựng mới vỉa hè phía bờ kênh (rộng 1,5m) kết hợp trồng cỏ và
cây xanh tạo cảnh quan trên dải đất còn lại giữa mặt đường và vỉa hè phía kênh;
- Trên cơ sở hệ thống thoát nước hiện
hữu, cải tạo, bổ sung các đoạn cống, hầm ga và một số chi tiết thoát nước khác
phù hợp với quy mô của đường sau khi cải tạo;
- Đầu tư hệ thống chiếu sáng, cây
xanh đoạn từ cầu Thị Nghè đến đường Nguyễn Hữu Cảnh, đảm bảo đồng bộ với đoạn từ
cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Thị Nghè đang được đầu tư theo dự án Vệ sinh môi trường
thành phố lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè (kể cả việc hoàn chỉnh các hạng mục này
theo cấp đường thiết kế);
- Xây dựng các hạng mục phục vụ tổ chức
giao thông và lắp đặt một số hạ tầng kỹ thuật khác theo cấp đường thiết kế.
10. Phương án
xây dựng (Thiết kế cơ sở):
a. Hệ thống đường giao thông:
▪ Đối với tuyến chính:
* Trên cơ sở đường hiện có, cải tạo
và mở rộng đường theo tiêu chuẩn đường đô thị với cấp tốc
độ 50Km/h, các thông số kỹ thuật yêu cầu như sau:
- Tốc độ tính toán: 50km/giờ.
- Độ dốc dọc lớn nhất: 6%.
- Độ dốc ngang mặt đường: 2%.
- Bán kính đường
cong nằm:
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu
giới hạn: 80m.
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu
thông thường: 100m.
+ Bán kính đường cong nằm không cần làm siêu cao: 1000m.
- Loại đường cong đứng lồi:
+ Bán kính cong đứng lồi tối thiểu
tiêu chuẩn: 800m.
+ Bán kính cong đứng lồi tối thiểu
mong muốn: 1200m.
- Loại đường cong đứng lõm:
+ Bán kính cong đứng lõm tối thiểu
tiêu chuẩn: 700m.
+ Bán kính cong đứng lõm tối thiểu
mong muốn: 1000m.
- Chiều dài tối thiểu tiêu chuẩn của
đường cong đứng: 40m.
- Tầm nhìn:
+ Tầm nhìn dừng xe tối thiểu: 55m.
+ Tầm nhìn ngược chiều tối thiểu:
115m.
+ Tầm nhìn vượt xe tối thiểu: 275m.
* Trong giai đoạn này, các đoạn tuyến
có điều kiện mặt bằng hạn chế, châm chước thiết kế với cấp tốc độ 30Km/h, các
thông số kỹ thuật yêu cầu như sau:
- Tốc độ tính toán: 30km/giờ.
- Độ dốc dọc lớn nhất: 8%.
- Độ dốc ngang mặt đường: 2%.
- Bán kính đường cong nằm:
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu
giới hạn: 30m.
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu
thông thường: 50m.
+ Bán kính đường cong nằm không cần
làm siêu cao: 350m.
- Loại đường cong đứng lồi:
+ Bán kính cong đứng lồi tối thiểu tiêu chuẩn: 250m.
+ Bán kính cong đứng lồi tối thiểu
mong muốn: 400m.
- Loại đường cong đứng lõm:
+ Bán kính cong đứng lõm tối thiểu
tiêu chuẩn: 250m.
+ Bán kính cong đứng lõm tối thiểu
mong muốn: 400m.
- Chiều dài tối thiểu tiêu chuẩn của
đường cong đứng: 25m.
- Tầm nhìn:
+ Tầm nhìn dừng xe tối thiểu: 30m.
+ Tầm nhìn ngược chiều tối thiểu: 60m.
+ Tầm nhìn vượt xe tối thiểu: 150m.
▪ Đối với các đoạn
nối: Những đoạn giáp khu vực các cầu bắc ngang kênh, do hạn chế về điều kiện mặt
bằng, có thể giảm cấp thiết kế (cải thiện các đường cong đến mức cao nhất có thể
và bố trí các biển báo hạn chế tốc độ kết hợp phương án tổ
chức nút giao thông hợp lý).
▪ Bình đồ tuyến:
về cơ bản được thiết kế bám theo đường hiện hữu, việc mở rộng đường chủ yếu được
thực hiện về phía kênh.
▪ Trắc dọc: được thiết kế bám theo
cao độ đường hiện hữu. Cao độ tối thiểu đảm bảo yêu cầu chống ngập và an toàn
cho kết cấu áo đường, hài hòa với cao độ đỉnh kè đã được xây dựng. Thiết kế
dốc dọc đảm bảo yêu cầu thoát nước. Cao độ thiết kế tại tim đường
≥ +2,19m (ngoại trừ một số đoạn do bị khống chế bởi cao độ
đường chui hoặc vuốt nối).
▪ Trắc ngang:
- Mặt cắt ngang cơ sở:
+ Các đoạn tuyến thông thường có bề rộng
khoảng 16 mét, gồm: khoảng 4m (vỉa hè phía nhà dân) + 9m (mặt đường) + 1,5m (vỉa
hè phía bờ kênh) + trồng cỏ và cây xanh trên phần đất còn
lại;
+ Các đoạn nối (đoạn giao thoa với dự
án đường chui, đoạn vuốt nối vào đường chui dưới các cầu dọc tuyến) có bề rộng khoảng 14m gồm: khoảng 4m (vỉa hè
phía nhà dân) + 7m (mặt đường, kể cả đoạn qua Miếu Nổi) + 1,5m (vỉa hè phía bờ kênh) + trồng cỏ và cây xanh trên phần đất còn lại;
- Với tiêu chí không bồi thường giải
phóng mặt bằng thêm, chiều rộng phần vỉa hè có thể thay đổi cục bộ, phù hợp với hiện trạng từng đoạn tuyến cụ thể.
▪ Kết cấu tổng thể nền mặt đường:
- Mặt đường cấp cao A1 (bê tông nhựa nóng); mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc ≥
155MPa;
- Ngoài các lớp kết cấu áo đường được tính toán thiết kế chi tiết theo quy định, cần đảm bảo
các yêu cầu sau:
+ Phần đường tăng cường trên mặt đường
hiện hữu phải được xử lý theo đúng yêu cầu kỹ thuật (kể cả bù vênh);
+ Phần đường mở rộng: Thiết kế lớp
đáy móng theo mục 8.3.7, Tiêu chuẩn TCVN 4054-2005 “Đường
ô tô-Yêu cầu thiết kế” và mục 2.5.2 Tiêu chuẩn 22TCN 211-06 “Áo đường mềm-Các
yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế”; xử lý nền đúng quy định hiện hành.
▪ Kết cấu vỉa
hè, triền lề: Xây dựng hoàn chỉnh, áp
dụng thiết kế mẫu theo Quy định về thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh
trang, quản lý vỉa hè và tăng mảng xanh, cây xanh đường phố
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Sở Giao thông vận tải
ban hành tại Quyết định số 1762/QĐ-SGTVT ngày 18 tháng 6 năm
2009, trong đó có thiết kế cho người tàn tật tiếp cận sử dụng và tăng cường
phát triển mảng xanh đường phố;
- Vỉa hè: Lát gạch Terrazo (kết cấu vỉa
hè loại 2). Có bố trí tấm lát với bề mặt được cấu tạo gờ dẫn hướng phục vụ cho
người khiếm thị; các lối lên xuống cho người ngồi xe lăn được cấu tạo theo chi
tiết vuốt từ triền lề vào vỉa hè trong Quy định trên;
- Kết cấu triền lề:
Bê tông đá 1x2 M300. Mẫu bó vỉa loại 5 phía bờ kênh
(riêng chiều cao bó vỉa cần được tăng lên khoảng 25cm so với mặt
đường); mẫu bó vỉa loại 6 và loại 7 phía nhà dân.
b. Hệ thống thoát nước:
▪ Thoát nước mưa:
+ Lưu vực thoát nước: Theo quy
hoạch chung của khu vực;
+ Trên cơ sở hệ thống thoát nước hiện
hữu, cải tạo khơi thông các đoạn cống cũ; thay thế, bổ sung các đoạn cống, hầm
ga và một số chi tiết thoát nước khác đảm bảo thoát nước tốt cho khu vực tuyến
đường, phù hợp với quy mô của đường sau khi cải tạo.
▪ Thoát nước sinh hoạt: Bố trí hố ga
có đặt ống chờ PVC đường kính Φ140 thu gom nước thải sinh hoạt phía nhà dân,
thiết kế cống tròn bê tông cốt thép Φ300 đấu nối vào hệ thống cống thu gom của
dự án Vệ sinh môi trường thành phố;
▪ Kết cấu hầm ga, cống và móng cống theo mẫu định hình do Sở Giao
thông công chánh (nay là Sở Giao thông vận tải) ban hành kèm theo Quyết định số
1344/QĐ-GT ngày 24 tháng 4 năm 2003.
c. Hệ thống chiếu sáng công cộng:
▪ Đối với đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu
Thị Nghè (ở cả hai bờ kênh); đang được đầu tư theo dự án Vệ sinh môi trường thành
phố lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè;
▪ Đối với đoạn từ cầu Thị Nghè đến đường
Nguyễn Hữu Cảnh (phía bờ Bắc, quận Bình Thạnh): Xây dựng mới
hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh theo cấp đường.
▪ Áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành đối với công trình chiếu
sáng và các quy định, yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế công trình
chuyên ngành chiếu sáng trên địa bàn Thành phố.
▪ Sử dụng thiết bị điều khiển 2 cấp
công suất cho đèn chiếu sáng công cộng để tiết kiệm điện
theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại văn bản số
4394/UBND-ĐTMT ngày 11 tháng 7 năm 2007.
d. Công viên cây xanh: tận dụng tối đa cây xanh hiện có trên vỉa hè phía
nhà dân, hoàn chỉnh cây xanh trên vỉa hè phía bờ kênh:
▪ Đối với đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu
Thị Nghè (ở cả hai bờ kênh): Hạng mục cây xanh tạo bóng
mát đã được đầu tư theo dự án Vệ sinh môi trường thành phố lưu vực
Nhiêu Lộc-Thị Nghè; Bổ sung trồng cỏ và cây kiểng tạo cảnh
quan trên vỉa hè phía bờ kênh.
▪ Đối với đoạn từ cầu Thị Nghè đến đường
Nguyễn Hữu Cảnh (phía bờ Bắc, quận Bình Thạnh): Bố trí cây bóng mát, trồng cỏ,
cây kiểng hoàn chỉnh theo cấp đường.
e. Các nút giao thông dọc tuyến: Được cải tạo cho phù hợp với qui mô của tuyến đường.
f. Hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ
chức giao thông và an toàn giao thông: Đầu tư hoàn chỉnh
theo cấp đường, đảm bảo giao thông được an toàn, thông suốt, tuân thủ Điều lệ
báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 và các quy định hiện hành.
g. Bố trí công trình kỹ thuật khác (cung cấp năng lượng, thông tin liên lạc, cấp nước ...): Chủ đầu tư có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật khác để bố trí ngầm các đường dây, đường ống kỹ thuật, tuân thủ các quy định hiện
hành.
h. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: Áp dụng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
11. Các bước thiết
kế xây dựng công trình: Thiết kế hai bước.
12. Tổng mức đầu
tư của dự án:
|
: 407.532 triệu đồng
|
Trong đó:
+ Chi phí xây dựng
|
: 261.808 triệu đồng.
|
+ Chi phí quản lý dự án
|
: 3.169 triệu đồng.
|
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
|
: 9.170 triệu đồng.
|
+ Chi phí khác
|
: 1.972 triệu đồng.
|
+ Chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật
|
: 13.486 triệu đồng;
|
+ Chi phí dự phòng
|
: 117.927 triệu đồng.
|
13. Nguồn vốn đầu
tư: Ngân sách thành phố.
14. Hình thức quản
lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
15. Thời gian thực
hiện dự án: 2011 - 2013.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện:
1. Chủ đầu tư:
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai
thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây
dựng công trình, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý chi phí, quản
lý quy hoạch đô thị, công tác đấu thầu và các quy định khác có liên quan;
- Cùng với đơn vị tư vấn lập dự án chịu
trách nhiệm về tính chính xác và theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước
về khối lượng, đơn giá, định mức, chất lượng thiết kế... khi xác định chi phí đầu
tư đối với các phần việc và tổng mức đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư dự án là
khái toán chi phí của dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư, làm
cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu
quả đầu tư của dự án và là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu
tư xây dựng công trình;
- Chủ đầu tư phải phối hợp với đơn vị
tư vấn thiết kế xây dựng hoàn thiện “Khung tiêu chuẩn”, “Quy định và chỉ dẫn kỹ
thuật” và thực hiện theo đúng quy định của Quyết định số 25/2005/QĐ-BGTVT ngày
13 tháng 5 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về việc áp dụng
tiêu chuẩn trong xây dựng công trình giao thông;
- Đơn vị tư vấn thiết kế và chủ đầu
tư chịu trách nhiệm về các thông số định vị hệ thống giao thông (và các hạ tầng
kỹ thuật khác có liên quan) đảm bảo khớp nối phù hợp với
các dự án giáp ranh và hệ thống hạ tầng hiện hữu có liên quan. Trong quá trình
triển khai thực hiện dự án chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp
đồng bộ giữa các hạng mục thi công và các công trình khác có liên quan để đảm bảo sự kết nối hợp lý về lý trình, tọa
độ, cao độ xây dựng, đấu nối hệ thống các công trình kỹ
thuật, trường hợp xảy ra bất hợp lý trong việc đấu nối các hạ tầng này, chủ đầu
tư phải kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét giải
quyết;
- Các số liệu về tính toán, chọn giải
pháp, thiết kế xử lý nền, thiết kế kích thước, cấu tạo chi tiết hạng mục công
trình có thể được thay đổi dựa trên số liệu khảo sát chi tiết và kết quả nghiên cứu cụ thể của tư vấn ở bước thiết kế sau và được chủ đầu tư quyết
định đảm bảo phù hợp với quy định, không làm thay đổi địa
điểm, quy mô, mục tiêu dự án, không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt trên
cơ sở đảm bảo các thủ tục theo quy định, trường hợp vượt thẩm quyền, chủ đầu tư
cần báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, giải quyết;
- Kết cấu công
trình phải đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định khi đưa
vào khai thác; Các số liệu kỹ thuật và kết quả tính toán do đơn vị tư vấn thiết
kế chịu trách nhiệm; chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện
về chất lượng công trình, an toàn giao thông, an toàn lao động trong phạm vi
khu vực xây dựng công trình;
- Nghiên cứu thiết kế hài hòa trắc dọc
công trình phù hợp các yêu cầu kỹ thuật quy định tại các Mục
11.2, TCXDVN 104:2007: Đường đô thị-Yêu cầu thiết kế và Mục 4.3.2, Chương 4,
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị QCVN 07:2010/BXD;
- Chủ đầu tư phải thực hiện khảo sát
xây dựng (địa chất, địa hình...) tại vị trí đặt công trình theo đúng quy định để
phục vụ triển khai các bước thiết kế và thi công xây dựng công trình. Các số liệu
khảo sát của công trình phải được kiểm tra đối chiếu thực tế tại hiện trường với
hồ sơ trước và trong quá trình thi công để có biện pháp xử lý phù hợp đảm bảo
chất lượng và an toàn công trình;
- Chủ đầu tư có trách nhiệm triển
khai công tác thẩm định an toàn giao thông đối với công trình này trong bước
thiết kế bản vẽ thi công theo các quy định tại chương VII
Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải
về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ, Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT ngày 10 tháng 6 năm 2011
của Bộ Giao thông Vận tải quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với
công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo và các quy định
khác có liên quan; đặc biệt lưu ý tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn cho các
phương tiện giao thông khu vực lân cận các cầu ngang kênh và các khúc cua cong có bán kính hạn chế;
- Trong bước thiết kế sau, chủ đầu tư
cần thiết kế chi tiết về mặt kỹ thuật phương án tổ chức giao thông, kết nối với
các đường giao thông khác phù hợp với quy mô đầu tư trong dự án;
- Lưu ý, đối với kết nối giao thông
cuối tuyến, để có thể phát huy hiệu quả của hầm chui cầu
Văn Thánh 2, bài trừ việc tụ tập diễn ra các tệ nạn xã hội tại
đây, cần nghiên cứu thêm tổ chức giao thông chui qua hầm chui cầu Văn Thánh 2
ra đường Nguyễn Hữu Cảnh; mở rộng thêm đoạn tuyến nối với quy mô phù hợp nếu khả
thi và cần thiết;
- Trong quá trình lập, thẩm định và
phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, Chủ đầu tư cần phối hợp
với chính quyền địa phương trong công tác dân vận nhằm có được sự đồng tình, nhất
trí của người dân về cao độ nâng đường;
- Để việc lưu thông thông suốt toàn
tuyến, không bị gián đoạn ở một số vị trí cầu, đảm bảo hiệu quả đầu tư cao hơn
cho Dự án, yêu cầu Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 sớm
hoàn thành nghiên cứu đầu tư dự án đường chui tại các cầu ngang kênh theo chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân thành phố; ưu tiên thực hiện trước đối với vị trí cầu Kiệu,
cầu Bông;
- Chịu trách nhiệm phối hợp với Ban
Quản lý dự án Vệ sinh môi trường thành phố để thiết kế,
thi công đồng bộ về quy mô và tiến độ thực hiện các công trình liên quan; đồng
thời đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong phạm vi xây dựng công
trình và không để ảnh hưởng đến các công trình lân cận;
- Có trách nhiệm thông báo các thông
tin dự án về địa phương và phối hợp với địa phương thực hiện công tác giám sát
đầu tư của cộng đồng theo đúng quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị
tư vấn thiết kế, thi công và các đơn vị khác có liên quan để đảm bảo tuyệt đối
an toàn, chống rò điện đối với các trụ chiếu sáng trong các giai đoạn thiết kế,
thi công và khai thác;
- Thực hiện công tác giám sát, đánh
giá dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ;
- Về xử lý nền đường: Tùy thuộc vào tổ
hợp tải trọng, điều kiện địa chất, chiều cao đắp nền đường,... trên cơ sở các số
liệu khảo sát, tính toán chi tiết ở bước tiếp theo, Chủ đầu tư quyết định lựa
chọn giải pháp cụ thể về xử lý nền đường trên đất yếu một
cách hợp lý tuân thủ 22 TCN 262-2000 “Quy trình khảo sát
thiết kế đường ô tô đắp trên đất yếu” và các quy định khác có liên quan, đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật.
- Trong quá trình thực hiện, điều
hành dự án, nếu có những thay đổi, vướng mắc vượt thẩm quyền thì chủ đầu tư phải
báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Ủy ban nhân dân các quận: 1, 3,
Phú Nhuận và Bình Thạnh:
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp
với Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 trong suốt quá
trình triển khai dự án, trong đó có việc bảo vệ cột mốc địa giới theo chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân thành phố tại công văn số 2698/UBND-VX
ngày 10 tháng 6 năm 2009 về chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về địa giới
hành chính trên địa bàn Thành phố;
- Chỉ đạo các đơn vị ở địa bàn nơi
triển khai dự án để khẩn trương thực hiện các nội dung về công tác giám sát đầu
tư của cộng đồng theo đúng tinh thần của Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18
tháng 04 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu
tư của cộng đồng;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường
có công trình đi qua và các đơn vị chức năng thuộc quận di dời các điểm tập kết
rác trong phạm vi công trình, vận động người dân không đổ rác
dọc bờ kênh;
- Với tiêu chí không bồi thường giải
phóng mặt bằng thêm, trong phạm vi dự án này chỉ đầu tư theo mặt bằng hiện trạng nên kích thước hình học và một số yếu tố kỹ thuật khác của
tuyến đường vẫn chưa đồng bộ, thống nhất suốt tuyến. Vì vậy,
đề nghị Ủy ban nhân dân các quận lưu ý trong việc quản lý quy hoạch, quản lý
xây dựng để có thể đầu tư hoàn chỉnh
khi có điều kiện.
3. Ban
Quản lý dự án Vệ sinh môi trường thành phố, lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè:
- Phối hợp chặt chẽ với Khu Quản lý
giao thông đô thị số 1 trong quá trình triển khai dự án, cung cấp
các bản vẽ hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công có liên quan
khi được yêu cầu;
- Bàn giao mặt bằng đúng thời hạn, phối
hợp triển khai các hạng mục liên quan đảm bảo tránh chồng chéo, lãng phí.
Điều 3. Chủ đầu tư, các tổ chức quản lý dự án
và các cơ quan liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- UBND TP;
- Các Sở: KH&ĐT, QH-KT, TC, TN&MT, XD;
- UBND các quận: 1, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh;
- Kho bạc Nhà nước TP.HCM;
- Cục Thống kê;
- Khu QLGTĐT số 1 (4b);
- Sở GTVT: GĐ, PGĐ/XD;
Các phòng: KHĐT, QLCTN, QLCV-CX,
QLKT;
- Lưu: VT, QLXD. vxn.25.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Bùi Xuân Cường
|