BỘ
QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
106/2015/TT-BQP
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2015
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2015/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG
3 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN
VỀ TUỔI TÁI CỬ, TÁI BỔ NHIỆM GIỮ CÁC CHỨC VỤ, CHỨC DANH THEO NHIỆM KỲ TRONG CƠ
QUAN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ CÁC CƠ
QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính
phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử,
tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây được viết tắt là
Nghị định số 26/2015/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số
35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 26/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ
không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội và các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế
độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi, tiếp tục công tác cho đến khi hết hạn tuổi
phục vụ tại ngũ hoặc tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, nghỉ công
tác chờ hết tuổi phục vụ tại ngũ hoặc nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu đối với
cán bộ công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc
phòng, không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ hoặc đủ điều kiện tái cử khóa
mới nhưng có nguyện vọng không tái cử để nghỉ hưu trước tuổi.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), cán bộ làm công tác cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu
Chính phủ hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây gọi chung là cán bộ), là cấp
ủy viên từ cấp cơ sở trở lên (trong và ngoài
Đảng bộ Quân đội) hoặc hiện đang giữ các chức vụ, chức danh trong các cơ quan
Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (ở Trung ương, các địa phương) và các
cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, không đủ điều kiện về
tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ hoặc cấp ủy viên đang giữ các chức vụ do Hội đồng nhân
dân bầu, đủ điều kiện tái cử cấp ủy khóa mới nhưng không đủ tuổi tái cử các chức
danh do Hội đồng nhân dân bầu, có nguyện vọng không tái cử cấp ủy hoặc cấp ủy
viên và ủy viên chuyên trách Ủy ban kiểm tra của Đảng đủ điều kiện tái cử khóa mới nhưng có nguyện vọng không tái cử để
nghỉ hưu trước tuổi với điều kiện tuổi tái cử còn từ 6 (sáu) tháng trở xuống.
2. Tuổi tái cử, tái bổ nhiệm
Điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ
nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ đối với cán bộ hướng dẫn tại Khoản
1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật và của các cấp có thẩm
quyền.
3. Những người sau đây không thuộc
đối tượng áp dụng tại Thông tư này:
a) Cán bộ thuộc diện bổ nhiệm có thời
hạn hoặc không có thời hạn đảm nhiệm các chức danh chỉ huy, quản lý cơ quan,
đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng nhưng hiện không giữ các chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ nêu trên; cán bộ không đủ tiêu chuẩn là cấp ủy viên do phẩm chất, đạo đức, năng lực hoặc vi
phạm kỷ luật.
b) Sĩ quan, QNCN đủ điều kiện hưởng
chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân
hàm quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP
ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại
ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang QNCN hoặc công chức quốc
phòng (sau đây viết tắt là Nghị định số 21/2009/NĐ-CP).
c) Cán bộ làm công tác cơ yếu thuộc
Ban Cơ yếu Chính phủ hưởng lương như đối với quân nhân thuộc đối tượng tinh giản
biên chế quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Điều 3. Chế độ, chính
sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ hưu
trước tuổi hoặc cán bộ đủ điều kiện tái cử khóa
mới nhưng có nguyện vọng không tái cử để nghỉ hưu trước tuổi với điều kiện tuổi
tái cử còn từ 6 (sáu) tháng trở xuống
1. Cán bộ có đủ điều kiện
theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này có thời gian
đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước
tuổi, có quyết định nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền, theo phân cấp quản lý hiện
hành của Bộ Quốc phòng thì ngoài chế độ hưu trí được hưởng theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng thêm các chế độ theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP và sau
khi có quyết định nghỉ chuẩn bị hưu của cấp có thẩm quyền, trong thời gian nghỉ
chuẩn bị hưu được xem xét thăng quân hàm và nâng lương diện chuyển ra theo quy
định hiện hành của Bộ Quốc phòng.
2. Hạn tuổi để tính hưởng
chế độ trợ cấp
a) Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục
vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm là:
- Cấp úy: Nam 46, nữ 46;
- Thiếu tá: Nam 48, nữ 48;
- Trung tá: Nam 51, nữ 51;
- Thượng tá: Nam 54, nữ 54;
- Đại tá: Nam 57, nữ 55;
- Cấp tướng: Nam 60, nữ 55.
b) Hạn tuổi của QNCN phục vụ tại
ngũ ứng với cấp bậc quân hàm theo quy định sau đây và các văn bản quy phạm pháp
luật sửa đổi, bổ sung (nếu có):
- Cấp úy: Nam 46, nữ 46;
- Thiếu tá: Nam 48, nữ 48;
- Trung tá, Thượng tá: Nam 50, nữ
50.
c) Hạn
tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ làm công tác cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hưởng
lương như đối với quân nhân theo quy định tại Luật
Bảo hiểm xã hội.
d) Tuổi để xác định cán bộ nghỉ hưu
trước tuổi so với hạn tuổi cao nhất theo quy định được tính từ tháng sinh đến
tháng liền kề trước khi cán bộ nghỉ hưởng lương hưu hằng tháng; đối với cấp ủy viên hoặc ủy
viên chuyên trách Ủy ban kiểm tra của Đảng
ở các cấp, tuổi để xác định nghỉ hưu trước tuổi so với hạn tuổi cao nhất hướng
dẫn tại Điểm a, b, c Khoản này ít nhất là 6 (sáu) tháng.
3. Cấp bậc quân hàm để xác định hạn
tuổi cao nhất tương ứng đối với sĩ quan, QNCN theo hướng dẫn tại Điểm a, Điểm b
Khoản này là cấp bậc quân hàm đúng theo trần quân hàm của chức danh đang đảm
nhiệm đã được Bộ Quốc phòng ban hành tại thời điểm sĩ quan, QNCN có quyết định nghỉ
chuẩn bị hưu của cấp có thẩm quyền. Trường hợp sĩ quan, QNCN đã được cấp có thẩm
quyền vận dụng thăng quân hàm cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất
quy định của chức danh đang đảm nhiệm, thì cấp bậc quân hàm để xác định hạn tuổi
cao nhất tương ứng phải căn cứ vào trần quân hàm quy định về chức danh đảm nhiệm
(không tính theo cấp bậc quân hàm đã được vận dụng thăng cao hơn một bậc).
4. Tiền lương tháng và thời gian
công tác để tính hưởng trợ cấp được thực hiện theo quy định tại Khoản
2, 3, 4 Điều 3 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP.
Điều 4. Chế độ, chính
sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm tiếp tục
công tác cho đến khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ hoặc tiếp tục công tác cho đến
khi đủ tuổi nghỉ hưu
Cán bộ có đủ điều kiện hướng
dẫn tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này chưa hết tuổi phục vụ tại
ngũ theo hạn tuổi cao nhất của cấp bậc quân hàm hướng dẫn tại Điểm
a, Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư này hoặc chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
tại Luật Bảo hiểm xã hội, nếu không có nguyện
vọng nghỉ hưu trước tuổi thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, bố trí vị
trí công tác phù hợp và trong thời gian công tác được hưởng chế độ, chính sách
theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP.
Trường hợp cán bộ được điều động giữ chức vụ thấp hơn, được hưởng chính sách
theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng. Trường hợp không thể bố trí được
công tác phù hợp thì được nghỉ công tác chờ hết tuổi phục vụ tại ngũ hoặc nghỉ
công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu và được hưởng chế độ, chính sách theo hướng dẫn tại
Điều 5 Thông tư này.
Điều 5. Chế độ, chính
sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công
tác chờ hết tuổi phục vụ tại ngũ hoặc nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu
Cán bộ có đủ điều kiện hướng
dẫn tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này còn dưới 02 năm (dưới 24
tháng) công tác sẽ hết tuổi phục vụ tại ngũ theo hạn tuổi cao nhất của cấp bậc
quân hàm hướng dẫn tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư này
hoặc còn dưới 02 năm (dưới 24 tháng) công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định
tại Luật Bảo hiểm xã hội, nếu không bố trí
được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được
nghỉ công tác chờ đến hết tuổi phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm hoặc nghỉ
công tác chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu. Trong thời gian nghỉ chờ, cán bộ vẫn thuộc
thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị nơi công tác và được hưởng chế độ, chính
sách theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 5 Nghị định số
26/2015/NĐ-CP. Trường hợp cán bộ có chất lượng, hiệu quả công tác tốt, có sức
khỏe, tín nhiệm cao, nhưng không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thì
được nghỉ chờ đến khi đủ tuổi theo quy định và được hưởng chế độ, chính sách
theo quy định hiện hành.
Điều
6. Hồ sơ và thẩm quyền giải quyết
Hồ
sơ và thẩm quyền giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ theo hướng dẫn tại
Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư
liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2009 của
Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP.
Điều
7. Kinh phí bảo đảm
Kinh
phí thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 26/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này do
ngân sách Nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ
Quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước.
Điều
8. Tổ chức thực hiện
1.
Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị
Chỉ
đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giải quyết những vướng mắc, phát sinh
trong việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 26/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này,
báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.
2.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị (từ cấp Trung đoàn và tương đương lên đến đơn vị
trực thuộc Bộ Quốc phòng)
a)
Tổ chức phổ biến, quán triệt các quy định tại Nghị định số 26/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này đến
các cán bộ
thuộc quyền quản lý; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc
triển khai thực hiện chặt chẽ, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch.
b)
Chỉ đạo cơ quan chức năng trong đơn vị lập dự toán kinh phí, báo cáo cấp trên
trực tiếp và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
3.
Các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
a)
Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
Chủ
trì phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ trong các cơ quan, đơn vị
theo đúng quy định tại Nghị định số 26/2015/NĐ-CP
và hướng dẫn tại Thông tư này; đồng thời, chủ trì phối hợp với các cơ quan chức
năng giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
b)
Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ
đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng đối tượng theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này theo phân cấp quản lý, bảo đảm chặt chẽ.
Phối
hợp chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ và
giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
c)
Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng
Căn
cứ Nghị định số 26/2015/NĐ-CP và Thông tư này
hướng dẫn các đơn vị lập dự toán, tổ chức cấp phát kinh phí và thanh quyết toán
theo đúng quy định.
Phối
hợp chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ và
giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
d)
Bảo hiểm xã hội/Bộ Quốc phòng
Giải
quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với cán bộ theo
đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định tại Nghị định số 26/2015/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều
9. Hiệu lực thi hành
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 11 năm
2015.
2.
Chế độ, chính sách hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2015.
Trường
hợp cán bộ do kiện toàn tổ chức đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho nghỉ
công tác chờ hết tuổi phục vụ tại ngũ hoặc nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu từ
Quý IV năm 2014 nhưng sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 mới có quyết định nghỉ hưu,
được áp dụng thực hiện chế độ, chính sách theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3.
Thông tư số 197/2010/TT-BQP ngày 26 tháng 11
năm 2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ
Quân đội không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
và các cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định tại Nghị
định số 67/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm
2010 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
thi hành.
Điều
10. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ
quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị
báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị) để được xem
xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Các Thủ trưởng BQP và CNTCCT;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tài chính;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;
- Các cục: Chính sách (05 bản), Cán bộ,
Quân lực, Tài chính;
- Bảo hiểm xã hội/BQP;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Cục Kiểm tra văn bản/BTP;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng;
- Cổng TTĐT Ngành Chính sách Quân đội;
- Lưu: VT, NCTH; Q90.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung
|