BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/VBHN-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2019
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN ĐO NHÓM 2
Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương
tiện đo nhóm 2, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013, được sửa đổi, bổ
sung bởi:
Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26 tháng 7 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 quy định về đo lường đối
với phương tiện đo nhóm 2, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm
2011;
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26
tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Thông tư quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.[1]
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về đo lường đối với phương
tiện đo nhóm 2 (sau đây gọi tắt là phương tiện đo) bao gồm: Danh mục phương tiện
đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo; phê duyệt
mẫu; kiểm định phương tiện đo.
2. Thông tư này không áp dụng đối với phương tiện
đo bức xạ, hạt nhân, phương tiện đo là hàng hóa được ưu đãi, miễn trừ thủ tục hải
quan, hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa gửi
kho ngoại quan, hàng hóa phục vụ các yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa phục vụ trực tiếp
cho hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở) sản
xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo.
2. Tổ chức kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo
được chỉ định.
3. Cơ quan nhà nước về đo lường, tổ chức, cá
nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ[2]
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là tập hợp đặc
tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường
Việt Nam (ký hiệu là ĐLVN);
2. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật,
bao gồm: thiết bị, dụng cụ đo; thiết bị, dụng cụ có chức năng đo; hệ thống đo để
thực hiện phép đo;
3. Phương tiện đo nhóm 2 là phương tiện
đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo
đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm
tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác được kiểm soát theo
yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam;
4. Phê duyệt mẫu là biện pháp kiểm soát về
đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện để đánh giá, xác
nhận mẫu phương tiện đo hoặc mẫu của loại (type) phương tiện đo (sau đây viết chung
là mẫu) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường;
5. Kiểm định là biện pháp kiểm soát về đo
lường do tổ chức kiểm định phương tiện đo được chỉ định thực hiện để đánh giá,
xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo bảo đảm phù hợp với yêu
cầu kỹ thuật đo lường;
6. Cơ sở sản xuất phương tiện đo là tổ chức,
cá nhân thực hiện một hoặc các hoạt động chuyển giao công nghệ, chế tạo, lắp
ráp, cải tiến, cải tạo phương tiện đo đã được sản xuất hoặc nhập khẩu;
7. Cơ sở nhập khẩu phương tiện đo là tổ
chức, cá nhân nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu phương tiện đo nguyên chiếc;
8. Cơ sở kinh doanh phương tiện đo là tổ
chức, cá nhân bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán phương tiện đo tại Việt Nam;
9. Các từ ngữ khác được hiểu theo quy định tại
Điều 3 Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Chương II
DANH
MỤC PHƯƠNG TIỆN ĐO, BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VỀ ĐO LƯỜNG VÀ CHU KỲ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG
TIỆN ĐO
Điều 4. Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo
lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo[3]
Danh mục
phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện
đo bao gồm:
1. Các phương
tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo quy
định trong bảng sau đây:
TT
|
Tên phương tiện đo
|
Biện pháp kiểm soát về đo lường
|
Chu kỳ kiểm định
|
Phê duyệt mẫu
|
Kiểm định
|
Ban đầu
|
Định kỳ
|
Sau sửa chữa
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
1
|
Phương tiện đo độ
dài:
|
|
|
|
|
|
- Thước cuộn
|
-
|
x
|
-
|
-
|
-
|
- Phương tiện đo khoảng
cách quang điện
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
- Phương tiện đo độ
sâu đáy nước
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
- Phương tiện đo độ
sâu công trình ngầm
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
2
|
Taximet
|
x
|
x
|
x
|
x
|
18 tháng
|
3
|
Phương tiện đo kiểm
tra tốc độ phương tiện giao thông
|
x
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
4
|
Phương tiện đo thủy
chuẩn
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
5
|
Toàn đạc điện tử
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
6
|
Cân phân tích
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
7
|
Cân kỹ thuật
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
8
|
Cân thông dụng:
- Cân đồng hồ lò xo
- Cân bàn; cân đĩa;
cân treo dọc thép - lá đề
|
x
x
|
x
x
|
x
x
|
x
x
|
24 tháng
12 tháng
|
9
|
Cân treo móc cẩu
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
10
|
Cân ô tô
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
11
|
Cân ô tô chuyên dùng
kiểm tra tải trọng xe cơ giới
|
x
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
12
|
Cân tàu hỏa tĩnh
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
13
|
Cân tàu hỏa động
|
x
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
14
|
Cân băng tải
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
15
|
Cân kiểm tra tải trọng
xe cơ giới
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
16
|
Quả cân:
|
|
|
|
|
|
- Quả cân
cấp chính xác E2
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
- Quả cân cấp chính
xác đến F1
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
17
|
Phương tiện thử độ bền
kéo nén
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
18
|
Phương tiện đo mô men
lực
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
19
|
Cột đo xăng dầu
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
20
|
Cột đo khí dầu mỏ
hóa lỏng
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
21
|
Đồng hồ đo nước:
|
|
|
|
|
|
- Đồng hồ đo nước lạnh
cơ khí
|
x
|
x
|
x
|
x
|
60 tháng
|
- Đồng hồ đo nước lạnh
có cơ cấu điện tử
|
x
|
x
|
x
|
x
|
36 tháng
|
22
|
Đồng hồ đo xăng dầu
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
23
|
Đồng hồ đo khí:
|
|
|
|
|
|
- Đồng hồ đo khí dầu
mỏ hóa lỏng
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
- Đồng hồ đo khí
công nghiệp
|
x
|
x
|
x
|
x
|
36 tháng
|
- Đồng hồ đo khí dân
dụng:
|
|
|
|
|
|
+ Qmax <
16 m3/h
|
x
|
x
|
x
|
x
|
60 tháng
|
+ Qmax ≥
16 m3/h
|
x
|
x
|
x
|
x
|
36 tháng
|
24
|
Phương tiện đo dung
tích thông dụng
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
25
|
Pipet
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
26
|
Bể đong cố định
|
-
|
x
|
x
|
x
|
60 tháng
|
27
|
Xi téc:
|
|
|
|
|
|
- Xi téc ô tô
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
- Xi téc đường sắt
|
-
|
x
|
x
|
x
|
60 tháng
|
28
|
Phương tiện đo mức
xăng dầu tự động
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
29
|
Phương tiện đo vận tốc
dòng chảy của nước
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
30
|
Phương tiện đo vận tốc
gió
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
31
|
Áp kế: áp kế lò xo;
áp kế điện tử; baromet
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
32
|
Huyết áp kế gồm: huyết
áp kế thủy ngân; huyết áp kế lò xo; huyết áp kế điện tử
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
33
|
Nhiệt kế: nhiệt kế
thủy tinh -chất lỏng; nhiệt kế thủy tinh -rượu có cơ cấu cực tiểu; nhiệt kế
thủy tinh - thủy ngân có cơ cấu cực đại
|
-
|
x
|
x
|
-
|
24 tháng
|
34
|
Nhiệt kế y học:
|
|
|
|
|
|
- Nhiệt kế y học thủy
tinh - thủy ngân có cơ cấu cực đại
|
-
|
x
|
-
|
-
|
-
|
- Nhiệt kế y học điện
tử tiếp xúc có cơ cấu cực đại
|
-
|
x
|
x
|
-
|
06 tháng
|
- Nhiệt kế y học điện
tử bức xạ hồng ngoại
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
35
|
Phương tiện đo độ ẩm
hạt nông sản
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
36
|
Phương tiện đo nhiệt
độ, độ ẩm không khí
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
37
|
Tỷ trọng kế
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
38
|
Phương tiện đo hàm
lượng bụi:
|
|
|
|
|
|
- Phương tiện đo hàm
lượng bụi trong khí thải
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
- Phương tiện đo hàm
lượng bụi trong không khí
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
39
|
Phương tiện đo nồng
độ cồn trong hơi thở
|
x
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
|
Phương tiện đo nồng
độ các khí:
|
|
|
|
|
|
40
|
- Phương tiện đo nồng
độ các khí trong khí thải
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
|
- Phương tiện đo nồng
độ các khí trong không khí
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
41
|
Phương tiện đo các thông số
của nước:
|
|
|
|
|
|
- Phương tiện đo các thông số
của nước trong nước mặt
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
- Phương tiện đo các thông số
của nước trong nước thải
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
42
|
Phương tiện đo độ ẩm
muối
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
|
Công tơ điện:
|
|
|
|
|
|
|
- Công tơ điện xoay
chiều 1 pha kiểu cảm ứng
|
x
|
x
|
x
|
x
|
60 tháng
|
43
|
- Công tơ điện xoay
chiều 1 pha kiểu điện tử
|
x
|
x
|
x
|
x
|
72 tháng
|
|
- Công tơ điện xoay
chiều 3 pha kiểu cảm ứng
|
x
|
x
|
x
|
x
|
48 tháng
|
|
- Công tơ điện xoay
chiều 3 pha kiểu điện tử
|
x
|
x
|
x
|
x
|
36 tháng
|
44
|
Biến dòng đo lường
|
x
|
x
|
x
|
x
|
60 tháng
|
45
|
Biến áp đo lường
|
x
|
x
|
x
|
x
|
60 tháng
|
46
|
Phương tiện đo điện
trở cách điện
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
47
|
Phương tiện đo điện
trở tiếp đất
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
48
|
Phương tiện đo điện
trở kíp mìn
|
-
|
x
|
x
|
x
|
6 tháng
|
49
|
Phương tiện đo cường
độ điện trường
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
50
|
Phương tiện đo điện
tim
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
51
|
Phương tiện đo điện
não
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
52
|
Phương tiện đo độ ồn
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
53
|
Phương tiện đo rung
động
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
54
|
Phương tiện đo độ rọi
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
55
|
Phương tiện đo độ
chói
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
56
|
Phương tiện đo năng
lượng tử ngoại
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
57
|
Phương tiện đo quang
phổ:
|
|
|
|
|
|
- Phương tiện đo quang
phổ hấp thụ nguyên tử
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
- Phương tiện đo
quang phổ tử ngoại - khả kiến
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
58
|
Phương tiện đo công
suất laser
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
59
|
Phương tiện đo tiêu
cự kính mắt
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
60
|
Phương tiện đo độ
khúc xạ mắt
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
61
|
Thấu kính đo thị lực
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
62
|
Phương tiện đo độ
phân cực xác định hàm lượng đường (độ Pol)
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
63
|
Phương tiện đo độ
khúc xạ xác định hàm lượng đường (độ Brix)
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
64
|
Phương tiện đo lượng
mưa
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
65
|
Phương tiện đo mực
nước
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
66
|
Phương tiện đo tự động
liên tục các thông số khí tượng thủy văn
|
-
|
x
|
x
|
x
|
24 tháng
|
67
|
Phương tiện đo kinh
vĩ
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
68
|
Phương tiện đo định
vị bằng vệ tinh
|
-
|
x
|
x
|
x
|
12 tháng
|
- Ký hiệu “x”: biện pháp phải được thực hiện đối với
phương tiện đo;
- Ký hiệu “-”: biện pháp không phải thực hiện đối với
phương tiện đo;
- Trong toàn bộ thời
gian quy định của chu kỳ kiểm định, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện
đo phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng.
2. Các phương tiện đo không được quy định tại khoản
1 Điều này nhưng có quy định phải được kiểm định, hiệu chuẩn tại quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc khi sử dụng cho mục đích
thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp, hoạt động công vụ khác của cơ quan nhà
nước phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền yêu cầu nhưng không phải phê duyệt mẫu.”.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Danh mục phương tiện
đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo
Hằng năm, theo đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ
và yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
(sau đây gọi tắt là Tổng cục) tổng hợp, trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét,
quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo
lường đối với phương tiện đo và chu kỳ kiểm định phương tiện đo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Chương III
PHÊ
DUYỆT MẪU
Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÊ DUYỆT MẪU
Điều 6. Yêu cầu đối với việc phê duyệt mẫu
1. Việc phê
duyệt mẫu bao gồm: đăng ký phê duyệt mẫu; thử nghiệm, đánh giá mẫu; quyết định
phê duyệt mẫu.
2. Thử nghiệm
mẫu phải do tổ chức thử nghiệm thuộc Danh mục các tổ chức
thử nghiệm được Tổng cục chỉ định thực hiện.
Danh mục các tổ chức thử nghiệm được
chỉ định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
3. Mẫu phải có
cấu trúc, tính năng kỹ thuật bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ
thuật đo lường chính trong quá trình sử dụng; phải được thử nghiệm, đánh giá và
kết luận là phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.
4. Cơ sở sản
xuất, nhập khẩu phương tiện đo được phê duyệt mẫu phải có biện pháp bảo đảm
phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt.
Điều 7. Hồ sơ
đăng ký phê duyệt mẫu
Cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đăng
ký phê duyệt mẫu và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường
bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
1. Bản đăng ký phê duyệt mẫu
phương tiện đo theo Mẫu 1. ĐKPDM tại Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bộ tài liệu kỹ thuật của mẫu.
Tài liệu phải nêu rõ: Nguyên lý hoạt động, sơ đồ nguyên lý cấu trúc, hướng dẫn
sử dụng; các kết cấu quan trọng ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật đo lường chính
của mẫu; vị trí các cơ cấu đặt và điều chỉnh thông số kỹ thuật đo lường chính của
mẫu; vị trí để dán tem, đóng dấu kiểm định, niêm phong và các đặc điểm khác nếu
có trên mẫu; vị trí cơ cấu hoặc tính
năng kỹ thuật thực hiện ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường
chính của mẫu trong sử dụng (tiếng Việt
hoặc tiếng Anh hoặc cả 2 thứ tiếng).
3. Bộ ảnh mầu
của mẫu và đĩa CD chứa bộ ảnh này. Bộ ảnh gồm: Một (01) ảnh tổng thể của mẫu; các ảnh mặt trước (mặt thể hiện kết quả đo), mặt
sau, mặt trên, mặt dưới (nếu có), bên phải, bên trái của mẫu; các ảnh chụp
riêng thể hiện thông tin về ký mã hiệu, kiểu và đặc trưng đặc tính kỹ thuật đo
lường chính của mẫu; bảng mạch điện tử (nếu có), các phím vận hành; vị trí nhãn
hàng hóa của mẫu, vị trí dán tem, dấu kiểm định; các vị trí niêm phong trên mẫu;
các bộ phận khác có ảnh hưởng trực tiếp tới các đặc tính kỹ thuật đo lường
chính của mẫu.
Các ảnh phải cùng kích cỡ tối thiểu
100 mm × 150 mm nhưng không lớn hơn 210 mm × 297 mm, được gắn hoặc in mầu trên
giấy khổ A4 đóng thành tập. Ảnh chụp phải rõ ràng, chính xác thông tin về đặc
tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu và bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm
tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã
phê duyệt.
4. Bản cam kết về chương trình phần
mềm của phương tiện đo theo Mẫu 2. CKPM tại Phụ
lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng cho trường hợp phương tiện đo được
vận hành, điều khiển theo chương
trình phần mềm).
5. Bộ hồ sơ kết quả thử nghiệm,
đánh giá mẫu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
Trường hợp cơ sở có đề nghị miễn,
giảm thử nghiệm mẫu trong đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo, bộ hồ sơ gồm
các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thử nghiệm theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
6. Danh mục tài liệu về việc xây dựng
và áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật để bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc
nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt.
Điều 8. Xử lý
hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu
1. Trong thời hạn bảy (07) ngày
làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục thông
báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp trong hồ sơ có đề
nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu nhưng không đủ căn cứ được miễn, giảm, Tổng cục
thông báo bằng văn bản cho cơ sở về việc phải thử nghiệm mẫu và/hoặc bổ sung,
hoàn thiện hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu.
3. Trong thời hạn hai mươi (20)
ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng cục, nếu cơ sở chưa đủ hồ
sơ để bổ sung, cơ sở phải có văn bản gửi Tổng cục nêu rõ lý do và thời hạn hoàn
thành. Việc xử lý hồ sơ chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
4. Trong thời hạn mười ngày (10)
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục ra quyết định phê duyệt mẫu
theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
Điều 9. Thử
nghiệm mẫu
1. Việc thử nghiệm mẫu do cơ sở
đăng ký phê duyệt mẫu lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm
phương tiện đo được chỉ định.
2. Số lượng mẫu thử nghiệm và
trình tự, thủ tục thử nghiệm mẫu thực hiện theo quy trình thử nghiệm tương ứng
do Tổng cục ban hành.
3. Trường hợp mẫu chưa có quy
trình thử nghiệm, Tổng cục chỉ định tổ chức thử nghiệm xây dựng, trình
Tổng cục phê duyệt quy trình thử nghiệm tạm thời và tiến hành thử nghiệm mẫu.
Căn cứ để xây dựng quy trình thử
nghiệm tạm thời là khuyến nghị của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML),
tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS),
tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến mẫu.
Điều 10. Miễn,
giảm thử nghiệm mẫu
1. Miễn thử nghiệm mẫu áp dụng cho
một trong các trường hợp sau:
a) Phương tiện đo nhập khẩu có
giấy chứng nhận phù hợp của tổ chức đo lường quốc tế hoặc có giấy chứng nhận phê duyệt mẫu của cơ quan đo lường có thẩm quyền
của nước ngoài và được sự thừa nhận của Tổng cục đối với kết quả thử nghiệm mẫu
phương tiện đo đó;
b) Phương tiện đo sản xuất hoặc
nhập khẩu theo mẫu đã phê duyệt cho cơ sở khác và được cơ sở đó cho phép bằng
văn bản;
c) Phương tiện đo nhập khẩu
trong thiết bị, dây chuyền thiết bị đồng bộ theo dự án đã được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giảm thử
nghiệm mẫu được xem xét, áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
a) Phương tiện đo được cải tạo, cải tiến từ mẫu đã được phê duyệt cho cơ sở đăng ký phê duyệt
mẫu nhưng làm thay đổi một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường chính so với
mẫu đã được phê duyệt;
b) Phương
tiện đo cùng loại với mẫu đã được phê duyệt cho cơ sở
đăng ký phê duyệt mẫu.
Tổng cục xem xét, quyết định việc
giảm và mức độ giảm thử nghiệm mẫu.
Điều 11. Đánh
giá mẫu
1. Việc đánh giá mẫu đã thử nghiệm
do tổ chức thử nghiệm mẫu đó thực hiện.
Trường hợp mẫu
được miễn thử nghiệm, Tổng cục chỉ định một tổ chức thực hiện việc đánh giá mẫu.
2. Nội dung
đánh giá mẫu:
a) Sự phù hợp
kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường tương ứng;
b) Sự phù hợp
của cấu trúc, tính năng kỹ thuật của mẫu
so với yêu cầu bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường
chính của phương tiện đo được sản xuất
hoặc nhập khẩu theo mẫu đã được phê duyệt trong quá trình sử dụng;
c) Sự phù hợp
của các ảnh của mẫu so với yêu cầu bảo đảm so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù
hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã được phê duyệt;
d) Sự phù hợp
của các biện pháp quản lý, kỹ thuật do cơ sở xây dựng và áp dụng với yêu cầu
quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.
3. Phương pháp
đánh giá:
a) Xem xét hồ sơ đăng ký, các tài
liệu có liên quan;
b) Trao đổi với chuyên gia kỹ thuật
về những thông tin có liên quan;
c) Kiểm tra thực tế tại cơ sở (đối
với trường hợp đã thực hiện phương pháp đánh giá quy định tại các điểm a và b
Khoản 3 Điều này nhưng không đủ căn cứ để kết luận).
Điều 12. Hồ
sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu
Kết thúc việc thử nghiệm, đánh giá
mẫu, tổ chức thực hiện thử nghiệm, đánh giá mẫu lập một (01) bộ hồ sơ trình Tổng
cục. Hồ sơ gồm:
1. Báo cáo tổng hợp kết quả thử
nghiệm, đánh giá mẫu phương tiện đo theo Mẫu 3.
BCPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận thử nghiệm,
biên bản kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định tại quy trình thử nghiệm tương ứng
(đối với mẫu phải thử nghiệm theo quy định).
Điều 13. Quyết định phê duyệt mẫu
1. Căn
cứ hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu và hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu hợp lệ,
Tổng cục xem xét, quyết định phê duyệt mẫu cho cơ sở.
Trường
hợp hồ sơ của cơ sở không đạt yêu cầu, Tổng cục có văn bản từ chối phê duyệt mẫu
và nêu rõ lý do.
2. Quyết
định phê duyệt mẫu có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của
cơ sở;
b) Tên hãng sản xuất, nước sản
xuất (đối với mẫu nhập khẩu);
c) Ký hiệu, kiểu của mẫu;
d) Đặc tính kỹ thuật đo lường
chính của mẫu;
đ) Ký hiệu phê duyệt mẫu;
e) Thời hạn hiệu lực.
3. Thời hạn hiệu lực
a) Thời hạn hiệu lực của quyết
định phê duyệt mẫu, quyết định gia hạn là mười (10) năm kể từ ngày ký;
b) Thời hạn hiệu lực của quyết
định điều chỉnh lấy theo quyết định phê duyệt đã cấp gần nhất trước đó.
4. Ký hiệu phê duyệt mẫu được
quy định trong Mẫu 4. KHPDM tại Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư này.
5. Quyết định phê duyệt mẫu được
gửi cho cơ sở, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi cơ sở đăng
ký trụ sở chính.
6. Quyết
định và hình ảnh của mẫu đã phê duyệt được
đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
Điều 14.
Lưu giữ hồ sơ của mẫu đã được phê duyệt
1. Bộ hồ sơ của mẫu đã được
phê duyệt gồm: Quyết định phê duyệt mẫu, hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu quy định tại
Điều 7 và hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu quy định tại Điều
12 của Thông tư này.
2. Một (01) bộ hồ sơ được lưu
giữ tại Tổng cục. Cơ sở chịu trách nhiệm lập một (01) bộ hồ sơ của mẫu đã được
phê duyệt và lưu giữ tại cơ sở.
3. Thời
hạn lưu giữ là năm (05) năm sau khi các quyết định phê duyệt mẫu, quyết định điều chỉnh, quyết định gia hạn hết hiệu lực.
Mục 2. GIA HẠN HIỆU LỰC, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG, ĐÌNH CHỈ, HỦY
BỎ CỦA QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT MẪU
Điều 15. Gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu
1. Việc gia hạn hiệu lực chỉ thực
hiện một (01) lần đối với một (01) quyết định phê duyệt mẫu.
2. Một (01) tháng trước khi quyết
định phê duyệt mẫu hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đề
nghị gia hạn và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường
bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
a) Đề nghị gia hạn hiệu lực của
quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo theo Mẫu
5. ĐNGHPDM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao (có xác nhận sao y bản
chính của cơ sở) quyết định phê duyệt mẫu.
3. Căn cứ hồ sơ đề nghị, Tổng cục
xem xét, quyết định gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu (sau đây gọi
tắt là quyết định gia hạn) theo quy định tại Điều 13 của Thông
tư này.
4. Quyết định gia hạn và hồ sơ đề nghị gia hạn hiệu lực được lưu giữ theo quy định tại
Điều 14 của Thông tư này.
Điều 16. Điều
chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt mẫu
1. Trường hợp đề nghị thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở có mẫu đã được phê duyệt
a) Cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc
qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị điều chỉnh;
- Tài liệu có liên quan đến nội
dung đề nghị điều chỉnh.
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục xem xét, ban hành quyết định điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này đối với nội dung điều chỉnh.
2. Trường hợp đề nghị điều chỉnh các nội dung liên quan đến quy định tại
điểm b, điểm c, điểm d Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này
a) Cơ sở lập một
(01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu
điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
- Công văn nêu rõ nội
dung đề nghị điều chỉnh;
- Các tài liệu liên quan đến nội dung đề
nghị điều chỉnh.
b) Trong thời hạn bảy
(07) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Tổng cục xem xét, có văn bản
hướng dẫn cơ sở thực hiện việc phê duyệt mẫu mới hoặc ban hành quyết định điều
chỉnh theo quy định tại Điều 13 của Thông
tư này đối với nội dung điều chỉnh.
3. Quyết định điều chỉnh và hồ sơ đề nghị
điều chỉnh được lưu giữ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư
này.
Điều 17.
Đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu
1. Đình chỉ hiệu lực một phần hoặc
toàn bộ quyết định phê duyệt mẫu áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở không hoàn thành trách nhiệm theo quy định
tại Điều 23 của Thông tư này gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Cơ sở có
văn bản đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt
mẫu.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục xem xét, ban hành quyết định đình
chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định phê duyệt (gọi tắt là quyết định
đình chỉ). Thời hạn đình chỉ không được quá sáu (06) tháng kể từ thời điểm có
hiệu lực của quyết định đình chỉ.
3. Quyết định đình chỉ được gửi cho cơ sở, Chi cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương nơi cơ sở đăng ký trụ sở chính và
được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
4. Trong thời hạn đình chỉ quy định
tại Khoản 2 Điều này, sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả do không thực
hiện trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này, cơ sở bị đình chỉ có quyền lập
một (01) bộ hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ và gửi qua đường
bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở của Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị hủy bỏ quyết định
đình chỉ;
b) Các tài liệu, hồ sơ chứng minh
đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.
5. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục
quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra tại cơ sở về nội dung đã khắc phục
hậu quả.
6. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc
kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo cho cơ
sở những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
7. Trong thời hạn bảy (07) ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục ban hành quyết định bãi bỏ
hiệu lực của quyết định đình chỉ (gọi tắt là quyết định bãi bỏ hiệu lực).
8. Lưu giữ quyết định và hồ sơ
đình chỉ, hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
Điều 18. Hủy
bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu
1. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định
phê duyệt mẫu được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở có mẫu phê duyệt bị phá sản,
giải thể hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
b) Cơ sở có quyết định đình chỉ đã
quá thời hạn đình chỉ nhưng không hoàn thành việc khắc phục hậu quả;
c) Cơ sở có văn bản đề nghị không
tiếp tục sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo theo mẫu đã được phê duyệt.
2. Tổng cục ban hành quyết định hủy
bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu (gọi tắt là quyết định hủy bỏ).
3. Quyết định hủy bỏ được gửi cho cơ sở, Chi cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng địa phương nơi cơ sở đăng ký trụ sở chính và
được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
Chương IV
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO
Mục 1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI
KIỂM ĐỊNH
Điều 19. Các chế độ kiểm định
1. Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với phương tiện
đo trước khi đưa vào sử dụng.
2. Kiểm định định kỳ là việc kiểm định theo chu kỳ quy định tại Điều 4 của Thông tư này đối với phương tiện đo trong quá trình
sử dụng.
Kiểm định đối chứng là hình thức kiểm định định kỳ được thực hiện theo
yêu cầu quy định tại Mục 2 Chương IV của Thông tư này.
3. Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với phương tiện đo thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện đo được sửa chữa do không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường
quy định;
b) Chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận
kiểm định) của phương tiện đo bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác nhưng cấu trúc
và các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo không bị thay đổi so với mẫu
đã được phê duyệt;
c) Theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Người sử dụng phương tiện đo phát hiện dấu hiệu có khả năng phương
tiện đo không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị kiểm định lại.
Điều 20. Yêu cầu đối với thực hiện kiểm định
1. Việc kiểm định do cơ sở có
phương tiện đo cần kiểm định lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức kiểm
định được chỉ định có phạm vi kiểm định phù hợp thuộc Danh mục các tổ chức kiểm
định được chỉ định.
Danh mục các tổ chức kiểm định được
chỉ định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
2. Việc kiểm định do kiểm định
viên đo lường của tổ chức kiểm định được chỉ định thực hiện. Kiểm định viên đo
lường phải được chứng nhận và cấp thẻ theo quy định.
3. Việc kiểm định được thực hiện
theo trình tự, thủ tục quy định tại quy trình kiểm định phương tiện đo tương ứng
do Tổng cục ban hành.
4. Trường hợp phương tiện đo chưa
có quy trình kiểm định, Tổng cục chỉ định một tổ chức kiểm định xây dựng, trình Tổng cục phê duyệt quy trình kiểm định tạm thời và tiến
hành kiểm định.
Căn cứ để xây dựng quy trình kiểm
định tạm thời là khuyến nghị của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML),
tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS),
tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến mẫu.
5. Chứng chỉ kiểm định được làm theo mẫu thống nhất trong toàn quốc.
6. Chứng chỉ kiểm định phải được
in ấn, chế tạo, phát hành, quản lý và sử dụng theo đúng quy định. Chứng chỉ kiểm
định cấp cho phương tiện đo được kiểm định đạt yêu cầu có giá trị trên phạm vi toàn
quốc.
7. Thời hạn có giá trị của chứng
chỉ kiểm định sẽ chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Chu kỳ kiểm định đã hết;
b) Đã có sự thay đổi hoặc cải tiến
làm thay đổi đặc trưng kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;
c) Phương tiện đo đã hỏng hoặc
không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
d) Các chứng chỉ kiểm định bị mất,
bị hỏng hoặc hư hại khác.
Mục 2. YÊU CẦU ĐỐI
VỚI KIỂM ĐỊNH ĐỐI CHỨNG
Điều 21. Phương tiện đo phải được kiểm định đối
chứng
1. Phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng bao gồm:
a) Công tơ điện;
b) Đồng hồ nước lạnh.
2. Theo yêu cầu quản lý nhà nước từng giai đoạn, Tổng cục kiến nghị Bộ
Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung phương tiện đo phải được kiểm định đối
chứng tại Khoản 1 Điều này.
Điều 22. Yêu
cầu đối với kiểm định đối chứng
1. Tổ chức được giao thực hiện kiểm
định đối chứng (gọi tắt là tổ chức kiểm định đối chứng) phải bảo đảm các yêu cầu
sau đây:
a) Tổ chức kiểm định đối chứng phải
thuộc Danh mục các tổ chức kiểm định được Tổng cục chỉ định quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
b) Về số lượng: không ít hơn hai
(02) tổ chức cho một (01) loại phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng
trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Số lượng phương tiện đo được kiểm định tại từng tổ chức kiểm
định đối chứng được xác định trên tổng số phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng trong một
(01) năm trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và yêu cầu
quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương đó.
3. Việc xác định và thông báo cụ
thể số lượng và tên các tổ chức kiểm định đối chứng, số lượng phương tiện đo phải được kiểm định đối chứng tại từng
tổ chức kiểm định đối chứng trên địa bàn địa phương do Tổng cục thực hiện sau
khi tham khảo ý kiến của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương đó.
4. Kiểm định đối chứng được thực
hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 ,5, 6 và 7 Điều 20 của
Thông tư này.
Chương V
TRÁCH
NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 23.
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo
1. Thực hiện quy định về phê duyệt
mẫu phương tiện đo tại Chương II và Chương III của Thông tư này khi sản xuất,
nhập khẩu phương tiện đo.
2. Sản xuất, nhập khẩu phương tiện
đo theo mẫu đã được phê duyệt.
3. Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa,
phòng chống sự can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của
phương tiện đo trong quá trình sử dụng.
4. Thực hiện việc kiểm định ban đầu
đối với phương tiện đo theo quy định tại Chương IV của Thông tư này.
5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm
tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện quy định tại Thông tư
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Định kỳ hằng năm trước ngày 31
tháng 3 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý lập báo cáo hoạt động tình hình sản
xuất, nhập khẩu phương tiện đo gửi về Tổng cục.
Điều 24.
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh phương tiện đo
1. Kinh doanh phương tiện đo đã được
phê duyệt mẫu theo quy định.
2. Thông tin cho khách hàng về các
đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
3. Chấp hành việc thanh tra, kiểm
tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Trách
nhiệm của cơ sở sử dụng phương tiện đo[4]
1. Bảo đảm các điều kiện bảo quản,
sử dụng phương tiện đo theo quy định của nhà sản xuất, yêu cầu kỹ thuật đo lường
của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền; duy trì đặc tính kỹ thuật đo lường
của phương tiện đo trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định.
2. Thực hiện việc kiểm định định kỳ,
kiểm định sau sửa chữa đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng theo quy
định tại Chương IV Thông tư này.
3. Tuân thủ yêu cầu về trình độ
nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện
đo khi thực hiện phép đo theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường
có thẩm quyền.
4. Bảo đảm điều kiện theo quy định
để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép
đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa.
5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm
tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định,
thử nghiệm phương tiện đo được chỉ định
1. Thực hiện
việc kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo theo quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện
yêu cầu kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo của khách hàng trừ trường hợp bất
khả kháng.
3. Thực hiện
việc chế tạo và quản lý sử dụng chứng chỉ kiểm định, thử nghiệm theo quy định.
4. Quản lý hoạt
động kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo của kiểm định viên đo lường, nhân
viên thử nghiệm.
5. Chấp hành
việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
6. Định kỳ hằng
năm trước ngày 31 tháng 3 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước, lập báo
cáo hoạt động kiểm định, thử nghiệm gửi về Tổng cục và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng địa phương nơi tổ chức kiểm định, thử nghiệm đăng ký trụ sở chính.
Điều 27.
Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Ban hành
văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam về yêu cầu kỹ thuật đo lường, quy trình kiểm
định, quy trình thử nghiệm phương tiện đo.
2. Phê duyệt mẫu
phương tiện đo.
3. Chỉ định tổ
chức kiểm định phương tiện đo, tổ chức thử nghiệm phương tiện đo theo quy định.
4. Định kỳ hằng
năm trước ngày 30 tháng 6 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước, thông
báo bằng văn bản tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương và các tổ
chức, cá nhân có liên quan về số lượng phương tiện đo phải được kiểm định đối
chứng và tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn địa
phương.
5. Thanh tra,
kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với việc thực hiện Thông tư này.
Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và công nghệ
trên địa bàn[5]
1. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường theo quy định
của pháp luật.
2. Chỉ đạo Thanh tra cơ quan tham
mưu, giúp việc Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học
và công nghệ trên địa bàn thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo lường
trên địa bàn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về đo lường theo
quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[6]
1. Thông tin, tuyên truyền, hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các quy định của Thông tư này.
2. Thanh tra, xử lý vi phạm hành
chính về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
3. Kiểm tra nhà nước về đo lường đối
với phương tiện đo trên địa bàn trong phạm vi trách nhiệm quy định tại khoản 3
Điều 13 Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.
4. Định kỳ hằng năm trước ngày 30
tháng 5 hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước, lập báo cáo tình hình thực
hiện kiểm định đối chứng, đề xuất về số lượng phương tiện đo phải được kiểm định
đối chứng, tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn địa
phương và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cơ quan tham mưu,
giúp việc Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và
công nghệ trên địa bàn.
Chương VI
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH[7]
Điều 30. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư
này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2013.
2. Bãi bỏ hiệu
lực của các văn bản sau đây:
a) Quyết định
số 1073/QĐ-BKHCNMT ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc ban hành Quy trình kiểm định
phương tiện đo;
b) Quyết định
số 65/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 19/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) quy định về việc ban hành “Danh mục
phương tiện đo phải kiểm định và việc đăng ký kiểm định”;
c) Quyết định
số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy
định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo;
d) Quyết định
số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban
hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định”;
đ) Quyết định
số 25/2007/QĐ-BKHCN ngày 05/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy
định về việc áp dụng Quy trình và chu kỳ kiểm định đối với các phương tiện đo
thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định;
e) Quyết định
số 11/2008/QĐ-BKHCN ngày 29/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi,
bổ sung “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định” ban hành kèm theo Quyết định số
13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007;
g) Thông tư số
14/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo.
Điều 31. Điều
khoản chuyển tiếp
1. Phương tiện
đo đã được sử dụng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này nhưng chưa được
phê duyệt mẫu theo quy định, cơ sở sử dụng phương tiện đo lập hồ sơ đăng ký phê
duyệt mẫu theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 7 của
Thông tư này và gửi về Tổng cục.
Căn cứ số lượng,
chủng loại phương tiện đo được đề nghị phê duyệt, Tổng cục xem xét, quyết định
kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra, đánh giá thực tế tại nơi sử dụng để quyết định
phê duyệt mẫu cho cơ sở. Chi phí đánh giá thực tế do cơ sở bảo đảm.
2. Cơ sở sản
xuất, nhập khẩu phương tiện đo có chứng chỉ phê duyệt mẫu còn hiệu lực theo Quyết
định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ được tiếp tục sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo phù hợp với mẫu đã
phê duyệt và theo các quy định tại Thông tư này cho đến thời điểm hết hiệu lực
của chứng chỉ phê duyệt mẫu đã cấp cho cơ sở.
Điều 32. Tổ
chức thực hiện
1. Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan nhà
nước, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá
trình thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ
Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tùng
|
PHỤ LỤC
CÁC MẪU BIỂU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện
đo
Mẫu 1. ĐKPDM
23/2013/TT-BKHCN
2. Bản cam kết về phần mềm của phương tiện đo
Mẫu 2. CKPM
23/2013/TT-BKHCN
3. Báo cáo tổng hợp kết quả thử
nghiệm, đánh giá mẫu phương tiện đo
Mẫu 3. BCPDM
23/2013/TT-BKHCN
4. Ký hiệu phê duyệt mẫu
Mẫu 4. KHPDM
23/2013/TT-BKHCN
5. Đề nghị gia hạn quyết định phê
duyệt mẫu phương tiện đo
Mẫu 5. ĐNGHPDM
23/2013/TT-BKHCN
Mẫu 1. ĐNPDM
23/2013/TT-BKHCN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:.............................
|
.....,ngày
tháng năm ...
|
ĐĂNG KÝ PHÊ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO
Kính gửi: Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tên cơ sở:.............................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính(1):..........................................................................................
Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu
có):..................................................................
Điện thoại:......................................
Fax:............................ Email:......................
Đăng ký kinh doanh số:................. Ngày cấp....................
Nơi cấp.....................
Đề nghị Tổng cục phê duyệt mẫu để (sản xuất
hoặc nhập khẩu)(2) phương tiện đo sau:
Tên phương tiện đo:
Đặc tính kỹ thuật đo lường chính: (ghi rõ tên
hãng sản xuất, tên nước sản xuất, ký hiệu, kiểu, phạm vi đo, cấp chính xác và
các đặc trưng kỹ thuật đo lường quan trọng khác)
Đề nghị được miễn/giảm thử nghiệm mẫu theo:(3)
Lý do đề nghị miễn/giảm thử nghiệm mẫu:
Tài liệu kèm theo(4):
CƠ
SỞ ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu ...
(1) : Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
(2) : Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.
(3) : Ghi rõ đề nghị được miễn/giảm thử nghiệm mẫu theo quy định tại điều,
khoản, điểm cụ thể của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN .
(4): Ghi tên hồ sơ nộp kèm (Ví dụ: Hồ sơ liên quan đến đề nghị miễn, giảm
thử nghiệm mẫu; tờ khai hải quan đối với trường hợp nhập khẩu...).
Mẫu 2. CKPM
23/2013/TT-BKHCN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:.............................
|
.....,
ngày tháng năm ...
|
BẢN CAM KẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM CỦA
PHƯƠNG TIỆN ĐO
Kính
gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tên cơ sở:..............................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính(1):...........................................................................................
Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu
có):..................................................................
Điện thoại:.......................................
Fax:........................ Email:..........................
Tên phương tiện đo đề nghị phê duyệt:................................................................
Kiểu, ký hiệu:
.......................................................................................................
Cơ sở xin cam kết bảo đảm việc sử
dụng, vận hành các chức năng theo chương trình phần mềm của phương tiện đo được
(sản xuất hoặc nhập khẩu)(2) phù hợp với mẫu đã phê duyệt
không làm thay đổi các đặc trưng kỹ thuật, đo lường chính của chúng.
Cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước pháp luật nếu có hành vi làm trái với nội dung cam kết này./.
Tài liệu kèm theo:
- Đĩa CD chứa chương trình phần mềm
(có niêm phong của cơ sở).
CƠ
SỞ ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
(1) : Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
(2) : Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.
Mẫu 3. BCPDM
23/2013/TT-BKHCN
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:.............................
|
.....,
ngày tháng năm ...
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ MẪU
PHƯƠNG TIỆN ĐO
Kính gửi: Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Theo đề nghị của... (ghi tên cơ sở đề nghị, địa
chỉ trụ sở chính)(1) ..., từ... ngày... tháng... năm... đến
ngày... tháng... năm..., (ghi tên tổ chức đánh giá) đã đánh giá để phê
duyệt mẫu (sản xuất hoặc nhập khẩu)(2) đối với mẫu phương tiện
đo sau đây:
Tên mẫu phương tiện
đo:......................................................................................
Kiểu, ký hiệu:........................................................................................................
Tên hãng sản xuất:................................................................................................
Nước sản xuất:......................................................................................................
Căn cứ biên bản kết quả thử nghiệm
mẫu và kết quả đánh giá mẫu, (ghi tên tổ chức đánh giá) báo cáo Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về mẫu như sau:
Mẫu có các đặc trưng kỹ thuật lường
chính sau đây: (nêu rõ phạm vi đo, cấp chính xác/sai số cho phép, các đặc
tính kỹ thuật của mẫu,...)
1. Đánh giá mẫu
a) Mẫu phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật đo lường quy định tại quy trình thử nghiệm... (ghi tên quy trình thử
nghiệm)...:
□
Đạt.
□
Không đạt.
b) Mẫu có cấu trúc, tính năng kỹ thuật bảo đảm ngăn ngừa tác động
làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính trong quá trình sử dụng:
□
Đạt.
□ Không đạt.
c) Bộ hình ảnh
của mẫu bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự
phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu:
□
Đạt.
□ Không đạt.
d) Biện
pháp quản lý, kỹ thuật do cơ sở xây dựng và áp dụng so với yêu cầu bảo đảm phương tiện đo được cơ sở sản xuất, nhập khẩu phù hợp
với mẫu đã được phê duyệt:
□
Đạt.
□ Không đạt.
2. Kết luận, kiến nghị
(Tên tổ chức đánh giá) kiến
nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, (phê duyệt hoặc không
phê duyệt) mẫu./.
TỔ
CHỨC ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu...
(1): Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
(2): Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.
Mẫu 4. KHPDM
23/2013/TT-BKHCN
KÝ HIỆU PHÊ DUYỆT MẪU
1. Ký hiệu phê duyệt mẫu phải được
đặt ở vị trí bảo đảm dễ nhìn thấy, dễ đọc, không bị hư hỏng trong quá trình sử
dụng, vận chuyển, bảo quản phương tiện đo.
2. Ký hiệu phê duyệt mẫu gồm ba
nhóm chữ và số:
a) Nhóm thứ nhất gồm ba chữ PDM;
b) Nhóm thứ hai là số thứ tự mẫu
được phê duyệt trong năm;
c) Nhóm thứ ba gồm bốn con số chỉ
năm phê duyệt.
Giữa nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai
là một ô cách. Giữa nhóm thứ hai và nhóm thứ 3 là dấu gạch ngang.
Ví dụ: PDM 001-2014
3. Ký hiệu phê duyệt mẫu phải rõ
ràng, chiều cao chữ và số không nhỏ hơn hai (2) mm./.
Mẫu 5. ĐNGHPDM
23/2013/TT-BKHCN
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:.............................
|
.....,
ngày tháng năm...
|
ĐỀ NGHỊ GIA HẠN HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO
Kính
gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tên cơ sở:..............................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (1):.........................................................................................
Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu
có):..................................................................
Điện thoại:............................Fax:.............................
Email:.................................
Đăng ký kinh doanh số:................... Ngày cấp....................
Nơi cấp...................
Đề nghị Tổng cục gia hạn hiệu lực của quyết định
phê duyệt mẫu phương tiện đo số............ ngày...... tháng....... năm........
Thay đổi đặc tính kỹ thuật và đặc tính đo lường
so với mẫu đã phê duyệt (nếu có thay đổi về kiểu ký hiệu, phạm vi đo, cấp
chính xác và các đặc trưng kỹ thuật và đo lường khác)
CƠ
SỞ ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu...
(1): Ghi rõ theo
đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
[1] Thông tư số
07/2019/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN
ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo
lường đối với phương tiện đo nhóm 2 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm
2011;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16
tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26
tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối
với phương tiện đo nhóm 2.”
[2] Điều này được sửa đổi,
bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày
26 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo
nhóm 2, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
[3] Điều này được sửa đổi,
bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày
26 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo
nhóm 2, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
[4] Điều này được sửa đổi,
bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày
26 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo
nhóm 2, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
[5] Điều này được sửa đổi,
bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày
26 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo
nhóm 2, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
[6] Điều này được sửa đổi,
bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày
26 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo
nhóm 2, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
[7] Điều 2, Điều 3 của
Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2020 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2020.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề
phát sinh hoặc vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ
Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức,
cá nhân liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư
này./.”