ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
120/QĐ-UBND
|
Tây
Ninh, ngày 13 tháng 01 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH TÂY NINH THUỘC DỰ ÁN
“TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP
ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và
hàng năm;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2018 của
Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-BTNMT
ngày 30/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo
cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất
đai;
Căn cứ Quyết định số 1328/QĐ-BTNMT
ngày 30/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt
Khung Kế hoạch Dân tộc thiểu số thuộc dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở
dữ liệu đất đai”;
Căn cứ Quyết định số 3159/QĐ-UBND
ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Dự án “Tăng cường quản lý đất
đai và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”;
Căn cứ Quyết định số 3047/QĐ-UBND
ngày 15/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt phương án sử dụng vốn và trả
nợ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) để thực hiện Dự án “Tăng cường quản lý đất
đai và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”;
Căn cứ Quyết định số 388/QĐ-UBND
ngày 20/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch thực
hiện năm 2021 Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 7126/TTr-STNMT ngày 08 tháng 11 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Dân tộc
thiểu số tỉnh Tây Ninh thuộc dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu
đất đai” (kế hoạch chi tiết kèm theo), với một số nội dung cơ bản như sau:
1. Các hoạt động triển khai của Kế
hoạch:
- Hoạt động 1: Thiết lập nhóm tư vấn
cộng đồng cấp tỉnh, nhóm tham gia cộng đồng cấp huyện.
- Hoạt động 2: Sử dụng các công cụ
truyền thông hiện đại (Lồng ghép vào tiểu HP 1.3 HP1 của Dự án VILG).
- Hoạt động 3: Đào tạo cho các cán bộ
ấp, khóm, xã, người có uy tín trong cộng đồng.
- Hoạt động 4: Tổ chức họp dân ở các
khóm, ấp... và các xã.
- Hoạt động 5: Đào tạo cán bộ quản lý
đất đai (Lồng ghép vào các chương trình đào tạo của dự án và các chương
trình khác của TW và địa phương).
- Hoạt động 6: Thiết lập dịch vụ hỗ
trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất đai ở các cộng đồng nơi có các
nhóm dân tộc thiểu số sinh sống (Kinh phí từ nguồn chi hoạt động thường
xuyên của VPĐKĐĐ)
- Hoạt động 7: Cung cấp thông tin về
cơ chế giải quyết tranh chấp.
- Hoạt động 8: Công tác theo dõi,
đánh giá (Lồng ghép vào tiểu HP3 của Dự án VILG).
2. Trách nhiệm thực hiện dự án:
2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban
Quản lý Dự án VILG tỉnh có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch Phát triển
dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Khung phát triển dân tộc thiểu số và sổ
tay hướng dẫn của Dự án;
- Phối hợp với Ban Quản lý dự án VILG
Trung ương, UBND huyện, Thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức hội
thảo, hội nghị, đối thoại, tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện theo Kế hoạch;
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
Kế hoạch này theo quy định tại Khung phát triển dân tộc thiểu số và sổ tay hướng
dẫn của Dự án.
2.2. UBND các huyện, thành phố; Phòng
chuyên môn các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn; công chức địa chính
xã, phường có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý Dự án VILG tỉnh để triển
khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện: 20.000 (Hai
mươi ngàn) USD, được phê duyệt tại Quyết định số 3159/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu
đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. Tương đương 463.620.000 (Bốn trăm sáu mươi
ba triệu sáu trăm hai mươi ngàn) đồng, được phê duyệt tại Quyết định số
388/QĐ-UBND ngày 20/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Kế
hoạch thực hiện năm 2021 Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất
đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”
- Nguồn vốn thực hiện: vốn đối ứng
ngân sách tỉnh (được phê duyệt tại Quyết định số 3047/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của
Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt phương án sử dụng vốn và trả nợ vốn vay Ngân
hàng Thế giới (WB) để thực hiện Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ
liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, Thị xã, Thành phố có triển khai dự
án chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, các PCT UBND tỉnh ;
- Ban Quản lý DA VILG Trung ương;
- Thành viên BCĐ VILG;
- LĐVP;
- Lưu: VT, KSTT, Nhật Linh.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Chiến
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2021 của
UBND tỉnh Tây Ninh)
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN
1. Khái quát về
Dự án
Mục tiêu của Dự án “Tăng cường quản
lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (viết tắt VILG) là nhằm phát triển, vận
hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả
và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua
việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.
Dự án sẽ bao gồm 3 hợp phần như sau:
• Hợp phần 1: Tăng cường chất lượng
cung cấp dịch vụ đất đai
Hợp phần này sẽ hỗ trợ: (i) Hiện đại
hóa và tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, (ii)
Đào tạo, truyền thông và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số;
(iii) Thiết lập và thực hiện Hệ thống theo dõi và đánh giá việc quản lý và sử dụng
đất.
Hợp phần này sẽ hỗ trợ nâng cao chất
lượng cung cấp dịch vụ đất đai thông qua việc hoàn thiện quy trình và tiêu chuẩn
dịch vụ, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao năng lực của các cán bộ VPĐK ở các
huyện dự án. Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc thống nhất các tiêu chuẩn nghiệp vụ và
cơ sở vật chất của VPĐK và chi nhánh VPĐK, đồng thời tăng cường sự tham gia của
người dân, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác thông qua các chiến dịch
truyền thông và nâng cao nhận thức. Các hoạt động của hợp phần này sẽ tạo điều
kiện để triển khai các hoạt động kỹ thuật trong khuôn khổ Hợp phần 2 của dự án.
Ngoài ra, Hợp phần này cũng sẽ giúp theo dõi việc thực hiện quản lý sử dụng đất
theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và dần dần đáp ứng các nhu cầu của nền
kinh tế, xã hội trong hiện tại và trong tương lai về khả năng tiếp cận tốt hơn
với các thông tin và dịch vụ thông tin đất đai.
• Hợp phần 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai và triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu (MPLIS)
Hợp phần này hỗ trợ cho: (i) phát triển
một mô hình hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, tập trung, thống nhất trên
phạm vi toàn quốc; thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm để quản trị
và vận hành hệ thống cho cả nước; (ii) Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia
với 04 thành phần là: (i) thông tin địa chính; (ii) quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất; (iii) giá đất và (iv) thống kê, kiểm kê đất đai; (iii) Phát triển Cổng
thông tin đất đai, dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai và chia sẻ, liên
thông dữ liệu với các ngành, lĩnh vực khác dựa trên Khung kiến trúc chính phủ
điện tử được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành nhằm tăng cường sự tham gia
của người dân đối với hệ thống MPLIS
• Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án
Hợp phần này sẽ: (i) hỗ trợ quản lý dự
án, (ii) hỗ trợ theo dõi và đánh giá dự án.
2. Đặc điểm
kinh tế, văn hóa xã hội của DTTS trong vùng dự án
Dân số tỉnh Tây Ninh trung bình theo
thống kê năm 2019 có 1.171.683 nhân khẩu với khoảng 299.691 hộ, bao gồm nhiều
dân tộc sinh sống với 4.113 hộ, 18.188 nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số,
chiếm 1,6% dân số toàn tỉnh. Trong đó có 04 dân tộc thiểu số chủ yếu là các dân
tộc Khmer (2.418 hộ/9.184 nhân khẩu), Chăm (963 hộ/3.954 nhân khẩu), Hoa (949 hộ/3.304
nhân khẩu), Tà Mun (502 hộ/1.746 nhân khẩu) và một số ít dân tộc thiểu số khác
chiếm tỷ lệ không đáng kể, phân bố không đều trong tỉnh. Các dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phân bổ rải rác trong cộng đồng dân cư xen kẽ, phân
bố ở cả 08 huyện, Thị xã và 01 thành phố của tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở
địa bàn các xã của các huyện giáp biên giới như huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu
Thành, Dương Minh Châu và một số ở Thành phố Tây Ninh.
Các huyện có người dân tộc thiểu số
sinh sống tại tỉnh Tây Ninh như bảng dưới đây:
TT
|
Đơn
vị
|
Dân
số tỉnh 2019
|
Trong
đó Dân tộc thiểu số
|
Khmer
|
Chăm
|
Tàmun
|
Hoa
|
DT
khác
|
Tổng
nhân khẩu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
|
Toàn
tỉnh
|
1.171.683
|
9184
|
3954
|
1746
|
3304
|
1639
|
19827
|
1
|
TP
Tây Ninh
|
134.426
|
992
|
380
|
482
|
727
|
57
|
2602
|
2
|
Huyện
Hòa Thành
|
137.997
|
376
|
0
|
0
|
902
|
0
|
1278
|
3
|
Huyện
Châu Thành
|
141.011
|
2510
|
66
|
8
|
271
|
166
|
3021
|
4
|
Huyện
Dương Minh Châu
|
119.357
|
44
|
2
|
322
|
58
|
63
|
489
|
5
|
Huyện
Tân Châu
|
134.976
|
3491
|
3098
|
873
|
297
|
638
|
8365
|
6
|
Huyện
Tân Biên
|
102.997
|
1645
|
397
|
55
|
258
|
494
|
2814
|
7
|
Huyện
Bến Cầu
|
69.984
|
47
|
4
|
1
|
44
|
223
|
317
|
8
|
Huyện
Gò Dầu
|
153.074
|
58
|
0
|
5
|
447
|
48
|
558
|
9
|
Huyện
Trảng Bàng
|
178.461
|
21
|
7
|
0
|
300
|
17
|
344
|
(Nguồn:
Ban Tôn giáo-Dân tộc thuộc Sở Nội vụ và Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh 2019)
II. KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI KHUNG KẾ HOẠCH DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Đánh giá kết
quả tham vấn các bên liên quan
1.1. Thông tin về các đối tượng được
tham vấn
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây
Ninh phối hợp với các huyện trong khu vực dự án tổ chức tham vấn người đồng bào
DTTS tại 06 xã/02 huyện (xã Thành Long, xã Ninh Điền, xã Biên Giới huyện Châu
Thành; xã Tân Hưng, xã Suối Dây, Tân Đông huyện Tân Châu).
Cán bộ quản lý đất đai: là các cán bộ của Sở TNMT, Phòng TNMT và cán bộ xã (lãnh đạo UBND, cán
bộ địa chính và lãnh đạo các đoàn thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quản
lý đất đai).
Đại diện các Sở, ban, ngành có
liên quan: bao gồm cán bộ của Sở Thông tin và truyền
thông, Sở Tư pháp, Cơ quan thuế, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Ủy ban DTTS, Hội
thanh niên.
Nhóm DTTS: bao gồm người Khmer, Chăm, Tàmun ....
Một số doanh nghiệp trên địa bàn dự
án: tổ chức có hoạt động dịch vụ liên quan đến đất
đai, các doanh nghiệp có sử dụng diện tích đất lớn...
1.2. Khái quát các vấn đề từ tham
vấn về xã hội
Nội dung tóm tắt bao gồm các thông
tin về phương pháp thực hiện, các phát hiện, rủi ro tiềm năng, tác động và lợi
ích của dự án đối với nhóm DTTS ở Tây Ninh.
1.3. Phương pháp tham vấn
- Thảo luận nhóm tập trung: Mỗi nhóm thường bao gồm 6-8 người tham gia do cộng tác viên địa phương
lựa chọn theo các yêu cầu của Nhóm. Các dữ liệu được chú trọng tổng hợp theo yếu
tố giới. Cộng tác viên địa phương là các tổ trưởng tổ dân cư, có hiểu biết sâu
về cộng đồng. Để hiểu được các tác động khác nhau và phản ứng của họ đối với dự
án, các nhóm trả lời khác nhau được lựa chọn, bao gồm cán bộ quản lý đất đai, tổ
chức sử dụng đất, và các hộ gia đình sử dụng đất, bao gồm các hộ nghèo, cận
nghèo và đại diện các nhóm dân tộc thiểu số địa phương.
- Phỏng vấn sâu: Nhóm lựa chọn một số trường hợp để phỏng vấn chuyên sâu. Đối tượng có
thể được lựa chọn từ các Nhóm tập trung (có thể lựa chọn đối tượng quan tâm
hơn). Ngoài ra, cộng tác viên địa phương có thể đề xuất trực tiếp về đối tượng
này.
- Kiểm tra chéo: Ngoài ra, có thêm một số cuộc phỏng vấn với các cán bộ địa phương nhằm
xác nhận các thông tin đã thu thập được. Đây là một nguồn bổ sung thông tin chứ
không phải là một nhóm riêng. Ngoài ra, có một số vấn đề mà nhóm đối tượng được
phỏng vấn sâu không hiểu lí do thì các cuộc phỏng vấn thêm sẽ giúp làm rõ hoặc
bổ sung. Những cuộc phỏng vấn này nhằm xác nhận và trong một số trường hợp, bổ
sung các thông tin do người dân địa phương cung cấp.
2. Kế hoạch triển
khai các hoạt động
- Hoạt động
1: Thiết lập nhóm tư vấn cộng đồng cấp tỉnh, nhóm tham gia cộng đồng cấp huyện
Để xây dựng một kênh phổ biến thông
tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi của người sử dụng đất, đặc biệt là cộng đồng
DTTS, một nhóm tư vấn cộng đồng cấp huyện cần được thành lập. Thành phần của
nhóm bao gồm đại diện của Ban TGDT tỉnh, Cơ quan quản lý đất đai và Văn phòng
đăng ký đất đai, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, cán bộ Ban QLDA tỉnh, lãnh đạo
xã, cán bộ địa chính xã, Mặt trận tổ quốc xã, Hội phụ nữ xã. UBND tỉnh Tây Ninh
ra quyết định thành lập nhóm và quy định cơ chế hoạt động của nhóm. Nhiệm vụ
chính của nhóm là phổ biến thông tin về dự án và thực hiện các cuộc tham vấn với
cộng đồng DTTS về các hoạt động của dự án nhằm thu thập thông tin và ý kiến phản
hồi của cộng đồng DTTS về các vấn đề chính sau đây để cung cấp kịp thời cho Ban
QLDA và các cơ quan thực hiện dự án cũng như cộng đồng DTTS:
Nhu cầu về thông tin đất đai của cộng
đồng DTTS ở địa phương;
Các yếu tố văn hóa và phong tục tập
quán của cộng đồng DTTS cần được quan tâm trong quá trình thực hiện các hoạt động
của dự án;
Phong tục truyền thống về sử dụng đất
đai của cộng đồng DTTS cần được quan tâm xem xét trong quá trình xử lý cũng như
cung cấp thông tin về đất đai;
Những trở ngại trong việc phổ biến
thông tin, tham vấn và tham gia của cộng đồng DTTS trong quá trình thực hiện dự
án và sử dụng các thành quả của dự án;
Đề xuất các giải pháp khắc phục các
trở ngại nhằm đảm bảo sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng DTTS đối với dự án và sử
dụng các thành quả của dự án một cách hiệu quả và bền vững;
Tiếp nhận các khiếu nại và làm việc với
các cơ quan liên quan để giải quyết các khiếu nại và phản hồi kết quả giải quyết
khiếu nại của người dân một cách kịp thời.
Trong quá trình thực hiện dự án, Ban
QLDA và các đơn vị liên quan cần tham vấn thường xuyên với nhóm này.
Các phương pháp tham vấn có thể được
sử dụng phù hợp với đặc điểm văn hóa của các DTTS là họp cộng đồng, thảo luận
nhóm mục tiêu (nhóm phụ nữ, nhóm dễ bị tổn thương), phỏng vấn sâu những người
cung cấp thông tin chủ chốt (già làng, trưởng thôn bản, cán bộ quản lý đất đai,
đại diện các nhà cung cấp dịch có liên quan), trình diễn mô hình. Các phương
pháp này cần bao gồm các yếu tố về giới và liên thế hệ, tự nguyện, và không có
sự can thiệp.
Tham vấn cần được thực hiện hai chiều,
tức là cả thông báo và thảo luận cũng như lắng nghe và trả lời thắc mắc. Tất cả
các cuộc tham vấn cần được tiến hành một cách thiện chí, tự do, không có sự hiện
diện của những người có thể ảnh hưởng đến người trả lời, cung cấp đầy đủ thông
tin hiện có cho những người được tham vấn nhận được sự đồng thuận rộng rãi của
cộng đồng DTTS đối với các hoạt động của dự án. Phương pháp tiếp cận toàn diện
và đảm bảo bao gồm yếu tố về giới, phù hợp với nhu cầu của các nhóm bị thiệt
thòi và dễ bị tổn thương, đảm bảo các ý kiến có liên quan của những người bị ảnh
hưởng, các bên liên quan khác được cân nhắc trong quá trình ra quyết định. Đặc
biệt, người sử dụng đất là người DTTS sẽ được cung cấp các thông tin có liên
quan về dự án càng nhiều càng tốt, một cách phù hợp về văn hóa trong thực hiện
dự án, theo dõi và đánh giá để thúc đẩy sự tham gia và hòa nhập. Thông tin có
thể bao gồm nhưng không giới hạn về các nội dung như khái niệm dự án, thiết kế,
đề xuất, biện pháp bảo vệ, thực hiện, theo dõi và đánh giá.
Tất cả các thông tin có liên quan cần
lấy ý kiến cộng đồng DTTS sẽ được cung cấp thông qua hai kênh. Thứ nhất, thông tin
sẽ được phổ biến cho các trưởng ấp/làng tại cuộc họp hàng tháng của họ với lãnh
đạo của Ủy ban nhân dân xã hoặc Nhóm tham vấn để được chuyển tiếp cho người dân
trong các cuộc họp thôn một cách phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của các nhóm
DTTS. Thứ hai, thông báo bằng tiếng Việt và bằng ngôn ngữ của người DTTS (nếu cần)
sẽ được công khai tại Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất một tuần trước cuộc tham vấn.
Việc thông báo sớm như vậy đảm bảo người dân có đủ thời gian để hiểu, đánh giá
và phân tích thông tin về các hoạt động được đề xuất.
Ngoài ra, các hoạt động của dự án cần
thu hút sự tham gia tích cực và sự hướng dẫn (chính thức và không chính thức) của
các cán bộ địa phương như trưởng thôn, các thành viên của các nhóm hòa giải ở cấp
thôn, ấp... Ban giám sát cộng đồng ở cấp xã cần giám sát chặt chẽ việc tham gia
của các tổ chức địa phương và cán bộ trong các hoạt động khác nhau của dự án
VILG. Thông tin đầu vào được sử dụng để theo dõi và đánh giá có thể bao gồm khả
năng truy cập của người DTTS vào hệ thống thông tin đất đai được thiết lập
trong khuôn khổ dự án, lợi ích từ các thông tin nhận được... Bằng cách cho phép
sự tham gia của các bên liên quan thuộc nhóm DTTS trong quá trình lập kế hoạch
dự án, thực hiện, giám sát và đánh giá, dự án có thể đảm bảo rằng người dân tộc
thiểu số nhận được các lợi ích xã hội và kinh tế từ dự án một cách phù hợp với
văn hóa của họ. Với sự tham gia của cộng đồng DTTS, các thông tin đất đai do
VILG thiết lập sẽ góp phần tăng thêm sự minh bạch và hiệu quả, đạt được các mục
tiêu của dự án đối với các nhóm DTTS. Cần xây dựng năng lực cho các bên liên
quan, đặc biệt là Nhóm tham vấn để tránh những hạn chế đang tồn tại trong việc
thực hiện tham vấn cộng đồng địa phương, chẳng hạn như tham vấn một chiều,
không cung cấp đủ thông tin; vội vàng; và có sự ép buộc.
- Hoạt động
2: Sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại
- Chiến lược truyền thông:
Một chiến lược truyền thông thích hợp
cần được thiết lập và thực hiện để thúc đẩy nhu cầu sử dụng thông tin đất đai của
người dân nói chung và người DTTS cũng như nhóm dễ bị tổn thương nói riêng, đồng
thời thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hơn từ các chính quyền địa phương trong việc
giải quyết những hạn chế về cung cấp các dịch vụ thông tin đất đai một cách đầy
đủ. Chiến lược truyền thông và Sổ tay thực hiện của dự án VILG cần xem xét nội
dung, các yêu cầu của người dân đã được phản ánh trong các cuộc tham vấn cộng đồng
địa phương để tránh bỏ qua nhóm dễ bị tổn thương và lợi ích của họ trong dự án.
Chiến lược truyền thông cần tạo ra một môi trường đối thoại hai chiều, nghĩa là
nó không chỉ là kênh thông tin của dự án đến với cộng đồng, mà còn lắng nghe,
phản hồi và đáp ứng các mối quan tâm của cộng đồng. Vì vậy, điều quan trọng là
phải thiết kế và thực hiện một chiến lược truyền thông toàn diện để hỗ trợ dự
án. Dự thảo chiến lược truyền thông nên tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Với bên cung cấp dịch vụ:
Cách thức có được và nâng cao sự cam
kết của chính quyền và những cán bộ thực hiện tại trung ương cũng như địa
phương đối với việc cải cách hệ thống thông tin đất đai hiện nay. Đây là một
quá trình vận động xã hội để xây dựng lòng tin của những người sử dụng đất. Kết
quả của quá trình này, các cơ quan quản lý đất đai cần tạo ra một môi trường
thuận lợi với sự hỗ trợ của VILG; đảm bảo sự tham gia thường xuyên của người sử
dụng đất thông qua việc đưa ra các câu hỏi và mối quan tâm của họ về quyền lợi
của mình về sử dụng đất cũng như tiếp cận với các thông tin đất đai; cung cấp
các thông tin đất đai đáng tin cậy tại địa phương. Ngoài ra, các cán bộ địa
phương cần nâng cao kỹ năng giao tiếp; biết cách tạo thuận lợi và tạo diễn đàn
cho sự tham gia của cộng đồng trong việc phản hồi trong quá trình thực hiện dự
án VILG.
Cách thức xây dựng nền tảng cho sự
tham gia của cộng đồng trong việc thảo luận và đối thoại với các cán bộ quản lý
đất đai về các vấn đề khác nhau, bao gồm cả mối quan tâm và yêu cầu hiểu biết về
quyền sử dụng đất của họ, cũng như kết quả về thông tin đất đai mà người dân có
được từ hệ thống thông tin của dự án;
Cách thức xây dựng nền tảng truyền thông
ở các cấp độ khác nhau (ví dụ phiếu báo cáo của người dân, các cuộc họp thôn
...) để nhận được các thông tin phản hồi về hoạt động của bên cung cấp và khả
năng của các bên này để đối phó với sự gia tăng nhu cầu đối với dịch vụ thông
tin đất đai, đây cũng là một kết quả của dự án VILG. Các thủ tục về cơ chế phản
hồi này cần phải rõ ràng và minh bạch, đặc biệt là đối với nhóm dễ bị tổn
thương. Ví dụ như các việc liên quan đến các kênh tiếp nhận thông tin phản hồi
và những bên liên quan phải chịu trách nhiệm giải quyết các ý kiến phản hồi và
khoảng thời gian xử lý. Hướng dẫn kịp thời và đáp ứng những quan tâm và kiến
nghị người sử dụng đất phải được cung cấp thông qua các nền tảng chiến lược
truyền thông và quá trình theo dõi.
- Với bên cầu:
Làm thế nào để nâng cao nhu cầu và
sau đó duy trì cách thức sử dụng dịch vụ thông tin đất đai, đặc biệt là nhóm dễ
bị tổn thương.
Làm thế nào để tạo ra sự thay đổi
trong hành vi giao tiếp, đặc biệt là giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau
trong địa bàn dự án. Chiến lược truyền thông và tài liệu nên được thiết kế có
tính đến sự khác biệt văn hóa trong hành vi giữa các nhóm người dân tộc khác
nhau và thay đổi phù hợp với các hành vi này.
Làm thế nào để điều chỉnh các hoạt động
và các buổi tuyên truyền tại địa phương về thông tin đất đai trong chiến dịch
truyền thông để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các nhóm dân tộc thiểu số
khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa có liên quan. Chiến lược nên bao gồm sự khác
nhau về phổ biến thông tin giữa các nhóm dân tộc khác nhau và tận dụng cấu
trúc, cơ chế truyền thông đáng tin cậy và các tổ chức chính thức và không chính
thức của người dân tộc thiểu số thuộc khu vực dự án để phổ biến, cho phép hỗ trợ
và tư vấn cho những người dân tộc thiểu số về sử dụng đất, bằng ngôn ngữ của họ
và theo cách phù hợp với văn hóa của họ. Các cán bộ địa phương sẽ được khuyến
khích tích cực hỗ trợ nhóm khó tiếp cận.
Có cơ chế giải quyết các vướng mắc,
rào cản và những khó khăn gây ra bởi tập quán và tín ngưỡng văn hóa của người
DTTS và trả lời những thắc mắc của các bên liên quan.
- Truyền thông tiếp cận cộng đồng:
Các tài liệu truyền thông phù hợp
để phổ biến: xây dựng và phổ biến một bộ trọn gói các
tài liệu in ấn và nghe nhìn (tập tài liệu, tờ rơi, áp phích, phim tài liệu ngắn,
chương trình đào tạo, quảng cáo trên tivi, radio...với các biểu tượng có liên
quan, các thông điệp và các khẩu hiệu) cho các nhóm mục tiêu của chiến lược
truyền thông, điều này là cần thiết để đảm bảo các thông điệp và kiến thức
chính sẽ được chuyển giao cho các bên liên quan của dự án VILG, bao gồm các
nhóm dễ bị tổn thương. Công việc này sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho người sử
dụng đất, thay đổi thái độ và hành vi của họ trong việc tìm kiếm thông tin đất
đai và về lâu dài góp phần thay đổi và duy trì các hành vi được khuyến khích
theo dự án. Các thiết kế của tài liệu nên phù hợp (về mặt xã hội và văn hóa đều
được chấp nhận) cho các nhóm đối tượng dựa trên tiêu chuẩn về xây dựng tài liệu
truyền thông (rõ ràng, súc tích, trình bày đẹp và đầy đủ các nội dung...). Tài
liệu cần phải được xây dựng một cách cẩn thận để phổ biến thông tin một cách hiệu
quả cho các gia đình trí thức, các gia đình lao động và gia đình dân tộc mà tiếng
Việt là ngôn ngữ thứ hai, do đó cần sử dụng ngôn ngữ phi kỹ thuật cộng với các
hình vẽ minh họa ở những chỗ có thể là rất quan trọng. Những tài liệu này nên
được thử nghiệm với một số cộng đồng được lựa chọn tại một số tỉnh của dự án để
đánh giá tính toàn diện và hiệu quả nhất có thể. Cuối cùng là phải tiến hành định
hướng, đào tạo cho các bên liên quan như đã được xác định trong chiến lược truyền
thông về cách sử dụng các tài liệu truyền thông một cách hiệu quả.
Chiến dịch truyền thông: Các chiến dịch truyền thông đại chúng cũng có thể thích hợp để phổ biến
thông tin một chiều. Trọng tâm của chiến dịch nên chủ yếu tập trung vào thông
tin ở các khu vực cụ thể, mà có thể được phát sóng trên đài truyền hình và đài
phát thanh địa phương. Việc sử dụng các loa phóng thanh xã có thể là một phương
tiện hiệu quả để truyền đạt được đến một số lượng lớn người dân với một chi phí
tương đối thấp, nhưng cũng phải nhận thấy rằng thông tin truyền thông qua các
phương tiện này không phải lúc nào cũng lưu lại và không thể được sử dụng trong
các khu vực nơi người dân sống một cách rải rác. Một cách thích hợp, sử dụng một
số các đoạn hát, tiểu phẩm hay các khẩu hiệu dễ nhớ có thể giải quyết được vấn
đề này ở một mức độ nào đó. Cung cấp thông tin công khai về bản đồ, quy hoạch
và thủ tục (theo cách thức dễ tiếp cận) ở cả cấp huyện và cấp xã cũng có thể hữu
ích. Trước khi triển khai MPLIS, các chiến dịch truyền thông cần được triển
khai với nội dung về lợi ích cơ bản và kiến thức về việc làm thế nào để truy cập
và sử dụng thông tin đất đai của MPLIS và các loại lệ phí liên quan (nếu có).
Những chiến dịch này nên được thực hiện thông qua các cuộc họp, phương tiện
truyền thông đại chúng và phổ biến tài liệu được in ấn hoặc tài liệu nghe nhìn,
tùy thuộc vào bối cảnh xã hội của địa phương cụ thể.
Sự tham gia của các đầu mối thông
tin địa phương: Chính quyền địa phương được khuyến
khích tham gia và phát huy vai trò của cán bộ thôn, đặc biệt là những người từ
các tổ chức đoàn thể cộng đồng, công đoàn. Đầu mối thông tin liên lạc nên là
trưởng thôn/bản, vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò của họ rất quan trọng
và hiệu quả trong thực hiện truyền thông. Các cá nhân và tổ chức này chủ yếu là
người dân tộc thiểu số đang sinh sống trong khu vực; do vậy, họ sẽ rất tích cực
trong việc truyền, phổ biến chính sách, chương trình đến người dân địa phương
có liên quan. Mỗi địa phương sẽ quyết định về các đầu mối thông tin liên quan
và hiệu quả nhất phù hợp với bối cảnh hiện tại của địa phương mình.
Tư vấn:
Đánh giá chỉ ra rằng nhiều người trả lời không biết về pháp luật đất đai và làm
thế nào áp dụng được nó trong thực tế (giải thích pháp luật). Vì vậy, có thể cần
thiết phải có tư vấn hỗ trợ song song với MPLIS trong một số cộng đồng.
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp
địa phương: các cuộc họp tại phường, xã thường xuyên
bao gồm cả các phiên chất vấn và trả lời định kỳ có thể là một trong những cách
làm hiệu quả nhất để hỗ trợ các cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động dự
án, nhận và phản hồi ý kiến của họ. Tại các khu vực đô thị, điều này cũng sẽ
cung cấp cho người dân có cơ hội để tham gia chặt chẽ hơn với các cán bộ quản
lý đất đai của địa phương so với hiện tại. Tuy nhiên, thông tin cho người nghèo
cần được cung cấp thông qua việc đến thăm nhà của họ hoặc một cuộc họp với người
nghèo vì họ thường không tham dự các cuộc họp phổ biến.
Công cụ hiện đại: Ban quản lý dự án tỉnh sẽ biên soạn nội dung truyền thông và sử dụng
công cụ truyền thông nghe nhìn dễ hiểu như đĩa DVD với phần tiếng Việt và một số
nội dung dự án VILG dịch sang tiếng các DTTS (nếu phù hợp) sẽ được chuẩn bị để
sử dụng trong quá trình hoạt động tại địa phương dựa trên các đề xuất của nhóm
tham gia cộng đồng cấp huyện. Cách tiếp cận và sử dụng MPLIS và các dịch vụ của
văn phòng đăng ký đất là một số nội dung được giới thiệu trong công cụ truyền
thông này. Công cụ truyền thông này sẽ được lưu giữ tại các trung tâm văn hóa
và UBND xã để có thể dùng diễn giải về Dự án VILG và việc quản lý/tiếp cận
thông tin đất đai.
Thiết bị hiện đại: Ban quản lý dự án tỉnh có thể xem xét trang bị máy tính tại xã, ấp để
người DTTS có thể truy cập thông tin dễ dàng, thuận tiện (cần có đào tạo và hướng
dẫn). Ban quản lý dự án tỉnh tăng cường tiếp cận và chia sẻ thông tin đất đai
cho người DTTS.
- Hoạt động
3: Đào tạo cho các trưởng thôn, ấp, già làng, người có uy tín trong cộng đồng
Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thuyết
trình để tuyên truyền, vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng điều hành, xử lý
các công việc phát sinh trong cộng đồng DTTS trong quá trình thực hiện các nhiệm
vụ của các Trưởng thôn, ấp ... vận động các hộ đồng bào DTTS tích cực tham gia,
hưởng ứng thực hiện hiệu quả mục tiêu của dự án, Ban QLDA cấp tỉnh phối hợp với
Ban QLDA cấp TW tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các đối tượng là Trưởng
thôn, ấp, già làng, người có uy tín,... để họ có thể hỗ trợ trong suốt quá
trình thực hiện Dự án. Các khóa đào tạo, tập huấn cần được thực hiện càng sớm
càng tốt và trong suốt quá trình dự án.
- Hoạt động
4: Tổ chức họp dân ở các xã và các ấp...
Tại các ấp, xã có đông đồng bào DTTS,
Ban quản lý dự án tỉnh, Nhóm tham vấn cộng đồng cấp huyện sẽ tổ chức nhiều cuộc
họp ở từng xã, ấp với người DTTS tại địa phương để trả lời các câu hỏi và mối
quan tâm của họ (có phiên dịch sang tiếng dân tộc (nếu cần). Các hoạt động này
sẽ được bắt đầu trước khi triển khai dự án và sẽ được duy trì trong suốt chu
trình dự án.
Trong các cuộc họp với người DTTS
này, các kênh và cách truy cập các thông tin, tài liệu về đất đai, các chính
sách ưu đãi các chính sách phản hồi thông tin cũng sẽ được giới thiệu.
Ban quản lý dự án tỉnh kết hợp với cơ
quan truyền thông đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo địa phương) tuyên
truyền, phổ biến các thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng của
tỉnh và các địa phương.
Tài liệu để phục vụ cho các cuộc họp
dân, tham vấn lấy ý kiến ở cấp xã do Văn phòng Ban quản lý dự án tỉnh cung cấp
trên cơ sở sử dụng các mẫu, các văn bản pháp luật hoặc những tài liệu tuyên
truyền do Ban quản lý dự án cấp Trung ương biên soạn. Tất cả các tài liệu thông
tin được thực hiện một cách đơn giản, thông điệp và hình ảnh rõ ràng. Trong điều
kiện kinh phí dự án cho phép, một số nội dung quan trọng sẽ được biên dịch sang
ngôn ngữ dân tộc thiểu số (nếu cần) để phổ biến trong cộng đồng người dân tộc tại
địa phương.
- Hoạt động
5: Đào tạo cán bộ quản lý đất đai.
Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và
kỹ năng của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các địa
phương (Văn phòng đăng ký đất đai), đảm bảo việc giải quyết các thủ tục hành
chính về đất đai khi đồng bào DTTS có nhu cầu cần thực hiện.
Tổ chức Hội thảo định hướng cho các
cán bộ quản lý đất đai trong việc tiếp cận với người dân tộc thiểu số. Trong
đó, đặc biệt quan tâm đến: (1) nhu cầu đặc biệt của cộng đồng DTTS, và (2) tầm
quan trọng về vai trò, trách nhiệm của các cán bộ thực thi công vụ trong chiến
lược, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên
quan đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực DTTS. Nâng cao chất lượng phục vụ
của các cán bộ làm công tác trong việc cung cấp dịch vụ thông tin về đất và thực
hiện các thủ tục hành chính về đất đai.
- Hoạt động 6:
Thiết lập dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất đai ở các cộng
đồng nơi có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống.
Các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất
đai sẽ thực hiện dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất cho
các nhóm dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, xa thông qua hình thức cử cán bộ
làm việc định kỳ trực tiếp tại UBND xã những nơi này, đồng thời tập huấn cán bộ
cấp xã thực hiện việc tra cứu, hỗ trợ tiếp nhận và sử dụng hệ thống thông tin đất
đai qua mạng Internet để cung cấp thông tin đất đai cho các nhóm dân tộc thiểu
số và xác nhận các hợp đồng giao dịch về đất đai.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ
tham vấn với chính quyền xã, ấp và nhóm tham gia cộng đồng cấp xã để xây dựng kế
hoạch, lịch làm việc trực tiếp định kỳ phù hợp với điều kiện của đồng bào dân tộc
tại địa phương. Chính quyền xã, thôn sẽ thông báo rộng rãi các kế hoạch và lịch
làm việc này để mọi người dân được biết và sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
Dự án sẽ thúc đẩy hoạt động của các tổ
chức đoàn thể địa phương, chẳng hạn như Hội thanh niên và các đoàn thể phụ nữ
và các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức này có thể tăng thêm nỗ lực về thông
tin minh bạch trong cộng đồng DTTS thông qua việc áp dụng quy trình lập kế hoạch
có nhiều sự tham gia và phát triển năng lực. Đặc biệt, cần khuyến khích tuyển dụng
các cán bộ hỗ trợ địa phương từ các tổ chức đoàn thể địa phương, đặc biệt là Hội
phụ nữ
Các thủ tục mà người dân cần thực hiện
để cấp Giấy chứng nhận sẽ được thiết lập tại các xã, đồng thời các thủ tục khác
liên quan đến đất đai cũng được thực hiện tại xã. Công chức địa chính cấp xã sẽ
hỗ trợ cho bà con để không gây phiền hà. Các mẫu thông tin liên quan đến cấp giấy
chứng nhận sẽ được công bố tại các UBND xã, thôn (nhà văn hóa hay nơi người dân
thường tập trung lui tới).
- Hoạt động
7: Cung cấp thông tin về cơ chế giải quyết tranh chấp.
Cán bộ địa chính địa phương sẽ được
lưu ý tại các khóa đào tạo của Dự án rằng bất cứ vấn đề về đất đai nào liên
quan đến cộng đồng người dân tộc thiểu số phải được báo cáo cho Ban quản lý dự
án tỉnh bất kể phương án hòa giải tại địa phương có thành công hay không.
Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp
và tiếp nhận, theo dõi tiến độ giải quyết được thực hiện đúng hướng dẫn tại sổ
tay hướng dẫn dự án và hướng dẫn của Ban quản lý dự án cấp trung ương.
Để hỗ trợ cho cơ chế này, Ban quản lý
dự án VILG tỉnh sẽ thực hiện chỉ định cán bộ trực tiếp tiếp nhận và theo dõi,
đôn đốc các đơn có liên quan giải quyết và thông báo kết quả giải quyết, khắc
phục.
Để giảm thiểu các tranh chấp, khiếu nại
phát sinh phải sử dụng tới hệ thống giải quyết chính thức của Nhà nước, dự án sẽ
xây dựng một kênh tiếp nhận thông tin khiếu nại, tranh chấp đất đai thứ hai sau
kênh tiếp nhận thông tin khiếu nại, tranh chấp đất đai chính thức, khuyến khích
các nhóm dân tộc giải quyết các vấn đề thông qua các thiết chế phi chính thức
nhưng hiệu quả tại cộng đồng, như mạng lưới trưởng thôn, ấp... Cụ thể, mỗi xã,
thôn sẽ thành lập tổ hòa giải để giúp UBND xã hòa giải các tranh chấp khi xảy
ra sẽ huy động sự tham gia của trưởng ấp, già làng, người có uy tín trong cộng
đồng... vào các tổ, ban hòa giải nhằm tăng cường hiệu quả trong giải quyết triệt
để tranh chấp. Để giảm thiểu những tác động không mong muốn của dự án về dân tộc
thiểu số, kế hoạch DTTS cần có các biện pháp sau đây:
- Tập trung, tuyên truyền, phổ biến đối
để nâng cao nhận thức đối với những đối tượng DTTS, người nghèo với nhiều hình
thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng, phong tục tập quán;
- Tập huấn kỹ năng sử dụng máy tính cho
cán bộ thôn và người dân;
- Nên có chính sách đặc thù đối với
những đối tượng này (dịch vụ cung cấp thông tin tại nhà, đối với những địa bàn
khó khăn thì nên trang bị máy tính tại thôn để người dân có thể sử dụng và tiếp
cận đến thông tin đất đai,...).
- Hoạt động
8: Công tác theo dõi, đánh giá.
Hệ thống giám sát Dự án được thiết kế
để khảo sát mức độ chấp nhận, mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các dịch vụ
quản lý đất đai ở các huyện tham gia dự án, kể cả đối với người Kinh và không phải
người Kinh.
Giám sát nội bộ của Ban VILG cấp TW
và Đoàn giám sát của Ngân hàng thế giới sẽ được thực hiện tại các huyện có nhiều
dân tộc thiểu số với mức độ cao hơn tại các huyện khác. Tương tự, việc giám sát
tại các xã có cộng đồng người dân tộc thiểu số cũng sẽ được thực hiện riêng với
mức độ cao hơn tại các xã khác. Vào năm thứ tư, Dự án sẽ tiến hành một đánh giá
tác động liên quan đến các rủi ro đã xác định ở trên đối với quá trình triển
khai Dự án tại các địa phương có nhiều dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, Ban VILG cấp tỉnh phối hợp
với UBND các huyện để tổ chức các Hội thảo để đánh giá, rút kinh nghiệm trong
quá trình thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản
lý Dự án VILG tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số theo hướng dẫn được nêu trong Sổ
tay hướng dẫn thực hiện Dự án.
Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh phân công
một cán bộ chịu trách nhiệm làm đầu mối về các vấn đề xã hội. Cán bộ này có nhiệm
vụ đôn đốc Nhóm tư vấn cộng đồng cấp huyện thực hiện đầy đủ các hoạt động trong
khuôn khổ Kế hoạch này và giám sát nội bộ, lập báo cáo giám sát nội bộ định kỳ
để trình NHTG xem xét.
Nhóm tham vấn cộng đồng cấp tỉnh/huyện,
công chức địa chính phường, xã có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý dự án
VILG cấp tỉnh tổ chức các cuộc họp dân lấy ý kiến cộng đồng; đánh giá, tham vấn
những vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án và các vấn đề về người dân tộc
thiểu số; giám sát mức độ chấp nhận, mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các
dịch vụ quản lý/tiếp cận thông tin đất đai ở các huyện tham gia dự án, kể cả đối
với các nhóm dân trên địa bàn, gồm cả nhóm dân tộc đa số và thiểu số.
Cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số
phản ánh về tình hình triển khai dự án tại cộng đồng, những hoạt động của dự án
có tác động và ảnh hưởng không tích cực đến quyền và lợi ích của cộng đồng về
Ban quản lý dự án VILG tỉnh.
Các báo cáo định kỳ của Ban quản lý dự
án VILG tỉnh (6 tháng) sẽ bao gồm báo cáo về tình hình triển khai Kế hoạch Phát
triển dân tộc thiểu số tại tỉnh, trong đó nêu rõ các hoạt động đã được triển
khai liên quan đến kế hoạch này tại các địa bàn của dự án; các ý kiến phản hồi
của người dân tộc thiểu số liên quan đến các hoạt động của dự án tại tỉnh và kế
hoạch triển khai các hoạt động tiếp theo, báo cáo về Ban quản lý dự án VILG cấp
Trung ương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, đề nghị các thành viên phản ánh kịp thời về Ban quản lý, Ban chỉ đạo dự án
VILG tỉnh để có biện pháp giải quyết kịp thời.
IV. PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ
- Công khai Kế hoạch Dân tộc thiểu số
Ban QLDA tỉnh phổ biến Khung chính
sách phát triển DTTS của dự án trong các buổi tập huấn kỹ thuật, tham vấn với cộng
đồng DTTS và đăng tải trên trang web của địa phương.
Dự thảo Kế hoạch PTDTTS (EMDP) đã được
tham vấn với chính quyền địa phương và cộng đồng DTTS trước khi trình WB phê
duyệt. Kế hoạch PTDTTS được phê duyệt sẽ được công bố cho cộng đồng dân tộc thiểu
số vùng dự án theo ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu thông qua các cuộc họp thôn/ấp và
lưu giữ ở UBND xã, nhà văn hóa cộng đồng đảm bảo những người dân tộc thiểu số
vùng dự án, bao gồm hộ bị ảnh hưởng, hộ hưởng lợi và cộng đồng của họ có thể tiếp
cận một cách thuận lợi và có thể hiểu hết được Kế hoạch đó. Kế hoạch PT DTTS được
duyệt cũng sẽ được công bố trên trang web của NHTG.
Trong quá trình thực hiện dự án, nếu
có các hoạt động phát sinh dẫn đến phát sinh các tác động, kế hoạch phát triển
DTTS sẽ được cập nhật. Bản cập nhật sẽ được gửi WB xem xét và được công bố tới
cộng đồng DTTS vùng dự án.
- Đảm bảo sự tham gia Kế hoạch DTTS
Nhằm đảm bảo việc tham gia của người
dân tộc thiểu số trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, việc tham vấn
cần được tiến hành một cách tự do, cung cấp đầy đủ thông tin trước khi thực hiện
các hoạt động. BQLDA tỉnh đã tiến hành các cuộc họp tham vấn với cộng đồng dân
tộc thiểu số, bao gồm hộ hưởng lợi và hộ bị ảnh hưởng để đánh giá nhu cầu của cộng
đồng về sử dụng các dịch vụ cung cấp thông tin đất đai, đảm bảo rằng những phản
ánh từ phía cộng đồng DTTS địa phương sẽ được ghi nhận và xem xét trong quá
trình thiết kế và thực hiện dự án.
Trong quá trình chuẩn bị EMDP, các cuộc
tham vấn cộng đồng thông qua họp dân, phỏng vấn các cá nhân và thảo luận nhóm
đã được thực hiện. Người dân ở các thôn vùng dự án, bao gồm cả hộ bị ảnh hưởng
đều tham gia thảo luận và chia sẻ thông tin. Phụ nữ, người dễ bị tổn thương và
thanh niên được mời tham gia và khuyến khích đóng góp ý kiến. Các nhóm dân tộc
thiểu số ở các xã vùng dự án đều được tham vấn. Các tổ chức đại diện của họ như
Hội Phụ nữ, Hợp tác xã, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên cấp xã và cấp thôn cũng
được tham vấn.
Các cuộc tham vấn cộng đồng DTTS được
thực hiện cho tất cả các xã vùng dự án có DTTS, đã đề cập các nội dung sau: a)
những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đối với hộ gia đình và cộng đồng,
b) trên cơ sở các tác động tiêu cực, thảo luận với cộng đồng các biện pháp
tránh hoặc giảm thiểu, và c) cơ hội kinh tế - xã hội mà dự án sẽ đem lại cho
các hộ/cộng đồng DTTS.
Các cuộc họp tham vấn cũng đã được tổ
chức với sự tham dự của đầy đủ các bên liên quan đến dự án bao gồm Ban VILG tỉnh,
đại diện các phòng ban của huyện, bao gồm phòng dân tộc, Văn phòng đăng ký đất
đai, hội phụ nữ, đại diện đoàn thể các xã vùng dự án có DTTS để tìm hiểu, trao
đổi với cơ quan quản lý dân tộc tỉnh, phòng nội vụ (dân tộc) các huyện của dự
án một số chính sách đã ban hành cho người DTTS và các chương trình đã và đang
thực hiện trên địa bàn tỉnh, huyện xã vùng dự án liên quan đến sử dụng đất.
Cơ chế tham vấn và tham gia của người
DTTS trong quá trình thực hiện dự án: tham vấn trước, tự do không ép buộc và
cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến sự đồng thuận rộng rãi của cộng đồng DTTS đối
với các hoạt động của dự án cần được thực hiện suốt quá trình thực hiện dự án
và được ghi lại bằng biên bản. Các ý kiến phản hồi của cộng đồng cần được xem
xét đưa vào dự án. Các phương pháp tham vấn và tham gia có thể sử dụng như thảo
luận nhóm, phỏng vấn người chủ chốt, người có uy tín trong cộng đồng, trình diễn
mô hình. Phương pháp tham vấn và sự tham gia của cộng đồng DTTS cần đảm bảo phù
hợp với văn hóa của họ và đảm bảo các yếu tố về giới, liên thế hệ và bao gồm cả
nhóm dễ bị tổn thương.
V. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI
Cơ chế giải quyết khiếu nại được thiết
lập cho Dự án này là cơ chế hai cấp: cấp cộng đồng và cấp chính quyền. Tại mỗi
xã dự án, một Ban hòa giải (nếu có tranh chấp xảy ra) sẽ được thành lập để tiếp
nhận và giải quyết những thắc mắc hay tranh chấp của người dân bằng biện pháp
hòa giải theo quy định pháp luật. Nếu các khiếu nại không thể giải quyết ở cấp
cộng đồng thì sẽ được gửi lên cấp chính quyền thông qua bộ phận một cửa ở cấp
xã, huyện và tỉnh và cuối cùng là cấp tòa án theo quy định pháp luật hiện hành.
Cán bộ của Ban QLDA tỉnh có trách nhiệm
tiếp nhận khiếu nại của người dân (nếu có) và làm việc với các cơ quan có thẩm
quyền để giải quyết và theo dõi quá trình giải quyết cho đến khi kết thúc. Kết
quả giải quyết cần được thông báo kịp thời bằng văn bản đến người có khiếu nại.
Khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại cần được báo cáo cụ thể trong các báo
cáo về thực hiện EMDP cho Ban QLDA Trung ương và cho Ngân Hàng Thế giới.
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện được phê duyệt
tại Quyết định số 3159/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh” là: 20.000 (Hai mươi ngàn) USD, chi tiết như sau.
STT
|
Nội
dung
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá (USD)
|
Thành
tiền (USD)
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
20,000
|
Hoạt
động 1
|
Nhóm tham vấn cộng đồng và tổ chức
hội thảo 2 lần một năm
|
|
2
|
2,000
|
4,000
|
-
|
Thù lao cho Nhóm tham vấn cộng đồng
(Cán bộ cơ quan tài nguyên môi trường, cơ quan quản lý công tác dân tộc địa
phương, cơ quan văn hóa địa phương, đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số,....)
|
|
|
|
Làm việc và hưởng lương theo chế độ
kiêm nhiệm
|
-
|
Chi khác (đi lại, in ấn, ...)
|
|
|
1,000
|
1,000
|
Hoạt
động 2
|
Sử dụng các công cụ truyền thông
hiện đại và hiệu quả
|
|
|
|
4,000
|
-
|
Xây dựng nội dung truyền thông (dưới
hình thức nghe nhìn, DVD)
|
|
|
4,000
|
Lồng ghép vào tiểu HP 1.3 HP1
|
-
|
Phát sóng và in DVD
|
|
|
|
Hoạt
động 3
|
Đào tạo cho trưởng thôn, xóm, bản Tổ chức 01 hội nghị để đào tạo cho các trưởng thôn, xóm (120 người x
1 ngày )
|
Hội
nghị
|
1
|
2,000
|
2,000
|
Hoạt
động 4
|
Tổ chức họp dân ở các thôn và xã (dự kiến 25 cuộc họp/năm x 2 năm)
|
Cuộc
họp
|
50
|
120
|
6,000
|
Hoạt
động 5
|
Đào tạo cán bộ quản lý đất đai (Tổ chức hội thảo định hướng cho các cán bộ quản lý đất đai trong việc
tiếp cận với người dân tộc) (2 Hội nghị/tỉnh)
|
|
|
|
Lồng ghép vào các chương trình đào tạo
của dự án và các chương trình khác của TW và địa phương
|
Hoạt
động 6
|
Thiết lập dịch vụ hỗ trợ tiếp cận
thông tin đất đai và đăng ký đất ở các cộng đồng nơi có các nhóm dân tộc thiểu
số sinh sống.
|
|
|
|
Kinh phí từ nguồn chi hoạt động thường
xuyên của VPĐK
|
-
|
Kinh phí hỗ trợ cho VPĐKĐĐ tổ chức
thực hiện dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất cho các
nhóm dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa (20 xã * 2 năm/lần)
|
|
|
|
-
|
Văn phòng đăng ký đất đai tập huấn cán
bộ cấp xã hỗ trợ tiếp cận và sử dụng hệ thống thông tin đất đai qua mạng
Internet
|
|
|
|
Hoạt
động 7
|
Ban hòa giải cộng đồng
|
|
|
|
3,000
|
-
|
Tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao
kỹ năng giải quyết tranh chấp của các cán bộ địa chính và tổ hòa giải ở thôn,
ấp (dự kiến 100 người x 1 ngày * 1 năm/lần)
|
Hội
nghị
|
3
|
1,000
|
3,000
|
Hoạt
động 8
|
Công tác theo dõi, đánh giá
|
|
|
|
Lồng ghép vào tiểu HP3
|
Chi phí ước tính để thực hiện Kế hoạch
hoạt động Dân tộc thiểu số bao gồm các chi phí cho những hoạt động chỉ liên
quan đến dân tộc thiểu số, không bao gồm những chi phí liên quan chung tới mọi
nhóm đối tượng của Dự án. Kinh phí này được tính vào nguồn kinh phí thực hiện dự
án.
VII. TỔ CHỨC GIÁM
SÁT, ĐÁNH GIÁ
Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh chịu trách
nhiệm thực hiện chung và giám sát nội bộ kế hoạch phát triển DTTS. Báo cáo giám
sát sẽ được trình lên Ngân hàng Thế giới để xem xét và có ý kiến. Hoạt động
giám sát, đánh giá cần phải được tiến hành một năm hai lần trong quá trình thực
hiện dự án để xác định đúng lúc các vấn đề mà có thể cần có hướng dẫn điều chỉnh
hoạt động ngay từ phía Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch Phát triển Dân tộc
thiểu số thuộc Dự án VILG trên địa bàn tỉnh Tây Ninh./.
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSDL
Cơ sở dữ liệu
DTTS
Dân tộc thiểu số
TGDT
Tôn giáo dân tộc
EMDP
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
MPLIS
Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu
PTNT
Phát triển nông thôn
TCQLĐĐ
Tổng cục Quản lý đất đai
TNMT
Tài nguyên và Môi trường
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
VILG
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”
VPĐK
Văn phòng Đăng ký
WB
Ngân hàng Thế giới