Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3937/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Đầu Thanh Tùng
Ngày ban hành: 25/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3937/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 25 tháng 10 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Báo chí năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về Xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP , ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 1497/QĐ-TTg , ngày 08/11/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Quyết định số 362/QĐ-TTg , ngày 03/4/2019 phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; Quyết định số 348/QĐ-TTg , ngày 06/4/2023 phê duyệt “Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg , ngày 31/3/2021 về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025; Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 21/3/2023 về tăng cường công tác truyền thông chính sách của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV , ngày 27/7/2010 của liên Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT , ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình;

Căn cứ Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT , ngày 24/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh.

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 -2025;

Căn cứ Kết luận số 2512-KL/TU ngày 18/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Đề án “Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 2999/QĐ-UBND , ngày 09/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 2305/QĐ-UBND, ngày 29/6/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa;

Theo đề nghị của Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tại Tờ trình số 547/TTr-PTTH ngày 12/10/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030”.

Điều 2. Căn cứ Đề án, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa và Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo nội dung đã được phê duyệt đảm bảo kịp thời, đúng quy định; định kỳ hàng năm, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; Giám đốc các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa;
- Các cơ quan báo chí của tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX (ngocnd).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đầu Thanh Tùng

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3937/QĐ-UBND ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ VÀ PHẠM VI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trải qua 67 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là cơ quan báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc thông tin tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Mỗi ngày, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa sản xuất, phát sóng 19 giờ chương trình truyền hình, 16 giờ chương trình phát thanh; liên tục cập nhật các nội dung chương trình lên trang thông tin điện tử và các nền tảng số; đồng thời, tiếp phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Hiện nay, thực tiễn đang đặt ra nhiều thách thức đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa từ sự bùng nổ thông tin, ảnh hưởng của mạng xã hội, truyền thông số, nền tảng số, nếu phát thanh - truyền hình truyền thống không đổi mới kịp thời thì sẽ bị tụt hậu, khó giữ được vai trò định hướng, hướng dẫn dư luận.

Báo chí nói chung, phát thanh - truyền hình nói riêng là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của Nhân dân. Tuy nhiên, trước tác động của truyền thông số, lĩnh vực báo chí, trong đó, có phát thanh - truyền hình đang bị cạnh tranh khốc liệt về nguồn thu dịch vụ quảng cáo với các loại hình thông tin khác. Nguồn thu quảng cáo của các đài phát thanh và truyền hình liên tục giảm mạnh trong những năm gần đây. Vì vậy, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, cơ quan báo chí gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chính trị và vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận trên lĩnh vực tư tưởng.

Thực hiện Chỉ thị 09/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách và trước yêu cầu phát triển mới của tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị, thì việc quan tâm đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho lĩnh vực phát thanh - truyền hình là hết sức cần thiết, đặc biệt là phù hợp với thế mạnh của phát thanh - truyền hình.

Kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình đã có sự thay đổi nhanh chóng, vì vậy, việc đầu tư thiết bị kỹ thuật theo hư ớng hiện đại hoá, chuẩn hóa theo truyền hình quốc gia và thế giới, góp phần tạo nền tảng quan trọng để Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện chuyển đổi số theo đúng tinh thần chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ.

Trước bối cảnh đó việc xây dựng và ban hành Đề án “Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030” là hết sức cần thiết, tạo cơ sở quan trọng để Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, khẳng định được vai trò là cơ quan truyền thông chủ lực, chính thống, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Văn bản của Trung ương

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII;

- Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về “Xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực phía Bắc và cả nước”;

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Luật Báo chí 2016;

- Nghị định số 60/2021/NĐ-CP , ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Chỉ thị số 09/CT-TTg , ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025;

- Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách;

- Quyết định số 1497/QĐ-TTg , ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 362/QĐ-TTg , ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;

- Quyết định số 348/QĐ-TTg , ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV , ngày 27/7/2010 của liên Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT , ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình;

- Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT , ngày 24/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh.

2. Văn bản của tỉnh

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 25/5/2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX;

- Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2999/QĐ-UBND , ngày 09/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 2305/QĐ-UBND, ngày 29/6/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa;

- Quyết định số 323/QĐ-UBND , ngày 20/01/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành Kế hoạch Chương trình công tác năm 2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa;

- Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/9/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

I. VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc của Đài được thực hiện theo Quyết định số 2305/QĐ-UBND ngày 29/6/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

II. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc, 11 phòng, 01 tổ chuyên môn và 02 đơn vị trực thuộc. Tổng số cán bộ, viên chức lao động tính đến 01/08/2023 là 282 người, trong đó: tại Văn phòng Đài là 250 người (235 viên chức và 15 lao động hợp đồng; giảm 8 người so với trước ngày 31/12/2021); Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo: 21 người (15 viên chức và 06 lao động hợp đồng; Trung tâm được ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên) và Trung tâm Dịch vụ Phát thanh Truyền hình và Tổ chức sự kiện: 11 người (02 viên chức và 08 lao động hợp đồng; Trung tâm tự chủ 100% chi thường xuyên).

Đội ngũ cán bộ, phóng viên được quan tâm xây dựng đạt và vượt chuẩn về trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu quản lý và hoạt động. Tổ chức bộ máy của Đài thường xuyên được rà soát, kiện toàn để phù hợp với tình hình thực tế và các quy định Nhà nước có liên quan; khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp, hoặc bỏ sót về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc; đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động của Đài, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

III. VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

1. Chương trình thời sự chính luận

Hằng ngày, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa sản xuất, phát sóng 5 bản tin thời sự truyền hình với thời lượng 110 phút (gồm: Thanh Hóa ngày mới; Bản tin Thời sự 11h00, 18h30, 19h45 và Bản tin thời sự cuối ngày) và 07 bản tin thời sự phát thanh với thời lượng 145 phút (gồm: Bản tin thời sự 5h30, 10h, 11h, 14h,16h,17h và Thời sự cuối ngày 21h). Nội dung của các bản tin thời sự đã phản ánh khá toàn diện các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh, khu vực và cả nước, đảm bảo thông tin nhanh, chính xác, đúng định hướng và mang bản sắc văn hóa địa phương.

Tất cả các tin tức, vấn đề thời sự phản ánh, phát sóng trên 2 sóng phát thanh, truyền hình đều được đăng tải trên trang web truyenhinhthanhhoa.vn và các hạ tầng số.

2. Các chương trình chuyên đề, chuyên mục

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đang duy trì hơn 100 chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục; kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới có hiệu quả và là cầu nối của khán, thính giả như: Đại biểu với cử tri, Xây dựng Đảng, Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Phòng chống tham nhũng, Thông tin đối ngoại, Chuyển đổi số, Gameshow Âm vang Xứ Thanh, Gameshow Sao nhí tỏa sáng, TTV Hội tụ, Đêm nhạc bên hồ, Câu chuyện âm nhạc, …

Hằng năm, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa sản xuất hàng chục phim tài liệu; trong đó, tùy từng đợt tuyên truyền sự kiện có 4 - 6 tập phim do UBND tỉnh giao về các vấn đề lịch sử và danh nhân Thanh Hóa. Ngoài ra, còn phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương sản xuất thêm phim tài liệu nhân các ngày lễ lớn, thành lập ngành ... Mảng phim tài liệu lịch sử của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã tạo được nét nổi bật trong các đài khu vực Bắc Trung Bộ; các chương trình khách mời trường quay được tổ chức thường xuyên, phù hợp với xu thế thông tin nhanh nhạy hiện nay.

3. Chương trình Tiếng Dân tộc

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là một trong số những đài phát thanh và truyền hình địa phương có 2 chương trình chuyên biệt tiếng Thái và tiếng Mông dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã dành thời lượng lớn (trung bình mỗi ngày 45 phút đối với cả phát thanh và truyền hình) để phản ánh, chuyển tải các thông tin, vấn đề liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, các nội dung mang sắc màu miền núi, dân tộc của tỉnh.

Hàng tuần, hàng tháng, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đều có tin bài, chương trình, chuyên mục, tạp chí gửi phát sóng trên VTV5 - Đài Truyền hình Việt Nam.

4. Chương trình quốc tế

Hằng ngày, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa khai thác, phát sóng 5 bản tin thời sự quốc tế truyền hình (35 phút) và 4 bản tin thời sự quốc tế phát thanh (35phút). Ngoài ra, Đài còn có 11 chuyên mục khai thác khác (100 phút/ ngày), như: Phim hoạt hình; Thế giới động vật; Khám phá bí ẩn; Tương lai xanh; Từ điển danh nhân; Thế giới điện ảnh; Văn hóa thế giới cuối tuần...

5. Chương trình văn hóa, văn nghệ giải trí

Trong những năm qua, chương trình văn nghệ giải trí được Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện khá phong phú, đa dạng; bảo đảm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Xứ Thanh, phục vụ nhu cầu người hâm mộ trong và ngoài tỉnh, như: Văn hóa nghệ thuật, Văn hóa xã hội, Tác giả tác phẩm, Dân ca và nhạc cổ truyền, Ca nhạc thiếu nhi, Tiêu điểm thể thao, Câu chuyện âm nhạc, Câu chuyện Truyền thanh, TTV Hội tụ, Âm vang xứ Thanh, Sao nhí tỏa sáng, Đêm nhạc bên hồ ...

6. Các chương trình lớn (Truyền hình trực tiếp, các series ký sự, phim tài liệu)

Hàng năm, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa được UBND tỉnh giao chủ trì tổ chức nhiều cuộc truyền hình trực tiếp. Bên cạnh đó, Đài còn phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, các kênh sóng khác để tổ chức sản xuất các series ký sự, phim tài liệu và thực hiện nhiều cầu truyền hình quy mô lớn.

IV. THỜI LƯỢNG SẢN XUẤT, PHÁT SÓNG VÀ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1. Đối với chương trình phát thanh

Chương trình phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa phát sóng với tổng thời lượng là 16 giờ/ngày, trong đó, tự sản xuất phát mới đạt 4.8 giờ/ngày.

2. Đối với chương trình truyền hình

Chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa phát sóng với tổng thời lượng 19 giờ/ngày; trong đó, tự sản xuất, phát mới đạt 5,7 giờ/ngày.

3. Trang Thông tin điện tử tại địa chỉ truyenhinhthanhhoa.vn

Trang Thông tin điện tử của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là một trong những trang thông tin điện tử hiện đại, có giao diện đẹp, nội dung phong phú, tin bài được cập nhật liên tục từng giờ, thu hút được số lượng lớn độc giả (Tính bình quân hàng tháng có trên 400 nghìn lượt người truy cập) góp phần tích cực thu hút đầu tư, giới thiệu quảng bá hình ảnh Thanh Hóa tới khán, thính giả trong và ngoài nước. Ngoài ra, Đài còn quản lý các nền tảng số khác như: Ứng dụng Thanh Hóa TV; Fanpage truyenhinhthanhhoa và @RadioThanhHoa; Youtube /daiptththanhhoa và TTV tin tức; Tiktok @truyenhinhthanhoa.tv; Zalo OA/Truyền hình Thanh Hóa.

V. NHIỆM VỤ PHỦ SÓNG

Từ năm 2011, truyền hình và phát thanh Thanh Hóa phát sóng qua vệ tinh Vinasat-1 đã góp phần mở rộng diện phủ sóng trong phạm vi toàn tỉnh và cả nước. Hiện nay, chương trình phát thanh của Đài được phát trên sóng FM tần số 92,3 MHz và 102 MHz; chương trình truyền hình được phát sóng trên các hạ tầng: Mạng truyền hình cáp VTV trên toàn quốc với tiêu chuẩn HD[1] và các mạng cáp Analog địa phương với tiêu chuẩn SD[2]; Truyền hình số mặt đất DVB T2 Digital của VTC, tiêu chuẩn HD; Truyền hình vệ tinh Vinasat 1 tiêu chuẩn SD; Truyền hình IPTV[3]/OTT[4] MyTV tiêu chuẩn HD; Viettel TV tiêu chuẩn SD; App TTV Go, phát online trên Trang thông tin điện tử truyenhinhthanhhoa.vn.

VI. HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM - HỘI CHỢ - QUẢNG CÁO; DỊCH VỤ PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN

1. Hoạt động triển lãm, hội chợ, quảng cáo

Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo những năm qua đã khẳng định được vai trò là cơ quan tuyên truyền chính thống, hiệu quả trong việc tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, quảng cáo của tỉnh. Chất lượng các cuộc triển lãm từng bước được nâng cao, đáp ứng tốt nhiệm vụ tuyên tuyền các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trung tâm cũng từng bước được đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng ngày càng cao nhiệm vụ chính trị được giao, cũng như nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm, trung tâm tổ chức 10 - 12 cuộc triển lãm tại chỗ và lưu động (trong tỉnh và ngoài tỉnh), nhiều hội chợ cấp tỉnh, quy mô lên đến 500 gian hàng. Bên cạnh đó, Trung tâm đã thực hiện nhiều triển lãm ảnh trên sóng truyền hình và các nền tảng số như: youtube, fanpage ...

Mặc dù được đầu tư trụ sở, sân hội chợ với diện tích rộng lớn là điều kiện rất thuận lợi để tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm đa dạng về quy mô, hình thức. Tuy nhiên, Trung tâm chưa khai thác được tối đa khu tổ chức triển lãm, hội chợ ngoài trời, do sự đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, thậm chí lạc hậu so với xu hướng phát triển và thay đổi của công nghệ hiện đại.

Để hoạt động số hóa thường xuyên, ổn định, đáp ứng nhu cầu tiếp cận các nội dung tuyên truyền của đông đảo tầng lớp nhân dân, Trung tâm cần được bổ sung thiết lập một trang thông tin điện tử và các thiết bị liên quan để phục vụ việc thực hiện các triển lãm số, lưu trữ các tài liệu, tư liệu về triển lãm; thực hiện các hội chợ trực tuyến…Đây là cách làm phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh Thanh Hoá.

2. Hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình và tổ chức sự kiện

Trong những năm qua, Trung tâm Dịch vụ Phát thanh, Truyền hình và Tổ chức Sự kiện đã thực hiện có hiệu quả việc xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa và cung cấp lắp đặt thiết bị phát thanh, truyền hình cho các đài truyền thanh xã, phường, thị trấn, thôn, bản trên địa bàn tỉnh. Kể từ sau khi được bổ sung thêm chức năng hoạt động truyền thông và tổ chức sự kiện, Trung tâm đã khẳng định thương hiệu trong việc sản xuất phóng sự phát thanh, truyền hình, chương trình ca nhạc, quảng cáo, phim truyện, phim tài liệu, phát trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá và các đài phát thanh và truyền hình khác. Trung tâm cũng là một đơn vị tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng trong và ngoài tỉnh, như: các chương trình hội nghị, hội thảo, họp báo, lễ khai trương, lễ khánh thành, lễ kỷ niệm, lễ động thổ, khởi công xây dựng công trình, hội chợ, hoạt động chạy roadshow, toạ đàm, tiệc tất niên, tiệc cuối năm, gala dinner,...

Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm có đội ngũ người lao động còn thiếu và yếu cả về nội dung và kỹ thuật, đa phần chưa qua đào tạo chuyên sâu nên phần lớn phải hợp tác với đối tác bên ngoài. Bên cạnh đó là đơn vị tự chủ kinh phí chi thường xuyên, công việc không thường xuyên nên chưa có cơ chế để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nên khi triển khai thực hiện công việc, phần lớn phải đi thuê.

VII. TRANG THIẾT BỊ, CƠ SỞ VẬT CHẤT

1. Thiết bị sản xuất chương trình

- Thiết bị tiền kỳ: Trong nhiều năm qua, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa được đầu tư trang thiết bị tiền kỳ, phát huy được nhu cầu sản xuất chương trình truyền hình với thời lượng phát sóng 19 giờ trong ngày. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí có hạn, công nghệ thay đổi nhanh, đầu tư nhiều đợt (từ năm 2005 đến nay), nên có một số thiết bị tiền kỳ không đáp ứng được việc sản xuất chương trình truyền hình HD.

Năm 2018, Đài được đầu tư xe truyền hình lưu động với 05 camera và hệ thống thiết bị định dạng tín hiệu số chuẩn HD. Trong quá trình hoạt động, xe truyền hình lưu động đã phát huy tối đa hiệu quả công việc truyền hình trực tiếp và ghi hình lưu động. Tuy nhiên, do xu hướng sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình đạt chuẩn là full HD/4K, nên cần được bổ sung thiết bị để chuyển đổi.

Đối với hệ thống trường quay, studio truyền hình, hiện nay, Đài có 03 Studio truyền hình, 2 Studio phát thanh và hệ thống các phòng dựng hậu kỳ. Tất cả hệ thống các trường quay được đầu tư xây dựng và cải tạo trên cơ sở thiết kế của Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo, nên việc tiêu âm, cách âm không thể xử lý triệt để, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của hệ thống trường quay trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Trong đó:

+ Trường quay tổng hợp, sức chứa hơn 600 người, đưa vào sử dụng năm 2019 với trang thiết bị kỹ thuật, gồm: Hệ thống ánh sáng, âm thanh sân khấu, bàn trộn kỹ thuật số công suất lớn và một số thiết bị phòng máy chuyển từ Studio khu Đài cũ. Các thiết bị phòng máy tại đây, gồm: 03 camera panasonic: AK- HC3800GS, bàn mixer hình panasonic cùng các thiết bị phụ trợ khác, được đầu tư năm 2016 (chưa đạt chuẩn full HD/4K[5]); hệ thống liên lạc chắp vá; Âm thanh, ánh sáng chưa đáp ứng được chương trình biểu diễn lớn.

+ Studio TH1: Dùng để sản xuất các chương trình thời thời sự hàng ngày. Trong đó có hệ thống ánh sáng được đầu tư năm 2019, còn lại thiết bị trong phòng sử dụng từ năm 2015 (di chuyển từ phòng News khu Đài cũ) có cấu hình thấp, chưa đạt chuẩn full HD/4K.

+ Studio TH2: Mới chỉ được trang bị hệ thống ánh sáng từ 2019, còn lại chưa có thiết bị để sử dụng như một trường quay.

+ Studio PT1 và Studio PT2 là hai phòng dựng phát thanh sử dụng bộ dựng cũ tự lắp từ năm 2009, nên một số bộ phận thiết bị đã hỏng và hoạt động không ổn định.

Nhìn chung, ngoài hệ thống ánh sáng tại các trường quay được đầu tư năm 2019, các thiết bị còn lại đều sử dụng từ năm 2015 có cấu hình thấp, chất lượng hình ảnh chưa đạt chuẩn full HD/4K, trong khi, hiện nay trên thế giới, một số hãng truyền hình đã thực hiện phát sóng theo chuẩn 4K, 8K [6](ở Việt Nam, một số Đài như VTV, VTC,… đã thử nghiệm thành công phát sóng chuẩn 4K). Để đáp ứng tốt cho các sự kiện, các chương trình văn nghệ chất lượng cao theo chuẩn 4K, thì tại các trường quay cần được đầu tư mới các thiết bị. Mặt khác, cả 5 studio do thiết kế xây dựng theo phong cách nhà triển lãm nên xử lý cách âm, tiêu âm không triệt để, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất các chương trình của Đài.

- Thiết bị hậu kỳ: Hệ thống thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn tín hiệu truyền hình của Đài hiện có 30 bộ dựng hình đạt chuẩn Ful HD được lắp đặt trong các phòng đảm bảo về diện tích và nhiệt độ. Các thiết bị này cơ bản đáp ứng hoạt động tuyên truyền của tỉnh và cung cấp chương trình cho Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các kênh truyền thông khác, nhưng thiết bị có thời gian sử dụng đã lâu và thiếu dự phòng.

- Hệ thống lưu trữ tư liệu: Hệ thống server (Facilis) lượng lưu trữ 288TB cùng phần mềm MAM quản lý và lưu trữ dữ liệu theo chuẩn HD đã đáp ứng phần lưu trữ phục vụ nhu cầu số hóa sản xuất chương trình. Bên cạnh hệ thống lưu trữ số, Đài còn duy trì hệ thống lưu trữ bằng băng từ LTO7 [7] và ổ cứng rời đảm bảo an toàn lưu trữ.

2. Hệ thống truyền dẫn và phát sóng

- Hệ thống truyền dẫn và phát sóng truyền hình: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có hệ thống server phát sóng playbox, gồm: 02 máy theo tiêu chuẩn SD được đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 2015, sau đó được nâng cấp lên để phát sóng theo tiêu chuẩn HD. Năm 2019, Đài được trang bị thêm 02 máy phát sóng theo tiêu chuẩn HD 1080i và 01 máy Key chữ. Từ hệ thống này, tín hiệu được đưa đi các nền tảng truyền dẫn của Đài (Truyền hình cáp VTV trên toàn quốc với tiêu chuẩn HD và các mạng cáp Analog địa phương với tiêu chuẩn SD; Truyền hình số mặt đất DVB T2 Digital của VTC, tiêu chuẩn HD; Truyền hình vệ tinh Vinasat1 tiêu chuẩn SD; Truyền hình IPTV/OTT MyTV tiêu chuẩn HD; Viettel TV tiêu chuẩn SD; Ứng dụng truyền hình Thanh Hóa phát online trên trang web truyenhinhthanhhoa.vn).

- Hệ thống truyền dẫn và phát sóng phát thanh: Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đang phát sóng tín hiệu phát thanh trên hệ thống server phát sóng cung cấp cho các hạ tầng: Vệ tinh Vinasat1 theo gói kênh của VTC; Máy phát sóng FM 92.3 Mhz - 10000W và FM 102 Mhz - 5000W; Ứng dụng truyền hình Thanh Hóa, phát online trên trang web truyenhinhthanhhoa.vn.

Ngoài 2 hệ thống phát sóng hình và phát sóng phát thanh, Đài còn có:

+ Trạm phát sóng Đồi Quyết Thắng - Hàm Rồng được đầu tư xây dựng năm 1997. Trạm được Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đặt các máy phát sóng công suất lớn, gồm: Máy phát truyền hình kỹ thuật số K26 - 2000W phát các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam và kênh TTV theo chuẩn SD; K29 - 600w phát các chương trình của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; K31 - 1800w phát các chương trình của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và kênh TTV theo tiêu chuẩn HD; FM - 94 Mhz, 10000w phát chương trình VOV1 của Đài Tiếng nói Việt Nam; FM - 103.5 Mhz, 10000w phát chương trình VOV2 của Đài Tiếng nói Việt Nam; FM - 92.3 Mhz, 10000w phát chương trình phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

+ Trạm phát sóng Kỳ Tân - Bá Thước đầu tư xây dựng năm 2006. Trạm được Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa và Đài Tiếng nói Việt Nam đặt các máy phát sóng công suất lớn, gồm: Máy phát thanh FM- 95 Mhz, 5000w phát chương trình VOV1 của Đài Tiếng nói Việt Nam; FM-101.5 Mhz, 5000w phát chương trình VOV3 và VOV4 của Đài Tiếng nói Việt Nam; FM-102 Mhz, 5000w phát chương trình phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

Hiện nay, các thiết bị truyền dẫn phát sóng cơ bản ổn định và cung cấp đầy đủ luồng tín hiệu cho các hạ tầng. Tuy nhiên, tín hiệu phát lên vệ tinh (tiêu chuẩn SD) hoặc tiếp phát sóng qua vệ tinh có chất lượng thấp do không có đầu thu chuyên dụng; khi làm truyền hình trực tiếp hoặc cầu truyền hình trực tiếp còn phụ thuộc vào thiết bị đầu cuối và các đơn vị truyền dẫn (vì chưa có tuyến cáp quang từ nơi tác nghiệp về tổng khống chế); việc cung cấp tín hiệu vào/ra của tổng khống chế có nhiều chuẩn khác nhau và nguồn tín hiệu cung cấp cho các hạ tầng phát sóng ngày càng được mở rộng, do đó, cần phải có thêm các bộ chia tín hiệu âm thanh, hình ảnh để cung cấp cho các ứng dụng OTT.

3. Cơ sở vật chất phục vụ điều hành, phục vụ sản xuất và phát sóng chương trình

- Diện tích đất: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa được tiếp nhận và đang quản lý 181.166,3m2 đất tại 3 khu vực: Trung tâm Truyền hình,Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo có diện tích 150.516,3m2 (còn gần 2 ha chưa giải phóng mặt bằng); Trạm phát sóng tại Kỳ Tân - Bá Thước có diện tích 25.150m2; Trạm Phát sóng Đồi Quyết Thắng - Hàm Rồng có diện tích 5.500 m2. Ngoài ra, Đài đang quản lý trụ sở cũ (không còn nhu cầu sử dụng, hiện nay đang đề xuất bàn giao lại cho tỉnh) tại số 08, Hạc Thành, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa.

- Nhà làm việc phục vụ hoạt động điều hành và sản xuất chương trình: Năm 2016, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tiếp nhận nguyên trạng Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo từ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Quyết định số 4854/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Từ năm 2016 - 2019, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa được UBND tỉnh đầu tư cải tạo khu vực làm việc và xây dựng mới Trung tâm sản xuất chương trình phát thanh truyền hình theo thiết kế của tòa nhà triển lãm với tổng diện tích gần 2000m2 sàn.

- Phương tiện phc vhoạt động nghip v: Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có 10 xe ô tô, gồm: 02 xe gắn thiết bị chuyên dùng, 07 xe gắn biển hiệu nhận biết và 01 xe 16 chỗ (sản xuất năm 2005, sắp hết thời hạn lưu hành theo quy định).

VIII. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Giai đoạn từ 2021 trở về trước, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên, được UBND tỉnh giao chỉ tiêu 140 viên chức (gồm: 99 biên chế và 41 Hợp đồng lao động có quỹ lương). Từ năm 2022, Đài là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2) theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 và UBND tỉnh chuyển đổi sang cơ chế đặt hàng theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019.

Nguồn thu trong những năm gần đây liên tục giảm do sự cạnh tranh của các loại hình truyền thông và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mặt khác, nguồn kinh phí đặt hàng và đơn giá sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình trên địa bàn Thanh Hóa thấp, trong khi Đài vẫn phải thực hiện số lượng chương trình nhiều, nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc trang trải chi phí duy trì hoạt động.

Biểu thu, chi hoạt động Tài chính của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2022

ĐVT: triệu vnđ

STT

Chỉ tiêu

Năm

2017

2018

2019

2020

2021

2022

1

Nguồn thu

112,962

106,315

93,922

75,999

64,837

66,610

-

Kinh phí NSNN

40,986

28,139

29,432

30,214

34,829

34,102

-

Thu quảng cáo và dịch vụ

71,976

78,176

64,490

45,785

30,008

32,508

2

Nguồn chi

88,322

89,809

81,496

65,288

64,837

66,598

-

Nộp NSNN

7,197

7,817

6,449

3,891

2,589

4,673

3

Chênh lệch thu-chi

24,640

16,506

12,426

10,711

-

12

*Ghi chú: Năm 2022, Đài chưa có kinh phí để chi trả hoạt động thuê phát sóng vệ tinh vinasat, cab, số mặt đất là 6 tỷ đồng.

IX. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn, hạn chế

1.1. Về nội dung thông tin, tuyên truyền

- Nội dung các chương trình còn chưa phong phú; chưa có nhiều chương trình chính luận chuyên sâu đặc sắc và chương trình văn nghệ, giải trí hấp dẫn thu hút được nhiều khán, thính giả.

- Nội dung các chương trình trên hạ tầng số còn đơn điệu.

- Không có bản quyền các chương trình gameshow, phim truyện hấp dẫn.

1.2. Về kỹ thuật

- Chất lượng phát sóng truyền hình trên vệ tinh vẫn còn theo tiêu chuẩn SD nên chất lượng hình ảnh thấp.

- Các hệ thống thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng còn chưa đồng bộ. Phần lớn camera tác nghiệp và một số thiết bị đã đưa vào sử dụng lâu năm (có thiết bị trên 8 năm), nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chương trình.

- Chưa có hệ thống phần mềm quản trị biên tập, dựng và lưu trữ các chương trình phát thanh, truyền hình.

1.3 Về tài chính

- Đơn giá các chương trình phát thanh, truyền hình ở mức thấp; nguồn đặt hàng của tỉnh với Đài còn thấp so với các tỉnh có cùng đặc điểm.

- Doanh thu dịch vụ quảng cáo ngày càng giảm sâu do doanh nghiệp khó khăn và xu hướng quảng cáo trên các nền tảng số.

- Trụ sở và công năng công trình chưa phù hợp với quy mô hoạt động phát thanh, truyền hình của Đài, dẫn tới chi phí vận hành, quản lý cao.

1.4. Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực

- Nguồn nhân lực hiện có đông về số lượng, nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp; thiếu các vị trí như đạo diễn, dẫn chương trình, họa sỹ, kỹ thuật đồ họa trình độ cao.

- Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh; đội ngũ nhân lực sản xuất nội dung trên hạ tầng số còn yếu.

2. Nguyên nhân

- Tư duy quản lý còn hạn chế nên chưa chủ động, kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn chưa bài bản, nhất là đào tạo chuyên sâu đối với một số chức danh như đạo diễn, biên kịch, âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật đồ họa … Điều kiện nguồn kinh phí cho đào tạo và đào tạo lại những năm gần đây gặp nhiều khó khăn. Số lượng cán bộ viên chức có tuổi đời từ 40 trở lên nhiều, dẫn đến nhiều vị trí việc làm thiếu, không có cơ hội tuyển dụng mới.

- Do xu thế báo chí phát thanh, truyền hình thay đổi dẫn đến doanh thu dịch vụ quảng cáo giảm sâu, nguồn thu thấp.

- Một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình cần điều chỉnh để phù hợp xu thế phát triển, như: Định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình (tại Thông tư 03/2018/TT-BTTTT ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh) cần bổ sung thêm phần định mức sản xuất chương trình trên các nền tảng số và khuyến khích sáng tạo cho các tác phẩm để góp phần nâng cao chất lượng chương trình.

Phần thứ ba

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa theo đúng đường lối trủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, quản lý của UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, địa phương để xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, đa nền tảng, đa loại hình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

- Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trên cơ sở kế thừa, phát huy thế mạnh và đổi mới, nâng cấp toàn diện cả về nội dung chương trình, nguồn nhân lực, phương thức hoạt động, cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ hiện đại, đáp ứng kịp thời xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí.

- Quan tâm, đầu tư các nguồn lực và phát huy tính tự lực, tự cường để Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trở thành cơ quan báo chí có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, góp phần tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị, quảng bá hình ảnh về Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

- Xây dựng Đảng bộ, cơ quan Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đoàn kết, có đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đạt về chất lượng và cơ cấu hợp lý.

- Xây dựng Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là trách trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của Đài và sự ủng hộ của Nhân dân.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có đủ năng lực sản xuất, phát sóng các chương trình đảm bảo chất lượng cao, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đúng tôn chỉ, mục đích, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của Nhân dân; góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Giai đoạn 2023 - 2025

- Mở thêm 03 bản tin thời sự truyền hình, 01 bản tin thời sự phát thanh giờ cao điểm; hằng năm, sản xuất phát sóng 10 phim tài liệu, phim khoa giáo chất lượng cao; duy trì 01 Gameshow truyền hình hấp dẫn, thu hút khán giả; nghiên cứu cho ra đời 01 fomat chương trình văn nghệ, giải trí gần gũi với đời sống xã hội, có tính định hướng về thẩm mỹ, văn hóa.

- Xây dựng và hình thành hệ sinh thái nội dung số với tên gọi TTV Digital để sản xuất và phát sóng các chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trên các nền tảng số và mạng xã hội.

- Hợp tác với các đơn vị có thế mạnh về nền tảng số tại Việt Nam để đưa nội dung các chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa vào các ứng dụng truyền hình nổi tiếng, tạo sức lan tỏa, nâng cao hiệu quả về thông tin, tuyên truyền.

2.2.2. Giai đoạn 2026 - 2030

Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình. Tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh toàn diện các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể với Nhân dân; đáp ứng nhu cầu về thông tin, nâng cao kiến thức của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Phấn đấu:

- Tăng thời lượng sóng phát thanh từ 16 giờ/ngày lên 19 giờ giờ/ngày; Trang thông tin điện tử có lượng người truy cập đạt 1 triệu người/tháng; các hạ tầng số đạt 2 triệu lượt người đăng ký/tháng.

- Đến năm 2030, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa cơ bản trở thành một cơ quan báo chí địa phương chuyển đổi hoàn toàn sang số, từ nội dung đến kỹ thuật công nghệ, quy trình quản lý điều hành, quản lý khai thác chia sẻ dữ liệu và phát sóng truyền hình độ phân giải cao 1080p[8] (chuẩn phát sóng truyền hình theo VTV). Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trở thành một cơ quan truyền thông có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực Bắc Trung bộ và cả nước.

- Đổi mới phương thức hoạt động và quản lý; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức theo hướng chuyên nghiệp hóa, chuyên sâu hóa; đặc biệt là cán bộ quản lý và viên chức tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chương trình. Đến năm 2030, Đài có 40% cán bộ, viên chức có trình độ sau đại học; được bồi dưỡng chuyên môn sâu ở lĩnh vực phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực khác; đồng thời, giảm 02 phòng chuyên môn để tinh gọn bộ máy.

- Thực hiện xã hội hóa sản xuất các chương trình giải trí, khoa giáo; tăng cường tạo các nguồn thu chính đáng, đúng pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình góp phần đầu tư nâng cao chất lượng chương trình, ổn định và nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, viên chức.

- Tổ chức tốt các hoạt động xã hội, phát huy mạnh mẽ vai trò và ảnh hưởng của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trong công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm các giải pháp về đổi mới nâng cao chất lượng nội dung chương trình

Nâng cao tính thời sự, phát hiện, phản biện của báo chí và phát huy thế mạnh của phát thanh, truyền hình; chú trọng tính chuyên sâu trong tổng kết, đánh giá các vấn đề của chuyên đề, chuyên mục; đổi mới và nâng cao tính nghệ thuật, bản sắc văn hóa, con người Xứ Thanh, văn hóa các dân tộc thiểu số phía Tây của tỉnh và khu vực trong các chương trình văn nghệ, giải trí; mở thêm một số chương trình, chuyên mục mới đáp ứng nhu cầu và thu hút đông đảo các đối tượng khán, thính giả trong và ngoài tỉnh. Tăng cường sản xuất và phối hợp sản xuất các tin tức, phóng sự, chuyên đề, văn nghệ giải trí trên địa bàn tỉnh và khu vực; cung cấp cho Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh - truyền hình khu vực và trong nước; giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, cơ hội thu hút đầu tư, bản sắc văn hóa Xứ Thanh, các dân tộc thiểu số trong tỉnh và khu vực.

1.1. Thời lượng chương trình đặt hàng

Giai đoạn 2024 - 2030, UBND tỉnh nâng thời lượng đặt hàng cho Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa sản xuất mới các chương trình: Phát thanh từ 3,45 giờ/ngày (như năm 2023) lên 5 giờ/ngày (Từ năm 2024); Truyền hình từ 3,7 giờ/ngày (như năm 2023) lên 5 giờ/ngày (Từ năm 2024) và nền tảng số 4 giờ/ngày.

1.2. Nội dung các chương trình

1.2.1. Thời sự chính luận:

- Trên kênh Phát thanh - Truyền hình truyền thống:

+ Sản xuất và phát sóng 13 bản tin thời sự truyền hình/ngày (bao gồm 05 bản tin quốc tế) và 15 bản tin thời sự phát thanh/ngày (bao gồm 07 bản tin quốc tế).

+ Nâng cao tính cập nhật, tính phát hiện, tính phản biện của tin tức, phóng sự; đảm bảo tính định hướng và tư tưởng, tính toàn diện giữa các lĩnh vực, vùng miền trong tỉnh; kịp thời phát hiện và phản ánh những vấn đề mới phát sinh, những mô hình, điển hình mới, những vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm; kiên trì theo đuổi các vấn đề, vụ việc, có chính kiến bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái xấu, tiêu cực.

+ Xây dựng, đổi mới quy trình tổ chức sản xuất, duyệt phát sóng và tiêu chí, bộ nhận diện cho từng chương trình bản tin thời sự theo xu hướng hội tụ, liên kết và chia sẻ tài nguyên giữa các bộ phận, nhóm, phòng nội dung, giữa phát thanh với truyền hình và các hạ tầng số, mạng xã hội.

- Trên các hạ tầng số:

+ Cập nhật thường xuyên, nhanh, chính xác, có định hướng các thông tin, hình ảnh phù hợp cả về nội dung và hình thức thể hiện với khán giả số trên các hạ tầng mạng như: Trang thông tin điện tử truyenhinhthanhhoa.vn; Trang Fanpage: Truyền hình Thanh Hóa; kênh Youtube: Thanh Hóa TV và ứng dụng truyền hình Thanh Hóa; Zalo Thanh Hóa TV; Tiktok ThanhhoaTV.

+ Tổ chức sản xuất định kỳ và linh hoạt các bản tin ngắn livestream trên các hạ tầng số để lan tỏa thông tin một cách nhanh nhất. Chú trọng mảng tin tức về an sinh xã hội, an ninh, an toàn trật tự xã hội và những tấm gương người tốt, việc tốt.

+ Biên tập, chọn lọc các thông tin, nội dung, hình ảnh video clip ngắn từ các chương trình sản xuất, phát sóng trên sóng phát thanh, truyền hình truyền thống, chuyển tải sang các hạ tầng số, quảng bá, lan tỏa chéo giữa phát thanh - truyền hình truyền thống và các nền tảng truyền thông mới, với mục tiêu đưa hình ảnh, các sản phẩm của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa gần gũi, đến với đông đảo công chúng.

1.2.2. Chuyên đề, chuyên mục:

- Tổ chức lại các chuyên mục chính luận mang tính chuyên sâu; nâng cao chất lượng chương trình, khuyến khích cách thể hiện mới, sáng tạo, có tính tương tác với khán giả.

- Đẩy mạnh sản xuất phim tài liệu, nhất là mảng phim lịch sử, danh nhân Xứ Thanh; bồi dưỡng một số đạo diễn, biên kịch, quay phim để hình thành đội ngũ làm phim tài liệu trẻ, có năng lực chuyên môn cao, bắt kịp xu hướng đổi mới trong lĩnh vực này.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương để xây dựng chương trình, chuyên mục phát trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; thực thi các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng chương trình.

1.2.3. Văn nghệ, giải trí:

- Mở các gameshow mới, hấp dẫn thu hút người xem. Dành kinh phí để mua bản quyền các chương trình giải trí có chất lượng cao.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình văn nghệ hiện có. Xây dựng các chương trình về giáo dục giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, quảng bá giới thiệu các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các danh lam thắng cảnh, các điểm tham quan du lịch, các giải thể thao của tỉnh.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức các chương trình giải trí có quy mô lớn, góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng thức văn nghệ của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với bản sắc văn hóa Xứ Thanh.

1.2.4. Tiếng dân tộc thiểu số:

- Nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc Thái và Mông với thời lượng 50 phút/ngày đối với cả phát thanh và truyền hình.

- Thực hiện tốt việc phối hợp sản xuất chương trình cho VTV5 - Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Nhóm các giải pháp về đổi mới phương thức quản lý, hoạt động sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng

2.1. Đổi mới tư duy, sáng tạo trong quản lý, quản trị

- Thực hiện mô hình quản trị tiên tiến, chuyển từ mô hình quản trị lãnh đạo, kiểm soát sang mô hình trao quyền và giám sát, đồng thời thực hiện đúng quy định của Luật Báo chí; đề cao tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình của Đài đối với cơ quan có thẩm quyền và xã hội; nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Hội đồng biên tập; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đổi mới.

- Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng “đặt hàng”, “giao khoán” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tính tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ của các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Chủ động, nhanh nhạy trong việc truyền thông chính sách và các vấn đề lớn của tỉnh, của đất nước; kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng của nhân dân để có các giải pháp tuyên truyền hiệu quả.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành các hoạt động của Đài. Chuẩn hoá hệ thống văn bản quản lý và quy trình làm việc trong các lĩnh vực, tổ chức và đơn vị trong Đài theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng phục vụ của các phòng, đơn vị trực thuộc Đài.

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho cán bộ, phóng viên, nhân viên được học tập, rèn luyện, sáng tạo, xây dựng tác phong làm việc khoa học, ứng xử văn hóa, văn minh.

- Có giải pháp khuyến khích năng lực sáng tạo của cán bộ, phóng viên như: khen thưởng kịp thời các chương trình, tác phẩm tốt; tạo điều kiện tối đa cho cán bộ, phóng viên thực hiện các chương trình, tác phẩm chất lượng cao...

2.2. Đổi mới quản lý nội dung chương trình

- Tiếp tục nghiên cứu khung chương trình hợp lý.

- Sử dụng có hiệu quả các công cụ, phần mềm để đo đếm lượng ratting, lượt like, share, view từng chương trình, sản phẩm, xem đó là một tiêu chí quan trọng trong việc quyết định duy trì sản xuất, ngừng sản xuất hay đổi mới nội dung.

- Hợp tác trao đổi thông tin, chương trình với các Đài bạn. Cử phóng viên tác nghiệp ngoài địa bàn tỉnh và cả nước ngoài, khi có những sự kiện lớn.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất phát sóng chương trình trên nền tảng file với hệ thống quản lý tài nguyên số tập trung và trên đa nền tảng.

- Xây dựng, hoàn thiện quy trình tạo và sử dụng metadata[9] trong toàn bộ dây chuyền sản xuất phát sóng từ khâu tiền kỳ, hậu kỳ, kiểm duyệt và lưu trữ tư liệu.

2.3. Truyền dẫn và phát sóng:

- Truyền dẫn trên Vinasats1 theo tiêu chuẩn full HD/4K.

- Phát sóng trên hạ tầng số mặt đất, VTVCab, VTVCab ON, MyTV, VieON, VTVgo, theo tiêu chuẩn HD.

3. Nhóm các giải pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực

3.1. Tổ chức bộ máy

Tiếp tục kiện toàn, cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức bộ máy trên cơ sở về quy trình sản xuất, năng lực, sở trường của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động của Đài theo Kế hoạch số 102-KH/TU ngày 23/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Cụ thể:

- Giai đoạn 2023 - 2025 giảm 01 phòng chuyên môn và nâng cấp Tổ Quay phim thành Phòng Quay phim - Đạo diễn;

- Giai đoạn 2026 - 2030 giảm 02 phòng chuyên môn.

- Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm đảm bảo cho Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu hợp lý.

3.2. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, chuyên sâu cho cán bộ, nhân viên.

- Về số lượng, đến năm 2030 Đài có 245 người làm việc; về chất lượng chất lượng, đảm bảo cả phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, phổ cập kỹ năng ứng dụng các phần mềm, công nghệ để khai thác các nền tảng số, hạ tầng mạng xã hội, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu công việc. Về cơ cấu chú trọng phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu, bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, người dẫn chương trình, cán bộ kỹ thuật - công nghệ trình độ cao (để ứng dụng kỹ thuật - công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo AI), ê kíp làm phim tài liệu, phim truyện.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo để đội ngũ phóng viên, biên tập, kỹ thuật viên có trình độ trung cấp chính trị trở lên. Mỗi năm cử ít nhất 10-15 cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên tham gia học tập kinh nghiệm quản lý và sản xuất chương trình tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

4. Nhóm các giải pháp về trang thiết bị và cơ sở vật chất

4.1. Đầu tư hiện đại hóa thiết bị tiền kỳ, hậu kỳ, thiết bị sản xuất lưu động

- Đầu tư, bổ sung thiết bị tiền kỳ chuẩn full HD/4K.

- Đầu tư, bổ sung thiết bị hậu kỳ chuẩn full HD/4K.

- Đầu tư hệ thống cẩu và camera gắn trên cẩu.

4.2. Đầu tư, nâng cấp bổ sung, hiện đại hóa các trường quay

- Bổ sung nâng cấp trường quay lớn (Studio khán giả).

- Đầu tư trường quay thời sự - chính luận (Studio S1) theo hướng chuẩn full HD/4K.

- Đầu tư trường quay làm giao lưu - tọa đàm - khách mời chuyên đề, chuyên mục, tiếng dân tộc (Studio S2) theo hướng chuẩn full HD/4K.

- Đầu tư các studio phát thanh số 1.

- Đầu tư các studio phát thanh số 2.

4.3. Đầu tư Tòa soạn hội tụ

- Đầu tư bộ sever và phần mềm quản lý tác phẩm.

- Đầu tư xây dựng Trang thông tin điện tử cho Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

- Đầu tư hệ thống thiết bị và phần mềm chuyển đổi số.

- Nâng cấp hệ thống mạng tốc độ cao.

- Mở rộng thêm hệ thống lưu trữ.

4.4. Đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa hệ thống Tổng khống chế - Phát sóng

- Bổ sung nâng cấp hệ tổng khống chế.

- Bổ sung nâng cấp hệ thống phát sóng truyền hình.

- Bổ sung nâng cấp hệ thống phát sóng phát thanh.

4.5. Đầu tư phương tiện

- Nâng cấp xe truyền hình lưu động lên chuẩn full HD/4K.

- Đầu tư xe ô tô chuyên dụng trên 16 chỗ. Từng bước thay thế phương tiện đã hết thời gian khấu hao sử dụng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất chương trình lưu động tại các địa phương trong tỉnh.

4.6. Đầu tư nâng cấp Trạm phát sóng Đồi Quyết thắng - Hàm Rồng và Trạm phát sóng Kỳ Tân - Bá Thước

- Xây dựng nâng cấp toàn bộ khu nhà; trang bị mới hệ thống điện, điều hòa tại trạm phát sóng Đồi Quyết Thắng - Hàm Rồng, bao gồm: Nhà điều khiển, giám sát; nhà máy phát điện và nhà bảo vệ, công an mục tiêu.

- Sửa chữa, cải tạo nhà làm việc; nhà đặt máy và nâng cấp hệ thống điện, điều hòa nhiệt độ cho các phòng máy, phòng làm việc tại Trạm phát sóng Kỳ Tân - Bá Thước.

5. Nhóm các giải pháp về tài chính

5.1. Nguồn thu

- Từ nguồn ngân sách Nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ và các quy định có liên quan.

- Từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp của Đài.

5.2. Các gii pháp

- Đổi mới nội dung các chương trình giải trí để thu hút quảng cáo, tài trợ.

- Tích cực khai thác mở rộng các đối tác mới trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo.

- Liên kết sản xuất các chương trình có chất lượng với các đối tác có thế mạnh về truyền thông.

- Tích cực khai thác nguồn quảng cáo trong tỉnh, nguồn thu từ tổ chức sự kiện, dịch vụ phát thanh, truyền hình.

- Gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp (trừ phần thu từ đơn đặt hàng), bao gồm: hoạt động dịch vụ quảng cáo, tiếp, phát sóng Đài Truyền hình Việt Nam, sản xuất phim tài liệu, phóng sự, chuyên đề, chuyên mục… tuyên truyền cho các sở, ngành, các địa phương và các tổ chức, cá nhân.

- Sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên gồm: kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí của chương trình, dự án, đề án khác, kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền, vốn đầu tư phát triển, kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động phát thanh, truyền hình theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao.

6. Nhóm các gii pháp vcông tác phi hp

- Với 2 Đài quốc gia: Thỏa thuận ký hợp đồng sản xuất, cung cấp các chương trình phát thanh - truyền hình. Đảm nhận các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Thanh Hóa và một phần về các tỉnh trong khu vực trên sóng VTV và VOV.

- Với các đài phát thanh và truyền hình trong khu vực: Chủ động xây dựng quy chế phối hợp trong sản xuất, trao đổi nội dung phát sóng các chương trình phát thanh - truyền hình, trong ứng dụng và khai thác các trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ và trong tổ chức các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, văn hóa, thể thao…

- Với các sở, ban, ngành; các huyện, thị, thành phố trong tỉnh: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp, ký kết tuyên truyền về công tác quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực, quá trình xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của các địa phương trong tỉnh.

- Với các trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch cấp huyện: Duy trì mối quan hệ để hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đủ năng lực, kịp thời phát hiện, phản ánh những vấn đề của địa phương trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

- Với các doanh nghiệp truyền thông: Liên kết với một số công ty truyền thông trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất và khai thác các chương trình, nhất là văn nghệ, giải trí; xem đây là một giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu và yếu về nhân lực, kinh phí, thiết bị hiện nay của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

- Tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội: Tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động và sự kiện về đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, cứu trợ thiên tai, thảm họa trong và ngoài tỉnh.

7. Nhóm các giải pháp tăng cường công tác xây dựng Đảng; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đoàn thể và các tổ chức hội

- Tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường xây dựng, củng cố khối đoàn kết, đảm bảo thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, viên chức, nhất là người đứng đầu; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, đặc biệt là các quan điểm, mục tiêu về phát triển Đài; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.

- Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong Đài; phát huy vai trò của các đoàn thể trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chuyên môn, góp ý, phản biện đối với các chủ trương lớn của Tỉnh và các địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong toàn thể hội viên, đoàn viên, cán bộ, viên chức, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, khát vọng phát triển, tích cực lao động, học tập vì sự phát triển của Đài.

IV. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Dự kiến kinh phí thực hiện Dự án: Khoảng 155 tỷ đồng, trong đó:

1. Giai đoạn 1: Từ năm 2023 đến năm 2025: Dự kiến khoảng 22 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh.

2. Giai đoạn 2: Từ năm 2026 đến năm 2030: Dự kiến khoảng 133 tỷ đồng

Nguồn kinh phí thực hiện:

- Ngân sách tỉnh: Dự kiến khoảng 126 tỷ đồng.

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Đài: Khoảng 7 tỷ đồng.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Chỉ đạo, định hướng các nội dung tuyên truyền để Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

- Chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt công tác triển khai Đề án “Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030” đến các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể liên quan.

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án; cụ thể hóa Đề án thành kế hoạch, chương trình, dự án,.. trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng quy định và triển khai thực hiện theo từng giai đoạn.

- Hằng năm, xây dựng danh mục nội dung chương trình, kinh phí đặt hàng, nhu cầu vốn thực hiện Đề án gửi các cơ quan chuyên môn thẩm định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung triển khai, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án; thường xuyên và định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện, các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để xử lý, điều chỉnh cho phù hợp.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động phát thanh, truyền hình trên địa bàn đảm bảo đúng quy định.

- Hằng năm, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

- Hướng dẫn, hỗ trợ Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện lộ trình chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

4. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp cho các nhiệm vụ đặt hàng tuyên truyền nhiệm vụ chính trị được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

- Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và quy định hiện hành, kịp thời tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí vốn thực hiện các chương trình, dự án đảm bảo đúng quy định.

5. Sở Nội vụ

- Hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xây dựng Đề án vị trí việc làm và Kế hoạch số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp hàng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định.

- Hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan tổng hợp các mục tiêu, chỉ tiêu phát thanh, truyền hình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan kịp thời tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước theo quy định.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tập trung chỉ đạo xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch cấp huyện đủ năng lực, điều kiện sản xuất chương trình phát thanh và truyền hình để phát trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

- Chỉ đạo Đài truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm Quy định tại Điều 6, Điều 7, Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường tiếp sóng các chương trình phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, đặc biệt là chương trình thời sự trong và ngoài tỉnh hằng ngày.

- Chủ động phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa triển khai nội dung của Đề án có liên quan.

8. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành, chủ động phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức triển khai thực hiện Đề án./.



[1] HD (High Definition) là kỹ thuật hiển thị độ nét cao, có số điểm ảnh 1280x720 (1280 điểm ảnh chiều ngang và 720 điểm ảnh chiều dọc).

[2] SD (Standard Definition) là kỹ thuật hiển thị độ nét tiêu chuẩn, có số điểm ảnh 720x576 (720 điểm ảnh chiều ngang x 576 điểm ảnh chiều dọc)

[3] IPTV (Internet Protocol Television) là Truyền hình giao thức Internet. Có thể hiểu đơn giản, IPTV là một công nghệ truyền hình cho phép truyền tải các nội dung, chương trình truyền hình đến người xem một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua kết nối mạng Internet.

[4] OTT (Over The Top) là giải pháp cung cấp nội dung như hình ảnh, tin nhắn, gọi điện cho người dùng dựa trên việc tận dụng không gian rộng lớn Internet. Bên cạnh đó, không một nhà cung cấp hoặc bất kỳ cơ quan nào có thể can thiệp vào hoạt động này.

[5] Full HD là chuẩn truyền hình độ phân giải cao ở tỉ lệ 16:9 và có số điểm ảnh là 1920×1080 (1920 số điểm ảnh ngang và 1080 số điểm ảnh dọc). 4K: Chuẩn truyền hình độ phân giải rất cao, có số điểm ảnh là: 3840x2160 (3840 số điểm ảnh ngang và 2160 số điểm ảnh dọc).

[6] 8K là chất lượng hình ảnh siêu nét hơn với số điểm ảnh cao gp 4 ln so vi độ phân giải 4K và cao gp 16 ln so với độ phân gii Full HD.

[7] LOT7 là công nghệ lưu trữ băng từ thế hệ thứ 7 (Linear Tape-Open), cho phép lưu trữ lên đến 15 TB mỗi băng từ dạng nén- đó chính là các sản phẩm thuộc dòng HPE StoreEver LTO Ultrium Tape Drives.

[8] 1080p (Full HD) là chuẩn truyền hình độ phân giải cao ở tỉ lệ 16:9 và có số điểm ảnh là 1920×1080 (1920 số điểm ảnh ngang và 1080 số điểm ảnh dọc).

[9] Metadata (Siêu dliu) là dữ liệu về dữ liệu (data about data). Metadata dùng để mô tả và bối cảnh của dữ liệu, giúp chúng ta có thể tổ chức, tìm và hiểu dữ liệu.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3937/QĐ-UBND ngày 25/10/2023 phê duyệt Đề án Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.435

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.105.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!