BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 01
tháng 11 năm 2022
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MÃ SỐ VÀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
Thông tư liên tịch số
36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật có hiệu lực
kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi:
Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 10 năm
2022.
Căn cứ Luật Viên chức số
58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số
204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số
17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số
199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số
58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định
mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành trồng trọt
và bảo vệ thực vật.1
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này quy định
về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương chức danh
nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng
đối với các viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật làm việc trong
đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 2. Mã
số và phân hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành trồng trọt và
bảo vệ thực vật
1. Chức danh bảo vệ thực vật
a) Bảo vệ viên bảo vệ thực vật
hạng II - Mã số: V.03.01.01
b) Bảo vệ viên bảo vệ thực vật
hạng III - Mã số: V.03.01.02
c) Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật
hạng IV - Mã số: V.03.01.03
2. Chức danh giám định thuốc bảo
vệ thực vật
a) Giám định viên thuốc bảo vệ
thực vật hạng II - Mã số: V.03.02.04
b) Giám định viên thuốc bảo vệ
thực vật hạng III - Mã số: V.03.02.05
c) Kỹ thuật viên giám định thuốc
bảo vệ thực vật hạng IV - Mã số: V.03.02.06
3. Chức danh kiểm nghiệm cây trồng
a) Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng
II - Mã số: V.03.03.07
b) Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng
III - Mã số: V.03.03.08
c) Kỹ thuật viên kiểm nghiệm
cây trồng hạng IV - Mã số V.03.03.09
Chương II
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ
NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 3.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành bảo vệ thực
vật
1. Tâm huyết với nghề, chủ động
nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong
công tác.
2. Có tinh thần đoàn kết nội bộ,
lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện
nhiệm vụ được giao.
3. Chấp hành nghiêm túc các quy
định, quy chế hoạt động nghề nghiệp.
4. Thường xuyên học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Điều 4. Bảo
vệ viên bảo vệ thực vật hạng II - Mã số: V.03.01.01
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch,
phương án kỹ thuật bảo vệ thực vật và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án tại
địa bàn hoặc lĩnh vực được giao;
b) Chủ trì tổ chức điều tra,
thu thập số liệu, thông tin, tổng hợp và phân tích các số liệu, thông tin đó,
đánh giá tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm về bảo vệ thực vật trong địa bàn
hoặc lĩnh vực được giao; trên cơ sở đó đề xuất chủ trương, biện pháp bổ sung
sửa đổi các quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo vệ thực vật;
c) Tham gia bổ sung, sửa đổi
các quy định pháp luật về bảo vệ thực vật; chủ trì việc tổ chức tuyên truyền
phổ biến, hướng dẫn, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất
với cấp trên xử lý những hành vi vi phạm các quy định đó;
d) Tham gia kiểm tra và giải
quyết những tranh chấp, khiếu nại về chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ thực vật thuộc
lĩnh vực được giao khi có yêu cầu;
đ) Chủ trì hoặc tham gia thực
hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ thực vật cấp ngành, cấp nhà nước
trong lĩnh vực được giao; triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
về chuyên ngành bảo vệ thực vật;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng
mục tiêu, chương trình, nội dung, biên soạn tài liệu và tổ chức thực hiện bồi
dưỡng nghiệp vụ bảo vệ thực vật cho các hạng viên chức thấp hơn.
2.2
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ
đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành bảo vệ thực vật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và ngành có liên quan đến bảo
vệ thực vật;
b) Nắm vững các văn bản pháp luật
về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật và các quy định
pháp luật khác có liên quan; nắm được những điểm cơ bản của pháp luật bảo vệ
thực vật quốc tế và các nước có liên quan;
c) Nắm được những đặc điểm có
tính quy luật của quá trình diễn biến trong sản xuất trồng trọt tác động đến
công tác bảo vệ thực vật và ngược lại. Nắm được tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội trong nước có liên quan đến công tác bảo vệ thực vật;
d) Có năng lực nghiên cứu khoa
học, nắm vững những thành tựu khoa học công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến về bảo
vệ thực vật và liên quan đến bảo vệ thực vật trong và ngoài nước;
đ) Nắm được lý luận cơ bản về
phòng trừ và điều khiển tổng hợp quy luật phát sinh phát triển của sinh vật
gây hại và thiên địch, về phương pháp xác định ngưỡng kinh tế, hiệu quả kinh tế
kỹ thuật trong hoạt động bảo vệ thực vật;
e) Có khả năng sử dụng công
nghệ thông tin, khai thác và ứng dụng các thông tin về bảo vệ thực vật trong và
ngoài nước;
g) Chủ trì hoặc tham gia công
trình nghiên cứu khoa học hoặc đề án đã được Hội đồng khoa học cấp bộ hoặc cấp
tỉnh công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
h)3
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc
sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4.4
Việc thăng hạng chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II
Viên chức thăng hạng từ chức
danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III lên chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực
vật hạng II phải có thời gian giữ chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng
III hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức
danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến
ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Điều 5. Bảo
vệ viên bảo vệ thực vật hạng III - Mã số: V.03.01.02
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch, phương án kỹ thuật về công tác bảo vệ thực vật trong đơn vị và địa bàn
được giao;
b) Tổ chức và thực hiện toàn bộ
quy trình hoặc một phần quy trình phòng trừ tổng hợp sinh vật gây hại trong địa
bàn;
c) Điều tra, thu thập, phân
tích số liệu, thông tin để tổng hợp, đánh giá tình hình bảo vệ thực vật trong
địa bàn và hoạt động nghiệp vụ kỹ thuật của đơn vị, trên cơ sở đó đề xuất: các
biện pháp giải quyết những yêu cầu đột xuất phục vụ sản xuất; đề xuất việc bổ
sung, sửa đổi các quy trình, quy phạm, quy định của pháp luật bảo vệ thực vật
cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa bàn được giao;
d) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng
và tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài khảo sát thực nghiệm
các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sinh vật gây hại, các quy trình phòng trừ
tổng hợp các sinh vật gây hại cho cây trồng;
đ) Tập huấn cho nông dân, bồi
dưỡng cho công nhân và viên chức hạng thấp hơn về kỹ thuật bảo vệ thực vật, xây
dựng mạng lưới cộng tác viên bảo vệ thực vật trong địa bàn;
e) Tổ chức thực hiện công tác
khuyến nông về bảo vệ thực vật và các chương trình dự án về bảo vệ thực vật, hướng
dẫn ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về bảo vệ thực vật vào sản xuất
trên địa bàn.
25.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại
học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành bảo vệ thực vật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành có liên quan đến bảo vệ thực vật;
b) Nắm được các quy định của
pháp luật về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ thực vật;
c) Nắm được các quy trình, quy
phạm phòng trừ sinh vật gây hại trong địa bàn được giao và những nguyên tắc của
quy trình phòng trừ tổng hợp sinh vật gây hại, phương pháp khảo sát, thực
nghiệm về bảo vệ thực vật;
d) Nắm được tình hình sản xuất,
bảo vệ thực vật trong địa bàn được giao và tình hình chính trị, kinh tế - xã hội
liên quan;
đ) Nắm được phương pháp khảo
sát, thực nghiệm về bảo vệ thực vật; nắm được cách thu thập và những yêu cầu về
số liệu, thông tin để xử lý bằng máy vi tính phục vụ cho việc chỉ đạo phòng trừ
sinh vật gây hại;
e)6
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc
sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4.7
Việc thăng hạng chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III
Viên chức thăng hạng từ chức
danh kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV lên chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực
vật hạng III phải đáp ứng đủ các quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều
này và có thời gian giữ chức danh kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV, cụ thể
như sau:
a) Đối với trường hợp khi tuyển
dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, phải có thời gian giữ chức danh
nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm
trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng
ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Đối với trường hợp khi tuyển
dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp, phải có thời gian giữ chức danh
nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV hoặc tương đương từ đủ 03 năm
trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự
thi hoặc xét thăng hạng.
Điều 6. Kỹ
thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV - Mã số: V.03.01.03
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ tại điểm
mẫu hoặc điểm mô hình và hướng dẫn công nhân, nông dân áp dụng trên diện rộng
những biện pháp mới, các tiến bộ khoa học công nghệ về bảo vệ thực vật, hoặc
tổ hợp biện pháp của quy trình phòng trừ tổng hợp sinh vật gây hại trong địa
bàn được giao;
b) Thực hiện các chỉ tiêu theo
dõi về: sự biến động của tính chống chịu sinh vật gây hại của các giống cây trồng
chủ yếu trong địa bàn; về tính kháng thuốc và tính chống chịu do sử dụng các
biện pháp trừ diệt khác của sinh vật gây hại chính trên các cây trồng chủ yếu
trong địa bàn;
c) Điều tra tại một số điểm điển
hình về tình hình hoạt động bảo vệ thực vật, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của
các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại và hướng dẫn công nhân, nông dân ghi
chép, báo cáo về tình hình này tại các cơ sở sản xuất trong toàn địa bàn được
giao;
d) Thu thập thông tin, số liệu
và xử lý ban đầu các thông tin, số liệu về tình hình bảo vệ thực vật, lập bảng
biểu, báo cáo theo quy định;
đ) Thực hiện một hoặc một số
khâu của quy trình khảo sát thực nghiệm các biện pháp bảo vệ thực vật; quan trắc,
ghi chép các chỉ tiêu khảo sát, thực nghiệm đó, lập bảng biểu, báo cáo theo quy
định;
e) Thực hiện đúng kỹ thuật sử
dụng thuốc, bơm thuốc và các vật tư thiết bị dụng cụ phòng trừ sinh vật gây hại.
Chịu trách nhiệm cá nhân về các vật tư, thiết bị dụng cụ đó. Hướng dẫn công
nhân, nông dân sử dụng, bảo quản đúng kỹ thuật thuốc, bơm thuốc và xử lý bao
bì thuốc bảo vệ thực vật.
2.8
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có bằng tốt nghiệp trình độ
trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương của
ngành về bảo vệ thực vật và những quy định của pháp luật về bảo vệ thực vật có
liên quan đến nhiệm vụ được giao;
b) Nắm được phương pháp quan
trắc, ghi chép, thống kê, xử lý ban đầu các chỉ tiêu điều tra, theo dõi thí
nghiệm và phương pháp tiến hành một hoặc nhiều khâu khảo sát, thực nghiệm được
giao;
c) Nắm được quy trình, quy phạm
bảo vệ thực vật;
d) Nắm được tính năng, tác dụng,
phương pháp sử dụng các thiết bị, vật tư bảo vệ thực vật và vật tư, thiết bị
khảo sát, thực nghiệm bảo vệ thực vật.
đ)9
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc
sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Chương
III
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ
NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁM ĐỊNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 7.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành giám định
thuốc bảo vệ thực vật
1. Tâm huyết với nghề, chủ động
nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong
công tác;
2. Có tinh thần đoàn kết nội bộ,
lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện
nhiệm vụ được giao;
3. Chấp hành nghiêm túc các quy
định, quy chế hoạt động nghề nghiệp;
4. Thường xuyên học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao;
5. Có trách nhiệm quản lý tài sản
vật tư, máy móc và các trang thiết bị, tài liệu phục vụ công tác giám định thuốc
bảo vệ thực vật.
Điều 8.
Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II - Mã số: V.03.02.04
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức
và thực hiện kế hoạch, phương án hoạt động về kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo
vệ thực vật;
b) Chủ trì toàn bộ và thực hiện
những khâu phức tạp trong quy trình kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực
vật;
c) Kiểm tra lại kết quả kiểm định,
khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của hạng viên chức thấp hơn; tổng hợp, đánh
giá tình hình công tác giám định thuốc bảo vệ thực vật của đơn vị và của địa
bàn được giao, trên cơ sở đó đề xuất chủ trương, biện pháp xây dựng chế độ,
chính sách phù hợp với thực tế của từng thời kỳ;
d) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức
và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về phương pháp kiểm định, khảo nghiệm
thuốc bảo vệ thực vật; đề xuất việc xây dựng bổ sung, sửa đổi quy trình, quy
phạm kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng
mục tiêu, chương trình, nội dung, soạn thảo tài liệu và tổ chức, thực hiện bồi
dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho các chức danh nghề nghiệp hạng thấp hơn;
e) Tham gia xây dựng cơ sở kỹ
thuật giám định thuốc bảo vệ thực vật của đơn vị và địa bàn được giao.
2.10
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ
đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giám định thuốc bảo vệ
thực vật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành có liên quan đến
công tác về thuốc bảo vệ thực vật;
b) Nắm vững pháp luật bảo vệ và
kiểm dịch thực vật và các quy định pháp luật có liên quan;
c) Nắm vững quy trình, quy phạm
kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
d) Nắm được tình hình bảo vệ
thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, tình hình quản lý, kiểm định, khảo nghiệm thuốc
bảo vệ thực vật trong và ngoài nước;
đ) Có năng lực nghiên cứu khoa
học, nắm được các thành tựu mới nhất của các ngành khoa học liên quan đến công
tác giám định thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài nước;
e) Nắm được tình hình sản xuất,
kinh tế, chính trị, xã hội, có liên quan đến hoạt động kiểm định, khảo nghiệm
thuốc bảo vệ thực vật;
g) Chủ trì hoặc tham gia công trình
nghiên cứu khoa học hoặc đề án đã được Hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp tỉnh
công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
h)11
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc
sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4.12
Việc thăng hạng chức danh giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II
Viên chức thăng hạng từ chức
danh giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III lên chức danh danh giám định
viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II phải có thời gian giữ chức danh giám định
viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 năm, trong
đó thời gian gần nhất giữ chức danh giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng
III tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký
dự thi hoặc xét thăng hạng.
Điều 9.
Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III - Mã số: V.03.02.05
1. Nhiệm vụ
a) Tổ chức, thực hiện được việc
kiểm định chất lượng, dư lượng, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra công
nhân, kỹ thuật viên chuẩn bị thiết bị, vật tư, pha chế hoá chất và thuốc bảo vệ
thực vật và tiến hành một số khâu trong quy trình phân tích, khảo nghiệm;
c) Trực tiếp tiến hành những
khâu phức tạp trong quy trình phân tích khảo nghiệm;
d) Kiểm tra, tổng hợp các số
liệu để kết luận hoặc báo cáo về kết quả kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực
vật;
đ) Tham gia xây dựng, thực hiện
các đề tài nghiên cứu khoa học về giám định thuốc bảo vệ thực vật;
e) Bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật
kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật cho viên chức hạng thấp hơn;
2.13
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ
đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giám định thuốc bảo vệ
thực vật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của các ngành liên quan
đến nhiệm vụ được giao;
b) Nắm được pháp luật về bảo vệ
và kiểm dịch thực vật;
c) Nắm được quy trình, quy phạm
kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
d) Nắm được phương pháp, kỹ
năng phân tích, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Nắm được quy tắc an toàn đối
với hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật, tính năng tác dụng của thuốc, hoá chất,
công dụng của vật tư, thiết bị dùng để phân tích, khảo nghiệm thuốc đó;
e) Nắm được tình hình sử dụng
thuốc và tình hình bảo vệ thực vật trong địa bàn;
g)14
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc
sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4.15
Việc thăng hạng chức danh giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III
Viên chức thăng hạng từ chức
danh kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV lên chức danh giám định
viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III phải đáp ứng đủ các quy định tại các khoản
1, khoản 2, khoản 3 Điều này và có thời gian giữ chức danh kỹ thuật viên giám định
thuốc bảo vệ thực vật hạng IV, cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp khi tuyển
dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, phải có thời gian giữ chức danh
nghề nghiệp kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV hoặc tương
đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn
nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Đối với trường hợp khi tuyển
dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp, phải có thời gian giữ chức danh
nghề nghiệp kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV hoặc tương
đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn
nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Điều 10. Kỹ
thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV-Mã số: V.03.02.06
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện việc chuẩn bị vật
tư, thiết bị cho việc kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; pha chế một
số dung dịch hoá chất cơ bản phục vụ cho việc phân tích và pha chế thuốc để khảo
nghiệm;
b) Tiến hành một hoặc nhiều
khâu của quy trình kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Quan trắc, ghi chép thống kê
các số liệu về chỉ tiêu theo dõi của việc phân tích, khảo nghiệm thuốc bảo vệ
thực vật;
d) Sử dụng, bảo quản trang thiết
bị, vật tư dùng cho kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; chịu trách
nhiệm cá nhân về các trang, thiết bị, vật tư đó.
2.16
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có bằng tốt nghiệp trình độ
trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được các quy định của
pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật liên quan đến nhiệm vụ được giao;
b) Nắm được quy trình, quy phạm
kiểm định và khảo nghiệm những loại thuốc bảo vệ thực vật được phân công thực
hiện;
c) Nắm được tính năng tác dụng,
công dụng của một số thiết bị, vật tư dùng cho kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo
vệ thực vật và phương pháp sử dụng, bảo quản;
d) Nắm được phương pháp, kỹ
năng pha chế một số hoá chất dùng để phân tích và thuốc bảo vệ thực vật để khảo
nghiệm;
đ)17
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc
sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Chương IV
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ
NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM NGHIỆM CÂY TRỒNG
Điều 11.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành kiểm nghiệm
cây trồng
1. Tâm huyết với nghề, chủ động
nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong
công tác;
2. Có tinh thần đoàn kết nội bộ,
lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện
nhiệm vụ được giao;
3. Chấp hành nghiêm túc các quy
định, quy chế hoạt động nghề nghiệp;
4. Thường xuyên học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao;
5. Có trách nhiệm quản lý tài sản,
vật tư, máy móc và các trang thiết bị, tài liệu phục vụ công tác kiểm nghiệm cây
trồng.
Điều 12.
Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II - Mã số: V.03.03.07
1. Nhiệm vụ
a) Tham gia lập kế hoạch công
tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng của
một số loại giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón, tổ chức thực hiện kế
hoạch có hiệu quả và chính xác;
b) Tổ chức, thực hiện công tác
khảo nghiệm, kiểm nghiệm, giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng,
sản phẩm cây trồng và kiểm tra giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón
trên cơ sở đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ về khảo nghiệm,
kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây
trồng;
c) Chủ trì tổ chức và thực hiện
các quy trình sản xuất quy trình công nghệ và đề xuất kịp thời các biện pháp
trong quá trình sản xuất giống, kinh doanh giống, phân bón và trong quá trình
khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng;
kiểm tra chất lượng giống cây trồng và sản phẩm cây trồng, phân bón của các cơ
sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, phân bón;
d) Chủ trì hoặc tham gia các đề
tài nghiên cứu khoa học về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón;
kiểm định giống cây trồng;
đ) Tham gia xây dựng và sửa đổi
tiêu chuẩn chất lượng hạt giống, phân bón và các quy phạm khảo nghiệm giống,
quy trình kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định
giống cây trồng;
e) Tham gia soạn thảo nội dung
chương trình và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho các hạng chức danh
nghề nghiệp viên chức thấp hơn về lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống cây trồng, sản
phẩm cây trồng, phân bón.
2.18
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ
đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm nghiệm cây trồng.
3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống, sản
phẩm cây trồng, phân bón, pháp lệnh chất lượng hàng hoá và các luật về giống
cây trồng, phân bón của các nước có liên quan;
b) Nắm vững các quy trình, quy
phạm về khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và kiểm tra chất lượng giống
cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón;
c) Thông thạo các kỹ thuật
trong công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng giống cây trồng,
sản phẩm cây trồng và cấp chứng chỉ hạt giống, sản phẩm cây trồng, phân bón;
d) Sử dụng thành thạo các
trang thiết bị trong phòng thí nghiệm phục vụ kiểm nghiệm giống, kiểm nghiệm sản
phẩm cây trồng, bảo quản mẫu giống cây trồng, phân bón, phát hiện được những sự
cố xảy ra trong quá trình sử dụng thiết bị;
đ) Nắm được những tiến bộ khoa
học kỹ thuật về công tác giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón trong và
ngoài nước;
e) Chủ trì hoặc tham gia công
trình nghiên cứu khoa học hoặc đề án đã được Hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp
tỉnh công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả;
g)19
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc
sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4.20
Việc thăng hạng chức danh kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II
Viên chức thăng hạng từ chức
danh kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III lên chức danh kiểm nghiệm viên cây trồng
hạng II phải có thời gian giữ chức danh kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III hoặc
tương đương tối thiểu đủ 09 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kiểm
nghiệm viên cây trồng hạng III tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết
thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Điều 13.
Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III - Mã số: V.03.03.08
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch, phương án
thực hiện việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định một số loại giống cây trồng,
sản phẩm cây trồng, phân bón theo sự phân công, tổ chức thực hiện các kế hoạch,
phương án đó có hiệu quả, chính xác và phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc
của mình;
b) Tổ chức thực hiện việc khảo
nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón đúng quy trình kỹ thuật, quy
trình công nghệ, ghi chép thống kê chính xác các kết quả khảo nghiệm, kiểm nghiệm
theo biểu mẫu và chịu trách nhiệm về kết quả của mình. Trực tiếp kiểm tra quy
trình sản xuất và kinh doanh giống, phân bón để phục vụ cho công tác khảo nghiệm,
kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón, kiểm định phân bón;
c) Tuyên truyền, hướng dẫn các
cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật của Nhà nước về công tác giống cây trồng, phân bón và chất lượng
hàng hoá;
d) Đánh giá và tổng kết quá
trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây
trồng thuộc lĩnh vực được phân công, trên cơ sở đó đề xuất những ý kiến cần
bổ sung cho quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ về khảo nghiệm, kiểm nghiệm
giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng;
đ) Tham gia các đề tài nghiên cứu
khoa học liên quan về khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón;
e) Thực hiện bồi dưỡng về nghiệp
vụ khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng
cho các kỹ thuật viên và các cộng tác viên.
2.21
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ
đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm nghiệm cây trồng.
3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được các chủ trương, đường
lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành liên quan đến công tác được
giao;
b) Nắm vững kiến thức cơ bản về
công tác giống cây trồng, phân bón;
c) Nắm vững các quy trình quy
phạm về khảo kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón;
d) Biết sử dụng và thành thạo
thao tác sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm để phục vụ kiểm nghiệm giống
cây trồng, phân bón;
đ) Hiểu biết mối quan hệ và sự
phối hợp trong quá trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng,
sản phẩm cây trồng, phân bón;
e)22
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc
sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4.23
Việc thăng hạng chức danh kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III
Viên chức thăng hạng từ chức
danh kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV lên chức danh kiểm nghiệm viên
cây trồng hạng III phải đáp ứng đủ các quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản
3 Điều này và có thời gian giữ chức danh kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng
IV, cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp khi tuyển
dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, phải có thời gian giữ chức danh
nghề nghiệp kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV hoặc tương đương từ đủ
02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ
đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Đối với trường hợp khi tuyển
dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp, phải có thời gian giữ chức danh
nghề nghiệp kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV hoặc tương đương từ đủ
03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ
đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Điều 14. Kỹ
thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV-Mã số: V.03.03.09
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện lấy mẫu, chia mẫu,
bảo quản mẫu và lưu mẫu khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón;
b) Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất
thí nghiệm, thực hiện pha chế hoá chất kiểm nghiệm giống cây trồng, sản phẩm
cây trồng, phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật;
c) Sử dụng bảo quản và bảo dưỡng
các thiết bị, vật tư phòng thí nghiệm và chịu trách nhiệm cá nhân về các thiết
bị vật tư đó;
d) Lập hồ sơ, ghi chép và thống
kê số liệu kết quả khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón theo biểu
mẫu quy định và chịu trách nhiệm về kết quả của mình;
2.24
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có bằng tốt nghiệp trình độ
trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được những nguyên lý cơ
bản về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây
trồng, sản phẩm cây trồng;
b) Nắm được nguyên lý vận hành
những trang thiết bị đơn giản trong phòng kiểm nghiệm;
c) Hiểu được các chỉ tiêu cơ bản
về chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón và các phương pháp
thử (phương pháp thí nghiệm);
d) Nắm được quy trình quy phạm
pha chế hoá chất kiểm nghiệm;
đ) Hiểu được nguyên tắc và
phương pháp lưu mẫu trong kho đối với giống cây trồng, phân bón;
e)25
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc
sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Chương V
HƯỚNG DẪN BỔ NHIỆM VÀ XẾP
LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 15.
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh
nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ
vào vị trí việc làm, nhiệm vụ, chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức
và theo quy định tại Điều 16 của Thông tư liên tịch này.
2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên
chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực
vật không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp
viên chức.
Điều 16.
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
Viên chức đã được bổ nhiệm
vào các chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật quy định tại Quyết định số
417/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ
Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành nông
nghiệp - công nghiệp thực phẩm và Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành danh mục các ngạch công chức và
viên chức, nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trồng trọt và
bảo vệ thực vật quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp bảo vệ
thực vật:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề
nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II (mã số V.03.01.01), đối với viên chức
hiện đang giữ ngạch dự báo viên chính bảo vệ thực vật (mã số 09.059);
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề
nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III (mã số V.03.01.02), đối với viên chức
hiện đang giữ ngạch dự báo viên bảo vệ thực vật (mã số 09.060);
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề
nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV (mã số V.03.01.03), đối với viên
chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật viên dự báo bảo vệ thực vật (mã số 09.061).
2. Chức danh nghề nghiệp giám định
thuốc bảo vệ thực vật:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề
nghiệp giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II (mã số V.03.02.04) đối với
viên chức hiện đang giữ ngạch giám định viên chính thuốc bảo vệ thực vật (mã số
09.063);
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề
nghiệp giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III (mã số V.03.02.05) đối với
viên chức hiện đang giữ ngạch ngạch giám định viên thuốc bảo vệ thực vật (mã số
09.064);
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề
nghiệp kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV (mã số V.03.02.06)
đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực
vật (mã số 09.065).
3. Chức danh nghề nghiệp kiểm
nghiệm cây trồng
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề
nghiệp kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II (mã số V.03.03.07), đối với viên chức
hiện đang giữ ngạch kiểm nghiệm viên chính giống cây trồng (mã số 09.071);
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề
nghiệp kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III (mã số V.03.03.08), đối với viên chức
hiện đang giữ ngạch kiểm nghiệm viên giống cây trồng (mã số 09.072);
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề
nghiệp kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV (mã số V.03.03.09), đối với
viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng (mã số
09.073).
Điều 17.
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp
chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật được áp dụng Bảng lương chuyên môn,
nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng
3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bảo vệ
viên bảo vệ thực vật hạng II, giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II, kiểm
nghiệm viên cây trồng hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm
A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
b) Chức danh nghề nghiệp bảo vệ
viên bảo vệ thực vật hạng III, giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng hạng
III, kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại
A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật
viên bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng
IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV được áp dụng hệ số lương viên
chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
2. Xếp lương khi hết tập sự và
được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng
Sau khi hết thời gian tập sự
theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức
danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được
bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp có trình độ đào
tạo tiến sĩ chuyên ngành về trồng trọt và bảo vệ thực vật thì được xếp bậc 3,
hệ số 3,00 của chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III (mã số
V.03.01.02), giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III (mã số V.03.02.05),
kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III (mã số V.03.03.08);
b) Trường hợp có trình độ đào
tạo thạc sĩ chuyên ngành về trồng trọt và bảo vệ thực vật thì được xếp bậc 2,
hệ số 2,67 của chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III (mã số
V.03.01.02), giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III (mã số V.03.02.05),
kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III (mã số V.03.03.08);
c) Trường hợp có trình độ đào
tạo cao đẳng chuyên ngành về trồng trọt và bảo vệ thực vật thì được xếp bậc 2,
hệ số 2,06 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV (mã
số V.03.01.03), kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV (mã số V.03.02.06),
kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV (mã số V.03.03.09).
3. Việc xếp lương vào chức danh
nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã
được xếp lương vào các ngạch trồng trọt và bảo vệ thực vật quy định tại Quyết
định số 417/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức
- Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức
ngành nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm, Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03
tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành danh mục các ngạch công
chức và viên chức và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang được thực hiện như sau:
a) Trường hợp viên chức đủ điều
kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp trồng trọt và bảo vệ thực vật có hệ số
bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm phụ cấp
thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét
nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch
cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn B đã xếp
ngạch kiểm nghiệm viên giống cây trồng (mã số 09.072), bậc 5, hệ số lương 3,66
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền
bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III (mã số
V.03.03.08) thì xếp bậc 5, hệ số lương 3,66 của chức danh kiểm nghiệm viên cây
trồng hạng III kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được
tính kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
b) Trường hợp viên chức có
trình độ cao đẳng chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật khi tuyển dụng đã
được xếp lương ở viên chức A0 theo quy định của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, nay được bổ nhiệm vào chức danh
nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV (mã số V.03.01.03); kỹ thuật
viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV (mã số V.03.02.06); kỹ thuật viên
kiểm nghiệm cây trồng hạng IV (mã số V.03.03.09) thì việc xếp bậc lương trong
chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên giám
định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng
IV, được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo
thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:
Tính từ bậc 2 của chức danh nghề
nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên giám định thuốc bảo
vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV, cứ sau thời
gian 2 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng
mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời
gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị
kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.
Sau khi chuyển xếp lương vào chức
danh nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên giám định
thuốc bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV nêu
trên, nếu hệ số lương được xếp ở chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực
vật hạng IV, kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật
viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu
có) thấp hơn so với hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh
lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có)
đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời
gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật
hạng IV, kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên
kiểm nghiệm cây trồng hạng IV. Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh
nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả
phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh
được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh
lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn D, có
trình độ cao đẳng chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật đã được tuyển dụng
vào làm viên chức tại Trung tâm kiểm nghiệm giống cây trồng, đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 và đã xếp bậc 3, hệ số lương 2,72 của
viên chức A0 kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, trong thời gian công tác luôn hoàn
thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật. Nay được cơ quan có thẩm quyền
bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV
(mã số V.03.03.09) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp kỹ thuật
viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV như sau:
Thời gian công tác của ông Nguyễn
Văn D từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, trừ thời gian tập sự 06 tháng, tính từ bậc
2 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV và cứ 2
năm xếp lên 1 bậc thì đến ngày 01 tháng 7 năm 2014 được xếp vào bậc 5, hệ số
lương 2,66 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng
IV; thời gian hưởng bậc lương mới ở chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên kiểm
nghiệm cây trồng hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương
lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014; đồng thời hưởng hệ số chênh lệch
bảo lưu 0,06 (2,72 - 2,66).
4. Việc thăng hạng chức danh
nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật được
thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
đối với viên chức trồng trọt và bảo vệ thực vật quy định tại Thông tư liên tịch
này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số
02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi
nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH26
Điều 18. Điều
khoản chuyển tiếp
1. Đối với viên chức hiện đang
làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập và giữ các ngạch như: ngạch chuyên
viên cao cấp (mã số 01.001), giám định viên cao cấp thuốc bảo vệ thực vật (mã số
09.062), kiểm nghiệm viên cao cấp giống cây trồng (mã số 09.070) hoặc các ngạch
khác tương đương được bảo lưu ngạch, bậc lương hiện hưởng và được nâng bậc
lương thường xuyên theo quy định cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác hoặc
thôi việc.
2. Trường hợp viên chức đã
được bổ nhiệm vào các ngạch các chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật
quy định tại Quyết định số 417/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng,
Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch công chức ngành nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm và Quyết định số
78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành
danh mục các ngạch công chức và viên chức, nay quy định tại Thông tư liên tịch
này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức cử viên chức tham
gia các khóa đào tạo bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
được bổ nhiệm.
3.27
(được bãi bỏ)
Điều 19.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2015.
2. Bãi bỏ tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch bảo vệ thực vật, dự tính, dự báo bảo vệ thực vật, kiểm nghiệm giống
cây trồng quy định tại Quyết định số 417/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch công chức ngành Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm.
3. Bãi bỏ quy định về danh mục
các ngạch viên chức chuyên ngành dự báo bảo vệ thực vật, kiểm nghiệm giống cây
trồng tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức.
Điều 20. Tổ
chức thực hiện
1. Thông tư liên tịch này là
căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức chuyên ngành
trồng trọt và bảo vệ thực vật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các cơ sở, tổ chức, đơn vị
sự nghiệp ngoài công lập được vận dụng các quy định tại Thông tư liên tịch này
để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức chuyên ngành trồng trọt và
bảo vệ thực vật.
3. Cơ quan có thẩm quyền quản
lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những
tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trồng trọt
và bảo vệ thực vật theo quy định tại Thông tư liên tịch này đối với viên chức
đã được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực
vật.
4. Người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức chuyên ngành trồng trọt
và bảo vệ thực vật có trách nhiệm:
a) Rà soát các vị trí việc làm
của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Quyết định bổ nhiệm chức
danh nghề nghiệp chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật tương ứng trong các
đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi
phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Báo cáo kết quả thực hiện về
cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm
vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên
chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm
chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành trồng trọt và
bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang các chức
danh nghề nghiệp chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật tương ứng quy định
tại Thông tư liên tịch này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong
quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
c) Quyết định bổ nhiệm chức
danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo
vệ thực vật thuộc diện quản lý vào các chức danh chuyên ngành trồng trọt và bảo
vệ thực vật tương ứng trong các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
d) Hàng năm báo cáo kết quả bổ
nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành trồng
trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Nội vụ.
Điều 21.
Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ
Nội vụ xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo
và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT (để đăng tải);
- Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp và PTNT (để biết);
- Lưu: VT, Vụ TCCB.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Hiệp
|
1 Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên
tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức
chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày
06 tháng 10 năm 2022, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số
15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày
01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ;
Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn.”
2 Khoản này được
sửa đổi theo quy định tại khoản 1, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
3 Điểm này được
bổ sung theo quy định tại khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
4 Khoản này được
sửa đổi theo quy định tại khoản 3, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
5 Khoản này được
sửa đổi theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
6 Điểm e khoản này
được bổ sung theo quy định tại khoản 5, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-
BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch
quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức
chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày
06 tháng 10 năm 2022.
7 Khoản này được
sửa đổi theo quy định tại khoản 6, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
8 Khoản này được
sửa đổi theo quy định tại khoản 7, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
9 Điểm này được
bổ sung theo quy định tại khoản 8, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
10 Khoản này
được sửa đổi theo quy định tại khoản 9, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.
11 Điểm này được
bổ sung theo quy định tại khoản 10, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
12 Khoản này
được sửa đổi theo quy định tại khoản 11, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.
13 Khoản này
được sửa đổi theo quy định tại khoản 12, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.
14 Điểm này được
bổ sung theo quy định tại khoản 13, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
15 Khoản này
được sửa đổi theo quy định tại khoản 14, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.
16 Khoản này
được sửa đổi theo quy định tại khoản 15, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.
17 Điểm này được
bổ sung theo quy định tại khoản 16, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
18 Khoản này được
sửa đổi theo quy định tại khoản 17, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
19 Điểm này được
bổ sung theo quy định tại khoản 18, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
20 Khoản này
được sửa đổi theo quy định tại khoản 19, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.
21 Khoản này
được sửa đổi theo quy định tại khoản 20, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.
22 Điểm này được
bổ sung theo quy định tại khoản 21, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
23 Khoản này
được sửa đổi theo quy định tại khoản 22, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.
24 Khoản này
được sửa đổi theo quy định tại khoản 23, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.
25 Điểm này được
bổ sung theo quy định tại khoản 24, Điều 1 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10
năm 2022.
26
Điều 5 và Điều 6 của Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10 năm 2022, quy định như sau:
"Điều 5. Điều khoản
chuyển tiếp
1. Viên chức đã được bổ nhiệm
vào chức danh nghề nghiệp các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn
nuôi, thú y, kiểm nghiệm thủy sản, khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng theo quy định
của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là
đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Thông
tư này.
2. Viên chức đã có chứng chỉ
bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II và hạng III chuyên ngành
trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, kiểm nghiệm thủy sản, khuyến
nông, quản lý bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật trước thời hạn (ngày 30
tháng 6 năm 2022) quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày
18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của chuyên ngành tương ứng và được sử dụng
khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông
tư này.
3. Đối với các kỳ thi hoặc
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thực hiện theo Đề án tổ chức thi
hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đã được Bộ Nội vụ thống nhất
thì tiếp tục thực hiện việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng theo Đề án đã được
phê duyệt. Trường hợp sau 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành
mà cơ quan quản lý viên chức chưa tổ chức thi hoặc xét thăng hạng thì áp dụng
theo quy định tại Thông tư này.”
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
2. Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng
mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Tổ chức
cán bộ) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.”
27 Khoản này
được bãi bỏ theo quy định tại khoản 25, Điều 1 của Thông tư số
07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư
liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên
chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành từ
ngày 06 tháng 10 năm 2022.