BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/VBHN-BKHCN
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 8 năm 2018
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH
TRA NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Thông tư số 24/2015/TT-BKHCN ngày 16 tháng 11
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về thanh tra viên,
công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và
công nghệ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung
bởi:
Thông tư số 05/2018/TT-BKHCN ngày 15 tháng 5
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 24/2015/TT-BKHCN ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên
ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Căn cứ
Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị
định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định tổ chức
và hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ
Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về
thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và Nghị định số 92/2014/NĐ-CP ngày 08
tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 16 Nghị định
số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011;
Căn cứ
Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh
tra chuyên ngành;
Căn cứ
Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về
tổ chức và hoạt động thanh tra ngành khoa học và công nghệ;
Căn cứ
Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành;
Xét đề
nghị của Chánh Thanh tra Bộ;
Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về thanh tra viên, công chức
thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ[1].
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư
này quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, công nhận thanh tra
viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa
học và công nghệ; quản lý, sử dụng thẻ và trang phục đối với thanh tra viên,
công chức thanh tra chuyên ngành; trách nhiệm quản lý thanh tra viên, công chức
thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
Thông tư
này áp dụng đối với thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành khoa học
và công nghệ; cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ; các cơ quan
thanh tra nhà nước ngành khoa học và công nghệ; các cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ; các cơ quan quản lý nhà
nước về khoa học và công nghệ ở trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức
có công chức, viên chức được trưng tập làm cộng tác viên thanh tra và các tổ
chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động thanh tra.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
1. Thanh
tra viên ngành khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là thanh tra viên)
là công chức của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và
Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở) được bổ nhiệm vào các
ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự
phân công của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh Sở.
2.[2] Công chức thanh tra chuyên
ngành khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là công chức thanh tra chuyên
ngành) là công chức làm việc trong các cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng (sau đây viết tắt là Tổng cục, Cục, Chi cục) được Tổng cục trưởng Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân,
Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Tổng
cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng) giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành khoa học và công nghệ và được công nhận theo quy định tại Thông tư
này.
3. Cộng
tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là cộng tác
viên thanh tra) là công chức, viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ của thanh tra khoa học và công nghệ, được Chánh Thanh tra
Bộ, Chánh Thanh tra Cục và Chánh Thanh tra Sở trưng tập tham gia Đoàn thanh
tra. Cộng tác viên thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 47 và Điều 54 của
Luật Thanh tra.
Điều 3a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng, Chi cục trưởng
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành [3]
Tổng cục
trưởng, Chi cục trưởng được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số
27/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy
định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành khoa học và công nghệ, nhiệm vụ cụ
thể như sau:
1. Trình
cấp có thẩm quyền thành lập bộ phận tham mưu hoặc quyết định giao đầu mối kiêm
nhiệm tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại đơn vị (sau đây gọi chung
là bộ phận tham mưu). Việc thành lập bộ phận tham mưu thực hiện theo quy định
của pháp luật.
2. Ban
hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ phận tham mưu, người đứng đầu bộ
phận tham mưu; mối quan hệ công tác giữa bộ phận tham mưu và các đơn vị thuộc
Tổng cục, Chi cục về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
3. Quyết
định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định phân công công
chức thuộc quyền quản lý có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành.
4. Đề
nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
Điều 3b. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại
Tổng cục và Chi cục [4]
1. Bộ
phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Chi cục có chức
năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng, Chi cục trưởng tổ chức thực hiện công tác
thanh tra chuyên ngành trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Tổng cục, Chi cục.
2. Nhiệm
vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu
a) Tham
mưu, giúp Tổng cục trưởng, Chi cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại Điều 10 Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của
Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành khoa học và công
nghệ và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 27/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20
tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra
ngành khoa học và công nghệ;
b) Chủ
trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Tổng cục trưởng, Chi cục
trưởng xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao của Tổng cục, Chi cục và định hướng thanh tra của ngành
khoa học và công nghệ và của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
c) Tham
mưu, giúp Tổng cục trưởng, Chi cục trưởng trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch
thanh tra được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ phê duyệt; tổ chức thực hiện thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất
khi được Tổng cục trưởng, Chi cục trưởng giao.
d) Giúp
Tổng cục trưởng, Chi cục trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết
luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, quyết định giải quyết khiếu
nại, kết luận nội dung tố cáo; tham mưu việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và
các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
đ) Tham
mưu, giúp Tổng cục trưởng, Chi cục trưởng trong việc thực hiện chế độ thông
tin, báo cáo về công tác thanh tra.
Chương II
TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC BỔ NHIỆM,
MIỄN NHIỆM, CÔNG NHẬN THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ CỘNG
TÁC VIÊN THANH TRA
Mục 1.
THANH TRA VIÊN
Điều 4.
Tiêu chuẩn thanh tra viên
Thanh tra
viên phải đảm bảo tiêu chuẩn chung quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra,
Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của
Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra (sau đây gọi là
Nghị định số 97/2011/NĐ-CP).
Điều 5.
Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên các cấp
Thẩm
quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên, thanh tra viên chính và
thanh tra viên cao cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số
97/2011/NĐ-CP .
Mục 2.
CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
Điều 6.
Tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành [5]
Tổng cục
trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng quyết định công nhận công chức thanh tra
chuyên ngành theo quy định tại Thông tư này. Ngoài các tiêu chuẩn chung quy
định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012
của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, công chức thanh tra chuyên
ngành phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Đã
được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên.
2. Nắm
vững các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng (đối
với công chức thanh tra chuyên ngành của Tổng cục và của Chi cục), nắm vững các
quy định về chuyên môn, quy tắc quản lý liên quan đến lĩnh vực an toàn bức xạ
và hạt nhân (đối với công chức thanh tra chuyên ngành của Cục).
3. Có ít
nhất 02 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
4. Có
bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp.
5. Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên trở lên hoặc chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
hoặc chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành.
Điều 7.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thôi công nhận công chức thanh tra
chuyên ngành [6]
1. Tổng
cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng có thẩm quyền công nhận, thôi công nhận
công chức thanh tra chuyên ngành.
2. Trình
tự, thủ tục công nhận, thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành
a) Vụ
Pháp chế - Thanh tra của Tổng cục, Thanh tra Cục, bộ phận tham mưu về công tác
thanh tra tại Chi cục (sau đây gọi chung là bộ phận tham mưu công tác thanh tra
chuyên ngành) tiến hành rà soát, lựa chọn công chức đủ tiêu chuẩn theo quy định
tại Điều 6 Thông tư này lập hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều
này để trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng xem xét, lựa chọn và
quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền công nhận công chức
thanh tra chuyên ngành;
b) Trường
hợp công chức thanh tra chuyên ngành thuộc một trong các trường hợp quy định
tại điểm a khoản 5 Điều này, bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành
lập hồ sơ trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng quyết định thôi
công nhận công chức thanh tra chuyên ngành.
3. Hồ sơ
đề nghị công nhận công chức thanh tra chuyên ngành gồm:
a) Tờ
trình;
b) Danh
sách đề nghị công nhận công chức thanh tra chuyên ngành;
c) Sơ yếu
lý lịch theo Mẫu 2C-BNV/2008 ban
hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu hồ sơ quản lý cán bộ, công chức có
xác nhận của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng công chức;
d) Bản
sao Bằng tốt nghiệp đại học;
đ) Chứng
chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hoặc chứng chỉ hoặc chứng nhận bồi dưỡng
nghiệp vụ cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
e) Bản
sao Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức.
4. Quyết
định công nhận công chức thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung cơ bản sau
đây:
a) Căn cứ
ban hành Quyết định;
b) Thông
tin về công chức được đề nghị công nhận, gồm: họ và tên, ngạch công chức, chức
vụ đang giữ, lĩnh vực được giao thanh tra, làm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
5. Quyết
định thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành
a) Thôi
công nhận công chức thanh tra chuyên ngành thuộc một trong các trường hợp sau:
- Công
chức được điều động, luân chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải
là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khoa học và
công nghệ;
- Có đơn
tự nguyện xin thôi làm công chức thanh tra chuyên ngành;
- Không
hoàn thành nhiệm vụ công tác thanh tra chuyên ngành trong 02 năm liên tiếp;
- Vi phạm
kỷ luật công vụ và bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên;
- Lý do
khác theo quy định của pháp luật.
b) Quyết
định thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành phải có các thông tin cơ
bản sau:
- Căn cứ
ban hành quyết định;
- Thông
tin về công chức được đề nghị thôi công nhận, gồm: họ và tên, ngạch công chức,
chức vụ đang giữ, lĩnh vực được giao thanh tra chuyên ngành, làm chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm;
- Thời điểm
tính thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành.
6. Quyết
định công nhận hoặc thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành thực hiện
theo quy định tại Mẫu biểu BM 03 và BM 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và gửi
Thanh tra Bộ 01 bản.
Điều 7a. Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với công
chức thanh tra chuyên ngành [7]
1. Công
chức, viên chức tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành
được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tổng
cục, Cục chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ và cơ quan liên quan xây dựng chương
trình, tài liệu và kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức được
giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ thuộc phạm
vi lĩnh vực quản lý.
3. Công
chức thanh tra chuyên ngành phải được đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng cập
nhật kiến thức theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
4. Kinh
phí tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước
hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Tổng cục, Cục và của Sở Khoa học
và Công nghệ giao cho Chi cục. Kinh phí cho công chức, viên chức tham gia tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan nào thì cơ quan
đó chi trả.
Điều 7b. Điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra chuyên ngành [8]
1. Hoạt
động thanh tra được trang bị thiết bị và phương tiện làm việc theo quy định của
pháp luật. Khi đi công tác tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thanh tra được
trang bị các phương tiện làm việc và thiết bị sau để phục vụ hoạt động thanh
tra:
a) Máy
tính xách tay;
b) Thiết
bị chụp ảnh, ghi âm, ghi hình;
c) Các
thiết bị kỹ thuật chuyên dùng;
d) Các
thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động thanh tra, tùy theo yêu cầu nhiệm
vụ thanh tra do thủ trưởng bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành đề
nghị với người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra trang bị.
2. Ngoài
những phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này, khi cần
thiết hoạt động thanh tra được trang bị bổ sung thiết bị kỹ thuật khác phục vụ
công tác thanh tra theo quy định của pháp luật và các nội dung sau:
a) Phương
tiện đi lại; phương tiện thông tin, liên lạc báo cáo, trao đổi nghiệp vụ;
b) Căn cứ
nguồn kinh phí của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra được trang bị xe ô tô chuyên dùng để thực hiện nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật;
3. Kinh
phí thực hiện các nội dung quy định tại Điều này được bảo đảm từ dự toán chi
ngân sách nhà nước hằng năm của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Tổng cục, Cục, Chi
cục và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8.
Chế độ của công chức thanh tra chuyên ngành
Công chức
thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng theo Quyết định số
12/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy
định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành và các quy định
pháp luật khác liên quan. Công chức thanh tra chuyên ngành được cấp trang phục
theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
Mục 3.
CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA
Điều 9.
Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra
Ngoài
những tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 22 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ,
cộng tác viên thanh tra phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Am
hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của cơ
quan trưng tập;
2. Có khả
năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo;
3. Đối
với nội dung thanh tra liên quan đến lĩnh vực chuyên môn sâu, ngoài các tiêu
chuẩn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, các cộng tác viên thanh tra
tham gia Đoàn thanh tra phải hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành được trưng
tập (trong hoặc ngoài nước) ít nhất 02 năm.
Điều 10. Trưng tập cộng tác viên thanh tra
1. Chánh
Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục và Chánh Thanh tra Sở có quyền trưng tập cộng
tác viên thanh tra.
2. Căn cứ
hệ thống cộng tác viên thanh tra đã được thiết lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này và kết quả khảo sát, Chánh Thanh
tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chánh Thanh tra Sở có văn bản đề nghị cơ quan quản
lý trực tiếp cử người được trưng tập. Nội dung văn bản trưng tập phải nêu cụ
thể căn cứ trưng tập, đối tượng trưng tập, yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm,
thời gian trưng tập, chế độ và các nội dung khác liên quan.
3. Chánh
Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục và Chánh Thanh tra Sở có quyền không đưa
người được trưng tập tham gia đoàn thanh tra nếu người được trưng tập không đáp
ứng yêu cầu về đối tượng, chuyên môn, kinh nghiệm hoặc lý do khác để bảo đảm
khách quan trong quá trình thanh tra.
Điều 11. Chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra
1. Được
cơ quan quản lý trực tiếp trả nguyên lương và phụ cấp (nếu có).
2. Được
cơ quan trưng tập chi trả tiền công tác phí, bảo đảm các điều kiện, phương tiện
làm việc cần thiết và các quyền lợi khác như thành viên của Đoàn thanh tra.
3. Được
bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra.
4. Được
hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra
1. Kinh
phí trưng tập cộng tác viên thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Cục, Thanh tra
Sở bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước.
2. Hàng
năm, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chánh Thanh tra Sở lập dự toán
kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí
trưng tập cộng tác viên thanh tra được cấp ngoài định mức khoán chi hành chính
theo biên chế.
Điều 13. Đánh giá kết quả công tác của cộng tác viên thanh tra
1. Khi
kết thúc thời gian trưng tập hoặc thời gian thanh tra, cơ quan trưng tập phải
có văn bản nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên
thanh tra gửi cho thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người được trưng tập.
2. Nội
dung nhận xét, đánh giá gồm:
a) Kết
quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Ý thức
tổ chức kỷ luật;
c) Kiến
nghị khen thưởng, kỷ luật (nếu có).
Chương III
MẪU THẺ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THẺ VÀ
TRANG PHỤC ĐỐI VỚI THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
Điều 14. Thẻ và trang phục thanh tra viên
1. Thanh
tra viên được cấp trang phục theo quy định tại Thông tư số 02/2015/ TT-TTCP
ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về trang phục của cán
bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước
và được cấp thẻ theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-TTCP ngày 09 tháng 4
năm 2012 của Thanh tra Chính phủ quy định về mẫu và việc quản lý, sử dụng Thẻ
Thanh tra.
2. Chánh
Thanh tra Bộ xem xét, tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị Tổng Thanh tra
Chính phủ cấp mới, cấp đổi, cấp lại Thẻ Thanh tra cho các thanh tra viên thuộc
Thanh tra Bộ.
3. Chánh
Thanh tra Sở xem xét, tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị Chánh Thanh tra
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Tổng Thanh tra Chính phủ cấp mới,
cấp đổi, cấp lại Thẻ Thanh tra cho các thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở.
Điều 15. Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành [9]
1. Thẻ
công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ do Chánh Thanh tra Bộ
Khoa học và Công nghệ cấp cho công chức thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục,
Cục, Chi cục để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, lập biên
bản và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Nghiêm
cấm sử dụng Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành vào mục đích khác.
2. Thanh
tra Bộ in ấn, quản lý phôi thẻ công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và
công nghệ. Kinh phí làm phôi thẻ do ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được
duyệt cho Thanh tra Bộ.
3. Niên
hạn sử dụng thẻ là 05 năm kể từ ngày cấp.
Điều 16. Mẫu Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
1. Kích
thước: Chiều rộng 61 mm, dài 87 mm.
2. Màu
sắc và họa tiết: mặt trước màu đỏ tươi, mặt sau màu trắng, có hoa văn logo của
Bộ Khoa học và Công nghệ màu xanh da trời, có biểu tượng của ngành thanh tra và
có 01 vạch chéo rộng 05mm màu đỏ tươi.
3. Nội
dung trên thẻ được trình bày theo phông chữ của bộ mã ký tự tiếng Việt (phông
chữ Unicode) theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 .
4. Nội
dung trên mặt trước của thẻ: Quốc hiệu, quốc huy và tên “THẺ CÔNG CHỨC THANH
TRA”.
5. Nội
dung trên mặt sau của thẻ: Quốc hiệu, tên “THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ”, họ tên người được cấp thẻ, tên tổ chức mà người được
cấp thẻ đang công tác, ảnh người được cấp thẻ, địa danh, ngày, tháng, năm cấp
thẻ và người cấp thẻ ký tên, đóng dấu; thời hạn của thẻ.
6. Mẫu
Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo mẫu biểu số BM 01 của Thông tư này.
7.[10] Mã số Thẻ công chức thanh tra chuyên
ngành
Mỗi công
chức thanh tra chuyên ngành được cấp một mã số Thẻ công chức thanh tra chuyên
ngành.
Thẻ công
chức thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục thuộc Bộ có mã số cơ quan chung
là A08, kèm theo ký hiệu viết tắt tên đơn vị quản lý trực tiếp công chức thanh
tra chuyên ngành và số thứ tự bắt đầu từ 001. Thẻ công chức thanh tra chuyên
ngành của Chi cục có mã số của các cơ quan nhà nước ở địa phương, kèm theo ký
hiệu viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số thứ tự bắt đầu từ
001. Mã số của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương theo quy định
tại Quyết định số 93/2005/QĐ-BNV ngày 30 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ về việc ban hành Danh mục mã số các cơ quan nhà nước và viết tắt của các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Mẫu biểu BM 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
này.
Mã số Thẻ
công chức thanh tra chuyên ngành được thể hiện như sau:
a) Mã số
thẻ công chức thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục: A08-TĐC-...;
b) Mã số thẻ
công chức thanh tra chuyên ngành thuộc Cục: A08-CATBXHN....;
c) Mã số
thẻ công chức thanh tra chuyên ngành thuộc Chi cục: Mã số của các cơ quan nhà
nước ở địa phương - ký hiệu viết tắt tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tại Mẫu biểu BM 05 - số thứ tự (Ví dụ:
theo quy định tại Mẫu biểu BM 01 đối với Tổng
cục, Cục là số: A08-... thì của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội
là T01-HN-...).
Điều 17. Thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ công
chức thanh tra chuyên ngành [11]
1. Tổng
cục trưởng, Cục trưởng đề nghị Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
mới, cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành đối với
công chức thuộc Tổng cục, Cục, Chi cục; Chi cục trưởng có văn bản đề nghị Tổng
cục trưởng tổng hợp, xem xét và đề nghị Chánh Thanh tra Bộ cấp mới, cấp đổi,
cấp lại và thu hồi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành cho công chức thanh tra
chuyên ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
2. Cấp
mới Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành trong trường hợp công chức được công
nhận công chức thanh tra chuyên ngành lần đầu.
3. Cấp
đổi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thẻ
công chức thanh tra chuyên ngành đã hết hạn sử dụng;
b) Thay
đổi mã số thẻ;
c) Thay
đổi tên cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
d) Khi có
quy định mới về mẫu thẻ;
đ) Thẻ
công chức thanh tra chuyên ngành đang sử dụng bị hư hỏng.
4. Hồ sơ
cấp mới, cấp đổi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành bao gồm:
a) Văn
bản đề nghị cấp mới, cấp đổi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành của Tổng cục
trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng;
b) Danh
sách người được đề nghị cấp Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định
tại Mẫu biểu BM 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này;
c) Quyết
định công nhận công chức thanh tra chuyên ngành (bản sao);
d) 02 ảnh
màu chân dung cá nhân, kiểu chứng minh thư khổ 23 mm x 30 mm, ảnh chụp trong khoảng
thời gian không quá 06 tháng, ghi rõ họ tên, cơ quan, đơn vị phía sau ảnh và trên
phong bì đựng ảnh của từng người;
đ) Thẻ
công chức thanh tra chuyên ngành cũ đối với trường hợp cấp đổi Thẻ công chức
thanh tra chuyên ngành.
5. Cấp
lại Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
a) Công
chức thanh tra chuyên ngành được xem xét cấp lại thẻ trong trường hợp bị mất do
nguyên nhân khách quan, không thuộc trường hợp thu hồi theo quy định tại khoản
6 Điều này;
b) Hồ sơ
cấp lại Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành bao gồm:
- Đơn đề
nghị cấp lại thẻ, trong đó báo cáo, giải trình việc mất thẻ của công chức thanh
tra chuyên ngành có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp;
- Văn bản
đề nghị của Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng;
- Danh
sách người được đề nghị cấp Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định
tại Mẫu biểu BM 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này;
- 02 ảnh
màu chân dung cá nhân, kiểu chứng minh thư khổ 23 mm x 30 mm, ảnh chụp trong khoảng
thời gian không quá 06 tháng, ghi rõ họ tên, cơ quan, đơn vị phía sau ảnh và
trên phong bì đựng ảnh của từng người.
6. Thu
hồi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Công
chức thanh tra chuyên ngành có quyết định thôi công nhận công chức thanh tra
chuyên ngành;
b) Công
chức thanh tra chuyên ngành có quyết định buộc thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng
hình thức buộc thôi việc theo quy định của pháp luật;
c) Công
chức thanh tra chuyên ngành nghỉ hưu hoặc từ trần, mất tích khi đang công tác;
d) Công
chức thanh tra chuyên ngành bị tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp
luật;
đ) Trường
hợp đổi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành quy định tại khoản
3 Điều 17 Thông tư này hoặc Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành cấp không
đúng quy định;
e) Các
trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Căn cứ
quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với các trường hợp quy định tại khoản
6 Điều này, Tổng cục trưởng, Cục trưởng đề nghị Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và
Công nghệ thu hồi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành. Tổng cục trưởng, Cục
trưởng, Chi cục trưởng tiến hành thu hồi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành,
tiến hành cắt góc thẻ sau khi có quyết định thu hồi Thẻ công chức thanh tra
chuyên ngành của Chánh Thanh tra Bộ.
Điều 18. Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành [12]
1. Trang
phục của công chức thanh tra chuyên ngành được áp dụng theo quy định tại Thông
tư số 02/2015/TT-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy
định về trang phục của cán bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các
cơ quan thanh tra nhà nước và được cấp mũ kêpi, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm và
quy định cụ thể như sau:
a) Tổng
cục trưởng, Cục trưởng được cấp trang phục, cầu vai, cấp hàm như Chánh Thanh
tra Bộ; Phó Tổng cục trưởng, Phó Cục trưởng được cấp trang phục, cầu vai, cấp
hàm như Phó Chánh Thanh tra Bộ; Chi cục trưởng được cấp trang phục, cầu vai,
cấp hàm như Chánh Thanh tra Sở; Phó Chi cục trưởng được cấp trang phục, cầu
vai, cấp hàm như Phó Chánh Thanh tra Sở;
b) Người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu thanh tra chuyên ngành
của Tổng cục, Cục được cấp trang phục, cầu vai, cấp hàm như với Trưởng phòng,
Phó trưởng phòng thuộc Thanh tra Bộ;
c) Công
chức thanh tra chuyên ngành không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý hoặc giữ chức vụ
cấp phòng của Chi cục được cấp trang phục tương đương theo ngạch công chức như
với thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp;
d) Chế
độ quản lý, cấp phát trang phục được áp dụng theo Thông tư liên tịch số
73/2015/TTLT-BTC-TTCP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định
chế độ quản lý, cấp phát trang phục đối với thanh tra viên, cán bộ, công chức,
viên chức làm việc tại các cơ quan thanh tra nhà nước.
2. Kinh
phí may, sắm trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành do ngân sách nhà
nước cấp và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan quản lý
công chức thanh tra chuyên ngành.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA
Điều 19. Trách nhiệm quản lý đối với thanh tra viên của Chánh
Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở
1. Tổ
chức thực hiện hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chế độ, chính
sách và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho thanh tra viên thuộc thẩm quyền
quản lý trực tiếp.
2. Phân
công, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của thanh tra viên.
3. Đề
xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch,
chuyển ngạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng đối với thanh tra viên.
4. Đánh
giá thanh tra viên thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
5. Quản
lý, kiểm tra việc sử dụng trang phục, cấp hiệu, biển hiệu, Thẻ Thanh tra viên.
6. Thực
hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật thanh tra viên theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ
quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật thanh tra viên theo quy định.
7. Thống
kê và báo cáo tình hình thanh tra viên thuộc phạm vi quản lý trực tiếp cho cơ
quan quản lý thanh tra viên cấp trên.
8. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo đối với thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
9. Thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm quản lý đối với công chức thanh tra chuyên
ngành của Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng [13]
1. Kiểm
tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức thanh tra chuyên ngành theo
quy định của pháp luật thanh tra.
2. Bảo
đảm điều kiện hoạt động, các chế độ và chính sách đối với công chức thanh tra
chuyên ngành theo quy định.
3. Cử
công chức thanh tra chuyên ngành tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh
tra theo quy định.
4. Đánh
giá công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý trực tiếp theo quy
định.
5. Quản
lý, kiểm tra việc sử dụng trang phục, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ thuộc phạm vi
quản lý trực tiếp.
6. Thực
hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật công chức thanh tra chuyên ngành theo thẩm
quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
7. Tổng
hợp, báo cáo số lượng và tình hình thực hiện nhiệm vụ của công chức thanh tra
chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý trực tiếp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền.
8. Rà
soát, tổng hợp danh sách công chức đang giữ các ngạch thanh tra của Tổng cục,
Cục, Chi cục và báo cáo Hội đồng xét chuyển ngạch công chức của Bộ, địa phương
để miễn nhiệm và chuyển sang ngạch công chức tương đương theo quy định của pháp
luật.
9. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định
của pháp luật.
10. Thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục,
Chánh Thanh tra Sở trong việc trưng tập cộng tác viên thanh tra
1. Chánh
Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chánh Thanh tra Sở có trách nhiệm xây dựng
hệ thống cộng tác viên thanh tra để phục vụ công tác thanh tra.
Thanh tra
Bộ chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với các cộng tác
viên thanh tra được trưng tập thường xuyên, lâu dài.
2. Sử
dụng cộng tác viên thanh tra theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ trưng tập.
3. Kiểm
tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra trong thời
gian trưng tập.
4. Nhận
xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra khi kết
thúc trưng tập theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
5. Chi
trả công tác phí, đảm bảo các điều kiện, phương tiện làm việc và các quyền lợi
khác đối với cộng tác viên thanh tra theo quy định tại Điều 11 Thông
tư này.
6. Khen
thưởng hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật cộng tác viên
thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan có công chức, viên
chức được trưng tập, đề nghị tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành [14]
1. Cử, bố
trí công chức, viên chức được trưng tập, đề nghị tham gia đoàn thanh tra theo
công văn trưng tập, đề nghị của cơ quan trưng tập cộng tác viên thanh tra, cơ
quan đề nghị tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành.
2. Phối
hợp với Thủ trưởng cơ quan trưng tập cộng tác viên thanh tra, cơ quan đề nghị
tham gia đoàn thanh tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên
thanh tra, tham gia đoàn thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Sử
dụng ý kiến nhận xét của cơ quan trưng tập cộng tác viên thanh tra, cơ quan đề
nghị tham gia đoàn thanh tra là một trong các ý kiến để thực hiện việc đánh
giá, bình xét thi đua - khen thưởng và thực hiện chế độ, chính sách khác đối
với công chức, viên chức được trưng tập, cử tham gia đoàn thanh tra.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [15]
Điều 23. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
1. Thông
tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2016.
2. Bãi bỏ
Quyết định số 18/2007/QĐ-BKHCN ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu,
biển hiệu của Thanh tra viên Khoa học và Công nghệ”.
3. Cán
bộ, công chức thuộc Tổng cục và Cục đã được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra sẽ
được miễn nhiệm và chuyển sang ngạch công chức tương đương khi Thông tư này có
hiệu lực.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
Chánh
Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Thanh tra Cục, Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá
trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Khoa học và
Công nghệ (qua Thanh tra Bộ) để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần
Văn Tùng
|
PHỤ LỤC
CÁC MẪU BIỂU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2015/TT-BKHCN ngày 16 tháng 11
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, được thay thế và bổ sung bởi Thông
tư số 05/2018/TT-BKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ)
Mẫu biểu BM 01.
|
|
Thẻ
công chức thanh tra chuyên ngành
|
24/2015/TT-BKHCN
|
Mẫu biểu BM 02.
|
|
Danh
sách người được cấp thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
|
Thông
tư số 05/2018/TT-BKHCN
|
Mẫu biểu BM 03.
|
|
Quyết
định công nhận công chức thanh tra chuyên ngành
|
Thông
tư số 05/2018/TT-BKHCN
|
Mẫu biểu BM 04.
|
|
Quyết
định thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành
|
Thông
tư số 05/2018/TT-BKHCN
|
Mẫu biểu BM 05.
|
|
Quy ước
viết tắt tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
Thông
tư số 05/2018/TT-BKHCN
|
Mẫu biểu BM 01.
24/2015/TT-BKHCN
THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA
CHUYÊN
NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hình 1. Mặt trước
Hình 2. Mặt sau