BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2552/QĐ-TCHQ
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỐI VỚI LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, KIỂM TRA NỘI
BỘ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày
21 tháng 6 năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 và
các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019
và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6
năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
ngày 26 tháng 11 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017
và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023 và
các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17
tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-BTC ngày 19 tháng 4
năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định phân cấp quản lý tài
chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng CNTT và kiểm tra, kiểm toán nội
bộ của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này quy định về thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực quản lý
tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm
tra nội bộ của Tổng cục Hải quan.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký và thay thế Quyết định số 1610/QĐ-TCHQ ngày 31/05/2018 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về việc quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, quản lý, sử dụng
tài sản công (không bao gồm mua sắm tài sản công nghệ thông tin) tại các đơn vị
thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, Quyết định số 369/QĐ-TCHQ ngày
03/03/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc quy định thẩm quyền và
tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây
dựng, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra nội bộ và lựa chọn nhà thầu trong
các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan;
2. Khi các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu
để áp dụng tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản
mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó;
3. Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị, Chánh Văn
phòng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo)
- Cục KHTC Bộ Tài chính (để p/h);
- Cổng thông tin điện tử của TCHQ;
- Lưu: VT, TVQT (04b).
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thọ
|
QUY ĐỊNH
VỀ
THẨM QUYỀN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỐI VỚI LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN
CÔNG, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, KIỂM TRA NỘI BỘ CỦA TỔNG CỤC
HẢI QUAN
(Kèm theo Quyết định số 2552/QĐ-TCHQ ngày 05 tháng 11 năm 2024 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định thẩm quyền và tổ chức thực
hiện quản lý tài chính; tài sản công (thuộc phạm vi được phân cấp quy định tại
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và Nghị định số
114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công); đầu tư xây dựng; ứng dụng công
nghệ thông tin và kiểm tra nội bộ của Tổng cục Hải quan.
2. Quy định này áp dụng đối với công chức hải quan,
viên chức hải quan, các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ và quy
định chung
1. Vốn đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn
từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành
để đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
(NSNN) nêu tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quy định ban hành kèm theo
Quyết định này là dự toán để thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm, sửa chữa
theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
3. Đối với các dự án sử dụng dự toán quy định tại khoản
2 Điều này: Thực hiện lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định,
quyết định dự án đầu tư, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định của
pháp luật về đầu tư công và quy định pháp luật có liên quan.
4. Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân
sách của Tổng cục Hải quan được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Đối với lĩnh vực tài
chính
1. Đối với chi thường xuyên:
1.1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
1.1.1. Công tác lập và phân bổ dự toán (bao gồm cả điều
chỉnh, bổ sung); phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán hàng năm; tổ chức thực hiện
dự toán được giao:
a) Hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng
dự toán thu, chi NSNN, điều chỉnh, bổ sung dự toán hằng năm và Kế hoạch tài
chính NSNN 3 năm theo quy định của pháp luật ngân sách.
b) Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách hàng năm và Kế
hoạch tài chính NSNN 3 năm của Tổng cục Hải quan.
c) Phê duyệt phương án phân bổ dự toán thu, chi
ngân sách hằng năm của Tổng cục Hải quan cho các đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo
trong phạm vi dự toán ngân sách được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và không làm
thay đổi dự toán các nội dung, nhiệm vụ chi đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính
giao.
d) Báo cáo Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài
chính) về tổng hợp dự toán đã phân bổ, giao, điều chỉnh của các đơn vị sử dụng
ngân sách thuộc phạm vi quản lý (kèm theo các tài liệu có liên quan theo quy định
của pháp luật ngân sách, đồng thời thuyết minh rõ sự cần thiết, căn cứ điều chỉnh
và kiểm tra, báo cáo số dư dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách có liên
quan) do Bộ Tài chính (cấp I) tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính (quản lý nhà nước)
để kiểm tra phân bổ, điều chỉnh dự toán và phê duyệt dự toán trên hệ thống
TABMIS.
e) Quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho các
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Hải quan.
g) Quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị sử dụng ngân
sách thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ lập, phân bổ và giao dự toán chi thường
xuyên NSNN hàng năm theo quy định.
h) Quyết định phê duyệt danh mục và kinh phí, giao
nhiệm vụ thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở.
i) Quyết định phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán
hằng năm:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa công
trình, hạng mục công trình xây dựng sử dụng dự toán quy định tại khoản
2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này có tổng mức đầu tư dưới
15 tỷ đồng.
- Đối với các hoạt động ứng dụng CNTT (các nội dung
không thuộc định mức chi quản lý hành chính theo quy định) có tổng mức dự toán
của từng hoạt động dưới 15 tỷ đồng.
- Đối với nhiệm vụ mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng
tài sản công và nhiệm vụ mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác (các nội dung không thuộc
định mức chi quản lý hành chính theo quy định) có tổng mức dự toán của từng
danh mục dưới 15 tỷ đồng.
k) Báo cáo tình hình thực hiện công khai dự toán
giao đầu năm; Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu, chi NSNN/công khai tình
hình thực hiện dự toán thu, chi NSNN của Tổng cục Hải quan và các báo cáo khác
của Tổng cục Hải quan theo quy định.
1.1.2. Công tác quyết toán chi NSNN.
a) Phê duyệt kế hoạch xét duyệt quyết toán chi ngân
sách hằng năm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và đơn vị dự toán thuộc
Tổng cục Hải quan.
b) Thông báo số liệu xét duyệt quyết toán chi ngân
sách hằng năm và thông báo điều chỉnh số liệu xét duyệt quyết toán chi ngân
sách.
c) Báo cáo Bộ Tài chính quyết toán chi ngân sách và
Báo cáo tài chính hằng năm của Tổng cục Hải quan theo quy định của Luật ngân
sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn.
d) Báo cáo Bộ Tài chính tình hình công khai số liệu
quyết toán chi ngân sách nhà nước.
1.2. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách:
1.2.1. Công tác lập dự toán (bao gồm cả điều chỉnh,
bổ sung) và tổ chức thực hiện dự toán được giao:
a) Thực hiện lập dự toán thu, chi NSNN hằng năm và
Kế hoạch tài chính NSNN 3 năm của Tổng cục Hải quan theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước, văn bản hướng dẫn
hằng năm của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đảm bảo đúng thời hạn theo quy định.
b) Thực hiện công khai dự toán thu, chi NSNN hàng
năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.
c) Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu, chi
NSNN và các báo cáo khác của đơn vị theo quy định của pháp luật ngân sách, Bộ
Tài chính và Tổng cục Hải quan theo đúng thời hạn quy định.
1.2.2. Công tác quyết toán chi NSNN:
a) Lập, báo cáo Tổng cục trưởng quyết toán chi ngân
sách và báo cáo tài chính hằng năm của đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của
Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn.
b) Thực hiện công khai số liệu quyết toán chi ngân
sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng
dẫn.
1.2.3. Ngoài thực hiện nhiệm vụ của Thủ trưởng đơn
vị sử dụng ngân sách, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quan, Cục trưởng Cục Công
nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục
trưởng Cục Kiểm định Hải quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quan:
- Xây dựng danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ
kèm theo thuyết minh chi tiết gửi Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính - Bộ
Tài chính để rà soát.
- Chủ trì tổ chức triển khai thủ tục tuyển chọn
danh mục, thẩm định kinh phí và báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt Quyết định
danh mục và kinh phí, giao nhiệm vụ thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ
cấp cơ sở.
- Gửi Cục Tài vụ - Quản trị kết quả rà soát của Viện
Chiến lược và chính sách tài chính - Bộ Tài chính kèm Quyết định phê duyệt danh
mục và dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Tổng cục Hải
quan để tổng hợp dự toán báo cáo Bộ Tài chính.
- Tổng hợp, xét duyệt và báo cáo Tổng cục trưởng
phê duyệt danh mục, dự toán các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Tổng cục trưởng.
b) Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải
quan:
- Chủ trì tổng hợp, thẩm định đối với dự toán chi ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) hằng năm và Kế hoạch tài chính NSNN 3 năm của Tổng
cục Hải quan.
- Tổ chức thẩm định, báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt Quyết định nhiệm vụ chi ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan theo quy định
tại Điều 42 Luật ngân sách nhà nước.
- Gửi Cục Tài vụ - Quản trị kết quả thẩm định dự
toán chi ứng dụng CNTT hằng năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước kèm
Quyết định giao nhiệm vụ chi ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan đổ tổng hợp dự
toán báo cáo Bộ Tài chính.
- Trên cơ sở báo cáo dự toán; điều chỉnh, bổ sung dự
toán của Tổng cục Hải quan; dự toán và dự toán điều chỉnh, bổ sung được Bộ Tài
chính giao đối với nội dung ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Công nghệ thông
tin và Thống kê Hải quan rà soát, tổng hợp báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt kế
hoạch, danh mục dự toán ứng dụng công nghệ thông tin theo phân cấp.
c) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu:
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu trang bị tài sản công
là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu;
phòng, chống ma túy; kiểm soát hải quan của Tổng cục Hải quan; đề xuất và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án, chương trình, kế hoạch mua tài sản công
là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu;
phòng, chống ma túy; kiểm soát hải quan.
- Trên cơ sở các đề án, chương trình, kế hoạch mua
tài sản công phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu; phòng, chống ma túy;
kiểm soát hải quan, đề xuất danh mục tài sản mua sắm hàng năm theo quy định của
pháp luật về ngân sách.
- Gửi Cục Tài vụ - Quản trị để tổng hợp dự toán
trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ Tài chính.
d) Cục trưởng Cục Kiểm định Hải quan:
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu trang bị tài sản là máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm định của Tổng cục Hải quan;
đề xuất và trình phê duyệt các đề án, chương trình, kế hoạch mua tài sản là máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm định.
- Trên cơ sở các đề án, chương trình, kế hoạch mua
tài sản công phục vụ cho công tác kiểm định, đề xuất danh mục tài sản mua sắm hàng
năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.
- Gửi Cục Tài vụ - Quản trị để tổng hợp dự toán
trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ Tài chính.
1.3. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị có liên quan
đến công tác quản lý tài chính:
1.3.1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Chủ trì thẩm định, báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt Quyết định ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của
ngành Hải quan hàng năm.
b) Gửi Cục Tài vụ - Quản trị Quyết định danh mục
đào tạo, bồi dưỡng của Tổng cục Hải quan để tổng hợp dự toán báo cáo Bộ Tài
chính.
1.3.2. Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế:
a) Chủ trì thẩm định, báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt Quyết định kế hoạch, danh mục đoàn ra, đoàn vào của Tổng cục Hải quan.
b) Gửi Cục Tài vụ - Quản trị Quyết định danh mục đoàn
ra, đoàn vào của Tổng cục Hải quan để tổng hợp dự toán báo cáo Bộ Tài chính.
1.3.3. Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan:
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu trang bị tài sản là máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan của
Tổng cục Hải quan; đề xuất và trình phê duyệt các đề án, chương trình, kế hoạch
mua tài sản công là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm
tra, giám sát Hải quan.
- Trên cơ sở các đề án, chương trình, kế hoạch mua
tài sản công phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan, đề xuất danh mục
tài sản mua sắm hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.
- Gửi Cục Tài vụ - Quản trị để tổng hợp dự toán
trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ Tài chính.
1.4. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản
trị:
1.4.1. Công tác lập và phân bổ dự toán (bao gồm cả điều
chỉnh, bổ sung); phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán hàng năm; tổ chức thực hiện
dự toán:
a) Chủ trì tổng hợp, thẩm định báo cáo Tổng cục trưởng
hoặc trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt đối với các
nội dung quy định tại tiết a, b, c, d, e, g, k điểm 1.1.1 khoản 1 Điều này.
b) Nhập số liệu phân bổ ngân sách của toàn bộ các
đơn vị sử dụng ngân sách vào hệ thống TABMIS theo đúng quy định của Bộ Tài
chính.
c) Trên cơ sở báo cáo dự toán; điều chỉnh, bổ sung
dự toán của Tổng cục Hải quan; dự toán và dự toán điều chỉnh, bổ sung được Bộ
trưởng Bộ Tài chính giao: Cục Tài vụ - Quản trị chủ trì rà soát, tổng hợp báo
cáo Tổng cục trưởng phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán theo quy định tại tiết
i điểm 1.1.1 khoản 1 Điều này (trừ nội dung chi nghiên cứu khoa học, ứng dụng
công nghệ thông tin).
Trường hợp dự toán và dự toán điều chỉnh, bổ sung
được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nội dung chi đào tạo; chi đoàn ra, đoàn vào
khác với đề nghị của Tổng cục Hải quan, Cục Tài vụ - Quản trị có văn bản đề nghị
Vụ Tổ chức cán bộ (danh mục chi đào tạo); Vụ Hợp tác quốc tế (danh mục chi đoàn
ra, đoàn vào) rà soát và báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt danh mục (chi tiết
theo từng đơn vị) đảm bảo phù hợp với dự toán được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao,
chuyển danh mục về Cục Tài vụ - Quản trị để tổng hợp chung vào kế hoạch, danh mục
dự toán trình Tổng cục trưởng phê duyệt.
1.4.2. Công tác quyết toán chi NSNN:
a) Lập kế hoạch xét duyệt quyết toán chi ngân sách
hằng năm của các đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt.
b) Thực hiện xét duyệt quyết toán chi ngân sách hằng
năm của các đơn vị sử dụng ngân sách theo kế hoạch được Tổng cục trưởng phê duyệt.
c) Lập, trình Tổng cục trưởng phê duyệt Báo cáo quyết
toán chi ngân sách hàng năm của Tổng cục Hải quan theo quy định của Luật ngân
sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn.
d) Lập, trình Tổng cục trưởng phê duyệt Báo cáo tài
chính hằng năm của Tổng cục Hải quan theo quy định của Luật ngân sách nhà nước,
Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn.
e) Lập, báo cáo Tổng cục trưởng Báo cáo tình hình
công khai số liệu quyết toán chi ngân sách.
1.4.3. Thừa lệnh Tổng cục trưởng ký các nội dung được
giao theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng cục Hải quan.
1.4.4. Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị thực hiện ủy
quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: Quyết định giao dự toán, điều chỉnh
dự toán, bổ sung dự toán chi NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo phương
án phân bổ dự toán đã được Tổng cục trưởng phê duyệt; công khai dự toán thu,
chi ngân sách nhà nước hằng năm của Tổng cục Hải quan; Công khai quyết toán
thu, chi ngân sách nhà nước hằng năm của Tổng cục Hải quan.
2. Đối với vốn đầu tư công:
2.1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
2.1.1. Báo cáo Bộ Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền
phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn đầu tư
công.
2.1.2. Báo cáo Bộ Tài chính quyết định phân bổ chi
tiết kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm (gồm giao đầu năm và điều chỉnh, bổ sung
trong năm), danh mục, mức vốn bố trí cho từng dự án của Tổng cục Hải quan.
2.1.3. Báo cáo Bộ Tài chính về quyết toán vốn đầu
tư công nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hằng năm, tình hình quyết toán vốn đầu
tư công dự án hoàn thành trong năm, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công
trung hạn và hằng năm.
2.2. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách:
2.2.1. Trước khi lập kế hoạch đầu tư công trung hạn,
xin ý kiến Tổng cục Hải quan:
a) Qua Vụ Tổ chức cán bộ về tổ chức, biên chế dự kiến
phục vụ công tác đầu tư xây dựng, phục vụ công tác mua sắm của dự án; sự cần
thiết đầu tư với các dự án đầu tư cho đơn vị dự kiến thành lập.
b) Qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan về:
- Sự cần thiết đầu tư, quy mô đầu tư xây dựng địa điểm
kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung, bãi kiểm tra hàng hóa trong quy mô
dự án có đề xuất đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng.
- Tiêu chuẩn, định mức, sự cần thiết trang bị, hiện
trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị (chủng loại, số
lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng) đối với dự án mua tài sản công là máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan.
c) Qua Cục Điều tra chống buôn lậu về:
- Sự cần thiết đầu tư, quy mô đầu tư xây dựng khu nuôi
nhốt, huấn luyện chó nghiệp vụ nếu trong quy mô dự án có đề xuất đầu tư đối với
dự án đầu tư xây dựng.
- Tiêu chuẩn, định mức, sự cần thiết trang bị, hiện
trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị (chủng loại, số
lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng) đối với dự án mua tài sản công là máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu; phòng, chống
ma túy; kiểm soát hải quan.
2.2.2. Trên cơ sở ý kiến của Tổng cục Hải quan tại
tiết 2.2.1 điểm 2.2 khoản 2 Điều này:
- Lập nhu cầu đầu tư xây dựng, thuyết minh sự cần
thiết đầu tư, tính toán quy mô, khái toán tổng mức đầu tư theo quy định của
pháp luật về xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan, lập kế
hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn đầu tư công, điều chỉnh kế hoạch đầu
tư công trung hạn, hằng năm vốn đầu tư công theo các quy định của pháp luật về
đầu tư công, trình Tổng cục trưởng (qua Cục Tài vụ - Quản trị) báo cáo Bộ Tài
chính xem xét thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh kế
hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn đầu tư công theo quy định.
- Lập nhu cầu đầu tư dự án mua tài sản công, đánh
giá sự cần thiết trang bị, tiêu chuẩn, định mức, hiện trạng bố trí, lý do trang
bị, hiệu quả sử dụng; nhu cầu trang bị (chủng loại, số lượng, địa điểm trang bị,
đơn vị sử dụng), tính toán quy mô, khái toán tổng mức đầu tư theo quy định của
pháp luật, đề xuất danh mục và đề xuất điều chỉnh danh mục đối với các dự án
đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm theo quy định của pháp luật về
đầu tư công, trình Tổng cục trưởng (qua Cục Tài vụ - Quản trị) để báo cáo Bộ
Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh.
2.2.3. Lập nhu cầu đầu tư dự án đầu tư ứng dụng
công nghệ thông tin, đánh giá sự cần thiết trang bị, tiêu chuẩn, định mức, hiện
trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng; nhu cầu trang bị (chủng loại, số
lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), tính toán quy mô, khái toán tổng mức
đầu tư theo quy định của pháp luật, đề xuất danh mục và đề xuất điều chỉnh danh
mục đối với các dự án đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm theo quy
định của pháp luật về đầu tư công, trình Tổng cục trưởng (qua Cục Công nghệ
thông tin và Thống kê Hải quan) báo cáo Bộ Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền
phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh.
2.2.4. Ngoài thực hiện nhiệm vụ của Thủ trưởng đơn
vị sử dụng ngân sách, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục
Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm định Hải quan thực
hiện các nhiệm vụ sau:
a) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu:
- Kiểm tra, rà soát, báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt cho ý kiến về sự cần thiết đầu tư, quy mô đầu tư xây dựng khu nuôi nhốt,
huấn luyện chó nghiệp vụ đối với các dự án theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân
sách.
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu trang bị tài sản là máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu; phòng, chống
ma túy; kiểm soát hải quan của Tổng cục Hải quan đồng thời đề xuất và trình phê
duyệt các đề án, chương trình, kế hoạch mua tài sản là máy móc, thiết bị chuyên
dùng phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu; phòng, chống ma túy; kiểm soát
hải quan để đề xuất danh mục và đề xuất điều chỉnh danh mục đối với các dự án
đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm theo quy định của pháp luật về
đầu tư công gửi Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp, trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ
Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh.
b) Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải
quan:
Tổng hợp, thẩm định và báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt các nội dung quy định tại tiết 2.1.1, 2.1.2 điểm 2.1 khoản 2 Điều này đối
với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định gửi Cục Tài vụ
- Quản trị để tổng hợp chung trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ Tài chính.
c) Cục trưởng Cục Kiểm định Hải quan:
Rà soát, tổng hợp nhu cầu trang bị tài sản là máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm định của Tổng cục Hải quan
đồng thời đề xuất và trình phê duyệt các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch
mua tài sản là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm định để
đề xuất danh mục và đề xuất điều chỉnh danh mục đối với các dự án đưa vào kế hoạch
đầu tư công trung hạn, hằng năm theo quy định của pháp luật về đầu tư công gửi
Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ Tài chính đề xuất
cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh.
2.3. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị có liên quan
đến công tác quản lý tài chính:
2.3.1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ:
Kiểm tra, rà soát, báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt
cho ý kiến về tổ chức, biên chế dự kiến phục vụ công tác đầu tư xây dựng, phục
vụ công tác mua sắm đối với các dự án theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân
sách.
2.3.2. Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan:
- Kiểm tra, rà soát, báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt cho ý kiến về sự cần thiết đầu tư, quy mô đầu tư xây dựng địa điểm kiểm
tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung, bãi kiểm tra hàng hóa đối với các dự án
theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách.
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu trang bị tài sản là máy
móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan của
Tổng cục Hải quan đồng thời đề xuất và trình phê duyệt các dự án, đề án, chương
trình, kế hoạch mua tài sản công là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho
công tác kiểm tra, giám sát Hải quan để đề xuất danh mục và đề xuất điều chỉnh
danh mục đối với các dự án đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm
theo quy định của pháp luật về đầu tư công gửi Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp,
trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt
hoặc phê duyệt điều chỉnh.
2.4. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản
trị:
2.4.1. Thẩm định các nội dung quy định tại điểm 2.1
khoản 2 Điều này (trừ quy định tại tiết b điểm 2.2.4 khoản 2 Điều này).
2.4.2. Tổng hợp, trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ
Tài chính các nội dung quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều này.
Điều 4. Đối với lĩnh vực quản
lý đầu tư xây dựng
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
1.1. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê
duyệt theo thẩm quyền: Quyết định và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư
các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công và dự án sử dụng dự toán quy
định tại khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này
có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên; Quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định
đầu tư và quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đối với các dự
án thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo phân cấp.
1.2. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính giao
nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng.
1.3. Quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu
tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
a) Dự án nhóm B sử dụng vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự án nhóm B sử dụng dự toán quy định tại tại khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách:
2.1. Trên cơ sở yêu cầu về nghiệp vụ, cơ sở vật chất
và cơ cấu tổ chức của đơn vị, thực hiện rà soát, lập báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng báo cáo cấp có thẩm
quyền thẩm định, phê duyệt.
2.2. Đề xuất nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án các dự
án thuộc nhu cầu đầu tư của đơn vị trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài
chính phê duyệt.
2.3. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, trước
khi lập dự án đầu tư xây dựng, xin ý kiến Tổng cục Hải quan:
a) Qua Vụ Tổ chức cán bộ về tổ chức, biên chế dự kiến
phục vụ công tác đầu tư xây dựng do đơn vị được giao quản lý sử dụng trụ sở đề
xuất đầu tư xây dựng.
b) Qua Cục Tài vụ - Quản trị về quy mô, phương án
thiết kế kiến trúc do đơn vị được giao quản lý sử dụng trụ sở đề xuất đầu tư
xây dựng.
2.4 Trên cơ sở ý kiến của Tổng cục Hải quan tại điểm
2.3 khoản 2 Điều này: Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng, báo cáo trình cơ quan
chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định dự án, tổng hợp trình cấp quyết định đầu tư
theo phân cấp.
2.5. Thực hiện ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan: Quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư xây dựng, quyết định
phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và các nội dung, công việc
liên quan đến dự án thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư:
a) Dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công nguồn NSNN
có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng.
b) Dự án nhóm C (trừ các nội dung quy định điểm 2.7
khoản 2 Điều này) sử dụng dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy
định ban hành kèm theo Quyết định này có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng.
2.6. Đối với các dự án do Thủ trưởng đơn vị sử dụng
ngân sách quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt quyết
toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo ủy quyền của Tổng cục trưởng:
a) Phòng/Ban/Bộ phận tham mưu về công tác tài vụ quản
trị trực thuộc đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan chủ trì thẩm định, thực hiện
các nội dung theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư công
và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
b) Phòng/Ban/Bộ phận tham mưu về công tác tài vụ quản
trị trực thuộc đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán,
thực hiện các nội dung theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu
tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2.7. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách được giao
quản lý, sử dụng tài sản quyết định bảo dưỡng, sửa chữa đối với các công trình,
hạng mục có chi phí dưới 500 triệu đồng từ dự toán quy định tại khoản
2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
2.8. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 9 quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị:
3.1. Tổ chức thẩm định, tổng hợp trình Tổng cục trưởng
báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt: Quyết định chủ trương đầu tư và quyết
định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định
của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo phân cấp.
3.2. Trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài
chính phê duyệt: Quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định
đầu tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo phân cấp.
3.3. Trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài
chính xem xét phê duyệt giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với các dự án của Tổng
cục Hải quan.
3.4. Kiểm tra, rà soát, báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt cho ý kiến về quy mô, phương án thiết kế kiến trúc đối với các dự án sử dụng
vốn đầu tư công theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách.
3.5. Thực hiện theo ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, ký thừa ủy quyền từ khi bắt đầu đến khi
kết thúc dự án cho các nội dung, công việc liên quan đến dự án, đối với các dự
án:
a) Dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công nguồn NSNN
có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên.
b) Dự án nhóm C sử dụng dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này có tổng
mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên.
3.6. Đối với các dự án do Cục trưởng Cục Tài vụ -
Quản trị quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt quyết
toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo ủy quyền của Tổng cục trưởng:
a) Cục Tài vụ - Quản trị là cơ quan chủ trì thẩm định,
thực hiện các nội dung theo quy định pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư
công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
b) Cục Tài vụ - Quản trị là cơ quan chủ trì thẩm
tra quyết toán, thực hiện các nội dung theo quy định của pháp luật về xây dựng,
pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
3.7. Kiểm tra, rà soát, báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt cho ý kiến về hồ sơ trình phê duyệt dự án đối với các dự án do thủ trưởng
đơn vị sử dụng ngân sách quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư theo ủy
quyền của Tổng cục trưởng.
3.8. Đối với các dự án nhóm B, Cục Tài vụ - Quản trị
báo cáo Tổng cục trưởng lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính (Vụ
Đầu tư, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết)) trước khi
phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư dự án.
4. Chủ đầu tư xây dựng công trình:
4.1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
của Tổng cục Hải quan thuộc Cục Tài vụ - Quản trị là chủ đầu tư đối với các dự
án quan trọng thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa của các đơn vị sử dụng ngân sách
có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
4.2. Đơn vị sử dụng ngân sách là chủ đầu tư đối với
các dự án của đơn vị có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.
5. Các đơn vị sử dụng ngân sách/Chủ đầu tư gửi 01 bản
kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan ngay sau khi phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh
(nếu có) đối với các nội dung: Chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thiết kế,
dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu,
hợp đồng và quyết định phê duyệt quyết toán đối với dự án có tổng mức đầu tư từ
15 tỷ đồng trở lên; quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch lựa
chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng và quyết định phê duyệt quyết
toán đối với dự án sử dụng dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy
định ban hành kèm theo Quyết định này có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên; quyết
định phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán hằng năm.
Điều 5. Đối với lĩnh vực công
nghệ thông tin (CNTT)
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
1.1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và
quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch 5 năm về ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải
quan.
1.2. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để phê duyệt
theo thẩm quyền: chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án ứng
dụng CNTT sử dụng nguồn vốn đầu tư công và dự án sử dụng dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
1.3. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ
chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với các dự án của
Tổng cục Hải quan.
1.4. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết
định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
hoàn thành đối với các dự án đầu tư ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan thuộc
thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo phân cấp.
1.5. Quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu
tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công nguồn
NSNN.
b) Dự án nhóm B, C sử dụng dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
1.6. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định phê
duyệt kế hoạch thuê dịch vụ CNTT của Tổng cục Hải quan có dự toán thuê từ 500 tỷ
đồng trở lên.
1.7. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mua
sắm tài sản CNTT không phải lập dự án có tổng mức dự toán từ 500 tỷ đồng trở
lên của Tổng cục Hải quan.
1.8. Quyết định phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ
CNTT có dự toán thuê dưới 500 tỷ đồng.
1.9. Quyết định mua sắm tài sản CNTT không phải lập
dự án theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số
82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024:
1.9.1. Tài sản CNTT theo danh mục quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
1.9.2. Tài sản CNTT có tổng mức dự toán từ 45 tỷ đồng
đến dưới 500 tỷ đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách:
2.1. Lập Kế hoạch 5 năm về ứng dụng CNTT và điều chỉnh,
bổ sung kế hoạch 5 năm về ứng dụng CNTT của đơn vị báo cáo Tổng cục Hải quan
(qua Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan) tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ
Tài chính phê duyệt.
2.2. Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, điều chỉnh
chủ trương đầu tư đối với các dự án ứng dụng CNTT do đơn vị sử dụng ngân sách
là chủ đầu tư báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Công nghệ Thông tin và Thống
kê hải quan) tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
2.3. Lập nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, dự toán nhiệm vụ
chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư ứng dụng CNTT do đơn vị sử dụng ngân
sách là chủ đầu tư báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Công nghệ Thông tin và Thống
kê hải quan) tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
2.4. Lập hồ sơ dự án, báo cáo quyết toán vốn đầu tư
hoàn thành trình Tổng cục trưởng phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết
định đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đối với các dự án đầu
tư ứng dụng CNTT do đơn vị sử dụng ngân sách là chủ đầu tư.
Gửi 02 bộ hồ sơ quyết toán vốn đầu tư hoàn thành về
Tổng cục Hải quan (01 bản về Cục Tài vụ - Quản trị; 01 bản về Cục Công nghệ
thông tin và Thống kê Hải quan) để thẩm tra phê duyệt.
2.5. Lập hồ sơ kế hoạch thuê dịch vụ CNTT và báo
cáo Tổng cục trưởng phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ CNTT do đơn vị sử dụng ngân
sách là chủ trì thuê dịch vụ.
2.6. Quyết định mua sắm tài sản CNTT không phải lập
dự án theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số
82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 thuộc phạm vi đơn vị quản lý đối với tài sản
CNTT theo danh mục quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này và
có tổng mức dự toán dưới 45 tỷ đồng.
2.7. Đơn vị sử dụng ngân sách/Chủ đầu tư gửi 02 bản
kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan ngay sau khi phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh
(nếu có): Chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, kế hoạch lựa
chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng và quyết định
phê duyệt quyết toán đối với dự án; kế hoạch thuê, kế hoạch lựa chọn nhà thầu,
kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng đối với hoạt động mua sắm/thuê dịch vụ
CNTT có giá trị từ 15 tỷ đồng trở lên; quyết định phê duyệt danh mục dự toán hằng
năm.
2.8. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 9 quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
2.9. Ngoài thực hiện nhiệm vụ của Thủ trưởng đơn vị
sử dụng ngân sách, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan thực
hiện hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì xây dựng, tổng hợp trình Tổng cục trưởng
báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt đối với nội dung quy định tại điểm
1.1, điểm 1.2, điểm 1.3, điểm 1.6 và điểm 1.7 khoản 1 Điều này.
b) Chủ trì xây dựng, tổng hợp và trình Tổng cục trưởng
báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư
đối với các dự án đầu tư ứng dụng CNTT quy định tại điểm 1.4 khoản 1 Điều này.
c) Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi
tiết dự án đầu tư ứng dụng CNTT theo hình thức báo cáo kinh tế - kỹ thuật thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Tổng cục trưởng quy định tại điểm 1.5 khoản 1 Điều này,
gửi Cục Tài vụ Quản trị ý kiến thẩm định để tổng hợp vào báo cáo thẩm định dự
án. Trường hợp dự án do Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan là chủ đầu
tư: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan thành lập Hội đồng thẩm định để
thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết dự án đầu tư ứng dụng CNTT theo
hình thức báo cáo kinh tế kỹ thuật.
d) Tổ chức thẩm định nội dung liên quan đến kỹ thuật,
công nghệ của kế hoạch thuê dịch vụ CNTT thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng cục
trưởng quy định tại điểm 1.8 khoản 1 Điều này và không do Cục Công nghệ Thông
tin và Thống kê hải quan là chủ trì thuê, gửi Cục Tài vụ - Quản trị ý kiến thẩm
định để tổng hợp vào báo cáo thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ. Trường hợp kế hoạch
thuê dịch vụ do Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan là chủ trì thuê dịch
vụ: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan thành lập Hội đồng thẩm định để
thẩm định kỹ thuật, công nghệ của kế hoạch thuê dịch vụ.
e) Thẩm tra các nội dung về kỹ thuật, công nghệ (danh
mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị ghi trong
hợp đồng, bằng tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng với biên bản
nghiệm thu khối lượng thực hiện và các yêu cầu của hợp đồng để xác định khối lượng
thực hiện đã nghiệm thu theo quy định) và tại hồ sơ hoàn công (trường hợp cần
thiết) của hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư ứng dụng CNTT hoàn thành
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng cục trưởng tại điểm 1.5 khoản 1 Điều này, gửi
Cục Tài vụ- Quản trị để tổng hợp.
Trường hợp dự án do Cục Công nghệ Thông tin và Thống
kê Hải quan là chủ đầu tư: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan giao
cho đơn vị có chuyên môn thuộc quyền quản lý hoặc thành lập Hội đồng để thẩm
tra các nội dung nêu trên.
3. Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị:
3.1. Chủ trì tổng hợp, trình Tổng cục trưởng báo
cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành đối với các dự án quy định tại điểm 1.4 khoản 1 Điều này.
3.2. Thẩm định dự án đầu tư ứng dụng CNTT thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Tổng cục trưởng quy định tại điểm 1.5 khoản 1 Điều này về
trình tự, thủ tục đầu tư; tổng mức đầu tư, nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của
dự án; Tổng hợp kết quả thẩm định, báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt.
Đối với dự án đầu tư ứng dụng CNTT nhóm B, Cục Tài
vụ - Quản trị báo cáo Tổng cục trưởng lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ
Tài chính: Cục Tin học và Thống kê tài chính, Vụ Đầu tư, Cục Kế hoạch - Tài
chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi phê duyệt quyết định đầu tư,
điều chỉnh quyết định đầu tư.
3.3. Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn
thành thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng cục trưởng quy định tại điểm 1.5 khoản
1 Điều này (trừ các nội dung quy định tiết e điểm 2.9 khoản 2 Điều này); Tổng hợp
kết quả thẩm định, báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt.
3.4. Thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ CNTT về trình
tự, thủ tục kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin; dự toán, nguồn vốn, khả
năng cân đối vốn của kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin; Tổng hợp kết quả
thẩm định, báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt đối với kế hoạch thuê dịch vụ công
nghệ CNTT thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng cục trưởng quy định tại điểm 1.8 khoản
1 Điều này.
Đối với kế hoạch thuê dịch vụ CNTT có tổng mức dự
toán từ 45 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng, Cục Tài vụ - Quản trị báo cáo Tổng cục
trưởng lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Tin học và Thống
kê tài chính, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước
khi phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ.
3.5. Chủ trì thẩm định đối với quyết định mua sắm
tài sản CNTT do Tổng cục trưởng quyết định mua sắm quy định tại điểm 1.9 khoản
1 Điều này. Đối với quyết định mua sắm tài sản CNTT có tổng mức dự toán từ 45 tỷ
đồng đến dưới 500 tỷ đồng: Cục Tài vụ - Quản trị báo cáo Tổng cục trưởng lấy ý
kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Tin học và Thống kê tài
chính, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi
quyết định mua sắm.
4. Chủ đầu tư:
4.1. Đối với dự án đầu tư ứng dụng CNTT:
a) Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan là
chủ đầu tư đối với dự án nhóm B (trừ dự án giao Tổng cục Hải quan là chủ đầu tư
tại quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư).
b) Đơn vị sử dụng ngân sách là chủ đầu tư đối với
các dự án nhóm C thuộc phạm vi quản lý của đơn vị (trừ dự án giao Tổng cục Hải
quan là chủ đầu tư tại quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư).
4.2. Đối với kế hoạch thuê dịch vụ CNTT:
a) Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan là
chủ trì thuê dịch vụ CNTT đối với kế hoạch thuê dịch vụ CNTT có tổng mức dự
toán từ 45 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng.
b) Đơn vị sử dụng ngân sách là chủ trì thuê dịch vụ
CNTT đối với kế hoạch thuê dịch vụ CNTT có tổng mức dự toán dưới 45 tỷ đồng.
4.3. Đối với mua sắm tài sản CNTT không phải lập dự
án:
a) Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan là
chủ đầu tư đối với mua sắm tài sản CNTT thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của
Tổng cục trưởng quy định tại điểm 1.9 khoản 1 Điều này.
b) Đơn vị sử dụng ngân sách là chủ đầu tư đối với
mua sắm tài sản CNTT thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Thủ trưởng đơn vị
sử dụng ngân sách quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều này.
Điều 6. Đối với lĩnh vực quản
lý tài sản công
1. Đối với mua sắm tài sản công (không bao gồm tài
sản CNTT):
1.1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
1.1.1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để phê duyệt
theo thẩm quyền: chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án mua
tài sản công sử dụng nguồn vốn đầu tư công và dự án sử dụng dự toán quy định tại
khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
1.1.2. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ
chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với các dự án của
Tổng cục Hải quan.
1.1.3. Lập hồ sơ dự án, báo cáo quyết toán vốn đầu
tư hoàn thành trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh
quyết định đầu tư, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đối với các dự án
mua tài sản công của Tổng cục Hải quan thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
1.1.4. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định
mua sắm tài sản công có tổng mức dự toán từ 500 tỷ đồng trở lên của Tổng cục Hải
quan.
1.1.5. Quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu
tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công nguồn
NSNN.
b) Dự án nhóm B, C sử dụng dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
1.1.6. Quyết định mua sắm:
a) Tài sản công (trừ quy định tại tiết b điểm 1.1.5
khoản 1 Điều này) có tổng dự toán từ 45 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng.
b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ (trừ quy định tại tiết b điểm
1.1.5 khoản 1 Điều này).
c) In, mua: Ấn chỉ, niêm phong hải quan, lịch, sổ
tay công tác phục vụ công tác tuyên truyền của ngành (trừ quy định tại tiết b điểm
1.1.5 khoản 1 Điều này).
d) Trang phục hải quan (bao gồm cả may trang phục)
trừ biển tên công chức, viên chức, trang phục cho đối tượng làm việc theo hợp đồng
lao động giản đơn và nội dung quy định tại tiết b điểm 1.1.5 khoản 1 Điều này.
1.2. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách:
1.2.1. Đối với dự án mua tài sản công:
a) Trước khi lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư,
báo cáo Tổng cục Hải quan:
- Qua Cục Giám sát quản lý về hải quan đối với mua
tài sản công phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan; qua Cục Điều tra
chống buôn lậu đối với mua tài sản công phục vụ cho công tác phòng, chống buôn
lậu; phòng, chống ma túy; kiểm soát hải quan: cho ý kiến đối với dự án mua tài
sản công là máy móc, thiết bị chuyên dùng về tiêu chuẩn, định mức, sự cần thiết
trang bị, hiện trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị
(chủng loại, số lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), thông số kỹ thuật,
công nghệ, yêu cầu kết nối của thiết bị gắn với quy trình nghiệp vụ thuộc phạm
vi quản lý của đơn vị.
- Qua Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan
về yêu cầu kỹ thuật kết nối với hệ thống nghiệp vụ Hải quan đối với dự án mua
tài sản công là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm tra,
giám sát Hải quan; phòng, chống buôn lậu; phòng, chống ma túy; kiểm soát hải
quan; phân tích phân loại có yêu cầu thực hiện kết nối với hệ thống nghiệp vụ Hải
quan.
b) Trên cơ sở ý kiến của Tổng cục Hải quan tại tiết
a điểm 1.2.1 khoản 1 Điều này, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án
trình Tổng cục trưởng (qua Cục Tài vụ - Quản trị) báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài
chính phê duyệt.
c) Lập nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án và dự toán
nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trình Tổng cục trưởng (qua Cục Tài vụ - Quản trị) báo
cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
d) Lập hồ sơ dự án (03 bộ) trình Tổng cục trưởng
(qua Cục Tài vụ - Quản trị, Cục Giám sát quản lý về Hải quan (đối với mua tài sản
công phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan), Cục Điều tra chống buôn
lậu (đối với mua tài sản công phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu;
phòng, chống ma túy; kiểm soát hải quan), Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải
quan (về yêu cầu kỹ thuật kết nối với hệ thống nghiệp vụ Hải quan (nếu có)) phê
duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư đối với các dự án mua tài
sản công do đơn vị sử dụng ngân sách là chủ đầu tư.
e) Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
trình Tổng cục trưởng (qua Cục Tài vụ - Quản trị) phê duyệt quyết toán vốn đầu
tư hoàn thành đối với các dự án mua tài sản công do đơn vị sử dụng ngân sách là
chủ đầu tư.
1.2.2. Quyết định mua sắm tài sản công:
a) Quyết định mua sắm tài sản công trong phạm vi quản
lý của đơn vị (trừ quy định tại tiết 1.1.6 điểm 1.1 khoản 1 Điều này).
b) Báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt đối với mua sắm
tài sản công có tổng mức dự toán từ 45 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng.
1.2.3. Đơn vị sử dụng ngân sách/Chủ đầu tư gửi 01 bản
kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan ngay sau khi phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh
(nếu có): Chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, kế hoạch lựa
chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng và quyết định
phê duyệt quyết toán đối với dự án; quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà
thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng đối với mua sắm tài sản, hàng hóa,
dịch vụ có giá trị từ 15 tỷ đồng trở lên; quyết định phê duyệt kế hoạch, danh mục
dự toán hằng năm.
1.2.4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 9 quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
1.2.5. Ngoài thực hiện nhiệm vụ của Thủ trưởng đơn vị
sử dụng ngân sách, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Công
nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm định Hải quan thực hiện
các nhiệm vụ sau:
a) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu:
a1) Về chủ trương đầu tư:
- Thực hiện lập các nội dung về sự cần thiết trang
bị, hiện trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị (chủng
loại, số lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), thông số kỹ thuật tối thiểu,
công nghệ, yêu cầu kết nối của thiết bị gắn với quy trình nghiệp vụ và các nội
dung khác có liên quan (nếu có) báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt đối với dự án
mua tài sản công phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu; phòng, chống ma
túy; kiểm soát hải quan do Tổng cục Hải quan hoặc Cục Tài vụ - Quản trị là Chủ
đầu tư.
- Chuyển Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp vào Báo cáo
đề xuất chủ trương đầu tư trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính
phê duyệt.
a2) Về phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết
định đầu tư:
- Đối với dự án do Tổng cục Hải quan hoặc Cục Tài vụ
- Quản trị là Chủ đầu tư: Thực hiện lập, thẩm định các nội dung về sự cần thiết
trang bị, hiện trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị
(chủng loại, số lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), thông số kỹ thuật tối
thiểu, công nghệ và các nội dung khác có liên quan (nếu có) tại Báo cáo nghiên
cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt đối với mua tài sản công phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu;
phòng, chống ma túy; kiểm soát hải quan.
- Đối với dự án do đơn vị sử dụng ngân sách là chủ
đầu tư: Thực hiện thẩm định các nội dung về sự cần thiết trang bị, hiện trạng bố
trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị (chủng loại, số lượng,
địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), thông số kỹ thuật tối thiểu, công nghệ và
các nội dung khác có liên quan (nếu có) đối với mua tài sản công phục vụ cho
công tác phòng, chống buôn lậu; phòng, chống ma túy; kiểm soát hải quan.
- Chuyển Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp, báo cáo Tổng
cục trưởng quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư hoặc trình Tổng cục
trưởng để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định
đầu tư.
b) Cục trưởng Cục Kiểm định Hải quan:
b1) Về chủ trương đầu tư:
- Thực hiện lập các nội dung về sự cần thiết trang
bị, hiện trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị (chủng
loại, số lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), thông số kỹ thuật tối thiểu,
công nghệ, yêu cầu kết nối của thiết bị gắn với quy trình nghiệp vụ và các nội
dung khác có liên quan (nếu có) báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt đối với dự án
mua tài sản công phục vụ cho công tác kiểm định hải quan do Tổng cục Hải quan
là Chủ đầu tư.
- Chuyển Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp vào báo cáo
đề xuất chủ trương đầu tư trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính
phê duyệt.
b2) Về phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết
định đầu tư:
- Thực hiện lập, thẩm định các nội dung về sự cần
thiết trang bị, hiện trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu
trang bị (chủng loại, số lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), thông số kỹ
thuật tối thiểu, công nghệ, yêu cầu kết nối của thiết bị gắn với quy trình nghiệp
vụ và các nội dung khác có liên quan (nếu có) tại Báo cáo nghiên cứu khả thi, báo
cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt đối với mua
tài sản công phục vụ cho công tác kiểm định hải quan do Tổng cục Hải quan là Chủ
đầu tư.
- Chuyển Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp, báo cáo Tổng
cục trưởng quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư hoặc trình Tổng cục
trưởng để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định
đầu tư.
c) Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải
quan:
Đối với dự án mua tài sản công là máy móc, thiết bị
chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan; phòng, chống buôn
lậu; phòng, chống ma túy; kiểm soát hải quan; phân tích phân loại yêu cầu kỹ
thuật thực hiện kết nối với hệ thống nghiệp vụ Hải quan: Xác định yêu cầu kỹ
thuật kết nối với hệ thống nghiệp vụ Hải quan và đảm bảo hạ tầng, điều kiện kết
nối từ các trang thiết bị chuyên dùng với các hệ thống nghiệp vụ Hải quan.
1.3. Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan
1.3.1. Về chủ trương đầu tư:
- Thực hiện lập các nội dung về sự cần thiết trang
bị, hiện trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị (chủng
loại, số lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), thông số kỹ thuật tối thiểu,
công nghệ, yêu cầu kết nối của thiết bị gắn với quy trình nghiệp vụ và các nội
dung khác có liên quan (nếu có) báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt đối với dự án
mua tài sản công phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan do Tổng cục Hải
quan hoặc Cục Tài vụ - Quản trị là Chủ đầu tư.
- Chuyển Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp vào Báo cáo
đề xuất chủ trương đầu tư trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính
phê duyệt.
1.3.2. Về phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh
quyết định đầu tư
- Đối với dự án do Tổng cục Hải quan hoặc Cục Tài vụ
- Quản trị là Chủ đầu tư: Thực hiện lập, thẩm định các nội dung về sự cần thiết
trang bị, hiện trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị
(chủng loại, số lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), thông số kỹ thuật tối
thiểu, công nghệ, yêu cầu kết nối của thiết bị gắn với quy trình nghiệp vụ và
các nội dung khác có liên quan (nếu có) tại Báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo
nghiên cứu khả thi điều chỉnh báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt đối với mua tài
sản công phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan.
- Đối với dự án do đơn vị sử dụng ngân sách là chủ
đầu tư: Thực hiện thẩm định các nội dung về tiêu chuẩn, định mức, sự cần thiết
trang bị, hiện trạng bố trí, lý do trang bị, hiệu quả sử dụng, nhu cầu trang bị
(chủng loại, số lượng, địa điểm trang bị, đơn vị sử dụng), thông số kỹ thuật tối
thiểu, công nghệ, yêu cầu kết nối của thiết bị gắn với quy trình nghiệp vụ và
các nội dung khác có liên quan (nếu có).
- Chuyển Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp, báo cáo Tổng
cục trưởng quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư hoặc trình Tổng cục
trưởng để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định
đầu tư.
1.4. Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị:
1.4.1. Về chủ trương đầu tư:
- Thực hiện lập về tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn,
khả năng cân đối vốn và các nội dung khác có liên quan (trừ nội dung quy định tại
tiết a1, b1 điểm 1.2.5 khoản 1 Điều này và điểm 1.3.1 khoản 1 Điều này) đối với
các dự án do Tổng cục Hải quan hoặc Cục Tài vụ - Quản trị là Chủ đầu tư.
- Tổng hợp các nội dung trong Báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt chủ
trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư.
1.4.2. Chủ trì lập, trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ
trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự toán nhiệm vụ
chuẩn bị đầu tư đối với dự án do Tổng cục Hải quan hoặc Cục Tài vụ - Quản trị
là Chủ đầu tư.
1.4.3. Chủ trì tổng hợp, trình Tổng cục trưởng báo
cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự toán
nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với các dự án do đơn vị sử dụng ngân sách là chủ đầu
tư.
1.4.4. Về phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh
quyết định đầu tư:
- Đối với dự án do Tổng cục Hải quan hoặc Cục Tài vụ
- Quản trị là Chủ đầu tư: Thực hiện lập, thẩm định về tổng mức đầu tư, nguồn vốn,
khả năng cân đối vốn và các nội dung khác có liên quan (trừ nội dung quy định tại
tiết a2, b2 điểm 1.2.5 khoản 1 Điều này và điểm 1.3.2 khoản 1 Điều này).
- Đối với dự án do đơn vị sử dụng ngân sách là chủ
đầu tư: Thực hiện thẩm định về sự phù hợp của tổng mức đầu tư, nguồn vốn, khả
năng cân đối vốn và các nội dung khác có liên quan (trừ nội dung quy định tại
tiết a2, b2 điểm 1.2.5 khoản 1 Điều này và điểm 1.3.2 khoản 1 Điều này).
- Tổng hợp kết quả thẩm định của các đơn vị báo cáo
Tổng cục trưởng quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư hoặc trình Tổng
cục trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định
đầu tư.
- Đối với dự án nhóm B, Cục Tài vụ - Quản trị báo
cáo Tổng cục trưởng lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính (Cục Quản
lý Công sản, Vụ Đầu tư, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần
thiết)) trước khi phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư dự
án.
- Đối với quyết định mua sắm tài sản công có tổng mức
dự toán từ 45 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng, Cục Tài vụ - Quản trị báo cáo Tổng
cục trưởng lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Quản lý công
sản, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi phê
duyệt quyết định mua sắm.
- Chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn
thành báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt hoặc trình Tổng cục trưởng báo cáo Bộ
trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
- Chủ trì thẩm định, báo cáo Tổng cục trưởng phê
duyệt quyết định mua sắm tài sản công có tổng mức dự toán mua sắm từ 45 tỷ đồng
đến dưới 500 tỷ đồng.
1.5. Chủ đầu tư:
1.5.1. Đối với mua sắm tài sản công phải lập dự án:
a) Cục Tài vụ - Quản trị là Chủ đầu tư đồng thời là
bên mời thầu đối với dự án Nhóm B đầu tư mua sắm tài sản công cho từ 02 đơn vị
sử dụng ngân sách sử dụng trở lên (trừ dự án giao Tổng cục Hải quan là chủ đầu
tư tại quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư).
b) Đơn vị sử dụng ngân sách là Chủ đầu tư đối với dự
án nhóm B (trừ quy định tại tiết a điểm 1.5.1 khoản 1 Điều này và trừ dự án
giao Tổng cục Hải quan là chủ đầu tư tại quyết định phê duyệt chủ trương đầu
tư) và dự án nhóm C.
1.5.2. Đối với mua sắm tài sản công không phải lập
dự án:
a) Cục Tài vụ - Quản trị là Chủ đầu tư đồng thời là
bên mời thầu đối với:
- Tài sản công có tổng dự toán từ 80 tỷ đồng trở
lên đến dưới 500 tỷ đồng và mua sắm cho từ 02 đơn vị sử dụng ngân sách trở lên.
- Vũ khí, công cụ hỗ trợ.
- In, mua: Ấn chỉ, niêm phong hải quan, lịch, sổ
tay công tác phục vụ công tác tuyên truyền của ngành.
- Trang phục hải quan (bao gồm cả may trang phục)
trừ biển tên công chức, viên chức, trang phục cho đối tượng làm việc theo hợp đồng
lao động giản đơn.
b) Đơn vị sử dụng ngân sách là chủ đầu tư đối với
mua sắm tài sản công, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì tài sản công, hàng hóa, dịch
vụ trong phạm vi quản lý của đơn vị (trừ quy định tại tiết a điểm 1.5.2 khoản 1
Điều này).
2. Đối với thuê tài sản:
2.1. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định
thuê tài sản (trừ thuê dịch vụ công nghệ thông tin) trong phạm vi quản lý.
2.2. Trình tự, thủ tục: thực hiện theo quy định tại
khoản 4 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 của
Chính phủ. Riêng đối với thuê xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều
22 Nghị định số 72/2023/NĐ-CP ngày 26/9/2023 của Chính phủ.
3. Đối với khoản kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị
và tài sản công khác đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý:
3.1. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định
khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị và tài sản công khác đối với các đơn vị
thuộc phạm vi quản lý.
3.2. Trình tự, thủ tục và danh mục hồ sơ:
3.2.1. Đối với khoán kinh phí sử dụng xe ô tô: thực
hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26/12/2017 của Chính phủ và Điều 21 Nghị định số
72/2023/NĐ-CP ngày 26/9/2023 của Chính phủ.
3.2.2. Đối với khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết
bị và tài sản công khác: thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều
8, Điều 9 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
4. Đối với xử lý tài sản công:
4.1. Đối với điều chuyển, điều động, sắp xếp tài sản
công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý:
4.1.1. Tổng cục trưởng quyết định điều chuyển tài sản
công giữa các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc phạm vi quản lý (trừ quy định tại
tiết 4.1.2 điểm 4.1 khoản 4 Điều này).
Cục Tài vụ - Quản trị chủ trì thẩm định, tổng hợp
báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt quyết định điều chuyển tài sản. Đối với tài sản
chuyên dùng, Cục Tài vụ - Quản trị lấy ý kiến của đơn vị chuyên môn nghiệp vụ
trước khi báo cáo Tổng cục trưởng quyết định.
4.1.2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thực
hiện theo ủy quyền của Tổng cục trưởng quyết định điều chuyển chó nghiệp vụ giữa
các đơn vị sử dụng ngân sách theo tiêu chuẩn định mức sử dụng chó nghiệp vụ được
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
4.1.3. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định
việc bố trí, sắp xếp lại tài sản trong nội bộ đơn vị (trước đây gọi là điều
chuyển nội bộ).
4.1.4. Trình tự, thủ tục và danh mục hồ sơ điều
chuyển: thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và khoản 13 Điều
1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/09/2024 của Chính phủ.
4.2. Đối với thu hồi, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử
lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
4.2.1. Đối với thu hồi và xử lý tài sản sau thu hồi
a) Tổng cục trưởng quyết định:
a1) Thu hồi tài sản công (trừ tài sản công là vũ
khí, công cụ hỗ trợ) theo quy định tại Điều 41 Luật Quản lý, sử
dụng tài sản công 2017.
Cục Tài vụ - Quản trị chủ trì tham mưu, tổng hợp
báo cáo Tổng cục trưởng phê duyệt quyết định thu hồi tài sản công.
a2) Xử lý tài sản công bị thu hồi theo thẩm quyền của
Tổng cục trưởng: thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 1
Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/09/2024 của Chính phủ.
Cục Tài vụ - Quản trị thẩm định và đề xuất hình thức
xử lý tài sản sau thu hồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a3) Trình tự, thủ tục và danh mục hồ sơ:
- Đối với thu hồi tài sản công: thực hiện theo quy
định tại Điều 18 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày
26/12/2017 của Chính phủ và khoản 10 Điều 1 Nghị định số
114/2024/NĐ-CP ngày 15/09/2024 của Chính phủ.
- Đối với xử lý tài sản công sau thu hồi: thực hiện
theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP
ngày 15/09/2024 của Chính phủ.
b) Việc thu hồi vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo
quy định tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP
ngày 15/9/2024 của Chính phủ, quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu
nổ và công cụ hỗ trợ và Quyết định số 2215/QĐ-TCHQ ngày 25/8/2020 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan. Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị cơ quan
chức năng thu hồi vũ khí, công cụ hỗ trợ với lý do không còn nhu cầu sử dụng,
đơn vị sử dụng ngân sách lấy ý kiến và được Tổng cục Hải quan đồng ý trước khi
có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi.
4.2.2. Đối với bán tài sản công:
a) Đối với trường hợp bán tài sản công quy định tại
điểm a, điểm d Khoản 1 Điều 43 Luật quản lý, sử dụng tài sản
công: thực hiện theo quy định về xử lý tài sản thu hồi và thanh lý tại Quyết
định này.
b) Đối với trường hợp bán tài sản công quy định tại
điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật quản lý, sử dụng tài sản
công: thực hiện theo phương án được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Trường
hợp thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng, Cục Tài vụ - Quản trị tham mưu, báo
cáo Tổng cục trưởng quyết định.
4.2.3. Đối với thanh lý, tiêu hủy tài sản công (trừ
vũ khí, công cụ hỗ trợ):
a) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện
theo ủy quyền của Tổng cục trưởng quyết định thanh lý, tiêu hủy tài sản là chó
nghiệp vụ của các đơn vị sử dụng ngân sách (theo quy định tại Quy chế quản lý,
sử dụng chó nghiệp vụ được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành).
b) Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định
thanh lý, tiêu hủy tài sản công được giao quản lý, sử dụng.
d) Trình tự, thủ tục và danh mục hồ sơ:
- Đối với thanh lý, tiêu hủy chó nghiệp vụ thực hiện
theo quy định tại khoản 21, 22, 23 Điều 1 Nghị định số
114/2024/NĐ-CP ngày 15/09/2024 của Chính phủ, Điều 33 Nghị
định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và Quy chế quản lý, sử
dụng chó nghiệp vụ được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
- Đối với thanh lý tài sản công (trừ chó nghiệp vụ):
thực hiện theo quy định tại khoản 21, 22, 23 Điều 1 Nghị định số
114/2024/NĐ-CP ngày 15/09/2024 của Chính phủ.
- Đối với tiêu hủy tài sản công (trừ chó nghiệp vụ):
thực hiện theo Điều 33 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày
26/12/2017 của Chính phủ.
e) Đối với tài sản công đã ban hành quyết định
thanh lý, tiêu hủy, cụ thể gồm tài sản chuyên dùng, ô tô, tàu, cano có nguyên giá
tài sản từ 1 tỷ đồng trở lên /01 đơn vị tài sản và chưa hết thời gian tính hao
mòn tài sản: Định kỳ 6 tháng/lần, đơn vị sử dụng ngân sách lập phụ lục danh mục
tài sản thanh lý, tiêu hủy kèm theo Báo cáo tự kiểm tra định kỳ theo Chỉ thị số
1955/CT-TCHQ ngày 30/5/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo quy định.
Nội dung báo cáo gồm: Danh mục tài sản công đã có quyết định thanh lý; Nguyên
giá tài sản; năm đưa vào sử dụng; giá trị còn lại; lý do quyết định thanh lý; kết
quả thanh lý, tiêu hủy.
4.2.4. Đối với tài sản công bị mất, bị hủy hoại:
a) Thực hiện theo các trường hợp quy định tại Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;
Riêng đối với tài sản là vũ khí, công cụ hỗ trợ bị
mất, bị hủy hoại: Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện theo quy định tại
Luật quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trước khi xử lý tài sản theo quy định của
Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
b) Việc xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức,
viên chức người lao động thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật
Viên chức, Luật Lao động và pháp luật khác có liên quan.
c) Trình tự, thủ tục và hồ sơ: thực hiện theo quy định
tại khoản 25 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/09/2024
của Chính phủ.
4.3. Chủ đầu tư quyết định thanh lý, phá dỡ nhà làm
việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư
xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.4. Đối với việc xử lý tài sản công theo các hình
thức quy định tại Điều 40 Luật quản lý, sử dụng tài sản công,
trường hợp cần thiết cấp có thẩm quyền theo quy định tại Quyết định này yêu cầu
các đơn vị nghiệp vụ liên quan thuộc và trực thuộc phạm vi quản lý của mình có
ý kiến bằng văn bản trước khi quyết định việc xử lý tài sản công.
4.5. Quản lý sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý
tài sản công thực hiện theo quy định tại khoản 29 Điều 1 Nghị định
số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/09/2024 của Chính phủ.
4.6. Đơn vị sử dụng ngân sách gửi 01 bản kèm theo hồ
sơ, tài liệu liên quan ngay sau khi phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh (nếu có):
quyết định điều chuyển, xử lý tài sản công là nhà, đất, tài sản có nguyên giá từ
500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
Điều 7. Đối với lĩnh vực kiểm
tra nội bộ
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
1.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm, đột xuất
đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch
- Tài chính). Riêng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra CNTT và thống kê hằng năm,
đột xuất đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Bộ Tài chính (qua Cục
Tin học và thống kê Tài chính);
Cục Tài vụ - Quản trị chủ trì xây dựng kế hoạch,
báo cáo Tổng cục trưởng để báo cáo Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài chính).
Riêng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra CNTT và thống kê hằng năm, đột xuất đối với
các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan
chủ trì xây dựng kế hoạch, báo cáo Tổng cục trưởng để báo cáo Bộ Tài chính (qua
Cục Tin học và thống kê Tài chính).
1.2. Phê duyệt kế hoạch chi tiết kiểm tra nội bộ
hàng năm theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt;
Cục Tài vụ - Quản trị chủ trì báo cáo Tổng cục trưởng
xem xét phê duyệt. Riêng đối với kế hoạch kiểm tra công nghệ thông tin và thống
kê chi tiết, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan chủ trì báo cáo Tổng
cục trưởng xem xét phê duyệt.
1.3. Tổng hợp kết quả kiểm tra nội bộ định kỳ, đột
xuất của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch
- Tài chính). Riêng việc tổng hợp kết quả kiểm tra CNTT và thống kê định kỳ, đột
xuất của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Bộ Tài chính (qua Cục Tin học
và thống kê tài chính);
Cục Tài vụ - Quản trị chủ trì tổng hợp kết quả kiểm
tra nội bộ hằng năm báo cáo Tổng cục trưởng để báo cáo Bộ Tài chính. Riêng đối
với kết quả kiểm tra nội bộ công nghệ thông tin và thống kê hàng năm, Cục Công
nghệ thông tin và Thống kê Hải quan chủ trì tổng hợp để báo cáo Tổng cục trưởng
để báo cáo Bộ Tài chính.
1.4. Quyết định kiểm tra nội bộ đột xuất các đơn vị
sử dụng ngân sách;
1.5. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra nội bộ hằng
năm theo kế hoạch đã được Tổng cục trưởng phê duyệt;
1.6. Ban hành thông báo kết quả kiểm tra nội bộ đối
với các đơn vị sử dụng ngân sách.
2. Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị:
2.1. Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ tại các đơn
vị sử dụng ngân sách theo kế hoạch chi tiết và quyết định thành lập đoàn đã được
Tổng cục trưởng phê duyệt (trừ nội dung quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này).
2.2. Kiểm tra công tác thực hiện kết luận, kiến nghị
kiểm tra nội bộ tại các đơn vị sử dụng ngân sách do Cục Tài vụ - Quản trị chủ
trì thực hiện kiểm tra nội bộ.
3. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải
quan:
3.1. Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ tại các đơn
vị sử dụng ngân sách theo kế hoạch chi tiết và quyết định thành lập đoàn đã được
Tổng cục trưởng phê duyệt đối với nội dung về công nghệ thông tin.
3.2. Kiểm tra công tác thực hiện kết luận, kiến nghị
kiểm tra nội bộ tại các đơn vị sử dụng ngân sách do Cục Công nghệ thông tin và
Thống kê Hải quan chủ trì thực hiện kiểm tra nội bộ.
4. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách:
Lập kế hoạch tự kiểm tra nội bộ, thực hiện công tác
tự kiểm tra nội bộ hằng năm tại đơn vị theo quy định và báo cáo kết quả tự kiểm
tra nội bộ về Tổng cục Hải quan (qua Cục Tài vụ - Quản trị, Cục Công nghệ thông
tin và Thống kê hải quan) theo quy định;
Công tác tự kiểm tra nội bộ thực hiện theo quy định
tại Mục III Chương 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số
791/QĐ-BTC ngày 30/03/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Cục Tài vụ - Quản trị
1. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
định tại Quyết định này.
2. Tổng hợp, đề xuất báo cáo Tổng cục trưởng xem
xét điều chỉnh, bổ sung về phân cấp phù hợp quy định của pháp luật.
Điều 9. Đơn vị sử dụng ngân
sách
1. Tổ chức thực hiện thẩm quyền được giao theo quy
định của pháp luật và Quyết định này. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu
trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật trong thực hiện các nhiệm
vụ được giao theo thẩm quyền. Chịu trách nhiệm về sự cần thiết, tính hiệu quả,
tính chính xác của số liệu, đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Tổng cục Hải
quan (qua Cục Tài vụ - Quản trị) cụ thể:
2.1. Đối với dự án đầu tư:
- Chủ đầu tư thực hiện chế độ báo cáo theo quy định
tại Luật Đầu tư công, Thông tư số 15/2021/TT-BTC ngày 18/02/2021 của Bộ Tài
chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn
đầu tư công và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Chủ đầu tư thực hiện báo cáo giám sát và đánh giá
đầu tư theo quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ,
Thông tư số 05/2023/TT-BKHĐT ngày 30/6/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định
về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý
vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu
tư sử dụng vốn nhà nước.
- Thực hiện Báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư
công dự án hoàn thành trong năm theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP
ngày 11/11/2021 của Chính phủ và Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của
Bộ Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.
2.2. Đối với công tác đấu thầu: Chủ đầu tư thực hiện
chế độ báo cáo theo Thông tư số 07/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định,
kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
3. Kịp thời đề xuất, báo cáo Tổng cục trưởng (qua Cục
Tài vụ - Quản trị) xem xét điều chỉnh, bổ sung quy định về phân cấp phù hợp quy
định của pháp luật, yêu cầu công tác của đơn vị.
Điều 10. Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan nêu tại Điều 3, Điều 4, Điều 6 quy định ban hành kèm theo Quyết định này
tổ chức thực hiện trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật và Quyết định
này. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật
trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Điều 11. Trách nhiệm của công
chức, viên chức
Công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách nhiệm
vụ được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Thủ trưởng đơn vị. Trường hợp
vi phạm sẽ thực hiện xử lý theo quy định tại Quyết định số 799/QĐ-TCHQ ngày
12/4/2023 về ban hành quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm đối với công chức,
viên chức trong ngành Hải quan.
Điều 12. Quy định về ủy quyền
Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách được Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan ủy quyền:
1. Thực hiện công việc ủy quyền theo đúng quy định
của pháp luật và của Tổng cục trưởng.
2. Toàn bộ văn bản ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng
được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của Tổng cục Hải quan theo quy
định của pháp luật về công tác văn thư và các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 13. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt quyết
định đầu tư trước ngày Quyết định số 899/QĐ-BTC ngày 19/4/2024 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp
luật về đầu tư công, đầu tư xây dựng và phân cấp, ủy quyền tại Quyết định số
2469/QĐ-BTC ngày 29/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định số
369/QĐ-TCHQ ngày 3/3/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Đối với dự án đầu tư ứng dụng CNTT đã phê duyệt
quyết định đầu tư trước ngày Quyết định số 899/QĐ-BTC ngày 19/4/2024 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định hiện hành của
pháp luật về đầu tư công, đầu tư ứng dụng CNTT và quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1333/QĐ-BTC ngày 01/7/2022 của
Bộ Tài chính; Quyết định số 369/QĐ-TCHQ ngày 3/3/2021 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan.
3. Đối với chủ trương đầu tư, dự án đầu tư đã hoàn
thành thủ tục lập, thẩm định trước ngày Quyết định số 899/QĐ-BTC ngày 19/4/2024
của Bộ trưởng Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành nhưng chưa được phê duyệt thì
thẩm quyền quyết định phê duyệt thực hiện theo quy định tại Quyết định này.
4. Đối với việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ;
hoạt động ứng dụng CNTT đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày Quyết
định số 899/QĐ-BTC ngày 19/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có hiệu lực thi
hành được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản công, pháp luật về CNTT, phân cấp quy định tại Quyết định số 394/QĐ-BTC
ngày 27/3/2018 của Bộ Tài chính và quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài
chính ban hành kèm theo Quyết định số 1333/QĐ-BTC ngày 01/7/2022 của Bộ Tài
chính; Quyết định số 369/QĐ-TCHQ ngày 3/3/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan; Quyết định số 1610/QĐ-TCHQ ngày 31/5/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan./.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC MUA SẮM TÀI SẢN CNTT KHÔNG PHẢI LẬP DỰ ÁN THEO
QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 28 ĐIỀU 1 NGHỊ ĐỊNH SỐ 82/2024/NĐ-CP NGÀY 10/7/2024 THUỘC THẨM
QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Kèm theo Quyết định số 2552/QĐ-TCHQ ngày 05 tháng 11 năm 2024 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Các loại tài sản CNTT thuộc lĩnh vực mạng phục
vụ:
a) Mạng diện rộng WAN ngành Hải quan thuộc hạ tầng
truyền thông ngành Tài chính;
b) Kết nối mạng giữa các đơn vị thuộc hoặc trực thuộc
Tổng cục Hải quan, Trung tâm dữ liệu của Tổng cục Hải quan, Trung tâm dữ liệu dự
phòng của Tổng cục Hải quan;
c) Kết nối mạng giữa cơ quan Tổng cục (bao gồm cả
Trung tâm dữ liệu của Tổng cục Hải quan và Trung tâm dữ liệu dự phòng của Tổng
cục Hải quan) với doanh nghiệp, cơ quan, Bộ, ngành bên ngoài;
d) Thiết bị chuyển mạch vùng Core, vùng máy chủ,
vùng DMZ phục vụ thiết lập các vùng mạng (trừ vùng mạng nội bộ) theo kiến trúc
mạng LAN (Ban hành tại Quyết định số 1729/QĐ-TCHQ ngày 18/6/2019 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan) tại các phòng máy chủ trụ sở Cục Hải quan hoặc tương
đương.
2. Các loại tài sản CNTT thuộc lĩnh vực an ninh,
an toàn thông tin:
Các loại tài sản CNTT thuộc lĩnh vực an ninh, an
toàn thông tin nhằm đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ theo tiêu chuẩn quốc
gia TCVN 11930:2017 gồm:
a) Thiết bị hoặc giải pháp quản lý truy cập, quản
trị hệ thống từ xa an toàn;
b) Thiết bị hoặc giải pháp quản lý truy cập giữa
các vùng mạng và phòng chống xâm nhập;
c) Thiết bị hoặc giải pháp cân bằng tải;
d) Thiết bị hoặc giải pháp đảm bảo an toàn cho ứng
dụng web;
e) Thiết bị hoặc giải pháp bảo đảm an toàn cho máy
chủ cơ sở dữ liệu;
g) Thiết bị hoặc giải pháp chặn lọc phần mềm độc hại
trên môi trường mạng;
h) Thiết bị hoặc giải pháp phòng chống tấn công từ
chối dịch vụ;
i) Thiết bị hoặc giải pháp giám sát an toàn hệ thống
thông tin tập trung;
k) Thiết bị hoặc giải pháp quản lý phần mềm phòng
chống mã độc trên các máy chủ/máy tính người dùng tập trung;
l) Thiết bị hoặc giải pháp phòng, chống thất thoát
dữ liệu;
m) Thiết bị hoặc giải pháp bảo đảm an toàn thông
tin cho hệ thống thư điện tử;
n) Thiết bị hoặc giải pháp quản lý truy cập lớp mạng;
o) Thiết bị hoặc giải pháp bảo đảm an toàn cho mạng
không dây;
p) Thiết bị hoặc giải pháp quản lý tài khoản đặc
quyền;
q) Thiết bị hoặc giải pháp quản lý, dò quét điểm yếu
an toàn thông tin mạng;
r) Các giải pháp khác theo khuyến cáo của các cơ
quan chuyên môn về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC MUA SẮM TÀI SẢN CNTT KHÔNG PHẢI LẬP DỰ ÁN THEO
QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 28 ĐIỀU 1 NGHỊ ĐỊNH SỐ 82/2024/NĐ-CP NGÀY 10/7/2024 THUỘC THẨM
QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH
(Kèm theo Quyết định số 2552/QĐ-TCHQ ngày 05 tháng 11 năm 2024 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan)
Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định mua
sắm đối với các loại tài sản CNTT không phải lập dự án theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 để
trang bị, sử dụng trong phạm vi đơn vị quản lý và có tổng mức dự toán dưới 45 tỷ
đồng, bao gồm:
1. Các loại tài sản CNTT thuộc lĩnh vực mạng phục
vụ:
a) Mạng nội bộ LAN tại trụ sở Cục Hải quan và tương
đương, trụ sở Chi cục Hải quan và tương đương thuộc phạm vi đơn vị quản lý. Loại
trừ các thiết bị chuyển mạch vùng Core, vùng máy chủ, vùng DMZ phục vụ thiết lập
các vùng mạng (trừ vùng mạng nội bộ) theo kiến trúc mạng LAN (Ban hành tại Quyết
định số 1729/QĐ-TCHQ ngày 18/6/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) tại
các phòng máy chủ;
b) Kết nối mạng nội bộ giữa các điểm trong cùng địa
bàn Chi cục Hải quan và tương đương;
c) Kết nối mạng giữa trụ sở Cục Hải quan và tương
đương hoặc Chi cục Hải quan và tương đương với doanh nghiệp, cơ quan bên ngoài
thuộc địa bàn đơn vị quản lý.
2. Các loại tài sản CNTT thuộc lĩnh vực an ninh,
an toàn thông tin:
Các thiết bị, giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông
tin theo cấp độ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017 được trang bị bổ sung
phục vụ đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin do đơn vị là đơn vị vận hành hoặc
quản lý trực tiếp theo phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ đã được
Tổng cục Hải quan (Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan) cho ý kiến.
3. Các loại tài sản CNTT trang bị cho Trung tâm
dữ liệu và phòng máy chủ.
4. Các loại tài sản CNTT phục vụ hoạt động văn
phòng, chuyên môn nghiệp vụ:
a) Máy vi tính để bàn (gồm các loại máy vi tính để
bàn: phổ biến; chuyên dùng; soạn thảo văn bản mật; phục vụ hoạt động chung);
b) Máy vi tính xách tay (gồm các loại máy vi tính
xách tay: phổ biến; chuyên dùng; phục vụ hoạt động chung);
c) Máy in (gồm các loại máy in: phổ biến; chuyên
dùng; in văn bản mật);
d) Thiết bị lưu điện (UPS) cho máy vi tính để bàn;
e) Thiết bị ngoại vi máy tính; linh kiện, vật tư
CNTT.