Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 60/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 24/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2021

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI PHIÊN HỌP ỦY BAN QUỐC GIA VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ NGÀY 10 THÁNG 3 NĂM 2021

Ngày 10 tháng 3 năm 2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (sau đây gọi tắt là Ủy ban) để sơ kết 02 năm triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 17/NQ-CP). Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban, các đồng chí thành viên Ủy ban và Tổ công tác giúp việc Ủy ban.

Sau khi nghe Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP , tham luận của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và đại diện một số doanh nghiệp mạnh về công nghệ thông tin; ý kiến phát biểu của các đại biểu, ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban đã kết luận như sau:

1. Biểu dương, đánh giá cao sự nổ lực của các thành viên Ủy ban, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tâm huyết, tích cực, chung sức, đồng lòng đóng góp cho thành công trong công tác xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số trong thời gian qua. Biểu dương Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện tốt vai trò đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối công tác xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; biểu dương, đánh giá cao Văn phòng Chính phủ đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, quyết liệt trong việc xây dựng các nền tảng Chính phủ điện tử phục công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; ghi nhận, biểu dương những đóng góp tích cực, hiệu quả của các doanh nghiệp công nghệ thông tin như Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần CMC, Công ty cổ phần BKAV,... trong công tác xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác xây dựng Chính phủ điện tử và hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

2. Với quyết tâm cao, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự nổ lực, chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương, việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua. Đặc biệt, là việc ban hành, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ và thiết lập, kiện toàn thống nhất bộ máy chỉ đạo triển khai xây dựng Chính phủ điện tử ở Trung ương là Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, còn các bộ, ngành, địa phương là Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử. Hiện nay, Ủy ban đã được mở rộng chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh.

Khung khổ pháp lý cho phát triển Chính phủ điện tử đã cơ bản được hình thành tương đối đầy đủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo nền tảng pháp lý cho các hoạt động cốt lõi nhất của Chính phủ điện tử. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã được phát triển và hình thành theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử. Các bộ, ngành, địa phương đã có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh để kết nối chia sẻ dữ liệu trong mỗi bộ, mỗi tỉnh và là đầu mối kết nối ra bên ngoài. Kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả sẽ là tiền đề phát triển Chính phủ số. Bên cạnh đó, một số cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như các cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, y tế, giáo dục, hộ tịch, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được khai trương ngày 25 tháng 02 năm 2021, đánh dấu mốc son đặt nền tảng hình thành công dân số trên cơ sở đổi mới tổ chức, quản lý, chia sẻ, khai thác thông tin dân cư chính xác, thống nhất hiện đại, là cú hích giảm giấy tờ thủ tục hành chính đáng kể. Các bộ, ngành, địa phương đã có Trung tâm điều hành và giám sát an toàn, an ninh và kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để tạo thành hệ thống giám sát toàn diện an toàn không gian mạng quốc gia. An toàn, an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian số là điều kiện tiên quyết, luôn là nhiệm vụ song hành với các nhiệm vụ chuyển đổi số.

Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được phát triển để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt khoảng 31%, một số bộ, ngành, địa phương đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên mức độ 4. Cổng Dịch vụ công quốc gia do Văn phòng Chính phủ chủ trì xây dựng đã phát huy hiệu quả rõ rệt, ngày càng tích hợp nhiều dịch vụ công trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công với hơn 2.800 dịch vụ đã được tích hợp, cung cấp. Việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước đã trở thành nề nếp giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí hành chính (trên 90% văn bản điện tử được trao đổi giữa các cơ quan nhà nước; trên 4,5 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia). Theo Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử năm 2020 của Liên Hợp quốc, xếp hạng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 3 bậc so với năm 2016.

Việc triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được khởi động và đạt được một số kết quả bước đầu, trên 50% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số, đã có khoảng 40 nền tảng make in Việt Nam được ra mắt. Công tác ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp cũng được thúc đẩy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt Cổng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, sau hơn 1 tháng hoạt động đã thu hút được khoảng 400 người dùng doanh nghiệp, hỗ trợ gần 200 doanh nghiệp sử dụng các nền Tảng số để chuyển đổi số.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các ứng dụng công nghệ số được xây dựng nhanh chóng để cùng cả nước tham gia phòng chống dịch; các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người dân đã tích cực sử dụng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội như họp trực tuyến, làm việc từ xa, dịch vụ công trực tuyến, y tế từ xa, học trực tuyến... Đây cũng là cú hích cho chuyển đổi số quốc gia.

3. Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, cũng phải nhìn nhận thẳng thắn tồn tại, hạn chế cần được đẩy mạnh khắc phục trong thời gian tới như xếp hạng về Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp quốc còn thấp, đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN; môi trường pháp lý cho Chính phủ điện tử chưa hoàn thiện, một số Nghị định quan trọng về bảo vệ dữ liệu cá nhân, định danh và xác thực điện tử chưa được ban hành; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, phát sinh hồ sơ trực tuyến vẫn còn thấp; các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai chưa đáp ứng tiến độ, kế hoạch đề ra; việc kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước chưa hiệu quả; vấn đề an toàn, an ninh mạng chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức hơn.

4. Để phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số giai đoạn tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

a) Về thể chế, chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

- Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trình Chính phủ xem xét ban hành.

- Bộ Thông tin và Truyền thông: Khẩn trương tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử trình Chính phủ xem xét, ban hành; hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.

b) Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tập trung nguồn lực nâng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2021, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

c) Về triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia

- Bộ Công an triển khai hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết nối, chia sẻ, khai thác triệt để dữ liệu để giảm tối đa giấy tờ trong xử lý thủ tục hành chính, đến tháng 7 năm 2021 khai thác, sử dụng chính thức trên diện rộng.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia, bảo đảm đến tháng 07 năm 2021 hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai theo quy định.

d) Về triển khai các nền tảng Chính phủ điện tử

- Các bộ, ngành, địa phương sử dụng, khai thác hiệu quả các dịch vụ cung cấp trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; chủ động thực hiện kết nối, chia sẻ, cung cấp dữ liệu của mình cho các cơ quan khác theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- 100% các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và đề xuất phương án bảo đảm an toàn thông tin.

đ) Về việc triển khai chuyển đổi số

- Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng, triển khai ngay các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số cho giai đoạn mới, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

- Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, trường học tiếp tục duy trì, phát triển các hoạt động trực tuyến, ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội như đã được hình thành trong thời gian dịch bệnh covid-19.

- Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý, đẩy mạnh triển khai công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- TTgCP, các PTTg (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đồng chí thành viên UBQG về CPĐT;
- Tổ công tác giúp việc Ủy ban;
- VPCP: BTCN. các PCN; Trợ lý, Thư ký TTgCP, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KSTT(3).

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 60/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử ngày 10 tháng 3 ngày 24/03/2021 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.915

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.81.252
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!