ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 144/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 07 tháng 4 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN SỐ HÓA DỮ LIỆU TỪ SỔ HỘ TỊCH GIẤY VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN
TỬ TOÀN QUỐC TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thực hiện Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng
7 năm 2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ
tịch trực tuyến; Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp về
phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”; Quyết định số
101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành
động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024;
Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề
án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ
chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là
Đề án 06); Công văn số 1437/BTP-CNTT ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn số hóa Sổ hộ tịch; Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Dự án Số hóa dữ liệu từ Sổ hộ tịch
giấy vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Công
văn số 285/BTP-HTQTCT ngày 02/02/2023 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn số hóa sổ hộ
tịch, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện số hóa dữ liệu
từ sổ hộ tịch giấy vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc tại tỉnh Thừa
Thiên Huế như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ số hóa dữ liệu
từ sổ hộ tịch giấy vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc tại tỉnh Thừa
Thiên Huế.
b) Xây dựng và tạo lập dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện từ toàn quốc, đảm bảo triển khai áp dụng thống nhất, có sự kết nối
liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên phạm
vi toàn quốc và đồng bộ các thông tin cơ bản của cá nhân với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư theo yêu cầu của pháp luật về hộ tịch.
2. Yêu cầu
a) Việc triển khai thực hiện bám sát các mục tiêu,
nhiệm vụ theo Đề án 06, Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” do Bộ
Tư pháp ban hành, các Chương trình, Kế hoạch liên quan của tỉnh, đảm bảo kế hoạch
được triển khai nghiêm túc, đúng tiến độ và có hiệu quả.
b) Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm
của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc triển khai thực hiện. Đảm bảo sự phối
hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan trên địa bàn tỉnh, bảo đảm nhập
thông tin, dữ liệu hộ tịch vào cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc có chất lượng,
hiệu quả, dữ liệu thống nhất, chính xác.
c) Số liệu đăng ký hộ tịch được thống kê, tổng hợp
đầy đủ, chính xác, kịp thời; dữ liệu hộ tịch sau khi số hóa được lưu trữ 01 bản
tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế, để chủ
động quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu của tỉnh và thực hiện liên thông, kết nối,
chia sẻ dữ liệu với hệ thông tin khác của tỉnh, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Triển khai thực hiện Dự án số
hóa dữ liệu từ sổ hộ tịch giấy vào cơ sử dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc tại
tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Dự án) được phê duyệt theo Quyết định số
1401/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê
duyệt Dự án Số hóa dữ liệu từ sổ hộ tịch giấy vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc tại tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo theo quy định của Luật Đấu thầu và
các văn bản pháp luật có liên quan
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông.
c) Phương thức thực hiện: Trên cơ sở Công văn số
1437/BTP-CNTT ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Bộ Tư pháp hướng dẫn số hóa Sổ hộ tịch
và các văn bản hướng dẫn liên quan của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức khẩn
trương triển khai Dự án số hóa theo Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tổ chức giải pháp số hóa, đồng
bộ dữ liệu số hóa của Dự án theo yêu cầu của Đề án 06
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh, Sở Thông tin và
Truyền thông và các cơ quan, địa phương liên quan.
c) Phương thức thực hiện:
Để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Đề án 06
- Sở Tư pháp khẩn trương phối hợp với các cơ quan,
địa phương hoàn thành công tác chuẩn bị (cơ sở vật chất, quy trình, phương án,
kịch bản triển khai và các công việc khác liên quan) đảm bảo công tác số hóa dữ
liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh được triển khai nhanh chóng, đầy đủ và chính
xác; Tiến hành phổ biến, quán triệt có các cá nhân, đơn vị, địa phương liên
quan biết, tích cực tham gia thực hiện.
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và
các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng quy trình làm sạch các dữ liệu
hộ tịch được số hóa nhưng có thông tin sai khác phát hiện qua đối sánh với Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư. Tiến hành làm sạch dữ liệu và cập nhật lên hệ thống
Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc để khai thác theo hình thức cuốn chiếu, làm đến
đâu, đồng bộ đến đó (trước mắt thí điểm ở một số địa phương để có phương án
nhân rộng); Có cơ chế khen thưởng đối với các cá nhân, cơ quan, địa phương thực
hiện tốt, vượt chỉ tiêu đề ra; Huy động tối đa các lực lượng để triển khai số
hóa và làm sạch dữ liệu (Tổ Công tác triển khai Đồ án 06, Tổ Công nghệ số cộng
đồng và các lực lượng khác).
- Công an tỉnh chỉ đạo Công an cấp xã phối hợp Tư
pháp và Tổ công tác Đề án 06 cấp xã, cấp thôn thực hiện rà soát, cập nhật, làm
sạch các dữ liệu sai khác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu
hộ tịch đảm bảo thông tin công dân luôn “đúng, đủ, sạch, sống” theo quy
định.
d) Thời gian hoàn thành: Sở Tư pháp phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt, hoàn thành trong thời gian
sớm nhất; Định kỳ hàng tháng báo cáo UBND tỉnh tiến độ, kết quả thực hiện và
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai
thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên
quan triển khai nhiệm vụ tại Kế hoạch này. Chủ trì xây dựng kế hoạch, bố trí thời
gian, địa phương thực hiện nhập dữ liệu số hóa sổ hộ tịch tại mỗi địa bàn cấp
huyện, cấp xã.
b) Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong quá trình triển khai thực hiện số hoá; kịp
thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện
số hoá để có biện pháp giải quyết.
c) Thực hiện rà soát, thống kê số liệu dữ liệu hộ tịch
cần số hóa tại Sở Tư pháp, đảm bảo số liệu đầy đủ, kịp thời và chính xác; tiến
hành nghiệm thu kết quả số hóa dữ liệu tại Sở Tư pháp và địa bàn toàn tỉnh với
Đơn vị thực hiện số hóa.
2. Công an tỉnh
Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan triển
khai nhiệm vụ tại mục 2, phần II Kế hoạch này.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện thẩm định hồ sơ
và các nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện Dự án.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng,
nghiệm thu kết quả thực hiện Dự án về nội dung kỹ thuật, công nghệ đáp ứng triển
khai Chính quyền số tại tỉnh; thực hiện đồng bộ dữ liệu hộ tịch sau khi số hóa
nhằm lưu trữ 01 bản tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh.
5. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Tư pháp triển khai các nội dung về công
tác tài chính trong quá trình thực hiện Dự án theo quy định pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
Huế
a) Chịu trách nhiệm trong việc thực hiện rà soát,
thống kê số liệu hộ tịch cần số hóa tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã trên địa bàn, đảm bảo số liệu đầy đủ, kịp thời và chính xác.
b) Chỉ đạo Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân
cấp xã bố trí điều kiện cần thiết (hội trường và bàn ghế, điện chiếu
sáng...) để Đơn vị thực hiện số hóa thực hiện số hóa theo Kế hoạch của Sở
Tư pháp.
c) Chỉ đạo Trưởng phòng Phòng Tư pháp cấp huyện, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Đơn vị thực hiện số hóa kiểm tra, đối
chiếu dữ liệu đã được Đơn vị thực hiện số hóa thực hiện số hóa với nội dung đã
đăng ký trong Sổ gốc, trường hợp có sai lệch thông tin thì yêu cầu Đơn vị thực
hiện số hóa thực hiện rà soát, chuẩn hóa lại thông tin; tiến hành nghiệm thu kết
quả số hóa dữ liệu tại Phòng Tư pháp, UBND cấp xã với Đơn vị thực hiện số hóa,
tổng hợp báo cáo Sở Tư pháp kết quả thực hiện.
d) Phối hợp với Sở Tư pháp trong quá trình thực hiện
Dự án khi có yêu cầu.
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Phòng Tư pháp và Ủy
ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Hộ tịch và các văn bản
hướng dẫn thi hành; kịp thời cập nhật, tạo lập dữ liệu hộ tịch điện tử tại địa
phương bảo đảm vận hành tốt Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch.
e) Chỉ đạo Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã
phối hợp với công an cấp xã thực hiện việc kiểm tra, xác minh, xử lý đối với những
trường hợp dữ liệu hộ tịch có sai khác trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với
cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy trình hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ
Công an.
Các Sở: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố Huế căn cứ nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện các nội
dung Kế hoạch này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Sở Tư pháp) để theo dõi, tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết
định./.
Nơi nhận:
- Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ;
- Bộ Công an (C06);
- CT, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế;
- VP.UBND tỉnh: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, KN2.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|