PHỤ
LỤC 2
HƯỚNG DẪN, GIẢI THÍCH CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO THỐNG KÊ LĨNH
VỰC VĂN HÓA, GIA ĐÌNH VÀ THỂ DỤC THỂ THAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BVHTTDL
ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Biểu số 2101.N/VH-SVHTTDL: Số bảo tàng
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh số lượng bảo tàng nhằm
phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo tàng.
- Bảo tàng: Là thiết chế văn hóa có chức năng
sưu tầm, bảo quản,
nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên
nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học
tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
- “Hiện vật bảo tàng”: Sản phẩm vật chất do con
người hoặc tự nhiên tạo ra trong quá trình lịch sử, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thẩm mỹ, được bảo tàng sưu tầm, bảo quản và đã trải qua quá
trình xử lý khoa học và pháp lý, nhằm phục vụ cho các hoạt động của bảo tàng.
- “Số lượt khách tham quan bảo tàng”: Là tổng số
khách đến tham quan theo thống kê của các bảo tàng trên toàn quốc; theo đó 01
khách có thể đến tham quan 01 bảo tàng nhiều lần hoặc đến tham quan nhiều bảo
tàng.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số liệu:
Hoạt động của các bảo tàng và phòng quản
lý di sản văn hóa trong cả nước.
b) Thời điểm thu thập số liệu:
Số liệu tính đến thời điểm 31/12 của năm báo
cáo.
c) Cách ghi biểu:
Ghi tổng số bảo tàng, sau đó ghi cụ thể
theo 5 loại bảo tàng, gồm: Bảo tàng quốc gia; Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ,
ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Bảo tàng
chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương; Bảo tàng cấp tỉnh và Bảo tàng ngoài công lập.
- Ghi số thực hiện năm báo cáo đến thời điểm 31/12
của năm báo cáo.
Cột 1: Tổng số bảo tàng có đến 31/12;
Cột 2: Bảo tàng quốc gia;
Cột 3: Bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ,
ngành và tương
đương;
Cột 4: Bảo tàng chuyên ngành thuộc đơn
vị trực thuộc Bộ, ngành và tương đương;
Cột 5: Bảo tàng cấp tỉnh và tương
đương;
Cột 6: Bảo tàng ngoài công lập;
Cột 7: Số hiện vật bảo tàng có đến 31/12
năm báo cáo;
Cột 8: Số lượt khách tham quan bảo
tàng có đến 31/12 năm báo cáo;
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2102.N/VH-SVHTTDL: Số di tích
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh số lượng di tích nhằm
phục vụ công tác quản lý nhà nước về di tích.
a) Di tích cấp tỉnh: Là các di tích lịch
sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh có giá
trị tiêu biểu của địa phương, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định
xếp hạng cấp tỉnh.
b) Di tích quốc gia: Là các di tích lịch
sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh có giá trị
tiêu biểu của quốc gia,
được Bộ
trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định xếp hạng cấp quốc gia. Một số di
tích quốc gia đồng thời còn được vinh danh ở các cấp độ cao hơn như: Di tích quốc
gia đặc biệt (di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, được Thủ tướng
Chính phủ ra quyết định xếp hạng); Di sản Văn hóa Thế giới, Di sản Thiên nhiên
Thế giới (UNESCO công nhận).
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số liệu:
Hoạt động của các ban quản lý di tích
và phòng quản lý di sản văn hóa trong cả tỉnh, thành phố.
b) Thời điểm thu thập số liệu:
Số liệu tính đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Ghi số thực hiện năm báo cáo đến thời điểm 31/12
của năm báo cáo.
Cột 1: Tổng số Di tích cấp tỉnh có đến
31/12;
Cột 2: Tổng số Di tích quốc gia có đến
ngày 31/12; trong đó chia ra:
Cột 3: Di tích lịch sử;
Cột 4: Di tích kiến trúc nghệ thuật;
Cột 5: Di tích khảo cổ;
Cột 6: Danh lam thắng cảnh;
Cột 7: Số Di tích quốc gia đặc biệt có
đến 31/12 năm báo cáo;
Cột 8: Số Di sản Văn hóa Thế giới có đến 31/12
năm báo cáo;
Cột 9: Số Di sản Thiên nhiên Thế giới
có đến 31/12 năm báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2103.N/VH-SVHTTDL: Số di sản văn
hóa phi vật thể
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh số lượng di sản văn
hóa phi vật thể nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về di tích văn hóa phi vật
thể.
a) Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm
tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên
quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng,
không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
b) Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia: Do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định trên cơ sở đề nghị
của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh. Một số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đồng thời còn được
UNESCO vinh danh trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại, Di sản văn hóa phi vật thể cần được
bảo vệ khẩn cấp và Di sản Tư liệu.
c) Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể: Các danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho
cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; được xét
và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số liệu:
Hoạt động của các bảo tàng và phòng quản
lý di sản văn hóa cả tỉnh/thành.
b) Thời điểm thu thập số liệu:
Số liệu tính đến thời điểm 31/12 của
năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Ghi số thực hiện năm báo cáo đến thời điểm 31/12
của năm báo cáo.
Cột 1: Số Di sản văn hóa phi vật thể
được kiểm kê có đến 31/12:
Cột 2: Số Di sản văn hóa phi
vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có đến 31/12;
Cột 3: Số Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại có đến 31/12;
Cột 4: Số Di sản văn hóa phi vật thể cần
được bảo vệ khẩn cấp có đến 31/12;
Cột 5: Số Di sản Tư liệu có đến 31/12;
Cột 6: Tổng số nghệ nhân được danh tặng
danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có đến 31/12 năm báo cáo;
Trong đó chia ra:
Cột 7: Nghệ nhân nhân dân;
Cột 8: Nghệ nhân ưu tú.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2201.N/VH-SVHTTDL: Hoạt động của
các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức và
cơ sở vật chất của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, làm cơ sở cho việc đánh
giá khả năng và kết quả phục vụ nhân dân của hoạt động nghệ thuật và nhu cầu
xem biểu diễn nghệ thuật của nhân dân trong kỳ báo cáo.
a) Đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp: Là một
tổ chức độc lập thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, có các diễn viên
và cán bộ quản lý, có trang
thiết bị để biểu diễn, có chương trình và hoạt động biểu diễn thường xuyên, có
doanh thu và chuyên làm công tác biểu diễn nghệ thuật.
b) Rạp hát: Nơi dùng để các đơn vị nghệ
thuật biểu diễn và có một số trang thiết bị nhất định như: Có mái che, sân khấu,
ghế ngồi và các phương tiện về âm thanh, ánh sáng để phục vụ người xem, có
chương trình biểu diễn, có nơi bán vé thu tiền. Không tính rạp hát ngoài trời.
c) Đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp do
Trung ương quản lý: Là những đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp do các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý.
d) Đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp do địa
phương quản lý: Là những đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp do các cơ quan cấp tỉnh
(Sở, cơ quan ngành...) quản lý, kể cả các đơn vị tư nhân.
đ) Số buổi biểu diễn: Một ca biểu diễn
văn hóa, nghệ thuật phục vụ công chúng. Ca diễn có thể có một hoặc nhiều tiết mục,
vở diễn.
e) Số người xem biểu diễn nghệ thuật:
Tổng số lượt người được xem biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, tại rạp trong nhà hoặc
rạp ngoài trời. Mỗi người có thể có nhiều lần xem biểu diễn nghệ thuật trong kỳ
báo cáo thì mỗi lần xem được tính là một lượt người xem.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số liệu:
- Thống kê toàn bộ số đoàn nghệ thuật chuyên
nghiệp, số rạp hát thuộc các loại hình kinh tế trong phạm vi cả nước có đến cuối kỳ báo cáo.
- Thống kê toàn bộ số buổi biểu diễn và số lượt
người xem biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp theo số vé bán ra hoặc
số giấy mời (nếu có) trong kỳ báo cáo.
b) Thời kỳ thu thập:
Số liệu thời kỳ từ 01/01 đến 31/12 năm
báo cáo. Riêng chỉ tiêu “Số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp” và “Số rạp biểu diễn
đang hoạt động” tính đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Ghi số thực hiện năm báo cáo đến thời điểm 31/12
của năm báo cáo.
Cột A: Số thứ tự;
Cột B: Loại hình nghệ thuật;
Cột C: Mã số.
Số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp,
trong đó:
Cột 1: Cấp trung ương quản lý;
Cột 2: Cấp địa phương quản lý;
Cột 3: Tổng doanh thu;
Cột 4: Số rạp biểu diễn;
Cột 5: Số lượng ghế;
Cột 6 và Cột 7: Số lượng buổi
biểu diễn, trong đó chia ra:
Cột 6: Phục vụ nhiệm vụ chính trị;
Cột 7: Bán vé doanh thu và các hình thức
thu khác;
Cột 8: Số lượt người xem;
Cột 9: Ghi chú;
Dòng 01: Loại hình nghệ thuật Sân khấu,
chia ra:
Dòng 02: Tuồng;
Dòng 03: Chèo;
Dòng 04: Cải lương;
Dòng 05: Dân ca kịch;
Dòng 06: Nghệ thuật Dù Kê - Khơmer;
Dòng 07: Kịch nói;
Dòng 08: Múa rối;
Dòng 09: Xiếc - Tạp kỹ;
Dòng 10: Loại hình nghệ thuật Ca múa
nhạc;
Dòng 11: Dàn nhạc giao hưởng;
Dòng 12: Dàn nhạc dân tộc;
Dòng 13: Nhạc, Vũ kịch;
Dòng 14: Dân ca;
Dòng 15: Ca múa nhạc tổng hợp;
Dòng 16: Các loại hình nghệ thuật
khác;
Các dòng tiếp theo: ....
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2202.N/VH-SVHTTDL: Hoạt động cổ
động trực quan
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động
cổ động trực quan tính đến cuối kỳ báo cáo, làm cơ sở cho việc đánh giá tình
hình hoạt động cổ động trực quan của hệ thống thiết chế văn hóa trong phạm vi tỉnh,
thành phố nhằm phục vụ nhu cầu học tập nghiên cứu của nhân dân.
a) Đợt tuyên truyền cổ động trực quan cấp
tỉnh: Là số lượng các đợt tuyên truyền cổ động trực quan do cấp tỉnh tổ chức,
thực hiện trong năm.
b) Số cụm cổ động tuyên truyền chính trị:
Là số lượng các cụm cổ động trực quan có tổng diện tích từ 40m2
trở lên;
c) Cụm cổ động tại cửa khẩu biên giới: Là
các cụm cổ động trực quan được xây dựng tại khu vực cửa khẩu biên giới.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Thời kỳ thu thập:
- Tổng số các cuộc tuyên truyền, các cụm cổ động
tuyên truyền và cụm cổ động tại cửa khẩu biên giới tính đến cuối kỳ báo cáo.
b) Số liệu thời kỳ: Tính từ 01/01 đến thời
điểm 31/12 năm báo cáo. Ghi số thực hiện năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Ghi số thực hiện năm báo cáo đến thời điểm 31/12
của năm báo cáo.
Cột 1: Đợt tuyên truyền cổ động trực
quan cấp tỉnh;
Cột 2 và 3: Số cụm cổ động tuyên truyền
chính trị, chia theo diện tích dưới 40 m2 và trên 40m2;
Cột 4 và 5: Số cụm cổ động tại cửa khẩu
biên giới, chia thành cột số lượng và cột Tên gọi.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2203.N/VH-SVHTTDL: Hoạt động
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tính đến cuối kỳ báo cáo, làm cơ sở cho việc
đánh giá tình hình hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong phạm vi tỉnh,
thành phố nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của nhân dân.
a) Gia đình văn hóa: Là số lượng hộ gia
đình đã đăng ký xây dựng và được cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu Gia đình
văn hóa theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 9 năm
2014;
b) Làng (và tương đương) văn hóa: Là số
lượng làng (thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc...) đăng ký xây dựng và được cấp có
thẩm quyền công nhận danh hiệu Làng văn hóa theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL
ngày 10/10/2011;
c) Tổ dân phố văn hóa: Là số lượng tổ dân
phố đăng ký xây dựng và được cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu Tổ dân phố
văn hóa theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 9 năm 2014.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Thời kỳ thu thập:
Tổng số gia đình văn hóa, làng văn
hóa, tổ dân phố văn hóa tính đến cuối kỳ báo cáo.
b) Số liệu thời kỳ: Tính từ 01/01 đến thời
điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Ghi số thực hiện năm báo cáo đến thời điểm 31/12
của năm báo cáo.
Cột 1: Tổng số gia đình;
Cột 2: Số gia đình đăng ký gia đình
văn hóa;
Cột 3: Số gia đình được cấp xã công nhận;
Cột 4: Số gia đình văn hóa không được
công nhận lại;
Cột 5: Số gia đình văn hóa tiêu biểu;
Cột 6: Tổng số Làng, Tổ dân phố;
Cột 7: Số Làng, Tổ dân phố đăng ký;
Cột 8: Số Làng, Tổ dân phố được cấp
huyện công nhận;
Cột 9: Số LVH, TDPVH không được công
nhận lại;
Cột 10: Số LVH, TDPVH tiêu biểu.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2204.N/VH-SVHTTDL: Hoạt động
nghệ thuật quần chúng
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động
nghệ thuật quần chúng tính
đến cuối kỳ báo cáo, làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình hoạt
động văn nghệ quần chúng trong phạm vi tỉnh, thành phố nhằm phục vụ nhu
cầu học tập,
nghiên cứu của nhân dân.
a) Đội nghệ thuật quần chúng: Là tập hợp
những người tham gia biểu diễn văn nghệ không chuyên của một tổ chức, đoàn thể,
khu vực sinh sống;
b) Câu lạc bộ: Là tập hợp những người
tham gia biểu diễn văn nghệ không chuyên
của một tổ chức, đoàn thể, khu vực sinh sống được tổ chức thành loại hình câu lạc
bộ có tôn chỉ, mục đích hoạt động;
c) Liên hoan, Hội thi, Hội diễn: Là hình
thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng do hệ thống thiết chế văn hóa cấp huyện trở
lên tổ chức;
d) Lớp tập huấn nghiệp vụ: Là lớp tập huấn về
nghiệp vụ văn nghệ quần chúng do hệ thống thiết chế văn hóa cấp huyện trở lên tổ
chức.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Thời kỳ thu thập:
Tổng số đội văn nghệ quần chúng, câu lạc
bộ, liên hoan, hội thi, hội diễn, lớp tập huấn nghiệp vụ tính đến cuối kỳ báo
cáo.
b) Số liệu thời kỳ: Tính từ 01/01 đến thời
điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
Ghi số thực hiện năm báo cáo đến thời điểm
31/12 của năm báo cáo.
Cột 1: Tổng số Đội Nghệ thuật quần
chúng;
Cột 2: Số buổi hoạt động của Đội Nghệ
thuật quần chúng;
Cột 3: Số lượt người xem
Đội Nghệ thuật quần chúng;
Cột 4: Tổng số Câu lạc bộ;
Cột 5: Số buổi hoạt động của Câu lạc bộ;
Cột 6: Số Hội viên Câu lạc bộ;
Cột 7: Liên hoan, Hội thi, Hội diễn do
ngành Văn hóa tổ chức;
Cột 8: Liên hoan, Hội thi, Hội diễn do
các ngành khác tổ chức;
Cột 9: Số lượt người xem Liên hoan, Hội
thi, Hội diễn;
Cột 10: Tổng số Lớp tập huấn nghiệp vụ;
Cột 11: Số Học viên dự Lớp tập huấn
nghiệp vụ.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2205.N/VH-SVHTTDL: Hoạt động
tuyên truyền lưu động
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động
tuyên truyền lưu động tính đến cuối kỳ báo cáo, làm cơ sở cho việc đánh giá
tình hình hoạt động
tuyên truyền lưu động trong phạm vi tỉnh,
thành phố nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của nhân dân.
a) Đội tuyên truyền lưu động: Đội tuyên
truyền lưu động là Phòng chức năng (Đội tuyên truyền lưu động tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương), là Tổ chuyên môn nghiệp vụ (Đội tuyên truyền lưu động quận,
huyện, thị xã) thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BVHTTDL
ngày 28/8/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/2/2010 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã;
b) Số cán bộ: Là cán bộ trong định biên
nhà nước và hợp đồng lao động thuộc đội tuyên truyền lưu động;
c) Số cuộc liên hoan: Là hình thức hoạt động
tuyên truyền lưu động do hệ thống thiết chế văn hóa cấp huyện trở lên tổ chức;
d) Số buổi hoạt động: Là tổng số buổi hoạt
động của đội Tuyên truyền lưu động cấp huyện và cấp tỉnh tính đến cuối kỳ báo
cáo;
đ) Số lượt người xem: Là tổng số lượt
nhân dân theo dõi buổi hoạt động của đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và cấp
huyện tính đến cuối kỳ báo cáo;
e) Tập huấn cán bộ: Là tổng số lớp tập huấn
nghiệp vụ và số lượng cán bộ tham dự về tuyên truyền lưu động của cấp huyện, cấp
tỉnh;
g) Xe Văn hóa - Thông tin lưu động tổng hợp:
Là số xe ôtô Văn hóa - Thông tin lưu động tổng hợp được cấp theo Chương trình mục
tiêu quốc gia về văn hóa và tự trang bị để phục vụ công tác tuyên truyền lưu động
của cấp huyện, cấp tỉnh;
h) Kinh phí đầu tư hoạt động: Là tổng số
kinh phí được cấp và từ các nguồn thu khác phục vụ hoạt động tuyên truyền lưu động.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Thời kỳ thu thập:
Tổng số đội tuyên truyền lưu động, cán
bộ, cuộc liên hoan, buổi hoạt động, lượt người xem, tập huấn cán bộ, xe Văn hóa
- Thông tin lưu động tổng hợp, kinh phí hoạt động tính đến cuối kỳ báo cáo.
b) Số liệu thời kỳ: Tính từ 01/01 đến thời
điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Ghi số thực hiện năm báo cáo đến thời điểm 31/12
của năm báo cáo.
Cột 1 và Cột 2: Đội tuyên truyền lưu động
- Chia theo tỉnh, huyện;
Cột 3 và Cột 4: Số cán bộ biên
chế - Chia theo tỉnh, huyện;
Cột 5 và Cột 6: Số cán bộ hợp
đồng - Chia theo tỉnh, huyện;
Cột 7 và Cột 8: Số cuộc liên hoan -
Chia theo tỉnh, huyện;
Cột 9 và Cột 10: Số buổi hoạt động -
Chia theo tỉnh, huyện;
Cột 11 và Cột 12: Số lượt người xem -
Chia theo tỉnh, huyện;
Cột 13 và Cột 14: Số lớp tập huấn
cán bộ - Chia theo tỉnh,
huyện;
Cột 15 và Cột 16: Số người tham dự lớp tập huấn -
Chia theo tỉnh, huyện;
Cột 17 và Cột 18: Số xe Văn
hóa-Thông tin lưu động tổng
hợp - Chia theo tỉnh, huyện;
Cột 19 và Cột 20: Kinh phí đầu tư hoạt
động - Chia theo tỉnh, huyện
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2206.3N/VH-SVHTTDL: Số liệu thống
kê lễ hội
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động
lễ hội tính đến cuối kỳ báo cáo, làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình hoạt động
lễ hội trong phạm vi tỉnh, thành phố nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của
nhân dân.
a) Lễ hội dân gian: Là hoạt động lễ hội
dân gian đã có từ trước;
b) Lễ hội tôn giáo: Là hoạt động lễ hội
có tính chất tôn giáo;
c) Lễ hội lịch sử, cách mạng: Là hoạt động
lễ hội có tính chất lịch sử, cách mạng;
d) Lễ hội văn hóa, du lịch: Là hoạt động
lễ hội văn hóa có tính chất du lịch;
đ) Lễ hội du nhập từ nước ngoài: Là hoạt
động lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào nước ta.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Thời kỳ thu thập:
Tổng số loại Lễ hội dân gian, tôn
giáo, lịch sử, cách mạng, văn hóa, du lịch, du nhập từ nước ngoài được phân tổ
theo cấp tổ chức và cấp quản lý tính đến cuối kỳ điều tra.
b) Số liệu thời kỳ: Tính từ 01/01 đến thời
điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu: Ghi số thực hiện năm
báo cáo.
Cột 1: Tổng số;
Cột 2: Lễ hội dân gian;
Cột 3: Lễ hội tôn giáo;
Cột 4: Lễ hội lịch sử, cách mạng;
Cột 5: Lễ hội văn hóa, du lịch;
Cột 6: Lễ hội du nhập từ nước ngoài;
d) Phương pháp tính: Tổ chức điều tra thống
kê theo chu kỳ 3 năm/1
lần.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2207.N/VH-SVHTTDL:
Nhà văn hóa, trung tâm văn hóa
1. Nội dung:
- Nhà văn hóa là đơn vị được tổ chức theo quy định
của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi,
sinh hoạt văn hóa của nhân dân và là nơi để tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương đến các tầng
lớp dân cư.
- Trung tâm văn hóa thể thao là nhà văn hóa được
gọi theo tên gọi mới.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số liệu: Hoạt động của
tất cả các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa trong phạm vi tỉnh, thành phố.
b) Thời điểm thu thập số liệu: Số liệu tính đến
thời điểm 31/12 của năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
Cột 1: Ghi tổng số tất cả các nhà văn
hóa;
Cột 2: Ghi tổng số tất cả các trung
tâm văn hóa;
Cột 3: Ghi số nhà văn hóa, trung tâm
văn hóa thiếu nhi;
Dòng 1: Ghi tổng số nhà văn hóa, trung
tâm văn hóa của cả tỉnh;
Dòng 2: Ghi số nhà văn hóa, trung tâm
văn hóa khu vực thành thị;
Dòng 3: Ghi số nhà văn hóa, trung tâm
văn hóa khu vực nông thôn;
Dòng 4: Ghi số nhà văn hóa, trung tâm
văn hóa cấp quận, huyện (theo đơn vị hành chính)
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2301.N/VH-SVHTTDL: Số triển lãm mỹ
thuật, nhiếp ảnh; số lượng Họa sĩ, Nhà điêu khắc, Nghệ sĩ nhiếp ảnh; số lượng
công trình tượng đài, trại sáng tác
1. Nội dung
Số lượng triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh; số lượng
Họa sĩ, Nhà điêu khắc, Nghệ sĩ nhiếp ảnh, số lượng công trình tượng đài được xây dựng, trại
sáng tác được tổ chức trong năm báo cáo.
- Tổng hợp số lượng các nhà triển
lãm đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
- Tổng hợp số lượng các cuộc triển lãm mỹ thuật,
nhiếp ảnh, tượng đài tranh hoành tráng được xây dựng, trại sáng tác được tổ chức
trong năm trên toàn quốc.
- Tổng hợp số lượng các Họa sĩ, Nhà điêu khắc,
Nghệ sĩ nhiếp ảnh trong năm trên toàn quốc.
- Tổng hợp số lượng công trình tượng đài, tranh
hoành tráng được xây dựng và trại sáng tác được tổ chức trong năm trên toàn quốc.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Thời kỳ thu thập:
Tổng số lượng nhà triển lãm, số lượng triển lãm mỹ
thuật, nhiếp ảnh; số lượng công trình tượng đài, trại sáng tác; số lượng Họa
sĩ, Nhà điêu khắc, Nghệ sĩ nhiếp ảnh đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
b) Số liệu thời kỳ: Tính từ 01/01 đến thời
điểm 31/12 năm báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
- Ghi số thực hiện trong năm báo cáo đến thời điểm
31/12 của năm báo cáo.
Cột 1: Số lượng nhà triển lãm đến 31/12;
Cột 2: Tổng số triển lãm được cấp phép
tính đến 31/12 năm báo cáo của cả tỉnh;
Cột 3: Số triển lãm mỹ thuật xin cấp
phép trong nước;
Cột 4: Số triển lãm mỹ thuật
xin cấp phép ra nước ngoài;
Cột 5: Số triển lãm nhiếp ảnh xin cấp
phép trong nước;
Cột 6: Số triển lãm nhiếp ảnh
xin cấp phép ra nước ngoài;
Cột 7: Tổng số Họa sĩ, Nhà điêu khắc,
Nghệ sĩ nhiếp ảnh của cả tỉnh đến 31/12;
Cột 8: Số lượng Họa sĩ đến 31/12;
Cột 9: Số lượng Nhà điêu khắc đến 31/12;
Cột 10: Số lượng Nghệ sĩ nhiếp ảnh đến
31/12;
Cột 11: Số lượng công trình tượng đài
được xây dựng đến 31/12;
Cột 12: Số lượng công trình tranh hoành tráng được
xây dựng đến 31/12;
Cột 13: Số lượng trại sáng tác mỹ thuật
được tổ chức đến 31/12;
Cột 14: Số lượng trại sáng tác nhiếp ảnh
được tổ chức đến 31/12;
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
tỉnh, thành phố.
Biểu số 2401.N/VH-SVHTTDL: Mức độ đáp ứng
của thư viện công cộng đối với nhu cầu người sử dụng
1. Nội dung
Nội dung phản ánh, đánh
giá khả năng đáp ứng của thư viện công cộng đối với nhu cầu người sử dụng ở cấp
độ từng tỉnh/thành; bao gồm các chỉ
tiêu: số lượng thư viện;
bình quân đầu dân/thư viện công cộng; bình quân số bản sách trong thư viện công
cộng/đầu dân; thời gian phục vụ của thư viện.
a) Số lượng thư viện:
Số lượng thư viện gồm hai chỉ tiêu:
- Số lượng thư viện hiện có của tỉnh, thành phố,
sau đó chia theo cấp quản lý (Trung ương, cấp tỉnh, huyện và xã); số lượng thư
viện hiện có của tỉnh/thành, sau đó chia theo đơn vị hành chính
(thư viện cấp tỉnh, số thư viện cấp
huyện, cấp xã của tỉnh/thành phố đó).
- Số lượng thư viện mới thành lập của từng tỉnh/thành; sau
đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh nếu có, số thư viện cấp huyện,
cấp xã của tỉnh/thành phố đó).
b) Bình quân đầu dân/01 thư viện công
cộng:
Chỉ tiêu này được chia thành cấp độ
Bình quân đầu dân/01
thư
viện công cộng của từng tỉnh/thành phố.
c) Bình quân số bản sách trong thư viện
công cộng/đầu dân:
Chỉ tiêu này được chia thành cấp độ
Bình quân số bản sách trong thư viện công cộng/đầu dân của từng tỉnh/thành phố.
d) Thời gian phục vụ của thư viện:
Thời gian phục vụ của thư viện gồm hai
chỉ tiêu: Bình quân số ngày phục vụ/tuần và bình quân số giờ phục vụ/ngày được
thống kê ở cấp độ: từng tỉnh/thành phố (chia theo đơn vị hành chính: thư viện cấp
tỉnh, các thư viện cấp huyện và cấp xã của tỉnh/thành phố đó).
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Thời kỳ thu thập: Thời kỳ thu thập số
liệu của các chỉ tiêu nói trên tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo
cáo.
- Số liệu thời kỳ: Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12
năm báo cáo.
b) Phương pháp tính:
- Số lượng thư viện:
+ Số thư viện hiện có được tính như
sau:
Số thư viện hiện có của từng tỉnh/thành
được tính bằng thư viện cấp tỉnh + số thư viện cấp huyện + số thư viện cấp xã
hiện có của tỉnh/thành đó; sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh,
số thư viện cấp huyện, số thư viện cấp xã hiện có của tỉnh/thành phố đó).
+ Số thư viện mới thành lập được tính như sau:
Số thư viện mới thành lập của từng tỉnh/thành
được tính bằng thư viện cấp tỉnh (đối với tỉnh mới tách) + số thư viện cấp huyện
+ số thư viện cấp xã mới thành lập của
tỉnh/thành đó; sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh, số thư viện
cấp huyện và số thư viện cấp xã mới thành lập của tỉnh/thành phố đó).
- Bình quân số đầu dân/thư
viện công cộng:
+ Bình quân số đầu dân/thư viện công cộng
của từng tỉnh/thành được tính bằng tổng số dân của tỉnh/thành đó chia cho tổng số
thư viện công cộng hiện có của tỉnh/thành đó.
- Bình quân số bản sách trong thư
viện công cộng/đầu dân:
+ Số bản sách trong thư viện công cộng/đầu dân của từng
tỉnh/thành được tính bằng tổng số bản sách hiện lưu giữ trong các thư viện công
cộng của tỉnh/thành chia cho tổng số dân của tỉnh/thành đó.
- Thời gian phục vụ của
thư viện:
- Chia theo cấp quản lý:
+ Cấp Trung ương: Bình quân số ngày phục
vụ/tuần được tính bằng số ngày phục vụ thực tế/tuần của Thư viện Quốc gia Việt
Nam; bình quân số giờ phục vụ/ngày được tính bằng tổng số giờ phục vụ của các
ngày phục vụ trong tuần chia cho số ngày phục vụ thực tế của Thư viện Quốc gia
Việt Nam.
+ Cấp tỉnh: Bình quân số ngày phục vụ/tuần
của thư viện cấp tỉnh trong cả tỉnh, được tính bằng tổng số của bình quân số
ngày phục vụ/tuần của các thư viện cấp tỉnh chia cho tổng số thư viện cấp tỉnh,
thành hiện có; bình quân số giờ phục vụ/ngày được tính bằng tổng số của bình
quân số giờ phục vụ/ngày của các thư viện cấp tỉnh của từng tỉnh/thành chia cho
tổng số thư viện cấp tỉnh hiện có cả tỉnh/thành.
+ Cấp huyện: Bình quân số ngày phục vụ/tuần
của thư viện cấp huyện, được tính bằng tổng số của bình quân số ngày phục vụ/tuần
của các thư viện cấp huyện của từng tỉnh/thành chia cho tổng số tỉnh/thành hiện
có; bình quân số giờ phục vụ/ngày được tính bằng tổng số của bình quân số giờ
phục vụ/ngày của các thư viện cấp huyện của từng tỉnh/thành chia cho tổng số tỉnh/thành
hiện có.
+ Cấp xã: Bình quân số ngày phục vụ/tuần
của thư viện cấp xã, được tính bằng tổng số của bình quân số ngày phục vụ/tuần
của các thư viện cấp xã của tỉnh/thành chia cho tổng số tỉnh/thành hiện có;
bình quân số giờ phục vụ/ngày được tính bằng tổng số của bình quân số giờ phục
vụ/ngày của các thư viện cấp xã của từng tỉnh/thành chia cho tổng số tỉnh/thành
hiện có.
c) Cách ghi biểu:
- Số lượng thư viện: Ghi số liệu ở Cột 1
và 2 với các dòng tương ứng của biểu mẫu, cụ thể:
+ Dòng 01: Ghi số liệu của cả tỉnh/thành
(bao gồm thư viện cấp tỉnh, số thư viện cấp huyện và cấp xã hiện có và mới
thành lập của tỉnh/thành phố đó);
+ Dòng 03-06: Ghi số liệu theo các dòng
tương ứng, lần lượt từ thư viện cấp Trung ương (Thư viện Quốc gia Việt Nam),
thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hiện có của tỉnh/thành đó;
- Bình quân số đầu dân/01 thư viện công
cộng:
Ghi số liệu ở Cột 3 với các dòng tương ứng của biểu mẫu, cụ thể:
+ Dòng 01: Ghi số liệu của cả tỉnh/thành
phố;
+ Dòng 03-06: Không lấy số liệu;
- Bình quân số bản sách
trong thư viện công cộng/đầu dân: ghi ở Cột 4 với các dòng tương ứng. cụ
thể:
+ Dòng 01: Ghi số liệu của từng tỉnh/thành;
+ Dòng 03-06: Không lấy số liệu;
- Thời gian phục vụ của
thư viện:
Ghi số liệu ở Cột 5 và 6 với các dòng tương ứng của biểu mẫu, cụ thể:
+ Dòng 01: Ghi số liệu của từng
tỉnh/thành chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh, thư viện cấp huyện
và thư viện cấp xã của tỉnh/thành đó);
+ Dòng 03-06: Ghi số liệu vào các dòng
tương ứng, lần lượt theo cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã của cả nước.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2402.N/VH-SVHTTDL: Nguồn nhân
lực thư viện công cộng
1. Nội dung
Đánh giá trình độ, năng lực của đội
ngũ cán bộ thư viện của tỉnh/thành phố trong kỳ báo cáo, bao gồm các chỉ tiêu: Số lượng cán bộ
làm công tác thư viện; trình độ, năng lực cán bộ thư viện; lĩnh vực đào tạo của
cán bộ thư viện.
a) Tổng số cán bộ thư viện:
Cán bộ làm việc tại thư viện gồm viên
chức thư viện thuộc chỉ tiêu biên chế Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt
và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng dài hạn theo quy định của Nghị
định 68/2000/NĐ-CP ngày 17
tháng 11 năm 2000 của Chính phủ quy định thực hiện chế độ hợp đồng một số loại
công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Tổng số cán bộ gồm: Tổng số cán bộ thư
viện của của từng tỉnh/thành, sau đó chia theo đơn vị hành chính.
b) Trình độ, năng lực cán bộ:
Trình độ, năng lực cán bộ thư viện bao
gồm: số cán bộ có trình độ đại học trở lên; số cán bộ có trình độ cao đẳng/trung
học chuyên nghiệp; số cán bộ có trình độ trung học phổ thông; sau đó tính tỷ lệ % của
tỉnh, thành phố, sau đó chia theo cấp quản lý (tỉnh, huyện, xã).
c) Lĩnh vực đào tạo:
Lĩnh vực đào tạo (chỉ tính từ trình độ
cử nhân trở lên) bao gồm: Số cán bộ được đào tạo chuyên ngành thư viện và số cán bộ
được đào tạo chuyên ngành khác; sau đó tính tỷ lệ % của tỉnh, thành phố, sau đó
chia theo cấp quản lý (tỉnh, huyện, xã).
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
a) Thời kỳ thu thập số liệu: Từ ngày 01/01
đến ngày 31/12 của năm
báo
cáo;
- Số liệu thời kỳ: tính từ ngày 01/01 đến ngày
31/12 năm báo cáo.
b) Phương pháp tính:
- Tổng số cán bộ:
+ Tổng số cán bộ thư viện của tỉnh/thành
được tính bằng số cán bộ của thư viện cấp tỉnh + các thư viện cấp huyện + các thư
viện cấp xã của tỉnh/thành đó;
+ Tổng số cán bộ thư viện chia theo cấp
quản lý: tổng số cán bộ của thư viện cấp tỉnh, các thư viện cấp huyện và cấp xã
trong cả tỉnh, thành phố. Đối với thư viện cấp huyện và xã, nếu là cán bộ kiêm
nhiệm thì tính 0.5 người/thư viện.
- Trình độ, năng lực cán bộ:
+ Số cán bộ thư viện có trình độ đại học
trở lên:
Số cán bộ thư viện có trình độ đại học
trở lên của từng tỉnh/thành được tính bằng số cán bộ có trình độ đại học trở
lên của thư viện cấp tỉnh + các thư viện cấp huyện + các thư viện cấp xã của tỉnh/thành
đó, tính tỷ lệ %; sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh, các
thư viện cấp huyện và cấp xã của tỉnh/thành đó, tính tỷ lệ % của từng cấp).
+ Số cán bộ thư viện có trình độ cao đẳng/trung
học chuyên nghiệp (THCN):
Số cán bộ thư viện có trình độ cao đẳng/THCN
của từng tỉnh/thành được tính bằng số cán bộ có trình độ cao đẳng/THCN của thư
viện cấp tỉnh + các thư viện cấp huyện + các thư viện cấp xã của tỉnh/thành đó,
tính tỷ lệ %; sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh, các thư viện
cấp huyện và cấp xã của tỉnh/thành đó; tính tỷ lệ % của từng cấp).
+ Số cán bộ thư viện có trình độ trung
học phổ thông (THPT):
Số cán bộ thư viện có trình độ THPT của
từng tỉnh/thành được tính bằng số cán bộ có trình độ THPT của thư viện cấp tỉnh
+ các thư viện cấp huyện + các thư viện cấp xã của tỉnh/thành đó, tính tỷ lệ %;
sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh, các thư viện cấp huyện
và cấp xã của tỉnh/thành đó; tính tỷ lệ % của từng cấp).
- Lĩnh vực được đào tạo:
+ Số cán bộ thư viện được đào tạo cử nhân trở
lên về chuyên ngành thư viện:
Số cán bộ thư viện được đào tạo cử
nhân trở lên về chuyên ngành thư viện của từng tỉnh/thành được tính bằng số cán
bộ được đào tạo cử nhân trở lên về chuyên ngành thư viện của thư viện cấp tỉnh
+ các thư viện cấp huyện + các thư viện cấp xã của tỉnh/thành đó, tính tỷ lệ %;
sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh, các thư viện cấp huyện
và cấp xã của tỉnh/thành đó; tính tỷ lệ % của từng cấp).
+ Số cán bộ thư viện được đào tạo cử
nhân trở lên về chuyên ngành khác:
Số cán bộ thư viện được đào tạo cử
nhân trở lên về
chuyên ngành khác của từng tỉnh/thành được tính bằng số cán bộ được đào tạo cử
nhân trở lên về chuyên ngành khác của thư viện cấp tỉnh + các thư viện cấp huyện
+ các thư viện cấp xã của tỉnh/thành đó, tính tỷ lệ %; sau đó chia theo đơn vị
hành chính (thư viện cấp tỉnh, các thư viện cấp huyện và cấp xã của tỉnh/thành
đó; tính tỷ lệ % của từng cấp).
c) Cách ghi biểu:
- Tổng số cán bộ: Ghi ở Cột 1
với các dòng tương ứng của biểu mẫu, cụ thể:
+ Dòng 01: Ghi tổng số cán bộ cả tỉnh,
thành;
+ Dòng 02-05: Ghi tổng số cán bộ thư
viện cả nước chia theo cấp quản lý (lần lượt từ Thư viện Quốc gia Việt Nam, các
thư viện cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã);
- Trình độ, năng lực cán bộ ghi từ Cột
2-7 với các dòng tương ứng của biểu mẫu, cụ thể:
+ Dòng 01 ghi tổng số, tỷ lệ % cán bộ
thư viện có trình độ đại học trở lên, cao đẳng/trung học chuyên nghiệp, trung học
phổ thông của các thư viện vào cột tương ứng;
+ Dòng 02-05 ghi tổng số, tỷ lệ % cán
bộ thư viện có trình độ đại học trở lên, cao đẳng/trung học chuyên nghiệp,
trung học phổ thông của
các thư viện theo cấp quản lý (lần lượt từ Thư viện Quốc gia Việt Nam, các thư
viện cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã) vào cột, dòng tương ứng;
- Lĩnh vực được đào tạo
(từ cử nhân trở lên) ghi từ Cột 8-11 với các dòng tương ứng của
biểu mẫu, cụ thể:
+ Dòng 01 ghi tổng số, tỷ lệ % cán bộ
thư viện cả tỉnh, thành được đào tạo về chuyên ngành thư viện và các chuyên ngành khác vào cột
tương ứng;
+ Dòng 02-05 ghi tổng số, tỷ lệ % cán
bộ thư viện được đào tạo về chuyên ngành thư viện và các chuyên ngành khác theo
cấp quản lý (lần lượt từ Thư viện Quốc gia Việt Nam, các thư viện cấp tỉnh, cấp
huyện đến cấp xã) vào cột, dòng tương ứng.
3. Nguồn số liệu:
Báo cáo thống kê năm của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành phố.
Biểu số 2403.N/VH-SVHTTDL: Ngân sách
nhà nước chi cho thư viện công cộng
1. Nội dung
Ngân sách nhà nước chi cho thư viện là
khoản kinh phí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và cấp hàng năm
cho thư viện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định, bao gồm
02 chỉ tiêu: tổng kinh phí và nội dung chi.
a) Tổng kinh phí chi cho thư viện:
Tổng kinh phí nhà nước chi cho thư viện
bao gồm: con người, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, các nhiệm vụ được giao
theo chức năng, nhiệm vụ và các khoản chi thường xuyên khác của thư viện và được
thống kê theo hai cấp độ cả tỉnh/thành; sau đó chia theo cấp quản lý (cấp tỉnh
và cấp huyện).
b) Nội dung chi
Tổng kinh phí cấp cho thư viện chi cho
các nội dung sau:
- Con người: lương, phụ cấp, công tác phí, đào
tạo bồi dưỡng;
- Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại
Thông tư số 18/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện) bao gồm một số nội dung chủ yếu
sau: Bổ sung tài liệu; Tổ chức các dịch vụ thư viện; Truyền thông, vận động;
Các hoạt động nghiệp vụ khác (các nhiệm vụ thường xuyên hoặc đột xuất được giao
theo chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định).
- Chi thường xuyên khác của thư viện.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
- Thời kỳ thu thập: số liệu của các chỉ tiêu
nói trên tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
- Số liệu thời kỳ: Tính từ ngày 01/01 đến ngày
31/12 của năm báo cáo.
a) Phương pháp tính
Tổng kinh phí chi cho thư viện
của cả tỉnh/thành được tính bằng tổng kinh phí chi cho: thư viện cấp tỉnh
+ các thư viện cấp huyện trong tỉnh/thành và chia theo các nội dung chi: con
người, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và chi thường xuyên khác; sau đó thống kê theo cấp quản
lý (thư viện cấp tỉnh và các thư viện cấp huyện của cả tỉnh/thành) với nội dung
chi tương tự như trên.
b) Cách ghi biểu:
- Cột 1. Tổng kinh phí
+ Dòng 01: ghi tổng kinh phí chi cho
thư viện của cả tỉnh/thành;
+ Dòng 02-03: ghi tổng kinh phí chi
cho thư viện theo cấp quản lý (thư viện cấp tỉnh, toàn bộ thư viện cấp huyện của
tỉnh/thành đó);
- Cột 2, 3, 4, 5, 6 và
7. Nội dung chi
+ Dòng 01: ghi tổng số kinh phí chi
cho con người, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, chi thường xuyên khác của các
thư viện thuộc tỉnh/thành theo các cột tương ứng của biểu mẫu;
+ Dòng 02-03: ghi tổng kinh phí chi
cho con người, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, chi thường xuyên khác của các
thư viện thuộc tỉnh/thành theo cấp quản lý (thư viện cấp tỉnh, các thư viện cấp
huyện) vào các cột tương ứng của biểu mẫu.
3. Nguồn số liệu: Báo cáo thống
kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2404.N/VH-SVHTTDL: Thư viện
1. Nội dung
- Thư viện là đơn vị được tổ chức theo quy định
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; có chức năng, nhiệm vụ sưu tầm, lưu giữ
các loại sách, báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác ở dạng giấy/in, điện tử/số
hoặc đa phương tiện; có cán bộ chuyên trách quản lý và phục vụ nhu cầu về thông
tin, nghiên cứu, học tập
và giải trí của đối tượng người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ theo
quy định của pháp luật.
- Gồm các chỉ tiêu sau:
+ Tổng số thư viện;
+ Tổng số tài liệu thư viện;
+ Số lượt người được phục vụ trong thư
viện.
a) Tổng số thư viện
- Tổng số thư viện được tính theo hai cấp độ: cả
tỉnh/thành và chia theo loại thư viện;
- Loại thư viện bao gồm:
+ Thư viện cấp tỉnh;
+ Thư viện cấp quận, huyện;
+ Thư viện phục vụ người khiếm thị;
+ Thư viện các trường đại học, cao đẳng,
các viện nghiên cứu thuộc thẩm quyền thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh; thư viện trường phổ thông các cấp thuộc tỉnh/thành;
+ Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;
+ Thư viện thiếu nhi;
+ Thư viện của các doanh nghiệp, cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác bao gồm của các loại hình
kinh tế thuộc tỉnh/thành.
b) Tài liệu thư viện
Tài liệu thư viện bao gồm tổng số đầu/tên
sách, báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác dưới dạng in/giấy, điện tử/số hoặc đa
phương tiện và được tính theo hai cấp độ: cả tỉnh/thành và theo loại thư viện
thuộc tỉnh/thành.
c) Số lượt người được phục
vụ trong thư viện
Là số lượt người đến sử dụng các dịch
vụ của thư viện.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
- Phạm vi thu thập số liệu: số liệu của các loại
thư viện thuộc tỉnh/thành.
- Thời kỳ thu thập số liệu: từ ngày 01/01 đến
ngày 31/12 năm báo cáo.
a) Phương pháp tính:
- Tổng số thư viện:
+ Tổng số thư viện của cả tỉnh/thành
được tính bằng: tổng số thư viện của các loại thư viện của tỉnh/thành đó; sau
đó chia theo từng loại thư viện.
- Tài liệu thư viện:
+ Sách in/giấy:
Số đầu/tên sách trong các thư
viện của cả tỉnh/thành được tính bằng tổng số đầu/tên sách có trong các loại
thư viện của tỉnh/thành; sau đó chia theo từng loại thư viện;
Số bản sách được tính theo sổ đăng ký
cá biệt của kho sách theo từng phòng phục vụ. Tổng số bản sách của một thư viện
được tính bằng tổng số bản sách của các phòng phục vụ của thư viện. Tổng số bản
sách thư viện của cả tỉnh/thành được tính bằng tổng số bản sách của các loại
thư viện thuộc tỉnh/thành đó; sau đó chia theo loại thư viện.
+ Báo, tạp chí in/giấy:
Số đầu/tên báo, tạp chí trong các thư
viện của cả tỉnh/thành được tính bằng tổng số đầu báo, tạp chí có trong các loại
thư viện; sau đó chia theo từng loại thư viện.
+ Tài liệu điện tử/số, tài liệu đa
phương tiện:
Số đầu/tên tài liệu điện tử/số, tài liệu đa
phương tiện trong các thư viện của cả tỉnh/thành được tính bằng tổng số đầu/tên tài liệu
điện tử/số, tài liệu đa phương tiện có trong các loại thư viện; sau đó chia
theo từng loại thư viện.
b) Cách ghi biểu:
- Cột 1: Tổng số thư
viện
+ Dòng 01: Ghi tổng số thư viện hiện
có của cả tỉnh/thành;
+ Dòng 02-09: Ghi số thư viện hiện có
của từng loại thư viện vào dòng tương ứng.
- Cột 2-6: Tài liệu
trong thư viện
+ Dòng 01: Ghi tổng số đầu/tên tài liệu
thư viện theo loại hình tài liệu vào các cột tương ứng.
+ Dòng 02-09: Ghi tổng số đầu/tên tài
liệu trong thư viện theo loại thư viện vào cột tương ứng.
- Cột 7: Số lượt người
được phục vụ trong thư viện
+ Dòng 1: Ghi tổng số lượt người đến sử
dụng các dịch vụ thư viện trong các loại thư viện của cả tỉnh/thành.
+ Dòng 02-09: Ghi lượt người được phục
vụ chia theo các loại thư viện.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2501.N/VH-SVHTTDL: Số cơ sở sản xuất
phim, phim sản xuất, nhập khẩu, rạp chiếu phim, đội chiếu phim và lượt người
xem phim
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức
sản xuất, nhập khẩu phim và cơ sở vật chất của hoạt động chiếu phim, làm cơ sở
cho việc đánh giá khả năng và phản ánh kết quả phục vụ nhân dân của hoạt động
chiếu phim trong phạm vi tỉnh, thành và nhu cầu xem phim của nhân dân trong kỳ
báo cáo.
a) Cơ sở sản xuất phim là đơn vị có chức
năng sản xuất phim.
b) Số đơn vị chiếu phim: Số cơ sở chiếu phim điện ảnh
có người chuyên trách quản lý, có kế hoạch và có chương trình chiếu phim thường
xuyên và có đủ hệ thống phương tiện máy móc thiết bị kỹ thuật để chiếu phim
như: Máy chiếu, máy phát điện và thường xuyên chiếu phim phục vụ nhân dân.
Số đơn vị chiếu phim gồm các rạp chiếu
phim và các đội chiếu phim lưu động, không bao gồm những điểm chiếu Video.
c) Rạp chiếu phim: Là nơi dùng để chiếu
phim điện ảnh (phim nhựa hoặc phim kỹ thuật số), có chỗ ngồi xem phim, có buồng
đặt máy chiếu cố định, có nơi bán vé và thu tiền, có chương trình hoạt động
thường xuyên, có các tiện nghi phục vụ người xem.
d) Tổng số lượt người xem phim: Là tổng số
lượt người xem phim tại rạp và số lượt người xem tại điểm chiếu của các đội chiếu
phim lưu động trong kỳ báo cáo. Một người có thể xem phim nhiều lần trong năm
báo cáo, thì mỗi lần xem phim được tính là một lượt người xem chiếu phim.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi, thời kỳ thu thập:
Thống kê toàn bộ số cơ sở sản xuất
phim, số rạp chiếu phim, số đội chiếu phim lưu động đang hoạt động trong phạm
vi nhất định có đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.
- Thống kê toàn bộ số lượt người xem phim, tính
theo số vé bán ra và số giấy mời (nếu có) tại rạp và số người đến xem phim tại
các buổi chiếu phim lưu động trong kỳ báo cáo.
b) Số liệu thời kỳ:
Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
Cột A: Số thứ tự;
Cột B: Chỉ tiêu báo cáo;
Cột C: Mã số;
Cột 1: Đơn vị tính;
Cột 2: Số kế hoạch năm;
Cột 3: Số thực hiện năm báo cáo;
Dòng 01: Tổng số cơ sở sản xuất phim.
Trong đó chia theo đơn vị quản lý;
Dòng 02: Cơ sở sản xuất phim thuộc Bộ,
ngành, các Hội quản lý;
Dòng 03: Cơ sở sản xuất phim do Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quản lý;
Dòng 04: Cơ sở sản xuất phim tư nhân;
Dòng 05: Tổng số phim sản xuất. Trong
đó:
Dòng 06: Phim truyện điện ảnh (phim nhựa
và phim KTS);
Dòng 07: Phim truyện Video;
Dòng 08: Phim hoạt hình;
Dòng 09: Phim tài liệu;
Dòng 10: Phim khoa học.
Dòng 11: Tổng số phim nhập khẩu. Trong
đó:
Dòng 12: Phim truyện điện ảnh (phim nhựa
và phim KTS);
Dòng 13: Phim truyện Video;
Dòng 14: Phim hoạt hình;
Dòng 15: Phim tài liệu;
Dòng 16: Phim khoa học.
Dòng 17: Tổng số đơn vị chiếu phim.
Trong đó:
Dòng 18: Số rạp chiếu phim nhựa và
KTS. Trong đó:
Dòng 19: Số phòng chiếu
phim nhựa;
Dòng 20: Số phòng chiếu
phim KTS;
Dòng 21: Số đội chiếu
phim lưu động. Trong đó:
Dòng 22: Số đội chiếu phim nhựa và
video;
Dòng 23: Số đội chiếu
phim KTS;
Dòng 24: Số nhà văn hóa
có chiếu phim thường xuyên.
Dòng 25: Tổng số buổi chiếu phim.
Trong đó chia ra:
Dòng 26: Số buổi chiếu
phim Việt Nam tại rạp;
Dòng 27: Số buổi chiếu
phim nước ngoài tại rạp;
Dòng 28: Số buổi chiếu
phim Việt Nam tại đội chiếu phim lưu động;
Dòng 29: Số buổi chiếu
phim nước ngoài tại đội chiếu phim lưu động;
Dòng 30: Tổng số lượt người xem phim.
Trong đó:
Dòng 31: Số lượt người xem phim Việt
Nam tại rạp;
Dòng 32: Số lượt người xem phim nước
ngoài tại rạp;
Dòng 33: Số lượt người xem phim Việt
Nam tại đội chiếu phim lưu động;
Dòng 34: Số lượt người
xem phim nước ngoài tại đội chiếu phim lưu động;
Dòng 35: Tổng số tiền ngân sách nhà nước
(NSNN) đặt hàng, tài trợ. Trong đó:
Dòng 36: Ngân sách nhà nước đặt hàng,
tài trợ sản xuất phim;
Dòng 37: Ngân sách nhà nước tài trợ
phát hành phim và chiếu phim.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 2502.N/VH-SVHTTDL: Hãng phim
1. Nội dung:
- Hãng phim là cơ sở điện ảnh do tổ chức, cá
nhân thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng sản xuất phim hoặc có
đăng ký ngành nghề kinh doanh,
sản xuất phim.
- Số hãng phim bao gồm các hãng phim Nhà nước
do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ,
ngành khác quản lý và các cơ sở tư nhân đã được các cấp có thẩm quyền cấp giấy
phép.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số liệu:
Các hãng phim trên phạm vi tỉnh, thành
phố (bao gồm hãng phim do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành khác quản
lý và các hãng phim tư nhân).
b) Thời kỳ thu thập số liệu:
Số liệu đến thời điểm 31/12 năm báo
cáo.
c) Cách ghi biểu:
Cột A: Nội dung;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số lượng;
Dòng 01: Tổng số hãng phim trên phạm
vi tỉnh, thành phố;
Các dòng từ 02 đến 07: Số hãng phim
chia theo: Hãng phim trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trực thuộc các
Bộ/ngành khác; trực thuộc các đoàn thể; trực thuộc các địa phương và hãng phim
tư nhân.
3. Nguồn số liệu:
Báo cáo thống kê của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 3101.N/GĐ-SVHTTDL: Số vụ bạo lực
gia đình người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em
1. Nội dung
+ Chỉ tiêu Số vụ bạo lực gia đình đối
với người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em là những vụ mà các thành viên trong gia
đình cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh
tế đối với thành viên khác trong gia đình. Cụ thể, bao gồm các hành vi sau:
- Hành hạ, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến
sức khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh
dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên
về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong
quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng;
giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc
cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi
khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài
sản chung của các thành viên trong gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức,
đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia
đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia
đình ra khỏi chỗ ở.
Số vụ bạo lực gia đình đối với người
cao tuổi, phụ nữ và trẻ em đã được xử lý là số vụ đã được đưa ra hòa giải, tư vấn,
góp ý phê bình tại cộng đồng và người có hành vi bạo lực gia đình bị xử lý theo
pháp luật.
Người cao tuổi: Công dân Việt Nam từ
60 tuổi trở lên.
Trẻ em: Công dân Việt Nam dưới 18 tuổi.
Phụ nữ: Khái niệm phụ nữ được thu thập
trong chỉ tiêu này bao gồm những công dân Việt Nam là nữ trong độ tuổi từ 18 đến
dưới 60 tuổi.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi, thời kỳ thu thập:
Thống kê toàn bộ số lượng, tỷ lệ nạn
nhân bị bạo lực gia đình người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em được phát hiện trong kỳ
báo cáo.
Thống kê toàn bộ số cơ sở tư vấn, trợ
giúp nạn nhân bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong kỳ báo cáo.
Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu có từ
01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
b) Cách ghi biểu:
Cột A: Nội dung các chỉ tiêu;
Cột 1: Ghi tổng số vụ bạo lực gia
đình. Cột 1 = cột 2 + cột 3 + cột 4;
Cột 2: Số vụ bạo lực gia đình đối với
người cao tuổi;
Cột 3: Số vụ bạo lực gia đình đối với
phụ nữ;
Cột 4: Số vụ bạo lực gia đình đối với
trẻ em;
Cột 5: Số tổng số vụ bạo lực gia đình đã
được xử lý. Cột 5 = cột 6 + cột 7 + cột 8;
Cột 6: Số vụ bạo lực gia đình đối với
người cao tuổi đã được xử lý;
Cột 7: Số vụ bạo lực gia đình đối với
phụ nữ đã được xử lý;
Cột 8: Số vụ bạo lực gia đình đối với
trẻ em đã được xử lý.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 3102.N/GĐ-SVHTTDL: Nạn nhân bạo lực gia
đình được phát hiện và tư vấn/hỗ trợ
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng bạo lực
gia đình nhằm đưa ra những chính sách phù hợp để giảm thiểu bạo lực gia đình.
a) Bạo lực gia đình: Theo Luật Phòng chống
bạo lực gia đình, bạo lực
gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia
đình.
Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố
ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh
dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên
về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong
quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng;
giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; ly hôn hoặc cản trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý
làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung
của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng
góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình
nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia
đình ra khỏi chỗ ở.
b) Hành vi bạo lực nêu trên cũng được áp
dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không
đăng ký kết hôn mà chung sống như vợ chồng.
c) Số nạn nhân bị bạo lực gia đình nêu
trên được phát hiện bởi cơ quan chức năng.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi, thời kỳ thu thập:
Thống kê toàn bộ số lượng, tỷ lệ nạn
nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện trong kỳ báo cáo. Số liệu tính từ
01/01 đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
b) Phương pháp tính:
Chỉ tính các trường hợp nạn nhân bạo lực
gia đình được phát hiện.
Công thức tính:
Tỷ lệ nạn
nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện (%)
|
=
|
Số nạn nhân
bạo lực gia đình được phát hiện
|
x 100
|
Tổng dân số
|
và
Tỷ lệ nạn
nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện, tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được
hỗ trợ và chăm sóc tại cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình (%)
|
=
|
Số nạn nhân
bị bạo lực gia đình được phát hiện, tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ
và chăm sóc tại cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình (%)
|
x 100
|
Tổng dân số
|
Số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện,
tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn
nhân bạo lực gia đình gồm các nạn nhân đã đến các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực
gia đình và được tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp.
Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia
đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh và hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác
cho nạn nhân bạo lực gia đình.
Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia
đình bao gồm: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở hỗ trợ
nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
c) Cách ghi biểu:
Cột A: Nội dung;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Ghi tổng số nạn nhân bị bạo lực
gia đình được phát hiện;
Cột 2: Ghi tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực
gia đình được phát hiện;
Cột 3: Ghi số nạn nhân bị bạo lực gia đình
được phát hiện, tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các
cơ sở trợ giúp nạn
nhân bạo lực gia đình;
Dòng 01, 02: Ghi số liệu chia theo giới
tính;
Dòng 03, 04: Ghi số liệu chia theo
thành thị/nông thôn;
Dòng 05-07: Ghi số liệu theo phân tổ
nhóm tuổi của nạn nhân bạo lực gia đình.
Dòng 08-11: Ghi số liệu theo phân tổ
loại hình bạo lực;
Dòng 12, 13: Ghi số liệu theo dân tộc:
Kinh và dân tộc khác;
Dòng 14, 15: Ghi số liệu theo phân tổ mức sống của
gia đình nạn nhân bị bạo lực gia đình.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 3103.N/GĐ-SVHTTDL: Người gây bạo
lực gia đình được phát hiện, được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo
lực gia đình
1. Nội dung
Chỉ tiêu phản ánh người gây bạo lực
gia đình được phát hiện, tình hình tuyên truyền, tư vấn cho người gây bạo lực
gia đình được phát hiện nhằm hạn chế việc tái bạo lực trong các gia đình.
Người gây bạo lực gia đình là người có
hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.
Chỉ tính các trường hợp gây bạo lực
gia đình được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình,
không tính trường hợp hòa giải tại gia đình hoặc phê bình góp ý tại cộng đồng.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi, thời kỳ thu thập:
Thống kê toàn bộ số lượng, tỷ lệ người
gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng,
chống bạo lực gia đình trong kỳ báo cáo.
b) Số liệu thời kỳ:
Số liệu tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12
năm báo cáo.
c) Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Phương pháp
tính: Công thức tính:
Tỷ lệ người gây bạo
lực gia đình được
phát hiện được tư vấn
tại các cơ sở tư vấn (%)
|
=
|
Số người gây bạo lực
gia đình được
phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn
|
x 100
|
Tổng số người gây bạo
lực gia đình được phát hiện
|
- Cách ghi biểu:
Cột A: Nội dung;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Số người gây bạo lực gia đình
được phát hiện và được tư vấn;
Cột 2: Tỷ lệ người gây bạo lực gia
đình được phát hiện và được tư vấn;
Dòng 01: Tổng số trong cả tỉnh, thành
phố;
Dòng 02, 03: Giới tính; Nam; Nữ;
Dòng 04, 05: Thành thị/Nông thôn;
Từ dòng 06-09: Chia theo loại hình
bạo lực: Thể chất; Tinh thần; Kinh tế; Tình dục;
Dòng 10 và các dòng tiếp theo: Chia
theo quận, huyện; Ghi theo danh mục đơn vị hành chính.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 3104.N/GĐ-SVHTTDL: Số cơ sở tư vấn,
trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
1. Nội dung
Chỉ tiêu này phản ánh mạng lưới các cơ
sở trợ giúp cho nạn nhân bạo lực gia đình nhằm đánh giá khả năng đáp ứng về trợ
giúp và tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Bạo lực gia đình đang diễn ra phức tạp, thường
để lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ
về thể xác mà còn về tinh thần. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm bảo vệ
các đối tượng yếu thế, trong đó quy định về cơ sở trợ giúp các nạn nhân khi xảy
ra tình trạng bạo lực gia đình.
a) Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực
gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết
khác cho nạn nhân bạo lực gia đình, bao gồm:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc
chăm sóc y tế theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
- Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc,
tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm
lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ
sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình do các tổ chức, cá nhân tự thành lập. Nhà
nước khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho tổ chức, cá nhân tham
gia hỗ trợ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình.
b) Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là cá
nhân, tổ chức có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia
đình tại cộng đồng dân cư, thông báo về việc nhận làm địa chỉ tin cậy, nơi đặt
địa chỉ tin cậy với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ tin cậy và tùy theo điều
kiện và khả năng thực tế, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng tiếp nhận nạn nhân bạo lực
gia đình, hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân và thông báo cho cơ
quan có thẩm quyền biết.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi, thời kỳ thu thập:
Thống kê toàn bộ số cơ sở tư vấn, trợ
giúp nạn nhân bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong kỳ báo cáo.
b) Số liệu thời kỳ:
Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
Cột A: Nội dung;
Cột B: Mã số;
Cột 1: Tổng số cơ sở tư vấn, trợ giúp
nạn nhân bạo lực gia đình;
Dòng 01: Tổng số trong cả tỉnh, thành
phố;
Dòng 02 và các dòng tiếp theo: Chia
theo quận, huyện; (ghi theo danh mục đơn vị hành chính.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4101.N/TDTT-SVHTTDL: Số người tập
thể dục, thể thao thường
xuyên
1. Nội dung
Số người tập thể dục, thể thao thường
xuyên phản ánh sự phát triển phong trào thể dục thể thao trong phạm vi tỉnh,
thành phố, là cơ sở để các cấp, các ngành hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát
triển sự nghiệp thể dục thể thao.
- Người tập thể dục, thể thao thường xuyên: Là
người tham gia rèn luyện thân thể hàng ngày bằng các phương pháp và phương tiện
của thể dục thể
thao, mỗi tuần ít nhất 3 lần, mỗi lần 30 phút và trong 1 năm tập luyện tối thiểu 9 tháng trở
lên, bao gồm:
+ Người tham gia tập các môn thể dục,
thể thao nhằm nâng cao sức khỏe ở các câu lạc bộ thể dục thể thao (câu lạc bộ
thẩm mỹ, hoặc thể hình, câu lạc
bộ sức khỏe ngoài trời....), khu vui chơi giải trí, lớp tập võ vật ở các cơ sở
và công trình thể thao.
+ Học sinh, sinh viên trong các trường
học thực hiện đầy đủ nội dung chương trình giáo dục thể chất theo từng cấp học
(chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
+ Cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang
thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất bắt buộc (chương trình do Bộ
Công an và Bộ Quốc phòng quy định).
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi, thời kỳ thu thập:
Căn cứ vào Thông tư số 08/2012/TT-BVHTTDL ,
ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định nội
dung đánh giá phát triển thể dục, thể thao; lưu ý không tính học sinh và lực lượng
vũ trang.
b) Số liệu thời kỳ:
Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12
năm báo cáo.
Phương pháp tính:
Tỷ lệ người
tập TDTT thường xuyên (%)
|
=
|
Tổng số người
tập TDTT thường xuyên trong năm
|
x 100
|
Dân số
trung bình trong năm
|
Cột A: Số thứ tự;
Cột B: Tên quận, huyện;
Cột 1: Tổng số người tập thể dục, thể
thao thường xuyên;
Cột 2: Trong đó: Nữ;
Cột 3: Tỷ lệ số người tập thể dục, thể
thao thường xuyên so với dân số (%);
Cột 4: Tỷ lệ số nữ tập thể dục, thể
thao thường xuyên so với dân số (%);
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4102.N/TDTT-SVHTTDL: Số gia đình tập
thể dục, thể thao thường xuyên
1. Nội dung
Số gia đình tập thể dục, thể thao thường
xuyên phản ánh phong trào tập thể dục, thể thao thường xuyên của các hộ gia
đình, là cơ sở để các cấp, các ngành có biện pháp tổ chức, động viên các hộ gia
đình tập thể dục, thể thao.
Gia đình tập thể dục, thể thao: Là những
hộ gia đình có ít nhất 50% số người trong gia đình tập thể dục, thể thao thường
xuyên.
2. Phương pháp tính và cách
ghi biểu
a) Phạm vi, thời kỳ thu thập:
Căn cứ vào Thông tư số 08/2012/TT-BVHTTDL ,
ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định nội
dung đánh giá phát triển thể dục, thể thao; lưu ý không tính học sinh và lực lượng
vũ trang.
b) Số liệu thời kỳ:
Tính từ 01/01 đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
c) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
Phương pháp tính:
Tỷ lệ gia
đình thể
thao (%)
|
=
|
Tổng số gia đình
thể thao trong
năm
|
x 100
|
Tổng số hộ
gia đình trong năm
|
Cột A: Số thứ tự;
Cột B: Tên quận, huyện;
Cột C: Mã số;
Cột 1: Tổng số gia đình tập thể dục,
thể thao thường xuyên;
Cột 2: Tỷ lệ % hộ gia đình tập thể dục,
thể thao thường xuyên.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4103.N/TDTT-SVHTTDL: Số cộng tác
viên thể dục, thể thao
1. Nội dung
Số cộng tác viên thể dục, thể thao phản
ánh, đánh giá nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực thể dục, thể
thao của địa phương để thực hiện nhiệm vụ trang bị, hướng dẫn cho người tập các
phương pháp tập luyện khoa học, thỏa mãn nhu cầu luyện tập của người dân, qua đó
nâng cao chất lượng, cách thức tổ chức xây dựng và phát triển phong trào thể dục,
thể thao quần chúng ở cơ sở.
Cộng tác viên thể dục, thể thao là người
có trình độ chuyên môn thể dục, thể thao, thực hiện nhiệm vụ vận động, tổ chức,
hướng dẫn mọi người tập luyện thể dục, biểu diễn, thi đấu thể thao và tham gia
hoạt động phát triển phong trào thể dục, thể thao ở cơ sở. Cộng tác viên thể dục,
thể thao được trả thù lao theo quy định (theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị
định số 112/2007/NĐ-CP).
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Số liệu thời kỳ:
Thống kê toàn bộ số cộng tác viên thể
dục thể thao cơ sở có đến 31/12 hàng năm.
b) Cách ghi biểu:
- Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
Cột A: Số thứ tự;
Cột B: Tên quận, huyện;
Cột 1: Tổng số cộng tác viên thể dục,
thể thao;
Cột 2: Trong đó: Nữ;
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4104.N/TDTT-SVHTTDL: Số Câu lạc bộ
thể dục, thể thao
1. Nội dung
Số Câu lạc bộ thể dục, thể thao là
cơ sở để Ngành thể dục, thể thao có kế hoạch tổ chức quản lý, sử dụng và phát
triển dịch vụ thể dục, thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nâng cao chất lượng
chuyên môn, phát triển theo chiều sâu của từng môn thể thao chuyên biệt, đồng
thời tạo điều kiện mở rộng phong trào tập luyện các môn thể thao truyền thống của
từng địa phương, là nơi phát hiện và tuyển chọn những người có năng khiếu thể thao.
Câu lạc bộ thể dục, thể thao hoạt động
dưới 2 loại hình:
- Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là doanh
nghiệp do tổ chức, cá nhân thành lập để thực hiện đào tạo, huấn luyện vận động
viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp; kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh
vực thể thao (Điều 49 Luật Thể dục, thể thao).
- Câu lạc bộ thể dục, thể thao cơ sở là một tổ
chức xã hội tự nguyện được thành lập tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng
vũ trang, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ để tổ chức,
hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao cho người tập (theo Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL).
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Số liệu thời kỳ:
Thống kê toàn bộ số Câu lạc bộ chuyên
nghiệp và Câu lạc bộ thể dục, thể thao cơ sở có đến 31/12 hàng năm.
b) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
Cột A: Số thứ tự;
Cột B: Tên môn;
Cột C: Mã số;
Cột 1: Ghi tổng số Câu lạc bộ thể
dục, thể thao;
Cột 2: Ghi số Câu lạc bộ thể thao
chuyên nghiệp;
Cột 3: Ghi số Câu lạc bộ thể dục, thể
thao cơ sở.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4105.N/TDTT-SVHTTDL: Số lượng vận động
viên, trọng tài, huấn luyện viên (lưu ý tính các vận động
viên từ tuyến năng khiếu bán tập trung trở lên có trong
năm báo cáo).
1. Nội dung
Số vận động viên, trọng tài, huấn luyện
viên phản ánh sự phát triển nhân lực trong lĩnh vực thể dục, thể thao, là cơ sở
để các cấp, các ngành hoạch định chính sách, kế hoạch để tăng cường đầu tư, quản
lý, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ thể thao.
- Vận động viên: Là những người tập
luyện thường xuyên có hệ thống về một hoặc nhiều môn thể thao để tham gia thi đấu
thể thao và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao có thẩm quyền
công nhận.
- Trọng tài: Là những người điều khiển và xác định
kết quả thi đấu thể thao theo luật thi đấu của từng môn thể thao và được cơ
quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao có thẩm quyền công nhận.
- Huấn luyện viên: Là người trực tiếp giảng dạy,
đào tạo và huấn luyện vận động viên các môn thể thao từ năng khiếu trở lên. Huấn
luyện viên phải là người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, được chứng nhận về
chuyên ngành thể dục, thể
thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể
thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Số liệu thời kỳ:
- Thống kê toàn bộ số vận động viên có đến 31/12
hàng năm.
- Thống kê toàn bộ số trọng tài có đến 31/12
hàng năm.
- Thống kê toàn bộ số huấn luyện viên có đến 31/12
hàng năm.
b) Cách ghi biểu:
Cột A: Ghi số thứ tự;
Cột B: Ghi tên môn thể thao và tên địa
phương theo danh mục hành chính do Tổng cục thống kê ban hành;
Cột C: Mã số;
Cột 1: Ghi tổng số vận động viên có từ
tuyến năng khiếu bán tập trung của tỉnh, thành, ngành;
Cột 2: Ghi tổng số vận động viên là nữ;
Cột 3: Ghi tổng số vận động viên được
triệu tập, tập huấn vào đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc
gia;
Cột 4: Ghi số vận động viên được triệu
tập, tập huấn vào đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia là nữ;
Cột 5: Ghi tổng số vận động viên được
phong cấp kiện tướng trong năm;
Cột 6: Ghi số vận động viên được phong
cấp kiện tướng trong năm là nữ;
Cột 7: Ghi tổng số vận động viên được
phong cấp 1 trong năm;
Cột 8: Ghi số vận động viên được phong
cấp 1 trong năm là nữ;
Cột 9: Ghi tổng số trọng tài hiện có
đang làm nhiệm vụ của huyện, tỉnh, của trung ương;
Cột 10: Ghi tổng số trọng tài là nữ;
Cột 11: Ghi số trọng tài được phong cấp
quốc gia;
Cột 12: Ghi số trọng tài được phong cấp
quốc tế;
Cột 13: Ghi tổng số huấn luyện viên hiện
có trên địa bàn thuộc cấp tỉnh, cấp huyện quản lý;
Cột 14: Ghi số huấn luyện viên là nữ;
Cột 15: Ghi số huấn luyện viên được
triệu tập làm nhiệm vụ quốc gia;
Cột 16: Ghi số huấn luyện viên chính;
Cột 17: Ghi số huấn luyện viên cao cấp;
- Phân tổ các dòng theo môn thể thao;
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4106.N/TDTT-SVHTTDL: Số giải thể
thao tổ chức tại Việt Nam
1. Nội dung
Số giải thể thao tổ chức tại Việt Nam
phản ánh số lượng các hoạt động thi đấu thể thao chính thức trên phạm vi tỉnh,
thành phố, giúp ngành thể thao có căn cứ xác định số lượng và chất lượng vận động
viên, huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ, cơ sở vật chất, kỹ thuật, thông qua
đó xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo vận động viên, huấn luyện viên, trọng
tài, cán bộ, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật để tham gia thi đấu thể thao
quốc tế.
- Giải thể thao là các cuộc thi đấu do các Liên
đoàn thể thao quốc gia, quốc tế, ngành thể dục thể thao Trung ương và địa
phương tổ chức nhằm đánh giá, tuyển chọn vận động viên và phát triển phong trào
thể dục, thể thao. Bao gồm hệ thống các giải như sau:
- Giải thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam: Đại
hội thể thao khu vực, châu lục, thế giới; giải vô địch từng môn thể thao cấp
khu vực, châu lục, thế giới; giải mở rộng mời các quốc tế trên thế giới tham dự
và được tổ chức tại Việt Nam (do Trung ương tổ chức tại địa phương đó hoặc do địa
phương đăng cai tổ chức);
- Giải thể thao cấp quốc gia: Bao gồm Đại hội
thể dục, thể thao toàn quốc, giải vô địch, vô địch trẻ quốc gia trong hệ thống
thể thao thành tích cao và thể dục, thể thao quần chúng do Trung ương tổ chức tại
địa phương;
- Giải thể thao cấp tỉnh: Bao gồm hệ thống các
giải thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao do tỉnh tổ chức;
- Giải thể thao cấp huyện: Bao gồm các giải thể
thao do quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) tổ
chức;
- Giải thể thao cấp xã: Bao gồm các giải thể
thao do xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) tổ chức;
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Số liệu thời kỳ:
- Thống kê toàn bộ số giải được tổ chức trên
toàn quốc có đến 31/12 hàng năm.
b) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
Cột A: Số thứ tự;
Cột B: Chia theo các môn;
Cột 1: Ghi tổng số giải thể thao đăng
cai tổ chức;
Cột 2-4: Ghi tổng số giải thể thao quốc
tế đăng cai tổ chức. Chia ra Giải chính thức, giải mở rộng và tổng số người
tham gia;
Cột 5-7: Ghi tổng số giải thể thao quốc
gia đăng cai tổ chức. Chia ra Giải thành tích cao, Giải thể dục, thể thao quần
chúng và tổng số người tham gia;
Cột 8-10: Ghi tổng số giải thể thao cấp
tỉnh đăng cai tổ chức. Chia ra Giải thành tích cao, Giải thể dục, thể thao quần
chúng và tổng số người tham gia;
Cột 11-12: Ghi tổng số giải thể thao cấp
huyện đăng cai tổ chức. Chia ra Giải thể thao tổ chức và tổng số người tham
gia;
Cột 13-14: Ghi tổng số giải thể thao cấp
xã đăng cai tổ chức. Chia ra Giải thể thao tổ chức và tổng số người tham gia.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4107A.N/TDTT-SVHTTDL: Số huy chương
thi đấu thể thao quốc tế (các môn thi
đấu có nội dung cá nhân)
1. Nội dung
Huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế
là thành tích đạt được của vận động viên tại các cuộc thi đấu thể thao quốc tế,
có thể là huy chương (vàng, bạc, đồng) hoặc cúp.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
Huy chương vàng, bạc, đồng của vận động
viên nước ta đạt được trong các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức trong
năm, bao gồm các giải thi đấu sau: Giải Thế giới (Thế vận hội Olympic, vô địch,
vô địch trẻ, cúp và các Đại hội khác); giải châu Á (Á vận hội ASIAD, vô địch,
vô địch trẻ, cúp và các Đại hội khác), giải Đông Nam Á (SEA Games, vô địch, vô
địch trẻ, cúp và các Đại hội khác).
a) Phạm vi thu thập số liệu: Thống kê
toàn bộ số huy chương của vận động viên nước ta đạt được trong các giải thi đấu
thể thao quốc tế chính thức trong năm đối với các môn thi đấu có nội dung cá
nhân.
- Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu có đến
thời điểm 31/12 năm báo cáo.
b) Cách ghi biểu:
Cột A: Số thứ tự
Cột B: Ghi tên môn;
Cột 1, 2: Ghi tổng số
huy chương nam, nữ giành được các loại;
Cột 3, 4: Ghi tổng số
huy chương nam, nữ giành được chia theo các giải Thế giới;
Cột 5, 6: Ghi tổng số huy chương nam,
nữ giành được chia theo các giải Châu Á;
Cột 7, 8: Ghi tổng số huy chương nam,
nữ giành được chia theo các giải Đông Nam Á;
Cột 9, 10: Ghi tổng số huy chương Vàng
nam, nữ giành được chia theo các giải thế giới;
Cột 11, 12: Ghi tổng số huy chương
Vàng nam, nữ giành được chia theo các giải châu Á;
Cột 13, 14: Ghi tổng số huy chương
Vàng nam, nữ giành được chia theo các giải Đông Nam Á;
Cột 15, 16: Ghi tổng số huy chương Bạc
nam, nữ giành được chia theo các giải Thế giới;
Cột 17, 18: Ghi tổng số huy chương Bạc
nam, nữ giành được chia theo các giải Châu Á;
Cột 19, 20: Ghi tổng số huy chương Bạc
nam, nữ giành được chia theo các giải Đông Nam Á;
Cột 21, 22: Ghi tổng số huy chương Đồng
nam, nữ giành được chia theo các giải Thế giới;
Cột 23, 24: Ghi tổng số huy chương Đồng
nam, nữ giành được chia theo các giải Châu Á;
Cột 25, 26: Ghi tổng số huy chương Đồng
nam, nữ đạt được chia theo các giải Đông Nam Á.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4107B.N/TDTT-SVHTTDL: Số huy chương
thi đấu thể thao quốc tế (các môn thi đấu có nội dung tập thể)
1. Nội dung
Các giải thể thao quốc tế chính thức gồm:
Giải Thế giới (Thế vận hội Olimpic, vô địch, vô địch trẻ); giải châu Á (Á vận hội
ASIAD, vô địch, vô địch trẻ), giải Đông Nam Á (SEA Games, vô địch, vô địch trẻ),
không bao gồm các giải mời v.v...
Các môn thi đấu tập thể là các môn có
từ 2 vận động viên trở lên tham gia
thi đấu để giành một huy chương.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Phạm vi thu thập số liệu:
Toàn bộ huy chương của vận động viên của
tỉnh, thành phố đạt được trong các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức
trong năm đối với các môn thi đấu có nội dung tập thể.
Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu có đến
thời điểm 31/12 năm báo cáo.
b) Cách ghi biểu:
Cột A: Số thứ tự
Cột B: Ghi tên môn;
Cột 1, 2: Ghi tổng số huy chương nam,
nữ giành được các loại;
Cột 3, 4: Ghi tổng số huy chương nam,
nữ giành được chia theo các giải Thế giới;
Cột 5, 6: Ghi tổng số huy chương nam,
nữ giành được chia theo các giải Châu Á;
Cột 7, 8: Ghi tổng số huy chương nam,
nữ giành được chia theo các giải Đông Nam Á;
Cột 9, 10: Ghi tổng số huy chương Vàng
nam, nữ giành được;
Cột 11, 12: Ghi tổng số huy chương
Vàng nam, nữ giành được chia theo các giải châu Á;
Cột 13, 14: Ghi tổng số huy chương
Vàng nam, nữ giành được chia theo các giải Đông Nam Á;
Cột 15, 16: Ghi tổng số huy chương Bạc
nam, nữ giành được chia theo các giải Thế giới;
Cột 17, 18: Ghi tổng số huy chương Bạc
nam, nữ giành được chia theo các giải Châu Á;
Cột 19, 20: Ghi tổng số huy chương Bạc
nam, nữ giành được chia theo các giải Đông Nam Á;
Cột 21, 22: Ghi tổng số huy chương Đồng
nam, nữ giành được chia theo các giải Thế giới;
Cột 23, 24: Ghi tổng số huy chương Đồng
nam, nữ giành được chia theo các giải Châu Á;
Cột 25, 26: Ghi tổng số huy chương Đồng
nam, nữ đạt được chia theo các giải Đông Nam Á;
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4108.N/TDTT-SVHTTDL: Số huy chương
thi đấu quốc gia
1. Nội dung
Số huy chương thi đấu quốc gia phản
ánh số lượng huy chương các địa phương, ngành đạt được trong hệ thống thi đấu
thể thao quốc gia (giải vô địch, độ phát triển thể dục, thể thao các địa
phương, ngành.
Huy chương quốc gia là huy chương do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia phát
hành và trao thưởng tại các giải thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao
năm trong hệ thống thi đấu quốc gia hằng
năm, bao gồm huy chương Vàng, Bạc, Đồng.
Các giải thể thao trong hệ thống thi đấu
quốc gia hằng năm được tổ chức bao gồm (thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng): Đại
hội thể dục thể thao toàn quốc, các giải vô địch, vô địch trẻ, cúp quốc gia.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Số liệu thời kỳ:
Thống kê toàn bộ số huy chương của vận
động viên địa phương, ngành đạt được trong các giải thi đấu thể thao quốc gia
trong năm báo cáo.
b) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
Cột A: Số thứ tự;
Cột B: Ghi tên địa phương, ngành theo
danh mục hành chính;
Cột 1: Ghi tổng số huy chương quốc
gia;
Cột 2: Ghi tổng số huy chương vô địch
quốc gia giải thành tích cao;
Cột 3: Ghi số huy chương Vàng vô địch
quốc gia giải thành tích cao;
Cột 4: Ghi số huy chương Bạc vô địch
quốc gia giải thành tích cao;
Cột 5: Ghi số huy chương Đồng vô địch
quốc gia giải thành tích cao;
Cột 6: Ghi tổng số huy chương vô địch
trẻ quốc gia giải thành tích cao;
Cột 7: Ghi số huy chương Vàng vô địch
trẻ quốc gia giải thành tích cao;
Cột 8: Ghi số huy chương Bạc vô địch
trẻ quốc gia giải thành tích cao;
Cột 9: Ghi số huy chương Đồng vô địch
trẻ quốc gia giải thành tích cao;
Cột 10: Ghi tổng số huy chương cúp Câu
lạc bộ giải thành tích cao;
Cột 11: Ghi số huy chương Vàng cúp Câu
lạc bộ giải thành tích cao;
Cột 12: Ghi số huy chương Bạc cúp Câu
lạc bộ giải thành tích cao;
Cột 13: Ghi số huy chương Đồng cúp Câu
lạc bộ giải thành tích cao;
Cột 14: Ghi tổng số huy chương giải thể
thao quần chúng;
Cột 15: Ghi số huy chương Vàng giải thể
thao quần chúng;
Cột 16: Ghi số huy chương Bạc giải thể
thao quần chúng;
Cột 17: Ghi số huy chương Đồng giải thể
thao quần chúng;
Các dòng tiếp theo: Chia theo các
môn...
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4109.N/TDTT-SVHTTDL: Công
trình thể thao có khán đài
1. Nội dung
Công trình thể thao có khán đài phản
ánh số lượng, chất
lượng công trình thể thao đủ tiêu chuẩn thi đấu (thi đấu quốc tế, thi đấu trong
nước), qua đó giúp ngành thể dục, thể thao lập quy hoạch và xây dựng kế hoạch
phục vụ phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.
Công trình thể thao có khán đài là
công trình thể thao có kích thước đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế
thi đấu quốc tế, quốc gia và có bố trí khu vực chỗ ngồi cố định cho khán giả đến
xem thi đấu thể thao dùng để luyện tập và thi đấu thể dục, thể thao, là thiết
chế do Ngành thể dục, thể thao, các ngành khác, các địa phương, các đơn vị
ngoài công lập quản lý.
Công trình thể thao có khán đài bao gồm:
a) Sân vận động: Là sân thể thao cơ bản
có đường chạy vòng khép kín bao quanh sân bóng đá và một số sân xen kẽ (thường
bố trí ở hai đầu sân bóng đá) phục vụ các môn thể thao khác: nhảy xa, nhảy cao,
bóng chuyền, bóng rổ...; có khán đài và các công trình phục vụ cần thiết cho
khán giả và vận động viên như phòng thay quần áo, phòng trọng tài, phòng huấn
luyện viên, phòng vận động viên...
b) Nhà thi đấu thể thao:
- Nhà thi đấu thể thao: Là công trình thể thao
trong nhà (thường là công trình thể thao có khán đài) phục vụ cho tập luyện và
thi đấu cho các môn thể thao như: bóng đá Mini, bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền,
bóng ném, thể dục dụng cụ, võ, vật, quần vợt, cầu lông, cầu mây v.v...
Tùy theo mục đích sử dụng mà Nhà thi đấu
thể thao có thể có những yêu cầu thiết kế riêng:
- Nhà thể thao tổng hợp cho các môn;
- Nhà thể thao riêng cho từng môn.
c) Bể bơi: Là công trình thể thao chuyên
dùng cho việc tập luyện và thi đấu một số môn thể thao dưới nước như: bơi, lặn,
bóng nước, nhảy cầu, bơi nghệ thuật...
d) Trường bắn thể thao: Là công trình thể
thao chuyên dùng cho việc tập luyện và thi đấu môn thể thao bắn súng, bắn cung,
bắn đĩa bay... Trường bắn phải bảo đảm có hệ thống tuyến bắn, tuyến bia và các
công trình phụ trợ khác.
e) Sân thể thao riêng cho từng môn: Là
công trình thể thao chuyên dùng cho việc tập luyện và thi đấu các môn thể thao ở
một địa điểm phục vụ riêng cho một môn: như điền kinh, các môn bóng và các sân
thể thao khác. Sân thể thao phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho việc tập luyện và
thi đấu các môn thể thao. Sân thể thao gồm các loại như:
+ Sân điền kinh phục vụ cho các nội
dung: chạy, nhảy (nhảy cao, nhảy xa, nhảy ba bước, nhảy sào v.v...), đẩy tạ,
ném đĩa, tạ xích, phóng lao v.v...
+ Các sân bóng bao gồm: Sân bóng đá, sân bóng
chuyền, sân cầu lông, sân bóng rổ, sân quần vợt, sân bóng ném....
+ Sân thể thao tập trung: Gồm từ hai
công trình thể thao riêng cho từng môn trở lên.
Yêu cầu kỹ thuật:
Các công trình luyện tập và thi đấu thể
thao trên khi xây dựng phải tham khảo quy định kỹ thuật theo hướng dẫn thiết kế
xây dựng công trình thể thao quy định tại Quyết định số 764/1999/QĐ-UBTDTT ngày 4/8/1999
của Ủy ban Thể dục thể thao (cũ).
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Số liệu thời kỳ:
Phạm vi thu thập số liệu: Số liệu thời điểm
có đến ngày 31/12 năm báo cáo.
b) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
Cột 1: Ghi tổng số công trình thể thao
có khán đài của cả tỉnh;
Cột 2: Ghi số sân vận động có khán
đài;
Cột 3: Ghi số nhà thi đấu thể thao có
khán đài;
Cột 4: Ghi số bể bơi có khán đài;
Cột 5: Ghi số trường bắn thể thao có
khán đài;
Cột 6: Ghi các sân thể thao chuyên môn
có khán đài;
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4110.N/TDTT-SVHTTDL: Công
trình thể thao không có khán đài
1. Nội dung
Công trình thể thao không có khán đài
phản ánh số lượng công trình để luyện tập thể thao, không đủ tiêu chuẩn thi đấu (thi đấu
quốc tế, thi đấu trong nước), qua đó giúp ngành thể dục, thể thao lập quy hoạch và có
kế hoạch xây dựng, phục vụ nhu cầu tập luyện của quần chúng nhân dân nhằm phát
triển sự nghiệp thể dục, thể thao.
Công trình thể thao không có khán đài
là công trình để tập luyện thể dục, thể thao và không đủ tiêu chuẩn thi đấu thể
thao quốc tế và trong nước, không bố trí khu vực chỗ ngồi cố định cho khán giả
đến xem.
Đối với các công trình thể thao không
có khán đài khi thống kê cần xem xét cụ thể tới các quy định kỹ thuật của từng
loại công trình và đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Công trình có tính ổn định phục vụ lâu dài được
xây dựng theo quy hoạch mạng
lưới công trình thể thao.
- Đối với các công trình phục vụ cho nhiều môn
thể thao, chỉ thống kê vào một công trình được sử dụng cho môn phổ biến
nhất (để tránh sự
trùng lặp).
- Đối với các sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis... chỉ
thống kê
những
sân có đủ yêu cầu kỹ thuật, phục vụ có hiệu quả cho tập luyện và tổ chức thi đấu của
quần chúng nhân
dân.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Số liệu thời kỳ:
Phạm vi thu thập số liệu: Số liệu thời điểm
có đến ngày 31/12 năm báo cáo.
b) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
Cột 1: Ghi tổng số công trình thể thao
không có khán đài;
Cột 2: Ghi số sân vận động không có
khán đài;
Cột 3: Ghi số sân điền kinh không có
khán đài;
Cột 4: Ghi số sân quần vợt không có
khán đài;
Cột 5: Ghi số sân bóng chuyền không có
khán đài;
Cột 6: Ghi số sân bóng rổ không có
khán đài;
Tổng cộng
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4111.N/TDTT-SVHTTDL: Diện tích
đất dành cho thể dục, thể
thao
1. Nội dung
Diện tích đất dành cho thể dục, thể
thao phản ánh diện tích đất phục vụ việc xây dựng công trình thể thao, sân bãi tập
luyện thể thao, thông qua đó các cấp, các ngành hoạch định chiến lược, quy hoạch
đất đai để xây dựng các công trình thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu luyện tập, thi
đấu thể thao của quần chúng nhân dân, phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nước
nhà.
Hiện trạng đất dành cho thể dục, thể
thao:
- Diện tích đã có quy hoạch: Là diện tích đất
dành cho thể dục, thể thao đã nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt (cấp tỉnh, thành phố);
- Diện tích chưa có quy hoạch: Là diện tích đất
các địa phương dành cho thể dục, thể thao nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê
duyệt về quy hoạch;
- Tổng diện tích: Là tổng của 2 loại diện tích
đất trên, thường tính bằng ha hoặc m2;
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất thể dục, thể thao: Là dự báo
nhu cầu sử dụng đất dành cho thể
thao của các địa phương tại các mốc thời gian trong tương lai. Đơn vị tính ha
hoặc m2.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Số liệu thời kỳ:
Phạm vi thu thập số liệu: Số liệu thời điểm
có đến ngày 31/12 năm báo cáo.
b) Cách ghi biểu:
- Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.
Cột A: Ghi số thứ tự;
Cột B: Danh mục đất;
Cột C: Mã số;
Cột 1: Ghi đất có quy hoạch;
Cột 2: Ghi đất chưa quy hoạch;
Cột 3: Dự báo nhu cầu đất đến 2015;
Cột 4: Dự báo nhu cầu đất đến 2020.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.
Biểu số 4112.N/TDTT-SVHTTDL: Chi cho
hoạt động sự nghiệp thể dục, thể thao
1. Nội dung
- Chi cho hoạt động sự nghiệp thể dục, thể thao
phản ánh tình hình chi tiêu, đầu tư cho các hoạt động sự nghiệp thể dục, thể
thao, bao gồm các chi phí của Tổng cục Thể dục thể thao, các địa phương, các
trung tâm thể dục, thể thao và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động sự
nghiệp thể dục, thể thao trong phạm vi cả nước.
- Chi cho hoạt động sự nghiệp thể dục, thể thao
là những khoản kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các khoản
thu từ hoạt động thể dục, thể thao và nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ từ các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ cho các hoạt động thể dục, thể thao
(Loại 550-562).
Thống kê toàn bộ chi phí cho hoạt động
sự nghiệp thể dục, thể thao trong phạm vi cả nước trong kỳ báo cáo (từ 01/01 đến hết 31/12
năm báo cáo).
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
a) Số liệu thời kỳ:
Phạm vi thu thập số liệu: Số liệu thời điểm
có đến ngày 31/12 năm báo cáo.
b) Cách ghi biểu:
Ghi số liệu đến thời điểm 31/12 năm
báo cáo.
Cột 1: Ghi tổng số tiền đầu tư;
Cột 2: Ghi tổng số ngân sách trung
ương;
Cột 3: Ghi số chi thường xuyên;
Cột 4: Ghi số chi đầu tư xây dựng cơ bản;
Cột 5: Ghi tổng số ngân sách địa
phương;
Cột 6: Ghi số chi thường xuyên;
Cột 7: Ghi số chi đầu tư xây dựng cơ bản;
Cột 8: Ghi tổng số ngoài ngân sách nhà
nước;
Cột 9: Ghi số chi thường xuyên;
Cột 10: Ghi số chi đầu tư xây dựng cơ
bản.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo thống kê của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh, thành phố.