ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/CT-UBND
|
Bình
Dương, ngày 19 tháng 9 năm 2022
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG.
Trong những năm qua, việc triển khai
thực hiện Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung
ương và các Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017, Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày
27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 03/CT-BKHĐT ngày 24/5/2019 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chấn chỉnh công tác đấu
thầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đẩy lùi tình trạng
tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn
nhà thầu của các sở, ban, ngành, các chủ đầu tư, bên mời thầu.
Các quy định pháp luật về đấu thầu đã
phân cấp mạnh cho các chủ đầu tư thực hiện phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt
kết quả lựa chọn nhà thầu và quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu,... đã
giúp cho các chủ đầu tư chủ động hơn trong thực hiện và quyết định các nội dung
của quá trình đấu thầu. Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác đấu thầu trên
địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng thực hiện chưa nghiêm các quy định của pháp
luật về đấu thầu; quy trình, thủ tục, hồ sơ trong đấu thầu còn xảy ra sai sót,
đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu còn thiếu và hạn chế về năng lực; đặc biệt
về giá và tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu còn thấp.
Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, đồng thời tăng cường hơn nữa hiệu quả, hiệu lực
thực thi pháp luật về đấu thầu, chấn chỉnh công tác đấu
thầu trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
thị:
I. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đơn vị của tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố:
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc
Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017 của
Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 03/CT-BKHĐT , ngày 24/5/2019 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và các văn bản hướng dẫn về đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đảm bảo cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị
thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác đấu thầu tại cơ quan, đơn vị
mình; thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác
đấu thầu, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực thuộc thẩm quyền
quản lý của mình.
II. Các chủ đầu tư, bên mời
thầu:
1. Tổ chức triển khai thực hiện
công tác đấu thầu:
- Thực hiện nghiêm các trách nhiệm
của mình, bảo đảm tổ chức lựa chọn nhà thầu hiệu quả, nhanh chóng theo đúng quy
định; Thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ
mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu,... theo đúng mẫu
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Trong mọi trường hợp chủ đầu tư phải chịu
trách nhiệm nếu lựa chọn tư vấn đấu thầu không đáp ứng yêu cầu về năng lực,
kinh nghiệm dẫn đến xảy ra sai sót từ phía tư vấn đấu thầu hoặc tư vấn đấu thầu
có hành vi bị cấm trong đấu thầu. Quá trình thực hiện phải có sự giám sát, kiểm
tra của chủ đầu tư, không được phó mặc cho đơn vị tư vấn đấu thầu.
- Thực hiện nghiêm quy định về thời
gian các bước trong đấu thầu; tuyệt đối không được chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật Đấu thầu nhằm mục đích
chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu,
tập trung nâng cao công tác quản lý giá, định mức, đảm bảo tỷ lệ tiết kiệm
trong quá trình đấu thầu; cung cấp đầy đủ thông tin về đấu
thầu để đăng tải trên Báo Đấu thầu và Hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia theo quy định.
- Kịp thời giải quyết kiến nghị trong
hoạt động đấu thầu theo đúng trình tự, thẩm quyền và thời gian quy định tại
Điều 91 và Điều 92 của Luật Đấu thầu. Không được giao đơn vị tư vấn đấu thầu
thay mặt chủ đầu tư giải quyết và trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho
nhà thầu. Không để phát sinh trường hợp xử lý kiến nghị chậm trễ hoặc xử lý không thấu đáo, không đúng quy định dẫn đến khiếu nại, khiếu
kiện kéo dài vượt cấp.
- Các chủ đầu tư, bên mời thầu phải
chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND
tỉnh nếu để xảy ra tình trạng chậm tiến độ hoặc vi phạm
pháp luật trong công tác đấu thầu và trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Thực hiện lựa chọn nhà thầu qua
mạng và công khai thông tin trong đấu thầu:
- Tuân thủ theo đúng chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 và quy định tại Thông
tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 và Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung
cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua
mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, đảm bảo thực hiện hợp đồng
không được hoàn trả.
- Thường xuyên giám sát việc triển
khai đấu thầu qua mạng tại các tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của mình.
Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với những gói thầu chỉ có duy nhất 01 nhà thầu tham dự và xử lý nghiêm chủ đầu
tư, bên mời thầu và các bên liên quan nếu phát hiện hành vi vi phạm, không đúng
quy định pháp luật về đấu thầu.
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị
và các chủ đầu tư, bên mời thầu chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch
UBND tỉnh đối với việc không hoàn thành chỉ tiêu thực hiện
về đấu thầu qua mạng theo lộ trình đã quy định.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành
và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, giám sát theo
quy định của pháp luật về đấu thầu và các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành
Trung ương có liên quan.
2. Người có thẩm quyền chỉ đạo chủ
đầu tư, bên mời thầu nghiêm túc rà soát giải quyết triệt để kiến nghị của nhà
thầu theo quy định, tuyệt đối tránh tình trạng nhà thầu kiến nghị nhiều lần,
nhiều cấp, kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến hiệu quả gói thầu, uy tín của Chủ
đầu tư và Người có thẩm quyền, cũng như quyền lợi hợp pháp của nhà thầu.
Trường hợp phát hiện các cơ quan, đơn
vị không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xử lý kiến nghị như
xử lý chậm trễ hoặc xử lý không thấu đáo, không đúng quy định dẫn đến khiếu
nại, khiếu kiện kéo dài, Sở Kế hoạch và Đầu tư kịp thời báo cáo, đề xuất biện pháp
xử lý nghiêm, đảm bảo tính công bằng,
minh bạch của cuộc thầu, lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư, bên mời thầu cũng như
nhà thầu theo quy định.
3. Giao Sở Tài chính, các sở chuyên
ngành phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu UBND tỉnh trong
công tác giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu theo thẩm quyền, đặc
biệt đối với các gói thầu sử dụng dự toán mua sắm thường xuyên, mua sắm tập
trung theo phân cấp quản lý.
4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở
Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện thường xuyên công tác
giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 7
Thông tư số 10/2015/TT-BKH&ĐT; theo dõi, tổng hợp tình
hình vi phạm trong đấu thầu, đề xuất UBND tỉnh biện pháp xử lý theo quy định.
Chủ tịch UBND
tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư, bên mời thầu và
các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và
các quy định pháp luật liên quan./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo
cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để báo cáo);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, Thi, Thg, Km, NC, KGVX.
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Võ Văn Minh
|