ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/2021/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 21 tháng 01 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH, TRUYỀN
HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 và 2019);
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT
ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định
mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình;
Căn cứ Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT
ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định
mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin
và Truyền thông tại Tờ trình số 150/TTr-STTTT ngày 17 tháng 11 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
1. Quyết định này quy định Định mức
kinh tế - kỹ thuật về sản xuất Chương trình phát thanh, truyền hình trên địa
bàn tỉnh Cà Mau.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản
xuất Chương trình phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau quy định các
mức hao phí tối đa trực tiếp trong sản xuất chương trình phát thanh, truyền
hình, bao gồm: Hao phí về nhân công (chưa bao gồm hao phí về di chuyển ngoài phạm
vi địa bàn tỉnh mà cơ quan sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình đóng
trụ sở); hao phí về máy móc thiết bị (bao gồm máy móc, thiết bị dùng chung);
hao phí về vật liệu sử dụng trong sản xuất chương trình phát thanh, truyền
hình, đảm bảo chương trình đủ điều kiện phát sóng hoặc đăng tải lên mạng
Internet theo quy định của pháp luật về báo chí.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân
sách nhà nước để sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.
2. Các cơ quan báo chí được cấp phép
hoạt động phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước để sản xuất chương
trình phát thanh, truyền hình.
3. Các cơ quan, tổ chức khác có liên
quan đến sản xuất chương trình truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và
Thể thao các huyện, thành phố Cà Mau sử dụng ngân sách nhà nước để sản xuất
chương trình phát thanh.
5. Khuyến khích cơ quan, tổ chức không
sử dụng ngân sách nhà nước để sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình
áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất Chương trình phát thanh, truyền
hình ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Định mức kinh
tế - kỹ thuật về sản xuất Chương trình phát thanh
1. Nội dung định mức
a) Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm
nội dung và mức hao phí trực tiếp để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định
trong sản xuất chương trình phát thanh. Cụ thể:
Hao phí vật liệu: Là số lượng các loại
vật liệu (giấy, mực in) cần thiết sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chương
trình phát thanh.
Hao phí nhân công: Là thời gian lao động
cần thiết của các cấp bậc lao động bình quân thực tế tham gia sản xuất chương trình
phát thanh. Mức hao phí trong định mức được tính bằng công, mỗi công tương ứng
với 8 giờ làm việc.
Hao phí máy sử dụng: Là thời gian các
loại thiết bị sử dụng trực tiếp trong sản xuất chương trình phát thanh. Máy,
thiết bị để sản xuất chương trình phát thanh thể hiện trong bảng định mức là loại
thiết bị phổ biến, tiên tiến mà các cơ quan báo nói đang sử dụng. Mức hao phí
thiết bị tính trong định mức được tính bằng giờ sử dụng máy.
Các hao phí khác: Năng lượng, vật liệu
khác,... Được tính và phân bổ cho sản xuất các chương trình phát thanh khi lập đơn
giá, dự toán.
b) Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản
xuất Chương trình phát thanh không bao gồm:
Các hao phí truyền dẫn, phát sóng,
đăng tải chương trình lên mạng Internet.
Hao phí lao động của khối quản lý (bộ
phận gián tiếp) của cơ quan báo nói.
Hao phí lao động của diễn viên tham
gia diễn xuất tiểu phẩm, ca kịch, kịch truyền thanh; hòa âm, phối khí của nhạc
sỹ, nghệ sỹ;... Các hao phí này được áp dụng theo định mức chuyên ngành theo
quy định của pháp luật.
2. Định mức áp dụng
a) Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản
xuất Chương trình phát thanh thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Quyết định này. Riêng các Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao các
huyện, thành phố Cà Mau áp dụng định mức không vượt quá 80% tổng mức hao phí
nhân công, tổng mức hao phí máy sử dụng có cùng thể loại, thời lượng chương
trình trong định mức quy định tại Phụ lục I”
b) Phương pháp áp dụng định mức sản xuất
chương trình phát thanh được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4, khoản 5, khoản
6, khoản 7, khoản 8, mục V, Chương 1 của Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất
chương trình phát thanh ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT ngày 24
tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành định mức
kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh.
Điều 4. Định mức kinh
tế - kỹ thuật về sản xuất Chương trình truyền hình
1. Nội dung định mức
a) Định mức kinh tế - kỹ thuật này gồm
nội dung và mức hao phí trực tiếp để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định
trong sản xuất chương trình truyền hình. Cụ thể:
Hao phí vật liệu: Là các loại vật liệu
(giấy, mực in,...) cần thiết sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chương trình
truyền hình. Mức hao phí trong định mức được xác định bằng số lượng từng loại vật
liệu cụ thể.
Hao phí nhân công: Là lao động cần thiết
của các cấp bậc lao động bình quân thực tế tham gia sản xuất chương trình truyền
hình. Mức hao phí trong định mức được tính bằng công, mỗi công tương ứng với 8
giờ làm việc.
Hao phí máy móc, thiết bị: Là các loại
máy móc, thiết bị được sử dụng trong sản xuất chương trình truyền hình. Máy
móc, thiết bị để sản xuất chương trình thể hiện trong định mức là loại thiết bị
phổ biến, tiên tiến mà các cơ quan báo hình đang sử dụng. Mức hao phí trong định
mức được tính bằng giờ sử dụng máy.
Các hao phí khác (năng lượng, vật liệu
trang trí trường quay, thẻ nhớ và các chi phí trực tiếp khác) được tính và phân
bổ cho sản xuất chương trình truyền hình khi lập đơn giá, dự toán kinh phí.
b) Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản
xuất Chương trình truyền hình không bao gồm các hao phí truyền dẫn, phát sóng,
đăng tải chương trình lên mạng Internet.
2. Định mức áp dụng
a) Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản
xuất Chương trình truyền hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Quyết định này.
b) Phương pháp áp dụng định mức sản xuất
chương trình truyền hình được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, điểm đ, điểm
e, điểm g, điểm h, điểm i, mục 4, Phần I của Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản
xuất chương trình truyền hình ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT
ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban hành định
mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình.
Điều 5. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định
này.
2. Những nội dung về Định mức kinh tế
- kỹ thuật trong sản xuất Chương trình phát thanh, truyền hình không quy định tại
Quyết định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu phát sinh vướng mắc, bất cập, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản
ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 6. Hiệu lực thi
hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 02 năm 2021./.
Nơi
nhận:
-
Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra);
- LĐVP UBNDtỉnh;
- Công TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, L40/01 (iO).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quân
|