ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1898/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 21
tháng 8 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH HÒA
BÌNH NĂM 2023
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về
hướng dẫn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính.
Thực hiện Kế hoạch số
09/KH-UBND ngày 17/01/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về
việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình;
Theo đề nghị của Trưởng Ban
Quản lý các khu công nghiệp tại Tờ trình số 34/TTr-BQLCKCN ngày 15/8/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính
(06 thủ tục cấp tỉnh) lĩnh vực Quản lý các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền giải
quyết của tỉnh Hòa Bình.
(Có phụ lục phương án kèm
theo)
Điều 2.
Giao Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp
với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị có liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi
phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền
xử lý sau khi được Chính phủ, Bộ, ngành thông qua.
2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành có liên quan thực hiện Quyết
định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Quản
lý các khu công nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NVK (Ng.20b)
|
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN
LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2023
(kèm theo Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2023 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
A. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. Lĩnh vực
Đầu tư tại Việt Nam
1. Thủ tục
điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
1.1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về
thành phần hồ sơ: Đề xuất bỏ thành phần hồ sơ: Tài liệu khác liên quan đến dự
án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp
luật (báo cáo tài chính).
-
Lý do: nhà đầu tư đã nộp tài liệu về
năng lực tài chính kèm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư bao
gồm: "Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một
trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết
hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài
chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh
năng lực tài chính của nhà đầu tư". Do đó thành phần hồ sơ quy định tại điểm
h khoản 1 Điều 33 là không cần thiết.
1.2.
Kiến nghị thực thi
Kiến
nghị sửa đổi quy định tại điểm h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư theo hướng bãi bỏ
thành phần hồ sơ: Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều
kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.613.280 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.064.080 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 549.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ
cắt giảm chi phí: 8,06 %.
2. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp
thuận chủ trương đầu tư của Ban Quản lý
2.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Về
thành phần hồ sơ: Đề xuất bỏ thành phần hồ sơ kèm theo quy định tại điểm h khoản
1 Điều 33 Luật Đầu tư bao gồm: Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu
về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (báo cáo tài
chính).
-
Lý do: Nhà đầu tư đã nộp tài liệu về
năng lực tài chính kèm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư bao
gồm: "Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một
trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết
hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài
chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh
năng lực tài chính của nhà đầu tư". Hiện nay thành phần hồ sơ này đã bao gồm
năng lực của nhà đầu tư theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 33 nên Ban Quản
lý đề xuất bãi bỏ thành phần hồ sơ này nhằm cắt
giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm giảm chi phí tuân thủ, tạo điều kiện
thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC.
2.2.
Kiến nghị thực thi
Kiến
nghị sửa đổi quy định tại điểm h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư theo hướng, bỏ thành
phần hồ sơ: Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện,
năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
2.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi
phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 14.004.600 đồng/năm.
- Chi
phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 12.357.000 đồng/năm.
- Chi
phí tiết kiệm: 1.647.600 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 8 %.
3. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp dự án
đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều
chỉnh chủ trương đầu tư
3.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Về
thành phần hồ sơ: Đề xuất bỏ thành phần hồ sơ kèm theo quy định tại điểm h khoản
1 Điều 33 Luật Đầu tư gồm: Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu
về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (báo cáo tài
chính).
-
Lý do: nhà đầu tư đã nộp tài liệu về
năng lực tài chính kèm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư bao
gồm: "Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một
trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết
hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài
chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh
năng lực tài chính của nhà đầu tư". Hiện nay thành phần hồ sơ này đã bao gồm
năng lực của nhà đầu tư theo quy định; do đó việc quy định thành phần hồ sơ tại
điểm h khoản 1 Điều
33 là không cần thiết.
3.2.
Kiến nghị thực thi
Kiến
nghị sửa đổi quy định tại điểm h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư theo hướng bãi bỏ
thành phần hồ sơ: Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều
kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
3.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 56.018.400
đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 49.428.000
đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 11,76 %.
II. Lĩnh vực Quản lý quy hoạch xây dựng
1. Cấp giấy phép xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp
II (Công trình không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng
đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai
đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án)
1.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Về thành
phần hồ sơ: Đề xuất bỏ thành phần hồ sơ kèm theo là “giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng
và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo quy định tại Điều
45 về Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án, nhóm công trình thuộc dự
án tại Nghị định số 15/2021/NĐ- CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng”.
-
Lý do: chủ đầu tư đã nộp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở bước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; văn bản thông
báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết
kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo đã được Ban Quản lý các khu công nghiệp
thẩm định và ra thông báo kết quả thẩm định nên không cần thiết phải nộp ở bước
này.
1.2.
Kiến nghị thực thi
Kiến
nghị sửa đổi khoản 2 và khoản 4 của Điều 45 về Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây
dựng cho dự án, nhóm công trình thuộc dự án tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày
03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu
tư xây dựng theo hướng bỏ thành phần hồ sơ “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ
bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo” của TTHC.
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
Cắt
giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm giảm chi phí tuân thủ, tạo điều kiện
thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC.
-
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 48.042.400
đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 41.594.140
đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 6.448.260 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 13,4 %.
2. Thủ tục Cấp điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công
trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong
đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho
công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô
thị/Dự án)
2.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Về
thành phần hồ sơ: Đề xuất bỏ thành phần hồ sơ là bản chính giấy phép xây dựng
đã cấp quy định tại Điều 51 về Điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng tại Nghị
định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng .
-
Lý do: Giấy phép xây dựng do Ban Quản
lý các khu công nghiệp cấp phép (đã có bản chính để lưu), khi điều chỉnh, Ban
Quản lý các khu công nghiệp sẽ có phụ lục điều chỉnh giấy phép xây dựng để gửi
chủ đầu tư lưu kèm với giấy phép xây dựng đã cấp.
2.2.
Kiến nghị thực thi
Kiến
nghị sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 51 về Điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng
tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng bỏ thành phần hồ sơ “bản
chính giấy phép xây dựng đã cấp” của TTHC.
2.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
Cắt
giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm giảm chi phí tuân thủ, tạo điều kiện
thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC.
3. Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo đối với
công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến
trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn
cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong
đô thị/Dự án)
3.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Về
thành phần hồ sơ: Kiến nghị bỏ thành phần hồ sơ kèm theo là “giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất quy định tại Điều 47 quy định về Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình tại Nghị định số
15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về
quản lý dự án đầu tư xây dựng”.
-
Lý do: chủ đầu tư đã nộp ở bước thẩm định
báo cáo nghiên cứu khả thi nên không cần thiết phải nộp ở bước này.
3.2.
Kiến nghị thực thi
Kiến
nghị sửa đổi khoản 2, Điều 47 quy định về Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình tại tại Nghị định số
15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về
quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng bỏ thành phần hồ sơ “ Một trong những
giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng
lẻ theo quy định của pháp luật“ của TTHC.
3.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
Cắt
giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm giảm chi phí tuân thủ, tạo điều kiện
thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC./.