ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 801/QĐ-UBND
|
Phan Rang-Tháp
Chàm, ngày 18 tháng 3 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ
CHẾ “MỘT CỬA” TẠI SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính Nhà nước ở địa phương;
Căn
cứ Quyết định số 278/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình, Kế hoạch Cải cách hành chính năm
2009 của tỉnh Ninh Thuận;
Căn
cứ Chương trình hành động số 204/CTr-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2008 - 2010 của
tỉnh Ninh Thuận;
Xét
đề nghị của
Giám
đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 78/TTr-STTTT ngày 02 tháng 3
năm 2009 về việc ban hành Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 465/TTr-SNV ngày 12 tháng 3 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giải quyết các thủ
tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh
Thuận.
Điều
2. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm:
1.
Tổ chức triển khai thực hiện Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” nêu tại Điều 1. Định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo
tình hình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
2.
Công khai các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan, đơn vị và
trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Thông tin và
Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các
cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Út Lan
|
QUY
ĐỊNH
GIẢI
QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 801/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2009 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
A. CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH.
I. Thủ tục cấp giấy
phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn
tỉnh.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Xuất bản năm 2004;
- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8
năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Xuất bản.
2. Thẩm quyền giải quyết: Sở Thông tin và
Truyền thông.
3. Hồ sơ: 1 (một) bộ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản không
kinh doanh (theo mẫu);
- Makét trình bày và bản thảo tài liệu đề
nghị xuất bản (2 bản).
4. Quy trình và thời
gian giải quyết: 10 (mười) ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận
hồ sơ hợp lệ, chuyển cho Phòng Báo chí - Xuất bản: 1 (một) ngày;
- Phòng Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ đủ
hợp lệ, lập phiếu đề xuất, lập giấy phép xuất bản trình lãnh đạo Sở: 7 (bảy)
ngày;
- Lãnh đạo Sở xem xét và ký duyệt: 1 (một)
ngày;
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1 (một)
ngày.
5. Lệ phí: theo quy định của pháp luật.
II. Thủ tục cấp giấy
phép hoạt động in xuất bản phẩm.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Xuất bản năm 2004;
- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8
năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Xuất bản;
- Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6
năm 2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản
phẩm.
- Thông tư số 30/2006/TT-BVHTT ngày 22 tháng
02 năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thi hành Nghị định số
111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.
2. Thẩm quyền giải quyết: Sở Thông tin và
Truyền thông.
3. Đối tượng áp dụng: các cơ quan, đơn vị
tham gia hoạt động in xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh. Gồm các điều kiện sau:
- Giám đốc hoặc chủ cơ sở in là công dân Việt
Nam; có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; có nghiệp vụ về in và đáp ứng
các tiêu chuẩn khác theo quy định của phát luật;
- Giám đốc hoặc chủ cơ sở in xuất bản phẩm
phải có văn bằng do cơ sở đào tạo nghề in cấp hoặc chứng chỉ xác nhận đã được
bồi dưỡng kiến thức quản lý về in do cơ sở đào tạo chuyên ngành văn hoá - thông
tin cấp;
- Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để in xuất
bản phẩm;
- Cơ sở in có dây chuyền thiết bị in và gia
công in;
- Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự;
- Phù hợp với quy hoạch phát triển in xuất
bản phẩm.
4. Hồ sơ: 1 (một) bộ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép - ghi tên, địa
chỉ cơ sở in, mục đích, sản phẩm chủ yếu (theo mẫu);
- Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản
xuất, danh mục thiết bị chính, lý lịch trích ngang của giám đốc hoặc chủ cơ sở
in;
- Bản sao giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở in (có công chứng);
- Bản cam kết thực hiện các điều kiện về an
ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
5. Quy trình và thời
gian giải quyết: 10 (mười) ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận
hồ sơ hợp lệ, chuyển cho Phòng Báo chí - Xuất bản: 1 (một) ngày;
- Phòng Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ,
lập giấy phép trình lãnh đạo Sở: 7 (bảy) ngày;
- Lãnh đạo Sở xem xét và ký duyệt: 1 (một)
ngày;
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1 (một)
ngày.
6. Lệ phí: theo quy định của pháp luật.
III. Thủ tục cấp giấy
phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Xuất bản năm 2004;
- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8
năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Xuất bản;
- Thông tư số 30/2006/TT-BVHTT ngày 22 tháng
02 năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thi hành Nghị định số
111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.
2. Thẩm quyền giải quyết: Sở Thông tin và
Truyền thông.
3. Hồ sơ: 1 (một) bộ,
gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép -
ghi tên, quốc tịch người đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt in, tên
xuất bản phẩm đặt in, số lượng in, cửa khẩu xuất (theo mẫu);
- 2 (hai) mẫu xuất bản phẩm đặt in (kèm theo
bản dịch bằng tiếng Việt), có đóng dấu của cơ sở nhận in;
- Bản sao giấy phép hoạt động in xuất bản
phẩm (có công chứng).
4. Quy trình và thời gian giải quyết: 10
(mười) ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận
hồ sơ hợp lệ, chuyển cho Phòng Báo chí - Xuất bản: 1 (một) ngày;
- Phòng Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ,
lập giấy phép trình lãnh đạo Sở: 7 (bảy) ngày.
- Lãnh đạo Sở xem xét và ký duyệt: 1 (một)
ngày;
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1 (một)
ngày.
5. Lệ phí: theo quy định của pháp luật.
IV. Thủ tục cấp giấy
phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Xuất bản năm 2004;
- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8
năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Xuất bản.
2. Thẩm quyền giải quyết: Sở Thông tin và
Truyền thông.
3. Hồ sơ: 1 (một) bộ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép ghi mục đích,
thời gian, địa điểm và tên các đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ (theo mẫu);
- Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội
chợ (ghi rõ tên xuất bản phẩm, tác giả, xuất xứ) có đóng dấu của cơ quan, tổ
chức hoặc ký xác nhận của cá nhân xin phép.
* Ghi chú: trường hợp cá nhân không
thuộc tổ chức nào, muốn tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm phải được Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận địa chỉ cư trú.
4. Quy trình và thời
gian giải quyết: 10 (mười) ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận
hồ sơ hợp lệ, chuyển cho Phòng Báo chí - Xuất bản: 1 (một) ngày;
- Phòng Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ,
lập giấy phép trình lãnh đạo Sở: 7 (bảy) ngày;
- Lãnh đạo Sở xem xét và ký duyệt: 1 (một) ngày;
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1 (một)
ngày.
5. Lệ phí: theo quy định của pháp luật.
V. Thủ tục cấp giấy
phép xuất bản bản tin.
1. Cơ sở pháp lý:
- Quyết định số 53/2003/QĐ-BVHTT ngày 04
tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc ban hành Quy chế
xuất bản bản tin;
- Quyết định số 3865/QĐ-BVHTT ngày 04 tháng
11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc ủy quyền cấp, thu hồi
giấy phép xuất bản bản tin.
2. Thẩm quyền giải quyết: Sở
Thông tin và Truyền thông.
3. Đối tượng và
phạm vi điều chỉnh: cơ quan, tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh.
4.
Hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu);
- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy phép
hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan xin phép xuất bản
bản tin (công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
- Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm xuất
bản bản tin (theo mẫu);
- Măng-sét của bản tin (có đóng dấu của đơn
vị xin phép).
5.
Quy trình và thời gian giải quyết: 7
(bảy) ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận
hồ sơ hợp lệ, chuyển cho Phòng Báo chí - Xuất bản: 1 (một) ngày;
- Phòng Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ,
lập phiếu đề xuất, lập giấy phép trình lãnh đạo Sở: 4 (bốn) ngày;
- Lãnh đạo Sở xem xét và ký duyệt: 1 (một)
ngày;
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1 (một)
ngày.
6. Lệ phí: theo quy định của
pháp luật.
VI. Thủ tục cấp giấy
phép hoạt động chương trình thu, phát tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ
tinh.
1. Cơ sở pháp lý:
- Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg ngày 18 tháng
6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý việc thu chương trình truyền hình
của nước ngoài;
- Quyết định số 18/2002/QĐ-BVHTT ngày 29
tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành Quy chế cấp giấy
phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thu chương trình truyền hình nước
ngoài.
2. Thẩm quyền giải quyết: Sở Thông tin và
Truyền thông.
3. Hồ sơ: 1 (một) bộ, gồm:
- Tờ khai hoặc đơn đề nghị cấp giấy phép
(theo mẫu);
- Văn bản xác nhận địa điểm lắp đặt thiết bị
thu chương trình truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh (Bản sao có công
chứng quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà,
hợp đồng nhà, …);
- Văn bản đề nghị của lãnh đạo cơ quan chủ
quản đối với các đối tượng quy định tại điểm d, khoản 1 (Quyết định số
79/2002/QĐ-TTg);
- Bản sao có công chứng Giấy phép đầu tư,
Giấy phép hoạt động đối với các đối tượng tại điểm c, khoản 2 (Quyết định số
79/2002/QĐ-TTg);
- Văn bản xác nhận lý do thường trú tại Việt
Nam của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng là người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam quy định tại điểm d khoản 2 (Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg);
- Bản sao có công chứng Quyết định công nhận
hạng 1 (một) sao trở lên của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và bản sao có
công chứng quy định thành lập cơ sở lưu trú du lịch đối với các đối tượng là cơ
sở lưu trú du lịch có tiếp nhận khách lưu trú là người nước ngoài quy định tại
điểm d, khoản 2 (Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg).
4. Quy trình và thời
gian giải quyết: 15 (mười lăm) ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận
hồ sơ hợp lệ, chuyển cho Phòng Báo chí - Xuất bản: 1 (một) ngày;
- Phòng Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ,
lập giấy phép trình lãnh đạo Sở: 12 (mười hai) ngày;
- Lãnh đạo Sở xem xét và ký duyệt: 1 (một)
ngày;
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1 (một)
ngày.
5. Lệ phí: theo quy định của pháp luật.
VII. Thủ tục cấp giấy
phép về quyền tác giả, quyền liên quan cho tổ chức trên địa bàn tỉnh đối với lĩnh
vực báo chí, xuất bản.
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự năm 2005;
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
2. Thẩm quyền giải quyết: Bộ Thông tin và
Truyền thông.
3. Hồ sơ: 1 (một) bộ, gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc tờ khai
đăng ký quyền liên quan (theo mẫu);
- 2 (hai) bản sao đăng ký quyền tác giả hoặc
2 (hai) bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy ủy quyền nếu người nộp đơn là người
được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu
người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao,
kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu
tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu
quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
4. Quy trình và thời gian giải quyết: 20 (hai
mươi) ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận
hồ sơ hợp lệ chuyển cho Phòng Báo chí - Xuất bản: 1 (một) ngày;
- Phòng Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ,
tham mưu văn bản trình lãnh đạo Sở đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
giấy phép: 2 (hai) ngày;
- Hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để
xem xét quyết định: 1 (một) ngày;
- Bộ Thông tin và Truyền thông giải quyết: 15
(mười lăm) ngày (theo Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005);
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1 (một)
ngày (sau khi nhận được kết quả từ Bộ Thông tin và Truyền thông).
5. Lệ phí: theo quy định của của pháp luật.
VIII. Thủ tục cấp
giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên internet cho cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1. Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số
97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet;
- Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10
tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc ban hành Quy chế
quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên
internet.
2. Thẩm quyền giải quyết: Cục Báo chí (thuộc
Bộ Thông tin và Truyền thông).
3. Hồ sơ: 1 (một) bộ,
gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu);
- Bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm
quyền;
- Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;
- Đề án hoạt động, kế hoạch chi tiết về cung
cấp thông tin internet (các loại hình thông tin sẽ cung cấp, nội dung, các
chuyên mục);
- Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm về
nội dung và các thành viên phụ trách việc cung cấp thông tin có chứng nhận của
cơ quan chủ quản;
- Sơ yếu lý lịch của những thành viên tham
gia biên tập, viết bài;
- Bản sao Giấy cấp phát
tên miền của cơ quan chức năng đối với tên miền của Việt Nam, hoặc giấy cam kết
của cơ quan, tổ chức đối với tên miền của nước ngoài (yêu cầu mới của Cục Báo
chí nhằm tránh phát sinh khi tranh chấp tên miền).
4. Quy trình và thời
gian giải quyết: 34 (ba mươi bốn) ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận
hồ sơ hợp lệ, vào sổ theo dõi và chuyển cho Phòng Báo chí - Xuất bản: 1 (một)
ngày;
- Phòng Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ,
tham mưu văn bản trình lãnh đạo Sở đề nghị Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp giấy phép: 1 (một) ngày;
- Hồ sơ gửi Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông để xem xét quyết định: 1 (một) ngày;
- Thời gian Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông giải quyết hồ sơ: 30 (ba mươi) ngày (theo Điều 8 Quyết định
số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Văn hoá - Thông tin);
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1 (một)
ngày (sau khi nhận được kết quả từ Cục Báo chí).
5. Lệ phí: theo quy định của pháp luật.
IX. Thủ tục cấp giấy
phép tổ chức họp báo.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Báo chí năm
1989;
- Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999;
- Nghị định số
51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
- Nghị định số 67/CP
ngày 31 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin,
báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt
Nam.
2.
Thẩm
quyền giải quyết: Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Đối tượng và phạm
vi điều chỉnh:
- Cơ quan, tổ chức,
công dân thuộc tỉnh;
- Cơ quan, tổ chức,
công dân thuộc địa phương khác có nhu cầu tổ chức họp báo trên địa bàn tỉnh;
- Cơ quan đại diện tổ
chức phi chính phủ, tổ chức kinh tế, văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước
ngoài, công ty, xí nghiệp của nước ngoài (gọi tắt là cơ quan nước ngoài) có nhu
cầu họp báo trên địa bàn tỉnh.
4.
Hồ sơ:
- Văn bản đề
nghị được tổ chức họp báo;
- Bản sao Giấy phép
thành lập hoặc giấy Đăng ký kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp (có công chứng
hoặc chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
- Danh sách cơ quan
báo chí tham gia họp báo;
- Trường hợp có từ 2
(hai) cơ quan trở lên cùng tham gia tổ chức họp báo thì phải có văn bản ủy
quyền cho cơ quan cùng đứng ra tổ chức;
- Chương trình họp
báo;
- Trường hợp họp báo
giới thiệu sản phẩm phải có giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm hoặc nguồn
gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật (bản photocopy có ký tên đóng dấu
của đơn vị xin phép);
- Thông cáo báo chí;
- Văn bản của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức sự kiện (hội chợ, triển lãm, …) trong
trường hợp họp báo để giới thiệu các nội dung đó.
5. Quy trình và thời
gian giải quyết: trong vòng 24 (hai mươi bốn) giờ (tối
thiểu 6 (sáu) giờ trước khi cơ quan, đơn vị tổ chức họp báo).
Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, chuyển ngay cho Phòng Báo chí - Xuất bản; Phòng
Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ, tham mưu lãnh đạo Sở xem xét và ký duyệt; Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
6. Lệ phí: theo quy
định của pháp luật.
X. Thủ tục thẩm định
hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Thẻ nhà báo cho các cơ quan báo
chí trong tỉnh.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Báo chí năm
1989;
- Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999;
- Nghị định số
51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
- Thông tư số
07/2007/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Bộ Văn hoá - Thông tin về hướng
dẫn cấp, đổi và thu hồi Thẻ nhà báo.
2. Thẩm quyền giải quyết:
Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Đối tượng áp dụng:
a) Tổng biên tập, Phó
Tổng biên tập, Giám đốc, Phó Giám đốc các cơ quan báo chí trong tỉnh;
b) Trưởng, phó phòng
(ban) nghiệp vụ báo chí;
c) Phóng viên, biên
tập viên các cấp;
d) Người bình luận,
quay phim, đạo diễn chương trình thời sự, phim tài liệu thời sự của Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh;
đ) Những người đã
được cấp Thẻ nhà báo nhưng được điều chuyển sang làm công việc khác nhưng vẫn
cộng tác với cơ quan báo chí, được cơ quan báo chí xác nhận có tác phẩm báo chí
được sử dụng thì vẫn được xét cấp Thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:
- Được điều chuyển
sang công tác tại các phòng (ban) không phải nghiệp vụ báo chí như: Ban Trị sự,
Ban Quảng cáo, … của cơ quan báo chí.
- Được điều chuyển
sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các trường bậc đại học.
- Được điều chuyển
sang các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí.
-
Được điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại các Hội nhà báo các cấp;
e) Giảng viên chuyên
ngành báo chí tại các trường bậc đại học có thời gian giảng dạy từ 5 (năm) năm
trở lên;
g) Những người làm
công tác nghiệp vụ phóng viên, biên tập hoặc phụ trách công tác phóng viên,
biên tập của các Đài Phát thanh cấp quận, huyện và tương đương là cộng tác viên
thường xuyên của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh trực thuộc Trung ương do
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đề nghị cấp Thẻ nhà báo.
4. Điều kiện, tiêu
chuẩn được xét cấp Thẻ nhà báo
4.1. Người được xét
cấp Thẻ nhà báo phải bảo đảm các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a) Tốt nghiệp đại
học; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang công tác tại cơ quan báo chí
miền núi hoặc chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phải
có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên.
b) Có thời gian công
tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề
nghị cấp thẻ từ 3 (ba) năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp Thẻ nhà báo.
c) Hoàn thành nhiệm
vụ chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan báo chí phân công.
d) Không vi phạm quy
định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển
trách trở lên trong thời hạn 12 (mười hai) tháng tính đến thời điểm xét cấp Thẻ
nhà báo.
đ) Được cơ quan báo
chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông (đối với báo chí trong
tỉnh) và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp Thẻ nhà báo;
4.2. Các trường hợp
sau đây không được xét cấp Thẻ nhà báo:
a) Không thuộc các
đối tượng áp dụng được quy định tại điểm 3 của quy trình này (quy định tại
Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Bộ Văn hoá - Thông
tin).
b) Bị xử lý kỷ luật
từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ra quyết
định kỷ luật đến thời điểm xét cấp Thẻ nhà báo.
c) Là đối tượng liên
quan trong các vụ án mà chưa có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
d) Bị Bộ Thông tin và
Truyền thông thu hồi Thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian
thu hồi thẻ chưa quá 12 (mười) tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời điểm xét
cấp Thẻ nhà báo.
5. Hồ sơ: 1 (một) bộ, gồm:
a) Bản khai của người
đề nghị cấp Thẻ nhà báo, được người đứng đầu cơ quan báo chí ký duyệt, đóng dấu
của cơ quan báo chí;
b) Những người đề
nghị cấp Thẻ nhà báo lần đầu phải có bản sao quyết định biên chế hoặc hợp đồng
dài hạn được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công chứng Nhà nước xác nhận;
c) Bản tổng hợp danh
sách đề nghị cấp Thẻ nhà báo của cơ quan báo chí có chữ ký, đóng dấu xác nhận
của: người đứng đầu cơ quan báo chí, đại diện cơ quan chủ quản, đại diện cấp
Hội nhà báo, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông (đối với cơ quan báo chí địa
phương);
d) Bản sao Giấy phép
hoạt động báo chí có xác nhận của công chứng.
6. Quy trình và thời gian giải quyết: 65 (sáu
mươi lăm) ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận
hồ sơ hợp lệ chuyển cho Phòng Báo chí - Xuất bản: 1 (một) ngày;
- Phòng Báo chí - Xuất bản thẩm tra hồ sơ,
tham mưu văn bản trình lãnh đạo Sở đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
giấy phép: 2 (hai) ngày;
- Hồ sơ gửi Bộ Thông tin
và Truyền thông xem xét quyết định: 1 (một) ngày;
- Bộ Thông tin và Truyền thông giải quyết: 60
(sáu mươi) ngày (theo khoản 5 mục II Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20 tháng
3 năm 2007 của Bộ Văn hoá - Thông tin).
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1 (một)
ngày (sau khi nhận được kết quả từ Bộ Thông tin và Truyền thông).
7. Lệ phí: theo quy
định của pháp luật.
XI. Thủ tục giải quyết khiếu nại.
1.
Cơ sở pháp lý:
-
Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005;
-
Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
2.
Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
3.
Thủ tục:
-
Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính
hoặc cơ quan có cán bộ, công tác có hành vi hành chính mà người khiếu nại có
căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi và
lợi ích hợp pháp của mình;
*
Trường hợp khiếu nại được ủy quyền thì việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải
có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được ủy quyền cư
trú.
*
Trường hợp khiếu nại là người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ hoặc
xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người cư trú.
-
Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là thủ trưởng cơ
quan. Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của
pháp luật;
-
Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ
chức được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc trong Điều lệ của tổ
chức. Người đứng đầu có thể thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của
pháp luật.
4.
Quy định và thời gian giải quyết:
-
Trường hợp đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, thì không có trách
nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại trong thời gian
thực hiện là 5 (năm) ngày;
-
Trường hơp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều
kiện để thụ lý theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì có văn bản trả lời
cho người biết rõ lý do không thụ lý trong thời hạn 5 (năm) ngày;
-
Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm phải thụ
lý:
+
Tổ tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ trình lãnh đạo Sở bút phê và chuyển
hồ sơ theo bút phê của lãnh đạo Sở đến Thanh tra xây dựng hoặc các phòng chuyên
môn của Sở: 1 (một) ngày.
+ Thực hiện nghiệp vụ gồm các bước công việc: gặp gỡ, đối
thoại trực tiếp người khiếu nại, trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ
về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu
nại: 20 (hai mươi) ngày.
+
Trình Giám đốc Sở ra quyết định giải quyết khiếu nại: 3 (ba) ngày.
+
Tổ tiếp nhận và trả kết quả gửi quyết định cho người khiếu nại, người có quyền
và lợi ích liên quan và quyết định được công bố công khai.
*
Thời gian giải quyết:
+
Trường hợp đơn giản: 25 (hai mươi lăm) ngày (tính từ ngày thụ lý để giải
quyết).
+
Trường hợp phức tạp: 45 (bốn mươi lăm) ngày (tính từ ngày thụ lý để giải
quyết).
B. SƠ ĐỒ GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
I. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Thông tin và Truyền thông:
II. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cục Báo chí:
III.
Thủ tục giải quyết khiếu nại: