BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
*******
Số:
17/2003/QĐ-BKHCN
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Hà
Nội , Ngày 18 tháng 07 năm 2003
|
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌCVÀ CÔNG NGHỆ TƯ VẤN TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC
HIỆNCÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP NHÀ
NƯỚC"
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày
17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học
và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/05/2003 của Chính phủ qui định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN ngày 18/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ ban hành "Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ
trì thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ và các Dự án sản xuất thử nghiệm cấp
Nhà nước";
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật,
Vụ Khoa học xã hội và tự nhiên và Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về phương
thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và
cá nhân chủ trì thực hiện các Đề tài khoa học và công nghệ và các Dự án sản xuất
thử nghiệm cấp Nhà nước".
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo và thay thế cho Quyết định số 38/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 08/07/2002 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành "Quy định tạm
thời về việc phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển
chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai
đoạn 2001 - 2005".
Điều 3.
Các Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế
- kỹ thuật, Vụ Khoa học xã hội và tự nhiên, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn
phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức
liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG
Hoàng Văn Phong
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TƯ VẤN TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ
CÔNGNGHỆ VÀ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 17/2003/QĐ-BKHCN ngày 18/07/2003 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
I. NGUYÊN
TẮC CHUNG
1. Việc đánh giá tuyển chọn tổ
chức và cá nhân chủ trì thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ và Dự án sản xuất
thử nghiệm cấp Nhà nước (dưới đây gọi tắt là Đề tài, Dự án SXTN) do một Hội đồng
khoa học và công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập thực hiện căn cứ
vào Hồ sơ đã đăng ký.
2. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm
Đề tài, Dự án SXTN và những người tham gia thực hiện Đề tài, Dự án SXTN nào thì
không được tham gia Hội đồng đánh giá tuyển chọn Đề tài, Dự án SXTN (dưới đây gọi
tắt là Hội đồng) đó. Trong trường hợp cần thiết, thành viên Hội đồng có thể là
cán bộ đang công tác tại tổ chức đăng ký chủ trì Đề tài, Dự án SXTN, nhưng
không quá 01 người và không được làm Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc thành viên phản
biện.
3. Hội đồng xem xét đánh giá
Hồ sơ theo những tiêu chuẩn và thang điểm thống nhất đã được quy định tại Điều
11 của "Quy định về việc tuyển chọn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì
thực hiện Đề tài khoa học công nghệ và Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước"
ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN ngày 18/07/2003 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Quy định số QĐ16/2003).
4. Tổ chức, cá nhân được đề
nghị trúng tuyển chủ trì Đề tài là tổ chức, cá nhân có Hồ sơ được xếp hạng cao
nhất, với số điểm trung bình tối thiểu phải đạt 70/100 điểm, trong đó, điểm
trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu đạt 50/70 điểm.
Tổ chức, cá nhân được đề nghị
trúng tuyển chủ trì Dự án SXTN là tổ chức, cá nhân có Hồ sơ được xếp hạng cao
nhất, với số điểm trung bình tối thiểu phải đạt 65/100 điểm, trong đó, điểm
trung bình về giá trị công nghệ và kinh tế tối thiểu đạt 45/65 điểm.
5. Các chuyên gia đánh giá và
các thành viên Hội đồng phải làm việc khách quan, chịu trách nhiệm về đánh giá
của mình và tuân thủ kỷ luật tuyển chọn, giữ bí mật các thông tin liên quan đến
quá trình đánh giá tuyển chọn.
6. Trong cùng một Hồ sơ, nếu
có thành viên Hội đồng cho điểm đánh giá chênh lệch từ 20% trở lên so với điểm
đánh giá trung bình của số thành viên Hội đồng có mặt thì điểm của thành viên Hội
đồng này sẽ không được chấp nhận. Kết quả đánh giá Hồ sơ này chỉ dựa trên kết
quả cho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng.
7. Kỳ họp xem xét - đánh giá
tuyển chọn của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt, trong đó có
Chủ tịch và/hoặc Phó chủ tịch.
8. Chủ tịch Hội đồng chủ trì
các phiên họp Hội đồng. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch
Hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng.
9. Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ cử các chuyên viên làm thư ký giúp việc Hội đồng.
II. QUY
TRÌNH VÀ THỦ TỤC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG:
Bước 1:
Hội đồng thống nhất phương thức làm việc
1. Thư ký giúp việc Hội đồng
đọc Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu
tham dự.
2. Đại diện Bộ Khoa học và
Công nghệ nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu của các Quy định liên quan đến
việc tuyển chọn Đề tài, Dự án SXTN, bao gồm:
- Quy định về việc xác định
các Đề tài khoa học và công nghệ và các Dự án SXTN cấp Nhà nước được ban hành
kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BKHCN ngày 03/04/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ.
- Quy định số QĐ 16/2003 và
Quy định này.
3. Thư ký giúp việc Hội đồng
đọc Biên bản mở Hồ sơ đăng ký tuyển chọn (Biểu B2-1-BBHSTC), thông báo số lượng
và danh mục Hồ sơ đủ điều kiện được Hội đồng đưa vào xem xét đánh giá.
Hồ sơ hợp lệ là Hồ sơ đáp ứng
các điều kiện quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 của Quy định số QĐ 16/2003 sẽ
được đưa vào xem xét đánh giá. Trường hợp Hồ sơ thiếu văn bản pháp lý chứng
minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác như đã quy định tại mục 6 của Điều 6
Quy định số QĐ 16/2003 vẫn được coi là hợp lệ, nhưng không được tính điểm huy động
vốn khác.
4. Hội đồng thảo luận trao đổi
để quán triệt về nguyên tắc, phương thức xem xét - đánh giá, các tiêu chuẩn đánh
giá và cách chấm điểm các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện Đề tài, Dự
án SXTN theo Quy định số QĐ 16/2003 và Quy định này.
5. Các thành viên Hội đồng nhận
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn để chuẩn bị ý kiến đánh giá nhận xét bằng văn bản theo
các biểu mẫu tương ứng sau đây:
- Biểu B2-2-PNXCN đối với Đề
tài khoa học công nghệ,
- Biểu B2-2-PNXXH đối với Đề
tài khoa học xã hội nhân văn,
- Biểu B2-2-PNXDA đối với Dự
án SXTN.
Hội đồng phân công 2 thành
viên am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu Đề tài, Dự án SXTN làm phản biện nhận xét
và đánh giá tất cả các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện Đề tài, Dự án
SXTN. Khi cần thiết, Hội đồng kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ mời các chuyên
gia am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu Đề tài, Dự án SXTN ở ngoài Hội đồng nhận
xét và đánh giá Hồ sơ.
Chuyên gia hoặc thành viên Hội
đồng phản biện có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích từng nội dung thông tin đã
kê khai trong Hồ sơ đăng ký, viết nhận xét - đánh giá, luận giải về việc đánh
giá bằng điểm từng chỉ tiêu theo thang điểm đã nêu tại Phiếu nhận xét của Quy định
này và gửi văn bản nhận xét đánh giá cho thư ký giúp việc Hội đồng.
6. Hội đồng thống nhất ngày
làm việc để xem xét - đánh giá tuyển chọn các Hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện Đề
tài, Dự án SXTN (được tổ chức sau khi nhận Phiếu nhận xét các Hồ sơ thuộc Đề
tài, Dự án SXTN đó của các chuyên gia/thành viên Hội đồng nhận xét, phản biện).
Bước 2:
Hội đồng đánh giá tuyển chọn Hồ sơ
1. Hội đồng nghe các chuyên
gia, thành viên Hội đồng phản biện đọc bản nhận xét - đánh giá, phân tích từng
Hồ sơ của Đề tài, Dự án SXTN
Hội đồng có thể nêu câu hỏi đối
với các chuyên gia/thành viên Hội đồng nhận xét, phản biện về từng chỉ tiêu
đánh giá liên quan đến từng Hồ sơ.
Sau khi trả lời các câu hỏi của
các thành viên Hội đồng, các chuyên gia không là thành viên Hội đồng hoàn thành
nhiệm vụ của mình và không tiếp tục dự phiên họp đánh giá tuyển chọn của Hội đồng.
Thư ký Hội đồng đọc ý kiến nhận
xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng nghiên cứu, tham
khảo.
2. Hội đồng thảo luận đánh
giá
Hội đồng trao đổi, thảo luận
từng Hồ sơ theo từng chỉ tiêu đã được quy định và bỏ phiếu đánh giá.
3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu
và bỏ phiếu
Ban kiểm phiếu gồm 3 thành
viên Hội đồng (trong đó bầu một trưởng ban).
Hội đồng bỏ phiếu đánh giá chấm
điểm từng Hồ sơ theo các biểu mẫu tương ứng sau:
- Biểu B2-3-PTCCN đối với Đề
tài khoa học công nghệ,
- Biểu B2-3-PTCXH đối với Đề
tài khoa học xã hội nhân văn,
- Biểu B2-3-PTCDA đối với Dự
án SXTN.
Mỗi thành viên Hội đồng đánh
giá từng Hồ sơ bằng cách cho điểm theo thang điểm đã quy định được ghi trên phiếu.
Những phiếu hợp lệ là những
phiếu cho điểm bằng hoặc thấp hơn điểm tối đa đã ghi trên phiếu tương ứng cho từng
chỉ tiêu đánh giá.
4. Tổng hợp kết quả đánh giá
tuyển chọn
Ban kiểm phiếu báo cáo Hội đồng
kết quả kiểm phiếu theo Biểu B2-4-KPTVHĐ và B2-5- KPĐGTC.
Trường hợp có từ 2 hồ sơ đạt
số điểm trung bình của tổng số điểm từ 70/100 điểm trở lên và trong đó, điểm
trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu đạt 50/70 điểm đối với Đề
tài hoặc có 2 Hồ sơ đạt số điểm trung bình của tổng số điểm từ 65/100 điểm,
trong đó, điểm trung bình về giá trị công nghệ và kinh tế tối thiểu đạt 45/65
điểm đối với Dự án SXTN, Hội đồng xếp thứ tự ưu tiên các Hồ sơ đó theo các
nguyên tắc đã nêu tại Điều 13 của Quy định số QĐ 16/2003, cụ thể như sau:
- Điểm trung bình của tổng số
điểm theo thứ tự từ cao xuống thấp;
- Ưu tiên điểm trung bình về
giá trị khoa học và thực tiễn cao hơn đối với các Hồ sơ có cùng số điểm trung
bình của tổng số điểm;
- Ưu tiên điểm của Chủ tịch Hội
đồng (hoặc điểm của Phó Chủ tịch, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt)
đối với các Hồ sơ có cùng số điểm trung bình của tổng số điểm và cùng số điểm
trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn;
Đối với các Hồ sơ có cùng số
điểm trung bình của tổng số điểm, cùng điểm trung bình về giá trị khoa học và
thực tiễn, cùng điểm của Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng kiến nghị Bộ Khoa học và
Công nghệ xem xét quyết định.
5. Hội đồng thông qua Biên bản
về kết quả làm việc của Hội đồng, kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển.
Hội đồng thảo luận để kiến
nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết về những nội dung đã nêu trong Thuyết
minh Đề tài hoặc Thuyết minh Dự án SXTN và khuyến nghị về kinh phí cho việc thực
hiện Đề tài, Dự án XSTN hoặc nêu những điểm cần lưu ý trong quá trình hoàn thiện
Hồ sơ của tổ chức và cá nhân được lựa chọn.
Biên bản làm việc của Hội đồng
xây dựng theo Biểu B2-6-BBHĐTC.
6. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có thể vận dụng Quy định này để nghiên cứu, xây dựng và ban
hành quy định về phương thức làm việc của Hội đồng tuyển chọn các tổ chức, cá
nhân chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của
mình./.