Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 236/KH-UBND 2020 lập hồ sơ sức khỏe điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 2025

Số hiệu: 236/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Phạm Đăng Quyền
Ngày ban hành: 09/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 236/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

LẬP HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Thực hiện Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử; trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế Thanh Hóa và ý kiến của các sở, ngành có liên quan, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế về triển khai HSSKĐT toàn dân.

2. Yêu cầu

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử tại tỉnh, đảm bảo quản lý đầy đủ các thông tin theo quy định tại quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp các giao diện tương tác với Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyên gia y tế và người dân.

- Thu thập trực tiếp thông tin sức khỏe của người dân hoặc thu thập từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe điện tử thông qua các tiêu chuẩn của ngành y tế và các quy định có liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho toàn dân, bảo đảm mỗi người dân trong tỉnh có một hồ sơ sức khỏe điện tử, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân tại tỉnh và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến hết năm 2021, lập HSSKĐT cho trên 30% người dân toàn tỉnh và HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên.

- Đến hết năm 2022, lập HSSKĐT cho trên 80% người dân toàn tỉnh HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên.

- Đến hết năm 2023, lập HSSKĐT cho trên 95% người dân toàn tỉnh HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên.

- Đến 2025, phấn đấu toàn bộ người dân trong tỉnh có HSSKĐT, HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên và được kết nối với tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thuê phần mềm HSSKĐT và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin

1.1. Thuê phần mềm HSSKĐT

a) Yêu cầu:

Phần mềm hồ sức khỏe của nhà cung cấp đáp ứng các quy định về thiết kế và chức năng cụ thể theo Quyết định số 5349/QĐ-BYT .

Các nhóm chức năng của phần mềm: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe; quản lý hành chính; quản lý hạ tầng thông tin.

Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại mục 2, Chương II của Luật An toàn thông tin mạng.

Yêu cầu phần mềm quản lý HSSKĐT có giải pháp kỹ thuật kết nối liên thông được với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Sử dụng mã định danh y tế: Sử dụng mã số bảo hiểm xã hội làm mã định danh y tế theo Quyết định 2153/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Bộ Y tế ban hành quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế.

Quản lý thông tin, dữ liệu: Thông tin, dữ liệu hình thành khi triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử là tài sản thuộc sở hữu của cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Y tế, Sở Y tế). Nhà cung cấp dịch vụ hoặc đơn vị phát triển phần mềm có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ các thông tin, dữ liệu, mã nguồn của phần mềm hồ sơ sức khỏe và các công cụ cần thiết khi kết thúc hợp đồng để bảo đảm Bộ Y tế hoặc Sở Y tế vẫn có thể khai thác sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử kể cả trong trường hợp thay đổi nhà cung cấp dịch vụ.

b) Hoạt động:

Nhà cung cấp xây dựng và triển khai cài đặt, thiết lập công cụ kết nối dữ liệu giữa các phần mềm y tế hiện tại với phần mềm HSSKĐT tại 673 cơ sở y tế. Dự toán 87 cơ sở gồm Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các cơ sở y tế tham gia KCBBHYT không dùng phần mềm VNPT HIS. Nếu chọn nhà cung cấp khác chi phí cho hơn 600 cơ sở y tế (ước tính: 600 cơ sở x 20 triệu =12 tỷ).

c) Thời gian thực hiện: năm 2021

1.2. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

a) Hoạt động:

Mua máy đọc mã vạch 2 chiều cho các Trạm Y tế: 559 máy.

Nâng cấp các phần mềm đang sử dụng để liên thông, kết nối dữ liệu với cổng dữ liệu của HSSKĐT tỉnh.

b) Thời gian thực hiện: năm 2021

2. Xây dựng và triển khai cài đặt, thiết lập công cụ kết nối dữ liệu các phần mềm KCB với phần mềm HSKSĐT

a) Hoạt động:

Tại mỗi cơ sở khám chữa bệnh: Nhà cung cấp thực hiện xây dựng và triển khai cài đặt, thiết lập công cụ kết nối dữ liệu các phần mềm khám chữa bệnh của các cơ sở y tế hiện có với phần mềm HSSKĐT.

b) Thời gian thực hiện: năm 2021

3. Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ y tế sử dụng phần mềm HSSKĐT

a) Hoạt động:

Tập huấn hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm, hướng dẫn thực hiện Quyết định 831/QĐ-BYT và nhập HSSKĐT vào phần mềm 27 huyện/thị/thành phố và các đơn vị tuyến tỉnh.

b) Thời gian thực hiện: năm 2021

4. Tạo lập HSSKĐT cho người dân trên địa bàn

4.1. Thông tin về hồ sơ sức khỏe cá nhân

Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo mẫu tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm 4 phần: Thông tin hành chính; Nhóm thông tin tiền sử và các yếu tố liên quan đến sức khỏe; Tiêm chủng; Khám lâm sàng và cận lâm sàng (có phụ lục I kèm theo).

Thông tin hành chính: Tiếp nhận các thông tin sẵn có từ cơ sở dữ liệu dân cư của tỉnh Thanh Hóa mà Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Các thông tin còn lại: được cập nhật một phần từ cơ sở dữ liệu của các cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trong tỉnh. Tổ chức khám sức khỏe và nhập liệu để hoàn thiện thông tin theo quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT .

4.2. Thực hiện khám sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh

a) Hoạt động:

Khám sức khỏe, khám sàng lọc phát hiện các bệnh không lây nhiễm cho người dân để cập nhật thông tin liên quan đến sức khỏe vào HSSKĐT theo 3 phương thức sau:

- Khám tại Trạm Y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi không đi học ở trường mầm non; Người cao tuổi, hưu trí; Người dân lao động tự do và các đối tượng khác.

- Khám tại các trường học cho trẻ em học trường mầm non; Học sinh, sinh viên.

- Khám tại các cơ quan đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng BHXH tại các cơ sở bảo trợ của tỉnh.

Những trường hợp đã khám sức khỏe trong vòng một năm thì không cần khám lại, chỉ cập nhật kết quả khám vào HSSKĐT để quản lý tại các Trạm Y tế (nếu kết quả khám sức khỏe định kỳ thiếu dữ liệu quản lý sẽ khám bổ sung). Trường hợp khi khám phát hiện có bệnh thì được tư vấn, điều trị tại Trạm Y tế hoặc chuyển tuyến theo quy định.

Cán bộ khám sức khỏe, khám sàng lọc điền các thông tin vào sổ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017.

In sổ quản lý sức khỏe cá nhân theo mẫu của Bộ Y tế và khám sức khỏe cho người dân:

+ Năm 2021: triển khai tối thiểu 30% dân số tỉnh

+ Năm 2022: triển khai thêm 50% dân số tỉnh

+ Năm 2023: triển khai thêm 15% dân số tỉnh

Các năm tiếp theo các cơ sở y tế tiếp tục khám sức khỏe cho số người dân còn lại trong tỉnh.

b) Thời gian thực hiện: năm 2021-2025

5. Tổ chức cập nhật thông tin trên phần mềm HSSKĐT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

a) Hoạt động:

Sử dụng phần mềm HSSKĐT và các công cụ đã được đơn vị cung cấp xây dựng cập nhật, bổ sung các thông tin y tế có sẵn đang được quản lý tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện/thành phố gồm cả tuyến tỉnh, huyện, xã. Các thông tin bổ sung gồm: Tiêm chủng mở rộng; phòng, chống suy dinh dưỡng; khám và quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên; khám và quản lý sức khỏe người cao tuổi; khám và quản lý các bệnh không lây nhiễm, thai nghén...vào HSSKĐT.

Trên cơ sở thông tin từ HSSKĐT, cán bộ nhập liệu sẽ nhập dữ liệu vào phần mềm HSSKĐT và cập nhật dữ liệu theo yêu cầu. Thông tin về sức khỏe cũng được cập nhật thường xuyên vào các lần khám chữa bệnh tiếp theo của người dân.

b) Thời gian thực hiện: từ năm 2021

6. Khai thác thông tin sức khỏe trên phần mềm HSSKĐT

a) Hoạt động:

Tài khoản phần mềm được cung cấp cho cơ sở y tế và người dân thông qua cả cổng dữ liệu và ứng dụng trên điện thoại di động.

Người dân được cấp tài khoản cá nhân và có thể theo dõi tình hình sức khỏe; cán bộ y tế trực tiếp điều trị cho bệnh nhân có thể xem được quá trình điều trị của bệnh nhân khi được cho phép.

Cán bộ y tế của cơ sở được giao có trách nhiệm quản lý thông tin, sử dụng hệ thống thông tin vào các hoạt động theo dõi, thống kê, báo cáo, đánh giá tình hình bệnh tật, dịch bệnh tại địa phương.

Cơ quan BHXH có thể theo dõi thông tin liên quan đến KCB BHYT.

b) Thời gian thực hiện: từ năm 2021

7. Duy trì hệ thống HSSKĐT

a) Hoạt động:

Tiếp tục lập HSSKĐT cho những người chưa thực hiện; thường xuyên cập nhật, bổ sung các thông tin sức khỏe cá nhân khi người dân tham gia khám sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và từ các nguồn dữ liệu khác.

Dữ liệu HSSKĐT của người dân được lưu giữ hàng năm thông qua thuê dịch vụ của nhà cung cấp.

Chi phí duy trì HSSKĐT sau khi tạo lập và liên thông dữ liệu, đưa vào sử dụng với mức phí 1.000 đồng/1 hồ sơ/năm.

b) Thời gian thực hiện: từ năm 2021

8. Các hoạt động khác

8.1. Tổ chức tuyên truyền, vận động

a) Hoạt động:

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc lập HSSKĐT, qua đó để quản lý, theo dõi, chăm sóc ban đầu tại các cơ sở y tế;

- Sản xuất 3 phóng sự tuyên truyền cho người dân hiểu và tích cực tham gia việc lập HSSKĐT (mỗi năm 1 phóng sự).

- Tuyên truyền hên Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa, Đài Phát thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố; Đài truyền thanh cơ sở ở các xã, phường, thị trấn. Mỗi tuần phát 02 lần/ 01 năm (qua Sở Thông tin và Truyền thông).

- Tuyên truyền trên báo chí và xây dựng 1 chuyên mục trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh về HSSKĐT cho người dân.

b) Thời gian thực hiện: năm 2021 - 2023

8.2. Thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe

a) Hoạt động:

Từ thông tin thu được qua khám bệnh (tiền sử bệnh tật gia đình, tiền sử bệnh tật cá nhân hoặc yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe), các cơ sở y tế thực hiện tư vấn: phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ, theo dõi, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, luyện tập thể thao, chăm sóc sức khỏe sinh sản, điều trị tại các Trạm Y tế hoặc chuyển tuyến khám, điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý người dân.

b) Thời gian thực hiện: từ năm 2021

8.3. Xây dựng, ban hành quy chế bảo mật hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân

a) Hoạt động:

Nhà cung cấp phối hợp với Sở Y tế xây dựng dự thảo Quy chế bảo mật HSSKĐT cá nhân theo quy định tại mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng

b) Thời gian thực hiện: năm 2021

8.4. Tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết

Tổ chức hội nghị triển khai toàn tỉnh: Năm 2021

Tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện: năm 2021

Tổ chức hội nghị tổng kết: Năm 2023

9. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 94,1 tỷ đồng.

Trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 24,9 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Chi hoạt động lập HSSKĐT: 10,520 tỷ đồng

+ Chi thuê cổng dịch vụ HSSKĐT trong 5 năm: 14,380 tỷ đồng

- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác: 69,2 tỷ đồng.

Gồm: ngân sách huyện, thị xã, thành phố, ngân sách xã, chi phí chi thường xuyên của đơn vị, hỗ trợ từ các doanh nghiệp, đối tác,...).

Bảng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2025

Đơn vị tính: nghìn đồng

Thời gian

Ngân sách tỉnh

Kinh phí hợp pháp khác

Tổng kinh phí

Lập HSSKĐT

Thuê cổng dịch vụ

Lập HSSKĐT

Năm 2021

6.400.000

1.100.000

22.000.000

29.500.000

Năm 2022

2.990.000

2.900.000

36.000.000

41.890.000

Năm 2023

1.027.500

3.460.000

11.200.000

15.687.500

Năm 2024

0

3.460.000

0

3.460.000

Năm 2025

0

3.460.000

0

3.460.000

Dự phòng

102.500

0

0

102.500

Tổng

10.520.000

14.380.000

69.200.000

94.100.000

(Chi tiết xem phụ lục II đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Sở Y tế là Cơ quan thường trực, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể, để triển khai đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, đạt mục tiêu đề ra. Phối hợp Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.

- Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng phần mềm quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh; lập, trình phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để triển khai hiệu quả Kế hoạch; phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến lợi ích và kế hoạch lập HSSKĐT. Tập trung huy động lực lượng ngành Y tế tổ chức triển khai lập HSSKĐT. Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

2. Đơn vị cung cấp phần mềm

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng phần mềm HSSKĐT cá nhân đảm bảo các yêu cầu và tiêu chí kỹ thuật của phần mềm HSSKĐT tại Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ Y tế; hướng dẫn quản lý, sử dụng phần mềm; đảm bảo đường truyền ổn định, chất lượng tốt, đảm bảo các quy định về an toàn thông tin; Đẩy, liên thông các dữ liệu sẵn có từ các phần mềm y tế và cơ sở dữ liệu BHXH tỉnh vào phần mềm HSSKĐT.

- Triển khai cổng tra cứu thông tin sức khỏe để người dùng tra cứu, quản lý thông tin của mình. Phối hợp với Sở Y tế xây dựng dự thảo Quy chế bảo mật HSSKĐT cá nhân.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, triển khai công tác tuyên truyền về lợi ích việc lập HSSKĐT cho người dân tỉnh Thanh Hóa;

- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế hướng dẫn Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại địa phương, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố, thị xã mở thêm chuyên trang, chuyên mục, tin bài tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc khám và lập HSSKĐT.

- Phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai phần mềm xây dựng giải pháp, chuẩn dữ liệu để kết nối trao đổi thông tin giữa phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe người dân với các phần mềm khác của ngành y tế, phối hợp xây dựng Quy chế khai thác, bảo mật dữ liệu sức khỏe người dân trên hệ thống HSSKĐT.

4. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Tăng cường tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc khám, lập HSSKĐT cho người dân để vận động nhân dân tham gia thực hiện.

5. Sở Tài chính

- Hằng năm, căn cứ dự toán kinh phí và khả năng cân đối ngân sách địa phương, để bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch; thẩm định dự toán của Sở Y tế và trình Chủ tịch UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

6. Bảo hiểm Xã hội tỉnh

Phối hợp đấu mối với BHXH Việt Nam trong việc kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dữ liệu phần mềm HSSKĐT của tỉnh khi đơn vị chủ trì có văn bản yêu cầu.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kinh phí đầu tư phát triển để triển khai thực hiện Kế hoạch.

8. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Y tế đề xuất UBND tỉnh bổ sung đủ chỉ tiêu cán bộ y tế cơ sở còn thiếu trong chỉ tiêu biên chế được giao để bố trí đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn cho các Trạm Y tế theo quy định của Bộ Y tế. Phối hợp với Sở Y tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Y tế cơ sở.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh phối hợp với các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ tổ chức khám và lập HSSKĐT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các nhà trường.

10. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh

- Chủ động xây dựng kế hoạch, lập HSSKĐT của cơ quan, đơn vị mình; phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện khám và lập HSSKĐT, khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị mình cho Trung tâm Y tế trên địa bàn để tích hợp vào HSSKĐT.

11. Văn phòng Điều phối nông thôn mới

Tham mưu cho BCĐ tỉnh, UBND tỉnh đưa nội dung triển khai thực hiện lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân vào Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025.

12. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết của địa phương để tổ chức thực hiện.

- Bố trí kinh phí hỗ trợ phục vụ cho công tác lập HSSKĐT và quản lý sức khỏe người dân theo hộ gia đình. Tiếp tục đầu tư củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trạm Y tế xã và chỉ đạo các cơ quan liên quan, tăng độ bao phủ BHYT theo lộ trình đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, phân loại đối tượng để khám và lập HSSKĐT cho toàn bộ người dân trên địa bàn; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên hệ thống phát thanh xã, phường về HSSKĐT và BHYT.

13. UBMTTQ tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể cấp tỉnh

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh tuyên truyền vận động đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia khám, lập HSSKĐT tại các cơ sở y tế; vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hoạt động lập HSSKĐT trên toàn tỉnh.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế để được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền Sở Y tế tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- BHXH Việt Nam;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- VP Điều phối NTM tỉnh;
- Các Huyện, Thành, Thị ủy;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- VNPT Thanh Hóa;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC I:

HỒ SƠ QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁ NHÂN

A. PHẦN THÔNG TIN HÀNH CHÍNH

Mã hộ GĐ:…………………………..

Họ và tên: …………………………………………………………. Quan hệ với chủ hộ...........

Giới tính: Nam □ Nữ □                           Nhóm máu: Hệ ABO: ………………. Hệ Rh:.....

Ngày sinh: …………………………………. Tỉnh/TP đăng ký khai sinh:................................

Dân tộc: …………………… Quốc tịch: …………….. Tôn giáo: …………. Nghề nghiệp:.....

Số CMND/CCCD: …………………………………….. ngày cấp: ……………….. nơi cấp: ...

Mã định danh BHYT/ Số thẻ BHYT:......................................................................................

Nơi đăng ký HKTT: (Thôn/xóm; số nhà, đường phố): ..........................................................

Xã/Phường: ………………………… Quận/Huyện: …………………. Tỉnh/TP....................

Nơi ở hiện tại: Thôn/xóm; số nhà, đường phố:.....................................................................

Xã/Phường: ………………………… Quận/Huyện: …………………. Tỉnh/TP...................

Điện thoại: Cố định ……………….. Di động: ……………….. Email:...................................

Họ tên mẹ: ……………………………………… Họ tên bố:..................................................

Họ tên người chăm sóc chính (NCSC):…………………………………Mối quan hệ:..........

Điện thoại (bố/ mẹ/ người NCSC): Cố định…………………………. Di động: ...................

B. NHÓM THÔNG TIN TIỀN SỬ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN SỨC KHỎE

1. Tình trạng lúc sinh

Đẻ thường □     Đẻ mổ □           Đẻ thiếu tháng □            Bị ngạt lúc đẻ □

Cân nặng lúc đẻ…………..gr      Chiều dài lúc đẻ:…………..cm

Dị tật bẩm sinh (ghi rõ nếu có):............................................................................................

Vấn đề khác (ghi rõ nếu có):................................................................................................

2. Yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cá nhân

Hút thuốc lá, lào

Không □

Có □

Hút thường xuyên □

Đã bỏ

Uống rượu bia thường xuyên

Không □

Có □

Số ly cốc uống/ngày……

Đã bỏ

Sử dụng ma túy

Không □

Có □

Sử dụng thường xuyên □

Đã bỏ

Hoạt động thể lực

Không □

Có □

Thường xuyên (tập thể dục, thể thao...)

Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp/ Môi trường sống (Hóa chất, bụi, ồn, virút,....) ghi rõ yếu tố tiếp xúc: ………………………………………………………….. thời gian tiếp xúc ……………..

Loại hố xí của gia đình (xả nước/ hai ngăn/hố xí thùng/ không có hố xí): …………………….

Nguy cơ khác (ghi rõ): …………………………………………………………………………

3. Tiền sử bệnh tật, dị ứng

Dị ứng:

Loại

Mô tả rõ

Thuốc

 

Hóa chất/mỹ phẩm

 

Thực phẩm

 

Khác

 

Bệnh tật:

Bệnh tim mạch □

Tăng huyết áp □

Đái tháo đường □

Bệnh dạ dày □

Bệnh phổi mạn tính □

Hen suyễn □

Bệnh bướu cổ □

Viêm gan □

Tim bẩm sinh □

Tâm thần □

Tự kỷ □

Động kinh □

Ung thư (ghi rõ loại ung thư): ………………………………………………………………

Lao (ghi rõ loại lao): ………………………………………………………………………

Khác (nêu rõ): ………………………………………………………………………………

4. Khuyết tật

Bộ phận/ cơ quan

Mô tả

Thính lực

 

Thị lực

 

Tay

 

Chân

 

Cong vẹo cột sống

 

Khe hở môi, vòm miệng

 

Khác

 

5. Tiền sử phẫu thuật (ghi rõ bộ phận cơ thể đã phẫu thuật và năm phẫu thuật)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

6. Tiền sử gia đình

Dị ứng:

Loại

Mô tả rõ

Người mắc (ghi rõ quan hệ huyết thống: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...)

Thuốc

 

 

Hóa chất/ mỹ phẩm

 

 

Thực phẩm

 

 

Khác

 

 

Bệnh tật:

Tên bệnh

 

Người mắc (ghi rõ quan hệ huyết thống: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị...)

Tên bệnh

 

Người mắc (ghi rõ quan hệ huyết thống: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị...)

Bệnh tim mạch

………………………..

Hen suyễn

………………………..

Tăng huyết áp

………………………..

Đái tháo đường

………………………..

Tâm thần

………………………..

Động kinh

………………………..

Ung thư (ghi rõ loại ung thư, người mắc, quan hệ)

…………………………………………………….

Lao (ghi rõ loại lao, người mắc, quan hệ)

…………………………………………………….

Khác (ghi rõ, người mắc, quan hệ)

…………………………………………………….

7. Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình

Biện pháp tránh thai đang dùng:...........................................................................................

Kỳ có thai cuối cùng:.............................................................................................................

Số lần có thai: …………………..Số lần sảy thai:………………. Số lần phá thai:..................

Số lần sinh đẻ: ………………… Đẻ thường: ………………….. Đẻ mổ …………. Đẻ khó:....

Số lần đẻ đủ tháng:…………… Số lần đẻ non:……………….. Số con hiện sống:................

Bệnh phụ khoa:.....................................................................................................................

..............................................................................................................................................

8. Vấn đề khác (ghi rõ nếu có): .........................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

C. TIÊM CHỦNG

1. Tiêm chủng cơ bản cho trẻ em

Loại vắc xin

Chưa chủng ngừa

Đã chủng ngừa, ghi rõ ngày

Phản ứng sau tiêm

Ngày hẹn tiêm

BCG

…./…./….

 

…./…./….

VGB sơ sinh

…./…./….

 

…./…./….

DPT -VGB-Hib 1

…./…./….

 

…./…./….

DPT -VGB-Hib 2

…./…./….

 

…./…./….

DPT -VGB-Hib 3

…./…./….

 

…./…./….

Bại liệt 1

…./…./….

 

…./…./….

Bại liệt 2

…./…./….

 

…./…./….

Bại liệt 3

…./…./….

 

…./…./….

Sởi 1

…./…./….

 

…./…./….

Sởi 2

…./…./….

 

…./…./….

DPT4

…./…./….

 

…./…./….

VNNB B1

…./…./….

 

…./…./….

VNNB B2

…./…./….

 

…./…./….

VNNB B3

…./…./….

 

…./…./….

Số mũi vắc xin uốn ván mẹ đã tiêm: …………… mũi

2. Tiêm chủng ngoài chương trình TCMR

Loại vắc xin

Chưa chủng ngừa

Đã chủng ngừa, ghi rõ ngày

Phản ứng sau tiêm

Ngày hẹn tiêm

Tả 1

…./…./….

 

…./…./….

Tả 2

…./…./….

 

…./…./….

Quai bị 1

…./…./….

 

…./…./….

Quai bị 2

…./…./….

 

…./…./….

Quai bị 3

…./…./….

 

…./…./….

Cúm 1

…./…./….

 

…./…./….

Cúm 2

…./…./….

 

…./…./….

Cúm 3

…./…./….

 

…./…./….

Thương hàn

…./…./….

 

…./…./….

HPV 1

…./…./….

 

…./…./….

HPV 2

…./…./….

 

…./…./….

HPV 3

…./…./….

 

…./…./….

Vắc xin phế cầu khuẩn

…./…./….

 

…./…./….

……………………….

…./…./….

 

…./…./….

.......................................

…./…./….

 

…./…./….

......................................

…./…./….

 

…./…./….

3. Tiêm chủng VX uốn ván (phụ nữ có thai)

Nội dung

UV1

UV2

UV3

UV4

UV5

Chưa tiêm

Đã tiêm, ghi rõ ngày

…./…./….

…./…./….

…./…./….

…./…./….

…./…./….

Tháng thai

 

 

 

 

 

Phản ứng sau tiêm

 

 

 

 

 

Ngày hẹn tiêm

…./…./….

…./…./….

…./…./….

…./…./….

…./…./….

 

D. KHÁM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

Ngày khám ……./ … …/ … …

1. Bệnh sử

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Thăm khám lâm sàng

2.1. Dấu hiệu sinh tồn, chỉ số nhân trắc học

Mạch

Nhiệt độ

HA

Nhịp thở

Cân nặng

Cao

BMI

Vòng bụng

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Thị lực:

Không kính: Mắt phải: ………….. Mắt trái: ………………..

Có kính: Mắt phải: …………. Mắt trái: …………………

2.3. Khám lâm sàng

2.3.1. Toàn thân

- Da, niêm mạc: ..................................................................................................................

- Khác: ................................................................................................................................

2.3.2. Cơ quan

- Tim mạch: ........................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Hô hấp: ............................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Tiêu hóa: ..........................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Tiết niệu: ..........................................................................................................................

- Cơ xương khớp: ..............................................................................................................

............................................................................................................................................

- Nội tiết: .............................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Thần kinh: ........................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Tâm thần: .........................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Ngoại khoa: ......................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Sản phụ khoa: ..................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Tai mũi họng: ...................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Răng hàm mặt: .................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Mắt: ...................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Da liễu: .............................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Dinh dưỡng: .....................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Vận động: ........................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Khác: ................................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Đánh giá phát triển thể chất, tinh thần, vận động: ...........................................................

............................................................................................................................................

3. Kết quả cận lâm sàng

STT

Xét nghiệm

Kết quả

1

Huyết học

 

2

Sinh hóa máu

 

3

Sinh hóa nước tiểu

 

4

Siêu âm ổ bụng

 

4. Chẩn đoán/ Kết luận (ghi tên, mã bệnh theo ICD 10): ..................................................

.............................................................................................................................................

5. Tư vấn: ...........................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

6. Bác sĩ khám: ..................................................................................................................

 

 

TRẠM TRƯỞNG TRẠM Y TẾ XÃ…….
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II:

KẾ HOẠCH KINH PHÍ LẬP HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2020-2025

 (Đơn vị tính: nghìn VNĐ)

TT

Nội dung

Số lượng

Đơn vị tính

Số ngày

Số tháng

Mức chi (nghìn VNĐ)

Tổng chi phí

Ngân sách tỉnh

Nguồn kinh phí hợp pháp khác

 

TỔNG KINH PHÍ TOÀN TỈNH

94.100.000,0

24.900.000,0

69.200.000,0

I.

NĂM 2021

29.500.000

 

7.500.000

22.000.000

1

Xây dựng phần mềm, hỗ trợ kết nối liên thông dữ liệu

 

 

 

 

 

1.740.000,0

1.740.000,0

-

 

Xây dựng và triển khai cài đặt, thiết lập công cụ kết nối dữ liệu giữa các phần mềm y tế hiện tại với phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử tại 673 cơ sở y tế. Dự toán 87 cơ sở gồm Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các cơ sở y tế tham gia KCBBHYT không dùng phần mềm VNPT HIS. Nếu chọn nhà cung cấp khác chi phí cho hơn 600 cơ sở y tế (ước tính: 600 cơ sở x 20 triệu = 12 tỷ)

87

Cơ sở

 

 

20.000

1.740.000

1.740.000

 

2

Mua máy đọc mã vạch 2 chiều cho các Trạm Y tế

559

Máy

 

 

4.000

2.236.000

2.236.000

 

3

Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch HSSKĐT toàn tỉnh: mỗi huyện mời 6 người (1 UBND, 1 phòng y tế, 2 TTYT, 2 BVĐK), tuyến tỉnh 23 người

 

 

 

 

 

21.500

21.500

 

 

Giải khát giữa giờ

185

Người

1

 

40

7.400

 

 

 

Tài liệu

185

Bộ

 

 

20

3.700

 

 

 

Giảng viên

1

Người

1

 

1.000

1.000

 

 

 

Thuê hội trường (màn chiếu, máy chiếu market,..)

1

Hội trường

1

 

8.000

8.000

 

 

 

Ban tổ chức

3

Người

1

 

200

600

 

 

 

Khác

 

 

 

 

 

800

 

 

4

Tập huấn hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm, hướng dẫn thực hiện Quyết định 831/QĐ-BYT và nhập HSSK vào phần mềm 27 huyện/thị/thành phố và các đơn vị tuyến tỉnh (28 lớp gồm 27 lớp tuyến huyện và 1 lớp cho tuyến tỉnh, 673 cơ sở x 2 người/1 cơ sở)

 

Cộng

 

 

 

 

 

511.000

511.000

 

 

Giải khát giữa giờ

1.346

Người

2

 

40

107.680

 

 

 

Tài liệu

1.346

Bộ

 

 

25

33.650

 

 

Giảng viên

28

Người

2

 

1.000

56.000

 

 

Trợ giảng (2 người/1 lớp)

56

người

2

 

500

56.000

 

 

Thuê máy tính

1.346

máy

2

 

250

673.000

 

 

Thuê hội trường

28

Hội trường

2

 

3.000

168.000

 

 

Ban tổ chức (mỗi lớp 3 người)

84

Người

2

 

200

33.600

 

 

Xăng xe (bình quân mỗi điểm tập huấn 100 km, định mức 20 lít/100 km)

2.800

Lít

 

 

20

56.000

 

 

Khác

 

 

 

 

 

70

 

 

5

Truyền thông

 

 

 

 

 

110.000

110.000

 

 

Sản xuất phóng sự tuyên truyền (thời lượng: 10-15 phút, phát sóng trên Đài phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

1

Phóng sự

 

 

40.000

40.000

 

 

 

Tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh

1

Chuyên mục

 

 

30.000

30.000

 

 

 

Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh xã, phường. Mỗi tuần phát 02 lần/ 01 năm (qua Sở Thông tin và Truyền thông)

1

Bài

 

 

40.000

40.000

 

 

6

Lập hồ sơ sức khỏe cho 30% người dân toàn tỉnh

 

 

 

 

 

23.760.000

1.760.000

22.000.000

 

In sổ quản lý sức khỏe cá nhân theo QĐ 831/QĐ-BYT gồm 7 trang (in 95% dân số toàn tỉnh)

1.100.000

bộ

 

 

1,6

1.760.000

1.760.000

 

 

Hỗ trợ cán bộ y tế tiền công khám sức khỏe cho người dân

1.100.000

Người

 

 

15

16.500.000

 

16.500.000

 

Hỗ trợ công nhập dữ liệu vào hồ sơ

1.100.000

bộ

 

 

5

5.500.000

 

5.500.000

7

Thuê cổng dịch vụ hồ sơ sức khỏe

1.100.000

 

 

 

1

1.100.000

1.100.000

 

8

Tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện: mỗi huyện mời 6 người (1 UBND, 1 phòng y tế, 2 TTYT, 2 BVĐK), tuyến tỉnh 23 người

 

 

 

 

 

21.500

21.500

 

 

Giải khát giữa giờ

185

Người

1

 

40

7.400

 

 

 

Tài liệu

185

Bộ

 

 

20

3.700

 

 

 

Giảng viên

1

Người

1

 

1.000

1.000

 

 

 

Thuê hội trường (màn chiếu, máy chiếu market,..)

1

Hội trường

1

 

8.000

8.000

 

 

 

Ban tổ chức

3

Người

1

 

200

600

 

 

 

Khác

 

 

 

 

 

800

 

 

II.

NĂM 2022

 

 

 

 

 

41.890.000

 

5.890.000

36.000.000

1

Truyền thông

 

 

 

 

 

110.000

110.000

 

 

Sản xuất phóng sự tuyên truyền (thời lượng: 10-15 phút, phát sóng trên Đài phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

1

Phóng sự

 

 

40.000

40.000

 

 

 

Tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh

1

Chuyên mục

 

 

30.000

30.000

 

 

 

Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh xã, phường. Mỗi tuần phát 02 lần/ 01 năm (qua Sở Thông tin và Truyền thông)

1

Bài

 

 

40.000

40.000

 

 

2

Lập hồ sơ sức khỏe thêm 50% người dân (tổng toàn tỉnh đạt 80%)

 

 

 

 

 

38.880.000

2.880.000

36.000.000

 

In sổ quản lý sức khỏe cá nhân theo QĐ

831/QĐ-BYT gồm 7 trang (in 95% dân số toàn tỉnh)

1.800.000

bộ

 

 

1,6

2.880.000

2.880.000

 

 

Hỗ trợ cán bộ y tế tiền công khám sức khỏe cho người dân

1.800.000

Người

 

 

15

27.000.000

 

27.000.000

 

Hỗ trợ công nhập dữ liệu vào hồ sơ

1.800.000

bộ

 

 

5

9.000.000

 

9.000.000

3

Thuê cổng dịch vụ hồ sơ sức khỏe cho 80% người dân

2.800.000

 

 

 

1

2.800.000

2.800.000

 

III.

NĂM 2023

 

 

 

 

 

15.687.500

 

4.487.500

11.200.000

1

Truyền thông

 

 

 

 

 

110.000

110.000

 

 

Sản xuất phóng sự tuyên truyền (thời lượng: 10-15 phút, phát sóng trên Đài phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

1

Phóng

sự

 

 

40.000

40.000

 

 

 

Tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh

1

Chuyên

mục

 

 

30.000

30.000

 

 

 

Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh xã, phường. Mỗi tuần phát 02 lần/ 01 năm (qua Sở Thông tin và Truyền thông)

1

Bài

 

 

40.000

40.000

 

 

2

Lập hồ sơ sức khỏe thêm 15% người dân (tổng toàn tỉnh đạt 95%)

 

 

 

 

 

12.096.000

896.000

11.200.000

 

In sổ quản lý sức khỏe cá nhân theo QĐ 831/QĐ-BYT gồm 7 trang (in 95% dân số toàn tỉnh)

560.000

bộ

 

 

1,6

896.000

896.000

 

 

Hỗ trợ cán bộ y tế tiền công khám sức khỏe cho người dân

560.000

Người

 

 

15

8.400.000

 

8.400.000

 

Hỗ trợ công nhập dữ liệu vào hồ sơ

560.000

bộ

 

 

5

2.800.000

 

2.800.000

3

Thuê cổng dịch vụ hồ sơ sức khỏe cho 95% người dân

3.460.000

 

 

 

1

3.460.000

3.460.000

 

4

Tổ chức hội nghị tổng kết: mỗi huyện mời 6 người (1 UBND, 1 phòng y tế, 2 TTYT, 2 BVĐK), tuyến tỉnh 23 người

 

 

 

 

 

21.500

21.500

 

 

Giải khát giữa giờ

185

Người

1

 

40

7.400

 

 

 

Tài liệu

185

Bộ

 

 

20

3.700

 

 

 

Giảng viên

1

Người

1

 

1.000

1.000

 

 

 

Thuê hội trường (màn chiếu, máy chiếu market,..)

1

Hội trường

1

 

8.000

8.000

 

 

 

Ban tổ chức

3

Người

1

 

200

600

 

 

 

Khác

 

 

 

 

 

800

 

 

IV.

NĂM 2024

 

 

 

 

 

3.460.000

 

3.460.000

-

 

Thuê cổng dịch vụ hồ sơ sức khỏe cho 95% người dân

3.460.000

 

 

 

1

3.460.000

3.460.000

 

V.

NĂM 2025

 

 

 

 

 

3.460.000

 

3.460.000

-

 

Thuê cổng dịch vụ hồ sơ sức khỏe cho 95% người dân

3.460.000

 

 

 

1

3.460.000

3.460.000

 

VI.

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

 

 

 

 

 

102.500

 

102.500

 

 

Dự phòng

 

 

 

 

 

102.500

102.500

 

(Tổng kinh phí: Chín mươi tư tỷ một trăm triệu đồng chẵn)

 

PHỤ LỤC III:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

2. Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới Y tế cơ sở trong tình hình mới;

3. Quyết định 691/QĐ-TTg ngày 05/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020;

4. Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

5. Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp;

6. Thông tư số 12/2020/TT-BTTTT ngày 29/5/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí; Thông tư số 23/2020/TT-BTTTT ngày 09/9/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định các nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn NSNN;

7. Quyết định của Bộ Y tế số: 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; 6111/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 phê duyệt Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018-2020; 4159/QĐ-BYT ngày 13/10/2014 quy định về đảm bảo an toàn thông tin y tế điện tử tại các đơn vị trong ngành y tế; 4494/QĐ-BYT ngày 30/10/2015 ban hành quy trình phản ứng với các sự cố an toàn, an ninh thông tin tại các đơn vị trong ngành y tế; 4495/QĐ-BYT ngày 30/10/2015 hướng dẫn xây dựng nội quy an toàn, an ninh thông tin trong các đơn vị trong ngành y tế; 2153/QĐ-BYT ngày 25/5/2020 ban hành quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế; 4888/QĐ- BYT ngày 18/10/2019 phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025;

8. Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử;

9. Kế hoạch số 104-KH/TU ngày 08/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

10. Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019;

11. Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh về ban hành tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020;

12. Công văn số 10190/UBND-VX ngày 29/7/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Ứng dụng CNTT xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

13. Thông báo số 178/TB-UBND ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền về việc triển khai lập hồ sơ sức khỏe trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 236/KH-UBND ngày 09/11/2020 về lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.023

DMCA.com Protection Status
IP: 5.161.43.217
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!