Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1557/QĐ-UBND 2020 Đề án ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế Vĩnh Phúc

Số hiệu: 1557/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Vũ Việt Văn
Ngày ban hành: 02/07/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1557/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH Y TẾ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2020-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh;

Căn cứ Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025;

Căn cứ Thông báo số 131/TB-UBND thông báo kết quả phiên họp UBND tỉnh tháng 6/2020;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 123/TTr-SYT ngày 23/6/2020 về việc đề nghị phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Đề án ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025;

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố có liên quan tham mưu thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Việt Văn

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH Y TẾ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015;

- Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018;

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/06/2012 ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020, trong đó có nội dung “Xây dựng đề án đầu tư phát triển y tế thông minh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, góp phần tiết kiệm chi phí, hạn chế quá tải bệnh viện”;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025;

- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

- Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/09/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc;

- Thông tư số 48/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

- Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh;

- Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử;

- Quyết định số 6110/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống thông tin tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

- Quyết định số 6111/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018-2020;

- Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 - 2025;

- Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử;

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đề án phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3939/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 3541/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 1.0;

- Quyết định số 31/2018/QĐ-UBND ngày 17/12/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc;

- Chương trình công tác của UBND tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020.

II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC Y TẾ TỈNH VĨNH PHÚC

Hệ thống y tế tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm:

1. Các cơ quan quản lý Nhà nước:

- Sở Y tế gồm có: Ban Giám đốc, 6 phòng chuyên môn thuộc Sở gồm: Văn phòng; Tổ chức cán bộ; Kế hoạch Tài chính; Nghiệp vụ y dược; Quản lý hành nghề y dược tư nhân; Thanh tra.

- 02 Chi cục: Dân số - Kế hóa gia đình và An toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập:

- Tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, Bệnh viện Sản-Nhi, Bệnh viện Y dược cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Pháp y, Trường Trung cấp Y tế và Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.

- Tuyến huyện: 09 trung tâm y tế và 136 trạm y tế xã/phường/thị trấn.

3. Các đơn vị y tế công lập thuộc các bộ, ngành đóng trên địa bàn:

Bệnh viện 74 Trung ương Phúc Yên, Bệnh viện Giao thông vận tải, Bệnh viện Quân y 109.

4. Mạng lưới y tế tư nhân:

Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt, 206 phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân và 1.192 quầy thuốc, nhà thuốc tư nhân…

III. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH Y TẾ VĨNH PHÚC

1. Lĩnh vực quản lý nhà nước, khối dự phòng và chuyên ngành tuyến tỉnh

1.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT)

Trong khối quản lý nhà nước, khối dự phòng và chuyên ngành tuyến tỉnh, gồm 8 cơ quan, đơn vị: Cơ quan Văn phòng Sở, Chi cục DS-KHHGĐ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định y khoa và Trường Trung cấp y tế, hiện chưa có hệ thống hạ tầng CNTT thống nhất và đồng bộ, hệ thống mạng LAN chưa hoàn chỉnh do đã được đầu tư cách đây nhiều năm (giai đoạn 2005-2011) hiện đã xuống cấp, một số đơn vị chưa được đầu tư đồng bộ; thiết bị CNTT như máy tính, máy in...còn thiếu hoặc thiết bị đã lạc hậu. Hiện có 175/213 (bằng 82,2%) máy tính được đầu tư từ trước năm 2017; 38/213 (bằng 17,8%) đầu tư từ năm 2017 đến nay. Tuy nhiên cơ bản cũng đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT ở quy mô nhỏ với việc triển khai một số các phần mềm ứng dụng từ Bộ Y tế, UBND tỉnh như: Hệ thống quản lý văn bản, chữ ký số, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý chứng chỉ hành nghề…

1.2. Nhân lực công nghệ thông tin

- Có 3/8 đơn vị có cán bộ chuyên trách CNTT chịu trách nhiệm quản trị , vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT của đơn vị mà hầu hết là kiêm nhiệm (Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trường Trung cấp y tế mỗi đơn vị có 01 cán bộ kỹ sư CNTT trình độ Đại học trở lên).

- Có trên 90% trong tổng số 355 cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn tại các đơn vị cơ bản có trình độ tin học ứng dụng ở mức cơ bản đáp ứng được việc ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác chuyên môn.

3.3. Triển khai các hệ thống phần mềm quản lý ứng dụng chuyên ngành

Tại Sở Y tế và các đơn vị sử dụng nhiều hệ thống phần mềm quản lý ứng dụng chuyên ngành như: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành, quản lý dân số, phần mềm tiêm chủng, quản lý chứng chỉ hành nghề, đánh giá chất lượng bệnh viện, kế toán ...chạy online hoặc offline do Bộ Y tế và UBND tỉnh triển khai.

Các phần mềm này chủ yếu triển khai tại Văn phòng Sở quản lý và cấp tài khoản cho các đơn vị trực thuộc. Hiện Sở Y tế chưa có phần mềm quản lý nhân lực và một số đơn vị như: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Pháp y … vẫn chưa có hệ thống phần mềm chuyên ngành riêng để phục vụ hỗ trợ cho công tác chuyên môn.

2. Lĩnh vực khám chữa bệnh

2.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

- Hiện có 15/15 (bằng 100%) các đơn vị khám chữa bệnh (KCB) trong ngành từ tuyến tỉnh, tuyến huyện, trạm y tế đã có hệ thống mạng Internet kết nối bằng đường truyền cáp quang tốc độ cao (70-90 Mbps cho các cơ sở KCB tuyến tỉnh và tuyến huyện, 16Mbps cho trạm y tế tuyến xã và các đơn vị còn lại).

- Tổng số 1.330/1.754 (bằng 75%) máy tính đầu tư trước năm 2017; 438/1754 (bằng 25%) đầu tư từ năm 2017 đến nay, để phục vụ công tác chuyên môn.

- Về đầu tư nâng cấp hệ thống mạng LAN: Có 1 đơn vị Bệnh viện Y dược cổ truyền được đầu tư nâng cấp năm 2017; Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản-Nhi đầu tư cùng dự án xây mới bệnh viện. Các đơn vị còn lại hạ tầng kỹ thuật CNTT đã được cải thiện, song các máy tính, hệ thống mạn LAN tại một số đơn vị đã được xây dựng, trang bị từ lâu (giai đoạn 2005-2010) đến nay đã xuống cấp, cấu hình thấp, mạng kém ổn định, tốc độ bị hạn chế.

Nhìn chung hệ thống mạng nội bộ (LAN) được xây dựng bảo đảm cho việc kết nối từ Ban giám đốc đến các khoa, phòng trong đơn vị. Cơ sở hạ tầng CNTT của các đơn vị y tế trong ngành cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu cho việc triển khai các phần mềm ứng dụng trong quản lý công tác KCB và thanh toán BHYT tại các đơn vị KCB trong ngành. Đa số đơn vị y tế trong ngành từ tỉnh, huyện đến xã chưa trang bị được đầy đủ số máy tính cho cán bộ làm việc. Việc đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin chưa được quan tâm đúng mức. Các đơn vị chưa được trang bị các biện pháp an toàn thông tin, chống xâm nhập trái phép; chưa có giải pháp cho việc lưu trữ dự phòng dữ liệu tại đơn vị; nhiều máy tính cá nhân chưa được trang bị các phần mềm chống mã độc…

2.2. Nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin

- Có 15/15 đơn vị (bằng 100%) có cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng trở lên chịu trách nhiệm quản trị, vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT. Có 2 (BVĐK tỉnh, BVĐKKV Phúc Yên) đã thành lập phòng CNTT gồm 5-6 cán bộ, các đơn vị khác bộ phận phụ trách CNTT có từ 1-2 cán bộ thuộc các phòng Tổ chức hành chính hoặc Kế hoạch tổng hợp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT còn thiếu về số lượng, hạn chế chất lượng. Các cơ sở y tế phải hợp đồng thêm cán bộ đại học CNTT để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Có khoảng 70%, trong tổng số 5.089 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng có trình độ tin học ứng dụng ở mức cơ bản đáp ứng được việc ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác chuyên môn.

2.3. Triển khai phần mềm quản lý khám chữa bệnh (HIS):

Hiện nay, 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện, các bệnh viện tư nhân và bệnh viện ngành sử dụng phần mềm Quản lý bệnh viện (HIS) trong việc quản lý, điều hành và ứng dụng trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, trong đó HIS tại tuyến xã do Viễn thông Vĩnh Phúc cung cấp, HIS tại tuyến huyện và tỉnh do 4 đơn vị cung cấp khác nhau.

100% các cơ sở KCB bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh thực hiện kết nối liên thông dữ liệu KCB và thanh toán BHYT với cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) qua hệ thống giám định điện tử. Đảm bảo công khai minh bạch, người tham gia BHYT được bảo đảm quyền lợi hợp pháp khi đi KCB. Đồng thời nâng cao cải cách thủ tục hành chính, quy trình KCB, giảm các thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ khám bệnh và thanh toán BHYT, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB. Công tác giám định và thanh toán BHYT được thực hiện qua mạng điện tử.

Việc triển khai sử dụng hệ thống phần mềm phục vụ công tác khám chữa bệnh đã mang lại những hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành tại các đơn vị. Thông tin giữa các các bộ phận được gửi, nhận chia sẻ nhanh chóng, đúng lúc, đúng thời điểm đã tiết kiệm thời gian, chi phí trong hoạt động quản lý; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Hệ thống phần mềm được triển khai có độ chính xác cao, giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình hoạt động tại các bộ phận.

2.4. Triển khai hệ thống quản lý xét nghiệm (LIS):

Hiện tại 100% các Bệnh viện đều có phần mềm kết nối tự động các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tự động trả kết quả trên hệ thống, đảm bảo nhanh chóng thuận tiện. Hệ thống giúp kết nối các máy xét nghiệm trả kết quả tự động sang phần mềm HIS kịp thời và chính xác, giúp các bác sỹ có những y lệnh nhanh chóng xử lý với tình trạng của người bệnh.

2.5. Triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS):

Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh PACS hiện đã được Bộ Y tế triển khai thí điểm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2019. TTYT huyện Vĩnh Tường được VNPT Vĩnh Phúc hỗ trợ triển khai thử nghiệm.

2.6. Bệnh án điện tử (EMR):

Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa triển khai được hệ thống Bệnh án điện tử.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên đang bắt đầu hoàn thiện hạ tầng và cơ sở vật chất để bước đầu triển khai và dần hoàn thiện EMR. Hiện tại đã số hóa được các biểu mẫu bệnh án, thực hiện quy trình khám chữa bệnh trên phần mềm, kết nối dữ liệu kết quả chẩn đoán hình ảnh - xét nghiệm (PACS, LIS) vào Hệ thống.

2.7. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị:

Việc triển khai trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị là vô cùng cần thiết với nhiều kết quả tích cực; thời gian tới dự kiến sẽ triển khai trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán ung thư, Robot trong luyện tập phục hồi chức năng, phẫu thuật sọ não theo hướng dẫn của Robot, hỗ trợ điều trị trong đột quỵ não.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dược, quầy thuốc, nhà thuốc:

Sở Y tế phối hợp với Viettel Vĩnh Phúc tổ chức tập huấn, chuyển giao tổng số 454 tài khoản, hướng dẫn sử dụng phần mềm đến từng cơ sở. Đảm bảo 100% các cơ sở được tập huấn, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm.

Tổng số cơ sở kết nối liên thông: 437 cơ sở (một số cơ sở đã dừng hoạt động so với thời điểm triển khai), trong đó: 11 nhà thuốc Bệnh viện, 01 nhà thuốc Trung tâm y tế (TTYT) tuyến tỉnh, 10 nhà thuốc TTYT tuyến huyện, 187 nhà thuốc tư nhân, 227 quầy thuốc Trạm y tế tuyến xã, 01 tủ thuốc Trạm y tế xã.

Hiện tại, 278 cơ sở (63,62%) thường xuyên sử dụng phần mềm, 148 cơ sở (33,87%) tần suất sử dụng phần mềm ít, cá biệt có 11 cơ sở (2,52%) không có dữ liệu về việc sử dụng. Tuy nhiên, dữ liệu phân tích này chưa phản ánh được đầy đủ hoạt động thực tế của các cơ sở.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân

Thực hiện Kế hoạch số 6242/KH-UBND ngày 17/6/2018 của UBND tỉnh về việc lập hồ sơ, quản lý sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Y tế đã chỉ đạo các trung tâm y tế huyện khám, lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho nhân dân trong tỉnh. Đến nay, có 9/9 huyện, thành phố đã triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho trên 85% dân số. Được sự hỗ trợ của VNPT Vĩnh Phúc đang triển khai xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe liên thông với phần mềm quản lý thông tin bệnh viện và phần mềm quản lý trạm y tế. Thông tin các lần khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện được cập nhật tự động vào hồ sơ sức khỏe cá nhân. Năm 2020, tiếp tục triển khai nhân rộng thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân theo kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế một số tỉnh khác

Tên tỉnh

Nội dung
triển khai

Quảng Ninh

Phú Thọ

Vĩnh Phúc

Phần mềm HIS

100%

100%

100%

Hệ thống LIS

100%

100%

100%

Hệ thống RIS- PACS

100%

100%

Chưa triển khai

Hồ sơ sức khỏe cá nhân

Đã triển khai toàn tỉnh từ năm 2017; KQ: Kết nối với 100% phần mềm HIS;

Đã triển khai toàn tỉnh năm 2019

Triển khai năm 2019, chưa nhập số liệu trên phần mềm

Bệnh án điện tử

Bệnh án điện tử theo quy định Bộ Y tế được công nhận 01 bệnh viện (Bệnh viện Sản Nhi)

Toàn bộ các bệnh viện tuyến tỉnh

Chưa triển khai

Ký số hồ sơ bệnh án

03 bệnh viện

Toàn bộ các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện

Chưa triển khai

Ứng dụng AI

Trung tâm kiểm soát bệnh tật trong báo dịch

Thí điểm tại BVĐK tỉnh, ứng dụng hỗ trợ điều trị ung thư

Chưa triển khai

Phần mềm quản lý văn bản và điều hành

100%

100%

7/22 đơn vị

Phần mềm quản lý nhân sự

100%

100%

Chưa triển khai

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Kết quả đạt được

Việc ứng dụng CNTT đã cho thấy những hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành của các đơn vị y tế; giảm quá tải, rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, nâng cao hiệu suất và giải quyết xử lý nhanh các công việc, giảm thiểu sự cố y khoa.

Ngành Y tế Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển y tế điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phục vụ người dân và doanh nghiệp như: cải tạo, nâng cấp hạ tầng CNTT cơ quan Sở Y tế. Triển khai hệ thống quản lý văn bản điện tử và hồ sơ công việc đến tất cả các đơn vị trực thuộc. Chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực hành chính trong cơ quan Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc được thực hiện trên môi trường điện tử. Tiếp tục triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ công một cửa tại Sở Y tế. Sở Y tế và 100% các đơn vị trực thuộc Sở đã xây dựng trang thông tin điện tử để cung cấp, cập nhật thông tin theo quy định.

Ứng dụng CNTT của ngành y tế tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, các cơ sở y tế đã ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cho công tác chuyên môn, đặc biệt là trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, tiêm chủng mở rộng, quản lý điều hành. Đến nay Sở Y tế đã sử dụng phần mềm quản lý hệ thống văn bản và hồ sơ công việc, 100% văn bản đến và đi được thực hiện trên môi trường mạng. Việc báo cáo trực tuyến được thực hiện qua hệ thống. Phần mềm do UBND tỉnh cung cấp, nhìn chung hệ thống hoạt động ổn định. Tại các đơn vị y tế, 100% các bệnh viện, trung tâm y tế đã ứng dụng một phần của các phần mềm: Quản lý điều hành, phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS), phần mềm giám định Bảo hiểm y tế (BHYT). Thực hiện kết nối liên thông dữ liệu KCB và thanh toán BHYT với cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) qua hệ thống giám định điện tử. 100% trạm y tế sử dụng phần mềm y tế cơ sở với 2 modun khám chữa bệnh (KCB) và danh mục dùng chung phục vụ KCB thanh toán BHYT. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh sử dụng phần mềm giám định BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam đầu tư. Các trạm y tế, trung tâm y tế huyện sử dụng phần mềm Tiêm chủng mở rộng do Bộ Y tế đầu tư. Ngoài ra các đơn vị thuộc Sở Y tế đang sử dụng phần mềm: Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân; quản lý thuốc và bán thuốc theo đơn; quản lý tài sản; kế toán (MISA); báo cáo thống kê; quản lý dân số...

2. Tồn tại, hạn chế

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT ngành Y tế Vĩnh Phúc được trang bị ở mức tối thiểu, chưa đồng bộ, chưa hiện đại, mạng nội bộ của nhiều cơ quan chưa đạt chuẩn, trang thiết bị CNTT còn thiếu và lạc hậu.

- Nguồn nhân lực cán bộ chuyên trách CNTT còn thiếu, thiếu đội ngũ có trình độ cao, chuyên gia CNTT, hiện đang có 36 cán bộ chuyên trách CNTT, cần thêm tối thiểu 25 kỹ sư đại học ngành CNTT. Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, chưa xây dựng được các hệ thống an ninh mạng tổng thể.

- Về quản lý nhà nước, hiện chưa có các phần mềm quản lý dịch vụ hành chính công riêng của ngành: quản lý hành nghề y, quản lý hoạt động thanh tra y tế, quản lý ATVSTP, quản lý nhân lực, quản lý và phê duyệt danh mục kỹ thuật…Tất cả các dịch vụ hành chính công trực tuyến do Sở Y tế cung cấp hiện thông qua Trung tâm hành chính công của tỉnh và Bộ Y tế.

- Về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, trừ Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện đa khoa khu vực Phục Yên, các đơn vị khám chữa bệnh khác có hạ tầng kỹ thuật CNTT chỉ mới đáp ứng yêu cầu ở mức cơ bản. Phần mềm, cơ sở dữ liệu, định dạng dữ liệu… chưa hoàn toàn đồng nhất giữa các đơn vị và hầu hết chưa đáp ứng các quy định về chuẩn HL7. Chưa tạo dựng được cơ sở dữ liệu dùng chung (CSDL), đặc biệt là LIS, PACS (vấn đề PACS còn liên quan đến hạ tầng CNTT, tốc độ đường truyền… không dễ truyền tải dữ liệu với file ảnh có dung lượng lớn, nhất là cùng lúc nhiều file được upload/download…). Vấn đề đảm bảo an toàn thông tin chưa được chú trọng đúng mức. Có sự chênh lệch khá lớn về nhân lực CNTT giữa tuyến tỉnh với tuyến huyện.

- Về lĩnh vực hệ dự phòng và chuyên ngành chưa áp dụng CNTT trong theo dõi, thu thập, phân tích và cảnh báo dịch bệnh, trong quản lý vệ sinh lao động, Y tế học đường, vệ sinh môi trường, Quản lý vận hành hệ thống trả kết quả xét nghiệm theo tiêu chuẩn…

- Về quản lý trạm y tế xã, còn nhiều phần mềm, module riêng lẻ, chưa bao phủ toàn bộ các nghiệp vụ, hoặc chưa liên thông được lên tuyến trên. Việc quản lý hồ sơ sức khỏe người dân chưa được thực hiện đồng bộ toàn tỉnh.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở bán lẻ thuốc, chưa được thực hiện tổng thể, số liệu thu thập chỉ thể hiện đánh giá sơ bộ, chưa có giá trị cảnh báo hoặc hỗ trợ cho hoạt động quản lý chung.

- Chưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và bệnh án điện tử vào công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ Y tế và Chính phủ.

3. Nguyên nhân hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Thiếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật công nghệ thông tin, kiến trúc y tế điện tử, tính giá dịch vụ CNTT trong giá dịch vụ y tế.

- Bộ Y tế chưa ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về kết nối liên thông giữa các phần mềm trong ngành y tế (phần mềm: Quản lý bệnh viện; bệnh án điện tử; quản lý hồ sơ sức khỏe; quản lý trạm y tế; quản lý thuốc).

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Chưa có chiến lược tổng thể về phát triển ứng dụng CNTT trong ngành, kế hoạch từng năm chưa phù hợp với tình hình phát triển thực tế. Các đơn vị triển khai ứng dụng CNTT tùy theo nhu cầu, khả năng nguồn lực đáp ứng.

- Kinh phí đầu tư mua sắm, trang bị và duy trì các phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, hệ thống máy móc, công nghệ bảo quản, sao lưu dữ liệu và lưu trữ số…còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị, trong khi chi phí cho CNTT chưa được tính vào giá dịch vụ y tế. Hệ thống máy móc, các loại phần mềm chưa được trang bị đầy đủ, chưa đảm bảo được yêu cầu của công nghệ số trong cập nhật và chuyển giao dữ liệu.

- Chế độ, chính sách đãi ngộ cho cán bộ chuyên trách CNTT còn thấp, chưa thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Nhiều đơn vị chưa quan tâm đến kiện toàn tổ chức lực lượng chuyên trách CNTT; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chuyên trách CNTT, cán bộ viên chức tại đơn vị chưa được quan tâm đúng mức.

V. KẾT LUẬN SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay, công nghệ thông tin đã trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc hàng ngày của cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị ngành Y tế, nhằm giúp công tác quản lý, điều hành thuận lợi, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Những năm gần đây, công nghệ thông tin trong ngành Y tế Vĩnh Phúc có bước phát triển rõ rệt, ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị y tế đóng vai trò quan trọng, trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc hàng ngày của cán bộ, công chức, viên chức; hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời, làm công cụ hữu ích cho cải cách hành chính, phục vụ tốt cho người dân, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác công nghệ thông tin ngành Y tế Vĩnh Phúc vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: Cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa khẳng định CNTT là công cụ tạo lập phương thức phát triển mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới, nhất là đối với việc chuyển đổi từ ứng dụng CNTT sang xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, cơ sở y tế thông minh.

Vì vậy việc xây dựng “Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025” là rất quan trọng và thiết thực, góp phần thực hiện tốt chương trình Sức khỏe Việt Nam; đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính và giảm quá tải bệnh viện. Sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử, hình thành các bệnh viện thông minh. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý y tế, triển khai hệ thống văn phòng điện tử, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin “Một cửa điện tử” về thủ tục hành chính.

Phần thứ hai

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành Y tế đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả và hội nhập trong nước và quốc tế; giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, toàn diện, suốt đời. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế cơ bản được hỗ trợ bằng các ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, thuận tiện trong quản lý, giám sát, kiểm tra và chỉ đạo điều hành.

- Hoàn thiện nền tảng xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; sẵn sàng các điều kiện để triển khai kết nối với các cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm do các Bộ, ngành trung ương triển khai.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Xây dựng Trung tâm điều hành y tế

- Năm 2020 xây dựng Bộ chỉ tiêu tổng hợp dữ liệu Trung tâm điều hành y tế Vĩnh Phúc phù hợp với khung kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh và trung ương.

- Năm 2021-2022: Hoàn thiện được Trung tâm điều hành y tế, tích hợp được thành công với trục tích hợp dữ liệu của tỉnh.

2.2. Đối với hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh

a) Tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và Trung tâm Y tế tuyến huyện (sau đây gọi tắt là cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện)

* Năm 2020:

- 100% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện triển khai hệ thống LIS, có thể kết nối trả kết quả tự động 01 chiều hoặc 02 chiều đối với các thiết bị xét nghiệm thông qua phần mềm HIS.

- Triển khai RIS-PACS ở mức cơ bản tại các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh.

- 50% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện thực hiện số hóa hồ sơ bệnh án và ký số điện tử.

- Triển khai hệ thống truyền hình hội nghị trực tuyến tại 17 điểm cầu, gồm Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, 6 bệnh viện tuyến tỉnh và 9 trung tâm y tế huyện/thành phố.

* Năm 2021:

- 100% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện triển khai RIS-PACS ở mức cơ bản (riêng Bệnh viện đa khoa tỉnh ở mức nâng cao).

- Tối thiểu 50% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện triển khai bệnh án điện tử (EMR).

- Tối thiểu 50% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện triển khai thanh toán online.

- 100% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện thực hiện số hóa hồ sơ bệnh án và ký số điện tử.

* Năm 2022:

- 100% cơ sở KCB tuyến tỉnh triển khai RIS-PACS ở mức nâng cao.

- Tối thiểu 80% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện triển khai bệnh án điện tử (EMR).

- Tối thiểu 80% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện triển khai thanh toán online.

* Năm 2023:

- 100% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện triển khai bệnh án điện tử (EMR).

- 100% cơ sở KCB tuyến tỉnh/huyện triển khai thanh toán online.

- Xây dựng cây thông tin KIOS tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm kiểm soát bệnh tật.

* Năm 2024 -2025:

- Có 02 cơ sở KCB tuyến tỉnh đầu ngành là BVĐK tỉnh và BVĐKKV Phúc Yên triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ khám, chữa bệnh trong một số chuyên ngành (ung bướu, tim mạch…).

- 100% các bệnh viện tuyến tỉnh triển khai hệ thống theo dõi chỉ số đo lường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, khảo sát độ hài lòng người bệnh, báo cáo sự cố y khoa.

b) Tại tuyến y tế xã, phường, thị trấn

- Triển khai tích hợp toàn bộ nghiệp vụ của trạm y tế trên địa bàn toàn tỉnh có khả năng liên thông dữ liệu kết nối với các đơn vị y tế liên quan tuyến huyện, tuyến tỉnh. Thời gian thực hiện bắt đầu triển khai quí II năm 2020.

- Triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn theo quy định và hướng dẫn và hỗ trợ của Bộ Y tế. Đến hết năm 2020, ít nhất 90% người dân được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khỏe cá nhân theo quy định của Bộ Y tế. Từ năm 2021 đến 2025, mỗi năm có thêm tối thiểu 2% người dân được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khỏe cá nhân.

2.3. Đối với công tác quản lý dược

Năm 2021 thực hiện kết nối liên thông vào phần mềm quản lý dược quốc gia đối với 100% cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nguồn gốc, xuất xứ, giá cả, hạn dùng thuốc, tập trung vào các thuốc phải bán theo đơn, thuốc kháng sinh và thuốc Corticoide ; 100% các quầy thuốc tư nhân đều sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc, thực hiện liên thông đơn thuốc với các phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh.

2.4. Triển khai thống kê y tế điện tử

Trong năm 2020, triển khai đồng bộ phần mềm thống kê y tế điện tử ở cả 04 tuyến xã, huyện, tỉnh và tuyến trung ương theo lộ trình.

2.5. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học

Trong năm 2020 triển khai phần mềm quản lý điều hành, quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đến năm 2021 triển khai ứng dụng công nghệ thông minh trong đào tạo lại, đào tạo từ xa.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

a) Xây dựng Trung tâm dữ liệu y tế dùng chung của ngành kết nối với trục tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh, phù hợp với khung kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh và trung ương.

b) Triển khai số hóa các văn bản, tài liệu của ngành y tế

c) Triển khai hệ thống giám sát an toàn, an ninh thông tin ngành y tế.

d) Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ sở y tế

(1) Bổ sung, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Sở Y tế

- Trang bị máy chủ ứng dụng, máy chủ cơ sở dữ liệu đặt tại Trung tâm hạ tầng CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh.

- Nâng cấp đường truyền Internet, mạng LAN.

(2) Bổ sung, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại tuyến tỉnh và tuyến huyện

- Rà soát, hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, bổ sung máy chủ, máy trạm và trang thiết bị hỗ trợ cần thiết.

- Nâng cấp đường truyền Internet, mạng LAN

(3) Bổ sung, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Trạm Y tế xã

- Trang bị đủ máy tính để bàn cho các cán bộ sử dụng phục vụ các hoạt động chuyên môn và quản lý điều hành tại 136 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

- Nâng cấp đường truyền Internet.

2. Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, góp phần thực hiện thành công chương trình sức khỏe Việt Nam

a) Xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân: Hồ sơ sức khỏe điện tử ghi lại và lưu trữ thông tin tóm tắt các đợt khám chữa bệnh xuyên suốt trong thời gian sống của người dân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phấn đấu đến năm 2025 đảm bảo 100% dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) đáp ứng các yêu cầu:

- Tạo lập ID và hồ sơ gốc cho mỗi cá nhân dựa vào cơ sở dữ liệu hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Các chức năng của phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) đáp ứng Mô hình chức năng hệ thống EHR của tiêu chuẩn HL7 (ANSI/HL7 EHR, R2 - 2014, ngày 21/04/2014).

- Phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử phải quản lý đầy đủ các thông tin theo quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử cho phép quản lý hồ sơ ghi chép tình trạng chăm sóc và lịch sử sức khỏe của một người từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, trong đó chú trọng bảo đảm tính bảo mật và riêng tư của hồ sơ theo quy định.

- Hồ sơ sức khỏe điện tử suốt đời cung cấp các giao diện tương tác với Bộ Y tế, bệnh viện, cơ sở cấp cứu, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám, bác sỹ gia đình, chuyên gia y tế và người dân.

- Hồ sơ sức khỏe điện tử phải được mã hóa thông tin khi truyền tải trên hệ thống mạng Internet, bảo đảm tính an toàn, bí mật và chính xác của dữ liệu.

b) Tin học hóa trạm y tế: Xây dựng và triển khai phần mềm quản lý hoạt động trạm y tế theo quy định tại Quyết định số 6110/QĐ-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn và Quyết định số 6111/QĐ-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tin học hóa y tế cơ sở, đảm bảo kết nối và chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin bệnh viện, khai hồ sơ sức khỏe điện tử, hệ thống giám định và thanh toán bảo hiểm y tế, hệ thống thống kê y tế điện tử trong toàn quốc.

Phần mềm tin học hóa quản lý hoạt động trạm y tế phải có khả năng kết xuất dữ liệu ra các tập tin XML theo định dạng, cấu trúc do Bộ Y tế quy định nhằm bảo đảm kết nối liên thông và chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin bệnh viện, hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR), hệ thống giám định và thanh toán bảo hiểm y tế, hệ thống thống kê y tế điện tử trong toàn quốc.

c) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ thông minh trong phòng bệnh, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng và phòng chống HIV/AIDS.

d) Phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; các thông tin về cơ sở y tế, bác sĩ, dịch vụ y tế trên môi trường web, di động, giúp người dân có thể tra cứu thông tin y tế dễ dàng, hiệu quả, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, kết nối với tri thức Việt số hóa.

đ) Phát triển các ứng dụng thông minh cho phép cung cấp các dịch vụ theo dõi, trợ giúp, chăm sóc sức khỏe người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị theo dõi sức khỏe và cán bộ y tế.

3. Xây dựng hệ thống khám chữa bệnh thông minh

a) Hoàn thiện các phần mềm quản lý và số hóa bệnh viện

- Triển khai hệ thống phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS, EMR tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế bảo đảm khả năng kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu, đồng thời đảm bảo khả năng kết nối liên thông với tất cả trang thiết bị hiện có trong cơ sở khám chữa bệnh (máy xét nghiệm, máy chẩn đoán ảnh, các màn hình tương tác, các thiết bị cầm tay…) trên mạng nhằm nâng cao khả năng tự động hóa.

- Đồng bộ hóa mã định danh (ID) người bệnh.

- Xây dựng bệnh viện thông minh với tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin đạt mức 6 theo quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh.

b) Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh theo lộ trình quy định tại Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử.

Bệnh án điện tử, là phần mềm được xây dựng theo các tiêu chuẩn quốc tế, giúp cán bộ, nhân viên, y bác sỹ bệnh viện xử lý hiệu quả việc tiếp nhận, quản lý bệnh nhân, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và quản lý tài chính. Phần mềm Bệnh án điện tử được sử dụng thống nhất, liên kết với tất cả khoa phòng trong bệnh viện, bệnh nhân được quản lý bằng mã số. Thông tin về tất cả các lần khám, chữa bệnh của bệnh nhân đều được số hóa, lưu trữ một cách khoa học. Nhờ Bệnh án điện tử, bác sỹ có thể chỉ định điều trị kịp thời, chính xác cho bệnh nhân; tiết kiệm 50% thời gian tra cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bằng mã số trên hệ thống. Việc đưa Bệnh án điện tử vào hoạt động cũng giảm thiểu thời gian chờ đợi và thủ tục rườm rà cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Từ tiếp nhận thông tin đến chẩn đoán, kê đơn thuốc của bác sỹ đều được số hóa, cập nhật theo quy trình chuẩn, nhờ đó thủ tục khám, chữa bệnh và thanh toán cũng nhanh hơn trước. Theo đó, Bệnh viện đã rút gọn quy trình khám chữa bệnh từ 9 bước xuống 4-5 bước, giảm thời gian chờ đợi, giảm thủ tục phiền hà cho người bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

c) Phát triển cây thông tin tại bệnh viện.

d) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh, ưu tiên một số lĩnh vực:

- Phát triển hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng kết hợp chặt chẽ và thực hiện tức thời (real-time) cùng với hồ sơ sức khỏe điện tử.

- Hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh.

- Hỗ trợ phẫu thuật.

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các chuyên ngành sâu như: Tim mạch, hô hấp, xương khớp, ung bướu, sản nhi…

4. Xây dựng nền quản trị thông minh

a) Triển khai hành chính điện tử

- Triển khai, hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành điện tử, hạn chế việc sử dụng giấy tờ tại cơ quan Sở Y tế và các đơn vị y tế trong ngành. Ứng dụng phát triển giao dịch điện tử, xác thực điện tử, văn phòng điện tử tại các cơ quan, đơn vị.

- Hoàn thành cổng dịch vụ công trực tuyển và hệ thống thông tin một cửa điện tử về thủ tục hành chính.

b) Hình thành hệ thống dữ liệu y tế của tỉnh; thống kê y tế điện tử.

Phần mềm thống kê y tế điện tử quản lý được tất cả các chỉ tiêu thống kê, hiển thị biểu mẫu báo cáo thống kê theo quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã; Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế và Quyết định số 2360/1997/QĐ-BYT ngày 14/11/1997 của Bộ Y tế về việc ban hành biểu mẫu báo cáo thống kê bệnh viện. Phần mềm có khả năng tạo lập các tài khoản cho người dùng phân cấp theo tuyến tỉnh, huyện, xã. Ưu tiên sử dụng phần mềm mã nguồn mở để tiết kiệm kinh phí xây dựng phần mềm.

c) Hệ thống quản lý nhân lực y tế, quản lý cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế.

d) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý các cơ sở y tế, triển khai hệ thống bản đồ số, hỗ trợ người dân tìm kiếm các cơ sở y tế phù hợp cho việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

5. Phát triển nhân lực

a) Đối với nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin

- Phát triển nguồn nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin tại các bệnh viện, trung tâm y tế đảm bảo đủ số lượng, chất lượng theo vị trí việc làm cụ thể, đáp ứng yêu cầu triển khai y tế thông minh. Triển khai đào tạo, tập huấn chuyên sâu về quản trị hệ thống, phân tích dữ liệu , an ninh , an toan thông tin mang va bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống thông tin.

- Xây dựng chính sách ưu đãi cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, thu hút cán bộ trình độ chuyên cao về công nghệ thông tin về làm việc trong ngành y tế.

b) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

- Xây dựng chương trình và nội dung tập huấn đào tạo về triển khai vận hành và sử dụng các phần mềm.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong công việc. Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, bảo mật trong quá trình vận hành, khai thác hạ tầng, ứng dụng trong giải quyết công việc hàng ngày.

6. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về y tế thông minh

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, đơn vị y tế, cộng đồng về vai trò, lợi ích của y tế thông minh. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, vai trò của công nghệ thông tin y tế.

- Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khi sử dụng các dịch vụ y tế trực tuyến.

- Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phát triển công nghệ thông tin y tế.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Sở Y tế thực hiện

STT

Thời gian

Nội dung

1

2020

- Triển khai hệ thống truyền hình hội nghị

- Triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân trên toàn tỉnh.

- Triển khai LIS ở tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện

- Triển khai RIS- PACS mức cơ bản tại bệnh viện tuyến tỉnh

- Ký số điện tử và số hóa hồ sơ tối thiểu 50% các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện

2

2021

- Hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, bổ sung máy chủ, máy trạm và trang thiết bị hỗ trợ cần thiết, đường truyền Internet, mạng LAN

- Xây dựng Trung tâm dữ liệu y tế dùng chung của ngành kết nối với trục tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh.

- Triển khai hệ thống lấy số xếp hàng khám chữa bệnh

- Ký số điện tử và số hóa hồ sơ 100% các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện.

- Triển khai bệnh án điện tử (EMR) và thanh toán online tối thiểu 50% các bệnh viện tuyến huyện/tỉnh

- Triển khai hệ thống quản lý bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm

- Tích hợp toàn bộ nghiệp vụ của trạm y tế trên địa bàn toàn tỉnh có khả năng liên thông dữ liệu kết nối với các đơn vị y tế liên quan tuyến huyện, tuyến tỉnh.

- Kết nối liên thông vào phần mềm quản lý dược quốc gia đối với 100% cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nguồn gốc, xuất xứ, giá cả, hạn dùng thuốc, tập trung vào các thuốc phải bán theo đơn, thuốc kháng sinh và thuốc Corticoide.

3

2022

- Hoàn thiện được Trung tâm dữ liệu y tế dùng chung, tích hợp được thành công với trục LGSP của tỉnh

- 80% các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện triển khai bệnh án điện tử (EMR) và thanh toán online

- Triển khai hệ thống camera an ninh bệnh viện

4

2023

- 100% các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện triển khai bệnh án điện tử (EMR) và thanh toán online

- Có 02 cơ sở KCB tuyến tỉnh là BVĐK tỉnh và BVĐKKV Phúc Yên triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ khám chữa bệnh trong một số chuyên ngành (ung bướu, tim mạch…)

- Xây dựng cây thông tin (KIOS) tại các cơ sở y tế

5

2024

- Có 02 cơ sở KCB tuyến tỉnh là BVĐK tỉnh và BVĐKKV Phúc Yên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ khám chữa bệnh trong một số chuyên ngành (ung bướu, tim mạch...)

6

2024 - 2025

- Triển khai hệ thống theo dõi chỉ số đo lường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, khảo sát hài lòng người bệnh, báo cáo sự cố y khoa

2. Đề nghị Bộ Y tế triển khai thực hiện

STT

Thời gian

Nội dung

1

2020 - 2025

- Phát triển Trung tâm dữ liệu y tế Quốc gia.

- Phần mềm quản lý khối y tế dự phòng

- Phần mềm quản lý điều hành cơ sở dữ liệu ngành phục vụ khai thác, thống kê, báo cáo, dự báo tình hình bệnh tật

- Phần mềm quản lý nhân lực ngành y tế

- Phần mềm quản lý trang thiết bị y tế

- Phần mềm quản lý các cơ sở y tế (bản đồ số)

- Phần mềm quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Phần mềm phát triển ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; các thông tin về cơ sở y tế, bác sĩ, dịch vụ y tế trên môi trường wed, di động kết nối với tri thức Việt số hóa.

- Hệ thống dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh, dược phẩm; khám chữa bệnh; mã hóa lâm sàng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí

1.1. Tổng kinh phí dự tính: 335,034 tỷ đồng, bao gồm:

(1) Đầu tư thiết bị và nâng cấp hạ tầng, bổ sung máy chủ, máy trạm, trang thiết bị hỗ trợ, đường truyền Internet, mạng LAN: 115,794 tỷ (nội dung 1 trong phụ lục).

(2) Đầu tư hệ thống các phần mềm: 197,58 tỷ (nội dung 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong phụ lục).

(3) Xây dựng trung tâm dữ liệu y tế và các hệ thống hội nghị trực tuyến; lấy số xếp hàng khám chữa bệnh; cây thông tin: 12,26 tỷ (nội dung 10; 11; 12; 13 trong phụ lục).

(4) Hệ thống Camera an ninh tại các cơ sở y tế: 7,0 tỷ (nội dung 14 trong phụ lục).

(5) Đào tạo bồi dưỡng: 2,4 tỷ (nội dung 15 trong phụ lục).

1.2. Kinh phí từng năm giai đoạn 2020-2025, bao gồm:

- Năm 2020: 21,918 tỷ

- Năm 2021: 72,786 tỷ

- Năm 2022: 65,157 tỷ

- Năm 2023: 60,491 tỷ

- Năm 2024: 57,341 tỷ

- Năm 2025: 57,341 tỷ

2. Nguồn kinh phí:

Tổng kinh phí dự tính: 335,034 tỷ đồng, gồm các nguồn:

(1) Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước: 153,504 tỷ, gồm: kinh phí nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin ngành y tế; kinh phí thực hiện của 9 đơn vị chưa tự chủ tài chính.

(2) Kinh phí đề xuất hỗ trợ triển khai hệ thống trí tuệ nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên: 40,0 tỷ.

(3) Kinh phí sự nghiệp của các đơn vị và kinh phí từ nguồn xã hội hóa: 141,53 tỷ (gồm kinh phí của 14 đơn vị đã thực hiện tự chủ kinh phí), trong đó:

- Các đơn vị đầu tư trực tiếp: 12,15 tỷ (hệ thống lấy số xếp hàng; cây thông tin bệnh viện; camera an ninh)

- Nguồn xã hội hóa (thuê hệ thống phần mềm ứng dụng): 129,38 tỷ

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án; tham mưu kế hoạch, chương trình, dự án thực hiện đề án đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống công nghệ thông tin của ngành Y tế Vĩnh Phúc, kết nối với Trục tích hợp dữ liệu của tỉnh và Trung ương theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.

Phối hợp với các Sở ngành liên quan đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Hướng dẫn các đơn vị y tế tổ chức thực hiện; sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch hàng năm theo yêu cầu. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện đề án.

Xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, phương án đảm bảo an ninh mạng, phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của ngành.

2. Các sở, ngành liên quan

2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tổng hợp các dự án công nghệ thông tin hàng năm và giai đoạn, bố trí và huy động các nguồn vốn để triển khai thực hiện, đặc biệt là các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho các dự án, chương trình và kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2.2. Sở Tài chính:

- Tổng hợp trình UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh và các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để thực hiện Đề án.

- Kiểm tra việc sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

2.3. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Phối hợp Sở Y tế triển khai các nội dung của Đề án, xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin ngành Y tế Vĩnh Phúc đảm bảo hiện đại, đồng bộ, thiết thực và hiệu quả. Phối hợp đảm bảo an toàn an ninh mạng; đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế.

- Phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn thông tin các thiết bị công nghệ thông tin trước khi đưa vào sử dụng.

2.4. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh nói chung và ngành y tế nói riêng.

2.5 Công an tỉnh:

Chủ trì kiểm tra an ninh, an toàn thông tin các thiết bị công nghệ thông tin trước khi đưa vào sử dụng; phối hợp thực hiện bảo mật, an toàn an ninh thông tin hệ thống công nghệ thông tin ngành Y tế.

3. UBND các huyện, thành phố:

Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn, đảm bảo tính thống nhất giữa ngành với địa phương và của tỉnh.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, liên thông và đạt hiệu quả cao.

Phần thứ tư

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025 triển khai sẽ góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính và giảm quá tải bệnh viện. Hình thành hệ thống phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh, giúp người dân chủ động phòng bệnh, dễ dàng tiếp cận các thông tin y tế, đồng thời được tư vấn, giúp đỡ chăm sóc sức khỏe kịp thời, hiệu quả.

Với hệ thống y tế thông minh, người dân dễ dàng tiếp cận và trao đổi với các cơ sở khám chữa bệnh từ xa; dễ dàng chọn lựa chuyên khoa cần thiết, chọn bệnh viện, chọn giờ khám thuận lợi mà không phải đến bệnh viện ngồi chờ để đến lượt khám; không phải làm lại những xét nghiệm vừa mới được bệnh viện trước đó đã làm,… giám sát và phản ánh trực tiếp cơ sở y tế, có thể truy cập dễ dàng thông tin về tình hình sức khoẻ của mình, có thể trao đổi trực tiếp và được tư vấn từ xa với bác sĩ điều trị.

Nhân viên y tế được cập nhật thông tin khoa học, dễ dàng tra cứu hồ sơ bệnh án trước đây của cùng một bệnh nhân trong hoạt động điều trị và nghiên cứu khoa học, dễ dàng trao đổi thông tin lâm sàng, cận lâm sàng trong cùng một bệnh viện và giữa các bệnh viện với nhau, hội chẩn từ xa thay vì phải chuyển viện, dễ dàng tham gia các khoá đào tạo liên tục cập nhật kiến thức từ xa.

Cán bộ quản lý bệnh viện, trung tâm y tế giám sát được thời gian thực hiện việc tuân thủ các qui trình kỹ thuật, tuân thủ phác đồ, tuân thủ quy chế kê đơn…; triển khai “quản lý tinh gọn” nhằm chống lãng phí trong sử dụng thuốc, vật tư y tế tiêu hao; số hoá kho hồ sơ bệnh án; rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chánh cho cả nhân viên y tế và người bệnh; triển khai hệ thống nhắc người bệnh đến tái khám, đến tiêm chủng,…; xây dựng hệ thống khó mắc lỗi, xây dựng hệ thống cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất tai biến y khoa.

Cán bộ cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành y tế tiếp cận được dữ liệu chính xác và kịp thời của ngành y tế để ra những dự báo có cơ sở thực tiễn và chủ động can thiệp hiệu quả như dự báo dịch bệnh và chủ động can thiệp, hệ thống điều phối hoạt động cấp cứu ngoại viện, điều phối tình trạng quá tải tại các bệnh viện, kiểm tra giám sát hành nghề y tế tư nhân…

Với hệ thống khám chữa bệnh thông minh người dân sẽ được sử dụng các dịch vụ y tế tiên tiến, thuận lợi, hạn chế các rủi ro, tai biến khi điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Hệ thống khám chữa bệnh thông minh góp phần giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thiểu tối đa các lỗi bất cẩn của con người. Quản lý, khai thác thông tin bệnh viện nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện.

Hệ thống quản trị thông minh giúp cơ quan, đơn vị y tế đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời dựa trên khả năng phân tích dữ liệu lớn, quản lý, theo dõi hiệu quả hoạt động của toàn bộ mạng lưới, tăng khả năng ứng phó nhanh với các tình huống bất ngờ như: kiểm soát, khống chế dịch bệnh, chia sẻ phương pháp điều trị mới, đào tạo từ xa, giúp hệ thống y tế dễ dàng liên thông, hội nhập trong nước và quốc tế.

Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025 được thực hiện, cùng với việc triển khai đồng bộ các phần mềm dùng chung của Bộ Y tế trong đề án phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh, sau 6 năm thực hiện đề án của tỉnh, ngành Y tế Vĩnh Phúc sẽ có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nằm trong tốp đầu các tỉnh Đồng bằng sông Hồng./.

 

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI

A. Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

TT

Tên hạng mục

Thời gian thực hiện

Đơn vị thực hiện

1

Hoàn thiện nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin của các đơn vị y tế

2021

Sở Y tế và 22 đơn vị y tế trong ngành

2

Triển khai hệ thống truyền hình hội nghị trực tuyến

2020

Sở Y tế

3

Xây dựng Trung tâm dữ liệu y tế dùng chung tích hợp với trục LGSP của tỉnh

2021- 2022

Sở Y tế

4

Triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025

2020

Sở Y tế

5

Triển khai phần mềm quản lý chuyên ngành (quản lý bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, kiểm nghiệm)

2021

TT Kiểm soát bệnh tật, TT Kiểm nghiệm

6

Triển khai hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI)

2023-2025

BVĐK tỉnh, BVĐKKV Phúc Yên

B. Dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp của các đơn vị tự chủ tài chính và nguồn xã hội hóa

TT

Tên hạng mục

Thời gian thực hiện

Đơn vị thực hiện

1

Triển khai hệ thống quản lý xét nghiệm LIS tại các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện

2020

6 BV tuyến tỉnh, 9 TTYT tuyến huyện

2

Triển khai hệ thống quản lý hình ảnh RIS-PACS tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện

2020

6 BV tuyến tỉnh, 9 TTYT tuyến huyện

3

Đầu tư hạ tầng và triển khai bệnh án điện tử (EMR)

2021- 2022

6 BV tuyến tỉnh, 9 TTYT tuyến huyện

4

Đầu tư hệ thống lấy số xếp hàng khám chữa bệnh

2021

6 BV tuyến tỉnh, 9 TTYT tuyến huyện

5

Triển khai phần mềm Đăng ký, tư vấn phòng bệnh, khám chữa bệnh qua mạng

2021

6 BV tuyến tỉnh, TT kiểm soát bệnh tật, 9 TTYT tuyến huyện

6

Triển khai các phần mềm: Quản lý thuốc, bán thuốc theo đơn; Quản lý an toàn thực phẩm

2021

Chi cục ATVSTP; 6 BV tuyến tỉnh, TT kiểm soát bệnh tật, 9 TTYT tuyến huyện

7

Hệ thống camera an ninh bệnh viện

2022

3 BV tuyến tỉnh, TT kiểm soát bệnh tật, 9 TTYT tuyến huyện

8

Đầu tư cây thông tin (KIOS) tại các cơ sở y tế

2023

6 BV tuyến tỉnh, TT kiểm soát bệnh tật, 9 TTYT tuyến huyện

9

Triển khai hệ thống theo dõi chỉ số đo lường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, khảo sát hài lòng người bệnh, báo cáo sự cố y khoa

2024

6 BV tuyến tỉnh, 9 TTYT tuyến huyện

10

Triển khai phần mềm giám sát mạng bệnh viện

2024

6 BV tuyến tỉnh, 9 TTYT tuyến huyện

 

PHỤ LỤC I

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ KHỐI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, DỰ PHÒNG VÀ CHUYÊN NGÀNH TUYẾN TỈNH

TT

Đơn vị

Hệ thống mạng Lan và Internet

Số lượng máy tính

Máy in

Số CBCC VC

máy chủ dữ liệu

Phần mềm chuyên ngành

CB C.trách CNTT

Trước 2017

Sau 2017

1

Sở Y tế

1

20

18

35

39

0

 

1

2

Chi cục ATVSTP

1

5

4

7

16

0

 

0

3

Chi cục DS- KHHGĐ

1

15

1

10

16

0

1

0

4

TT Kiểm soát bệnh tật

1

99

15

33

181

0

 

1

5

TT Kiểm nghiệm

1

8

0

8

24

0

 

0

6

TT Pháp y

1

5

0

3

24

0

 

0

7

TT Giám định y khoa

1

9

0

9

15

0

 

0

8

Trường TC Y tế

1

14

0

4

40

0

 

1

 

Tổng

8

175

38

109

355

0

1

3

(Số liệu khảo sát tháng 01/2020)

PHỤ LỤC II

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC ĐƠN VỊ KHỐI KHÁM CHỮA BỆNH

TT

Đơn vị

Hệ thống mạng Lan và Internet

Số lượng máy tính

Máy in

Số lượng CBCC VC

số lượng máy chủ dữ liệu

Phần mềm HIS

LIS

PACS

CB C.trách CNTT

Trước 2017

Sau 2017

1

BVĐK tỉnh

1

110

70

140

871

2

1

1

1

9

2

BVĐKV Phúc Yên

1

160

120

140

780

1

1

1

 

4

3

BV Sản Nhi

1

76

27

100

430

1

1

1

1

4

4

BV Y dược CT

1

20

35

38

163

1

1

1

 

1

5

BV Phục hồi CN

1

24

5

16

147

0

1

1

 

1

6

BV Tâm thần

1

37

8

40

108

0

1

1

 

1

7

TTYT TP Vĩnh Yên

1

58

11

56

237

0

1

1

 

1

8

TTYT TP Phúc Yên

1

59

10

41

197

0

1

1

 

1

9

TTYT Vĩnh Tường

1

279

50

295

488

1

1

1

1

4

10

TTYT Yên Lạc

1

150

18

146

333

1

1

1

 

2

11

TTYT Lập Thạch

1

107

0

70

307

0

1

1

 

1

12

TTYT Sông Lô

1

70

27

70

244

0

1

1

 

1

13

TTYT Tam Dương

1

50

40

74

305

0

1

1

 

1

14

TTYT Tam đảo

1

49

0

49

207

0

1

1

 

1

15

TTYT Bình Xuyên

1

67

17

72

272

1

1

1

 

1

 

Tổng

15

1316

438

1347

5089

8

15

15

3

33

(Số liệu khảo sát tháng 01/2020)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1557/QĐ-UBND ngày 02/07/2020 phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.013

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!