Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 182/KH-UBND 2021 đầu tư công thành phố Cần Thơ 2022

Số hiệu: 182/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Trần Việt Trường
Ngày ban hành: 31/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 182/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 31 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2022 THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Công văn số 4881/BKHĐT-TH ngày 26/7/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch đu tư công năm 2022, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ lập Kế hoạch đầu tư công năm 2022, với các nội dung chủ yếu như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2021:

1. Tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công 7 tháng đầu năm 2021:

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 thành phố Cần Thơ được Thủ tướng Chính phủ giao 7.696,422 tỷ đồng, thành phố đã giao chi tiết 6.012,062 tỷ đồng, giải ngân đến ngày 31/7/2021 là 1.684,360 tỷ đồng, đạt 15,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 19,83% kế hoạch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố giao. Ước thực hiện cả năm 2021 là 4.847,916 tỷ đồng, đạt 62,99% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 80,64% kế hoạch HĐND thành phố giao chi tiết thực hiện theo bảng số liệu dưới đây:

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nguồn vốn

Kế hoạch đầu tư công năm 2021

Thủ tướng Chính phủ giao

HĐND thành phố giao

Số còn lại chưa giao chi tiết

Gii ngân đến 31/7/2021

Tỷ lệ %

Ước thực hiện cả năm

Tỷ lệ %

Ghi chú

Thủ tướng Chính phủ giao

HĐND thành phố giao

Thủ tướng Chính phủ giao

HĐND thành phố giao

 

TỔNG SỐ

7.696.422

6.012.062

1.684.360

1.192.003

15,49%

19,83%

4.847.916

62,99%

80,64%

 

I

NSTW

2.537.022

2.211,291

325.731

405.018

15,96%

18,32%

1.633.864

64,40%

73,89%

 

1

Vn trong nước

708.360

432.629

275.731

103.594

14,62%

23,95%

307.629

43,43%

71,11%

 

2

Vốn nước ngoài

1.828.662

1.778.662

50.000

301.424

16,48%

16,95%

1.326.235

72,52%

74,56%

 

II

NSĐP

5.039.400

3.680.771

1.358.629

772.572

15,33%

20,99%

3.094.052

61,40%

84,06%

 

1

Nguồn cân đối NSĐP

1.394.800

1.267.601

127.199

263.533

18,89%

20,79%

1.120.000

80,30%

88,36%

 

2

Nguồn tiền sử dụng đất

1.500.000

700.000

800.000

144.332

9,62%

20,62%

600.000

40,00%

85,71%

Ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất 800 tỷ đồng, không có bố trí cho công trình/dự án

3

Nguồn Xổ số kiến thiết

1.490.000

1.058.570

431.430

212.229

14,24%

20,05%

1.000.000

67,11%

94,47%

 

4

Bội chi ngân sách địa phương (nguồn Chính Phủ vay về cho vay lại)

654.600

654.600

0

152.478

23,29%

23,29%

374.052

57,14%

57,14%

 

III

NGUỒN VỐN KHÁC

120.000

120.000

-

14.413

12,01%

12,01%

120.000

100,00%

100,00%

 

1

Nguồn dự phòng ngân sách TW năm 2020

120.000

120.000

0

14.413

12,01%

12,01%

120.000

100,00%

100,00%

 

2. Tình hình thực hiện quản lý, sử dụng vốn đầu tư công:

a) Tình hình triển khai các dự án chuyển tiếp, dự án hoàn thành trong năm 2021:

Tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2021 còn chậm so với kế hoạch, như: Đường tỉnh 922 (Xây dựng và nâng cấp giai đoạn 1 từ Quốc lộ 91B đến Cờ Đỏ), Đường Vành Đai sân bay Cần Thơ kết nối Đường Lê Hồng Phong - Quốc lộ 91B, giai đoạn 1: đoạn từ nút giao Võ Văn Kiệt - Km1+675, Đường tỉnh 918 (Xây dựng và nâng cấp giai đoạn 1 từ đim giao giữa Đường tỉnh 918 và Đường tỉnh 923 đến cầu Lộ Bức), Đường Thắng Lợi 1 (Bờ trái - đoạn từ UBND xã Thạnh Lộc đến Sáu Bọng),...

b) Tình hình thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành:

- Số dự án hoàn thành đã nộp tại Sở Tài chính để thẩm tra, phê duyệt là 129 dự án; đã thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán 30 dự án; còn lại 99 dự án đang trong giai đoạn thẩm tra (trong đó 03 dự án tồn đọng năm 2005-2014). Giá trị thẩm tra phê duyệt quyết toán 260,878 tỷ đồng; giá trị chủ đầu tư đề nghị 262,953 tỷ đồng. Qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán đã loại khỏi giá trị đề nghị quyết toán 2,075 tỷ đồng, tương đương 0,79%, giá trị thu hồi hoàn trả ngân sách nhà nước do chi trả sai chế độ, định mức quy định là 827 triệu đồng.

- Đối với 30 dự án đã thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán, đối chiếu thời hạn quyết toán theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 10/2020/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có 10 dự án vi phạm thời gian lập báo cáo quyết toán, trong đó: chậm nộp báo cáo quyết toán từ 07 - 24 tháng là 08 dự án và chậm nộp báo cáo quyết toán trên 24 tháng là 02 dự án.

3. Nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập để lại cho đầu tư:

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành ph Cần Thơ có nguồn thu để lại cho đầu tư đang tiến hành lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ, làm cơ sở trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Các đơn vị này đa số không có bộ phận chuyên trách về đầu tư xây dựng (chủ yếu là các bệnh viện công lập) nên tiến độ thực hiện còn chậm, còn lúng túng trong khâu triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định.

4. Tình hình triển khai các dự án khởi công mới năm 2021:

Hiện nay, tiến độ triển khai các thủ tục phê duyệt chủ trương các dự án khởi công mới năm 2021 còn chậm so với kế hoạch. Ngoài ra, đến nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên chưa có quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và thành phố Cần Thơ đang tổ chức họp HĐND thành phố, nên chưa bố trí vốn cho các dự án khởi công mới năm 2021 theo quy định tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Tình hình huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho đầu tư phát triển:

a) Đầu tư trong nước: Quyết định chủ trương đầu tư 01 dự án, vốn đầu tư 539 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, thành phố hiện có 111 dự án đang thực hiện, tổng diện tích khoảng 2.915,8 ha, tổng vốn đầu tư theo chủ trương đầu tư 117.639,7 tỷ đồng.

b) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Cấp mới 03 dự án FDI, vốn đăng ký thực hiện khoảng 1.316 triệu USD; lũy kế đến nay, trên địa bàn có 84 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.048,2 triệu USD, vốn thực hiện chiếm khoảng 24,5% tổng vốn đăng ký.

c) Đăng ký kinh doanh: Cấp mới 1.344 lượt h sơ đăng ký mới doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc, trong đó 793 lượt hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng vốn 11.809 t đồng, đạt 49,6% kế hoạch về số lượng doanh nghiệp và đạt 90,8% kế hoạch về vốn, tăng 8,4% về số lượng doanh nghiệp và gấp 2,46 lần về vốn so cùng kỳ. Có 264 doanh nghiệp và 97 đơn vị phụ thuộc đăng ký tạm ngừng, tăng 21,1% về số lượng doanh nghiệp; 88 doanh nghiệp và 209 đơn vị phụ thuộc thực hiện giải thể với tổng vốn 1.360,4 tỷ đồng, tăng 11,4% về số lượng doanh nghiệp và gấp 3,93 lần về vốn so cùng kỳ; 185 doanh nghiệp và 55 đơn vị phụ thuộc hoạt động trở lại, tăng 2,8 lần về số lượng doanh nghiệp.

d) Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) phát triển theo hướng tích cực hơn, liên kết trong đầu tư, sản xuất giữa HTX với HTX, giữa HTX với doanh nghiệp có những hình thức mới hiệu quả và lâu dài hơn, góp phần hình thành các HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Thành lập mới 09 HTX, 25 THT và giải thể 01 HTX; nâng tổng số trên địa bàn có 292 HTX[1]; tổng vốn điều lệ 695,417 tỷ đồng (tăng 4,594 tỷ đồng so với đầu năm 2020), có 12.624 thành viên, 16.480 người lao động và 1.375 THT thu hút khoảng 51.750 hộ gia đình tham gia.

6. Kết quả đạt được, các khó khăn vướng mắc và các giải pháp kiến nghị trong thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021:

a) Kết qu đạt được:

Dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 04 Khu tái định cư Ô Môn, Thốt Nốt, Bình Thủy và Cái Răng nhằm giải quyết nhu cầu thiếu nền tái định cư cho các dự án đang triển khai trên địa bàn thành phố.

b) Khó khăn, vướng mắc:

Mặc dù nguồn vốn bố trí cho dự án đang triển khai thực hiện đm bảo đủ theo nhu cầu. Tuy nhiên, một số dự án còn vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng (người dân còn khiếu nại về giá và chính sách bồi thường, chưa bàn giao mặt bằng thi công); do đặc thù về địa hình (kênh rạch nhiều và nhỏ) nên một số công trình gặp khó khăn trong khâu vận chuyển vật tư, máy móc thiết bị thi công. Các dự án chuyển tiếp chủ yếu là các dự án được đấu thầu, ký kết hợp đồng vào tháng 12 năm 2020. Do đó, những tháng đầu năm 2021 chủ yếu thực hiện các công việc như: tập kết vật tư và dọn dẹp mặt bằng thi công, khối lượng hoàn thành chủ yếu để hoàn ứng theo quy định, số tiền nhà thầu tạm ứng theo hợp đồng trong năm 2020, nên giá trị giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 chưa cao.

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ các nhiệm vụ được phê duyệt sau ngày 31/12/2020, dự án khởi công mới chỉ được bố trí vốn sau khi Quốc hội khóa XV quyết định kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Như vậy, sau khi bố trí đủ nhu cầu vốn cho các dự án hoàn thành, chuyển tiếp, số vốn còn lại sẽ không thể giao chi tiết cho các dự án khởi công mới trong 6 tháng đầu năm 2021. Việc này đã phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân của các quận, huyện do năm 2021 là năm đầu thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nên sẽ có nhiều dự án khởi công mới nhưng chưa thể triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, trước biến động giá vật liệu xây dựng từ tháng 3 năm 2021 (tăng trung bình khoảng 30%), đặc biệt đối với giá cát và sắt. Mặt dù các chủ đầu tư chưa báo cáo chính thức, nhưng qua thực tế đã gây khó khăn trong quá trình thi công, phần nào ảnh hưởng đến kết quả thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thành phố Cần Thơ phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị sổ 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 12/7/2021, nên hầu hết các dự án đang triển khai phải tạm dừng thực hiện.

Trong kế hoạch vốn năm 2021 được giao tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Cần Thơ được bố trí 1.500 tỷ đồng nguồn tiền sử dụng đất, trong đó có 800 tỷ đồng từ nguồn ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất. Số vốn ghi thu ghi chi nên trên không thực hiện phân bổ cho các dự án đầu tư theo quy trình đầu tư công, nên đến thời điểm hiện tại chưa thể cập nhật việc bố trí kế hoạch vốn theo quy trình đầu tư công, chưa thể hiện việc giao kế hoạch vốn trên hệ thống Tabmis. Việc này ảnh hưởng đến dự kiến kết quả phân bổ vốn cuối năm 2021 vì sẽ không thể thực hiện giao hết kế hoạch vốn theo Quyết định phân bổ của Thủ tướng Chính phủ và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 của thành phố (số vốn không thể thực hiện giao và tính tỷ lệ giải ngân chiếm trên 10% tổng nguồn vốn năm 2021 của thành phố Cần Thơ).

Theo quy định tại Thông tư số 71/2020/TT-BTC ngày 30/7/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 “...vùng Đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% số thu dự toán từ hoạt động xổ số kiến thiết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế. Các địa phương b trí tối thiểu 10% dự toán thu từ hoạt động xổ số kiến thiết để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới”. Tuy nhiên, các dự án khởi công mới thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế tiến độ thực hiện thủ tục còn chậm so với kế hoạch và nên số tiền xổ số kiến thiết không thể phân bổ hết theo đúng tỷ lệ 50% theo yêu cầu của trung ương.

* Một số khó khăn cụ thể tại các dự án có số vốn lớn như:

- Dự án Kè sông Cần Thơ - Ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ và Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị, đang thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư nên chưa giải ngân kế hoạch vốn.

- Dự án Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ (quy mô 500 giường): Hiện nay, thành viên đứng đầu liên danh VMD Kórházi Technológiai Zrt đề xuất thay đổi một số hàng hóa có xuất xứ từ Hungary sang quốc gia khác, dẫn đến làm giảm tỷ lệ 50% hàng hóa xuất xứ Hungary đã được quy định tại Hiệp định khung, cụ thể thay đổi 25/123 trang thiết bị y tế về cấu hình, tính năng kỹ thuật hoặc Mode nên chưa thể triển khai tiếp các công việc tiếp theo.

c) Các giải pháp đã triển khai thực hiện để thúc đẩy giải ngân:

- Cùng với nhiệm vụ tập trung cho công tác phòng, chống dịch, yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện tập trung chỉ đạo và thực hiện đồng bộ, quyết liệt ngay các nội dung chủ yếu sau:

+ Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công theo các Nghị quyết của Chính phủ và văn bản triển khai của các Bộ, ngành Trung ương, của Thành ủy, HĐND thành phố, Chỉ thị của Chủ tịch UBND thành phố.

+ Rà soát, thực hiện phân công nhiệm vụ và yêu cầu trách nhiệm công việc rõ ràng đối với từng cán bộ, công chức, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đã bố trí.

+ Đưa nội dung đánh giá kết quả giải ngân vốn đầu tư công vào nội dung đánh giá kết quả thực hiện hoàn thành nhiệm vụ cuối năm của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu, làm cơ sở đánh giá cuối năm.

+ Quan tâm, thường xuyên hơn nữa đối với việc kiểm tra hồ sơ thủ tục trình thẩm định giá đất cụ thể, hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng thi công với nhà thầu,... tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tại công trường, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, giải quyết nhanh nhng khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, nhất là khâu bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công đối với từng dự án/công trình.

+ Chỉ đạo bộ phận trực thuộc tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp Nhà thầu vi phạm các quy định về thi công, hợp đồng. Thực hiện đăng tải trên Cổng thông tin thành phố, Sở Xây dựng, Sở xây dựng chuyên ngành, UBND quận, huyện các Nhà thầu vi phạm trong quá trình thi công, kéo dài thời gian thực hiện hoàn thành dự án và tùy theo từng trường hợp cụ thể, đề xuất UBND thành phố xử lý vi phạm để răn đe theo thẩm quyền; đồng thời, trong quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các chủ đầu tư cũng như tiến độ thực hiện của các công trình.

+ Khẩn trương tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương, tăng cường tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân, kịp thời giải quyết và báo cáo về kết quả giải quyết trong công tác thu hồi đất đối với các dự án trên địa bàn theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành.

+ Có kế hoạch triển khai thực hiện và giải ngân vốn xây dựng công trình, định kỳ báo cáo (hàng tuần, hàng tháng, quý) các trường hợp có khó khăn, vướng mắc đến cơ quan có thẩm quyền kịp thời xem xét, giải quyết; đồng thời khẩn trương rà soát khả năng giải ngân của đơn vị mình, có văn bản đề nghị điều chuyển, bổ sung vốn gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất phương án đảm bảo giải ngân hết nguồn vốn đã bố trí trong năm 2021. Trường hợp, xét thấy khả năng giải ngân hết nguồn vốn đã bố trí, thì đơn vị có văn bản cam kết, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo theo quy định.

- Giao Sở Giao thông vận tải có văn bản hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư trong công tác vận chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu,... triển khai thi công xây dựng công trình, đảm bảo kế hoạch tiến độ giải ngân và công tác phòng, chống dịch Covid-19 đúng quy định.

- Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Cần Thơ và các đơn vị có liên quan, tham mưu UBND thành phố thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vn đầu tư công.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

+ Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 06/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ.

Kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân làm chậm trễ trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện ngay luân chuyển cán bộ, công chức khi cần thiết.

+ Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và chủ đầu tư để giải quyết nhanh các thủ tục của dự án; quan tâm thực hiện tốt công tác lựa chọn nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công,...); không đùn đẩy công việc, tập trung thực hiện, giải quyết hồ sơ, cũng như phối hợp giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và đơn vị có liên quan, rà soát, tham mưu có văn bản báo cáo, đề xuất, kiến nghị Bộ, ngành trung ương có hướng dẫn thực hiện (cơ chế đặc thù, rút ngắn các bước lập hồ sơ, thủ tục,..,) triển khai thực hiện dự án và song hành phòng, chống dịch Covid-19, để áp dụng thực hiện và đẩy nhanh tiến độ và giải ngân các dự án.

- Giao Phó Chủ tịch UBND thành phố tiếp tục theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo đôn đốc và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc (nếu có phát sinh) đối với các công trình thuộc lĩnh vực phụ trách theo Quyết định 1653/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch UBND thành phố, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân kế hoạch vốn đã bố trí. Trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời đề xuất, kiến nghị Chủ tịch UBND thành phố xem xét, giải quyết. Tổ chức kiểm tra và giao ban 2 tuần/1 lần để bám sát tiến độ thực hiện. Báo cáo Chủ tịch UBND thành phố về kết quả thực hiện tại buổi họp giao ban Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố hàng tuần.

d) Kiến nghị:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Sớm thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Kè sông Cần Thơ - Ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ và Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

+ Sớm xem xét, kiểm tra và có hướng dẫn cho thành phố trong việc tổ chức thực hiện dự án Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ (quy mô 500 giường) theo Công văn số 3756/BKHĐT-KTĐN ngày 16/6/2021, nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án trong việc thay đổi một số hàng hóa có xuất xứ theo đề xuất của nhà thầu.

- Bộ Tài chính:

+ Đối với nguồn vốn tiền sử dụng đất: Không tính 800 tỷ đồng ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất vào chỉ tiêu giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 của thành phố Cn Thơ.

+ Chấp thuận điều chỉnh 34 tỷ đồng nguồn vốn nước ngoài từ hình thức ghi thu ghi chi sang hình thức giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước để làm cơ sở phân bổ cho dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018-2020-EU (Sở Tài chính thành phố Cần Thơ đã có Công văn số 1842/STC-QLNS ngày 09/6/2021 và Công văn số 1923/STC-QLNS ngày 14/6/2021 gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh hình thức giải ngân nguồn vốn nước ngoài (ODA) năm 2021, nhưng đến nay thành phố Cần Thơ vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi của quý Bộ).

+ Không quy định tỷ lệ chi nguồn tiền xổ số kiến thiết cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế, để địa phương linh hoạt, chủ động trong việc điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án.

B. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2022:

I. Nguyên tắc chung bố trí kế hoạch vốn năm 2022:

Tuân thủ các quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của HĐND thành phố quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân b vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thành phố Cần Thơ và các văn bn pháp luật có liên quan.

Đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển theo Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 ca Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của thành phố.

Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo đảm các cân đối lớn, an toàn nợ công. Tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn xã hội để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

Bố trí vốn đầu tư tập trung, không phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.

Ưu tiên bố trí vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung; thực hiện mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm, chương trình mục tiêu, các khâu đột phá của thành phố, dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;

- Vốn đối ứng cho dự án s dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;

- Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;

- Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới có tính chất liên vùng, giao thông cấp bách, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, xử lý sạt lở bờ sông, biến đổi khí hậu,...; phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Thuộc kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

+ Đã hoàn thành trình tự lập, thẩm định và được cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Dự án chuẩn bị đầu tư phải có Quyết định phê duyệt quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp thẩm quyền.

II. Dự kiến xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022:

1. Nhu cầu vốn đầu tư công năm 2022:

Tổng số: 8.863,522 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn ODA: 1.161,304 tỷ đồng.

- Vốn ODA Chính phủ vay về cho vay lại: 1.000,037 tỷ đồng. Trong đó:

+ Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị: 901,757 tỷ đồng.

+ Dự án Kè bờ sông Cần Thơ - Ứng phó biến đổi khí hậu: 88,500 tỷ đồng.

+ Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai: 9,780 tỷ đồng.

- Vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu: 1.744,057 tỷ đồng.

- Vốn trong cân đối NSĐP: 4.958,124 tỷ đồng.

2. Dự kiến khả năng cân đối từng nguồn vốn đầu tư công:

a) Tổng số: 7.600,198 tỷ đồng, đáp ứng 85,74% nhu cầu. Cụ thể như sau:

- Vốn ODA: 1.161,304 tỷ đồng.

- Vốn ODA Chính phủ vay về cho vay lại: 1.000,037 tỷ đồng. Trong đó:

+ Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị: 901,757 tỷ đồng.

+ Dự án Kè bờ sông Cần Thơ - Ứng phó biến đổi khí hậu: 88,500 tỷ đng.

+ Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai: 9,780 tỷ đồng.

- Vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu: 1.744,057 tỷ đồng.

- Vốn trong cân đối ngân sách địa phương: 3.694,800 tỷ đồng.

Gồm:

+ Vốn cân đối NSĐP: 1.394,800 tỷ đồng.

+ Tiền sử dụng đất: 700 tỷ đồng.

+ Xổ số kiến thiết: 1.600 tỷ đồng.

b) Dự kiến kế hoạch phân bổ: Tổng số 7.600,198 tỷ đồng. Cụ thể:

- Vốn điều lệ quỹ phát triển đất thành phố: 250 tỷ đồng.

- Vốn chuẩn bị đầu tư: 29,070 t đồng.

- Kế hoạch bố trí vốn thực hiện: 7.321,128 t đồng. Trong đó:

+ Vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương: 1.161,304 tỷ đồng.

+ Vốn ODA Chính phủ vay về cho vay lại: 1.000,037 tỷ đồng.

+ Vốn Trung ương b sung có mục tiêu: 1.744,057 tỷ đồng.

+ Vốn trong cân đối ngân sách địa phương: 3.415,730 tỷ đồng. Gồm:

. Vốn cân đối NSĐP: 1.365,730 tỷ đồng.

. Tiền sử dụng đất: 450 t đồng.

. Xổ số kiến thiết: 1.600 tỷ đồng.

c) Dự kiến phân bổ vốn thực hiện theo phân cấp quản lý:

Tổng số: 7.600,198 tỷ đồng, trong đó:

- Thành phố quản lý đầu tư: 5.801,172 tỷ đồng, chiếm 70,53%.

- Các quận, huyện quản lý đầu tư: 1.799,026 tỷ đồng, chiếm 29,47%.

Việc bố trí theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn quận, huyện do HĐND cấp huyện quyết định theo mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển của địa phương.

3. Những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong việc cân đối, huy động các nguồn vốn để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022:

a) Thuận lợi:

- Được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; lãnh, chỉ đạo thường xuyên của Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND thành phố trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và năm 2022.

- Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tiếp tục triển khai hoàn thành các dự án chuyển tiếp sử dụng nguồn vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu, vốn ODA trong thời hạn theo quy định.

- Lãnh đạo thành phố quan tâm, thường xuyên giám sát, kiểm tra chấn chỉnh, góp phần tăng cường công tác quản lý, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu về thẩm định, quản lý phân bổ, s dụng vốn đầu tư công, của chủ đầu tư được tăng cường; thường xuyên cng cố, chấn chỉnh, nâng cao năng lực các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- UBND thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo gắn nội dung thực hiện kết quả giải ngân vốn đầu tư công vào tiêu chí xét thi đua khen thưởng năm 2021 và tiếp tục thực hiện trong năm 2022.

b) Khó khăn, vướng mắc:

- Nhiều công trình, dự án có nhu cầu đầu tư triển khai chậm; nhiều dự án tạo quỹ nền tái định cư cho thành phố, các công trình kè chống sạt lở và ứng phó với biến đổi khí hậu cần tiếp tục triển khai thực hiện trong năm 2022.

- Dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động lớn nguồn thu ngân sách địa phương và ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra, việc tăng giá đột biến một số vật tư vật kiệu xây dựng đầu vào, từ đó nhà thầu gặp khó khăn trong việc huy động vốn, làm tăng giá trị các gói thầu của dự án.

- Vận động xã hội hóa, kêu gọi đầu tư theo các hình thức đối tác công tư còn khó khăn; việc tạo vốn đầu tư từ quỹ đất chuyển biến chậm.

- Nhu cầu tạo quỹ nền tái định cư để triển khai dự án là rất lớn, trong khi tổ chức triển khai chậm, nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gặp nhiều khó khăn, biến động giá đất của thị trường bất động sản khó dự báo.

- Công tác đánh giá, giám sát đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Việc triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

- Nhiều Chủ đầu tư chưa quan tâm trong việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm, đánh giá chưa sát nhu cầu vốn đầu tư theo tình hình thực tế, chưa lường hết được những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, không kịp thời dự đoán và đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai công trình dự án.

- Nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho dự án Đường Vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ (nối Quốc lộ 91 với Quốc lộ 61C) thuộc các dự án trọng điểm, kết nối có tác dụng liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh bền vững chỉ được thực hiện công tác xây lắp. Từ đó, trong giai đoạn đầu tư thực hiện dự án (chủ yếu là công tác thiết kế kỹ thuật - dự toán và thực hiện giải phóng mặt bằng) nhu cầu giải ngân vốn trung ương rất ít. Từ đó, khó linh hoạt, điều chỉnh vốn trong quá trình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công của dự án (sẽ xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn ngân sách trung ương trong các năm thực hiện dự án).

4. Các giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022:

Ngoài các giải pháp trọng tâm được thực hiện trong năm 2021, tiếp tục tập trung vào các giải pháp sau:

a) Tiếp tục quán triệt, thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công theo các Nghị quyết của Chính phủ và văn bản triển khai của các Bộ, ngành, trung ương; quy chế phối hợp, có phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các sở, ngành, UBND quận, huyện, chủ đầu tư trong lập, thẩm định, trình phê duyệt, đảm bảo kế hoạch vốn cho triển khai thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, không để nợ đọng xây dựng cơ bản.

b) Tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý, phân bổ vốn đầu tư công, quản lý đầu tư xây dựng, không để xảy ra trường hợp vi phạm các hành vi bị cấm theo Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy định trong đăng ký kế hoạch, bố trí vốn theo đúng thứ tự ưu tiên, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.

c) Đối với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư phải thực hiện ngay những giải pháp ngay từ khi được giao kế hoạch vốn: Xây dựng kế hoạch tiến độ cụ thể để triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trình; báo cáo tiến độ thực hiện và giải ngân định kỳ; đồng thời có kế hoạch kiểm tra cụ thể tiến độ thực hiện và giải ngân của từng dự án, trong đó đặc biệt quan tâm các công trình có sử dụng vốn ODA, các công trình trọng điểm của thành phố.

d) Đối với Chủ đầu tư:

- Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 đạt từ 95% trở lên. Tập trung thực hiện hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang, cố gắng hoàn thành trong năm 2021, nhất là các khu tái định cư, các công trình phục vụ mục tiêu khai thác quỹ đất tăng nguồn thu, tái đầu tư.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình theo đúng quy định; kiên quyết không nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng khi không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng công trình. Quan tâm kiểm tra việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán, kiểm tra chất lượng xây dựng công trình của ngành.

- Khẩn trương thực hiện quyết toán công trình hoàn thành; UBND thành phố sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm của chủ đầu tư đối với những trường hợp chậm thực hiện công tác quyết toán theo quy định.

đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, tuân thủ quy định của pháp luật.

e) Căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, có phương án xây dựng kế hoạch trin khai thực hiện dự án phù hợp với tình hình mới.

III. Kiến nghị, đề xuất:

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ kiến nghị:

1. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kéo dài thời gian bố trí vốn dự án Đường Vành đai sân bay Cần Thơ kết nối đường Lê Hồng Phong - Quốc lộ 91B, giai đoạn 1; đoạn từ nút giao Võ Văn Kiệt-Km1+675 sang năm 2022. Đây là dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên đã tạm dừng thi công.

2. Đối với dự án Đường Vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ (nối Quốc lộ 91 với Quốc lộ 61C) thuộc các dự án trọng điểm, kết nối có tác dụng liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh bền vững, đề nghị cho phép sử dụng vốn ngân sách trung ương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và các công tác khác trong hạn mức ngân sách trung ương bố trí cho dự án. Thành phố Cần Thơ cam kết bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương đầu tư hoàn thành dự án theo quyết định đầu tư được duyệt.

3. Sớm triển khai vốn các dự án liên kết vùng sử dụng nguồn vốn vay của WB để địa phương làm cơ sở triển khai các thủ tục đầu tư.

4. Đối với nguồn vốn ghi thu ghi chi nguồn tiền sử dụng đất, đề nghị không tính vào chỉ tiêu giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, để phản ánh đúng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố Cần Thơ.

Trên đây là Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ kính trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính./.

(Đính kèm Phụ lục số 01, 02, 03)

 


Nơi nhận:
- Bộ KH&ĐT (02 bản);
- Bộ Tài chính;
- Vụ KTĐP&LT (Bộ KH&ĐT);
- TT.TU, TT.HĐND TP;
- CT, PCT UBND TP;
- Sở: KH&ĐT, Tài chính;
- VP UBND TP (3D);
- Lưu VT, LHS

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Việt Trường

 

 

 



[1] Trong đó: Số HTX đang hoạt động là 226 HTX, số HTX ngưng hoạt động 46 HTX, số HTX đang làm thủ tục giải thể 20 HTX.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 182/KH-UBND ngày 31/08/2021 về đầu tư công năm 2022 thành phố Cần Thơ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.112

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.227.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!