HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
72/2017/NQ-HĐND
|
Nam Định, ngày 07
tháng 12 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 NGUỒN
VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 15 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công
trung hạn và hằng năm;
Căn cứ Quyết định số
547/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số
572/QĐ-BKHĐT ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao
chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và
Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm
vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2);
Xét Tờ trình số 211/TTr-UBND
ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn Kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách địa phương tỉnh Nam Định;
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận
của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mục
tiêu, định hướng đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn
2016 - 2020
1. Mục tiêu:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư công, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển,
từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ
cho việc thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016 - 2020, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh
vực đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
2. Định hướng:
- Tập trung bố trí vốn để đầu
tư một số công trình, dự án trọng điểm làm cơ sở đẩy mạnh sự phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, đặc biệt là các công trình giao thông có tính kết nối vùng,
các công trình văn hóa thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ,...
- Ưu tiên bố trí vốn để thanh
toán nợ xây dựng cơ bản của các dự án quyết toán và khối lượng thực hiện hàng
năm của các dự án chuyển tiếp; chỉ khởi công mới các dự án thực sự cần thiết và
trong khả năng cân đối được nguồn vốn ngân sách địa phương.
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn
ngân sách địa phương và các nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện các
Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, vốn
nước ngoài, vốn trái phiếu Chính phủ,... để đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực:
Giao thông, thủy lợi, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, văn hóa, phát thanh truyền
hình, giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng,...
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn ngân sách địa phương và tăng cường huy động các nguồn vốn xã hội hóa đầu tư
cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Điều 2. Tổng
mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020
1. Tổng mức vốn đầu tư trung hạn
nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 là 8.953,853 tỷ đồng, trong đó:
- Phần được dự kiến phân bổ
(90%):
Bao gồm:
+ Vốn đầu tư trong cân đối
theo Quyết định 40/2015/QĐ-TTg:
+ Đầu tư từ nguồn thu sử dụng
đất Trung ương giao:
+ Đầu tư từ nguồn thu xổ số
kiến thiết:
+ Đầu tư từ nguồn thu sử dụng
đất tỉnh giao tăng:
+ Đầu tư từ nguồn thu xổ số
kiến thiết tỉnh giao tăng:
+ Ngân sách tỉnh giao
tăng:
- Dự phòng (10%):
Trong phần được dự kiến phân
bổ (90%):
a) Đã giao kế hoạch giai đoạn
2016-2017 và dự kiến năm 2018:
Bao gồm:
+ Vốn đầu tư trong cân đối
theo Quyết định 40/2015/QĐ-TTg:
+ Đầu tư từ nguồn thu sử dụng
đất Trung ương giao:
+ Đầu tư từ nguồn thu xổ số
kiến thiết:
+ Đầu tư từ nguồn thu sử dụng
đất tỉnh giao tăng:
+ Ngân sách tỉnh giao
tăng:
b) Dự kiến còn lại giai đoạn
2019-2020:
Bao gồm:
+ Vốn đầu tư trong cân đối
theo Quyết định 40/2015/QĐ-TTg:
+ Đầu tư từ nguồn thu sử dụng
đất Trung ương giao:
+ Đầu tư từ nguồn thu xổ số
kiến thiết:
+ Đầu tư từ nguồn thu sử dụng
đất tỉnh giao tăng:
+ Đầu tư từ nguồn thu xổ số
kiến thiết tỉnh giao tăng:
+ Ngân sách tỉnh giao
tăng:
|
8.363,038
tỷ đồng[1]
2.467,038
tỷ đồng
2.745,0
tỷ đồng
105,3
tỷ đồng
2.608,0
tỷ đồng
47,7
tỷ đồng
390,0
tỷ đồng[2]
590,815
tỷ đồng[3]
4.743,71
tỷ đồng[4]
1.676,71
tỷ đồng
2.350,0
tỷ đồng
57,0
tỷ đồng
470,0
tỷ đồng
190,0
tỷ đồng
3.619,328
tỷ đồng[5]
790,328
tỷ đồng
395,0
tỷ đồng
48,3
tỷ đồng
2.138,0
tỷ đồng
47,7
tỷ đồng
200,0
tỷ đồng
|
2. Chi tiết số vốn (trong phần
được dự kiến phân bổ 90%) còn lại giai đoạn 2019-2020 là 3.619,328 tỷ đồng
như sau:
|
a) Nguồn vốn cân đối ngân
sách địa phương tỉnh quản lý, điều hành:
- Vốn đầu tư trong cân đối
theo Quyết định 40/2015/QĐ-TTg:
|
2.779,328
tỷ đồng
790,328
tỷ đồng
|
- Vốn đầu tư từ nguồn thu sử
dụng đất theo kế hoạch (30% điều tiết cho NS tỉnh quản lý):
|
360,0 tỷ đồng
|
- Đầu tư từ nguồn thu xổ số
kiến thiết:
|
96,0
tỷ đồng
|
- Ngân sách tỉnh dự kiến giao
tăng:
|
200,0
tỷ đồng
|
- Tiền đấu giá đất các khu
dân cư tập trung, khu đô thị thị trấn trung tâm các huyện đầu tư trở lại cho
công trình trên địa bàn các huyện:
|
1.123,0
tỷ đồng
|
- Tiền đất tái định cư đầu tư
trở lại cho công trình trên địa bàn Thành phố Nam Định:
|
210,0
tỷ đồng
|
b) Nguồn vốn cân đối ngân
sách địa phương huyện, thành phố, thị trấn, xã quản lý điều hành:
- Vốn đầu tư từ nguồn thu sử
dụng đất theo kế hoạch (70% điều tiết cho huyện, thành phố, thị trấn, xã quản
lý điều hành):
|
840,0
tỷ đồng
840,0 tỷ đồng
|
Điều 3.
Nguyên tắc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách địa
phương
Căn cứ theo các quy định hiện
hành và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua kế hoạch đầu tư
công các năm 2016, 2017 và dự kiến năm 2018; Kế hoạch đầu tư công năm 2019 -
2020 (02 năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020) của tỉnh được
lập theo các nguyên tắc chung dưới đây:
1. Tuân thủ các quy định của Luật
Đầu tư công; Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015;
Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017
của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện
và giải ngân vốn đầu tư công.
2. Việc phân bổ vốn thực hiện
theo đúng Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ
và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020.
3. Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư
công của tỉnh năm 2019 - 2020 tiếp tục theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả
và tích cực huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác cho đầu tư
phát triển. Phân bổ vốn đầu tư công đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng.
4. Tổng mức kế hoạch vốn đầu tư
nguồn NSNN năm 2019 - 2020 theo đúng số liệu đã giao tại các Quyết định số
547/QĐ-TTg ngày 20/4/2017 và Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 29/8/2017 của Thủ
tướng Chính phủ, Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 và Quyết định số
1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và số thu sử dụng đất, xổ
số kiến thiết, ngân sách tỉnh dự kiến giao tăng trừ đi số vốn đã giao kế hoạch
các năm 2016, 2017 và 2018.
5. Đối với vốn đầu tư từ nguồn
thu sử dụng đất thực hiện và phân cấp theo các quy định tại Nghị quyết số
16/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 21/7/2016; Nghị
quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy
định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi cho các
cấp ngân sách tỉnh Nam Định năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020.
6. Đối với nguồn vốn tỉnh quản
lý, điều hành phân bổ theo nguyên tắc sau đây:
- Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư
theo quy định tại Điều 57 của Luật Đầu tư công.
- Đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng
các công trình, dự án ODA theo tiến độ thực hiện và Hiệp định đã ký kết.
- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự
án trọng điểm của tỉnh.
- Mức vốn bố trí cho các công
trình, dự án thuộc danh mục nguồn vốn ngân sách tỉnh phụ thuộc vào khả năng cân
đối trong từng năm 2019, 2020 và theo thứ tự ưu tiên như sau:
(1) Ưu tiên bố trí cho các công
trình, dự án quyết toán.
(2) Bố trí cho các công trình,
dự án hoàn thành.
(3) Bố trí cho các công trình,
dự án chuyển tiếp.
(4) Dự kiến khởi công mới các
công trình, dự án trong khả năng nguồn vốn cho phép. Công trình, dự án khởi
công mới phải có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
- Riêng đối với các công trình,
dự án đã quyết toán, hoàn thành, chuyển tiếp thuộc danh mục các dự án ngân sách
tỉnh hỗ trợ và các dự án không còn được cấp vốn ngân sách Trung ương, trái phiếu
Chính phủ bố trí theo cơ chế riêng phụ thuộc vào khả năng cân đối nguồn vốn
ngân sách địa phương hàng năm.
Điều 4. Các
giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân
sách địa phương
1. Đảm bảo thực hiện nghiêm các
quy định của Luật Đầu tư công; Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định 77/2015/NĐ-CP
ngày 10/9/2015; Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015; Nghị quyết số 70/NQ-CP
ngày 03/8/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến
độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày
14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn
2016-2020.
2. Quán triệt tới các cấp, các
ngành phải chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công
trung hạn; Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng Luật Đầu tư công và các văn
bản hướng dẫn có liên quan. Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng việc lập,
thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án. Quyết định
phân bổ vốn để thực hiện các chương trình, dự án trong kế hoạch từng năm theo
đúng quy định và đảm bảo tiến độ.
3. Các chủ đầu tư chủ động rà
soát, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy mô đầu tư đối với các dự án sử dụng
nguồn vốn ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ đã hết hạn mức để phù hợp
với khả năng cân đối của ngân sách tỉnh trong giai đoạn 2019-2020 và các giai
đoạn tiếp theo, hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, đảm bảo phát huy hiệu
quả đầu tư của các dự án.
4. Tăng cường các hoạt động xúc
tiến và thu hút đầu tư, tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách
để cùng với nguồn vốn đầu tư công đầu tư các công trình trọng điểm trên địa
bàn, ưu tiên thực hiện các dự án theo hình thức PPP,...
5. Nâng cao hiệu quả của công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình; quản lý tốt tiến độ
thi công và tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chống thất thoát,
lãng phí; hướng dẫn và nâng cao trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn.
Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư công.
6. Ban hành “Quy chế phối hợp
giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn
vốn đầu tư công do tỉnh quản lý, điều hành” để tạo điều kiện đưa công tác quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh ngày càng đi vào nề nếp.
Điều 5.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện và chỉ đạo
các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp thực
hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn
2016-2020.
Trong quá trình thực hiện, nếu
cần điều chỉnh cho phù hợp với chế độ chính sách mới của Nhà nước và tình hình
thực tiễn thì Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
Hàng năm (2019-2020), trên cơ sở
nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương được Chính phủ giao và khả
năng cân đối thêm từ các nguồn vốn ngân sách tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến
kế hoạch đầu tư công bao gồm danh mục chi tiết và mức vốn bố trí cụ thể cho từng
dự án theo quy định, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi giao kế
hoạch.
Điều 6.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân
dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Nam Định khóa XVIII, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 07 tháng 12
năm 2017 và có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.
[1] Bao gồm vốn
thu từ sử dụng đất, ngân sách tỉnh đã giao và dự kiến giao tăng.
[2] Từ nguồn
tăng thu và tiết kiệm chi thường xuyên
[3] Vốn dự
phòng chỉ bằng 10% của số vốn NSĐP được Chính phủ giao; Không bao gồm số vốn tỉnh
dự kiến giao tăng.
[4] Bao gồm vốn
thu từ sử dụng đất và ngân sách tỉnh giao tăng; từ kế hoạch năm 2017 không bao
gồm bội thu ngân sách địa phương.
[5] Đã bao gồm
vốn thu từ sử dụng đất và ngân sách tỉnh dự kiến giao tăng.