Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 39/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Bùi Minh Châu
Ngày ban hành: 12/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 12 tháng 12 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ VỐN THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NĂM 2024

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021- 2025; Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và cơ chế huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Căn cứ Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Căn cứ Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Xét Tờ trình số 4718/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phân bổ vốn đầu tư công và vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, Báo cáo số 216/BC-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023; kế hoạch đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024; Báo cáo thẩm tra số 87/BC-KTNS ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phân bổ vốn đầu tư công và vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 như sau:

1. Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024:

1.1. Tổng số vốn đầu tư công: 3.357.845 triệu đồng, bao gồm:

a) Vốn ngân sách trung ương: 1.337.946 triệu đồng, cụ thể:

- Vốn đầu tư theo ngành lĩnh vực: 499.990 triệu đồng;

- Vốn đầu tư các dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững: 200.000 triệu đồng.

- Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: 637.956 triệu đồng:

b) Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương: 2.019.899 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn cân đối theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức quy định tại Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ: 577.899 triệu đồng;

- Thu tiền sử dụng đất: 1.400.000 triệu đồng (trong đó ngân sách tỉnh 864.000 triệu đồng, điều tiết cho ngân sách huyện, xã 536.000 triệu đồng).

- Nguồn thu xổ số kiến thiết: 27.000 triệu đồng.

- Bội thu ngân sách địa phương: 15.000 triệu đồng.

1.2. Nguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn

Việc bố trí các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phải phù hợp với khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư của các cấp ngân sách năm 2024 và đảm bảo việc quản lý, điều hành chặt chẽ, linh hoạt; khả thi trong thực hiện, giải ngân nguồn vốn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

a) Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương: Bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 15/NQ- HĐND ngày 12 tháng 8 năm 2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; số 07/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022; số 15/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, cụ thể:

- Bố trí trả nợ các khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, đối ứng các dự án ODA;

- Bố trí đủ 100% vốn cho các dự án đã hoàn thành quyết toán trước ngày 31 tháng 10 năm 2023;

- Bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2024 và các công trình chuyển tiếp theo quy định về thời gian bố trí vốn;

- Bố trí vốn hoàn trả vốn ứng trước; đối ứng các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; đối ứng các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương;

- Bố trí nội dung, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng đấu giá đất; công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải giai đoạn 2021- 2025; hỗ trợ các công trình dự án cấp huyện;

- Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, dự án theo thứ tự ưu tiên mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới đã có đủ thủ tục đầu tư; trường hợp chưa kịp hoàn thiện thủ tục đầu tư tại thời điểm lập kế hoạch thì trong báo cáo lập kế hoạch, các sở ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải cam kết hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định trước khi giao kế hoạch vốn năm 2024 (trước ngày 30 tháng 11 năm 2023).

- Riêng vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: Bố trí vốn để đầu tư xây dựng các công trình Trung tâm y tế cấp huyện và các đơn vị thuộc ngành y tế; trường đạt chuẩn, duy trì đạt chuẩn và nâng chuẩn khối Trung học phổ thông.

b) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương

- Mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức đầu tư dự án (tương ứng với cơ cấu từng nguồn vốn của dự án); đồng thời không vượt quá kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2024 để bảo đảm giải ngân tối đa số vốn kế hoạch năm 2024. Thứ tự ưu tiên bố trí như sau:

+ Bố trí đủ 100% vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2024;

+ Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo quy định về thời gian bố trí vốn;

+ Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, dự án theo thứ tự ưu tiên, số vốn còn lại bố trí vốn cho dự án khởi công mới thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã có đủ thủ tục đầu tư.

- Bố trí đủ vốn để hoàn trả cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đủ vốn cho 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm liên vùng theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.3. Phương án phân bổ chi tiết: Tổng số 3.357.845 triệu đồng, trong đó:

a) Vốn ngân sách trung ương: 1.337.946 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn đầu tư theo ngành lĩnh vực: 499.990 triệu đồng, trong đó:

+ Lĩnh vực giao thông: 20.000 triệu đồng.

+ Hạ tầng giao thông kết nối khu, cụm công nghiệp: 162.142 triệu đồng.

+ Lĩnh vực văn hóa: 40.000 triệu đồng.

+ Lĩnh vực an ninh - quốc phòng: 67.875 triệu đồng.

+ Lĩnh vực hạ tầng du lịch: 209.973 triệu đồng.

- Vốn đầu tư các dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững: 200.000 triệu đồng, bố trí cho dự án: Đường giao thông liên vùng kết nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 70B, Quốc lộ 32C tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Yên Bái.

- Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 637.956 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển - Chi tiết tại mục 3.2).

b) Nguồn vốn đầu tư cân đối ngân sách địa phương: 2.019.899 triệu đồng, bao gồm:

- Ngân sách tỉnh cấp tỉnh: 1.483.899 triệu đồng (vốn ngân sách tỉnh qua cân đối 577.899 triệu đồng; nguồn thu tiền đất theo tỷ lệ điều tiết 864.000 triệu đồng; xổ số kiến thiết 27.000 triệu đồng; nguồn bội thu ngân sách địa phương 15.000 triệu đồng), cụ thể:

+ Thực hiện các chương trình, nhiệm vụ theo quy định; trả nợ vốn vay, vốn đối ứng ODA...: 433.342 triệu đồng, bao gồm: Trả các khoản vay lại nước ngoài của Chính phủ 26.342 triệu đồng; công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 140.000 triệu đồng; công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai Quy hoạch tỉnh 20.000 triệu đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng đấu giá đất 120.000 triệu đồng; thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải 20.000 triệu đồng; bổ sung Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách 12.000 triệu đồng; hoàn trả vốn ứng trước ngân sách tỉnh 60.000 triệu đồng (Nhà Văn hóa nghệ thuật tỉnh 50.000 triệu đồng; sửa chữa, cải tạo Sở chỉ huy dã chiến, chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng kết hợp trải nghiệm giáo dục quốc phòng 10.000 triệu đồng); đối ứng dự án ODA 20.000 triệu đồng; Bố trí đối ứng dự án Đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị y tế thuộc Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn 15.000 triệu đồng.

+ Bố trí các công trình dự án cấp tỉnh: 374.912 triệu đồng, trong đó: Công trình quyết toán 51.485 triệu đồng; công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn 85.119 triệu đồng; công trình chuyển tiếp 178.308 triệu đồng; công trình khởi công mới 60.000 triệu đồng.

+ Hỗ trợ lồng ghép thực hiện các công trình, dự án cấp huyện (đối ứng chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ cấp huyện thực hiện các công trình trọng điểm và kiến thiết đô thị): 675.645 triệu đồng.

- Ngân sách huyện, xã phân bổ (từ nguồn thu tiền sử dụng đất theo tỷ lệ điều tiết) 536.000 triệu đồng: Thực hiện hướng dẫn của Bộ Tài chính. Kế hoạch vốn năm 2024 (bao gồm cả tiền đất cấp huyện được hưởng theo phân cấp) phải ưu tiên bố trí vốn xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; cân đối bố trí thực hiện lồng ghép quy hoạch chung xã theo Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2019 và Nghị định 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ; đảm bảo cân đối nguồn vốn, mức vốn theo quy định Luật Đầu tư công.

2. Phân bổ chi tiết vốn đầu tư ngân sách cấp tỉnh đối ứng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025

2.1. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ

Thực hiện đảm bảo Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND ngày 12 tháng 11 năm 2023 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.2. Phương án phân bổ chi tiết:

Tổng số vốn phân bổ: 215.406 triệu đồng, trong đó:

- Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt đối với 04 huyện Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Sơn: 3.452 triệu đồng.

- Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết đối với huyện Tân Sơn: 5.000 triệu đồng.

- Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc đối với các huyện Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Sơn, Đoan Hùng và Thanh Thủy: 184.297 triệu đồng.

- Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 17.175 triệu đồng (bố trí cho cấp tỉnh và cấp huyện).

- Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch đối với các huyện Tân Sơn, Yên Lập và Thanh Sơn: 4.982 triệu đồng.

- Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình: 500 triệu đồng.

3. Kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024

3.1. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ

- Đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Bám sát các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của Chương trình nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra;

- Ưu tiên bố trí vốn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, phân tán; tập trung đầu tư hỗ trợ các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Vốn ngân sách trung ương ưu tiên đầu tư các công trình giao thông cho các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; đầu tư công trình giao thông kết nối (hệ thống cầu, đường giao thông) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là các xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn;

- Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2024 để đảm bảo giải ngân tối đa số vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch 2024, bố trí theo thứ tự: Ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành, chuyển tiếp; chỉ bố trí vốn cho các dự án khởi công mới sau khi đã bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp đã quá thời gian bố trí vốn theo quy định.

3.2. Phương án phân bổ chi tiết

Tổng số 953.182 triệu đồng, bao gồm: vốn đầu tư phát triển 637.956 triệu đồng, vốn sự nghiệp 315.226 triệu đồng, trong đó:

- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là: 445.423 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển 285.593 triệu đồng; vốn sự nghiệp 159.830 triệu đồng.

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 96.623 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển 4.623 triệu đồng; vốn sự nghiệp 92.000 triệu đồng.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 411.136 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển 347.740 triệu đồng (vốn trong nước 274.900 triệu đồng, vốn nước ngoài 72.840 triệu đồng), vốn sự nghiệp 63.396 triệu đồng.

(Chi tiết có các phụ biểu chi tiết kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Đối với điều hòa nhóm dự án thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội: Chỉ đạo, bố trí hoàn trả đủ 180 tỷ đồng từ nguồn vốn thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 (trong kế hoạch nguồn ngân sách trung ương năm 2024) của 04 dự án cho Dự án đầu tư 08 Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế tuyến huyện, tỉnh Phú Thọ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng các Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11tháng 01 năm 2022, số 93/2023/QH15 ngày 22 ngày 6 tháng 2023 của Quốc hội; Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 5507/BKHĐT-TH ngày 13 tháng 7 năm 2023;

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tiếp tục rà soát danh mục, mức vốn các chương trình, dự án được bố trí kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước và các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 để báo cáo đề xuất Hội đồng nhân dân cùng cấp cho phép điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai 2021-2025 cấp tỉnh, cấp huyện đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019 và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khóa XIX, Kỳ họp thứ Bảy thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2024./.

CHỦ TỊCH




Bùi Minh Châu

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 39/NQ-HĐND ngày 12/12/2023 phân bổ vốn đầu tư công và vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 do tỉnh Phú Thọ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


526

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.183.21
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!