ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 216/KH-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 21 tháng 10 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày
31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc
gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về việc chuyển đổi số
thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 3205/CVT-PTHT ngày
01 tháng 8 năm 2022 của Cục Viễn thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát
triển hạ tầng số tại địa phương.
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban
hành Kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm
2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tập trung đầu tư trước, đồng bộ cho
các nền tảng hạ tầng số thiết yếu bao gồm hạ tầng bưu chính, viễn thông, hạ tầng
điện toán đám mây, hạ tầng kết nối Internet vạn vật (IoT)
và hạ tầng nền tảng số (nền tảng quốc gia về danh tính số,
địa chỉ số; các nền tảng cung cấp công nghệ như dịch vụ) để phục vụ chuyển đổi số, phát
triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của thành phố
2. Yêu cầu
- Phát triển hạ tầng số phải bám sát
quan điểm, định hướng lớn, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và hoàn thành các mục
tiêu trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số
và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04
tháng 8 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về việc chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến
năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Hạ tầng số được phát triển với năng
lực cao, chất lượng tốt, băng thông rộng, an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của
Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của thành phố; đồng thời bảo đảm mọi người
dân đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với chất lượng cao,
giá cước phù hợp.
- Hạ tầng số phát triển theo hướng mở,
ảo hóa, tối ưu cho việc dùng chung để có thể được cung cấp như một dịch vụ,
trong đó giải pháp đột phá là hạ tầng điện toán đám mây và các nền tảng số.
Phát triển hạ tầng số phải đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, có bước đi và lộ
trình cụ thể.
- Hạ tầng số phải được phát triển
theo hướng kết nối cơ sở dữ liệu tập trung, lưu trữ và trở thành một trong những
trung tâm kết nối, trung tâm dữ liệu của khu vực và cả nước.
- Hạ tầng số là hạ tầng kinh tế xã hội,
do đó phải an toàn, tin cậy, có chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng
và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo niềm tin cho xã hội khi tham gia vào các
hoạt động trên không gian mạng.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu đến năm 2025
a) Hạ tầng viễn thông
- Hạ tầng viễn thông băng rộng (di động,
cố định) phủ 100% các ấp, khu vực trên toàn thành phố.
-Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động
4G đạt 100%, tốc độ trung bình đạt 80Mb/s.
- 80% các hộ gia đình có Internet cáp
quang.
-100% các tổ chức kinh tế xã hội như
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường học, bệnh viện, công sở, khu
công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu, phát
triển, đổi mới sáng tạo có kết nối
Internet cáp quang tốc độ cao.
- 100% hạ tầng thiết yếu như giao
thông, năng lượng, điện, nước, đô thị có khả năng tích hợp cảm biến và ứng dụng
IoT.
- 100% hoạt động sản xuất công nghiệp
được hỗ trợ ứng dụng IoT.
- Dung lượng băng rộng di động (BRDĐ)
tăng lên ít nhất 30%.
- 100% các hộ gia đình có ít nhất 1
thiết bị thông minh.
- Giảm số lượng người chỉ sử dụng
(ID) điện thoại 2G xuống dưới 5%.
- Bám sát và thực hiện đúng lộ trình
tắt sóng 2G của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- 95% dân số ở độ tuổi trưởng thành
có điện thoại thông minh.
- Tỷ lệ trạm thu phát sóng di động
(BTS) phát triển mới dùng chung hạ tầng hiện trạng đạt 40% trên tổng số trạm
phát triển mới.
-100% các khu dân cư, khu đô thị mới
được đầu tư ngầm hóa hạ tầng thông tin theo hướng dùng chung hạ tầng trước khi
bàn giao về địa phương quản lý.
- 50% các khu dân cư, khu đô thị mới
đã bàn giao về địa phương quản lý được đầu tư ngầm hóa hạ tầng thông tin dùng
chung hạ tầng đúng quy định.
- 50% các khu công nghiệp, khu công
nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, các điểm du lịch, công viên, công
cộng và các cơ sở đào tạo đại học, cơ sở nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo,
cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, địa điểm du lịch được phủ sóng mạng
5G.
b) Hạ tầng điện toán đám mây
- 80% doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.
- 100% cơ quan quản lý nhà nước sử dụng
dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.
- 70% thị phần dịch vụ điện toán đám
mây trên địa bàn thành phố thuộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong thành
phố.
- 100% dịch vụ Trung tâm dữ liệu
(thuê chỗ đặt máy chủ, thuê máy chủ, thuê lưu trữ) được chuyển sang dịch vụ điện
toán đám mây.
- Hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng
IoT được tích hợp, ứng dụng rộng khắp trong các lĩnh vực của nền kinh tế số, xã
hội số (y tế, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng,...).
2. Mục tiêu đến năm 2030
- 100% hộ gia đình tại tại khu vực
thành thị có truy cập băng rộng cáp quang tốc độ cao.
- Mạng băng rộng di động thế hệ thứ 5
(5G) phủ sóng 100% dân số các khu vực có nhu cầu sử dụng.
- Phổ cập dịch vụ điện toán đám mây tới
doanh nghiệp.
- Tỷ lệ trạm BTS phát triển mới dùng
chung hạ tầng hiện trạng đạt 50% trên tổng số trạm phát triển mới.
- 100% các khu dân cư, khu đô thị mới
đã bàn giao về địa phương quản lý trước đây được đầu tư ngầm hóa hạ tầng thông
tin theo hướng dùng chung hạ tầng đúng quy định.
- Triển khai ngầm hóa hạ tầng thông
tin trên các tuyến đường trung tâm quận, huyện đạt ít nhất 70% các tuyến đường.
- 100% các khu công nghiệp, khu công
nghệ cao, khu công nghệ thông tin, điểm du lịch, công viên, công cộng và các cơ
sở đào tạo đại học, cơ sở nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, trường học,
bệnh viện, địa điểm du lịch được phủ sóng mạng 5G.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP
1. Xây dựng, hoàn
thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng số
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế,
chính sách thúc đẩy phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng số phát
triển trở thành hạ tầng số an toàn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển chính
quyền số, kinh tế số, xã hội số.
- Triển khai, áp dụng các chính sách
ưu tiên người sử dụng thiết bị do Việt Nam sản xuất và hỗ trợ, trợ giá cho các
hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công trên địa bàn thành
phố (kết hợp Chương trình viễn thông công ích) đảm bảo 100% người dân được tiếp
cận chương trình phổ cập thiết bị thông minh (điện thoại
thông minh, máy tính bảng).
2. Phát triển hạ
tầng bưu chính, viễn thông
a) Phát triển hạ tầng bưu chính
- Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ
tầng (ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng trung tâm logistics bưu chính vùng)
và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.
- Triển khai Mã địa chỉ bưu chính
Vpostcode gắn với bản đồ số theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông,
hình thành cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ xây dựng chính quyền số gắn với xây
dựng thành phố thông minh, phục vụ người dân và hoạt động
vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong thương mại điện tử và logistics.
- Thúc đẩy hoạt động cung ứng dịch vụ
công qua mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính công ích góp phần cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI); nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 khi gửi tài liệu, vật
mang bí mật nhà nước tại các cơ quan Đảng, Nhà nước.
b) Phát triển hạ tầng viễn thông
- Duy trì và nâng chất mạng truyền số
liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước đến cấp xã. Phát triển hạ tầng
kết nối phục vụ xây dựng Chính phủ số trên cơ sở kết hợp
giữa mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet công cộng và các trung tâm
dữ liệu.
- Phát triển hạ tầng băng rộng cố định
tốc độ cao (Gb/s, Tb/s) đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, đặc biệt là khu vực nông
thôn, tăng cường phát triển thuê bao băng rộng cố định FTTH tới hộ gia đình; đảm
bảo cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng tốc độ cao được phổ cập
tới các cơ quan, tổ chức, bệnh viện, trường học,...
- Phát triển hạ tầng băng rộng di động
chất lượng cao (4G/5G/6G) trên phạm vi toàn thành phố; thực hiện lộ trình dừng
công nghệ di động cũ (2G/3G) và chương trình thúc đẩy sử dụng điện thoại thông
minh cho người dân.
- Đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng
kết nối mạng IoT đáp ứng được yêu cầu của các lĩnh vực có liên quan như giao
thông, năng lượng, điện, nước, đô thị, nông nghiệp; ứng dụng IoT vào quản lý,
giải quyết các bài toán của phát triển và quản lý hạ tầng (đặc biệt là hạ tầng
đô thị), chú trọng phát triển nông thôn thông minh.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ
mạng mở (Open Network), ảo hóa mạng như mạng điều khiển bằng phần mềm (Software Defined Networking - SDN), ảo hóa chức năng mạng (Network
Function Virtualization - NFV), mạng RAN mở (Open RAN) để ảo hóa mạng viễn
thông, thiết lập, quản lý tài nguyên mạng và dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả,
linh hoạt.
- Chuyển đổi toàn bộ mạng lưới, hệ thống
thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin sang ứng dụng địa chỉ giao thức
Internet thế hệ mới (IPv6).
- Mở rộng vùng cung cấp dịch vụ viễn
thông trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa
các phương thức cáp quang, vệ tinh (tầm cao/tầm trung và tầm thấp), di động đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Tăng cường phối hợp, chia sẻ, sử dụng
chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để tăng hiệu quả đầu tư, phát
triển, xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp bảo đảm mỹ quan và an toàn cho người
dân; triển khai các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến (thụ động/tích cực
tích hợp với các hạ tầng liên ngành có tính thiết yếu như điện, nước); triển
khai roaming trong thành phố trên các hạ tầng di động (4G/5G).
- Phát triển Hệ thống truy cập
internet không dây công cộng miễn phí (Wifi công cộng) tại các điểm du lịch,
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trung tâm sinh hoạt, hành chính, trường học,
bệnh viện trên địa bàn, đặc biệt phát triển tại các điểm công cộng (khu vực
trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng, ...) thuộc các
xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
- Tổ chức thực hiện sử dụng hiệu quả
nguồn kinh phí từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để thực hiện hỗ trợ phổ cập dịch
vụ viễn thông băng rộng, máy tính bảng, điện thoại thông
minh và thực hiện xây dựng hạ tầng số theo Chương trình triển khai trong từng
giai đoạn.
3. Phát triển hạ
tầng điện toán đám mây
- Khuyến khích, thúc đẩy các cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp và người dân ưu tiên dùng các nền tảng điện toán đám
mây, sản phẩm dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây do các doanh nghiệp trong
thành phố cung cấp.
- Nghiên cứu, ban hành các chính
sách, tiêu chuẩn yêu cầu tích hợp, sử dụng hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng
IoT trong việc phát triển các lĩnh vực của kinh tế số như thương mại điện tử;
chăm sóc sức khỏe từ xa; công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
- Kêu gọi, hỗ trợ đầu tư, xây dựng,
phát triển hạ tầng lưu trữ, dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, đột phá phát triển
ngành công nghiệp ICT và các doanh nghiệp công nghệ số: Phát triển Khu Công nghệ
thông tin tập trung Cần Thơ theo hướng “Trung tâm dữ liệu vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL)” là nơi tập trung, cung cấp dữ liệu và dịch vụ dữ liệu cho khu vực;
phát triển Trung tâm đổi mới sáng tạo khu vực ĐBSCL (thuộc Khu Công nghệ thông
tin tập trung Cần Thơ) để thu hút các chuyên gia, nhà khoa
học, đội ngũ trí thức trong nước và quốc tế đến “sống tại Cần Thơ, làm việc
toàn cầu”; thu hút các công ty công nghệ số chuyển địa điểm hoạt động, cơ sở sản
xuất về Cần Thơ; hợp tác R&D thu hút các trường đại học, viện nghiên cứu
STEM hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu để phát
triển công nghệ mới và thử nghiệm tại Cần Thơ; điều phối hệ sinh thái khởi nghiệp
dựa trên công nghệ số.
4. Triển khai các
nền tảng số quốc gia và của thành phố
- Triển khai nền tảng định danh và
xác thực điện tử trên địa bàn thành phố cho phép xác thực truy cập và cấp quyền
tập trung khi tham gia sử dụng các sản phẩm số, dịch vụ số của thành phố; bảo đảm
mỗi người dân có một định danh điện tử trên môi trường mạng.
- Triển khai nền tảng thanh toán trực
tuyến theo hướng mở rộng các đối tác, đa dạng hình thức thanh toán và triển
khai nhân rộng cho các dịch vụ sự nghiệp công (học phí, viện phí, phí rác thải,...)
và các giao dịch dân sự (thương mại điện tử, đấu giá tài sản...).
- Triển khai các nền tảng số dùng
chung của thành phố bảo đảm phù hợp, tương thích và có khả năng triển khai trên
hạ tầng điện toán đám mây (nền tảng số hóa, nền tảng du lịch số, nền tảng công dân số, nền tảng
thanh toán trực tuyến; các nền tảng công nghệ triển khai
phạm vi cấp thành phố ...). Trong năm 2022 - 2023 tập trung triển khai nền tảng
số hóa đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn thành phố để phục vụ
lưu trữ, quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả trên môi trường số làm cơ sở triển khai kho dữ liệu dùng chung cấp thành phố.
- Triển khai các nền tảng số phục vụ
nhu cầu thiết yếu của người dân (thuộc các lĩnh vực liên lạc, mua sắm, giải
trí, sức khỏe, học tập, du lịch, đi lại, ăn uống,...) và các nền tảng số phục vụ
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (thuộc các lĩnh vực thương mại điện tử, vận
tải, thanh toán điện tử, hợp đồng điện tử...).
- Triển khai các nền tảng số Quốc gia
dùng chung theo ngành, lĩnh vực do các bộ, ngành Trung ương chủ trì và công bố.
5. Các nhiệm vụ
trọng tâm khác
a) Chuyển đổi từ cung cấp dịch vụ viễn
thông truyền thống sang cung cấp dịch vụ số, phát triển các nền tảng cung cấp hạ
tầng như dịch vụ
- Triển khai các hạ tầng số phục vụ
xây dựng Chính quyền số.
- Đầu tư, xây dựng, phát triển các nền
tảng số cung cấp hạ tầng như dịch vụ, phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế số, xã hội
số.
- Phát triển các nền tảng, dịch vụ
thanh toán điện tử, tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu
lớn để khai thác, phân tích dữ liệu, biến dữ liệu thành tài sản.
b) Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
mạng viễn thông, Internet
- Triển khai quản lý an toàn cơ sở hạ
tầng số.
- Chủ động thực hiện đồng bộ các biện
pháp phát hiện, xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật; từ chối hợp
tác, kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật và
không để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật sử dụng
hạ tầng của mình.
- Phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng,
mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát
hiện tấn công và tự bảo vệ; phát hiện và xử lý các vấn đề mất an toàn, an ninh
thông tin.
- Xử lý triệt để tình trạng rác viễn
thông (SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác); xây dựng các công
cụ chặn lọc, làm sạch các dịch vụ được cung cấp trên hạ tầng số.
- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
khi cung cấp các dịch vụ trên nền tảng số cho tổ chức, cá nhân; có phương án, hệ
thống dự phòng bảo đảm an toàn, an ninh cho các tình huống xấu nhất.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ; giải
quyết tranh chấp; ngăn chặn, xử lý thông tin giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực viễn
thông.
- Tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ
người dân về chất lượng dịch vụ và giá thành.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là đầu mối phối hợp, hỗ trợ các Sở,
ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực hạ tầng số tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này; theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, tổng
hợp, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết
quả thực hiện kế hoạch này. Tổ chức sơ kết và tổng kết kế hoạch; kịp thời tham
mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố các nội dung ccần sửa
đổi, bổ sung trong quá trình triển khai đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.
- Chủ trì cung cấp, hướng dẫn các cơ
quan báo chí của địa phương và trung ương đóng trên địa bàn thông tin, tuyên
truyền về nội dung kế hoạch và kết quả phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi
số của thành phố.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý nhà nước về công nghệ
thông tin, viễn thông triển khai các giải pháp định hướng, khuyến khích và tạo
điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông trên địa bàn thành
phố phát triển đầu tư vào hạ tầng số, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh
tranh, phát triển thị trường, lưu lượng; tăng cường dùng chung hạ tầng viễn
thông. Khuyến khích các thành phần kinh tế có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ
tầng số và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số của thành phố.
- Phối hợp với Sở, ban, ngành, quận,
huyện liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp phát triển hạ
tầng số.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp thu
hút vốn đầu tư hợp pháp từ doanh nghiệp, xã hội để phát triển hạ tầng số theo
đúng quy định.
3. Sở Tài chính
Hàng năm căn cứ khả năng cân đối ngân
sách, tham mưu kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn
thành phố Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố theo quy định.
4. Sở Xây dựng
Nghiên cứu, sửa đổi ban hành việc áp
dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc tích hợp các
thành phần của hạ tầng số trong các công trình xây dựng dân dụng.
5. Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân
quận, huyện
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển của đơn vị, địa phương bao gồm phương án quản lý, thúc đẩy phát triển hạ
tầng số; chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào hạ tầng số như: cắt giảm thủ tục
hành chính, bố trí không gian, địa điểm để lắp đặt thiết bị,
nhà trạm, công trình viễn thông, hỗ trợ, thúc đẩy dùng chung hạ tầng viễn thông
và hạ tầng kỹ thuật liên ngành.
- Thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp địa
phương phát triển hạ tầng số, theo hướng đầu tư theo phương thức đối tác công
tư, đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng hạ tầng viễn thông tại các địa bàn,
khu vực cần khuyến khích đầu tư.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông tổ chức thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật và chức năng
nhiệm vụ được giao.
6. Đài phát thanh - Truyền hình Cần
Thơ, Báo Cần Thơ, Cổng Thông tin điện tử thành phố
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về
chuyển đổi số của thành phố. Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kết quả,
thành tựu trong quá trình phát triển hạ tầng số phục vụ Chương trình chuyển đổi
số của thành phố.
7. Các doanh nghiệp tham gia phát
triển hạ tầng số của thành phố
- Trên cơ sở những nội dung định hướng
của thành phố nêu tại kế hoạch này, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên
địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chất
lượng, hiệu quả phục vụ Chương trình chuyển đổi số của thành phố. Gửi kế hoạch
về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
- Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng,
dịch vụ viễn thông, Internet triển khai đảm bảo mạng 3G, 4G phủ sóng toàn thành
phố, phát triển mạng 5G đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của thành phố theo mục
tiêu kế hoạch; triển khai cáp quang băng rộng đến tất cả các xã, phường, thị trấn
đảm bảo nhu cầu sử dụng và phục vụ chuyển đổi số; triển khai nền tảng thanh
toán không dùng tiền mặt, hóa đơn điện tử.
- Tuân thủ các quy định về quản lý
xây dựng, sử dụng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;
chấp hành các quy định về sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật; tăng cường việc chia
sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông và hạ tầng kỹ thuật liên ngành; xác định
giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật được sử dụng chung do doanh nghiệp đầu
tư đúng quy định.
- Tích cực tham gia, đồng hành cùng
thành phố phát triển hệ thống Wifi công cộng trên địa bàn.
- Phối hợp với các Sở, ban ngành, các
cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến đầu tư hạ tầng, thống nhất phương án đầu tư
xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật
khác.
- Đề xuất các cơ
chế, chính sách để thúc đẩy, triển khai kế hoạch phát triển hạ tầng số tại địa
phương.
Trên đây là Kế hoạch “Phát triển hạ tầng
số trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, yêu cầu
các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các doanh nghiệp bưu chính,
viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố căn cứ chức năng, nhiệm
vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình triển
khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị gửi báo cáo về Sở Thông
tin và Truyền thông để tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ TT&TT (b/c);
- TTTU.TTHĐNTTP;
- CT, các PCT UBND TP;
- UB MTTQ VN TP và các Đoàn thể;
- Sở, ban ngành thành phố;
- UBND quận, huyện;
- Công ty Điện lực Cần Thơ (t/h);
- Các Doanh nghiệp viễn thông, CNTT;
- Đài PT&TH TPCT;
- Báo Cần Thơ;
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT,LHH
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Việt Trường
|