BỘ
TƯ PHÁP-BỘ NỘI VỤ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
04/2005/TTLT-BTP-BNV
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2005
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CÁC CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP ỦY BAN NHÂN DÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC TƯ PHÁP Ở ĐỊA
PHƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh;
Liên bộ Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước
về công tác tư pháp ở địa phương như sau:
I. SỞ TƯ PHÁP
1. Vị trí và chức
năng:
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm
tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành
án dân sự, công chứng, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước
ngoài, lý lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giám định
tư pháp, hòa giải ở cơ sở, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại và công
tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền
hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự Ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
2. Nhiệm vụ và
quyền hạn:
2.1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực quản lý của Sở
phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tổ
chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó sau khi được phê duyệt;
2.2. Về công tác xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý công tác tư pháp ở địa phương theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ;
c) Tham gia soạn thảo các dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân
chủ trì soạn thảo theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Thẩm định và chịu trách nhiệm
trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định
của pháp luật;
đ) Tổ chức thực hiện việc rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh;
e) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về
các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp;
2.3. Về kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật:
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
b) Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn Ủy ban
nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luận
c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định
của pháp luật;
2.4. Về phổ biến, giáo đục pháp
luật:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm ở địa
phương tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được phê duyệt;
b) Làm Thường trực Hội đồng phối
hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh;
c) Biên soạn, phát hành các tài
liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương theo sự phân
công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Thống kê và tổ chức các hoạt
động xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở địa phương;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây
dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn và ở các cơ
quan, đơn vị khác của địa phương theo quy định của pháp luật
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn
hóa - Thông tin giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước,
quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư phù hợp với quy định của pháp luật
và thực tế ở địa phương.
2.5. Chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra
chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước của địa phương;
2.6. Hướng dẫn, kiểm tra công
tác hòa giải ở cơ sở trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật;
2.7. Quản lý nhà nước về tổ chức,
hoạt động công chứng của Phòng công chứng thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã trong phạm vi địa phương;
2.8. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi địa phương theo
quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý tổ chức, cán bộ của
cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
2.9. Về quản lý hộ tịch, quốc tịch,
con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư pháp:
a) Hướng dẫn, kiểm tra công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương;
b) Chịu trách nhiệm giải quyết
các công việc về hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định
của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Cấp Phiếu lý lịch tư pháp và
chịu trách nhiệm về việc cập nhật nội dung Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định
của pháp luật
2.10. Về quản lý luật sư và hoạt
động tư vấn pháp luật:
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định cho phép thành lập, tổ chức lại, giải thể Đoàn Luật sư;
b) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt
động của Văn phòng Luật sư, Công ty luật hợp danh, Chì nhánh Văn phòng Luật sư,
chi nhánh Công ty luật hợp danh, Trung tâm tư vấn pháp luật; Giấy chứng nhận tư
vấn viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện đăng ký hoạt động,
đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài tại Việt Nam; đăng ký hoạt động của chi nhánh Công ty luật nước ngoài tại
Việt Nam
d) Cung cấp thông tin về việc
đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam và tổ chức hành
nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam cho các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá
nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
đ) Theo dõi việc thuê luật sư nước
ngoài, luật sư Việt Nam, việc hợp tác hành nghề, việc nhận luật sư tập sự Việt Nam
của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, việc thuê và hoạt động
hành nghề của luật sư nước ngoài tại Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh
Việt Nam;
e) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư
vấn pháp luật cho các tư vấn viên pháp luật;
g) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
kiểm tra hoạt động của Đoàn Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, tổ
chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và Trung tâm tư vấn pháp luật
theo thẩm quyền;
2.11. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quản lý nhà nước và trực tiếp tổ chức một số hoạt động trợ giúp pháp lý cho người
nghèo và đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
2.12. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài
thương mại trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật;
2.13. Xây dựng, trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp và tổ
chức thực hiện chương trình đó;
2.14. Thanh tra, kiểm tra việc
thi hành pháp luật về lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Sở; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật hoặc
phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
2.15. Thực hiện hợp tác quốc tế
về lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, sự
phân công hoặc Ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
2.16. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản
lý nhà nước về tư pháp;
2.17. Thực hiện công tác thông
tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh
vực công tác được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư
pháp;
2.18. Quản lý về tổ chức, cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động của Sở; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức làm công tác tư pháp ở địa phương theo quy định của pháp
luật;
2.19. Quản lý tài chính, tài sản
của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
2.20. Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
3. Tổ chức và
biên chế:
3.1. Lãnh đạo Sở:
Sở Tư pháp có Giám đốc và không
quá ba Phó Giám đốc.
Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Sở; Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về
lĩnh vực công tác được phân công.
Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó
Giám đốc Sở Tư pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu
chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Tư pháp quy định và theo các quy định của Nhà
nước về quản lý cán bộ.
Việc khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ
luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư
pháp:
a) Các tổ chức giúp việc Giám đốc
Sở:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Căn cứ vào khối lượng công việc,
tính chất, đặc điểm quản lý của công tác tư pháp cụ thể của địa phương, Giám đốc
Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định cụ thể tên gọi và số lượng của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ để
bao quát các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở nhưng không quá 04 phòng
chuyên môn, nghiệp vụ (riêng Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh thì không quá 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ).
b) Các đơn vị trực thuộc Sở:
- Các Phòng Công chứng;
- Các đơn vị sự nghiệp.
Các đơn vị trực thuộc Sở do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
3.3. Biên chế.
3.3.1. Căn cứ vào khối lượng,
tính chất và đặc điểm cụ thể công tác tư pháp của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế của Sở Tư pháp.
3.3.2. Việc bố trí cán bộ, công
chức, viên chức của Sở phải căn cứ vào chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công
chức, viên chức nhà nước theo quy định.
II. PHÒNG TƯ
PHÁP
1. Vị trí và
chức năng:
Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án
dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở và công tác tư
pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Phòng Tư pháp chịu sự quản lý
toàn diện, trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
2. Nhiệm vụ,
quyền hạn:
2.1. Về công tác xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật:
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về
quản lý công tác tư pháp trên địa bàn huyện;
b) Thẩm định và chịu trách nhiệm
trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về nội dung thẩm định các dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành theo
quy định của pháp luật;
c) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về
các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và hướng
dẫn của Sở Tư pháp;
d) Rà soát, hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành;
2.2. Về kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật:
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành; hướng dẫn Ủy ban
nhân dân cấp xã thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
b) Thực hiện kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định
của pháp luật; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định các biện
pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.
2.3. Về phổ biến, giáo dục pháp
luật:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân
dân cấp huyện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm ở địa phương; tổ chức
thực hiện kế hoạch đó sau khi được phê duyệt
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây
dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn và ở các cơ
quan, đơn vị khác của địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Làm Thường trực Hội đồng phối
hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp huyện;
d) Thẩm định dự thảo hương ước,
quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư trước khi trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt;
2.4. Tổ chức triển khai thực hiện
các quy định về công tác hòa giải trên địa bàn theo sự chỉ đạo của cơ quan tư
pháp cấp trên và Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải
ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên;
2.5. Giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định
của pháp luật;
2.6. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động
chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện chứng thực một số việc theo sự
ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;
2.7. Hướng dẫn, kiểm tra việc
đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý các sổ sách, biểu mẫu về hộ tịch theo quy định
của pháp luật;
2.8. Thực hiện trợ giúp pháp lý
cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật;
2.9. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã;
2.10. Thực hiện công tác thông
tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo
quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp;
2.11. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định của pháp luật hoặc do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
3. Tổ chức và
biên chế:
3.1. Phòng Tư pháp gồm Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn.
Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức
danh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3.2. Biên chế của Phòng Tư pháp
do Chủ tịch Ủy ban nhân dần cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính
của cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
III. VỀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
1. Người giữ chức danh công chức
Tư pháp - Hộ tịch cấp xã làm công tác chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), có trách nhiệm giúp Ủy
ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước về công tác tư pháp trong phạm vi địa
phương.
Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách của
công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã được thực hiện theo Nghị định số
114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công
chức xã, phường, thị trấn, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm
2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn.
2. Công chức Tư pháp - Hộ tịch
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
2.1. Trình Ủy ban nhân dân cấp
xã ban hành các văn bản về công tác tư pháp ở địa phương; tổ chức lấy ý kiến
nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp
huyện và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã;
2.2. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã
tự kiểm tra các Quyết định, Chỉ thị do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành;
2.3. Xây dựng kế hoạch phổ biến,
giáo dục pháp luật trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện
kế hoạch sau khi được phê duyện;
2.4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã
chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương ước thôn, làng, ấp, bản, cụm
dân cư phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước;
2.5. Hướng dẫn hoạt động của các
Tổ hòa giải; bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên Tổ hòa giải ở địa
phương theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên; trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm tổ viên Tổ hòa giải;
2.6. Thực hiện việc trợ giúp
pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật;
2.7. Trực tiếp quản lý việc khai
thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; tổ chức việc phối hợp
khai thác, sử dụng, trao đổi giữa Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn với
các tổ chức, đơn vị khác;
2.8. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã thực hiện việc đôn đốc thi hành án theo hướng dẫn của cơ quan thi
hành án cấp huyện và thực hiện công tác hành chính - tài chính trong việc đôn đốc
thi hành án;
2.9. Thực hiện đăng ký và quản
lý hộ tịch ở địa phương; thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền
theo quy định pháp luật;
2.10. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã thực hiện chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ
phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước; chứng thực di
chúc, văn bản từ chối nhận di sản và các việc khác theo quy định của pháp luật;
2.11. Báo cáo định kỳ và đột xuất
về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy
ban nhân dân cấp xã và Phòng Tư pháp;
2.12. Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
3. Để phối hợp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn tại Khoản 2 Mục III của Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp
xã thành lập Ban Tư pháp gồm có Trưởng ban do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã đảm nhiệm, công chức Tư pháp - Hộ tịch và các thành viên
kiêm nhiệm khác do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kề từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư liên Bộ số 12/TTLB ngày 26
tháng 7 năm 1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội
vụ) hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp ở địa
phương.
Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư
này, Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp ở địa phương.
Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi Thông tư, đề nghị
các địa phương phản ánh về Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ để xem xét hướng dẫn thực hiện./.
BỘ
TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG
Uông Chu Lưu
|
BỘ
NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG
Đỗ Quang Trung
|