Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 276/KH-UBND 2020 ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số tỉnh Hà Giang

Số hiệu: 276/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Trần Đức Quý
Ngày ban hành: 31/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 276/KH-UBND

Hà Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;

Thực hiện Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/07/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng, giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch năm 2021.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2016-2020.

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Nhằm đẩy mạnh công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong tình hình mới. Trong thời gian vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai các Nghị quyết, kế hoạch, đề án để phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

- Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/12/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hà Giang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Kế hoạch số 552-KH/TU ngày 05/03/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2020 sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý;

- Nghị quyết số 139/2014/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 về việc ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ công chức, viên chức chuyên trách CNTT trong các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Chương trình số 138-CTr/TU ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 08/04/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/12/2013 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển ứng dụng CNTT đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

- Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;

- Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước hàng năm do UBND tỉnh ban hành;

- Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh, Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

- Mạng Truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Ước đến hết năm 2020, hoàn thành triển khai 225 điểm, trong đó có 32 điểm là các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; 193 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Hạ tầng thiết bị, mạng cục bộ (mạng LAN) tại các đơn vị: 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN, kết nối Internet; tổng số máy tính tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh là 2.021 chiếc, cấp huyện là 1.467 chiếc, cấp xã là 5.318 chiếc.

- Cơ bản các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn đã có cáp quang; số trạm thu phát sóng (BTS) đạt 2.418 trạm (783 trạm 2G, 932 trạm 3G, 703 trạm 4G); Tỷ lệ xã, phường thị trấn có mạng Internet băng rộng đạt 98%, riêng khu vực trung tâm xã, khu vực tập trung đông dân cư đạt 100%; Tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98,6%, riêng khu vực trung tâm, tập trung đông dân cư đạt 100%;

- Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đã được triển khai, trở thành hạ tầng kỹ thuật CNTT quan trọng, cho phép kết nối, liên kết tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Một số ngành, đơn vị đã triển khai và từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành như: Ngành Tài nguyên và Môi trường triển khai hệ thống mạng liên thông phục vụ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai tại các huyện;

Ngành tài chính đã triển khai và duy trì mạng Hạ tầng truyền thông ngành tài chính gồm Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng TC-KH và các cơ quan Kho bạc nhà nước, Cục Thuế tỉnh phục vụ ứng dụng nghiệp vụ quản lý thu, chi NSNN và các ứng dụng khác.

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

Thực hiện Công văn số 1369/UBND-KTTH ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc triển khai thí điểm Trục chia sẻ tích hợp dữ liệu (LGSP). Đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang đang phối hợp cùng Viễn thông tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh triển khai thử nghiệm nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh, kết nối thành công LGSP với NGSP.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

Trong giai đoạn 2016 - 2020, một số cơ sở dữ liệu đã được xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng bao gồm: Cơ sở dữ liệu về tài sản công; Cơ sở dữ liệu quản lý giá; Cơ sở dữ liệu mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách và Cơ sở dữ liệu kho thu, chi NSNN; Cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ (thư viện); Cơ sở dữ liệu nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo; Quản lý CBCCVC trên địa bàn tỉnh.

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Hệ thống thư điện tử công vụ: Đến nay, đã cấp trên 16.319 tài khoản thư cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo 100% cán bộ công chức có hộp thư tài khoản thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc.

- Về ứng dụng chữ ký số: Tổng số chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan trên địa bàn tỉnh là: 5.866 chứng thư số, trong đó: Khối cơ quan hành chính nhà nước 4.499 chứng thư số; Khối Đảng 937 chứng thư số; Khối HĐND 430 chứng thư số. Đạt tỷ lệ 100% lãnh đạo có thẩm quyền ký các cấp trong hệ thống chính trị được trang bị chữ ký số chuyên dùng. Tỉnh đã thống nhất ủy quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, triển khai chữ ký số chuyên dùng trên toàn tỉnh.

- Hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến tỉnh Hà Giang được triển khai với quy mô 241 điểm cầu bao gồm: 04 điểm cầu cấp tỉnh (văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Sở Tài chính); 11 điểm cầu phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; 11 điểm cầu văn phòng HĐND - UBND cấp huyện; 11 điểm cầu phòng Tài chính - Kế hoạch và 193 điểm cầu cấp xã. Đạt tỷ lệ 100% các cơ quan hành chính có thể tham gia các cuộc họp trực tuyến quy mô 4 cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống thông tin báo cáo được triển khai thử nghiệm và kết với hệ thống thông tin báo cáo do Văn phòng Chính phủ.

- Triển khai thử nghiệm Trung tâm điều hành đô thị thông minh tại phòng họp tầng 02 trụ sở làm việc văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh. Các dịch vụ kết nối đến Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh gồm: kết nối 98 Camera giao thông, trường học, bệnh viện; cung cấp thông tin về dịch bệnh covid; thu thập thông tin, mạng xã hội; triển khai ứng dụng họp không giy tờ; kết nối phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc; hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với hệ thống tổng hp báo cáo của Trung tâm điều hành Đô thị thông minh của tỉnh.

- Sử dụng hệ thống giao ban trực tuyến nhằm trao đổi, làm việc trên môi trường mạng với các đối tác, địa phương trong và ngoài tỉnh, nước ngoài. Qua đó đảm bảo duy trì các hoạt động đối ngoại trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp

2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Đầu tư triển khai hệ thống một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC đáp ứng đầy đủ tiêu chí, yêu cầu của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

- Cng dịch vụ hành chính công tỉnh có tổng số 1.947 dịch vụ công trực tuyến. Trong đó có: 418 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (chiếm tỷ lệ 21.47%); 266 dịch vụ công trực tuyến mức độ A (chiếm tỷ lệ 13,66%), tỷ lệ cung cấp DVCTT mức độ 3,4 đạt 35,13%. Đã kết nối, đồng bộ trạng thái hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính để theo dõi tình hình, kết quả giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn giữa Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Cổng, Trang thông tin điện tử cơ quan hành chính nhà nước gồm: 01 Cổng Thông tin địa tử tỉnh với tên miền http://hagiang.gov.vn; 21/21 Trang thông tin điện tử thành phần của các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; 11/11 trang thông tin điện tử thành phần của các huyện, thành phố; 193/193 trang thông tin điện tử thành phần của các xã, phường, thị trấn; đáp ứng các nội dung cơ bản được quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

- Mạng lưới các cơ sở giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, điện lực đã được đầu tư, đẩy mạnh ng dụng công nghệ thông tin từ tỉnh đến xã và tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng và hiện nay đã có nhiều mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực này đi vào hoạt động có hiệu quả. Một số ngành đã chủ động xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT trong toàn hệ thống chính trị của tỉnh với có 287 công chức, viên chức hưởng chế độ chính sách đặc thù CNTT. Trong đó: Cấp tỉnh: 84 công chức viên chức (đạt 100% các cơ quan, đơn vị có phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ CNTT); cấp huyện: 70 công chức, viên chức (đạt 100% các cơ quan, đơn vị); cấp xã: 133 công chức (đạt 68.2% số xã).

- Hàng năm tỉnh Hà Giang đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng về an toàn, an ninh thông tin, cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách CNTT tại các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã phường, thị trấn.

VII. AN TOÀN THÔNG TIN

- Thành lập Tổ ứng cứu sự cố máy tính tỉnh Hà Giang, ban hành Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên phối hợp các cơ quan, đơn vị xử lý tình huống mất an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn, chưa phát hiện các sự cố lây nhiễm mã độc lớn gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng trên địa bàn tỉnh.

- Giám sát, bảo vệ các hệ thống thông tin của tỉnh: 100% các máy chủ thuộc hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh đã được cài đặt, cấu hình tường lửa, phần mềm diệt virus, cài đặt hệ thống giám sát an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai.

- Trong năm 2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin (SOC) của tỉnh nhằm kết nối với hệ thống giám sát an toàn quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Hoàn thành mô hình an toàn thông tin 04 lớp theo quy định.

+ Lớp 1 - Lực lượng tại chỗ: Đã thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Hà Giang theo quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 04/10/2018 của UBND tỉnh Hà Giang. Trong đó, đồng chí Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông là đội trưởng, chỉ đạo và điều hành công tác an toàn, an ninh mạng; cán bộ chuyên trách/phụ trách CNTT các cơ quan là thành viên. Đồng thời đã đăng ký tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia do Trung tâm VNCERT, Cục an toàn thông tin làm điều phối.

+ Lớp 2 - Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp: Năm 2020, Hà Giang đã lựa chọn Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Viettel là đơn vị cung cấp giải pháp phòng chống mã độc và giám sát an toàn thông cho các hệ thống thông tin dùng chung trong Trung tâm dữ liệu đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông.

+ Lớp 3 - Tổ chức hoặc độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ: Hà Giang thường xuyên phối hợp với Cục An toàn thông tin, Viettel để đánh giá một số hạng mục về an toàn thông tin

+ Lớp 4 - Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia: Đã kết nối chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia của Cục an toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đã đăng ký với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia các địa chỉ IP public của các cơ quan, tổ chức nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành kế hoạch triển khai cấp độ an toàn thông tin cho 06 hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

- Thường xuyên triển khai các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An toàn thông tin, VNCERT vviệc cảnh báo, xử lý các loại virus, mã độc tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh như mã độc mã hóa dữ liệu, mã độc đào tiền ảo, các loại máy tính, thiết bị mạng, sản phẩm bị gắn kèm mã độc, các lỗ hổng bảo mật.... Hàng năng, ban hành công văn cảnh báo và hướng dẫn đảm bảo An toàn thông tin các dịp lễ, tết. Cảnh báo lộ lọt tài khoản thư điện tử, thông tin cá nhân...

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí CNTT giai đoạn 2016 - 2020: 60.214 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí ứng dụng CNTT và CCHC tỉnh Hà Giang; kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia.

(Phụ lục I. Biểu kinh phí ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 kèm theo)

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0.

- Kế hoạch số 552-KH/TU ngày 05/03/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2020 sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý;

- Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 05/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 30/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang 2.0.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

- Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ nhằm kết nối các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, đảm bảo internet băng thông rộng chất lượng cao diện rộng toàn tỉnh; hoàn thành các hệ thống nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, triển khai các giải pháp kết nối với các hệ thống thông tin, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia của các Bộ, ngành, địa phương. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh. Triển khai có hiệu quả Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang.

- Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau, ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.

- Tiếp tục nâng cao chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (ICT Index) của tỉnh lên mức khá so với các tỉnh/thành trên toàn quốc.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- Cổng dịch vụ công, phần mềm một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông của tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia và các hệ thống thông tin của tỉnh; 85% dịch vụ công trực tuyến cung cấp mức độ 3, 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

- 100% các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- 100% cán bộ công chức tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyn.

- 100% các sự kiện chính trị của tỉnh được truyền thông số, tạo sự đồng thuận trong xã hội, giữ vũng ổn định chính trị-xã hội.

- 30% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên môi trường mạng.

2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế

- Phấn đấu Kinh tế số chiếm 10% GDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

- 70% thông tin về doanh nghiệp, người dân được chia sẻ, kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.

3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

- Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.

- Triển khai các hệ thống đô thị thông minh: Trung tâm giám sát, điều hành thông minh; Hệ thống giám sát phản ánh hiện trường; dịch vụ cảnh báo đô thị thông minh; Hệ thống nền tảng kết nối Camera giám sát; du lịch, y tế, nông nghiệp thông.

4. An toàn, an ninh mạng

- 100% máy chủ, thiết bị hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được giám sát, đảm bảo an toàn thông tin, kết nối với Trung tâm giám sát an toàn thông tin quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành

- 100% trở lên máy tính cán bộ công chức viên chức trên địa bàn tỉnh được cài đặt phần mềm phòng chống, mã độc trên địa bàn tỉnh;

- 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin theo quy định.

IV. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Trình Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ số trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Trình Ban thường vụ Tỉnh Ủy ban hành Chỉ thị về việc chuyển đổi số trong hệ thống chính trị tỉnh Hà Giang.

- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh

- Thường xuyên rà soát, cập nhật Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang.

- Ban hành quy định đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước; Đưa nội dung đảm bảo an toàn thông tin vào quy chế, quy định quản lý vận hành và sử dụng các hệ thống thông tin.

- Ban hành quy định việc ứng dụng chữ ký số, văn bản điện tử gắn với hoạt động cải cách hành chính trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Chỉ đạo và khuyến khích các doanh nghiệp triển khai cáp quang tới 100% các xã, phường, thị trấn. Cung cấp và nâng cao chất lượng đường truyền Internet đến 100% các cơ quan trong hệ thống chính trị; tăng tỷ lệ phủ sóng thông tin di động, đặc biệt là sóng di động 4G, 5G trên địa bàn tỉnh; Triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, thay thế, đồng bộ máy tính mạng nội bộ (LAN) của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, duy trì có hiệu quả việc kết hợp giữa mạng Truyền số liệu chuyên dùng và mạng internet, đảm bảo hạ tầng triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh.

- Đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hp dữ liệu của tỉnh, thực hiện quy hoạch, tích hợp các hệ thống hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển Chính quyền điện tử.

- Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang bị phục vụ giám sát, điều hành đô thị thông minh và giám sát an toàn an ninh mạng.

3. Phát triển hệ thống nền tảng

- Tập trung nguồn lực triển khai có hiệu quả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia được triển khai từ Trung ương đến địa phương, kết nối chia sẻ, chuẩn hóa dữ liệu với các hệ thống thông tin của tỉnh.

- Đầu tư hoàn thiện nền tảng chia sẻ tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh. Trong đó, ưu tiên triển khai hệ thống thông tin dùng chung.

- Triển khai kết nối hệ thống thông tin của Tổng công ty bưu chính Việt Nam nhằm triển khai có hiệu quả việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin về trang thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với hệ thống đánh giá, thu thập thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành.

- Thực hiện kết nối các hệ thống thông tin của tỉnh với nền tảng thanh toán quốc gia PayGov do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành.

- Thực hiện duy trì, nâng cấp hệ thống giao ban trực tuyến trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thống nhất, phù hợp hầu hết các thiết bị di động.

4. Phát triển dữ liệu

- Triển khai hệ thống có sở dữ liệu dữ liệu dùng chung nhằm quản lý các thông tin, dữ liệu dùng chung của tỉnh, cấp quyền truy cập, khai thác dữ liệu giữa các ngành, huyện, thành phố của tỉnh.

- Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với hệ thống báo cáo của văn phòng chính phủ.

- Xây dựng một số cơ sở dữ liệu nhằm chuẩn hóa, chuyển đổi, tích hợp với hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh để chia sẻ phục vụ các hoạt động của cơ quan nhà nước tuân thủ quy định của pháp luật trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng dữ liệu dùng chung của tỉnh như: CSDL cán bộ công chức; CSDL xác thực người dùng; CSDL ngành Thông tin và Truyền thông; CSDL Quy hoạch xây dựng.

- CSDL cung cấp thông tin đất đai: Chuẩn hóa, chuyển đổi 60% CSDL thửa đất của thành phố và các huyện trên địa bàn tỉnh; Chuấn hóa CSDL ngành Giao thông vận tải; CSDL khu kinh tế, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

- Tiếp tục duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc; kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin và phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc.

- Tái thiết lập, sử dụng hệ thống giao ban trực tuyến toàn tỉnh, đảm bảo linh hoạt, phục vụ họp mọi lúc, mọi nơi, an toàn và bảo mật thông tin.

- Thực hiện nâng cấp hệ thống thư điện tử tỉnh Hà Giang kết nối với các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, đăng nhập một lần, thiết lập các lớp bảo mật, bổ sung các cơ chế cảnh báo, xử lý triệt để vấn đề thư rác và phát mã độc qua thư điện tử công vụ của tỉnh.

- Triển khai đăng ký, cấp, tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan hành chính nhà nước; Xây dng triển khai và nhân rộng mô hình chuyển đổi số, hướng tới chính quyền điện tử;

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh thành Cổng giao tiếp tích hợp, kết hợp với Cổng dịch vụ công trực tuyến để thống nhất điểm truy cập, tương tác và cung cấp thông tin, dịch vụ công trục tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Bổ sung chức năng, tính năng kỹ thuật Trang thông tin điện tử thành phần, thiết lập các kênh thông tin tiếp nhận ý kiến hỏi đáp trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Hoàn thiện tích hợp hệ thống một cửa điện tử liên thông với hệ thống thông tin dùng chung; Chia sẻ tích hợp với hệ thống thông tin của Trung ương và địa phương nhằm hạn chế việc người dân phải gửi các giấy tờ có liên quan đến hồ sơ do cơ quan nhà nước ban hành, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.

- Xây dựng tổng đài dịch vụ công nhằm hướng dẫn, giải đáp ý kiến thắc mắc của các tổ chức, người dân khi giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư hệ thống giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Hà Giang với dịch vụ, tiện ích như: giám sát điều hành giao thông và an ninh trật tự; giám sát thông tin trên môi trường mạng; Giám sát an toàn thông tin; Y tế, Du lịch, Giáo dục thông minh; quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, cảnh báo môi trường và hệ thống dịch vụ công trên địa bàn tỉnh.

6. Đảm bảo an toàn thông tin

- Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các kế hoạch, quy hoạch, quy định về đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động cơ quan, tổ chức;

- Hoàn thiện triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp; triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) và kết nối với Trung tâm giám sát an ninh mạng quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.

- Triển khai các giải pháp an toàn bảo mật thông tin, tích hợp chữ ký số chuyên dùng vào hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh như: Cổng/Trang thông tin điện tử; Một cửa điện tử; Thư điện tử; phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc...

- Triển khai giải pháp an toàn bảo mật thông tin đồng bộ trên nền tảng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; Xây dựng bảo mật mã xác thực truy nhập bng OTP (One Time Password) trên hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

- Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng;

- Triển khai phần mềm phòng chống mã độc cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng Trung tâm giám sát an toàn thông tin nhằm kịp thời tiếp nhận, xử lý, ứng cứu sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá ATTT theo quy định của pháp luật; Tổ chức đào tạo hoặc cử cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin tham gia các khóa đào tạo quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về ATTT cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, các tổ chức nhà nước và người dùng Internet trên địa bàn;

- Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm ATTT mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về ATTT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;

7. Phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển Cổng đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến nhằm tạo môi trường học tập, đào tạo, thi, hội nghị, hội thảo trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao trình độ quản trị, vận hành và đảm bảo an toàn thông tin cho bộ phận chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao kỹ năng khai thác, ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức cấp huyện, xã phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, hình thành công dân điện tử.

- Phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia mạng học tập mở. Thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hoá số trong cộng đồng.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Người đứng đầu các cơ quan trong hệ thống chính trị chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyn đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông số nhằm tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền cảm hứng, chuyển đổi nhận thức trong toàn xã hội về chuyển đổi số.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động lựa chọn một xã/phường để triển khai thử nghiệm việc chuyn đổi số.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Thử nghiệm sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số một cách có kiểm soát, xác định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm, để khuyến khích đổi mới, sáng tạo;

- Phối hợp doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

Nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số vào triển khai Chính phủ điện tử/Chính phủ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối,...

Áp dụng công nghệ mới nhất về truyền thông xã hội (Social), truyền thông số; cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên thiết bị di động, hướng đến chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và cung cấp trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất cho người dùng.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

- Sử dụng nguồn ngân sách trung ương được đầu tư triển khai hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng CNTT thông qua các dự án trọng điểm quốc gia và theo ngành dọc.

- Cân đối bố trí ngân sách của tỉnh cho các Chương trình, Kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT trọng tâm, trọng điểm đã được phê duyệt.

- Ưu tiên bố trí kinh phí thường xuyên của các cơ quan đơn vị để đầu tư máy tính, nâng cấp mạng nội bộ, triển khai ứng dụng nội bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Tập đoàn viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh thu hút hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là các Cục, vụ, học viện, các trường đại học, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.

- Lồng ghép các nội dung về liên kết, thu hút hợp tác, đầu tư về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và các nội dung làm việc với các đối tác nước ngoài cũng như các hoạt động đối ngoại nói chung. Qua đó đẩy mạnh thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ góp phần phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất công nghệ thông tin của mình.

- Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với một số tỉnh/thành phố về cơ chế, chính sách phát triển mô hình chính quyền điện tử. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.

VI. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021 - 2025: 282.110 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn ngân sách Trung ương; Nguồn ngân sách tỉnh; Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

(Phụ lục II. Chi tiết dự án nhiệm vụ, phân kỳ đầu tư và kinh phí kèm theo)

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Tỉnh ủy

Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai tích hợp chung hệ thống phần mềm Quản lý điều hành thông minh của cơ quan Đảng và cơ quan Chính quyền theo Kế hoạch này, đảm bảo tính liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, chuyển đổi số đồng bộ, khắc phục việc gián đoạn thông tin như hiện nay.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tham mưu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Tăng cường quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và theo dõi thực hiện Kế hoạch này; Chịu trách nhiệm cập nhật và điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ.

- Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo chính quyền điện tử của tỉnh và Ban chỉ đạo chính quyền điện tử các huyện, thành phố trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số hàng năm phù hợp với Kế hoạch này.

- Hướng dẫn, thẩm định, giám sát và hỗ trợ các đơn vị triển khai đầu tư ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh.

- Theo dõi hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Nội vụ

- Hàng năm, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho giải pháp sắp xếp, bố trí chuyên trách CNTT trong cơ quan Nhà nước theo quy định; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công nghệ thông tin theo hướng tập trung nguồn lực, hoạt động hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ lồng ghép tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào bộ chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin và cải cách hành chính hàng năm đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch ứng dụng CNTT này.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư phát triển cho các dự án, chương trình ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trọng tâm, trọng điểm nêu tại Kế hoạch này.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Ưu tiên kinh phí triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

7. Sở Công thương

Chủ trì xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng các chương trình đào tạo bổ sung, đào tạo kỹ năng lao động mới cho người lao động, phục vụ chuyển đổi số.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách và tăng cường tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc dạy và học tại các trường học trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các cán bộ giáo viên ứng dụng CNTT để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, tăng cường thiết kế bài giảng điện tử, bài tập điện tử để học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá, tự học tại nhà.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phòng máy tính kết nối internet phục vụ việc học và nhu cầu thực hành, tra cứu thông tin của giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên ở hầu hết các cấp học.

10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang

Bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu thực hiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh được tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi.

11. Các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố

- Người đứng đầu cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan mình; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số đảm bảo đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Tăng cường quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ tư, nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.

- Chủ trì xây dựng và triển khai chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh; Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số hàng năm phù hợp với mục tiêu và nội dung của kế hoạch này.

- Tổ chức xây dựng và triển khai các dịch vụ công trực tuyến ở mức 3, 4 thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình, thúc đẩy cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

12. Các doanh nghiệp viễn thông

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông 4G, hướng đến phát triển mạng viễn thông 5G, thực hiện kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển theo cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà nền tảng là công nghệ số.

- Tham gia là nòng cốt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo mục tiêu trong Kế hoạch này.

- Chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung các sở, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Chánh VP, các PCVP UBND tỉnh;
- UBND các huyện/thành phố;
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- VNPTiOffice;
- Lưu VT, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Đức Quý

 

PHỤ LỤC I

BIỂU KINH PHÍ CNTT GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện

1

Triển khai trang thông tin điện tử xã

Hoàn thành 100% xã có Trang thông tin điện tử

5.501

Quản lý CNTT và CCHC

2016-2019

2

Thuê phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc

Hoàn thành 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước gửi nhận liên thông văn bản điện tử có ứng dụng chữ ký số thống nhất toàn tỉnh

3.042

Quản lý CNTT và CCHC

2016-2019

3

Mở rộng hệ thống giao ban trực tuyến

Hoàn thành 22 điểm cầu trực tuyến cấp tỉnh/huyện, phục vụ họp trực tuyến liên thông 4 cấp trên địa bàn tỉnh

9.443

Quản lý CNTT và CCHC

2016-2019

4

Triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông xã

Hoàn thành 100% xã có một cửa điện tử liên thông trên địa bàn tỉnh

8.037

Quản lý CNTT và CCHC

2016-2020

5

Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hà Giang

Nhằm kết nối Cổng dịch vụ công trực tuyến với hệ thống một cửa điện tử thống nhất toàn tỉnh

1.900

Quản lý CNTT và CCHC

2019

6

Xây dụng kiến trúc chính quyền điện tử 1.0

Tạo cơ sở pháp lý đầu tư, phát triển ứng dụng CNTT toàn tỉnh

492

Quản lý CNTT và CCHC

2018-2019

7

Tập huấn kỹ năng CNTT cho CBCCVC

Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho CBCCVC trên địa bàn tỉnh

740

Quản lý CNTT và CCHC

2016-2020

8

Đào tạo quản trị hệ thống CNTT, ATTT

Nâng cao kỹ năng vận hành CNTT cho cán bộ chuyên trách CNTT của tỉnh

420

Quản lý CNTT và CCHC

2016-2020

9

Nâng cấp bổ sung hạ tầng Trung tâm THDL của tỉnh

Đảm bảo hạ tng kỹ thuật duy trì vận hành hệ thống thông tin của tỉnh

2.999

Quản lý CNTT và CCHC

2016-2017

10

Triển khai tích hợp chữ ký số

Đảm bảo mục tiêu gửi nhận văn bản có ứng dụng chữ ký số giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh

1.000

Quản lý CNTT và CCHC

2016

11

Trung tâm tích hợp dữ liệu cơ quan Đảng

Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật duy trì vận hành hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng

9.397

Quản lý CNTT và CCHC

2018-2019

12

Sửa chữa trường bắn ảo BCH quân sự tỉnh

Thực hiện mục tiêu huấn luyện của BCHQS tỉnh

1.000

Quản lý CNTT và CCHC

2018

13

Hệ thng mạng LAN và Cổng TTĐT S KHĐT

Đảm bảo hạ tầng thông tin cho hoạt động Sở KHĐT

1.000

Quản lý CNTT và CCHC

2018

14

Thiết bị hạ tầng CNTT cập nhật vận hành CSDL địa chính

Xây dựng cơ sở hạ tầng vận hành CSDL địa chính

500

Quản lý CNTT và CCHC

2018

15

Phần mềm quản lý y tế xã phường liên thông

Đảm bảo kết nối các hệ thống y tế xã phường trên địa bàn tỉnh

795

Quản lý CNTT và CCHC

2018

16

Phần mềm theo dõi nhiệm vụ chủ tịch giao

Thực hiện theo dõi, đánh giá nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao

1.348

Quản lý CNTT và CCHC

2018

17

Triển khai tích hợp phần mềm liên thông văn bản tại Trung tâm HCC

Tin học hóa việc liên thông văn bản giữa Trung tâm HCC của tỉnh và các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh

1.000

Quản lý CNTT và CCHC

2018

18

Lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh tại BCHQS tỉnh

Thực hiện giám sát kho đạn BCHQS tỉnh

1.000

Quản lý CNTT và CCHC

2019

19

Thuê mạng TSLCD

Kết nối hình thành mạng chuyên dùng với quy mô toàn tỉnh, với 225 điểm kết nối

1.500

Quản lý CNTT và CCHC

2020

20

Phòng chống mã độc và giám sát ATTT

Giám sát an toàn thông tin trên Trung tâm tích hợp dữ liệu và phòng chống mã độc trên địa bàn tỉnh

1.500

Quản lý CNTT và CCHC

2020

21

Nâng cấp trang TTĐT thành phân mô hình tập trung, phân tán

Hình thành mô hình truyền thông theo hướng vừa tập trung, vừa phân tán trên địa bàn tỉnh

3.000

Quản lý CNTT và CCHC

2020

22

Phần mềm quản lý thông tin đối ngoại

Quản lý thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh

1.500

Quản lý CNTT và CCHC

2020

23

Chuẩn hóa dịch vụ công trực tuyến

Thực hiện việc tạo mẫu Eform và thanh toán trực tuyến đối với các TTHC mức độ 4 trên địa bàn tỉnh

2.000

CTMT quốc gia về CNTT

2019-2020

24

Số hóa và chuẩn hóa dữ liệu

Số hóa chuẩn hóa dữ liệu quản lý văn bản

1.100

CTMT quốc gia về CNTT

2019-2020

25

Nâng cấp, bổ sung hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh năm 2020

Bổ sung hạ tầng mạng, bảo mật và máy chủ cho Trung tâm tích hợp dữ liệu

6.500

Quản lý CNTT và CCHC

2020

26

Đầu tư thiết bị kết nối, triển khai mở rộng mạng diện rộng (WAN) đến mạng nội bộ (LAN) của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh

Bổ sung máy tính, trang thiết bị cơ sở vật chất cho Bộ phận tiếp nhận và giải quyết TTHC các cấp

12.500

Quản lý CNTT và CCHC

2020

 

Tổng kinh phí

79.214

 

 

 

PHỤ LỤC II

CHI TIẾT NHIỆM VỤ, DỰ ÁN CNTT, KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Phân kỳ đầu tư và lộ trình

Tổng kinh phí

Đơn vị thực hiện

2021

2022

2023

2024

2025

A

Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

16.040

23.910

15.300

19.400

15.900

90.550

 

I

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

1

Thuê dịch vụ mạng truyền số liệu chuyên dùng

2.200

2.200

2.200

2.200

2.200

11.000

Sở Thông tin và Truyền thông

II

Phát triển hệ thống nền tảng

 

 

 

 

 

 

 

1

Đầu tư nền tảng trục chia sẻ LGSP; kết nối với NGSP

2.740

2.960

2.000

2.500

2.000

12.200

Sở Thông tin và Truyền thông

2

Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (nâng tỷ lệ 80% dịch vụ công mức 4 năm 2025; nền tảng thanh toán điện tử; tích hợp với các hệ thống thông tin của tỉnh...)

1.800

2.000

2.200

2.000

2.000

10.000

Văn phòng UBND tỉnh

3

Duy trì nâng cấp, chuẩn hóa hệ thống giao ban trực tuyến

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

Sở Thông tin và Truyền thông

4

Quản lý và cập nhật kiến trúc chính quyền điện tử

 

500

500

500

500

2.000

Sở Thông tin và Truyền thông

III

Phát triển dữ liệu

 

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cp CSDL quản lý và đánh giá năng lực cán bộ CCVC

 

 

1.500

2.000

 

3.500

Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh

2

Xây dựng CSDL về giá tỉnh Hà Giang

1.800

 

 

 

 

1.800

Sở Tài chính

3

Xây dựng CSDL xác thực người dùng thống nhất

2.000

3.000

 

 

 

5.000

Sở Thông tin và Truyền thông

IV

Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

1

Duy trì và nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc;

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

Văn phòng UBND tỉnh

2

Thực hiện kết nối phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh

 

 

 

 

1.000

1.000

Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh

3

Nâng cấp Cổng TTĐT thành Cổng giao tiếp tích hợp (với LGSP, Một cửa, dịch vụ công, Quản lý văn bản)

 

2.500

2.500

2.500

2.500

10.000

Văn phòng UBND tỉnh

4

Nâng cấp phần mềm chấm điểm chỉ số CCHC, tích hợp LGSP

 

 

 

 

1.000

1.000

Ban Tổ chức - Nội vụ

5

Công chứng, chứng thực điện tử

500

550

 

 

 

1.050

Sở Tư pháp

6

Cổng tích hợp dữ liệu khám, chữa bệnh ngành y tế

 

800

 

 

 

800

Sở Y tế

7

Triển khai phần mềm quản lý lao động - việc làm tỉnh Hà Giang

700

2.000

 

 

 

2.700

Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội

8

Xây dựng dịch vụ giám sát quảng cáo điện tử

 

3.000

 

 

 

3.000

Sở Thông tin và Truyền thông

9

Tích hợp chuẩn hóa dữ liệu tài nguyên và môi trường

 

 

 

3.000

 

3.000

Sở Tài nguyên và Môi trường

10

Đầu tư thiết bị phục vụ giao ban trực tuyến đồng cấp Trung Quốc

600

 

 

 

 

600

Sở Ngoại vụ

11

Tuyên truyền, hướng dẫn về an toàn thông tin

200

200

200

200

200

1.000

Sở Thông tin và Truyền thông

VI

Nguồn nhân lực CNTT

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo kỹ sử dụng CNTT cho CBCCVC

250

500

500

500

500

2.250

Sở Thông tin và Truyền thông

2

Đào tạo quản trị, vận hành và an toàn thông tin chuyên trách CNTT

250

500

500

500

500

2.250

Sở Thông tin và Truyền thông

3

Hội nghị, hội thảo về CNTT

 

200

200

500

500

1.400

Sở Thông tin và Truyền thông

B

Chuyển đổi số

6.960

21.300

26.500

26.500

26.300

107.560

 

1

Triển khai kế hoạch chuyển đổi IPv6

 

500

500

500

500

2.000

 

2

Phần mềm phòng chống mã độc và giám sát ATTT

500

1.000

1.000

2.000

2.000

6.500

Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố

3

Đầu tư và duy trì Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC)

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

Sở Thông tin và Truyền thông

4

Kiểm tra, giám sát và đánh giá an toàn thông tin mô hình 4 lớp

 

500

1.000

2.000

2.000

5.500

Sở Thông tin và Truyền thông

5

Tổ chức diễn tập, ứng cứu sự cố an toàn thông tin

500

300

500

500

500

2.300

Sở Thông tin và Truyền thông

6

Mua sắm bản quyền các phần mềm an toàn thông tin trên hạ tầng TTTHDL của tỉnh

 

1.000

2.000

2.000

2.000

7.000

Sở Thông tin và Truyền thông

7

Đầu tư hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ 3 (06 hệ thống dùng chung: Mail, Trực tuyến; Dịch vụ công; Một cửa; Trang/Cổng TTĐT)

 

1.000

2.000

2.000

2.000

7.000

Sở Thông tin và Truyền thông

8

Chuẩn hóa, tạo lập dữ liệu, chuyển đổi số (10 đơn vị: 2 xã, 3 huyện, 5 Sở ngành)

1.200

5.000

5.000

5.000

5.000

21.200

Sở, ngành, UBND các huyện

9

Xây dựng CSDL quy hoạch đất đai, tài nguyên và Môi trường; Nông lâm nghiệp; Văn hóa, Du lịch, giao thông vận tải; Khu kinh tế, khu công nghiệp... công khai trên Cổng giao tiếp tích hợp của tỉnh

 

3.500

4.000

5.000

5.000

17.500

Các Sở, ngành của tỉnh

10

Xây dựng CSDL chuyên ngành Giáo dục, Y tế, Lao động, Việc làm, Thông tin và Truyền thông...

 

2.000

2.000

2.000

2.000

8.000

Các Sở, ngành của tỉnh

11

Cổng dữ liệu thông tin dùng chung

3.000

2.000

1.000

1.000

1.000

8.000

Sở Thông tin và Truyền thông

12

Phần mềm quản lý An toàn vệ sinh thực phm tích hợp trên phần mềm quản lý Y tế xã phường liên thông

760

 

 

 

 

760

Sở Y tế

13

Triển khai hệ thống truyền thông số và giám sát thông tin truyền thông, báo chí

 

2.000

2.000

2.000

2.000

8.000

Sở Thông tin và Truyền thông

14

Chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu chuyên ngành

 

1.500

1.500

1.500

1.300

5.800

Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị

15

Nâng cấp, chuẩn hóa dữ liệu thư điện tử công vụ

 

 

3.000

 

 

3.000

Sở Thông tin và Truyền thông

C

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

27.000

13.000

13.000

16.000

15.000

84.000

 

1

Thí điểm phát triển ứng dụng Đô thị thông minh trong lĩnh vực Nông nghiệp, du lịch, Y tế, Giáo dục

 

5.000

5.000

5.000

5.000

20.000

Các sở, ngành của tỉnh

2

Phần mềm tích hợp điều khiển dùng chung và Cổng thông tin nguồn

 

 

 

3.000

2.000

5.000

Sở Thông tin và Truyền thông

3

Chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn

2.000

 

 

 

 

2.000

Sở Tài nguyên và Môi trường

4

Đô thị thông minh thành phố Hà Giang (Hệ thống giám sát phản ánh hiện trường; dịch vụ cảnh báo đô thị thông minh; Hệ thống nền tảng kết nối Camera giám sát)

 

3.000

3.000

3.000

3.000

12.000

Sở Thông tin và Truyền thông

5

Xây dựng hệ thống Đô thị thông minh (Bổ sung nguồn sự nghiệp thực hiện 21/NQ-HĐND)

25.000

5.000

5.000

5.000

5.000

45.000

Sở Thông tin và Truyền thông

 

Tổng

50.000

58.210

54.800

61.900

57.200

282.110

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 276/KH-UBND ngày 31/12/2020 về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.575

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.255.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!