Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 82/2022/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 96/2020/NĐ-CP xử phạt bảo vệ biên giới quốc gia

Số hiệu: 82/2022/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Võ Minh Lương
Ngày ban hành: 21/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bổ sung giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới đất liền

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 82/2022/TT-BQP ngày 21/11/2022 hướng dẫn Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia…

Cụ thể, tại điểm e khoản 5 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới.

Tại Thông tư 82/2022/TT-BQP hướng dẫn giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới bao gồm:

- Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc:

Hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chip điện tử; thị thực; thị thực điện tử; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy thông hành; giấy thông hành nhập xuất cảnh; giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới; thẻ ABTC; thẻ tạm trú; thẻ thường trú; giấy miễn thị thực.
    
- Tuyến biên giới Việt Nam - Lào:

Hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chip điện tử; thị thực; thị thực điện tử; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy thông hành; giấy thông hành biên giới; sổ thông hành; thẻ ABTC; thẻ tạm trú; thẻ thường trú; giấy miễn thị thực.

- Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia:

Hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chip điện tử ;thị thực; thị thực điện tử; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy thông hành; giấy thông hành biên giới; thẻ ABTC; thẻ tạm trú; thẻ thường trú; giấy miễn thị thực.

(Như vậy, so với Thông tư 173/2020/TT-BQP , bổ sung thêm giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới đất liền là hộ chiếu có gắn chip điện tử, thị thực điện tử).

Thông tư 82/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 08/01/2023 và thay thế Thông tư 173/2020/TT-BQP ngày 30/12/2020.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2022/TT-BQP

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2022

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 96/2020/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2022/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ YẾU; QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA; TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1, điểm a, điểm c khoản 2 Điều 5; khoản 1, điểm b khoản 2, điểm a khoản 3, điểm c, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 8; khoản 1 Điều 10; Điều 14; Điều 16 và Điều 18 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (sau đây viết gọn là Nghị định số 96/2020/NĐ-CP); khoản 7, khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 37/2022/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 3. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Hành vi “làm hư hại” quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là làm thay đổi tính nguyên trạng của mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở, công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới.

Công trình phòng thủ vùng biển là hệ thống công trình quân sự, công trình phòng thủ dân sự ở khu vực biên giới biển, trừ công trình biên giới được quy định tại khoản 3 Điều này.

Công trình biên giới là công trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi khi chưa có thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước có chung đường biên giới mà tự ý xây dựng các công trình kiên cố, có tính chất vĩnh cửu, kể cả việc mở rộng các công trình đã có trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia.

Công trình kiên cố là công trình được xây dựng bằng vật liệu xây dựng theo thiết kế có tính chất vĩnh cửu, vững chắc và tồn tại lâu dài, được phân loại theo công năng sử dụng, gồm: Công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, quốc phòng, an ninh và cả thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước nhưng không bao gồm: Đường tuần tra biên giới; hàng rào dây thép gai; thiết bị giám sát, khống chế và ngăn chặn; các công trình cửa khẩu.

Điều 4. Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:

a) Tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc đi vào khu vực biên giới đất liền của những người được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ cư dân biên giới:

Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;

Người đang bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú;

Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;

Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành;

Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Cư dân biên giới; người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền;

Trường hợp những người không được cư trú trong khu vực biên giới đất liền nhưng có lý do đặc biệt vào khu vực biên giới đất liền theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như có bố, mẹ, vợ chồng, con chết hoặc ốm đau, ngoài giấy tờ tùy thân phải có giấy phép của Công an cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời phải trình báo Đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại biết thời gian lưu trú ở khu vực biên giới; trường hợp ở qua đêm hoặc vào vành đai biên giới được sự đồng ý của Đồn Biên phòng sở tại thì không bị xử phạt về hành vi “Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định”.

b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền mà không chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.

2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cá nhân, tổ chức không thông báo, không khai báo, không đăng ký với cơ quan, người có thẩm quyền về việc tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc hành vi biết rõ người khác không được phép đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền mà che giấu, chứa chấp, giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho người đó đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền.

3. Hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cư dân biên giới Bên này sử dụng giấy tờ theo quy định để xuất nhập cảnh sang khu vực biên giới, vùng biên giới Bên kia nhưng đi quá phạm vi một xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới hai nước, cụ thể:

a) Tuyến Việt Nam - Trung Quốc sử dụng Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp huyện;

b) Tuyến Việt Nam - Lào sử dụng giấy tờ được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã đối với Việt Nam và cấp bản đối với Lào;

c) Tuyến Việt Nam - Campuchia sử dụng Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã.

4. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới áp dụng đối với cư dân biên giới quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:

a) Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới;

b) Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Giấy tờ do hai Bên thỏa thuận (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 16 tháng 3 năm 2016);

c) Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân.

5. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới quy định tại điểm e khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:

a) Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Hộ chiếu, hộ chiếu có gắn chip điện tử, thị thực, thị thực điện tử, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, thẻ ABTC, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực;

b) Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Hộ chiếu, hộ chiếu có gắn chip điện tử, thị thực, thị thực điện tử, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, giấy thông hành biên giới, sổ thông hành, thẻ ABTC, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực;

c) Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Hộ chiếu, hộ chiếu có gắn chip điện tử, thị thực, thị thực điện tử, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, giấy thông hành biên giới, thẻ ABTC, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực.

6. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7. Hành vi quy định tại điểm a khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của công dân nước có chung đường biên giới qua đường biên giới vào Việt Nam hoặc công dân Việt Nam qua đường biên giới sang nước có chung đường biên giới để chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới.

8. Hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 7 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là trường hợp:

a) Hành vi nổ các loại súng sau:

Các loại súng săn quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, gồm: Súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này;

Các loại súng thuộc danh mục vũ khí thể thao quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, gồm: Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;

Các loại súng thuộc danh mục vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, được sửa đổi tại điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2019.

b) Hành vi nổ các loại súng quy định tại điểm a Khoản này là trường hợp nổ súng gây thiệt hại về sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không thuộc trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:

Chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ;

Người đã thực hiện một trong các hành vi vi phạm hành chính như chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính; người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các loại hành vi này trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác, hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm;

Người thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc đã bị kết án về Tội này nhưng đã hết thời hiệu thi hành bản án hoặc đã được xoá án tích.

Điều 5. Hành vi vi phạm quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại khoản 1 Điều 7 và vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ công trình biên giới, biển báo trong khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP gồm:

a) Ra, vào khu vực cửa khẩu biên giới đất liền của những người không thuộc diện sau đây:

Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;

Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;

Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;

Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;

Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;

Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);

Những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác khi được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.

b) Tạm trú, lưu trú trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền của những người không thuộc diện sau đây:

Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;

Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;

Người Việt Nam, người nước ngoài lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do chưa hoàn thành thủ tục xuất, nhập đối với người, phương tiện, hàng hóa hoặc những người lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do hợp pháp khác đã đăng ký tạm trú và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Trạm Biên phòng cửa khẩu.

c) Điều khiển phương tiện ra, vào, hoạt động, lưu trú tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không thuộc trường hợp sau đây:

Phương tiện vận chuyển người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa tại các kho, bãi hàng hóa trong khu vực cửa khẩu;

Phương tiện là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Phương tiện chuyên chở cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức đến làm việc tại cửa khẩu hoặc phương tiện của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức làm việc tại cửa khẩu;

Phương tiện của Việt Nam, nước ngoài lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do chưa hoàn thành thủ tục xuất, nhập đối với phương tiện, hàng hóa đã đăng ký lưu trú và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Trạm Biên phòng cửa khẩu.

2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi dùng mực, sơn hoặc các chất liệu khác để viết, vẽ, bôi lên hoặc hành vi dùng các thủ đoạn để tẩy xóa, che lấp chữ, hình ảnh, ký hiệu, thông tin trên các biển báo hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng đến chức năng truyền tải thông tin của các biển báo ở khu vực biên giới, cửa khẩu, trừ các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 10 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

Điều 6. Hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP gồm:

a) Cư trú, tạm trú quá thời hạn theo quy định đối với người nước ngoài làm việc, học tập, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế nằm trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới hành chính thuộc khu vực biên giới biển;

b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới biển mà không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cá nhân, tổ chức không thông báo, không khai báo, không đăng ký với cơ quan, người có thẩm quyền về việc tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới biển hoặc hành vi biết rõ người khác không được phép đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới biển mà che giấu, chứa chấp, giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho người đó đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới biển.

Điều 7. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu quy định tại Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP gồm: Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 54 (Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng), Điều 17 (Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản), Điều 18 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống), Điều 20 (Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản), Điều 22 (Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản), Điều 31 (Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá), Điều 32 (Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá, trừ trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam), Điều 34 (Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá), Điều 39 (Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá), Điều 40 (Vi phạm quy định về quản lý cảng cá) và Điều 42 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản) Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (sau đây viết gọn là Nghị định số 42/2019/NĐ-CP); thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển thuộc thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP,được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP gồm: Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 5 Điều 54 (Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển), Điều 17 (Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản), Điều 18 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống), Điều 20 (Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản), Điều 22 (Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản), Điều 31 (Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá), Điều 32 (Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam), Điều 34 (Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá), Điều 40 (Vi phạm quy định về quản lý cảng cá) và Điều 42 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản) Nghị định số 42/2019/NĐ-CP; thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

3. Việc xử phạt đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thực hiện như sau:

a) Hành vi công dân Việt Nam qua biên giới sang lãnh thổ nước có chung đường biên giới hoặc nước thứ ba khai thác rừng, phá rừng, săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật, nếu chưa bị nước sở tại xử lý và hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương ứng quy định tại Điều 13 (Khai thác rừng trái pháp luật), Điều 20 (Phá rừng trái pháp luật), Điều 21 (Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng), Điều 22 (Vận chuyển lâm sản trái pháp luật) và Điều 23 (Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật) Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (sau đây viết gọn là Nghị định số 35/2019/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi (sau đây viết gọn là Nghị định số 07/2022/NĐ-CP);

b) Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới trái pháp luật trong khu vực biên giới nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương ứng quy định tại Điều 22 (Vận chuyển lâm sản trái pháp luật) và Điều 23 (Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật) Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 07/2022/NĐ-CP.

4. Việc xử phạt đối với hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

5. Đối với hành vi vi phạm quy định về khảo sát, lập quy hoạch, quy hoạch đô thị; điều chỉnh quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch đô thị; khởi công, thi công xây dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 96/2022/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, Bộ đội Biên phòng thực hiện xử phạt theo quy định tại Điều 8 (Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng), Điều 9 (Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị), Điều 10 (Vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch đô thị), Điều 14 (Vi phạm quy định về đầu tư phát triển đô thị), Điều 15 (Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình), Điều 16 (Vi phạm quy định về trật tự xây dựng), Điều 17 (Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình) Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng; thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

Điều 8. Chức danh có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại khoản 1 Điều 16 và của Cảnh sát biển quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Chức danh chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

a) Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là sĩ quan không giữ chức vụ, quân nhân chuyên nghiệp không giữ chức danh, đang thi hành công vụ, nhiệm vụ liên quan đến xử lý vi phạm hành chính;

b) Hạ sĩ quan, binh sĩ Bộ đội Biên phòng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

2. Cảnh sát viên Cảnh sát biển là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được bổ nhiệm theo quy định tại Thông tư số 177/2019/TT-BQP ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 01 năm 2023 và thay thế Thông tư số 173/2020/TT-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

2. Trường hợp văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Điều 10. Trách nhiệm thực hiện

1. Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, chỉ huy trực tiếp của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Thông tư này và kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của cấp dưới.

2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- TAND tối cao, VKSND tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng BCĐ phòng, chống tham nhũng TW;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;
- Cục Kiểm tra văn bản/Bộ Tư pháp;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng;
- Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
- Lưu: VT, BĐBP, VPC. L

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Võ Minh Lương

MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 82/2022/TT-BQP

Hanoi, November 21, 2022

 

CIRCULAR

GOVERNMENT’S DECREE NO. 96/2020/ND-CP DATED AUGUST 24, 2020 ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON NATIONAL BORDER MANAGEMENT AND PROTECTION AND THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 37/2022/ND-CP DATED JUNE 6, 2022 ON AMENDMENTS TO DECREES ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF DEFENSE AND CIPHER; NATIONAL BORDER MANAGEMENT AND PROTECTION; IN THE TERRITORIAL SEA, ISLANDS AND CONTINENTAL SHELF OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the Government’s Decree No. 96/2020/ND-CP dated August 24, 2020 on penalties for administrative violations against regulations on national border management and protection;

Pursuant to the Government’s Decree No. 37/2022/ND-CP dated June 6, 2022 on amendments to decrees on penalties for administrative violations in the field of defense and cipher; national border management and protection; in the territorial sea, islands and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the Government’s Decree No. 164/2017/ND-CP dated December 30, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of National Defense;

At the request of the Border Guard High Command;

The Minister of National Defense hereby promulgates a Circular on guidelines for the Government’s Decree No. 96/2020/ND-CP dated August 24, 2020 on penalties for administrative violations against regulations on national border management and protection and the Government’s Decree No. 37/2022/ND-CP dated June 6, 2022 on amendments to decrees on penalties for administrative violations in the field of defense and cipher; national border management and protection; in the territorial sea, islands and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular guides the implementation of Point a, Clause 1, Points a and c, Clause 2, Article 5; Clause 1, Point b Clause 2, Point a Clause 3, Point c, Point e Clause 5, Clause 9 Article 6; Clause 1 Article 7; Clause 1 Article 8; Clause 1 Article 10; Article 14; Articles 16 and 18 of the Government’s Decree No. 96/2020/ND-CP dated August 24, 2020 on penalties for administrative violations against regulations on national border management and protection (hereinafter referred to as Decree No. 96/2020/ND-CP); Clause 7, Clause 13, Article 2 of the Government’s Decree No. 37/2022/ND-CP dated June 6, 2022 on amendments to decrees on penalties for administrative violations in the field of defense and cipher; national border management and protection; in the territorial sea, islands and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as Decree No. 37/2022/ND-CP).

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) that commit administrative violations within the territory of Vietnam; the persons who have the power to record administrative violations and persons who have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in the Decree No. 96/2020/ND-CP, amended by Decree No. 37/2022/ND-CP.

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND POWER TO IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 3. Violations against regulations on management and protection of national border, national border markers and border line signs specified in Point a Clause 1, Point a, Point c Clause 2 Article 5 of the Decree No. 96/2020/ND-CP

1. The phrase "làm hư hại" ("damage") mentioned in Point a Clause 1 and Point a Clause 2 Article 5 of the Decree No. 96/2020/ND-CP means changing existing conditions of a national border maker, marking pole, national border line sign, item used to mark border, flag pole, sovereignty stele on an island or basepoint, waters defense work or border work.

Waters defense works are a system of military works and civil defense works within maritime boundary areas, except for the border works mentioned in Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The violation in Point c Clause 2 Article 5 of the Decree No. 96/2020/ND-CP means a violation where an agreement between a competent authority of Vietnam and that of the country sharing the same border has yet to be reached but the violator deliberately builds permanent works or expands any existing work within 30 meters from the Vietnam - China land border or 100 meters from the Vietnam - Laos and Vietnam - Cambodia land borders.

Permanent work refers to a work built with construction materials of permanent, solid and long-lasting nature, classified according to their use functions, including: Civil and industrial works, technical infrastructure, traffic, agriculture and rural development, national defense, security and even equipment installed therein, affixed to land, which possibly includes underground and surface components, underwater and water surface components but does not include: border patrol routes; barbed wire fences; monitoring, control and blocking equipment; border gates.

Article 4. Violations against regulation on land border area specified in Point b, Point c Clause 1, Point a Clause 3, Point c, Point d, Point e Clause 5, Clause 9 Article 6 of the Decree No. 96/2020/ND-CP

1. The violations specified in Point b Clause 1 Article 6 of the Decree No. 96/2020/ND-CP include:

a) Temporarily residence or stay in land border areas or entry into land border areas by the persons specified in Clause 2 Article 5 of the Government’s Decree No. 34/2014/ND-CP, except for border residents:

Persons banned from residing in land border areas under decisions of competent agencies, persons not yet permitted to exit or persons suspended from exit;

Persons banned from traveling outside their places of residence by proceeding agencies;

Persons sentenced to imprisonment, against whom judgment execution decisions are yet to be issued or being put on probation or having the sentence deferred or suspended; persons kept under mandatory supervision;

Persons subject to compulsory educational measures in communes; sent to reform schools or rehabilitation centers but permitted to defer the execution of such measure or against whom enforcement of such measure is suspended;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A non-resident entering a land border area for a special reason specified in Point d Clause 1 Article 6 of the Circular No. 43/2015/TT-BQP such as death or illness of their parent, spouse or child, shall, in addition to identity documents, acquire a permit of the police authority of the commune where he/she resides, and concurrently report the duration of his/her stay in the border area to local border-guard post or communal police authority; in case of staying overnight or entering a border belt, such must be approved by the local border-guard post. In this case, he/she shall not incur penalties for the violation “Temporarily residing, staying or travelling in a land border area in contravention of regulations”.

b) Temporarily residing, staying or travelling in land border areas without being subject to guidance, inspection and supervision of the local border-guard posts, communal police authorities and competent forces as prescribed by law.

2. The violation in Point c Clause 1 Article 6 of the Decree No. 96/2020/ND-CP means a violation where an entity fails to notify, declare or register the temporary residence or stay in the land border area to/with a competent authority or person or where an entity knows that a person is not permitted to travel, temporarily reside or stay in the land border area, but still screens, harbors, assists or enables such person to travel, temporarily reside or stay in the land border area.

3. The violation in Point b Clause 2 Article 6 of the Decree No. 96/2020/ND-CP means a violation where a border resident of one Party uses prescribed documents to enter or exit the border area of the other Party but travels beyond a commune, district or equivalent administrative division adjacent to the border of the two countries. To be specific:

a) Regarding Vietnam - China border, he/she uses his/her border area exit and entry laissez-passer and travels beyond a district;

b) Regarding Vietnam - Laos border, he/she uses the document specified in Point b Clause 4 of this Article and travels beyond a commune (for Vietnam) and a mountain village (for Laos);

c) Regarding Vietnam - Cambodia border, he/she uses his/her ID card or Citizen ID card and travels beyond a commune.

4. Border entry/exit documents for border residents specified in Point a Clause 3 Article 5 and Point c Clause 6 Article 96/2020/ND-CP of the Decree No. 96/2020/ND-CP include:

a) Regarding Vietnam - China border: Border area exit and entry laissez-passer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Regarding Vietnam - Cambodia border: ID card or Citizen ID card.

5. The border entry/exit documents for border residents specified in Point e Clause 5 Article 6 of the Decree No. 96/2020/ND-CP include:

a) Regarding Vietnam - China border: Passport, e-passport; visa, e-visa; international travel document; laissez-passer; entry and exit laissez-passer; border area entry and exit laissez-passer; ABTC; temporary resident card; permanent residence card; visa exemption certificate;

b) Regarding Vietnam - Laos border: Passport, e-passport; visa, e-visa; international travel document; laissez-passer; entry and exit laissez-passer; border area entry and exit laissez-passer; ABTC; temporary resident card; permanent residence card; visa exemption certificate;

c) Regarding Vietnam - Cambodia border: Passport, e-passport; visa, e-visa; international travel document; laissez-passer; border laissez-passer; ABTC; temporary resident card; permanent residence card; visa exemption certificate.

6. Border entry/exit documents specified in Point dd Clause 5 Article 6 of the Decree No. 96/2020/ND-CP include the documents specified in Clauses 4 and 5 of this Article.

7. The violation in Point a Clause 9 Article 6 of the Decree No. 96/2020/ND-CP means a violation where a border resident of the country sharing the same border enters Vietnam through the border or a Vietnamese citizen enters the country sharing the same border through the border to bury corpses, bones or carcasses or relocate graves within the border belt.

8. The firing of guns within 1,000 meters from the land border but not to the level where criminal prosecution is needed specified in Point b Clause 9 Article 6 of the Decree No. 96/2020/ND-CP, amended at Point a, Clause 7, Article 2 of Decree No. 37/2022/ND-CP means:

a) An act of firing the following types of guns:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Guns on the list of sporting weapons specified in Clause 5 Article 3 of the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and Combat Gears 2017, including: air rifles, rifles using exploding bullets, air handguns, handguns using exploding bullets, sporting guns using paintballs and skeet guns and ammunition used in these guns;

Guns on the list of weapons with properties and effects similar to hunting guns, cold weapons and sporting weapons which are manufactured in non-industrial and industrial manners but fail to comply with technical standards and designs of legal manufacturers and cause harm to human lives and health and structures similar to military weapons, hunting guns, cold weapons and sporting weapons as specified in Clause 6 Article 3 of the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and Combat Gears 2017, amended by point b clause 1 Article 1 of Law on amendments to the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and Combat Gears 2019.

b) The act of firing the guns specified at Point a of this Clause is a case of firing causing damage to the health and property of others but not reaching the level of criminal prosecution; does not fall into the case of violation of regulations on protection of endangered and rare animals as prescribed in Article 244 of the Criminal Code and in one of the following cases:

Have not been administratively sanctioned for one of the acts of illegally manufacturing, storing, transporting, using, trading in or appropriating hunting guns, rudimentary weapons, sports weapons or combat gears;

A person who has committed one of the administrative violations such as making, possessing, transporting, using, trading in or appropriating hunting guns, rudimentary weapons, sporting weapons or combat gears but the statute of limitations for handling administrative violations has expired; a person who has been administratively sanctioned for one of these types of acts within 6 months, from the date of finishing serving the warning decision or 1 year from the date of finishing serving other sanctioning decision, or from the date of expiration of the statute of limitations for serving the sanctioning decision without recidivism;

A person who commits an offense specified in Article 306 of the Criminal Code 2015, amended in 2017 but the statute of limitations for criminal prosecution has expired; or has been convicted of this offense but the statute of limitations for judgment enforcement has expired or has criminal record expunged.

Article 5. Violations against regulation on land border checkpoint management specified in Clause 1 Article 7 and against regulations on management and protection of border works, signs in border areas, land border checkpoint and port checkpoint areas specified Clause 1 Article 10 of the Decree No. 96/2020/ND-CP

1. The violations specified in Clause 1 Article 7 of the Decree No. 96/2020/ND-CP include:

a) Exit from or entry into a land border checkpoint area by the persons who are not:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Cadres, soldiers, employees, public employees and public officials of specialized regulatory bodies and related regulatory bodies whose headquarters or offices are located within the border checkpoint area;

Employees of agencies and organizations, and individuals involved in service provision and trading within the border checkpoint area;

Operators of and persons working on vehicles intended for transporting exported and imported goods and outbound and inbound passengers;

Owners of and persons trading in imports and exports who exit and enter the border checkpoint area to follow procedures for import and export of goods;

Persons working with specialized regulatory bodies and related regulatory bodies whose headquarters or offices are located within the border checkpoint area;

Persons coming for medical examination and treatment (if a medical location is available within the border checkpoint area);

Persons exiting or entering the border checkpoint area for the purpose of visit, welcoming or seeing off guests or other purposes when permitted and being subject to inspection, control, supervision and guidance of the checkpoint border-guard post.

b) Temporary residence or stay in a land border checkpoint area by the persons who are not:

Cadres, soldiers, employees, public employees and public officials of specialized regulatory bodies and related regulatory bodies whose headquarters or offices are located within the border checkpoint area;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vietnamese and foreign nationals staying in the border checkpoint area for the reason that they have yet to complete the entry or exit procedures for people, vehicles and goods or persons staying in the border checkpoint area for other plausible reasons and having registered their temporary residence and being subject to the management, inspection and supervision by the checkpoint border-guard station.

c) Operating vehicles entering, leaving or within the land border checkpoint area, except:

Vehicles intended for transporting exported and imported goods and outbound and inbound passengers; vehicles intended for transporting and loading goods in warehouses and yards within the border checkpoint area;

Vehicles being exported or imported goods;

Vehicles intended for transporting cadres, soldiers, employees and public officials to work at the border checkpoint or private vehicles of these persons;

Vietnamese or foreign vehicles staying in the border checkpoint area for the reason that they have yet to complete the entry or exit procedures for vehicles and goods, having their stay registered and being subject to the management, inspection and supervision by the checkpoint border-guard station.

2. The violation in Clause 1 Article 10 of the Decree No. 96/2020/ND-CP means a violation where ink, paint or other materials are used to write, draw or apply on or a trick is used to erase or hide words, images, symbols or information on signs or another violation that affects the conveying of information from signs erected in a border area or border checkpoint are, (except for the violations specified in Clauses 2, 3, 4 and 7 Article 10 of Decree No. 96/2020/ND-CP.

Article 6. Violations against regulations on management of activities of persons and vehicles within sea border areas specified in Point b, Point c Clause 1 Article 8 of the Decree No. 96/2020/ND-CP

1. The violation specified in Point b Clause 1 Article 8 of the Decree No. 96/2020/ND-CP includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Temporarily residing, staying or travelling within a sea border area without being subject to the inspection and supervision by the Border Guard and competent authorities.

2. The violation in Point c Clause 1 Article 8 of the Decree No. 96/2020/ND-CP means a violation where an entity fails to notify, declare or register the temporary residence or stay in a sea border area to/with a competent authority or person or where an entity knows that a person is not permitted to travel, temporarily reside or stay in the land border area, but still screens, harbors, assists or enables such person to travel, reside or stay in the sea border area.

Article 7. Administrative violations against regulations on fisheries committed within sea border areas, administrative violations against regulations on forestry, environmental protection and construction committed within border areas and checkpoint areas specified in Article 14 of the Decree No. 96/2020/ND-CP, amended in clause 13 Article 2 of Decree No. 37/2022/ND-CP

1. The administrative violations against regulations on fisheries committed within sea border areas for which the penalties are imposed by the Border Guard as specified in Clause 1 Article 14 of the Decree No. 96/2020/ND-CP, amended in clause 13 Article 2 of Decree No. 37/2022/ND-CP, include: The administrative violations mentioned in Clause 4 Article 54 (Power to impose penalties of the Border Guard), Article 17 (Violations against eligibility requirements for aquaculture), Article 18 (Violations against regulations on import and export of live aquatic animals and plants), Article 20 (Serious violations against regulations on commercial fishing), Article 22 (Violations against regulations on fishing quotas), Article 31 (Violations against regulations on building and modification of fishing vessels), Article 32 (Violations against regulations on import of fishing vessels (except fishing vessels donated by foreign governments, organizations or individuals)), Article 34 (Violations against regulations on surveying of fishing vessels), Article 39 (Violations against regulations on fishing ports and sheltered anchorages), Article 40 (Violations against regulations on fishing port management) and Article 42 (Violations against regulations on import, temporary import, re-export and transit of fishery products from illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing; export and import of fishery products) of the Government's Decree No. 42/2019/ND-CP dated May 16, 2019 providing for penalties for administrative violations against regulations on fisheries (hereinafter referred to as “the Decree No. 42/2019/ND-CP); the power to impose penalties, penalties, fines and remedial measures shall comply with the Law on Penalties for Administrative Violations, Decree No. 42/2019/ND-CP, Decree No. 96/2020/ND-CP.

2. The administrative violations against regulations on fisheries committed within sea border areas for which the penalties are imposed by the Coast Guard as specified in Clause 1 Article 14 of the Decree No. 96/2020/ND-CP, amended in clause 13 Article 2 of Decree No. 37/2022/ND-CP, include: The administrative violations mentioned in Clause 5 Article 54 (Power to impose penalties of the Coast Guard), Article 17 (Violations against eligibility requirements for aquaculture), Article 18 (Violations against regulations on import and export of live aquatic animals and plants), Article 20 (Serious violations against regulations on commercial fishing), Article 22 (Violations against regulations on fishing quotas), Article 31 (Violations against regulations on building and modification of fishing vessels), Article 32 (Violations against regulations on import of fishing vessels (except fishing vessels donated by foreign governments, organizations or individuals)), Article 34 (Violations against regulations on surveying of fishing vessels), Article 39 (Violations against regulations on fishing ports and sheltered anchorages), Article 40 (Violations against regulations on fishing port management) and Article 42 (Violations against regulations on import, temporary import, re-export and transit of fishery products from illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing; export and import of fishery products) of the Decree No. 42/2019/ND-CP; the power to impose penalties, penalties, fines and remedial measures shall comply with the Law on Penalties for Administrative Violations, Decree No. 42/2019/ND-CP, Decree No. 96/2020/ND-CP.

3. Penalties for the violations specified in Clause 2 Article 14 of the Decree No. 96/2020/ND-CP, amended in clause 13 Article 2 of Decree No. 37/2022/ND-CP, shall be imposed as follows:

a) Regarding the violation where a Vietnamese resident crosses the border to enter the territory of the country sharing the same border or the third country to harvest forest, destroy forest, hunt, catch, kill or impark forest animals, store, transport, trade or process forest products against the law, if the host country has yet to impose any penalty for such violation and the violation is not liable to criminal prosecution, such resident shall incur a penalty as prescribed in Article 13 (Illegal extraction of forests), Article 20 (Forest destruction), Article 21 (Violations against regulations on forest animal protection), Article 22 (Illegal transport of forest products) and Article 23 (Illegal storage, trading in and processing of forest products) of the Government’s Decree No. 35/2019/ND-CP dated April 25, 2019 providing for penalties for administrative violations against regulations on forestry (hereinafter referred to as Decree No. 35/2019/ND-CP), amended in Decree No. 07/2022/ND-CP dated January 10, 2022 of the Government on amendments to Decrees on sanctioning of administrative violations in forestry sector; plant protection and quarantine; veterinary medicine; livestock (hereinafter referred to as Decree No. 07/2022/ND-CP);

b) If the violation where forest products originating from outside of Vietnam's border are transported, stored, traded and processed against the law within the border area is not liable to criminal prosecution, the violator shall incur a penalty as prescribed in Article 22 (Illegal transport of forest products) and Article 23 (Illegal storage, trading in and processing of forest products) of the Government’s Decree No. 35/2019/ND-CP, amended in Decree No. 07/2022/ND-CP.

4. If the penalties for illegal cross-border trading, exchange, transport or storage of substances harmful to human, animal and plant health, environment, social order and safety within the border area; spoiling public hygiene or causing environmental pollution, thereby adversely affecting landscape of the border area are imposed as prescribed in Clause 3 Article 14 of the Decree No. 96/2020/ND-CP, amended in clause 13 Article 2 of Decree No. 37/2022/ND-CP, the power to impose penalties, penalties, fines and remedial measures shall comply with the Law on Penalties for Administrative Violations, Decree No. 155/2016/ND-CP, amended in Decree No. 55/2021/ND-CP dated May 24, 2021, Decree No. 96/2020/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Titles that have the power to impose penalties of the Border Guard as specified in Clause 1 Article 16 and of the Coast Guard as specified in Clause 1 Article 18 of the Decree No. 96/2020/ND-CP

1. The border guard soldiers

a) The Border Guard soldiers specified in Clause 1 Article 16 of the Decree No. 96/2020/ND-CP are officers and non-commissioned officers who do not hold any position, professional soldiers who do not hold titles, are on official duty or related to handling of administrative violations;

b) Border Guard enlistees and soldiers do not have the power to impose penalties for administrative violations as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Decree No. 96/2020/ND-CP.

2. Police officers are the Vietnam Coast Guard officers who are appointed as prescribed in the Circular No. 177/2019/TT-BQP dated November 30, 2019 of the Minister of National Defense; perform their tasks and exercise their power to impose penalties for administrative violations in accordance with regulations of the Law on Penalties for Administrative Violations; collect, analyze, assess, predict and advise on issues concerning sea and island security, safety, sovereignty, crime and violations against law; prevent, discover and fight crime in accordance with regulations of law on criminal and criminal procedures.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 9. Effect

1. This Circular comes into force from January 8, 2023 and supersedes the Circular No. 173/2020/TT-BQP dated December 30, 2020 of the Minister of National Defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Responsibility for implementation

1. The Border Guard High Command, Vietnam Coast Guard Command, and immediate supervisors of the persons who have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on national border protection and management shall organize the implementation of and implement this Circular and inspect the imposition of penalties for administrative violations against regulations on national border protection and management by inferior authorities.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of National Defense (through the Border Guard High Command) for consideration and resolution./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Senior Lieutenant General Vo Minh Luong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 82/2022/TT-BQP ngày 21/11/2022 hướng dẫn Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.134

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.106.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!