BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
|
Số:
02/2009/TT-BKH
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2009
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ khoản 1 Điều 67 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5
tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
Đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm trình duyệt kế hoạch đấu thầu (sau đây gọi là chủ đầu tư) đối
với các dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.
Trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn
được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì khi lập kế hoạch đấu
thầu có thể tham khảo theo Thông tư hướng dẫn này.
II. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Việc lập kế hoạch đấu thầu được
thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Luật Đấu
thầu và Điều 10 của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5
tháng 5 năm 2008 của Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Kế hoạch đấu thầu phải được
người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư
hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để
làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu.
b) Kế hoạch đấu thầu phải lập
cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện lập cho toàn bộ dự án và cấp
bách thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước.
c) Trong kế hoạch đấu thầu phải
nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Nội dung của từng gói
thầu bao gồm: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu
và phương thức đấu thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng, thời
gian thực hiện hợp đồng.
d) Việc phân chia dự án thành
các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm
tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý (quy mô gói thầu phải phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh của dự án, năng lực của nhà thầu hiện tại và phù hợp với
sự phát triển của thị trường trong nước). Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu
và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng;
trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều
hợp đồng.
2. Khi lập kế hoạch đấu thầu, chủ
đầu tư cần căn cứ theo Mẫu quy định tại Phần III Thông tư này.
3. Trình duyệt kế hoạch đấu
thầu
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình
kế hoạch đấu thầu lên người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định
đầu tư (sau đây gọi chung là người quyết định đầu tư) xem xét, phê duyệt; đồng
thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định; trường hợp trình kế hoạch đấu thầu lên
Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư còn phải gửi cho bộ quản lý ngành để có ý kiến
bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu
thầu bao gồm các nội dung công việc của dự án như: phần công việc đã thực hiện,
phần công việc không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, phần kế hoạch đấu thầu,
phần công việc chưa đủ điều kiện để lập kế hoạch đấu thầu. Tổng giá trị các phần
công việc trên không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.
Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu
thầu được lập thành tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo quy định tại Phần
III Thông tư này.
4. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch
đấu thầu.
Căn cứ văn bản trình duyệt kế hoạch
đấu thầu do chủ đầu tư trình, cơ quan, tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu liên
quan phải tiến hành thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình người quyết định đầu
tư phê duyệt trong thời hạn tối đa là 20 ngày (đối với trường hợp gói thầu thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tối đa là 30 ngày).
Người quyết định đầu tư có trách
nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày
nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định. Việc phê duyệt kế hoạch đấu
thầu thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo Quy chế làm
việc của Chính phủ.
III. MẪU KẾ
HOẠCH ĐẤU THẦU
Mẫu kế hoạch đấu thầu được ban
hành kèm theo Thông tư này bao gồm những nội dung sau:
A. Mẫu tờ trình phê duyệt kế
hoạch đấu thầu
I. Mô tả tóm tắt dự án
II. Phần công việc đã thực hiện
III. Phần công việc không áp dụng
hình thức lựa chọn nhà thầu
IV. Phần Kế hoạch đấu thầu
1. Biểu Kế hoạch đấu thầu
2. Giải trình nội dung Kế hoạch
đấu thầu
V. Phần công việc chưa đủ điều
kiện để lập kế hoạch đấu thầu (nếu có)
VI. Kiến nghị
B. Phụ lục
Phụ lục 1. Tài liệu pháp lý đính
kèm văn bản trình duyệt
Phụ lục 2. Bảng, biểu và tài liệu
khác đính kèm văn bản trình duyệt (nếu có)
Phụ lục 3. Ví dụ tờ trình phê
duyệt kế hoạch đấu thầu
IV. HIỆU LỰC
THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên
quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, chỉnh lý./.
Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Website của Chính phủ; Công báo;
- Các Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư Pháp;
- Lưu: VT, Cục QLĐT;
|
BỘ
TRƯỞNG
Võ Hồng Phúc
|
MẪU KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số: 02/2009/TT-BKH ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Trong Mẫu này những chữ in
nghiêng là nội dung mang tính gợi ý, hướng dẫn. Nội dung của Mẫu kế hoạch đấu
thầu sẽ được người sử dụng cụ thể hóa theo từng dự án cụ thể;
Từ ngữ viết tắt trong Mẫu:
KHĐT
Vốn ODA
|
Kế hoạch đầu tư
Là vốn vay từ các nhà tài trợ
(Ngân hàng Thế giới-WB, Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB, Cơ quan Hợp tác Quốc
tế Nhật Bản-JICA, Ngân hàng Tái thiết Đức-KfW, Cơ quan Phát triển Pháp-AFD…)
|
A. MẪU
TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
[TÊN
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN]
[TÊN CHỦ ĐẦU TƯ]
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------
|
Số:
/TTr-
|
……,
ngày…..tháng…..năm…..
|
TỜ TRÌNH
Phê
duyệt kế hoạch đấu thầu
[Tên
dự án hoặc tên gói thầu]
Kính
gửi: [Tên người có thẩm quyền]
Căn cứ quyết định đầu tư hoặc
quyết định phê duyệt dự án [Ghi rõ số quyết định và ngày tháng năm] của
[Tên người quyết định đầu tư hoặc người quyết định phê duyệt dự án] về việc
phê duyệt dự án [Tên dự án được phê duyệt], [Tên chủ đầu tư] trình
[Tên người có thẩm quyền] xem xét, phê duyệt KHĐT trên cơ sở những nội dung
dưới đây.
I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ
ÁN
Phần này giới thiệu khái quát
thông tin về dự án như sau:
- Tên dự án;
- Tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn
đầu tư;
- Tên chủ đầu tư hoặc chủ dự án;
- Nguồn vốn;
- Thời gian thực hiện dự án;
- Địa điểm, quy mô dự án;
- Các thông tin khác (nếu có).
II. PHẦN CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
Phần công việc này bao gồm
các gói thầu hoặc công việc đã thực hiện trong quá trình chuẩn bị dự án như lập
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi (dự
án đầu tư) và một số công việc khác (nếu có).
Phần công việc đã thực hiện
cũng bao gồm những gói thầu thực hiện trước do chưa đủ điều kiện để lập KHĐT
cho toàn bộ dự án mà chỉ lập KHĐT riêng cho từng gói thầu.
Đối với từng gói thầu hoặc
công việc đã thực hiện cần nêu rõ: tên đơn vị thực hiện; tên công việc hoặc tên
gói thầu; giá trị thực hiện, giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu; hình thức hợp đồng;
thời gian thực hiện hợp đồng.
Biểu
1: Phần công việc đã thực hiện (1)
STT
|
Nội
dung công việc hoặc tên gói thầu
|
Đơn
vị thực hiện
|
Giá
trị thực hiện, giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu
|
Hình
thức hợp đồng
|
Thời
gian thực hiện hợp đồng
|
Văn
bản phê duyệt (nếu có)(2)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng giá trị thực hiện, giá hợp đồng hoặc giá trúng thầu
|
Ghi chú:
(1) Trường hợp có nhiều gói
thầu hoặc công việc đã thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì đưa biểu
vào phần Phụ lục.
(2) Đối với các gói thầu đã
thực hiện trước cần nêu tên văn bản phê duyệt (phê duyệt KHĐT, phê duyệt kết quả
lựa chọn nhà thầu).
III. PHẦN CÔNG VIỆC KHÔNG ÁP
DỤNG HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Phần này bao gồm nội dung và
giá trị các công việc không thể tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của
pháp luật về đấu thầu như: chi phí cho ban quản lý dự án; chi phí đền bù, giải
phóng mặt bằng (nếu có); dự phòng phí (phần chưa phân bổ cho từng gói thầu) và
những khoản chi phí khác (nếu có).
Biểu
2: Phần công việc không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu
STT
|
Nội
dung công việc
|
Đơn
vị thực hiện
|
Giá
trị thực hiện
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
Tổng
cộng giá trị thực hiện
|
IV. PHẦN KHĐT
Phần KHĐT bao gồm những công
việc hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong bảy hình thức lựa chọn
nhà thầu quy định trong Luật Đấu thầu. Các công việc như rà phá bom, mìn, vật nổ;
xây dựng khu tái định cư; chuẩn bị mặt bằng xây dựng; bảo hiểm công trình, đào
tạo; công việc tư vấn đấu thầu; tư vấn khảo sát, lập thiết kế xây dựng; tư vấn
giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị… phải được thể hiện rõ trong
KHĐT.
1. Biểu KHĐT
KHĐT bao gồm việc xác định số
lượng các gói thầu và nội dung của từng gói thầu (tên gói thầu, giá gói thầu,
nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu và phương
thức đấu thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực
hiện hợp đồng). KHĐT được lập thành biểu như sau:
Biểu
3: Tổng hợp KHĐT(1)
STT
|
Tên
gói thầu
|
Giá
gói thầu(2)
|
Nguồn
vốn
|
Hình
thức lựa chọn nhà thầu
|
Phương
thức đấu thầu
|
Thời
gian lựa chọn nhà thầu
|
Hình
thức hợp đồng
|
Thời
gian thực hiện hợp đồng
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng giá gói thầu
|
Ghi chú:
(1) Trường hợp có nhiều gói
thầu thì đưa Biểu KHĐT vào phần Phụ lục KHĐT của các gói thầu được xếp theo từng
lĩnh vực, theo thứ tự thời gian và trình tự công việc thực hiện.
(2) Trường hợp giá gói thầu
bao gồm cả dự phòng thì ghi rõ giá trị dự phòng.
Tổng giá trị các phần công việc
đã thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu và phần
công việc thuộc KHĐT không được vượt quá tổng mức đầu tư của dự án.
2. Giải trình nội dung KHĐT[1]
a) Tên gói thầu và cơ sở phân
chia các gói thầu
- Tên gói thầu
Tên gói thầu thể hiện khái
quát tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội
dung công việc nêu trong dự án.
Trường hợp gói thầu bao gồm
nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), tên gói thầu cần nêu tên của từng phần và tên
từng phần phải thể hiện nội dung cơ bản của phần đó.
- Cơ sở phân chia các gói thầu
Việc phân chia dự án thành
các gói thầu phải căn cứ vào nội dung dự án, tính chất của công việc, trình tự
thực hiện theo thời gian và theo các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo tính đồng bộ về mặt
kỹ thuật và công nghệ của dự án, không được chia những công việc của dự án
thành các gói thầu quá nhỏ, làm mất sự thống nhất, đồng bộ yêu cầu về kỹ thuật
và công nghệ.
+ Đảm bảo tiến độ thực hiện dự
án.
+ Đảm bảo quy mô hợp lý (phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh của dự án, năng lực của nhà thầu hiện tại và phù hợp
với sự phát triển của thị trường trong nước…).
+ Mỗi gói thầu chỉ có một hồ
sơ mời thầu hoặc một hồ sơ yêu cầu và được tiến hành đấu thầu một lần.
Việc chia dự án thành các gói
thầu trái với quy định để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà
thầu tham gia là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Giá gói thầu
Giá gói thầu là toàn bộ chi
phí để thực hiện gói thầu (bao gồm cả chi phí dự phòng) được xác định trên cơ sở
tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định
hiện hành.
Đối với dự án sử dụng vốn
ODA, giá gói thầu còn phải được xác định trên cơ sở của điều ước quốc tế hoặc
thỏa thuận quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết với nhà tài trợ.
Trong trường hợp gói thầu gồm
nhiều phần riêng biệt thì giá gói thầu trong KHĐT cần nêu rõ giá ước tính cho từng
phần.
Đối với những gói thầu lớn,
phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài, tại thời điểm lập KHĐT chưa lường trước
các công việc, chi phí phát sinh thì trong giá gói thầu cần bao gồm cả dự
phòng. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thông thường, áp dụng hình thức hợp đồng
trọn gói thì giá gói thầu không cần thiết có dự phòng.
Trường hợp giá gói thầu có dự
phòng thì trong KHĐT cần phải thể hiện rõ chi phí dự phòng trong giá gói thầu.
Việc xác định chi phí dự phòng và nội dung công việc cần có dự phòng căn cứ vào
các quy định pháp luật có liên quan. Đối với gói thầu xây lắp cần căn cứ vào
quy định của pháp luật về xây dựng.
Khi tham dự thầu, nhà thầu
tính giá dự thầu dựa trên khối lượng công việc cần thực hiện của gói thầu. Vì vậy
trường hợp giá gói thầu có dự phòng, việc đánh giá và xác định giá đề nghị
trúng thầu cần căn cứ vào giá gói thầu không kể phần dự phòng.
Dự phòng trong giá gói thầu để
giải quyết đối với những công việc phát sinh, trượt giá trong quá trình thực hiện
hợp đồng và tạo thuận lợi khi điều chỉnh hợp đồng (nếu có).
Khi lập KHĐT, trường hợp đã
có thiết kế chi tiết, dự toán cho hạng mục công việc xây lắp được phê duyệt thì
giá gói thầu được xác định trên cơ sở dự toán cho hạng mục công việc xây lắp
tương ứng với gói thầu.
Chú ý: Chi phí dự phòng chưa
phân bổ nêu ở phần III (là tổng chi phí dự phòng của dự án trừ đi chi phí dự
phòng đã phân bổ trong các gói thầu) để bổ sung cho chi phí tăng thêm khi dự
toán được duyệt lớn hơn giá gói thầu được duyệt.
c) Nguồn vốn
Đối với mỗi gói thầu phải nêu
rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu.
Xác định rõ nguồn vốn để thanh
toán cho nhà thầu là yêu cầu bắt buộc khi lập KHĐT, tránh việc không có vốn
thanh toán khi nhà thầu đã thực hiện hợp đồng.
Trường hợp sử dụng vốn ODA
thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (trong nước, ngoài nước).
d) Hình thức lựa chọn nhà thầu
và phương thức đấu thầu
- Hình thức lựa chọn nhà thầu
Tùy theo tính chất, đặc điểm
của gói thầu mà xác định hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật
về đấu thầu hiện hành. Khi áp dụng hình thức khác với hình thức đấu thầu rộng
rãi thì phải giải trình lý do cụ thể.
Khi lựa chọn hình thức đấu thầu
rộng rãi, đấu thầu hạn chế cần nêu rõ là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
trong nước hoặc quốc tế hoặc có sơ tuyển.
Đối với gói thầu mua sắm hàng
hóa, gói thầu EPC có giá trị ≥ 300 tỷ đồng và gói thầu xây lắp có giá trị ≥ 200
tỷ đồng theo quy định thì phải thực hiện sơ tuyển. Trường hợp những gói thầu
trên có yêu cầu kỹ thuật cao, kỹ thuật có tính chất đặc thù, có tính chất
nghiên cứu, thử nghiệm mà trong thực tế chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng
yêu cầu thì có thể áp dụng đấu thầu hạn chế mà không cần thiết phải tiến hành
sơ tuyển.
- Phương thức đấu thầu
Phương thức đấu thầu một túi
hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho
gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.
Phương thức đấu thầu hai túi
hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho
gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Phương thức đấu thầu hai giai
đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói
thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp,
đa dạng, chủ đầu tư chưa hiểu rõ về gói thầu nên không có khả năng xác định rõ
các yêu cầu về kỹ thuật.
đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu
Thời gian lựa chọn nhà thầu
là khoảng thời gian để thực hiện các công việc như sơ tuyển nhà thầu (nếu có),
lập hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, chuẩn bị
hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, trình thẩm định và phê duyệt kết quả lựa
chọn nhà thầu, thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Thời gian lựa chọn
nhà thầu phải tiến hành trước thời điểm thực hiện hợp đồng một khoảng thời gian
vừa đủ để thực hiện các công việc trên.
e) Hình thức hợp đồng
Tùy theo tính chất, yêu cầu
công việc của gói thầu mà xác định hình thức hợp đồng phù hợp theo quy định để
tránh việc áp dụng hợp đồng không khả thi dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung
trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trường hợp trong một gói thầu
có nhiều công việc tương ứng với nhiều hình thức hợp đồng thì hợp đồng đối với
gói thầu đó có thể bao gồm nhiều hình thức hợp đồng.
Trường hợp gói thầu bao gồm
những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng và khi thực hiện
không có phát sinh, không có biến động về giá thì áp dụng hình thức hợp đồng trọn
gói. Đối với gói thầu xây lắp xét thấy sẽ có phát sinh khối lượng trong quá
trình thực hiện và thị trường biến động (giá cả nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng
biến động không lường trước được) chứa đựng nhiều rủi ro với chủ đầu tư và nhà
thầu thì phải áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá.
g) Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng
đối với từng gói thầu được xác định cụ thể, phù hợp với tiến độ thực hiện toàn
bộ dự án.
V. PHẦN CÔNG VIỆC CHƯA ĐỦ ĐIỀU
KIỆN LẬP KHĐT (NẾU CÓ)
Trường hợp tại thời điểm lập
KHĐT, dự án có những phần công việc chưa đủ điều kiện hình thành nên gói thầu
(dự án chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư) thì phải nêu nội dung công việc và
giá trị phần công việc còn lại trong KHĐT.
VI. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở những nội dung
phân tích nêu trên, [Tên chủ đầu tư] đề nghị người có thẩm quyền xem xét, phê
duyệt KHĐT [Tên gói thầu hoặc tên dự án].
Trong trường hợp cần thiết,
chủ đầu tư có thể đề nghị người có thẩm quyền xem xét việc ủy quyền cho chủ đầu
tư phê duyệt một số nội dung cụ thể như: hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn
nhà thầu đối với những gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ.
Kính trình [Tên người có thẩm
quyền] xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- [Tên cơ quan/tổ chức thẩm định];
-………………….;
- Lưu VT.
|
[ĐẠI
DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ]
(Ký, ghi họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
B. PHỤ
LỤC
Phụ lục 1. Tài liệu pháp lý
đính kèm văn bản trình duyệt
Khi trình duyệt KHĐT, chủ đầu tư
phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập KHĐT, bao gồm:
- Quyết định đầu tư và các tài
liệu để ra quyết định đầu tư.
Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc
các tài liệu tương đương là một trong những tài liệu làm cơ sở để phê duyệt dự án,
trong đó bao gồm toàn bộ các nội dung của dự án như các công việc phải thực hiện,
nguồn vốn cho dự án, hiệu quả tính toán đem lại của dự án…Vì vậy, báo cáo
nghiên cứu khả thi là tài liệu đầu tiên và quan trọng để làm cơ sở cho việc lập
KHĐT.
- Điều ước quốc tế hoặc văn bản
thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA.
- Thiết kế, dự toán được duyệt
(nếu có).
- Nguồn vốn cho dự án.
- Các văn bản pháp lý khác liên
quan (nếu có).
Phụ lục 2. Bảng, biểu và tài
liệu khác đính kèm văn bản trình duyệt (nếu có)
Phụ lục 3. Ví dụ Tờ trình phê
duyệt kế hoạch đấu thầu
ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------
|
Số:
217/TTr-BQL
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008
|
TỜ TRÌNH
Phê
duyệt kế hoạch đấu thầu
“Dự
án Khu tái định cư Cầu Diễn Thành phố Hà Nội”
Kính
gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Căn cứ Quyết định đầu tư số 759/QĐ-UBND
ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt dự án
Khu tái định cư Cầu Diễn Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng trình
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt kế hoạch đấu thầu trên cơ sở
những nội dung dưới đây.
I. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
Dự án Khu tái định cư Cầu Diễn
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt với một số nội dung
chính sau đây:
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý đầu
tư và xây dựng
- Tổng mức đầu tư: 65.181,73
triệu đồng
Trong đó:
+ Chi phí xây dựng:
45.116,288 triệu đồng
+ Chi phí thiết bị:
11.898,135 triệu đồng
+ Chi phí tư vấn: 1.262,831
triệu đồng
+ Chi phí Ban Quản lý dự án:
980 triệu đồng
+ Chi phí dự phòng: 5.924,476
triệu đồng
- Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước
- Thời gian thực hiện:
2006-2011
II. PHẦN CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC
HIỆN
Tổng hợp phần công việc đã thực
hiện có giá trị là 616,11 triệu đồng gồm: Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả
thi (dự án đầu tư xây dựng công trình), lập thiết kế bản vẽ thi công và dự
toán, cụ thể:
Biểu
1: Phần công việc đã thực hiện
TT
|
Nội
dung công việc
|
Đơn
vị thực hiện
|
Giá
trị thực hiện/giá hợp đồng/giá trúng thầu (triệu đồng)
|
Hình
thức hợp đồng đã thực hiện
|
Thời
gian thực hiện
|
Văn
bản phê duyệt
|
1
|
Tư vấn lập dự án đầu tư xây
dựng công trình
|
Công ty tư vấn xây dựng đô
thị
|
125,492
|
Trọn gói
|
14
tháng
|
- Quyết định số 15/QĐ-UBND
ngày 26/01/2006 về việc phê duyệt KHĐT gói thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng
công trình.
- Quyết định số 27/QĐ-UBND
ngày 03/02/2006 về việc chỉ định thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công
trình.
|
2
|
Tư vấn thiết kế bản vẽ thi
công dự toán
|
Công ty tư vấn xây dựng đô
thị
|
490,618
|
Trọn gói
|
3
tháng
|
- Quyết định số 142/QĐ-UBND
thành phố ngày 03/01/2007 về việc phê duyệt KHĐT gói thầu tư vấn thiết kế bản
vẽ thi công và dự toán.
- Quyết định số 56/QĐ-UBND
của UBND thành phố ngày 5/4/2007 về việc chỉ định thầu Công ty tư vấn xây dựng
đô thị.
|
Tổng
cộng giá trị thực hiện: 616,11 triệu đồng
|
III. PHẦN CÔNG VIỆC KHÔNG
ÁP DỤNG HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Phần công việc không áp dụng
hình thức lựa chọn nhà thầu có giá trị là 2.394,096 triệu đồng gồm chi phí Ban
Quản lý dự án và chi phí dự phòng, cụ thể:
Biểu
2: Phần công việc không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu
TT
|
Nội
dung công việc
|
Đơn
vị thực hiện
|
Giá
trị thực hiện (triệu đồng)
|
1
|
Chi phí Ban Quản lý dự án
|
Ban Quản lý đầu tư và xây dựng
|
980
|
2
|
Chi phí dự phòng
|
|
1.414,096
|
Tổng
cộng giá trị thực hiện: 2.394,096 triệu đồng
|
IV. PHẦN KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
1. Biểu kế hoạch đấu thầu
Biểu
3: Tổng hợp Kế hoạch đấu thầu
TT
|
Tên
gói thầu
|
Giá
gói thầu (triệu đồng)
|
Nguồn
vốn
|
Hình
thức lựa chọn nhà thầu
|
Phương
thức đấu thầu
|
Thời
gian lựa chọn nhà thầu
|
Hình
thức hợp đồng
|
Thời
gian thực hiện hợp đồng
|
Dịch vụ tư vấn
|
1
|
Tư vấn đấu thầu
|
83,469
|
Ngân
sách Nhà nước
|
Chỉ
định thầu
|
|
Quý
IV năm 2008
|
Theo
tỷ lệ phần trăm
|
Trong
thời gian thi công (dự kiến 24 tháng)
|
2
|
Tư vấn giám sát thi công
xây dựng công trình
|
507,816
|
Nhân
sách Nhà nước
|
Đấu
thầu rộng rãi trong nước
|
Hai
túi hồ sơ
|
Quý
IV năm 2010
|
Theo
thời gian
|
6
tháng
|
3
|
Tư vấn kiểm toán
|
55,436
|
Ngân
sách Nhà nước
|
Chỉ
định thầu
|
|
Quý
IV năm 2008
|
Theo
tỷ lệ phần trăm
|
Trong
thời gian thi công (dự kiến 24 tháng)
|
Mua sắm hàng hóa
|
4
|
Bảo hiểm công trình
|
71,37
|
Ngân
sách Nhà nước
|
Chỉ
định thầu
|
|
Quý
IV năm 2008
|
Trọn
gói
|
6
tháng
|
5
|
Trang bị tuyến chiếu sáng
công cộng, đường dây trung áp và trạm biến áp, đường dây hạ áp 230/400V
|
11.826,765
|
Ngân
sách Nhà nước
|
Đấu
thầu rộng rãi trong nước
|
Một
túi hồ sơ
|
Quý
IV năm 2008
|
Theo
đơn giá
|
12
tháng
|
Xây lắp
|
6
|
San lấp mặt bằng
|
18.210,24
(dự phòng là 1.655 triệu đồng)
|
Ngân
sách Nhà nước
|
Đấu
thầu rộng rãi trong nước
|
Một
túi hồ sơ
|
Quý
IV năm 2008
|
Theo
đơn giá
|
6
tháng
|
7
|
Đường giao thông nội bộ, hệ
thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước sinh hoạt
|
29.088,198
(dự phòng là 2.644,38 triệu đồng)
|
Ngân
sách Nhà nước
|
Đấu
thầu rộng rãi trong nước
|
Một
túi hồ sơ
|
Quý
IV năm 2008
|
Theo
đơn giá
|
12
tháng
|
8
|
Hệ thống cấp nước
|
2.328,230
(dự phòng là 211 triệu đồng)
|
Ngân
sách Nhà nước
|
Đấu
thầu rộng rãi trong nước
|
Một
túi hồ sơ
|
Quý
II năm 2009
|
Trọn
gói
|
3
tháng
|
Tổng
cộng giá gói thầu: 62.171,524 triệu đồng
|
Tổng hợp giá trị phần công việc
đã thực hiện, công việc không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu và phần kế hoạch
đấu thầu là 65.181,73 triệu đồng.
2. Giải trình nội dung kế
hoạch đấu thầu
a) Cơ sở phân chia gói thầu
Việc phân chia dự án thành
các gói thầu như trên căn cứ vào tính chất của từng hạng mục công việc có tính
độc lập với nhau, bảo đảm khi tổ chức đấu thầu và thực hiện hợp đồng phù hợp với
tiến độ dự án.
b) Giá gói thầu
- Đối với gói số 1, số 2 và số
3 giá gói thầu được tính theo tỷ lệ % của chi phí xây lắp và thiết bị (theo hướng
dẫn của Bộ Xây dựng).
- Đối với gói số 5, số 6, số
7 và số 8 giá gói thầu được xác định trên cơ sở dự toán của Công ty tư vấn xây
dựng đô thị lập và được phê duyệt tại văn bản số 512/QĐ-UBND ngày 02/6/2007 của
UBND thành phố về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của dự án
Khu tái định cư Cầu Diễn Thành phố Hà Nội.
Dự phòng trong giá gói thầu
được tính bằng 10% giá trị phần công việc xây lắp và thiết bị.
c) Hình thức lựa chọn nhà thầu
và phương thức đấu thầu
- Đối với gói thầu tư vấn đấu
thầu, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là những gói thầu giá trị nhỏ
(< 500 triệu đồng) và gói thầu bảo hiểm công trình (< 1 tỷ đồng) theo quy
định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu thì được phép chỉ định thầu để tiết kiệm thời
gian thực hiện.
d) Hình thức hợp đồng
- Gói thầu số 1 và số 3 là những
gói thầu tư vấn thông thường, đơn giản nên áp dụng hình thức hợp đồng theo tỷ lệ
phần trăm.
- Gói thầu số 2 có đặc điểm
là tư vấn sẽ giám sát trong suốt thời gian thực hiện thi công xây dựng nên áp dụng
hình thức theo thời gian.
- Gói số 4 và gói số 8 là gói
thầu mua sắm hàng hóa, phần công việc đã được xác định rõ về số lượng, khối lượng
về phạm vi cung cấp nên áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói.
- Gói số 5, số 6 và số 7 là
các gói thầu xây lắp thời gian thực hiện tương đối dài, tình hình thị trường
năm 2009 có nhiều thay đổi, dự báo có sự biến động giá nguyên, nhiên vật liệu
xây dựng nên áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá.
V. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở phân tích nêu
trên, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
Hà Nội phê duyệt kế hoạch đấu thầu làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.
Kính trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở KH&ĐT (để thẩm định);
- Lưu VT.
|
GIÁM
ĐỐC
(Đã
ký)
Nguyễn
Văn A
|
[1]
Giải thích những nội dung trong Biểu KHĐT. Trường
hợp có những nội dung đã rõ ràng (tên gói thầu hoặc hình thức đấu thầu rộng
rãi…) thì không cần phải giải trình