ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/KH-UBND
|
Trà Vinh, ngày 17
tháng 01 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2024
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023
I. TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẶT RA NĂM 2023
1. Về hạ tầng số: hạ tầng
viễn thông được quan tâm đầu tư, phát triển rộng khắp; mạng truyền dẫn cáp
quang triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn; 100% xã, phường, thị trấn được
phủ băng rộng cáp quang và sóng thông tin di động 4G. Hạ tầng công nghệ thông
tin được đầu tư theo hướng tập trung, đồng bộ, hiện đại; các hệ thống, nền tảng
dùng chung của tỉnh được triển khai trên mạng truyền số liệu chuyên dùng, đảm bảo
an toàn thông tin,...đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà
nước, phục vụ chuyển đổi số của tỉnh.
2. Về dữ liệu, nền tảng số: một
số cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành, lĩnh vực được xây dựng như CSDL về giá, tài liệu
địa chính, đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường, công trình thủy lợi, hộ
tịch, ....;100% CSDL tại Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh sẵn sàng kết nối với hệ
thống thông tin quản lý ngành, lĩnh vực phục vụ chuyển đổi số; tổ chức kết nối,
khai thác, sử dụng hiệu quả các nền tảng số quy mô quốc gia theo chỉ đạo của
Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan và các nền tảng dùng chung của tỉnh.
3. Về nhân lực số: 100%
cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về
chuyển đổi số, an toàn thông tin; 100% thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng được
phổ biến, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về kỹ năng số, chuyển đổi số.
4. Về an toàn thông tin:
100% các hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu tỉnh được bảo đảm an toàn
thông tin theo mô hình “4 lớp”; 100% máy tính của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND
các huyện, thị xã, thành phố (bao gồm đơn vị thuộc, trực thuộc) đảm bảo cấu
hình được cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc và chia sẻ thông tin với Trung
tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia; 50% hệ thống thông tin của cơ
quan nhà nước được phê duyệt cấp độ đạt 62,5% mục tiêu.
5. Về chính quyền số:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin
trong nội bộ: 100% cơ quan nhà nước ở 03 cấp sử dụng đồng bộ Hệ thống Quản lý văn
bản và điều hành thực hiện công tác, điều hành, xử lý công việc nội bộ. Tỷ lệ
văn bản ký số đạt 85,74%, hồ sơ công việc được xử lý trên hệ thống cấp tỉnh đạt
83,15% mục tiêu, cấp huyện đạt 92,02% mục tiêu, cấp xã đạt 100% mục tiêu; 100%
báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh được thực hiện qua hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội của
UBND tỉnh. Hiện hệ thống đã kết nối, gửi nhận báo cáo hằng tháng với hệ thống
báo cáo của Văn phòng Chính phủ; 100% cơ quan nhà nước ở 03 cấp sử dụng đồng bộ
ISO điện tử.
b) Ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ người dân và doanh nghiệp: 99,8% hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được
giải quyết qua hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; 100%
TTHC đủ điều kiện theo quy định được cung cấp trực tuyến toàn trình; 66% dịch vụ
công trực tuyến có phát sinh hồ sơ, đạt 94,3% mục tiêu; 37,73% hồ sơ được nộp bằng
hình thức trực tuyến/tổng hồ sơ tiếp nhận, đạt 74% mục tiêu; tích hợp 65,8% dịch
vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt 93,99% mục
tiêu.
6. Về kinh tế số: tỷ trọng
kinh tế số trên GRDP tạm tính 8,85% đạt 100% mục tiêu kế hoạch; 100% doanh nghiệp
nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số vượt mục tiêu so với kế hoạch. Các hoạt động hỗ
trợ doanh nghiệp chuyển đổi số chưa được thực hiện, chủ yếu thực hiện các hoạt
động đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về chính sách, chương trình hỗ
trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
7. Về xã hội số: 91,54%
dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt 100% so với mục
tiêu; 80,68% dân số trưởng thành trên địa bàn tỉnh có điện thoại thông minh đạt
100% mục tiêu; 1,79% dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến,
khám chữa bệnh từ xa đạt 6% so với mục tiêu 30%. Tuy nhiên, hạ tầng viễn thông
phục vụ phát triển hình thành công dân số chưa đảm bảo: 69,3% hộ gia đình có đường
Internet cáp quang băng rộng đạt 79,69% so với mục tiêu 87%; 0,88% dân số trưởng
thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt 4,4% so với mục tiêu 20%,...
II. TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2023
1. Nhận thức
số
a) Ngày Chuyển đổi số: UBND tỉnh
chọn ngày 10/10 hàng năm là Ngày chuyển đổi số của tỉnh tại Quyết định số
1934/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 về Ngày Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh; đồng thời ban
hành Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 02/10/2023 hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc
gia, Ngày Chuyển đổi số của tỉnh năm 2023.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ cập
bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 theo Công văn số
4754/BTTTT-CĐSQG ngày 18/9/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tổ chức hội nghị đánh giá kết
quả chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh 9 tháng đầu năm 2023; công bố và phát động sử dụng
các nền tảng số dùng chung của tỉnh (Kho dữ liệu dùng chung; Kho quản lý dữ liệu
điện tử của tổ chức, cá nhân; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến
nghị; ứng dụng Smart Trà Vinh,…); hướng dẫn doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển
đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn
tỉnh với hơn 220 đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện,
thị xã, thành phố; các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham dự.
b) Chia sẻ bài toán, sáng kiến,
cách làm về chuyển đổi số
- Sáng kiến “Hưởng ứng ngày
chuyển đổi số, ngày thứ 6 tăng cường truyền thông về cấp phiếu lý lịch tư pháp
trực tuyến” do Sở Tư pháp tổ chức triển khai với mục tiêu hướng dẫn cho cá
nhân, tổ chức thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt
Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam bằng hình thức trực tuyến, góp
phần tăng tỷ lệ hồ sơ được giải quyết dịch vụ công trực tuyến, nâng cao nhận thức
của cá nhân, tổ chức về lợi ích của việc thực hiện dịch vụ công bằng hình thức
trực tuyến. Kết quả năm 2023 Sở Tư pháp đã tiếp nhận, xử lý 392 hồ sơ cấp phiếu
lý lịch tư pháp trực tuyến, tăng 243 hồ sơ so với cùng kỳ năm 2022.
- Sáng kiến Đẩy mạnh việc “Chuyển
đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân” bằng hình thức thực hiện Dịch vụ
công trực tuyến tại UBND huyện Cầu Ngang; UBND huyện bố trí máy tính, máy scan,
nhân lực và chỉ đạo công chức tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính
công để hướng dẫn cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến đối với tất cả các dịch
vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền quyết định của UBND huyện. Kết quả trong
năm 2023 tiếp nhận 8.535 hồ sơ trực tuyến, tăng 7.241 hồ sơ so cùng kỳ năm
2022.
- Mô hình “Hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ số thiết yếu” tại ấp Bến Kinh, xã Mỹ Long Bắc
và ấp Hòa Lục xã Hiệp Hòa huyện Cầu Ngang theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày
22/8/2023 của UBND huyện triển khai trong tháng 12/2023.
- Chiến dịch “90 ngày, đêm” thu
thập, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện trên địa
bàn tỉnh: mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và lực lượng vũ
trang tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân đăng ký, kích hoạt thành công tài
khoản định danh điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, toàn tỉnh
đã cấp được 568.639 tài khoản định danh điện tử, trong đó có 472.655 tài khoản
được kích hoạt thành công, đạt 95,5% so với chỉ tiêu đề ra (472.655/494.753).
c) Kênh truyền thông Chuyển đổi
số trên Zalo: tiếp tục hưởng ứng Ngày chuyển đổi số, phổ biến, quán triệt cán bộ,
công chức, viên chức tham gia kênh Zalo OA “Chuyển đổi số quốc gia”, Chuyển đổi
số tỉnh Trà Vinh và triển khai đến các thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng
tham gia các kênh Zalo OA chuyển đổi số để kịp thời nắm bắt, cập nhật chủ
trương, định hướng, thông tin về hoạt động chuyển đổi số; làm nền tảng kiến thức
phục vụ hướng dẫn, hỗ trợ người dân.
d) Hoạt động tuyên truyền: chỉ
đạo, định hướng cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông trong tỉnh tuyên truyền
các Nghị quyết, chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chuyển đổi số,
cải cách hành chính, nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin - truyền thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025
nhằm tạo sự đồng thuận xã hội, lan tỏa tinh thần chuyển đổi số đến tất cả tổ chức,
cá nhân, người dân, doanh nghiệp hưởng ứng, thực hiện. Thường xuyên cập nhật
các tin, bài về chuyển đổi số trên chuyên mục chuyển đổi số trên Cổng Thông tin
điện tử tỉnh, Báo Trà Vinh, Cổng Thông tin điện tử các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng chuyên trang Chuyển đổi số của tỉnh
(https://chuyendoiso.travinh.gov.vn) với tần suất ít nhất 1 tin, bài/tuần nhằm
tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về hoạt động chuyển
đổi số của tỉnh. Trong năm, đăng 115 tin bài trong đó: 10 tin mục An toàn thông
tin; 08 tin chuyển đổi số các lĩnh vực; 02 cẩm nang chuyển đổi số; 02 tin mục
Chính quyền số; 09 tin mục Kinh tế số; 02 tin mục xã hội số; 17 tin mục Chuyển
đổi số (dịch vụ công trực tuyến); 05 tin mục Tổ Công nghệ số cộng đồng; 57 tin
tổng hợp; 01 tin mục Văn bản chỉ đạo điều hành, 02 tài liệu hội nghị, hội thảo.
2. Thể chế
số
a) Ban hành Nghị quyết của cấp ủy
và kế hoạch của cấp chính quyền về chuyển đổi số
- Về ban hành Nghị quyết của cấp
ủy: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/01/2022 về
Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Về kế hoạch của cấp chính quyền:
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 50/KH- UBND ngày 12/7/2022 về triển khai thực hiện
Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 26/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi
số tỉnh Trà Vinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
b) Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành
Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 quy định mức thu phí, lệ phí đối
với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
c) Hoạt động của Ban Chỉ đạo
chuyển đổi số năm 2023
- Ban Chỉ đạo cải cách hành
chính; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh được
kiện toàn tại Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 07/9/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh;
đồng thời ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính; nâng
cao chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh năm 2023 (Kế hoạch
số 23/KH-BCĐ ngày 21/4/2023).
- Trong năm, chủ trì và tham
gia các phiên họp của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; chỉ đạo triển khai thực
hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính;
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh năm 2023; Kế
hoạch số 50/KH-UBND ngày 12/7/2022 triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU
ngày 26/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 59/KH- UBND ngày 19/9/2022 về
phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm
2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 04/10/2022 về triển
khai Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số tỉnh Trà Vinh; Kế hoạch số
46/KH-UBND ngày 21/6/2022 về Chuyển đổi Ipv6 cho các cơ quan nhà nước trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch số 52/KH- UBND ngày 21/7/2022
về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn
2022 - 2025; Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 18/4/2023 của UBND tỉnh về Chuyển đổi
số tỉnh Trà Vinh năm 2023;....
3. Hạ tầng
số
a) Hạ tầng viễn thông: được
quan tâm đầu tư, phát triển tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, đảm bảo hạ tầng
mạng hoạt động ổn định, thông suốt phục vụ kịp thời sự chỉ đạo, điều hành của
các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhu cầu của người dân. Hệ thống Internet băng rộng
cáp quang đã được phát triển đến 100% xã, phường, thị trấn; 100% xã, phường thị
trấn được phủ sóng di động 3G, 4G, đảm bảo cung cấp kết nối mạng cho các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn tỉnh với tổng số 1.222 trạm thu phát sóng thông tin di động.
Trên 82% người dân sử dụng Internet; 76,3% dân số trên địa bàn tỉnh có điện thoại
thông minh; tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt
69,33%;…
b) Hạ tầng bưu chính: trên địa
bàn tỉnh hiện có 14 doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bưu chính với
tổng số 263 điểm phục vụ (trong đó có 53 bưu cục, 83 điểm Bưu điện - Văn hóa xã
và 127 điểm phục vụ hình thức khác (các điểm thu gom)…); 85/85 xã có điểm phục
vụ bưu chính, chất lượng dịch vụ luôn được nâng cao sẵn sàng cung cấp dịch vụ
cho chuyển đổi số của tỉnh.
c) Trung tâm dữ liệu của tỉnh:
cơ bản được đầu tư hiện đại, đồng bộ, năng lực hiện tại đang đảm bảo cho triển
khai, vận hành các ứng dụng, cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh với 179 máy chủ (trong đó có 39 máy chủ vật lý, 140 máy chủ ảo hóa).
d) Mạng truyền số liệu chuyên
dùng: 150 cơ quan, đơn vị (16 cơ quan Đảng; 134 cơ quan nhà nước (cấp tỉnh: 19,
cấp huyện: 09, cấp xã: 106) đã kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng, hình thành
mạng dùng riêng khép kín và được triển khai các giải pháp an toàn thông tin.
đ) Chứng thư số chuyên dùng:
trong năm, thu hồi 204 chứng thư số, cấp mới 1.573 chứng thư số, nâng tổng số
chứng thư số đang hoạt động 3.951 (639 chứng thư số tổ chức, 3.312 chứng thư số
cá nhân (3.232 USB, 80 SIM PKI) phục vụ ký số văn bản, hồ sơ điện tử.
e) Về tổ chức triển khai chuyển
đổi các hệ thống thông tin của UBND tỉnh (tên miền travinh.gov.vn) sang sử dụng
địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới - Ipv6: đã thực hiện chuyển đổi Cổng
thông tin điện tử và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh
sang sử dụng Ipv6; đang thực hiện chuyển đổi Ipv6 cho các hệ thống thông tin
còn lại của tỉnh.
4. Dữ liệu
số
a) Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh:
vận hành Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh; hệ thống có chức năng tích hợp, chia
sẻ dữ liệu giữa các CSDL chuyên ngành, lĩnh vực hỗ trợ các cơ quan có liên quan
khai thác, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản
lý, điều hành, đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính. Hiện tại đã tích hợp
các loại dữ liệu: người dân, doanh nghiệp, thủ tục hành chính, danh mục dùng
chung, hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức, thông tin và truyền thông.
b) Hệ thống Khai thác kho dữ liệu
dùng chung: vận hành Hệ thống Khai thác kho dữ liệu dùng chung của tỉnh; hệ thống
cung cấp các tính năng xử lý, khai phá dữ liệu; trực quan hóa dữ liệu; mô phỏng
dự báo dữ liệu theo mô hình; công cụ hình thành dịch vụ thông tin phục vụ người
dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức thông qua việc cung cấp số liệu, báo cáo
thống kê kinh tế - xã hội và các dịch vụ khai thác thông tin trên ứng dụng công
dân số.
c) Kho quản lý dữ liệu điện tử
của tổ chức, cá nhân: thí điểm Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân
tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; hệ thống có chức
năng hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức trong quy trình giải quyết thủ tục
hành chính lưu trữ, kiểm tra, xác thực trực tuyến các thông tin thành phần hồ
sơ đăng ký thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân đã nộp; đồng thời
hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thực hiện thủ tục bằng hình thức trực tuyến
theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục
hành chính trên môi trường điện tử. Đã hoàn thành kết nối Kho quản lý dữ liệu
điện tử của tổ chức, cá nhân tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành
chính tỉnh với Kho quản lý dữ liệu tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc
gia.
d) Nhiều CSDL ngành, lĩnh vực
đã được các Sở, Ban ngành tỉnh tạo lập phục vụ công tác quản lý ngành, lĩnh vực
gồm: CSDL Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã;
CSDL Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã; CSDL Kinh tế xã hội; CSDL
Hộ kinh doanh; CSDL Đất đai, bản đồ số; CSDL Thông tin dữ liệu môi trường, tài
nguyên nước, địa chất và khoáng sản; CSDL Đoàn viên, hội viên; CSDL Hồ sơ sức
khỏe điện tử; CSDL Quản lý bệnh viện; CSDL Quản lý trường học; CSDL Quản lý hồ
sơ người có công; CSDL Công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng; công bố chỉ số
giá xây dựng hàng quý; CSDL Quản lý dự án đầu tư; CSDL Quản lý chế độ chính
sách; CSDL Thẩm định quyết toán ngân sách; CSDL Quản lý tài chính, điều hành,
quyết toán ngân sách; CSDL Môi trường ngành công thương; CSDL Ngành công
thương; CSDL Quản lý giấy phép lái xe; CSDL Quản lý vận tải đường bộ; CSDL
Thông tin dữ liệu về đề tài/dự án; CSDL Thông tin dữ liệu về thống kê khoa học
và công nghệ;…
5. Nền tảng
số: Trà Vinh đã triển khai một số nền tảng số gồm:
a) Nền tảng trung tâm giám sát
điều hành an toàn thông tin mạng (SOC): đang vận hành Trung tâm Trung tâm giám
sát, điều hành an toàn, an ninh mạng.
b) Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ
liệu cấp tỉnh (LGSP): đã hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu
cấp tỉnh, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), sẵn
sàng hỗ trợ tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng, dịch vụ công nghệ
thông tin của tỉnh với nhau và với các hệ thống thông tin có chia sẻ dữ liệu
qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP). Hiện tại, LGSP của tỉnh
đang hỗ trợ tích hợp chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính của tỉnh với các hệ thống thông tin, CSDL gồm: 16 hệ thống thông
tin, CSDL quốc gia có kết nối chia sẻ dữ liệu qua NDXP, 07 hệ thống thông tin,
CSDL của tỉnh.
c) Nền tảng phân tích, xử lý dữ
liệu tổng hợp tập trung: đã triển khai Kho dữ liệu; Hệ thống khai thác Kho dữ
liệu.
d) Nền tảng số quản trị tổng thể,
thống nhất toàn tỉnh, thành phố phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị
nội bộ của cơ quan nhà nước: đã triển khai Hệ thống xác thực tập trung (SSO) hỗ
trợ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị sử dụng 01 tài khoản, đăng
nhập 01 lần để sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung có liên quan của tỉnh
gồm Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, Hệ thống thư điện tử công
vụ, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống Phản ánh kiến nghị, Kho dữ
liệu dùng chung của tỉnh, Hệ thống ISO điện tử.
đ) Nền tảng họp trực tuyến:
đang vận hành Hệ thống hội nghị truyền hình (MCU) và Hệ thống hội nghị trực tuyến
(Jitsi).
e) Nền tảng giám sát trực tuyến
phục vụ công tác quản lý nhà nước: đã triển khai IOC, Kho dữ liệu, Hệ thống báo
cáo kinh tế - xã hội (Trung tâm điều hành chỉ số kinh tế - xã hội của tỉnh).
g) Nền tảng trợ lý ảo phục vụ
người dân, doanh nghiệp: đã tích hợp nền tảng trợ lý ảo vào ứng dụng công dân số
thuộc hệ thống khai thác Kho dữ liệu; Ứng dụng Smart Trà Vinh.
h) Nền tảng trợ lý ảo phục vụ
công chức, viên chức: đã tích hợp nền tảng trợ lý ảo vào hệ thống khai thác Kho
dữ liệu của tỉnh; Ứng dụng Smart Trà Vinh phục vụ công chức, viên chức.
i) Nền tảng thanh toán trực tuyến
của tỉnh: được tích hợp vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của
tỉnh, sẵn sàng hỗ trợ tổ chức, cá nhân thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế
khi thực hiện thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính; nền tảng đã được kết nối, liên thông với nền tảng thanh toán của Cổng
dịch vụ công quốc gia.
k) Nền tảng ký số: đã được tích
hợp vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh và Hệ thống
quản lý văn bản và điều hành, sẵn sàng hỗ cơ quan thuộc hệ thống chính trị, người
có thẩm quyền thực hiện ký số hồ sơ, văn bản, kết quả giải quyết thủ tục hành
chính; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ký số hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành
chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.
6. Nhân lực
số
a) Về bố trí nhân sự phụ trách
công nghệ thông tin: tất cả các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện đều bố trí
cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
b) Về đào tạo, tập huấn, nâng
cao nhận thức về chuyển đổi số
- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn
cho gần 10.300 cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số: tổ chức hội nghị
chuyển đổi số ngành giáo dục với hơn 500 cán bộ quản lý giáo dục từ tỉnh đến cơ
sở tham dự; hơn 230 cán bộ, công chức tham dự các hội nghị tập huấn chuyển đổi
số ngành, lĩnh vực; tập huấn “Chuyển đổi số cộng đồng cho cán bộ Đoàn - Hội”
cho hơn 145 đồng chí cán bộ Đoàn - Hội trên địa bàn huyện Châu Thành, Chi hội
Sinh viên Châu Thành trường Đại học Trà Vinh; tập huấn Chuyên đề “Chuyển đổi số
hiện nay - Nhiệm vụ Chính trị trọng tâm cần quan tâm thực hiện để tạo đột phá
trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thời gian tới” cho 1.105 cán bộ
quy hoạch cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp ủy cơ sở, đảng ủy công an; tập
huấn sử dụng Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân, tra cứu xác thực
thông tin công dân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cho
818 công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, trả kết quả giải quyết
thủ tục hành chính, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên hệ
thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; tập huấn cho 3.809 đảng
viên sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử; tập huấn ký số hồ sơ trên Hệ thống iGate
cho 506 cho cán bộ, công chức, viên chức trong quy trình giải quyết thủ tục
hành chính; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho 1.165 cán bộ, công chức tham
mưu, giúp việc Đề án 06 tại các Sở, ngành tỉnh; Tổ công tác triển khai Đề án 06
cấp huyện, cấp xã về chuyển đổi số qua nền tảng MOOC (daotao.ai); bồi dưỡng về
Quản lý dịch vụ logistics năm 2023 cho 83 cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn
trực tiếp và trực tuyến cho hơn 1.900 lượt cán bộ, công chức, viên chức sử dụng,
khai thác các hệ thống, ứng dụng đã được triển khai gồm Hệ thống thông tin giải
quyết thủ tục hành chính tỉnh, Quản lý văn bản điều hành; hệ thống ISO điện tử;
ứng dụng chứng thư số,…
- Cử hơn 77 lượt công chức,
viên chức tham dự các hội thảo, triển lãm liên quan chuyển đổi số, an toàn
thông tin ở trong và ngoài tỉnh.
- Đăng ký 724 học viên tham gia
bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ
số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ
chức.
7. An toàn
thông tin mạng
a) Đã triển khai Trung tâm giám
sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đảm bảo năng lực phục vụ công tác
giám sát, điều hành, bảo đảm an toàn, an ninh mạng trên phạm vi toàn tỉnh; đảm
bảo Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh kết nối và chia
sẻ thông tin thông suốt với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc
gia. Đến nay, hệ thống SOC ghi nhận 199 cảnh báo, trong đó 70 cảnh báo lỗ hổng
bảo mật , 99 cảnh báo mã độc, 02 cảnh báo lỗi phần mềm ứng dụng, 12 cảnh báo mất
kết nối, 16 cảnh báo yêu cầu xác minh hành vi nghiệp vụ.
b) Triển khai thực hiện đảm bảo
an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của
Thủ tướng Chính phủ; triển khai giải pháp phòng, chống mã độc tập trung cho các
sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND xã, phường, thị
trấn. Hiện tại, 100% máy tính của các sở, ban, ngành tỉnh (không bao gồm đơn vị
trực thuộc), UBND các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo cấu hình đã được cài đặt
các phần mềm phòng chống mã độc.
c) Tổng số hệ thống thông tin
trên địa bàn tỉnh được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin theo quy định là
26/52 hệ thống (đạt 62,5% mục tiêu), các cơ quan còn lại tiếp tục lập hồ sơ đề
xuất cấp độ theo lộ trình.
d) Thành lập Đội Ứng cứu sự cố
an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo Quyết định số
05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ
thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; cử
thành viên đội ứng cứu tham gia Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn không
gian mạng Việt Nam 2023.
đ) Công tác tuyên truyền, phổ
biến: thiết lập chuyên mục về an toàn thông tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh
đăng tải các văn bản, tin bài về công tác an toàn thông tin; phổ biến chủ
trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về an toàn thông
tin, tình hình và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thông tin; triển
khai, phổ biến 13 văn bản cảnh báo lỗ hổng bảo mật an toàn thông tin từ Bộ
Thông tin và Truyền thông, Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng
(SOC) của tỉnh đến các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
8. Chính
quyền số
a) Các ứng dụng dùng chung
trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước: tỉnh đã triển khai đưa vào áp dụng
nhiều ứng dụng dùng chung phục vụ công tác nội bộ của cơ quan, đơn vị cụ thể
như:
- Hệ thống Quản lý văn bản và
điều hành - iOffice: đã triển khai áp dụng cho 577 cơ quan (cấp tỉnh: 139, cấp
huyện: 332, cấp xã: 106) với 8.024 người dùng; đã tích hợp giải pháp ký số;
liên thông gửi nhận văn bản điện tử thông suốt từ trung ương đến cấp xã và liên
thông gửi nhận văn bản điện tử với hệ thống iOffice của Văn phòng Tỉnh ủy.
Trong năm, có 270.555 văn bản điện tử phát hành trên hệ thống, trong đó có
231.974 văn bản được ký số (tỷ lệ 85,74%).
- Hệ thống thư điện tử công vụ
(mail.travinh.gov.vn): trong năm, cấp mới 2.087 tài khoản mới nâng tổng số hộp
thư điện tử công vụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức là 10.183. Qua đó góp
phần đẩy mạnh tăng cường trao đổi, sử dụng văn bản điện tử qua môi trường mạng.
- Hệ thống ISO điện tử: được
triển khai đến 19 cơ quan thuộc UBND tỉnh, 09 UBND các huyện, thị xã, thành phố
và 106 UBND xã, phường, thị trấn; tổng số người sử dụng hệ thống là 1.133 người,
hệ thống hỗ trợ công tác quản lý, áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 . Hệ thống kết nối với Cổng dịch vụ công của tỉnh
để đồng bộ trạng thái tiếp nhận, xử lý, trả kết quả giải quyết thủ tục hành
chính.
- Hệ thống báo cáo kinh tế - xã
hội tỉnh: Hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh phục vụ nhu cầu khai thác
thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước, phục vụ chỉ đạo, điều hành của
lãnh đạo các cấp, đã triển khai đến 194 đơn vị (cấp tỉnh 16, cấp huyện 72, cấp
xã 106). Hiện đã kết nối, gửi nhận báo cáo hằng tháng với hệ thống báo cáo của
Văn phòng Chính phủ, thực hiện cập nhật 649 chỉ tiêu lên hệ thống.
- Hệ thống hội nghị truyền
hình: năng lực đáp ứng 120 điểm cầu họp đồng thời (05 điểm cầu tỉnh; 09 điểm cầu
huyện, thị xã, thành phố và 106 điểm cầu xã, phường, thị trấn). Đã phục vụ hơn
147 cuộc họp định kỳ, đột xuất của tỉnh, giữa tỉnh và Trung ương.
b) Các ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ người dân, doanh nghiệp
- Hệ thống Cổng thông tin điện
tử có 01 cổng chính (https://travinh.gov.vn) với 03 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng
Anh, tiếng Khmer và 115 cổng thông tin thành phần kịp thời đăng tải thông tin
kinh tế - xã hội, hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước. Trong
năm, website Cổng thông tin điện tử tỉnh đã thu hút được 12.103.906 lượt truy cập,
tìm kiếm thông tin. Mỗi tin, bài có lượt xem trung bình từ 1.200 - 1.500 lượt.
Ngoài ra, vận hành trang Facebook, Zalo Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh để
hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin kịp thời; trang Facebook
chính thức của Cổng thông tin điện tử tỉnh hiện có 12.212 lượt người theo dõi,
trên 9.310 lượt yêu thích, 113.876 lượt truy cập trang. Các bài viết đăng tải
trên trang Facebook có 484.193 lượt tiếp cận tự nhiên (tăng 117,2% so với cùng
kỳ năm 2022), 11.300 lượt tương tác. Kênh Zalo Official thu hút trên 79.559 lượt
người quan tâm với trung bình hơn 3.000 lượt xem hàng tháng.
- Hệ thống thông tin giải quyết
thủ tục hành chính của tỉnh (https://dichvucong.travinh.gov.vn): cung cấp
1.858 dịch vụ công, trong đó 551 dịch vụ công trực tuyến một phần (chiếm tỷ lệ
29,65%); 1.057 dịch vụ công trực tuyến toàn trình (chiếm tỷ lệ 56,9%). Trong
năm, hệ thống đã tiếp nhận 333.778 hồ sơ (207.833 trực tiếp, 125.945 trực tuyến
(chiếm tỷ lệ 37,73% đạt 74% mục tiêu)) và giải quyết 332.995 hồ sơ, các hồ sơ
còn lại trong quá trình giải quyết. Trong đó, dịch vụ công mức một phần tiếp nhận
221.825 hồ sơ (153.751 trực tiếp, 68.074 trực tuyến (chiếm tỷ lệ 30,68%)); dịch
vụ công mức toàn trình tiếp nhận 109.541 hồ sơ (51.670 trực tiếp, 57.871 trực
tuyến (chiếm tỷ lệ 52,83%)); 60% dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt
86% mục tiêu. Hiện có 1.057/1.057 thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định
được cung cấp trực tuyến toàn trình, đạt 100% mục tiêu. Rà soát, công khai
1.808 thủ tục hành chính và tích hợp 1.058 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch
vụ công quốc gia, chiếm tỷ lệ 65,8% đạt 93,99% mục tiêu. Hệ thống đã kết nối với
CSDL quốc gia về dân cư để hỗ trợ các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xác
thực thông tin công dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Trong
năm có khoảng 82.413 lượt truy cập dịch vụ xác thực thông tin công dân phục vụ
giải quyết thủ tục hành chính.
- Cổng thông tin doanh nghiệp,
hộ kinh doanh, hợp tác xã của tỉnh (https://doanhnghiep.travinh.gov.vn): cung cấp
3.812 thông tin doanh nghiệp, 22.313 hộ kinh doanh, 91 hợp tác xã của tỉnh;
thông tin chủ trương, chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp; hỗ trợ
doanh nghiệp giới thiệu quảng bá sản phẩm, liên kết trong sản xuất, kinh doanh.
- Trang thông tin khởi nghiệp tỉnh
(http://khoinghiep.travinh.gov.vn): cung cấp thông tin hoạt động khởi
nghiệp cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng CSDL khởi
nghiệp, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống CSDL dùng chung của tỉnh phục
vụ việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Trang thông tin điện tử phổ
biến, giáo dục, pháp luật (https://pbgdpl.travinh.gov.vn): cung cấp
thông tin, tài liệu giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành, thông cáo
báo chí về văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh,
Quyết định của UBND tỉnh, các văn bản, pháp lệnh khác có liên quan đến ngành,
lĩnh vực quản lý. Từ đầu năm 2023 đến nay đã phổ biến trên 680 bài viết, văn bản
trên trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục, pháp luật của tỉnh.
- Hệ thống phản ánh kiến nghị (https://pakn.travinh.gov.vn/vi):
là kênh tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định
hành chính và các lĩnh vực liên quan đến trật tự, hạ tầng đô thị, nâng cao chất
lượng và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính
nhà nước các cấp. Đồng thời là kênh tương tác và kết nối giữa người dân, doanh
nghiệp với chính quyền; tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp
tham gia đóng góp ý kiến, phản ánh các vấn đề trên địa bàn, đồng thời sử dụng
các dịch vụ, tiện ích thông minh thông qua việc kết nối với các dịch vụ an
ninh, y tế, môi trường. Hệ thống đã được tích hợp vào Ứng dụng Smart Trà Vinh.
- Ứng dụng Smart Trà Vinh (App
Smart Trà Vinh): có chức năng tích hợp, liên kết để cung cấp các ứng dụng, tiện
ích chuyển đổi số trên thiết bị di động như tra cứu thông tin lịch công tác của
lãnh đạo UBND tỉnh, lịch tiếp công dân, văn bản chỉ đạo, văn bản pháp luật,
thông tin về chuyển đổi số, thông tin chuyên ngành; theo dõi tình hình thông
tin kinh tế - xã hội, giao thông, y tế,...; giúp người dân, doanh nghiệp sử dụng
các tiện ích dịch vụ công, thanh toán trực tuyến,...
9. Về chuyển
đổi số các lĩnh vực ưu tiên
a) Lĩnh vực y tế
- Triển khai ứng dụng quản lý
khám chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh; ứng dụng Quản lý y tế cơ sở cho
các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã, phường; hệ thống đã được kết
nối liên thông với Cổng dữ liệu y tế của Bộ Y tế và Cổng giám định bảo hiểm y tế
quốc gia.
- Triển khai hệ thống quản lý hồ
sơ sức khỏe điện tử trên toàn tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có trên 87,69% dân số được
tạo lập Hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Triển khai Nền tảng khám chữa
bệnh từ xa (Vtelehealth) cho 58 cơ sở khám chữa bệnh; đã có 14.102 phiên khám từ
xa; cài đặt ứng dụng và hướng dẫn sử dụng cho 86.024 người dân.
- Triển khai thanh toán không
dùng tiền mặt: 08 bệnh viện đã triển khai không dùng tiền mặt với tổng số tiền
thanh toán 546,401 triệu đồng.
- Triển khai đơn thuốc điện tử:
đã phê duyệt 112 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó 47 cơ sở đã liên thông đơn thuốc
quốc gia; 747 bác sĩ đã được cấp mã liên thông; 336.413 đơn thuốc được liên
thông.
- Triển khai khám chữa bệnh sử
dụng thẻ CCCD: triển khai cho 41 cơ sở, hiện có 1.612.955 lượt khám chữa bệnh.
- Triển khai liên thông giấy
khám sức khỏe lái xe, chứng sinh, giấy báo tử phục vụ Đề án 06 cho 15 cơ sở với
14.855 hồ sơ được liên thông.
b) Lĩnh vực giáo dục
- Triển khai phần mềm quản lý trường
học VnEdu trong toàn ngành (Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo,
các đơn vị trường học, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các trường ngoài
công lập); thực hiện đồng bộ dữ liệu từ phần mềm VnEdu với CSDL của ngành giáo
dục; đang thực hiện thí điểm hệ thống K12Online tại các trường trung học phổ
thông. Triển khai giải pháp thu/chi hộ học phí không dùng tiền mặt đến các cơ sở
giáo dục trong toàn tỉnh và triển khai thu học phí không dùng tiền mặt đến 100%
các trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo với tổng số tiền thanh toán
trên 13 tỷ đồng.
- Triển khai đề án Số hóa tại Đại
học Trà Vinh: đang xây dựng hệ thống CSDL về đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; triển khai hệ thống eLearning mức độ cơ bản phục vụ 100%
sinh viên và giảng viên, trong đó: 100% môn học có đăng ký giảng dạy trực tuyến
(đạt gần 100% các học phần lý thuyết) đều đưa lên trang Quản lý hệ thống học tập
trực tuyến của trường (https://lms.tvu.edu.vn), có bộ phận bán chuyên trách hỗ
trợ giáo viên/sinh viên trong việc học tập/giảng dạy trực tuyến; xây dựng kho dữ
liệu tích hợp và các ứng dụng khai thác dữ liệu, bao gồm các dữ liệu về viên chức,
sinh viên, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, hợp tác quốc tế, ký
túc xá, kho công văn, các công tác quản trị nhà trường,... Triển khai một số ứng
dụng và thiết bị kết nối IoT trong việc điều khiển, giám sát và điều khiển điện
năng tại phòng học, giám sát chỉ số chất lượng không khí,... Xây dựng ứng dụng
kết nối giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt với ViettelPay, Sacombank Pay,
VNTP Money.
- Trường Đại học Trà Vinh là 1
trong 9 đơn vị được vinh danh tại hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển
đổi số xuất sắc tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam
Digital Awards 2023.
c) Lĩnh vực tài chính - ngân
hàng
- Bên cạnh áp dụng các hệ thống
công nghệ thông tin do Bộ Tài chính triển khai, Sở Tài chính đã đưa vào sử dụng
các ứng dụng hỗ trợ trong công tác điều hành và quản lý ngân sách của tỉnh như:
quản lý quỹ lương, quản lý chế độ chính sách, quản lý dự án đầu tư, phần mềm thẩm
định xét duyệt quyết toán ngân sách theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày
25/12/2017 của Bộ Tài chính, quản lý cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, quản lý tài
chính - điều hành - quyết toán ngân sách.
- Triển khai thí điểm dịch vụ
Mobile Money theo Quyết định số 1916/QĐ- NHNN ngày 26/11/2021 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước. Việc triển khai thí điểm đã đạt được một số kết quả tích cực,
góp phần vào phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nhằm cho phép
khách hàng dùng tài khoản viễn thông để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau
như: thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ; chuyển tiền, nạp, rút
tiền trực tiếp tại hệ thống cửa hàng, điểm giao dịch rộng khắp trên địa bàn tỉnh,
góp phần đưa dịch vụ thanh toán điện tử có thể tiếp cận đến người dân ở khu vực
nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
d) Lĩnh vực nông nghiệp
- Triển khai hệ thống giám sát
côn trùng thông minh nhằm theo dõi tình hình côn trùng trên cây lúa tại UBND
các huyện (Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang) giai đoạn
2020 - 2024. Thí điểm 02 trạm cảnh báo dông, sét tự động đặt tại xã Long Sơn,
huyện cầu Ngang và xã Long Hiệp, huyện Trà Cú (bán kính khoảng 300m - 500m), hệ
thống tự động phát tín hiệu cảnh báo khi phát hiện các dấu hiệu của dông, sét,
hỗ trợ người dân chủ động phòng tránh dông, sét.
- Xây dựng ứng dụng thông tin
quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản của tỉnh (thực hiện
thí điểm năm 2021-2022) và hỗ trợ giao dịch trên sàn Nông sản sạch Azuamua.com.
- Áp dụng các hệ thống, ứng dụng
chuyên ngành: Hệ thống báo cáo thống kê trực tuyến ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Hệ thống giám sát côn trùng thông minh phục vụ công tác bảo vệ
thực vật (dự báo côn trùng trên cây lúa). Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật
VAHIS. Ứng dụng phần mềm dự tính dự báo PPDMS (sâu bệnh trên cây trồng). Phần mềm
cấp và quản lý mã số vùng trồng nội địa. Phần mềm VNFISHBASE, cập nhật, khai
thác và quản lý CSDL quốc gia về thủy sản. Hệ thống giám sát tàu cá (VMS). Phần
mềm ghi thu tiền nước và quản lý khách hàng. Thu tiền kiểm dịch động vật trực
tuyến. Phần mềm quan trắc theo dõi lưu lượng nước, độ mặn. Phần mềm diễn biến rừng
FRMS 4.0.
đ) Lĩnh vực giao thông vận tải
- logistics
- Triển khai áp dụng phần mềm
Quản lý giấy phép lái xe (quản lý, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe); Hệ thống
dịch vụ công trực tuyến đổi giấy phép lái xe; Hệ thống dịch vụ công trực tuyến
vận tải đường bộ (quản lý vận tải, cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu,
biển hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải).
- Hệ thống xử lý và khai thác sử
dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh
doanh vận tải.
e) Lĩnh vực thương mại, công
nghiệp và năng lượng
- Vận hành hệ thống sàn giao dịch
thương mại điện tử: hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật, giới thiệu các loại sản phẩm
trên sàn với trên 120 loại sản phẩm, trong đó có 45 loại là các sản phẩm OCOP,
75 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đạt chứng nhận khác như
sản phẩm an toàn, VietGap, ISO; cập nhật 400 bản tin, tin ảnh, thông tin về thị
trường trong và ngoài nước, thị trường trong tỉnh, mô hình kinh tế và giải pháp
kinh tế trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh; hướng dẫn cho 26 đơn vị
tham gia xây dựng, cập nhật gian hàng trực tuyến trên các sàn Tiki.vn, Voso.vn,
Sendo.vn,...; thực hiện liên kết sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh với 14 tỉnh,
thành phố trên cả nước; tổ chức kết nối thị trường với các sàn thương mại điện
tử tại thành phố Hồ Chí Minh (các sàn Accesstrade, Tiki, Lazada, Droppii), kết
quả có 14 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia, có hơn 20 sản phẩm đặc trưng, sản
phẩm OCOP (3 sao, 4 sao, 5 sao). Đồng thời, đề xuất Cục thương mại điện tử và
Kinh tế số - Bộ Công Thương hỗ trợ đưa các sản phẩm lên sàn, hỗ trợ Công ty
TNHH chế biến Dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) và Công ty cổ phần Trà Bắc có sản phẩm
chủ lực đạt OCOP 4 hoặc 5 sao tham gia sàn giao dịch nước ngoài (Alibaba.com).
- Xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp
áp dụng các giải pháp công nghệ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm: hỗ
trợ in 895 tem và kích hoạt tem QR code cho 04 loại sản phẩm (gạo, gạo hữu cơ,
bưởi da xanh, dưa lưới); đồng thời, tổ chức 04 lớp tập huấn khai thác sử dụng
tem truy xuất nguồn gốc các loại sản phẩm trên. Khảo sát đánh giá thực trạng
đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ và cải tiến mẫu mã sản phẩm, quảng bá tài sản
trí tuệ cho 13 hợp tác xã nông thôn kiểu mới và các sản phẩm OCOP Trà Vinh. Tư
vấn xây dựng nền tảng dữ liệu điện tử hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản
phẩm chủ lực của tỉnh - Video clip phóng sự tuyên truyền phát trên Đài Phát
thanh và Truyền hình Trà Vinh.
- Triển khai xây dựng phần mềm
thực hiện đề án “Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm đặc
trưng của tỉnh Trà Vinh” và Ứng dụng di động (Mobile Application) cho Sàn giao
dịch thương mại điện tử của tỉnh. Kết quả đến nay, đã hoàn thành đưa vào vận
hành thử nghiệm phần mềm ứng dụng di động cho Sàn giao dịch thương mại điện tử
tỉnh Trà Vinh, đồng thời tổ chức hướng dẫn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
cài đặt và sử dụng ứng dụng với tên “Trà Vinh Trade” thông qua App Store và CH
Play.
- Triển khai cho doanh nghiệp cập
nhật tình hình hoạt động hóa chất thông qua Hệ thống CSDL hóa chất quốc gia. Kết
quả đến nay có 09/10 doanh nghiệp báo cáo qua hệ thống.
- Triển khai lưới điện thông
minh: chuyển 06/06 trạm biến áp đang điều khiển từ xa sang trạm biến áp không
người trực vận hành, việc thu thập thông số kỹ thuật đều được thực hiện tự động,
mọi hoạt động đóng cắt, vận hành lưới, giám sát quá trình hoạt động, thu thập dữ
liệu của trạm đều được điều khiển từ xa, giám sát qua hệ thống camera từ Trung
tâm điều khiển xa để thu thập toàn bộ dữ liệu công tơ mọi lúc, mọi nơi để tính
hóa đơn, tạo sự khách quan, minh bạch trong việc ghi chỉ số công tơ hàng tháng,
góp phần nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng điện.
g) Lĩnh vực tài nguyên và môi
trường
- Vận hành và phát triển các hệ
thống thông tin, CSDL phục vụ quản lý toàn diện, hiệu quả lĩnh vực tài nguyên
và môi trường, bảo đảm yêu cầu kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin phục vụ
công tác quản lý, nghiên cứu, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là CSDL đất
đai, bản đồ số, các CSDL về lĩnh vực khác (nền địa lý quốc gia, quan trắc tài
nguyên và môi trường, đa dạng sinh học, nguồn thải, viễn thám, biển đảo, biến đổi
khí hậu, khí tượng - thủy văn, địa chất - khoáng sản,...). Xây dựng bản đồ số mở
làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát triển kinh tế - xã hội; triển khai
các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi
trường, cảnh báo sớm thiên tai.
- Đã hoàn thành giai đoạn 1 và
2 của Dự án thiết lập CSDL về quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh, xây dựng hệ thống tiếp nhận, tích hợp và công bố dữ liệu quan trắc
tài nguyên môi trường tại tỉnh, sử dụng thông số trong CSDL về quan trắc tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phục vụ nông nghiệp (cảnh báo về
xâm nhập mặn cho địa phương).
- Xây dựng phần mềm quản lý
thông tin đất đai trên nền tảng công nghệ WebGIS hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý, sử dụng, truy cập và tra cứu thông tin, giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh; xây dựng phần mềm khai
thác CSDL tài nguyên nước phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
tài nguyên nước, ...
- Bước đầu hoàn thiện Trung tâm
dữ liệu tài nguyên và môi trường của tỉnh theo hướng hiện đại, tăng khả năng
lưu trữ, khả năng xử lý dữ liệu, kết nối liên thông với các hệ thống của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, tập trung dữ liệu tạo thuận lợi cho việc quản lý, khai
thác và sử dụng.
- Phần mềm quản lý thông tin đất
đai trên nền tảng công nghệ WebGIS đưa vào sử dụng tại Phòng Quản lý đất đai,
Văn phòng đăng ký đất đai và Trung tâm Phát triển quỹ đất. Ngoài ra phần mềm
còn hỗ trợ công bố thông tin đất đai dưới dạng bản đồ (GIS), hỗ trợ người dân
tìm kiếm thông tin: Số tờ, số thửa, đơn vị hành chính,… Hiện tại phần mềm đã
công bố thông tin của 04 huyện: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang và Châu Thành với
các thông tin về: Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, công trình quy
hoạch, thông tin về đất công, góp phần tăng tính công khai, minh bạch thông tin
về đất đai cho người dân.
- Phần mềm quản lý lĩnh vực tài
nguyên nước được đưa vào sử dụng phục vụ tốt cho công tác chuyên môn tại phòng
Quản lý Tài nguyên và Biển, các thông tin về thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới
đất, nước mặt, hồ sơ xả thải vào nguồn nước được số hóa và cập nhật thường
xuyên.
10. Kinh tế
số
a) Về phát triển doanh nghiệp
công nghệ số: trên địa bàn tỉnh hiện nay có trên 125 doanh nghiệp kinh doanh
lĩnh vực công nghệ thông tin, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh các sản
phẩm phần cứng (máy tính, máy in, các linh kiện điện tử, …), một số doanh nghiệp
sản xuất gia công, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm, và nội dung số nhưng
quy mô còn nhỏ lẻ, số lượng lao động ít. Tỷ trọng kinh tế số trên GRDP tạm tính
8,85% (theo Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tháng 9/2023) đạt 100% mục
tiêu.
b) Về sử dụng sàn thương mại điện
tử: có 151 doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử của tỉnh với 843 sản phẩm.
Do từng mặt hàng được sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng, theo vụ hoặc
quanh năm, sản phẩm cung ứng ra thị trường không cố định. Các sản phẩm của cơ sở
đăng trên các sàn thương mại điện tử mang tính chất giới thiệu, quảng bá cung cấp
thông tin. Mua bán chủ yếu dưới hình thức liên hệ trao đổi trực tiếp với cơ sở
doanh nghiệp, các thị trường truyền thống và khách hàng hiện tại của cơ sở đặt
mua.
- Ngoài ra thực hiện Kế hoạch số
97/KH-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên
sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đến nay có 89.500 hộ sản xuất nông nghiệp có tài
khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (89.500 hộ) và Voso.vn
(59.830 hộ) với 1.259 loại sản phẩm được quảng bá, giới thiệu trên sàn; có 108
sản phẩm OCOP được quảng bá, giới thiệu trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn
và Voso.vn.
- Tỷ trọng thương mại điện tử
trong tổng mức bán lẻ của tỉnh: trong năm 2023, đã triển khai các hoạt động
thương mại điện tử đạt hiệu quả, duy trì mức giao dịch đạt quy định. Đối với tỷ
trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ, hiện tại Cục Thương mại điện tử
và Kinh tế số đang hướng dẫn đo lường.
c) Về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa chuyển đổi số: UBND tỉnh ban hành Chương trình xác định chỉ số đánh giá
mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số,
Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022 - 2025. Kết
quả trên địa bàn tỉnh có 21 doanh nghiệp tham gia đánh giá mức độ chuyển đổi số
trên Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp (dbi.gov.vn) trên tổng
3.812 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Hiện có 52,16% doanh nghiệp
nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx, 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa
sử dụng nền tảng số vượt mục tiêu so với kế hoạch.
- Ngoài ra, tỉnh đã triển khai
sử dụng hóa đơn điện tử; nộp thuế, kê khai thuế qua mạng đến nay có 100% doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh; VNPT Trà Vinh đã triển khai biên lai điện tử cho Văn
phòng đăng ký đất đai tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) và Chi cục thú y tỉnh
(Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
11. Xã hội
số
a) Đến nay có 91,54% dân số từ
15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt 100% so với mục tiêu;
80,68% dân số trưởng thành trên địa bàn tỉnh có điện thoại thông minh đạt 100%
mục tiêu; 0,88% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt
4,4% mục tiêu; 69,3% hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt
79,69% mục tiêu; 1,79% dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực
tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt 6% mục tiêu; 87,69% dân số có hồ sơ sức khỏe điện
tử đạt 100% mục tiêu.
b) Về thanh toán không dùng tiền
mặt
- VNPT Trà Vinh hỗ trợ người
dân thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện dịch vụ công, thanh toán không
dùng tiền mặt tại các bệnh viện, cơ sở y tế,… qua VNPT Money với 113 điểm chấp
nhận thanh toán, 190 điểm nạp rút tiền phục vụ khách hàng, 11.433 ví VNPT Money
(2.411 ví có phát sinh giao dịch). Tổng dòng tiền khách hàng thực hiện thanh
toán qua VNPT Money đạt 8,5 tỷ đồng.
- Viettel Trà Vinh đã triển
khai chương trình thanh toán không dùng tiền mặt tại một số chợ trên địa bàn tỉnh,
cũng như các cửa hàng bằng cách tạo tài khoản Viettel Money và trang bị mã QR
cho các tiểu thương và chủ các cửa hàng. Trong đó, triển khai thực hiện tại huyện
Càng Long gồm: chợ Nhị Long 120 tiểu thương, chợ Huyền Hội 40 tiểu thương. Mở
điểm chấp nhận thanh toán tại 3.652 điểm cửa hàng tạp hóa trên địa bàn toàn tỉnh.
Hiện Viettel Trà Vinh đang kết hợp với UBND huyện Càng Long triển khai chợ 4.0
- chợ thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Càng Long và chợ Mỹ Huê với hơn
475 hộ tiểu thương.
- Công ty Điện lực Trà Vinh đã
đẩy mạnh công tác thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh:
hiện Công ty đã ký hợp đồng hợp tác thu hộ tiền điện với 09 chi nhánh ngân hàng
trên địa bàn tỉnh và 10 tổ chức trung gian thanh toán; đã ngưng thu tiền điện tại
nhà khách hàng đối với 106/106 xã, phường, thị trấn đạt tỷ lệ 100%. Kết quả
khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt của toàn Công ty
185.183/185.306 khách hàng, đạt tỷ lệ 99,93%.
c) Về phổ cập kỹ năng số cho
người dân: phát huy vai trò của Tổ Công nghệ số cộng đồng, phổ cập cho hơn
63.900 người dân trên địa bàn tỉnh cài đặt, sử dụng các ứng dụng VneID; dịch vụ
tư vấn khám chữa bệnh từ xa, sổ khám chữa bệnh điện tử; kỹ năng kinh doanh trên
nền tảng số phát triển thương hiệu, tham gia sàn thương mại điện tử; sử dụng chữ
ký số công cộng; cách nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết
thủ tục hành chính của tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia,...
12. Kinh
phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện năm
2023: 76.981 triệu đồng; trong đó, nguồn đầu tư: 45.840 triệu đồng, nguồn sự
nghiệp: 31.141 triệu đồng.
(Chi tiết như Phụ lục I đính
kèm)
III. TỒN TẠI,
HẠN CHẾ
Căn cứ pháp lý về việc sử dụng
dữ liệu trong các CSDL, hệ thống thông tin chuyên ngành có giá trị chứng minh,
tương đương với giấy tờ bản giấy là chưa đầy đủ, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực.
Do đó, người dân, doanh nghiệp vẫn phải nộp giấy tờ liên quan ở dạng bản giấy
khi thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến, trong một số giao dịch
hành chính.
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ
LẬP KẾ HOẠCH
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày
27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày
17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
52-NQ/TW.
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia
đến năm 2025, định hướng năm 2030.
Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày
15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện
tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày
28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập
kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030”.
Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày
31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh
tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày
22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày
10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc
gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm
nhìn 2030.
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày
26/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh đến năm
2025, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày
07/4/2022 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình xác định chỉ số đánh giá mức độ
chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh.
Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày
11/02/2022 của UBND tỉnh về triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân
cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022
- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày
14/02/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày
23/11/2020 và Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022 - 2025.
Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày
06/6/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không
dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày
21/6/2022 của UBND tỉnh về Chuyển đổi IPv6 cho các cơ quan nhà nước trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022 - 2025.
Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày
12/7/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày
26/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh đến năm
2025, định hướng đến năm 2030.
Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày
21/7/2022 của UBND tỉnh về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh, giai đoạn 2022 - 2025.
Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày
19/9/2022 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022 -
2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày
31/10/2022 của UBND tỉnh về truyền thông nâng cao nhận thức về Chuyển đổi số tỉnh
Trà Vinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày
15/12/2022 của UBND tỉnh triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng
và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
II. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
các cấp, các ngành tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển
Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, thúc đẩy phát triển kinh tế số,
xã hội số; phát huy hiệu quả chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước, quản lý xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người
dân, doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về hạ tầng số
- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật
trung tâm dữ liệu của tỉnh đủ năng lực, hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn
thông tin.
- Duy trì 100% công chức, viên
chức được trang bị máy vi tính, có cài đặt phần mềm diệt và phòng chống virus;
100% cơ quan kết nối Internet bằng cáp quang (FTTH, Leased Line); 100% máy tính
(trong phạm vi mạng LAN) của sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành
phố, UBND xã, phường, thị trấn được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng.
- Duy trì 100% xã, phường, thị
trấn được phủ mạng cáp quang băng rộng và sóng di động 4G.
b) Về dữ liệu và nền tảng số
- 100% dịch vụ dữ liệu có trên
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được kết nối đưa vào sử dụng tại tỉnh.
- 100% CSDL tại Kho dữ liệu
dùng chung của tỉnh được kết nối với hệ thống thông tin quản lý ngành, lĩnh vực
phục vụ công tác quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
- 100% cơ quan nhà nước
khai thác, sử dụng các nền tảng dùng chung của tỉnh.
- 100% cơ quan nhà nước xây dựng,
phát triển CSDL chuyên ngành, lĩnh vực.
c) Về nhân lực số
- 100% cán bộ, công chức, viên
chức được tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, an toàn
thông tin.
- 100% thành viên Tổ Công nghệ
số cộng đồng được bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tập huấn, bồi
dưỡng về chuyển đổi số, kỹ năng số.
d) Về an toàn thông tin
- 100% hệ thống thông tin của
cơ quan nhà nước được phê duyệt cấp độ; 100% hệ thống thông tin của cơ quan nhà
nước đã được phê duyệt cấp độ được kiểm tra, đánh giá theo quy định.
- 100% các hệ thống thông tin tại
Trung tâm dữ liệu tỉnh được bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp”.
- 100% máy tính của các sở,
ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố (bao gồm đơn vị thuộc, trực
thuộc) đảm bảo cấu hình được cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc và chia sẻ
thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
- 100% các trang, cổng thông
tin điện tử của cơ quan nhà nước được đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng.
đ) Về chính quyền số
- Ứng dụng công nghệ thông tin
trong nội bộ
+ 100% cơ quan nhà nước ở 3 cấp
sử dụng đồng bộ Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành thực hiện công tác quản
lý, điều hành, xử lý công việc nội bộ và công tác văn thư theo quy định tại Nghị
định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư; đảm bảo
phát hành văn bản bằng hình thức điện tử (không gửi văn bản giấy) đối với các
loại văn bản theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 5032/UBND-HCQT
ngày 10/12/2020; đảm bảo 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 95% hồ sơ công việc
tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên hệ thống.
+ 100% báo cáo thống kê về kinh
tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được
thực hiện qua hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội của UBND tỉnh, đảm bảo kết nối,
tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống báo cáo quốc gia.
+ 100% cơ quan nhà nước ở 3 cấp
sử dụng đồng bộ ISO điện tử.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ người dân, doanh nghiệp
+ 100% hồ sơ thủ tục hành chính
được giải quyết qua hệ thống Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của
tỉnh (hoặc hệ thống thông tin một cửa điện tử của ngành).
+ 100% thủ tục hành chính đủ điều
kiện theo quy định được cung cấp trực tuyến toàn trình, trong đó tối thiểu 70%
thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ nộp trực tuyến; tối thiểu 50% hồ sơ được
nộp bằng hình thức trực tuyến/tổng hồ sơ tiếp nhận. Tích hợp tối thiểu 90% thủ
tục hành chính trực tuyến của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia. Tối thiểu
80% người dân, doanh nghiệp đánh giá hài lòng khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
+ 100% hồ sơ, kết quả giải quyết
thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị được số hóa, cập nhật vào Kho quản
lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ
tục hành chính của tỉnh và hoàn thành các mục tiêu số hóa theo lộ trình.
+ 90% người dân và doanh nghiệp
sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất
trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
+ 100% cơ quan, đơn vị áp dụng
hệ thống Phản ánh kiến nghị để xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân,
doanh nghiệp.
e) Về phát triển kinh tế số
- Tỷ trọng kinh tế số chiếm
trên 9% GRDP của tỉnh; năng suất lao động tăng bình quân trên 11,5%/năm.
- Tỷ trọng thương mại điện tử
trong tổng mức bán lẻ đạt trên 9%.
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp
đồng điện tử đạt trên 30%.
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa
sử dụng nền tảng số đạt 100%, trong đó trên 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp
cận, tham gia chương trình SMEdx.
- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh
tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
g) Về phát triển xã hội số
- Trên 80% dân số trưởng thành,
đủ điều kiện được cấp tài khoản định danh điện tử.
- Trên 92% dân số từ 15 tuổi trở
lên có tài khoản thanh toán điện tử.
- Trên 80% dân số trưởng thành
có điện thoại thông minh.
- Trên 20% dân số trưởng thành
có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.
- Trên 60% dân số trong độ tuổi
lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản.
- Trên 87% hộ gia đình kết nối
Internet.
- Trên 40% dân số trưởng thành
có sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Trên 30% dân số trưởng thành
dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa.
- Trên 90% dân số có hồ sơ sức
khỏe điện tử.
- Trên 70% cơ sở đào tạo trường
đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt
động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở.
- Trên 60% cơ sở giáo dục từ tiểu
học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số,
chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở.
III. NHIỆM
VỤ VÀ GIẢI PHÁP
(Chi tiết như Phụ lục II
đính kèm)
IV. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí dự kiến
thực hiện năm 2024: 37.670,071 triệu đồng; trong đó, nguồn đầu tư: 8.000 triệu đồng,
nguồn sự nghiệp: 29.670,071 triệu đồng.
2. Kinh phí triển khai
các nhiệm vụ, dự án sẽ được xác định cụ thể khi các nhiệm vụ, dự án được phê
duyệt và phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách của cơ
quan, đơn vị.
V. DANH MỤC
NHIỆM VỤ, DỰ ÁN NĂM 2024
(Chi tiết như Phụ lục III
đính kèm)
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo cải cách hành
chính; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh
a) Phát huy vai trò các thành
viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh và
Chuyển đổi số tỉnh trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này tại cơ quan,
đơn vị, địa phương mình công tác hoặc phụ trách.
b) Tăng cường theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong
việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ, dự án theo Kế hoạch; kịp thời giải quyết
những vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Các sở, ban, ngành tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ
được giao tại Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện đảm bảo đạt chỉ tiêu, chất lượng, tiến độ; chủ động phối hợp
cơ quan liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện; thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị thuộc,
trực thuộc; định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý), năm (trước
ngày 20/11) tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Thông tin và Truyền
thông để tổng hợp, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh.
b) Người đứng đầu các cơ quan,
đơn vị, địa phương gương mẫu trong việc sử dụng các nền tảng số, các ứng dụng
công nghệ thông tin trong chuyển đổi số, đảm bảo cơ quan, đơn vị trực thuộc sử
dụng đồng bộ, hiệu quả các hệ thống thông tin đã được UBND tỉnh đầu tư, nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động nội bộ, cung cấp dịch vụ trực tuyến đến người dân,
doanh nghiệp; quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền tạo sự
đồng thuận tham gia của toàn xã hội trong chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa
phương.
3. Sở Thông tin và Truyền
Thông
a) Đảm bảo vận hành hạ tầng kỹ
thuật, phần mềm, dịch vụ tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh hoạt động ổn định,
thông suốt, bảo đảm an toàn thông tin phục vụ cơ quan nhà nước các cấp trong
chuyển đổi số.
b) Chủ trì phối hợp với các sở,
ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh giải pháp
xây dựng, phát triển, vận hành các nền tảng, ứng dụng công nghệ thông tin phục
vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh sử dụng các nền tảng số quốc gia; làm đầu mối phối hợp,
hỗ trợ các cơ quan kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu qua nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu của tỉnh.
c) Tham mưu UBND tỉnh trong việc
chỉ đạo thực hiện các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng
thuận tham gia của toàn xã hội trong thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số;
thực hiện đo lường tỷ trọng kinh tế số theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
d) Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong
việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hoặc đột xuất theo yêu
cầu tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội
vụ tham mưu UBND tỉnh kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyển đổi số trên
địa bàn tỉnh nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số góp
phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính: phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền
phân bổ kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ,
các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi
số trên địa bàn tỉnh.
6. Các trường đại học, cao đẳng
trên địa bàn tỉnh: tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển
nhân lực số theo Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 06/6/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ,
thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ
sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; triển khai các
hoạt động đào tạo chuẩn kỹ năng số cho học sinh, sinh viên; thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kế hoạch.
7. Đề nghị các tổ chức chính
trị - xã hội tỉnh: tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân
tích cực tham gia vào quá trình thực hiện chuyển đổi số của tỉnh, áp dụng công nghệ
số vào sản xuất kinh doanh và đời sống góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
cuộc sống.
8. Đề nghị Cục Thuế tỉnh Trà
Vinh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh: phối hợp các cơ
quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp nêu tại Kế hoạch.
9. Đài Phát thanh và Truyền
hình Trà Vinh, Báo Trà Vinh, Văn phòng UBND tỉnh: phối hợp với cơ quan có
liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận
thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân và doanh nghiệp
về các lợi ích trong việc xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế
số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
10. Các doanh nghiệp công
nghệ số, doanh nghiệp nhà nước: chủ động phát triển các nền tảng số, tham
gia Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia, giải quyết các vấn đề về phát
triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng hệ sinh thái nội dung hấp dẫn, lành mạnh
để tạo thói quen trực tuyến cho người dân; phối hợp với các trường đại học, cao
đẳng xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng chuyên ngành công nghệ thông tin, điện
tử - viễn thông, an toàn thông tin mạng.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quỳnh Thiện
|
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh)
TT
|
Tên nhiệm vụ, dự án
|
Đơn vị chủ trì
|
Mục tiêu đầu tư
|
Quy mô nội dung đầu tư
|
Thời gian triển khai
|
Tổng mức đầu tư (Triệu đồng)
|
Nguồn vốn
|
Kinh phí thực hiện năm 2023 (Triệu đồng)
|
1
|
Xây dựng trung tâm điều hành
an ninh mạng (SOC)
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
- Tạo nền tảng kết nối, chia
sẻ dữ liệu một cách tập trung thống nhất; khả năng phát hiện sớm các tấn công
có chủ đích vào hệ thống trọng yếu của tỉnh; giám sát cảnh báo các dấu hiệu tấn
công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng.
- Triển khai phần mềm phòng
chống mã độc cho máy tính trạm của các cơ quan, đơn vị, thực hiện chia sẻ
thông tin về Cục an toàn thông tin theo Chỉ thị số 14/CT-TTg.
- Trang bị hệ thống thiết bị
phục vụ vận hành, thu thập, hỗ trợ giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn
tỉnh.
- Giúp giảm thiểu thời gian,
chi phí công tác quản lý điều hành của lãnh đạo tỉnh và các đơn vị hành chính
trên địa bàn tỉnh.
|
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ
thông tin và phần mềm
|
2021- 2023
|
44.000
|
Vốn đầu tư
|
22.267
|
2
|
Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ
thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền điện tử tỉnh
Trà Vinh (giai đoạn 2)
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Xây dựng và triển khai hệ thống
khai thác kho dữ liệu dùng chung cung cấp các tính năng xử lý, khai phá dữ liệu
mô phỏng dự báo dữ liệu theo mô hình, hình thành dịch vụ thông tin phục vụ
người dân, doanh nghiệp cán bộ công chức, viên chức thông qua việc cung cấp số
liệu; báo cáo thống kê kinh tế - xã hội các dịch vụ khai thác thông tin trên ứng
dụng công dân số,...
|
- Xây dựng và triển khai hệ
thống khai thác kho dữ liệu dùng chung.
- Xây dựng hệ thống phản ánh
hiện trường.
- Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin tại trung tâm tích hợp dữ liệu triển khai hệ thống.
|
2021- 2023
|
44.500
|
Vốn đầu tư
|
23.173
|
3
|
Đầu tư nâng cấp trang thiết bị
cho Trung tâm dữ liệu tỉnh và nâng cấp mở rộng mạng diện rộng tỉnh Trà Vinh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
- Hoàn thiện, nâng cấp Cổng dịch
vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đáp ứng theo Nghị định số
45/2020/NĐ- CP.
- Bổ sung, nâng cấp năng lực
hạ tầng công nghệ thông tin tập trung đáp ứng yêu cầu vận hành các hệ thống
đã triển khai.
- Hoàn thiện hệ thống mạng
LAN của UBND cấp huyện, UBND cấp xã phục vụ khai thác ứng dụng dùng chung của
tỉnh qua hệ thống mạng WAN.
|
- Nâng cấp Cổng dịch vụ công
và Hệ thống một cửa điện tử.
- Bổ sung, nâng cấp hệ thống
thiết bị công nghệ thông tin tại Trung tâm dữ liệu.
- Nâng cấp, bổ sung hệ thống
mạng WAN, mạng LAN.
|
2022- 2024
|
27.000
|
Vốn đầu tư
|
400
|
4
|
Xây dựng, triển khai hệ thống
CSDL quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
|
Sở Tư pháp
|
Xây dựng và triển khai hệ thống
CSDL quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về tổ chức, hoạt động xử lý vi phạm hành chính ở địa phương, đảm bảo ổn định
trật tự xã hội.
|
Xây dựng, và triển khai hệ thống
CSDL quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trên địa
bàn tỉnh;
Đầu tư thiết bị phần cứng
(nâng cấp hạ tầng và thiết bị tại Sở Thông tin và Truyền thông);
Trang bị máy vi tính phục vụ
công tác quản lý hệ thống quản lý CSDL xử lý vi phạm hành chính và theo dõi
thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh (đặt tại Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh).
|
2022- 2023
|
4.967,667
|
Vốn sự nghiệp
|
4.390
|
5
|
Chuyển đổi số Thư viện tỉnh
Trà Vinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Đầu tư xây dựng và phát triển
Thư viện tỉnh trở thành thư viện điện tử, hoàn thiện và phát triển hạ tầng số,
dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin
thư viện
|
Đầu tư máy chủ, máy scan để số
hoá, trang thiết bị phục vụ mượn trả tự động, nâng cấp phần mềm thư viện điện
tử
|
2022 - 2025
|
3.181
|
Vốn sự nghiệp
|
465
|
6
|
Phần mềm CSDL giá
|
Sở Tài chính
|
Hỗ trợ việc cung cấp các
thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành về giá trên địa bàn tỉnh
|
Xây dựng phần mềm và CSDL về
giá
|
2022- 2023
|
3.000
|
Vốn sự nghiệp
|
2.900
|
7
|
Kế hoạch Ứng dụng và phát triển
hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tỉnh Trà
Vinh năm 2023
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Theo Đề án tổng thể Ứng dụng và
phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020 - 2025 được duyệt
|
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ
thông tin, phần mềm và CSDL
|
2021- 2025
|
25.000
|
Vốn sự nghiệp
|
5.263
|
8
|
Thuê dịch vụ công nghệ thông tin:
Kế hoạch thuê Phần mềm, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để vận hành hệ
thống cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Trà Vinh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Đảm bảo tính liên tục và hoạt động hiệu quả trong việc thực hiện các
TTHC về đất đai trên môi trường điện tử liên thông từ cấp xã, huyện, tỉnh và
đồng bộ với CSDL đất đai Quốc gia, liên thông với cơ quan Thuế, Hệ thống
thông tin giải quyết TTHC của tỉnh
|
- Thuê Phần mềm Hệ thống
thông tin quản lý đất đai.
- Thuê Hạ tầng kỹ thuật công
nghệ thông tin.
- Đào tạo, hướng dẫn sử dụng,
khai thác hệ thống thông tin quản lý đất đai.
|
2023- 2025
|
13.455
|
Vốn sự nghiệp
|
768
|
9
|
Nâng cấp, phát triển Cổng
TTĐT
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Rà soát nâng cấp, phát triển
Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thông tin điện tử thành phần của
các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Hệ thống Cổng thông tin điện
tử tỉnh
|
2023
|
1.000
|
Vốn sự nghiệp
|
1.000
|
10
|
Nâng cấp mạng LAN tại Văn
phòng UBND tỉnh
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Đầu tư mới thiết bị phục vụ kết
nối đường truyền, thiết bị tường lửa đảm bảo hạ tầng CNTT tại Văn phòng UBND
tỉnh sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu an toàn
|
Thiết bị mạng LAN tại Văn
phòng UBND tỉnh
|
2023
|
1.600
|
Vốn sự nghiệp
|
1.600
|
11
|
Dự án số hóa sổ hộ tịch trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh
|
Sở Tư pháp
|
Thực hiện nhiệm vụ số hóa sổ
hộ tịch và dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (tổng số 14.012 sổ hộ tịch,
2.024.538 dữ liệu hộ tịch hiện lưu trữ trên địa bàn tỉnh) theo Quyết định số
1006/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch
thực hiện số hóa sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và cập nhật vào CSDL hộ
tịch điện tử toàn quốc.
|
Số hoá, tạo lập và cập nhật dữ
liệu hộ tịch từ các sổ hộ tịch đang lưu trữ giấy trên toàn tỉnh từ năm 2019
trở về trước vào CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc; Đầu tư mua sắm mới trang thiết
bị cho cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký, quản lý hộ tịch Sở Tư pháp, Phòng
Tư pháp, UBND cấp xã
|
2023- 2025
|
39.640
|
Vốn sự nghiệp
|
14.755
|
PHỤ LỤC II
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh)
TT
|
Tên nhiệm vụ, giải pháp
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian hoàn thành
|
I
|
NHẬN THỨC SỐ: Tiếp tục
triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về nhận thức số theo Kế hoạch số
50/KH-UBND ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh, trong đó tập trung các nội dung:
|
|
|
|
1
|
Tổ chức các hoạt động Hội thảo,
tọa đàm về chuyển đổi số; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, cách làm hay về
chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông (báo, đài phát thanh truyền
hình; cổng, trang thông tin điện tử; hệ thống truyền thông cơ sở; mạng xã hội
và các phương tiện truyền thông công cộng khác); đảm duy trì cập thông tin
cho chuyên trang Chuyển đổi số của tỉnh, Chuyên mục chuyển đổi số trên Cổng
thông tin điện tử tỉnh, Báo Trà Vinh với tần suất trung bình mỗi tuần 1
chuyên đề/tin/bài; nghiên cứu thiết lập chuyên mục Chuyển đổi số trên Đài
Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; Báo Trà Vinh; Đài Phát thanh và Truyền hình
Trà Vinh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Thường xuyên
|
2
|
Tham mưu xây dựng và tổ chức
thực hiện Kế hoạch hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Ngày Chuyển đổi số
tỉnh Trà Vinh năm 2024
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quý III/2024
|
II
|
THỂ CHẾ SỐ: Tiếp tục
triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về thể chế số theo Kế hoạch số 50/KH-UBND
ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh, trong đó tập trung các nội dung:
|
|
|
|
1
|
Rà soát ban hành theo thẩm
quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các kiến trúc,
các quy chế, quy định về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác,
sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phù hợp với Khung kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam, Luật giao dịch điện tử, Nghị định số
47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Năm 2024
|
2
|
Tham mưu ban hành chính sách
về tỷ lệ chi tối thiểu và hướng dẫn mức chi cho ứng dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số
|
Sở Tài chính
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2024
|
3
|
Tham mưu ban hành chính sách hỗ
trợ hoạt động Tổ Công nghệ số cộng đồng; chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức,
viên chức phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương;
chính sách thuê chuyên gia chuyển đổi số,... trên địa bàn tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã,
phường, thị trấn
|
Năm 2024
|
III
|
HẠ TẦNG SỐ: Tiếp tục
triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về Hạ tầng số theo Kế hoạch số 50/KH-UBND
ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh, trong đó tập trung các nội dung:
|
|
|
|
1
|
Rà soát, nâng cấp hạ tầng kỹ
thuật Trung tâm dữ liệu của tỉnh đảm bảo về năng lực lưu trữ, năng lực vận
hành, an toàn thông tin và theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây;
tham mưu, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn
thông công ích Việt Nam thuộc Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công
ích đến năm 2025 (Quyết định số 2269/QĐ- TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng
Chính phủ) trang bị điện thoại thông minh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (hộ chưa
có người có điện thoại thông minh) góp phần tiến tới mục tiêu mỗi người dân
trưởng thành có một điện thoại thông minh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2024 - 2025
|
2
|
Rà soát trang bị thiết bị
(máy vi tính, máy in, máy scan,…) đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức
khai thác, sử dụng các ứng dụng, CSDL dùng chung, chuyên ngành; rà soát hoàn
thiện mạng nội bộ của cơ quan nhà nước các cấp đảm bảo cán bộ, công chức,
viên chức truy cập, sử dụng các hệ thống dùng chung của tỉnh qua mạng truyền
số liệu chuyên dùng và qua thiết bị bảo mật; rà soát, tổ chức chuyển đổi các
hệ thống thông tin của UBND tỉnh (tên miền travinh.gov.vn) sang sử dụng địa
chỉ giao thức Internet thế hệ mới - IPv6 (theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày
21/06/2022 của UBND tỉnh; rà soát, đề nghị trang bị chứng thư số cá nhân cho
người có thẩm quyền (gồm: người có thẩm quyền ký văn bản và sử dụng con dấu của
cơ quan; cán bộ phụ trách tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC; cán
bộ thực hiện công tác số hóa) để ký số hồ sơ, văn bản điện tử
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Năm 2024
|
3
|
Rà soát đầu tư, nâng cấp, mở
rộng hạ tầng kỹ thuật viễn thông di động (4G, 5G) đảm bảo trên địa bàn tỉnh không
còn vùng lõm sóng, không còn khu vực, địa điểm có tốc độ mạng viễn thông di động
đo dưới 40Mp; tổ chức cung cấp dịch vụ 5G; có cơ chế ưu đãi để kích cầu người
dân sử dụng dịch vụ 4G, 5G và băng rộng cố định
|
Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Năm 2024 - 2025
|
IV
|
DỮ LIỆU VÀ NỀN TẢNG SỐ:
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về Dữ liệu số và Nền tảng số theo
Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh, trong đó tập trung các nội
dung:
|
|
|
|
1
|
Tổ chức tạo lập, chia sẻ,
khai thác dữ liệu số Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, Kho quản lý dữ liệu điện
tử của tổ chức, cá nhân tại Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh và cung cấp
dữ liệu mở của cơ quan nhà nước theo quy định Nghị định 47/2020/NĐ-CP ngày
09/4/2020 và Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ, Quyết định
số 1880/QĐ-UBND ngày 08/12/2023 của UBND tỉnh; tổ chức khai thác, cung cấp dịch
vụ dữ liệu qua Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung của tỉnh; tổ chức
triển khai Chương trình thúc đẩy, phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc
gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số;
triển khai ứng dụng Nền tảng Trợ lý ảo thuộc 3 nhóm: Trợ lý ảo hỗ trợ công chức,
viên chức; Trợ lý ảo hỗ trợ rà soát văn bản quy phạm pháp luật; Trợ lý ảo phục
vụ người dân
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Thường xuyên
|
2
|
Xây dựng, phát triển các CSDL
chuyên ngành phục vụ chuyển đổi số bảo đảm yêu cầu kết nối, tích hợp, chia sẻ
dữ liệu với Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh theo quy định; tổ chức thu thập,
tạo lập và cung cấp, cập nhật dữ liệu vào Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh
theo Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 08/12/2023 của UBND tỉnh; tổ chức khai
thác sử dụng dữ liệu được chia sẻ từ Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh; Nền tảng
tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung; Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức,
cá nhân phục vụ đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính, quản lý chỉ đạo,
điều hành, phát triển ngành, lĩnh vực
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Thường xuyên
|
3
|
Tiếp tục tổ chức triển khai,
khai thác các nền tảng số theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó chú
trọng phát triển các nền tảng số phục vụ công tác quản lý hành chính tại bệnh
viện; hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh tại chỗ và từ xa; phát triển, sử dụng hồ
sơ bệnh án điện tử, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí
không dùng tiền mặt
|
Sở Y tế
|
Các cơ quan có liên quan
|
Năm 2024 và những năm tiếp theo
|
4
|
Rà soát, tổ chức triển khai
thực hiện Quyết định số 131/QĐ- TTg ngày 25/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2024 và những năm tiếp theo
|
5
|
Tiếp tục tổ chức triển khai,
khai thác các nền tảng số theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội: Nền tảng dữ liệu số về lao động, việc làm và an sinh xã hội
phục vụ phân tích, dự báo, công bố thông tin thị trường lao động và thực hiện
các chính sách an sinh xã hội; nền tảng hợp đồng lao động điện tử thúc đẩy
người lao động và tổ chức sử dụng lao động thực hiện ký kết hợp đồng lao động
điện tử; sổ lao động điện tử cho người lao động
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2024 và những năm tiếp theo
|
V
|
NHÂN LỰC SỐ: Tiếp tục
triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về nhân lực số theo Kế hoạch số 50/KH-UBND
ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh, trong đó tập trung các nội dung:
|
|
|
|
1
|
Triển khai Kế hoạch số
93/KH-UBND ngày 28/9/2023 của UBND tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức tỉnh Trà Vinh năm 2024
|
Sở Nội vụ
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Thường xuyên
|
2
|
Tổ chức tập huấn thành viên Tổ
công nghệ số cộng đồng để hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến;
mua sắm trực tuyến; thanh toán trực tuyến; tự bảo vệ mình trên không gian mạng;
sử dụng các nền tảng số: VneID, Smart Trà Vinh, Sổ sức khỏe điện tử,...
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Thường xuyên
|
3
|
Rà soát triển khai nhiệm vụ,
giải pháp phát triển nhân lực số theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 19/9/2022 của
UBND tỉnh về phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022 - 2025, định
hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày
06/6/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không
dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 15/12/2022 của UBND tỉnh
triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn
nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh; Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 14/02/2022 của UBND tỉnh triển
khai thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 và Quyết định số
21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2022 - 2025
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; các trường đại học, cao đẳng; UBND các huyện,
thị xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Thường xuyên
|
VI
|
AN TOÀN THÔNG TIN: Tiếp
tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về An toàn thông tin mạng theo Kế hoạch
số 50/KH- UBND ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh, trong đó tập trung các nội dung:
|
|
|
|
1
|
Triển khai giải pháp phòng, chống
mã độc tập trung tại trung tâm điều hành an toàn thông tin mạng (SOC); tổ chức
sử dụng Nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm ATTT theo cấp độ phục vụ phê duyệt hồ
sơ cấp độ; tổ chức diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin tại tỉnh Trà
Vinh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các cơ quan, đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên
|
2
|
Rà soát lập hồ sơ đề nghị xác
định cấp độ an toàn thông tin cho 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản
lý (hoàn thành trước 30/5/2024) và tổ chức triển khai đầy đủ phương án bảo đảm
ATTT theo hồ sơ cấp độ được phê duyệt (trước 30/11/2024); Thực hiện kiểm tra,
đánh giá ATTT định kỳ theo quy định (tối thiểu 1 lần/2 năm cho hệ thống cấp độ
1, 2; tối thiểu 1 lần/1 năm cho hệ thống cấp độ 3, 4); tiếp tục rà soát thực
hiện đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng cho các cổng thông tin điện tử của
các cơ quan Nhà nước
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Năm 2024 và thực hiện thường xuyên
|
VII
|
CHÍNH QUYỀN SỐ: Tiếp tục
triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về Chính quyền số theo Kế hoạch số
50/KH-UBND ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh, trong đó tập trung các nội dung:
|
|
|
|
1
|
Nâng cấp, phát triển Hệ thống
thông tin giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm yêu cầu chức năng theo Công
văn số 3109/BTTTT-CĐSQG ngày 01/8/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông; kết
nối thông suốt với hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông (EMC);
phát triển ứng dụng Smart Trà Vinh đáp ứng yêu cầu làm kênh giao tiếp số hợp
nhất giữa chính quyền tỉnh với người dân, doanh nghiệp
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các cơ quan có liên quan
|
Thường xuyên
|
2
|
Rà soát tổ chức sử dụng đồng
bộ các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh theo Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày
09/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh đảm bảo 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh,
95% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử
lý trên hệ thống, tối thiểu 70% thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ nộp trực
tuyến; tối thiểu 50% hồ sơ được nộp bằng hình thức trực tuyến/tổng hồ sơ tiếp
nhận, hoàn thành các mục tiêu số hóa theo lộ trình; rà soát chuẩn hóa, điện tử
hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ hành chính trên cơ sở khai thác tối đa dữ
liệu được chia sẻ từ Kho dữ liệu dùng chung, Kho dữ liệu của tổ chức, cá nhân
tại Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh; rà soát tổ chức triển khai
các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến
theo Công văn 3109/BTTTT-CĐSQG ngày 01/8/2023 của Bộ Thông tin và Truyền
thông
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã,
phường, thị trấn
|
Các cơ quan có liên quan
|
Thường xuyên
|
VIII
|
KINH TẾ SỐ: Tiếp tục
triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về Kinh tế số theo Kế hoạch số 50/KH-UBND
ngày 12/7/2022, Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh, trong đó
tập trung các nội dung:
|
|
|
|
1
|
Triển khai các nền tảng, giải
pháp công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực: nông nghiệp,
du lịch, giao thông vận tải, logistics, năng lượng, thương mại điện tử, hóa
đơn điện tử,…
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; Cục Thuế tỉnh Trà Vinh; UBND các huyện, thị
xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Năm 2024 và những năm tiếp theo
|
2
|
Triển khai thực hiện Quyết định
số 1418/QĐ-UBND ngày 20/9/2023 của UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học và Công; Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
|
Năm 2024
|
3
|
Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp
sử dụng hợp đồng điện tử
|
Sở Công Thương
|
Các cơ quan, đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên
|
IX
|
XÃ HỘI SỐ: Tiếp tục
triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về Xã hội số theo Kế hoạch số 50/KH-UBND
ngày 12/7/2022, Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh, trong đó
tập trung các nội dung:
|
|
|
|
1
|
Tuyên truyền, thúc đẩy người
dân thiết lập tài khoản VNeID, đặc biệt là định danh mức độ 2; phổ cập cho
người dân sử dụng ứng dụng VNeID
|
Công an tỉnh
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2024 và những năm tiếp theo
|
2
|
Rà soát, đề xuất tích hợp hệ
thống xác thực qua VneID vào các hệ thống thông tin ngành, lĩnh vực hỗ trợ
người dân sử dụng các dịch vụ, tiện ích số ngành, lĩnh vực
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh
|
Thường xuyên
|
3
|
Tiếp tục rà soát, tổ chức triển
khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh (Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 03/03/2022 của UBND tỉnh)
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh
|
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2024 và những năm tiếp theo
|
4
|
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai
Chương trình thúc đẩy dịch vụ Mobile-Money trên địa bàn tỉnh, ưu tiên ở vùng
có tỷ lệ phổ cập dịch vụ ngân hàng còn ở mức thấp; tổ chức các chiến dịch cấp
chữ ký số miễn phí cho người dân
|
Các doanh nghiệp viễn thông
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Năm 2024 và những năm tiếp theo
|
5
|
Tiếp tục triển khai các nhiệm
vụ, giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học, cơ
sở giáo dục và đào tạo, các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo Kế
hoạch số 42/KH-UBND ngày 06/6/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi
số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh
viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; các trường đại học, cao đẳng trên địa
bàn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Các sở, ban, ngành tỉnh
|
Năm 2024 và những năm tiếp theo
|
6
|
Tiếp tục duy trì mạng cáp
quang băng rộng phủ 100% xã, phường, thị trấn
|
Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Thường xuyên
|
X
|
Tiếp tục triển khai các
nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số các lĩnh vực theo Kế hoạch 50/KH-UBND ngày
12/7/2022 của UBND tỉnh
|
Các cơ quan, đơn vị có liên quan
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Theo lộ trình Kế hoạch số 50/KH- UBND
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh)
TT
|
Tên nhiệm vụ, dự án
|
Đơn vị chủ trì
|
Nhiệm vụ, dự án mới hoặc chuyển tiếp
|
Mục tiêu đầu tư
|
Quy mô nội dung đầu tư
|
Thời gian triển khai
|
Tổng mức đầu tư (Triệu đồng)
|
Vốn đầu tư hoặc vốn sự nghiệp
|
Kinh phí thực hiện năm 2024 (Triệu đồng)
|
Văn bản phê duyệt chủ trương
|
Ghi chú
|
1
|
Đầu tư nâng cấp trang thiết bị
cho Trung tâm dữ liệu tỉnh và nâng cấp mở rộng mạng diện rộng tỉnh Trà Vinh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Dự án chuyển tiếp
|
- Hoàn thiện, nâng cấp Cổng dịch
vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đáp ứng theo Nghị định số
45/2020/NĐ-CP.
- Bổ sung, nâng cấp năng lực
hạ tầng công nghệ thông tin tập trung đáp ứng yêu cầu vận hành các hệ thống
đã triển khai.
- Hoàn thiện hệ thống mạng
LAN của UBND cấp huyện, UBND cấp xã phục vụ khai thác ứng dụng dùng chung của
tỉnh qua hệ thống mạng WAN.
|
- Nâng cấp Cổng dịch vụ công
và Hệ thống một cửa điện tử.
- Bổ sung, nâng cấp hệ thống
thiết bị công nghệ thông tin tại Trung tâm dữ liệu.
- Nâng cấp, bổ sung hệ thống
mạng WAN, mạng LAN.
|
2022- 2024
|
27.000
|
Vốn đầu tư
|
8.000
|
Quyết định số 2409/QĐ- UBND ngày 19/12/2022
|
Được cấp vốn
|
2
|
Phần mềm quản lý cán bộ, công
chức, viên chức
|
Sở Nội vụ
|
Dự án mới
|
- Quản lý tập trung, thống nhất
toàn bộ hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh góp phần hiện đại hóa,
nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong quản lý và khai thác thông tin hồ sơ cán bộ,
công chức, viên chức.
- Giúp cơ quan, đơn vị kịp thời
cập nhật thông tin trên ứng dụng công nghệ thông tin và kịp thời phục vụ sự
lãnh đạo, điều hành, nhất là trong công tác quản lý cán bộ của lãnh đạo, quản
lý ở địa phương.
|
Thuê dịch vụ công nghệ thông
tin để triển khai hệ thống phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên
toàn tỉnh (gồm các sở, ban, ngành tỉnh; đơn vị sự nghiệp; Hội do Đảng, Nhà nước
giao nhiệm vụ; UBND huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn).
|
2024
|
1.300
|
Vốn sự nghiệp
|
1.300
|
Công văn số 4120/UBND-CNXD ngày 14/9/2023
|
Được cấp vốn
|
3
|
Phần mềm thực hiện xác định
Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện năm
2024
|
Sở Nội vụ
|
Dự án mới
|
- Theo dõi, đánh giá sát thực
tế kết quả triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan
hành chính trong triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh Trà Vinh.
- Rút ngắn thời gian triển
khai, phân tích, tổng hợp đánh giá; tiết kiệm nhân sự; đảm bảo tính chính
xác, khách quan, sát thực kết quả cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính của
các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố theo chỉ đạo của UBND
tỉnh tại Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh,
UBND huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2023 - 2030”.
|
Thuê phần mềm thực hiện xác định
Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện năm
2024.
|
2024
|
98,571
|
Vốn sự nghiệp
|
98,571
|
Công văn số 4244/UBND-CNXD ngày 21/9/2023
|
Được cấp vốn
|
4
|
Ứng dụng công nghệ thông tin
“số hóa tài liệu lưu trữ của Phông UBND tỉnh và Phông Ban Thi đua - Khen thưởng
trực thuộc Sở Nội vụ”
|
Sở Nội vụ
|
Dự án mới
|
- Ứng dụng công nghệ thông tin
để chuyển từ phương thức hoạt động của lưu trữ truyền thống sang lưu trữ điện
tử, tạo điều kiện phục vụ dịch vụ công một cách nhanh chóng, chính xác và đảm
bảo chất lượng. Thực hiện cung cấp thông tin một cách hiệu quả, đầy đủ, kịp
thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Đưa dữ liệu tài liệu lưu trữ
vào hệ thống phần mềm nhằm phục vụ quản lý, điều hành, tác nghiệp và cung cấp
thông tin phục vụ tra cứu của các cá nhân và cơ quan, tổ chức.
|
Số hóa và tạo lập CSDL Phông
UBND tỉnh Trà Vinh từ năm 1992-2013 và Phông Ban Thi đua - Khen thưởng từ năm
1976-2011.
|
2024- 2026
|
15.958
|
Vốn sự nghiệp
|
514
|
Công văn số 4203/UBND-CNXD ngày 19/9/2023
|
Được cấp vốn
|
5
|
Dự án số hóa sổ hộ tịch trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh
|
Sở Tư pháp
|
Dự án chuyển tiếp
|
Thực hiện nhiệm vụ số hóa sổ
hộ tịch và dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (tổng số 14.012 sổ hộ tịch,
2.024.538 dữ liệu hộ tịch hiện lưu trữ trên địa bàn tỉnh) theo Quyết định số
1006/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch
thực hiện số hóa sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và cập nhật vào CSDL hộ
tịch điện tử toàn quốc.
|
Số hoá, tạo lập và cập nhật dữ
liệu hộ tịch từ các sổ hộ tịch đang lưu trữ giấy trên toàn tỉnh từ năm 2019
trở về trước vào CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc; Đầu tư mua sắm mới trang thiết
bị cho cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký, quản lý hộ tịch Sở Tư pháp, Phòng
Tư pháp, UBND cấp xã
|
2023- 2025
|
37.846
|
Vốn sự nghiệp
|
15.939
|
Công văn số 5974/UBND-CNXD ngày 30/12/2022
|
Được cấp vốn
|
6
|
Kế hoạch Ứng dụng và phát triển
hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tỉnh Trà
Vinh năm 2024
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Dự án chuyển tiếp
|
Theo Đề án tổng thể Ứng dụng
và phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020 - 2025 được duyệt
|
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ
thông tin, phần mềm và CSDL
|
2021- 2025
|
25.000
|
Vốn sự nghiệp
|
5.000
|
Công văn số 5336/UBND-CNXD ngày 30/12/2020
|
Được cấp vốn
|
7
|
Thuê dịch vụ công nghệ thông
tin: Kế hoạch thuê Phần mềm, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để vận hành
hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Trà Vinh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Dự án chuyển tiếp
|
Đảm bảo tính liên tục và hoạt động hiệu quả trong việc thực hiện các
TTHC về đất đai trên môi trường điện tử liên thông từ cấp xã, huyện, tỉnh và
đồng bộ với CSDL đất đai Quốc gia, liên thông với cơ quan Thuế, Hệ thống
thông tin giải quyết TTHC của tỉnh
|
- Thuê Phần mềm Hệ thống
thông tin quản lý đất đai.
- Thuê Hạ tầng kỹ thuật công
nghệ thông tin.
- Đào tạo, hướng dẫn sử dụng,
khai thác hệ thống thông tin quản lý đất đai.
|
2023- 2025
|
13.455
|
Vốn sự nghiệp
|
6.385
|
Công văn số 3463/UBND-CNXD ngày 07/8/2023
|
Được cấp vốn
|
8
|
Chuyển đổi số Thư viện tỉnh
Trà Vinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Dự án chuyển tiếp
|
Đầu tư xây dựng và phát triển
Thư viện tỉnh trở thành thư viện điện tử, hoàn thiện và phát triển hạ tầng số,
dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin
thư viện.
|
- Máy in thẻ bạn đọc.
- Phôi thẻ nhựa trắng.
|
2022 - 2025
|
3.181
|
Vốn sự nghiệp
|
140
|
Quyết định số 2544/QĐ-UBND ngày 08/11/2021
|
Được cấp vốn
|
9
|
Phần mềm CSDL giá
|
Sở Tài chính
|
Dự án chuyển tiếp
|
Hỗ trợ việc cung cấp các
thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành về giá trên địa bàn tỉnh
|
Xây dựng phần mềm và CSDL về
giá
|
2022- 2024
|
3.000
|
Vốn sự nghiệp
|
293,5
|
Công văn số 3435/UBND-CNXD ngày 10/8/2022
|
Được cấp vốn
|