Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 4602/KH-UBND 2022 phát triển ngành công nghiệp hóa chất Phú Thọ 2021 2030

Số hiệu: 4602/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Nguyễn Thanh Hải
Ngày ban hành: 15/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4602/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 15 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2040

Thực hiện Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp hóa chất Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2040, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể sau:

I. QUAN ĐIỂM:

- Triển khai đồng bộ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh, để tập trung xây dựng ngành Công nghiệp hóa chất theo hướng mở rộng, đầu tư mới, hiện đại hoá, giữ vai trò là ngành Công nghiệp trọng điểm, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp hóa chất Việt Nam và các quy hoạch chuyên ngành khác.

- Sản phẩm Công nghiệp hoá chất phải theo hướng chọn lọc, dựa trên việc khai thác các lợi thế đặc thù của tỉnh, điều kiện tự nhiên, lao động…

- Khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất mang tính bền vững, thân thiện với môi trường, an toàn cho con người, bảo tồn thiên nhiên, văn hóa & du lịch của địa phương.

II. MỤC TIÊU:

1) Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển ngành Công nghiệp hóa chất có trọng tâm, trọng điểm theo hướng phát triển bền vững, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; Đặc biệt phải tạo ra các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, năng lực cạnh tranh.

- Duy trì sản xuất các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh đã đầu tư sản xuất (Xút, Clo, Gia ven, Axít Sunfuric...)

- Tạo điều kiện cho sản xuất các loại hoá chất phục vụ nông nghiệp, phù hợp với nhu cầu phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng sản phẩm theo hướng hóa học xanh.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nguyên liệu, sản phẩm trong lĩnh vực hoá dược.

- Hình thành chuỗi tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất ngành Công nghiệp hóa chất trong cả nước, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hóa chất trên địa bàn.

2) Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm giai đoạn 2021-2025 đạt 5,8-6,0% /năm và giai đoạn 2026-2030 đạt 10,05%/năm.

* Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2030:

- Tích hợp chung vào quy hoạch của tỉnh, tập trung khởi động, thực hiện các dự án đã đăng ký, đặc biệt hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Khu, cụm công nghiệp để đáp ứng thu hút các dự án sản xuất hóa chất quy mô lớn, công nghệ tiên tiến.

- Xây dựng kế hoạch di dời các dự án sản xuất hoá chất tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng môi trường, môi sinh tại khu vực thành phố Việt trì vào các Khu công nghiệp.

* Định hướng giai đoạn từ năm 2030 đến năm 2040:

- Xây dựng, phát triển sản xuất hoá chất trong tỉnh theo quy mô vốn, hình thành các khu vực sản xuất hoá chất tập trung, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Khuyến khích các dự án FDI đầu tư vào các sản phẩm ưu tiên, thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÓA CHẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2040:

1. Giai đoạn 2021-2030:

a. Sản phẩm hoá chất phục vụ công nghiệp:

Khuyến khích chuyển đổi sử dụng các loại xúc tác mới có hoạt lực và khả năng thu hồi, tái chế cao, tiết kiệm năng lượng.

- Phát triển sản xuất PAC công suất khoảng 350.000 tấn/năm.

- Đầu tư công nghệ mới lò đốt tổng hợp axit.

- Phát triển, đầu tư xây dựng công nghệ sản xuất Xút công suất 550.000 tấn xút/năm, tính đến công suất 600.000 tấn xút/năm.

- Triển khai đầu tư công nghệ sản xuất các sản phẩm gốc Clo mới, sản phẩm gốc Natri có giá trị kinh tế cao.

b. Khí công nghiệp: Duy trì ổn định sản xuất và chiết nạp khí O2, CO2, N2.

c. Sản phẩm hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp:

- Phát triển sản xuất phân hữu cơ, hữu cơ khoáng, hữu cơ khoáng vi sinh công suất 50.000 - 100.000 tấn/năm.

- Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sản xuất supe lân đơn đảm bảo chất lượng supe lân ≥ 16%P2O5 hữu hiệu trong bối cảnh chất lượng quặng apatit trong nước tiếp tục suy giảm (hàm lượng ≤ 30,5%).

d. Sản phẩm hoá dược:

- Thu hút xây dựng mới, mở rộng nhà máy chế biến, chết tách, tinh chế để sản xuất sản phẩm hóa dược có nguồn gốc thiên nhiên từ các loại thực vật nhiệt đới

- Thu hút các dự án nằm trong chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển công nghiệp hóa dược của Việt Nam như đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm kháng sinh và nguyên liệu để sản xuất thuốc thiết yếu có lợi thế về tài nguyên, như các sản phẩm tách chiết từ dược liệu và bán tổng hợp từ hợp chất thiên nhiên; nhà máy sản xuất hóa dược vô cơ và tá dược thông thường; nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2,3 và 4; nhà máy sản xuất sorbitol để sản xuất vitamin C; nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa dược để sản xuất một số thuốc thiết yếu (gồm các sản phẩm như: Thuốc giảm sốt, giảm đau chống viêm, thuốc kháng khuẩn).

- Thu hút đầu tư mở rộng vùng trồng dược liệu, tăng số lượng các cơ sở nuôi trồng đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu” (GACP).

- Duy trì ổn định công suất sản xuất Chlorine B.

e. Điện hóa học:

Thu hút đầu tư sản xuất Ắc quy, pin chuyên dụng cao cấp như: Ắc quy kín khí, pin nhiên liệu rắn, pin niken hydro kim loại hoặc pin Ion- Li, pin sạc thế hệ mới dùng trong các thiết bị điện tử cao cấp.

f. Nhóm sản phẩm hoá chất tiêu dùng:

- Sản phẩm sơn: Thu hút đầu tư các dự án sản xuất sơn phục vụ cho công nghiệp, xây dựng. Trừ các dự án có công nghệ hạn chế chuyển giao đã được quy định theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ) sẽ không thu hút.

- Mực in: Thu hút đầu tư các dự án sản xuất các chủng loại mực in có giá trị kinh tế cao, như sản phẩm đi từ gốc nước, không thu hút các dự án có thành phần Toluen, MEK bằng Alcohol.

2. Định hướng giai đoạn 2030-2040:

a. Sản phẩm hoá chất phục vụ công nghiệp:

- Đầu tư mới dây chuyền sản xuất Xút theo công nghệ màng trao đổi ion nâng tổng công suất lên 100.000 tấn xút/năm và phát triển các sản phẩm gốc Clo.

- Nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý tạo ra sản phẩm hóa chất mới từ keo SiO2.H2O và sản phẩm gốc Flo từ axit H2SiF6.

- Đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa chất từ gốc SO42-; SO32-.

- Đầu tư sản xuất các sản phẩm gốc Clo, gốc Natri có giá trị kinh tế đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.

- Đề xuất các dự án thu hút đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 định hướng 2040 các sản phẩm hóa chất phục vụ công nghiệp 500 tấn/năm.

b. Sản phẩm hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp:

- Phân bón: Đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết hợp tăng sản lượng hợp lý đối với đầu tư mới tập trung cho dòng sản phẩm là: NPK-S bón thúc, NPK-S hàm lượng cao, phân hữu cơ, hữu cơ khoáng, khoáng hữu cơ, hữu cơ khoáng vi sinh, lân phốt pho ni tơ.

- Ổn định sản xuất các dự án đã thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2030.

c. Nhóm sản phẩm hoá chất tiêu dùng:

Ổn định sản xuất các dự án đã thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2030.

d. Sản phẩm hoá dược:

Tiếp tục thu hút đầu tư các dự án sản xuất hóa dược và ổn định sản xuất các dự án đã thu hút đầu tư giai đoạn 2025-2030.

e. Điện hóa học:

Ổn định sản xuất các dự án đã thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2030.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỐ CÁC DỰ ÁN HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:

1. Nguyên tắc:

- Phát triển ngành Công nghiệp hoá chất phải phù hợp với Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phương án phát triển Công nghiệp, tránh xung đột về không gian phát triển với các ngành, lĩnh vực khác.

- Chọn lọc, thu hút các dự án đầu tư, bố trí các dự án lớn trong các Khu Công nghiệp, Cụm công nghiệp. Không định hướng sản xuất hoá chất thuộc nhóm độc hại vào các Thành phố Việt Trì, huyện Thanh Thủy, thị xã Phú Thọ và khu vực đầu nguồn nước, các sông suối.

2. Định hướng phân bố:

Tập trung xây dựng các dự án hóa chất có quy mô lớn, công nghệ hiện đại tại Khu, cụm công nghiệp có tính chất phù hợp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng được cấp thẩm quyền phê duyệt.

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

Để triển khai hiệu quả các nội dung của kế hoạch, duy trì ổn định hoạt động sản xuất hóa chất trên địa bàn tỉnh, tiếp tục nâng công suất các dự án đã được phê duyệt từ giai đoạn trước; đồng thời khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại, tiên tiến cần thực hiện một số các giải pháp sau:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

Tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, điều chỉnh bổ sung các cơ chế của tỉnh đã ban hành theo hướng cụ thể hóa đối tượng, nguồn lực thực hiện, bảo đảm các cơ chế ban hành phát huy được hiệu quả, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá chất.

2. Giải pháp về khoa học - công nghệ:

- Triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ở các cấp độ từ doanh nghiệp đến các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh. Khích lệ các nhà đầu tư xây dựng nhà máy thông minh, phát triển kỹ năng số.

- Thu hút các dự án đầu tư sử dụng thiết bị - công nghệ tiên tiến đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm, an toàn trong môi trường sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững.

- Khuyến khích nhà đầu tư đổi thay đổi công nghệ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

3. Nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực:

- Chuẩn hoá việc sử dụng nguồn nhân lực, lao động trong ngành Công nghiệp hoá chất theo tiêu chuẩn chuyên ngành; Tập trung đầu tư cho các trường, trung tâm đào tạo gắn với kế hoạch phát triển Công nghiệp hoá chất của tỉnh.

- Xây dựng nguồn nhân lực có trình độ học vấn, tay nghề cao; nhất là xây dựng tác phong trong lao động công nghiệp.

4. Môi trường:

- Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế bảo vệ môi trường, bám sát thực tế và theo kịp tiến trình phát triển trong công tác hội nhập Quốc tế, diễn biến nhanh, phức tạp của các vấn đề môi trường.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan trong lĩnh vực Công nghiệp hóa chất, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích và có cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án công nghiệp hóa chất ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường kết hợp với xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

- Thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tuần hoàn nước thải.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Công Thương:

- Là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh trực tiếp quản lý theo dõi thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm chủ trì trong việc tuyên truyền, phổ biến và công khai kế hoạch.

- Chủ trì phối hợp với Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế phù hợp thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất. Tổ chức, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp trong quá trình xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư; Lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan về sự phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất của các dự án đầu tư trong lĩnh vực hóa chất.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất hóa chất ra khỏi thành phố Việt Trì theo Quyết định số 1214/QĐ-TTg ngày 30/7/2015 của Thủ tướng Chính Phủ, trình UBND tỉnh quyết định.

- Phối hợp Sở Tài chính xây dựng các cơ chế nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hóa chất.

3. Sở Tài chính:

Phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu các chính sách tài chính khuyến khích phát triển các lĩnh vực Công nghiệp hóa chất ưu tiên, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và tiến trình hội nhập Quốc tế.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực phát triển Công nghiệp hóa chất.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Chủ trì phối hợp với Sở công Thương, Sở kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm hóa chất. Xây dựng cơ chế đổi mới và ứng dụng công nghệ, đánh giá trình độ công nghệ.

Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận các quỹ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ; Đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thông tin sở hữu công nghiệp.

6. Ban Quản lý các khu công nghiệp:

- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thu hút đầu tư các dự án sản xuất hóa chất vào Khu công nghiệp.

- Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật tại các Khu công nghiệp đảm bảo tính đồng bộ khi triển khai dự án lĩnh vực công nghiệp hóa chất.

7. Các Sở, ngành khác:

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương để tổ chức thực hiện kế hoạch này.

8. UBND các huyện, thành, thị:

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật hiện hành về hóa chất nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc chấp hành các quy định, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong hoạt động hóa chất, phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

- Tạo quỹ đất để phát triển công nghiệp dược liệu, làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá dược.

- Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất trên địa bàn và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

9. Các doanh nghiệp, đầu tư vào sản xuất hóa chất:

Trên cơ sở kế hoạch triển khai của Tỉnh; Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, hàng năm của doanh nghiệp. Các dự án đầu tư mới, chuyển đổi công nghệ phải đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm, an toàn trong sản xuất, thân thiện môi trường; Đặc biệt phải chuyển đổi sử dụng công nghệ tuần hoàn nước.

Yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh đến UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để giải quyết, tổng hợp, báo cáo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Báo Phú Thọ, Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, CT1;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hải

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM HÓA CHẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 ĐỊNH HƯỚNG 2040
(Ban hành kèm theo kế hoạch số: 4602/KH-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT

Tên dự án

Doanh nghiệp đầu tư

Địa điểm

Công suất

(tấn/năm)

Thời gian thực hiện

A

GIAI ĐOẠN 2025-2030

1

Đầu tư nâng công suất sản xuất xút theo công nghệ màng trao đổi ion nâng tổng công suất của nhà máy lên 60.000 tấn xút/năm và phát triển các sản phẩm gốc Clo.

Công ty CP Đông Á

Khu 9, Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

60.000 tấn/năm

2025-2030

2

Đầu tư dây chuyền sản xuất PAC, công suất khoảng 5000 tấn/năm.

Tổng công ty Giấy Việt Nam

Khu 9, Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

5.000 tấn/năm

2025-2030

3

- Đầu tư mới nhà máy công suất 150.000 tấn Xút/năm tính đến công suất 250.000 tấn Xút/năm.

- Sản phẩm gốc Clo mới, sản phẩm gốc Natri có giá trị kinh tế cao.

Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì

KCN Trung Hà

150.000 tấn xút/năm tính đến công suất 250.000 tấn/năm

2025-2030

4

- Dự án xây dựng dây chuyền sản xuất phân hữu cơ, Hữu cơ khoáng, khoáng hữu cơ, hữu cơ khoáng vi sinh...

- Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sản xuất supe lân đơn đảm bảo chất lượng supe lân đạt (≥16%P2O5 hữu hiệu) trong bối cảnh chất lượng quặng apatít trong nước tiếp tục suy giảm (Hàm lượng P2O5 ≤ 30,5 %).

- Nghiên cứu cải tạo thiết bị công nghệ triển khai sản xuất supe lân giàu trên công nghệ sản xuất supe lân đơn hiện tại.

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao

Khu Phương Lai, thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao

50.000 - 100.000 tấn/năm;

2025-2030

B

GIAI ĐOẠN 2030-2040

1

- Nghiên cứu xử lý tạo sản phẩm hóa chất mới từ keo SiO2.H2O và sản phẩm gốc Flo từ axit H2SiF6.

- Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất các sản phẩm hóa chất từ gốc SO42-; SO32-.

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao

Khu Phương lai, thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao

50.000 - 100.000 tấn/năm

2030-2040

2

Đầu tư nâng công suất sản xuất xút theo công nghệ màng trao đổi ion nâng tổng công suất của nhà máy lên 100.000 tấn xút/năm và phát triển các sản phẩm gốc Clo.

Công ty cổ phần Đông Á

KCN có tính chất phù hợp được cấp thẩm quyền phê duyệt

100.000 tấn/năm

2030-2040

3

- Đầu tư thêm 01 dây chuyền điện phân mới để nâng công suất sản xuất NaOH.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống điều khiển DCS.

Tổng công ty Giấy Việt Nam

Khu 9, thị trấn Phong châu, huyện Phù Ninh

20.000 tấn/Năm

2030-2040

4

Đầu tư mới, cải tạo, hiện đại hóa, nâng công suất sản xuất Xút, Axit HCl, PAC, các sản phẩm gốc Clo, gốc Natri đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Công ty CP Hóa chất Việt Trì

KCN Trung Hà

250.000 tấn/năm

2030-2040

5

Đầu tư dây chuyền sản xuất Lân phot pho ni tơ.

Công ty cổ phần phân bón Sông Hồng

Huyện Thanh ba

10.000 tấn/năm

2030-2040

6

Thu hút xây dựng 02 nhà máy sản xuất chế biến dược liệu.

 

Huyện Yên Lập và Cẩm Khê

150.000 tấn/năm

2030-2040

7

Đề xuất thu hút đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng ắc quy,pin thông dụng, đầu tư sản xuất một số loại ắc quy, pin chuyên dụng cao cấp như: Ắc quy kín khí, pin nhiên liệu rắn, pin niken hydro kim loại hoặc pin Ion- Li, pin sạc thế hệ mới dùng trong các thiết bị điện tử cao cấp

 

KCN có tính chất phù hợp được cấp thẩm quyền phê duyệt

2 triệu sản phẩm/năm

2030-2040

8

Đề xuất các dự án thu hút đầu tư trong giai đoạn 2021- 2030 định hướng 2040

Hóa chất cơ bản phục vụ công nghiệp.

KCN có tính chất phù hợp được cấp thẩm quyền phê duyệt

500 tấn/ năm

2021-2040

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4602/KH-UBND ngày 15/11/2022 về phát triển ngành công nghiệp hóa chất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2040

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.352

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.6.29
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!